You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KT&TMĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 4 tháng 08 năm 2022


QUY ĐỊNH
THỰC TẬP VÀ LÀM TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHÍNH QUY
KHÓA 55I VÀ KHÓA CŨ NĂM HỌC 2022 - 2023
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- - Căn cứ mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị hệ
thống thông tin;
- Căn cứ vào Quyết định số 555/QĐ-ĐHTM-ĐT ngày 16/08/2013 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương Mại “Quy định về đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ” và Quyết định số 247/QĐ-ĐHTM-QLĐT ngày 10/04/2017, Quyết định số
598/QĐ-ĐHTM_QLĐT ngày 12/09/2017 và quyết định số 432/QĐ-ĐHTM-QLĐT ngày
09/04/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại về việc “Sửa đổi, bổ sung một
số điều trong Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
- Căn cứ Quy định số 528/QĐ-ĐHTM ngày 08/04/2022 về việc thực tập và làm tốt
nghiệp đối với sinh viên đại học chính quy chương trình đào tạo đại trà năm học 2022 -
2023 của Trường Đại học Thương mại;
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử hướng dẫn việc làm thực
tập tổng hợp và làm khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên đại học chính quy chương trình
đào tạo đại trà năm học 2022 – 2023, ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Quản trị
Thương mại điện tử của Khoa như sau:

A. ĐIỀU KIỆN SINH VIÊN ĐƯỢC LÀM TỐT NGHIỆP KHÓA HỌC

Trường tổ chức cho sinh viên đại học chính quy khóa 54I, sinh viên chính quy
các khóa trước và sinh viên học chương trình thứ 2, sinh viên chính quy khóa 55I có nhu
cầu đi thực tập và làm tốt nghiệp sớm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
- Để được đi thực tập tổng hợp, sinh viên phải tích lũy tối thiểu 104 tín chỉ thuộc
chương trình đào tạo của chuyên ngành mà sinh viên đang theo học tính đến thời điểm đi
thực tập tổng hợp (các học phần trong kỳ cuối cùng trước khi đi thực tập tổng hợp sẽ được
tạm tính là đạt).
- Để được làm khóa luận tốt nghiệp sinh viên phải tích lũy tối thiểu 101 tín chỉ thuộc
chương trình đào tạo của chuyên ngành mà sinh viên đang theo học và đạt báo cáo thực tập
tổng hợp tính đến thời điểm đi làm khóa luận tốt nghiệp.
I. THỜI GIAN LÀM THỰC TẬP TỔNG HỢP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sinh viên đại học chính quy chương trình đại trà Ngành Thương mại điện tử, chuyên
ngành Quản trị Thương mại điện tử làm tốt nghiệp năm học 2022 – 2023 theo thời gian như
sau:
1.1. Đối với thực tập và làm tốt nghiệp vào học kỳ 1 năm học 2022 - 2023
1
a. Đối với thực tập
- Khoa nộp đề cương BCTTTH, khung đề cương khóa luận tốt nghiệp, tiêu chí và
thang điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp về Ban Giám Hiệu (qua Phòng QLĐT) trước ngày
19/8/2022.
- Sinh viên đăng ký thực tập và làm tốt nghiệp trên trang web: dangky.tmu.edu.vn
theo lịch đăng ký HK1 từ: 04 – 05/08/2022
- Khoa thông báo kế hoạch thực tập, thời gian cấp giấy giới thiệu cho sinh viên liên
hệ địa điểm thực tập và tổ chức hướng dẫn BCTTTH từ ngày 09 – 12/08/2022
- Khoa lập danh sách phân công giảng viên hướng dẫn BCTTTH và nộp về phòng
QLĐT trước ngày 15/08/2022
- Sinh viên đi thực tập tổng hợp 4 tuần: 15/08/2022 – 09/09/2022
- Sinh viên nộp BCTTTH cho Khoa chậm nhất vào 09/09/2022
- Khoa tổ chức triển khai chấm BCTTTH và nộp kết quả chấm (bản in) về phòng
QLĐT trước ngày 22/09/2022
- Khoa tổ chức nhập điểm Báo cáo tổng hợp của sinh viên lên phần mềm theo lớp
học phần từ tài khoản nhập điểm của khoa chậm nhất đến ngày 23/09/2022
- Khoa nhận đơn xin làm lại hoặc cải thiện điểm BCTTTH của sinh viên, lập danh
sách và nộp về phòng QLĐT từ ngày 26 - 30/09/2022
b. Đối với làm tốt nghiệp
- Sinh viên nhận đề tài đã được Khoa phê duyệt và giảng viên hướng dẫn KLTN đã
được Khoa phân công từ 22 – 23/09/2022
- Khoa nộp danh sách phân công giảng viên hướng dẫn KLTN (bản in và file mềm)
cho Phòng QLĐT trước ngày 03/10/2022
- Sinh viên đi làm khóa luận tốt nghiệp 9 tuần: Từ 26/09/2022 đến 25/11/2022
- Sinh viên nộp khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên hướng dẫn và giảng viên hướng
dẫn có trách nhiệm nộp về Bộ môn mình công tác chậm nhất vào ngày 25/11/2022
- Khoa lập danh sách Hội đồng chấm KLTN và nộp lên Ban Giám Hiệu (qua phòng
QLĐT) trước ngày 11/11/2022
- Khoa phân công và tổ chức chấm KLTN và nộp kết quả chấm bản in cho phòng
QLĐT trước ngày 02/12/2022
- Khoa tổ chức nhập điểm KLTN lên phần mềm theo lớp học phần từ tài khoản
nhập điểm của Khoa chậm nhất vào ngày 05/12/2022
c. Xét tốt nghiệp và bế giảng khóa học
- Thời gian xét tốt nghiệp dự kiến từ 19 – 23/12/2022
- Bế giảng khóa học dự kiến từ 09 – 13/-1/2023
1.2. Đối với thực tập và làm tốt nghiệp vào học kỳ 2 năm học 2022 - 2023

