You are on page 1of 15

MỤC TIÊU:

 Nắm được cách sử dụng kit thí nghiệm, dụng cụ đo.


 Nắm được đặc tính các linh kiện diode chỉnh lưu, LED phát quang và diode zener
 Thiết lập được mạch ổn áp đơn giản

CHUẨN BỊ:
 Chuẩn bị bài prelab
 Xem lại cách sử dụng các dụng cụ đo VOM, oscilloscope, máy phát sóng

THÍ NGHIỆM 1

Mục tiêu

Khảo sát mạch xén phân cực âm dùng diode

Yêu cầu
Kết nối mạch như hình vẽ. Trong đó nguồn V DC là nguồn DC có điện áp 1V. Nguồn xoay chiều V sine là sóng sine
biên độ ban đầu là 2Vp-p, tần số 1kHz, mức offset là 0V. Các bộ nguồn trên chưa được bật cho đến khi được
GVHD xem qua.

Kiểm tra

Vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch thí nghiệm trên, trên sơ đồ nguyên lý cần ký hiệu đầy đủ tên linh kiện, thông số
của chúng.
Sinh viên tiến hành lắp mạch điện thí nghiệm. Sau khi lắp xong mạch thí nghiệm, sinh viên nhờ GVHD xác nhận
rồi mới tiến hành thí nghiệm

Thay đổi biên độ của nguồn xoay chiều V sine từ 2Vp-p đến 10Vp-p. Trong quá trình thay đổi đó, quan sát dạng
sóng thu được trên cả hai kênh của dao động ký, mô tả lại hiện tượng thu được.

-Khi tăng dần Vs thì dạng sóng Vo suất hiện khoảng bị xén càng rõ,phần xén tăng

Ghi chú: cả hai kênh đều phải quan sát ở chế độ DC trong bài thí nghiệm này trở về sau.

- Theo sơ đồ trên, kênh 1 đo điện áp giữa 2 đầu nguồn xoay chiều, nên khi thay đổi biên độ của nguồn, biên độ
của sóng trên kênh 1 cũng thay đổi theo
- Còn ở kênh 2, đo điện áp ngõ ra, ở bán kỳ dương, đều bị xén ở giá trị V = Vdc + Von. Ở bán kỳ âm, dạng sóng
ra như dạng sóng ở kênh 1.

Giữ biên độ của nguồn xoay chiều Vsine là 10Vp-p, thay đổi giá trị điện áp của nguồn DC từ 1VDC đến 3VDC,
quan sát hiện tượng thu được.

- Ở kênh 2, khi thay đổi nguồn DC, mức xén ở các dạng sóng lần lượt bị thay đổi theo.
- Độ giới hạn của sóng ngõ ra được tăng dần lên

Điều chỉnh nguồn Vsine có biên độ 10Vp-p, nguồn DC có điện áp 1V, vẽ lại dạng sóng thu được trên dao động
ký.
Giải thích vì sau ta thu được đồ thị như vậy.

- Trong mạch xén này, khi điện áp tín hiệu đầu vào là dương và đạt độ lớn > V on + Vdc, diode phân cực thuận,
điều này làm cho nó hoạt động như một công tắc đóng. Khi dòng vào <Von + Vdc thì dạng sóng ra trùng với
dòng vào, khi dòng vào >Von + Vdc thì diode hoạt động giới hạn dòng đi qua ở mức Von + Vdc tạo ra sóng đầu ra
bị xén ở đỉnh, phần dương.
- Phần xén của dạng sóng CH2 so với CH1 khoảng 3.4V
THÍ NGHIỆM 2

Mục tiêu

Khảo sát mạch xén phân cực dương dùng diode

Yêu cầu

Kết nối mạch như hình vẽ. Trong đó nguồn V DC là nguồn DC có điện áp 1V. Nguồn xoay chiều V sine là sóng sine
biên độ ban đầu là 2Vp-p, tần số 1kHz, mức offset là 0V. Các bộ nguồn trên chưa được bật cho đến khi được
GVHD xem qua.

Kiểm tra

Vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch thí nghiệm trên, trên sơ đồ nguyên lý cần ký hiệu đầy đủ tên linh kiện, thông số
của chúng.
Sinh viên tiến hành lắp mạch điện thí nghiệm. Sau khi lắp xong mạch thí nghiệm, sinh viên nhờ GVHD xác nhận
rồi mới tiến hành thí nghiệm.

Xác nhận của GVHD:


Thay đổi biên độ của nguồn xoay chiều V sine từ 2Vp-p đến 10Vp-p. Trong quá trình thay đổi đó, quan sát dạng
sóng thu được trên cả hai kênh của dao động ký, mô tả lại hiện tượng thu được.

- Kênh 1: Tương tự dạng sóng ở thí nghiệm 1, khi thay đổi dần biên độ của nguồn, dạng sóng trên kênh 1 cũng
thay đổi theo và có biên độ tương ứng với nguồn xoay chiều Vsine.
- Kênh 2: Ngược lại với thí nghiệm 1, nếu ở thí nghiệm 1, khi thay đổi V sine , dạng sóng cũng bị giới hạn lại,
nhưng lúc này bị giới hạn ở bán kì âm và mỗi lần thay đổi, dạng sóng tương tự như Kênh 1 và mức xén không
thay đổi.

