You are on page 1of 5

~TRƯỜNG PTLC VINSCHOOL IMPERIA~

BẢN BÁO CÁO


MÔN NGỮ VĂN

Họ và tên : Nguyễn Huy Hoàng – 10A5

Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2022


-MỤC LỤC-
I.TÓM TẮT………………………………………….
1.Lí do chọn đề tài
2.Phương pháp nghiên cứu
3.Tóm tắt nghiên cứu
4.Tổng quan báo cáo
II.NỘI DUNG……………………………………….

1.Nguồn gốc
2.Chi tiết việc ăn chay
3.Tại sao phải ăn chay và ý nghĩa của việc này ?
4.Phạm vi ảnh hưởng
III.TỔNG KẾT……………………………………...

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………


I.TÓM TẮT
1. Lí do chọn đề tài
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, em thấy rằng văn hóa truyền thống Việt
Nam ảnh hưởng khá nhiều từ Phật giáo . Một trong những ảnh hưởng
lớn đó là văn hóa ăn chay, ăn chay có một tác động lớn đến quá trình
hình thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

2.Phương pháp nghiên cứu


Tham khảo các tư liệu và những báo cáo đã có trên mạng, sau đó
tổng hợp và chọn lọc các thông tin để viết bài báo cáo này. Để đưa ra
các kiến thức chính xác nhất em sẽ tìm hiểu sâu thêm, tóm tắt lý thuyết
một cách ngắn gọn, chỉn chu nhất cho cô và các bạn đọc.

3.Tóm tắt báo cáo


Bản báo cáo này em sẽ đề cập về văn hóa ăn chay của người Việt
Nam, để hiểu thêm về văn hóa này ta cần biết được nguồn gốc của việc
ăn chay, biết được ý nghĩa của việc ăn chay để từ đó chúng ta hiểu được
tại sao đa phần người Việt Nam lại theo văn hóa này và ảnh hưởng của
văn hóa này đến truyền thống, đời sống của người Việt Nam. Báo cáo
này viết về tư tưởng, ý nghĩa của việc ăn chay.

4.Tổng quan báo cáo


Theo những thông tin tìm hiểu được thì trước đó đã có rất nhiều nhà
báo, các nhà văn đã nghiên cứu về đề tài này, ta có thể tìm rất nhiều ở
trên các trang mạng xã hội, các trang báo như BaoTre, BaoNhanDan,
BaoTienPhong, …..
II.NỘI DUNG

1. Nguồn gốc
Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo. Vì khi đã trở về với
phật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là
không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời
nói và ý nghĩa, người phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi
con người còn ăn thịt, còn uống máu chúng sanh.
2. Chi tiết việc ăn chay
Thông thường người Việt Nam, cả phật tử lẫn người không phải phật tử
cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng
một và ngày rằm mỗi tháng, có người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14,
15 và 30, nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 29, có người ăn mỗi tháng sáu
ngày là những ngày mùng 8,14, 15, 23, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay
ngày 28, 29), có người phát tâm ăn chay mỗi tháng mười ngày là ngày
1,8,14,15,18,23,24, 28 và 30 và mùng 1 (nếu tháng thiếu thì ăn vào ngày
27,28,29) cũng có nhiều người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng (thường là
tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng (tháng giêng, tháng bảy và tháng mười)
hay cả năm.

3. Tại sao ta lại ăn chay và ý nghĩa của việc này ?

Trước tiên là về mặt tư tưởng, theo như đạo Phật thì việc ăn thịt, ăn các
loài động vật khác được coi là sát sinh, giết chóc các loài động vật khác. Khi
ta ăn chay là đã thể hiện lòng từ bi của chính bản thân mình, khi ta ăn chay
là đã có một lối sống xanh-sạch-đẹp, những người ăn chay sẽ không bị ảnh
hưởng, ám ảnh bởi việc giết chóc, máu me. Khi đó tâm chúng ta sẽ tịnh, tâm
hồn chúng ta sẽ trong sáng, trong sạch.
(Tham khảo thêm) Tiếp theo là về việc người ta ăn chay để kiêng chất
đạm, kiêng vì sức khỏe. Ví dụ như trong quá trình rèn luyện cơ thể, người ta
ăn chay để tiết chế các chất béo, giữ dáng cho cơ thể thêm thon gọn, khỏe
mạnh khi không bị thừa các chất. việc ăn chay còn giúp chúng ta không bị
mắc phải các bệnh về tim, gan, đường tiêu hóa, máu, ….. (những bệnh gần
như chỉ xuất hiện ở những người ăn thịt động vật)

4. Phạm vi ảnh hưởng


Hiện nay đa sô người VIệt Nam đều hưởng ứng văn hóa này, văn hóa này
đã ăn sâu vào trong con người Việt Nam, ăn sâu vào trong đời sống thông
thường của dân chúng. Ăn chay đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng và
góp phần làm văn hóa Việt Nam thêm phong phú, đặc sắc.

III.TỔNG KẾT
Như vậy ta có thể thấy rằng ăn chay không chỉ có một ảnh hưởng lớn đến nước
ta mà còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, góp phần lớn
trong hình thành nhân cách con người và bản sắc văn hóa dân tôc Việt Nam. Di sản
văn hóa của Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc
trưng giản dị, hài hòa, gần gũi. Ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc và nền văn
hóa dân tộc rất sâu rộng.

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://chuaxaloi.vn/thong-tin/tq13-anh-huong-cua-van-hoa-phat-giao-voi-van-hoa-dan-toc/
732.html

https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/2.%20HK%202%202018-
2019/File%20SHKHBM%20TTHCM%20b3_ky2_1819.pdf

You might also like