2
a. Đối với thực tập
- Khoa nộp đề cương BCTTTH, khung đề cương khóa luận tốt nghiệp, tiêu chí và
thang điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp về Ban Giám Hiệu (qua Phòng QLĐT) trước ngày
25/11/2022
- Sinh viên đăng ký thực tập và làm tốt nghiệp trên trang web: dangky.tmu.edu.vn
theo lịch đăng ký HK2 từ: 21 – 25/11/2022
- Khoa thông báo kế hoạch thực tập, thời gian cấp giấy giới thiệu cho sinh viên liên
hệ địa điểm thực tập và tổ chức hướng dẫn BCTTTH từ ngày 28/11 – 02/12/2022
- Khoa lập danh sách phân công giảng viên hướng dẫn BCTTTH và nộp về phòng
QLĐT trước ngày 03/01/2023
- Sinh viên đi thực tập tổng hợp 4 tuần: 02/01/2023 – 10/02/2023
- Sinh viên nộp BCTTTH cho Khoa chậm nhất vào: 10/02/2023
- Khoa tổ chức triển khai chấm BCTTTH và nộp kết quả chấm (bản in) về phòng
QLĐT trước ngày 22/02/2022
- Khoa tổ chức nhập điểm Báo cáo tổng hợp của sinh viên lên phần mềm theo lớp
học phần từ tài khoản nhập điểm của khoa chậm nhất đến ngày 23/02/2022
- Khoa nhận đơn xin làm lại hoặc cải thiện điểm BCTTTH của sinh viên, lập danh
sách và nộp về phòng QLĐT từ ngày 27/02 – 03/03/2023
b. Đối với làm tốt nghiệp
- Khoa lập và nộp danh sách phân công giảng viên hướng dẫn KLTN (bản in và file
mềm) cho phòng QLĐT trước ngày 06/03/2023
- Sinh viên nhận đề tài đã được Khoa phê duyệt và giảng viên hướng dẫn KLTN đã
được Khoa phân công từ 23 – 24/02/2023
- Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp 9 tuần: 27/02/2023 – 28/04/2023
- Sinh viên nộp khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên hướng dẫn và giảng viên hướng
dẫn có trách nhiệm nộp về Bộ môn mình công tác chậm nhất vào ngày 28/04/2023
- Khoa lập danh sách Hội đồng chấm KLTN và nộp lên Ban Giám Hiệu (qua phòng
QLĐT) trước ngày 14/04/2023
- Khoa phân công và tổ chức chấm KLTN và nộp kết quả chấm bản in cho phòng
QLĐT trước ngày 10/05/2023
- Khoa tổ chức nhập điểm KLTN lên phần mềm theo lớp học phần từ tài khoản
nhập điểm của Khoa chậm nhất vào ngày 11/05/2023
c. Xét tốt nghiệp và bế giảng khóa học
- Xét tốt nghiệp dự kiến: 22 – 26/05/2023
- Bế giảng khóa học dự kiến từ 19 – 24/06/2023
II. BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

3
2.1. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích:
Củng cố kiến thức đã tiếp thu được trong Nhà trường theo ngành TMĐT – chuyên
ngành Quản trị TMĐT, nắm bắt các vấn đề thực tế kinh doanh, các quy trình công việc
có liên quan đến chuyên môn được đào tạo, phát hiện các vấn đề cần hoàn thiện, rèn
luyện kỹ năng làm việc và các kỹ năng mềm.
- Yêu cầu:
+ Ý thức làm việc và học tập nghiêm túc, chấp hành đúng các hướng dẫn của
khoa và các quy định của đơn vị thực tập.
+ Phát hiện đề xuất được từ 2 đến 3 vấn đề cần nghiên cứu làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
+ Cuối đợt nộp Báo cáo thực tập tổng hợp đúng hạn và đúng quy cách.
Về loại hình doanh nghiệp
Sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp TMĐT hoặc có ứng dụng TMĐT; ứng
dụng CNTT, HTTT trong kinh doanh và quản lý, có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên,
hoặc có báo cáo doanh thu từ 2 năm trở lên (trường hợp đặc biệt xin ý kiến Khoa).
c. Quy trình thực tập tổng hợp