Giữ biên độ của nguồn xoay chiều Vsine là 10Vp-p, thay đổi giá trị điện áp của nguồn DC từ 1VDC đến 3VDC,
quan sát hiện tượng thu được.

- Tương tự thí nghiệm 1, độ giới hạn của tín hiệu sóng ngõ ở kênh 2 cũng bị thay đổi, nhưng ở bán kỳ âm nên
độ giới hạn giảm, Vpp CH2 tăng

Điều chỉnh nguồn Vsine có biên độ 10Vp-p, nguồn DC có điện áp 1V, vẽ lại dạng sóng thu được trên dao động
ký.

Giải thích vì sau ta thu được đồ thị như vậy.

- Ở bán kỳ dương, diode phân cực ngược nên dạng sóng ngõ ra tương tự dạng sóng ngõ vào.
- Ở bán kỳ âm, diode sẽ phân cực thuận khi điện áp ngõ vào > V on + Vdc. Khi đó điện áp ngõ ra đúng bằng Von +
Vdc.
- Phần xén của dạng sóng CH2 so với CH1 khoảng 3.12V
THÍ NGHIỆM 3

Mục tiêu

Khảo sát mạch xén phân cực dương dùng diode, có tải.

Yêu cầu

Kết nối mạch như hình vẽ. Trong đó nguồn V DC là nguồn DC có điện áp 1V. Nguồn xoay chiều V sine là sóng sine
biên độ 8Vp-p, tần số 1kHz, mức offset là 0V. Các bộ nguồn trên chưa được bật cho đến khi được GVHD
xem qua.

Kiểm tra

Vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch thí nghiệm trên, trên sơ đồ nguyên lý cần ký hiệu đầy đủ tên linh kiện, thông số
của chúng.
Sinh viên tiến hành lắp mạch điện thí nghiệm. Sau khi lắp xong mạch thí nghiệm, sinh viên nhờ GVHD xác nhận
rồi mới tiến hành thí nghiệm.

Xác nhận của GVHD:

Điều chỉnh nguồn Vsine có biên độ 10Vp-p, nguồn DC có điện áp 1V, vẽ lại dạng sóng thu được trên dao động ký.
So sánh hình dạng đồ thị trên với đồ thị thu được tại thí nghiệm 2, mô tả lại các điểm giống và khác nhau giữa hai
đồ thị, giải thích.

- Giống nhau: Mức xén của cả hai dạng sóng vẫn ở mức Von + Vdc.
- Khác nhau: CH2 bị xén ở cả 2 đầu
Do khi mắc thêm tải R1 // với ( DC nt Diode ) nên VR1 = Von+ Vdc , cả 2 bán kì đều xén ở cùng mức -Von-Vdc
THÍ NGHIỆM 4

Mục tiêu

Khảo sát mạch xén phân cực dương dùng diode, có thêm điện trở trên diode.

Yêu cầu

Kết nối mạch như hình vẽ. Trong đó nguồn V DC là nguồn DC có điện áp 1V. Nguồn xoay chiều V sine là sóng sine
biên độ là 8Vp-p, tần số 1kHz, mức offset là 0V. Các bộ nguồn trên chưa được bật cho đến khi được GVHD
xem qua.

Kiểm tra

Vẽ lại sơ đồ nguyên lý của mạch thí nghiệm trên, trên sơ đồ nguyên lý cần ký hiệu đầy đủ tên linh kiện, thông số
của chúng.
Ch2

Sinh viên tiến hành lắp mạch điện thí nghiệm. Sau khi lắp xong mạch thí nghiệm, sinh viên nhờ GVHD xác nhận
rồi mới tiến hành thí nghiệm.

Xác nhận của GVHD:


Điều chỉnh nguồn Vsine có biên độ 10Vp-p, nguồn DC có điện áp 1V, vẽ lại dạng sóng thu được trên dao động
ký.

So sánh hình dạng đồ thị trên với đồ thị thu được tại thí nghiệm 2, mô tả lại các điểm khác nhau giữa hai đồ thị và
giải thích.

- Giống : Đồ thị của cả hai thí nghiệm đều bị giới hạn ở bán kì âm do diode được phân cực thuận ở bán kỳ âm
của nguồn Vsine.
- Khác : Độ giới hạn và hình dạng sóng kênh CH2. Ở TN2, mức giới hạn là Von + Vdc cố định, còn ở TN này
mức giới hạn của nó là một dạng sóng có đỉnh âm cao hơn đỉnh âm của dạng sóng ngõ vào.
- Giải thích: Do ở TN4, sự xuất hiện của con trở nối tiếp với nguồn DC làm cho có sự rơi áp trên con trở này. Ở
bán kỳ âm, khi diode phân cực thuận, theo định luật Kirchhoff, ta có được phương trình sau:
- −V ¿ + I . R1 +V DC +V on+ I . R 3=0 ⟺ V out =V ¿ − I . R3

- Do đó, ở thời điểm con diode chưa được phân cực thuận tức V in < Vdc+Von+I.R1, dạng sóng của CH2 tương tự
dạng sóng trên CH1, từ lúc con diode được phân cực thuận, dạng sóng trên CH2 sẽ theo biểu thức V out ở trên.

You might also like