Thời gian Nội dung công việc


- Sv nhận giấy giới thiệu thực tập tại Văn phòng khoa, liên hệ tìm đơn vị thực
Trước khi tập;
đi thực tập - Sv thông báo lại cho Khoa đơn vị thực tập;
- Sv nhận phân công hướng dẫn thực tập (qua thư điện tử và tờ thông báo trên
bảng)
- Sv đến đơn vị thực tập, gặp lãnh đạo, nhận bộ phận thực tập;
Tuần 1 - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, kết quả kinh doanh, mô hình kinh doanh TMĐT,
trang web, cơ sở hạ tầng CNTT-TT, Hệ thống thông tin điện tử của doanh
nghiệp.
- Tiếp tục thực tập làm việc tại đơn vị thực tập; Chủ động tham gia làm việc
trực tiếp tại bộ phận được phân công.
Tuần 2 - Phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp, các trưởng phòng ban, tìm hiểu các khó
khăn, thuận lợi, các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh điện tử, hạ tầng CNTT,
xây dựng và phát triển hệ thống thông tin theo định hướng phát triển… của
doanh nghiệp.
- Tiếp tục tham gia làm việc tại bộ phận được phân công.
Tuần 3 - Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề, bắt đầu viết báo cáo thực tập tổng hợp và đề
xuất hướng khóa luận tốt nghiệp.

Tuần 4 - Tiếp tục tham gia làm việc tại bộ phận được phân công.
- Viết và nộp báo cáo thực tập tổng hợp cho bộ môn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp có dung lượng 12-15 trang A4 đánh máy, cỡ
chữ 13, dãn dòng: 1,5 lines, có nhận xét, dấu xác nhận của đơn vị thực tập (đóng cùng
với báo cáo và ở trang cuối cùng). Mẫu nhận xét của đơn vị thực tập và Quy định về nội
dung Báo cáo, hình thức trang bìa xem ở Phụ lục 1,2,3.
Sản phẩm sinh viên nộp cho bộ môn bao gồm:
+ Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp (có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị thực
tập), đóng bìa mềm.

4
2.2. KHUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỔNG HỢP
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp được viết trên cơ sở tổng hợp kết quả tìm
hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế đơn vị thực tập. Nội dung của báo cáo bao gồm các
phần chính như sau:
A. MỞ ĐẦU: Khái quát về sự cần thiết của thực tập tốt nghiệp tổng hợp (1 trang)
B. NỘI DUNG CHÍNH (8 - 10 trang) Bao gồm:
1. Khái quát chung về doanh nghiệp (6 - 8 trang):
- Loại hình doanh nghiệp;
- Quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp;
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các bộ phận của doanh nghiệp, cơ cấu nhân
lực của doanh nghiệp.
- Các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chủ yếu: sản xuất, thương mại, xuất khẩu,
nhập khẩu,...; Các mặt hàng kinh doanh...; Các thị trường kinh doanh (trong nước, quốc
tế....)
- Chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới
- Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp
+ Trang thiết bị phần cứng (số máy chủ, máy trạm, mạng...)
+ Các phần mềm ứng dụng (các phần mềm ứng dụng trong quản lý, các phần mềm
ứng dụng trong kinh doanh)
+ Website của doanh nghiệp (ra đời, tên miền, các tính năng, các dịch vụ, cơ cấu
sản phẩm, dịch vụ Website cung cấp...)
+ Quy trình kinh doanh (mua, xử lý, lưu trữ, bán...) được triển khai trong doanh
nghiệp.
+ Quy trình, hệ thống thông tin trao đổi, quản lý, kinh doanh trong doanh nghiệp.
2. Đánh giá hoạt động thương mại điện tử (hay kinh doanh điện tử) hoặc tình hình
ứng dụng CNTT, HTTT trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp (2 - 3 trang)
- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần
nhất.
- Phân tích, phát hiện, nhận xét, đánh giá về những hoạt động TMĐT;
- Sử dụng CNTT, HTTT trong kinh doanh, quản lý mà doanh nghiệp (tổ chức) đã
thực hiện được, những vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu tiếp tục để cải thiện hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời qua đó đề xuất các hướng đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
C. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (1 trang)
Từ các vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu của tổ chức, doanh nghiệp, sinh viên
đề xuất từ 2 đến 3 hướng đề tài để thực hiện khóa luận đề tốt nghiệp

5
Lưu ý: Hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp phải cụ thể đến từng lĩnh vực, loại hình,
thị trường, mặt hàng kinh doanh, quy trình thanh toán, bán hàng, marketing; ứng dụng,
cải tiến, hoàn thiện HTTT. Các vấn đề được đề xuất phải là những vấn đề cấp thiết đặt ra
cần nghiên cứu giải quyết của doanh nghiệp).
Các hướng trình bày theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
2.3. CÁC SẢN PHẨM PHẢI NỘP
Kết thúc thực tập tổng hợp, sinh viên nộp đựng sản phẩm phải nộp vào 01 túi clear
bag bên ngoài dán nhãn Họ và tên, Mã sinh viên, Lớp hành chính
Sản phẩm nộp bao gồm:
+ 01 Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp
+ Các Phiếu Khảo sát; điều tra, phỏng vấn (nếu có).
- Bản cứng Báo cáo thực tập tổng hợp nộp tại VP khoa
(sắp xếp theo Lớp HC và Ký nộp vào danh sách).
- Bản mềm gửi vào hòm thư httt_tmdt@tmu.edu.vn với tiêu đề:
Lớp HC_ MaSV_HọTên_Nộp Báo cáo thực tập,
Đính kèm file .docx đặt tên LớpHC_ MaSV_HoTen_BCTT.docx
Lưu ý: Sinh viên gửi email bản mềm trước khi đến nộp bản cứng để được xác nhận
đã nộp Báo cáo.
2.4. TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO TT TỔNG HỢP
- Báo cáo thực tập tổng hợp được chấm theo thang điểm 10 do 2 giảng viên chấm
độc lập dưới sự phân công của Khoa.
- Bộ môn có giảng viên được phân công chấm chịu trách nhiệm đôn đốc giảng viên
thực hiện nghiêm túc và Bộ môn làm tổng hợp điểm, chốt tên đề tài đúng thời hạn theo
yêu cầu của Khoa và Nhà trường.
- Báo cáo thực tập được tính tương đương 1 học phần 3 tín chỉ. Sinh viên có báo
cáo thực tập không đạt (dưới 4 điểm) phải làm lại đến khi đạt mới được giao đề tài làm
khóa luận tốt nghiệp.
- Sinh viên muốn làm lại báo cáo thực tập ngay phải làm đơn nộp khoa, sinh viên
muốn cải thiện điểm báo cáo thực tập tổng hợp phải đăng ký cải thiện và làm lại trước
khi làm khóa luận tốt nghiệp.
Chậm nhất 1 tuần sau khi khoa công bố kết quả báo cáo thực tập tổng hợp.

STT Nội dung chấm Điểm tối đa Ghi chú


1. Hình thức, kết cấu BC 2.0
2. Tìm hiểu thực trạng đơn vị thực tập 3.0
3. Phân tích và đánh giá thực trạng 3.0
4. Đề xuất các hướng đề tài KLTN 2.0
Tổng 10.0

6
III. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Điều kiện, mục đích, yêu cầu
- Điều kiện: Sv đạt kết quả Báo cáo thực tập tổng hợp đạt được giao đề tài làm khóa
luận tốt nghiệp.
- Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học ở Trường và từ thực tế kinh doanh để giải
quyết một vấn đề cụ thể của doanh nghiệp (thể hiện qua đề tài khóa luận được giao) một
cách có cơ sở khoa học và căn cứ thực tế, bước đầu đề xuất được một số kiến nghị đối
với việc hoàn thiện hoạt động và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
- Yêu cầu:
+ Ý thức làm việc và học tập nghiêm túc, thực hiện đúng các yêu cầu của
GVHD;
+ Đảm bảo quy trình và lịch trình làm khóa luận tốt nghiệp, trao đổi và báo cáo
kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm khóa luận cho GVHD.
+ Hoàn thành và nộp khóa luận đúng hạn và đúng quy cách.
Quy trình làm khóa luận
Thời gian Nội dung
- Gặp g/v hướng dẫn, nhận đề tài được duyệt và làm đề cương chi tiết theo
hướng dẫn của g/v; Cung cấp thông tin về điện thoại, email cho GVHD.
Tuần 1
- Nộp đề cương cho GVHD.
- GV chỉnh sửa đề cương cho sinh viên và thông qua đề cương.
Tuần 2 + 3 - Sinh viên viết và nộp phần mở đầu và chương 1
- Sinh viên viết và nộp chương 2
Tuần 4 + 5 - Sinh viên nhận lại phần mở đầu và chương 1 và chỉnh sửa theo yêu cầu
của GVHD.
- Sinh viên viết và nộp chương 3.
Tuần 6
- Sinh viên nhận lại chương 2 và chỉnh sửa theo yêu cầu của GVHD.
- Sinh viên nhận lại chương 3 và chỉnh sửa theo yêu cầu của GVHD.
Tuần 7
- Sinh viên hoàn thiện bản thảo khóa luận tốt nghiệp.
- Nộp bản thảo khóa luận tốt nghiệp, GVHD đọc và chỉnh sửa lần cuối.
Tuần 8
- Nộp khóa luận tốt nghiệp (2 cuốn bìa mềm).

Chú ý:
- Trong thời gian viết khóa luận, tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở thực tập, sinh viên
có thể tiếp tục làm việc tại cơ sở, hoặc ở nhà viết, chỉ đến cơ sở khi cần tìm hiểu thêm
hoặc sưu tầm tài liệu, phỏng vấn, điều tra bổ sung.
- Các sản phẩm sinh viên phải nộp để được chấm Khóa luận tốt nghiệp gồm:
1) Đề cương chi tiết có phê duyệt của GVHD
2) Bản thảo nội dung khóa luận có bút tích sửa chữa của GVHD (được kẹp thành
một tập);
3) 2 bản Khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh, đóng bìa mềm theo mẫu xem ở Phụ lục
4,5,6,7.
Sinh viên tổng hợp các sản phẩm trên vào 1 túi đựng có ghi rõ Họ và tên sinh viên,
Mã sinh viên, Lớp, GVHD và nộp cho Bộ môn theo đúng thời gian quy định.
7
3.2 KHUNG KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾT CẤU NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang bìa (Trang bìa ngoài mềm+ trang phụ bìa bằng giấy bình thường)
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU
(Quy cách: 4-5 trang)
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (2 - 3 trang)
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
(Những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được thực hiện trong khoảng 3 - 5 năm gần
đây ở trong và ngoài nước, bao gồm các công trình nghiên cứu đã công bố như sách, đề
tài khoa học, luận văn, luận án, bài báo trên các tạp chí, kỉ yếu hội thảo khoa học)
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
(Phạm vi không gian, phạm vi thời gian, phạm vi nội dung)
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: qua các báo cáo kinh doanh, tài liệu thống kê, các
công trình khoa học đã thực hiện, qua Internet…).
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ P/p sử dụng phiếu điều tra (nội dung, cách thức tiến hành, ưu nhược điểm, mục
đích áp dụng, mẫu phiếu, số lượng phiếu…). Sử dụng p/p chọn mẫu phi sác xuất đối với
nghiên cứu định tính và chọn mẫu sác xuất đối với nghiên cứu định lượng.
+ P/p phỏng vấn (nội dung, cách thức tiến hành, ưu nhược điểm, mục đích áp
dụng, mẫu câu hỏi phỏng vấn, số lượng người/đơn vị phỏng vấn).
(Các mẫu phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn sẽ đưa vào phần Phụ lục)
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp định tính: Tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu để tìm ra
quy luật hay các đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu, lý giải nguyên nhân
khách quan và chủ quan của các tồn tại.
- Phương pháp định lượng: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, R+... để khái
quát hóa thông qua mô hình hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra quy luật hay các mối liên hệ
giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở cho các đề xuất các định
hướng giải pháp và kiến nghị phù hợp.

8
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (nêu tên các chương 1,2 3)
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
(Quy cách: 12 – 15 trang (+ (-) 2))
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN (1 – 2 trang)
1.1.1 Khái niệm chung
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
1.2 CÁC LÝ THUYẾT VÀ NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (8 - 10 trang)
Tùy thuộc vào đề tài cụ thể, nội dung phần này được trình bày theo hai hướng:
- Hướng 1 (với các đề tài định hướng phân tích định tính): Hệ thống hóa các vấn đề
cơ bản là nền tảng lý luận của đề tài.
- Hướng 2 (với các đề tài định hướng phân tích định lượng): Cần xây dựng mô hình
nghiên cứu định lượng.
Để thực hiện phần này, sinh viên sử dụng các tài liệu như giáo trình, sách chuyên
khảo, bài giảng, các báo cáo công trình khoa học trong và ngoài nước.
Khuyến khích mỗi sinh viên tìm và dịch 1,5 - 2 trang tài liệu liên quan bằng tiếng
Anh.
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (2 - 3 trang)
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội tại

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
(Quy cách 14 – 16 trang)
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ/DOANH NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG/KINH DOANH CỦA CƠ SỞ/DOANH NGHIỆP
(Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạt động kinh
doanh trong 3 năm gần đây)
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Trường hợp nghiên cứu định tính: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để mô tả,
phân tích, đánh giá thực trạng, xác định những gì đã làm được, chưa làm được, thành
công, thất bại, tốt, chưa tốt, lý giải các nguyên nhân chủ quan, khách quan từ sự tác động
của các nhân tố bên trong, bên ngoài, …
- Trường hợp nghiên cứu định lượng: sử dụng các kết quả thu được từ xử lý dữ liệu
sơ cấp (bằng các phần mềm thống kê như SPSS, EXCEL…) để phân tích, đánh giá các
biến số trong mô hình nghiên cứu định lượng, đưa ra được các nhận định, phân tích
nguyên nhân, kết quả…
(Kết cấu mục này cần có quan hệ logic với kết cấu phần 1.2)
2.3 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

9
2.3.1. Những thành công đã đạt được
2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.3.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
(Quy cách 10 – 12 trang)
3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỔ
CHỨC/CÔNG TY VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới
3.1.2. Định hướng phát triển của đơn vị/công ty
3.2. CÁC GIẢI PHÁP VỚI ĐƠN VỊ/CÔNG TY VỀ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HIỆP
HỘI NGÀNH NGHỀ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tài liệu tham khảo: Từ 5 – 6 tài liệu tham khảo, cách trích dẫn tài liệu tham khảo)
PHỤ LỤC
Các phụ lục (nếu có) bao gồm:
- Mẫu phiếu điều tra và bản in kết quả xử lý dữ liệu phiếu điều tra,
- Bảng câu hỏi phỏng vấn
- Báo cáo hoạt động kinh doanh của DN
- Các tài liệu khác
3.3. SẢN PHẨM PHẢI NỘP
Kết thúc thực tập làm khóa luận, sinh viên nộp cho Bộ môn các sản phẩm bao
gồm:
1. Đề cương chi tiết có phê duyệt của giáo viên hướng dẫn;
2. Bản thảo nội dung khóa luận có bút tích sửa chữa của giáo viên hướng dẫn
(được kẹp thành 1 tập);
3. Hai khóa luận bìa mềm hoàn chỉnh (theo quy định), (không cần dấu xác nhận
của đơn vị thực tập – giáo viên hướng dẫn và sinh viên thực hiện chịu trách nhiệm về
tính xác thực của khoá luận do sinh viên thực hiện).
Lưu ý: Sinh viên tổng hợp các sản phẩm trên vào 1 túi đựng, có ghi rõ họ và tên
sinh viên, lớp hành chính, mã sinh viên, họ và tên giáo viên hướng dẫn.
Bản mềm gửi vào hòm thư httt_tmdt@tmu.edu.vn với tiêu đề:
Lớp HC_ MaSV_HọTên_Nộp Khóa luận tốt nghiệp, đính kèm file .docx
đặt tên Lớp HC_ MaSV_HoTen_KLTN.docx
Lưu ý: Sinh viên phải nộp bản mềm để khoa ghi đĩa CD lưu tại VP Khoa theo từng
khóa mới được công nhận đã Nộp Khóa luận.

10
3.4. TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Mỗi khóa luận tốt nghiệp được 2 giảng viên chấm độc lập theo thang điểm 10
(trong đó có giảng viên hướng dẫn và một giảng viên khác có thâm niên ít nhất 5 năm
công tác theo phê duyệt của Trưởng khoa trên cơ sở danh sách giảng viên chấm khóa
luận tại Quyết định giao nhiệm vụ chấm khóa luận tốt nghiệp do Hiệu trưởng quyết
định);
- Các quy định về điểm chấm và xử lý kết quả của 2 giảng viên chấm theo các
quy chế, quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường.
- Khóa luận tốt nghiệp được tính tương đương bằng 1 học phần 7 tín chỉ. Sinh viên
có khóa luận tốt nghiệp không đạt (dưới điểm 4), phải làm lại vào đợt thực tập tiếp theo.
Tiêu chí đánh giá và thang điểm
STT Nội dung chấm Điểm tối đa Ghi chú
1 Điểm khóa luận 9.5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận; 2.0
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu;
Đối tượng nghiên cứu;
Phương pháp nghiên cứu.
1.2. Hình thức và kết cấu của khóa luận 2.0
1.3. Nội dung của khóa luận 5.5
2 Điểm thành tích NCKH
(có bài báo liên quan công bố trên tạp chí 0.5
KH chuyên ngành hoặc đề tài ứng dụng đã
được nơi ứng dụng đồng ý bằng văn bản về
việc chuyển giao kết quả nghiên cứu)

Tổng 10.0

C. HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO


- Độ dài: Nội dung chính của Báo cáo thực tập tổng hợp từ 10-15 trang, Khóa luận từ
35-40 trang đánh máy.
- Định dạng trang khổ A4 tiêu chuẩn (trình bày 1 mặt),
- Căn lề: trái: 3cm; phải và trên, dưới: 2cm,
- Font: Time New Roman, cỡ chữ 13
- Dãn dòng Multiple 1.3, Before: 6pt, After: 0pt, First line: 1.27 cm
- Đánh số trang ở cuối; giữa trang; từ trang bìa đến trang Danh mục từ viết tắt dùng
chữ số La Mã thường (i, ii, ...); từ Phần (Chương) 1 đến Phần (Chương) 3 đánh
bằng số (1, 2, ...).
1. ĐÁNH SỐ CHƯƠNG VÀ CÁC ĐỀ MỤC
- Trong phần nội dung chính của Báo cáo thực tập tổng hợp và Khóa luận, các phần
(chương) được đánh số thứ tự từ 1 đến n. Trong mỗi phần (chương) các đề mục được
đánh bằng hai số: số thứ nhất là số thứ tự của phần (chương), số thứ 2 là số thứ tự của đề

11
mục trong phần (chương), các tiểu đề mục được đánh bằng 3 số: số thứ nhất là số thứ tự
của phần (chương), số thứ 2 là số thứ tự của đề mục, số thứ 3 là số thứ tự của tiểu đề mục
trong đề mục.
Ví dụ:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Thông tin
1.1.2. Dữ liệu
....
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN
1.2.1. Các nguy cơ mất ATTT
1.2.2. Biện pháp phòng tránh
....
Chương 2. THỰC TRẠNG AN TOÀN THÔNG TIN TẠI ....
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ....
2.1.1. Giới thiệu về công ty ...
2.1.2. Tình hình kinh doanh
..............

2. TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ trong mỗi phần (chương) phải có tên tương ứng mô
tả chính xác nội dung của bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ và được đánh bằng 2 số: số thứ nhất
là số thứ tự của phần (chương), số thứ 2 là số thứ tự của bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ trong
mỗi phần (chương).
Ví dụ: Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty X giai đoạn 2017-2019 (chỉ bảng
số 1 ở chương 2 có tên là "Kết quả kinh doanh của công ty X giai đoạn 2017-2019").
- Các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ cần phải có nguồn trích dẫn.
Ví dụ: Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty X năm 2017-2019.
- Danh mục từ viết tắt phải lập thành bảng bao gồm danh mục từ viết tắt tiếng Việt
và danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ theo thứ
tự (Việt, Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, ...). Danh mục từ viết tắt tiếng Việt bao
gồm: từ viết tắt, nghĩa tiếng Việt. Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài bao gồm: từ viết
tắt, nghĩa tiếng nước ngoài, nghĩa tiếng Việt.
3. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
Tất cả các tài liệu đã tham khảo sử dụng để viết Báo cáo tổng hợp và Khóa luận
phải được liệt kê đầy đủ theo quy định sau:
1- Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ theo thứ tự
(Việt, Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải
giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
Các tài liệu được xếp theo thứ tự Alphabet - ABC...): theo tên tác giả đối với tác giả
người Việt (giữ nguyên thứ tự họ tên, không đảo tên lên trước họ); đối với tác giả người
nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ; đối với tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ

12
tự ABC của từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành, ví dụ Tổng cục thống kê xếp vào vần
T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B.
- Với mỗi tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ, theo thứ tự các thông tin sau: tên tác
giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc), tên
tài liệu (in nghiêng, dấu phẩy ở cuối), nhà xuất bản (dấu chấm nếu kết thúc tài liệu), nơi
xuất bản (dấu chấm nếu kết thúc tài liệu).
Nếu tài liệu tham khảo là một bài báo trong một tạp chí hay bài trong một cuốn
sách thì phần tên tài liệu được trình bày gồm Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in
nghiêng, kết thúc bằng dấu phẩy), Tên tạp chí (in nghiêng, dấu phẩy ngăn cách), số (đặt
trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc), số trang (gạch ngang giữa số trang đầu và trang
cuối, dấu chấm kết thúc).
Ví dụ:
+ Tài liệu tham khảo là sách:
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn Minh và các tác giả (2011), Thương mại điện tử căn bản, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
Đàm Gia Mạnh (2011), Giáo trình An toàn dữ liệu trong Thương mại điện tử, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
+ Tài liệu tham khảo là các ấn phẩm điện tử
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện tử, tên tổ chức
xuất bản, ngày tháng năm truy cập, <liên kết đến ấn phẩm/tài liệu>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04 tháng
11năm 2010, < http://tapchiy.org/tangtruong.pdf>.
+ Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên các tạp chí và kỷ yếu khoa học
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài báo”, tên tạp chí, số phát hành,
khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2015), Phát triển hệ thống thông tin bán hàng cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ABC, số 4, tr. 10-15.
+ Bài viết trên báo điện tử/trang thông tin điện tử
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài báo’, tên tổ chức xuất bản, ngày tháng năm
truy cập <liên kết đến ấn phẩm/bài báo trên website>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử
Thời báo Kinh tế Việt Nam Vneconomy, truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010,
<http://vneconomy.vn/156.htm>.
+ Văn bản pháp luật
Mẫu quy chuẩn: Loại văn bản, số hiệu văn bản, tên đầy đủ văn bản, cơ quan/tổ
chức/người có thẩm quyền ban hành, ngày ban hành.
Ví dụ: Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, Nghị định chống thư rác, Thủ tướng Chính phủ ban
hàng ngày 13 tháng 8 năm 2008.
2 - Trích dẫn trong (nội dung) báo cáo thực tập tổng hợp, khóa luận: Ghi các thông
tin: Tên tác giả/tổ chức, năm xuất bản tài liệu, trang tài liệu trích dẫn (nếu có) sau phần
trích dẫn. Nếu trích dẫn trực tiếp thì nội dung phần trích dẫn đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ:
- Năm 2010 doanh nghiệp xuất khẩu đạt kim ngạch 156 triệu USD (Nguyễn Văn A, 2011).
- "Công nghệ thông tin là một ngành khoa học ..." (Giáo trình Tin học đại cương, 2010,
NXB Thống kê, trang 196).

13
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA
TRƯỞNG KHOA

TS. Nguyễn Trần Hưng

14
PHỤ LỤC 1. Nội dung công việc, các mốc thời gian chủ yếu thực tập và làm tốt
nghiệp cho sinh viên K55I và Khóa cũ
Bộ phận tổ
Thời gian Thời gian Ghi
TT Nội dung công việc chức thực
HK1 HK2 chú
hiện
Phổ biến kế hoạch, hướng dẫn thực Trước Trước
1 Khoa
tập tổng hợp và làm KLTN 09/08/2022 25/11/2022
Sinh viên đăng ký đơn vị thực tập, 28/11 –
2 09 - 12/08/2022 Khoa
nhận giấy giới thiệu thực tập 02/12/2022
15/08/2022 – 02/02/2023 –
3 Thực tập tổng hợp 4 tuần
09/09/2022 10/02/2023
Nộp báo cáo thực tập tổng hợp cho
4 09/09/2022 10/02/2023 Khoa
Khoa
Chấm báo cáo thực tập tổng hợp và
Trước Trước Khoa, Các
5 chuẩn tên đề tài khoá luận của sinh
22/09/2022 22/02/2023 bộ môn
viên
Khoa, các
Nhận giáo viên hướng dẫn khoá
6 22 – 23/09/2022 23 – 24/02/2023 bộ môn,
luận
GVHD
GVHD và SV thống nhất tên đề tài Trước Trước Các bộ môn,
7
khoá luận 14/10/2022 17/03/2023 GVHD
26/09/2022 – 27/02/2023 – Giáo viên
8 Làm khoá luận 9 tuần
25/11/2022 28/04/2023 hướng dẫn
9 Nộp khoá luận cho bộ môn 25/11/2022 28/04/2023 Các bộ môn
Trước Trước Các bộ môn,
10 Chấm khoá luận tốt nghiệp
02/12/2022 10/05/2023 Khoa
Dự
11 Xét tốt nghiệp 19 – 23/12/2022 22 -26/05/2023 Trường
kiến

15
PHỤ LỤC 2
Phiếu chấm Báo cáo thực tập tổng hợp
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP K51I


Họ và tên sinh viên: ……………………… Lớp HC: ……….
Mã SV: ……………………
STT Nội dung chấm Điểm tối Điểm chấm Ghi chú
đa
5. Hình thức, kết cấu BC 2.0
6. Tìm hiểu thực trạng đơn vị thực tập 3.0
7. Phân tích và đánh giá thực trạng 3.0
8. Đề xuất các hướng đề tài KLTN 2.0
Tổng 10.0

Hà Nội, ngày …. tháng …… năm 2022


NGƯỜI CHẤM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

16
PHỤ LỤC 3
Phiếu chấm Khóa luận tốt nghiệp
PHIẾU CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên: Lớp:
Tên đề tài:
Chuyên ngành:

STT Nội dung chấm Điểm tối đa Điểm chấm


1 Điểm khóa luận 9.5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận; 2.0
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu;
Đối tượng nghiên cứu;
Phương pháp nghiên cứu.
1.2. Hình thức và kết cấu của khóa luận 2.0
1.3. Nội dung của khóa luận 5.5
2 Điểm thành tích NCKH
(có bài báo liên quan công bố trên tạp chí 0.5
KH chuyên ngành hoặc đề tài ứng dụng đã
được nơi ứng dụng đồng ý bằng văn bản về
việc chuyển giao kết quả nghiên cứu)
Tổng 10.0

Ghi chú: + Điểm chấm có thể lẻ đến 1 chữ số thập phân.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


NGƯỜI CHẤM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

17
PHỤ LỤC 4. Mẫu nhận xét của đơn vị thực tập

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


Họ và tên: ……………………………Mã sinh viên: ……………………. Lớp: ……….
Email: ……………………………………Điện thoại: ………………………………….
Đơn vị thực tập: …………………………………………………
Bộ phận thực tập: ……………………………………………..
Trưởng bộ phận thực tập: ……………………………Điện thoại: ……………………..
Thời gian thực tập từ ngày…tháng…năm…đến…ngày…tháng…năm…
NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

Hà Nội, ngày … tháng… năm ….


Xác nhận của đơn vị thực tập Sinh viên thực hiện
(Ký tên, đóng dấu)

18
PHỤ LỤC 5: Bìa Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hợp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TM ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TỔNG HỢP


Đơn vị thực tập: .......................................................................................

Sinh viên thực hiện:


Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, .../2022

19
PHỤ LỤC 6 -Trang bìa khoá luận tốt nghiệp (Mẫu)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TM ĐIỆN TỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: ......................................................................................

Sinh viên thực hiện:


Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội,.../2022

20
PHỤ LỤC 7 -Trang bìa lót khoá luận tốt nghiệp (Mẫu)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TM ĐIỆN TỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: ......................................................................................

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, .../2022

21

You might also like