You are on page 1of 44

TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Chuyên đề 2: NHIỄM SẮC THỂ


A. LÍ THUYẾT

Câu 1: NST?

NST nằm trong nhân tế bào, là cấu trúc mang gen.

Tính đặc trưng :

Tế bào của mỗi loài sinh vật đều có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái,
được duy trì ổn định qua các thế hệ.

Ví dụ:

+ Về số lượng NST: Ruồi giấm: 2n=8, người 2n=46, tinh tinh 2n = 48, gà 2n = 78,
ngô 2n = 20, cà chua 2n = 24.

+ Về hình dạng NST: ở RG có 4 cặp NST có hình dạng…..

Ở tế bào sinh dưỡng ( tế bào xô ma), tế bào sinh dục sơ khai: NST tồn tại thành
từng cặp tương đồng, giống nhau về hình dạng, kích thước kí hiệu 2n.

Trong giao tử: NST tồn tại thành từng chiếc, kí hiệu n NST

Cấu trúc:

Cấu trúc điển hình của NST được quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào
( vì lúc này NST co ngắn, đóng xoắn cực đại).

Tại KG, NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động. Mỗi cromatit gồm 1 phân tử
ADN và protein histon.

Chức năng: 2 chức năng chính.

- Chứa đựng thông tin di truyền: NST là cấu trúc mang gen quy định các TT.

=> Do đó, những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi về các
TT.

- Truyền đạt thông tin di truyền: NST có khả năng sao chép ( do ADN tự sao) -->
Thông tin ADN được nhân đôi. Kết hợp với sự phân li của NST trong phân bào
đảm bảo cho thông tin di truyền được truyền cho thế hệ sau.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

? Nêu chức năng của NST và giải thích nhờ những đặc điểm cấu tạo và hoạt động
nào mà NST thực hiện được chức năng đó.

? Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Câu 2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội 2n và bộ NST đơn bội n

NST lưỡng bội NST đơn bội

- Tồn tại trong các tế bào sinh dưỡng, - Tồn tại trong các giao tử hoặc các tế
hợp tử , tế bào sinh dục sơ khai. bào con sinh ra sau quá trình GP.

- Tồn tại thành từng cặp tương đồng, - Tồn tại thành từng chiếc của bố hoặc
mang tính chất 2 nguồn: 1 chiếc từ bố, mẹ, mang tính chất 1 nguồn gốc.
1 chiếc từ mẹ.
- Kí hiệu: n NST
- Kí hiệu: 2n NST

Câu 3: Nguyên phân là gì? Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST
trong nguyên phân? Nêu ý nghĩa của NP?

Nguyên phân: Là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh
dục sơ khai.

Những biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên nhân diễn ra trong các kì
trung gian, đầu, giữa, sau và cuối.

Ví dụ. Xét tế bào có bộ NST 2n = 4 (AaBb)

Kì Kí hiệu bộ NST Diễn biến cơ bản của NST

Kì đầu AAaaBBbb - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại.

- Trung tử nhân đôi và dần di chuyển về hai


cực của tế bào, hình thành thoi phân bào.

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân
bào ở tâm động.

Kì giữa AAaaBBbb - NST kép xoắn, co ngắn cực đại, có hình dạng

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

đặc trưng và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng


xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau AaBb <-->AaBb - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2
NST đơn, phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.

Kì cuối AaBb, AaBb - Các NST đơn nằm gon trong 2 nhân, tháo
xoắn tối đa trở thành dạng sợi mảnh.

- Màng nhân và nhân con hình thành, thoi phân


bào tiêu biến

- Mỗi nhân có số lượng NST 2n giống nhau và


giống mẹ.

Ví dụ:Bộ NST của loài được kí hiệu như sau:

A đồng dạng với a, B đồng dạng với b, D đồng dạng với d

Bộ NST của loài ?

Viết kí hiệu bộ NST của loài ở các kí NP sau: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

Bộ NST của loài: 2n= 6

Kí hiệu bộ NST tại kì đầu, kì giữa: AAaaBBbbDDdd

Kí hiệu bộ NST tại kì sau: AaBbDd < > AaBbDd

Kí hiệu bộ NST tại kì cuối: AaBbDd, AaBbDd

Kết quả của quá trình NP:

Một tế bào mẹ (tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai) NP 1 lần cho ra 2 tế
bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.

Ý nghĩa của NP:

- Là hình thức sinh sản của tế bào, giúp cơ thể lớn lên.

- Sản sinh ra các tế bào mới giúp tái tạo lại các mô và cơ quan bị tổn thương.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ đối với
loài sinh sản vô tính.

Câu 4: Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có
bộ NST hoàn toàn giống với bộ NST của mẹ?

+ Trong kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit giống nhau.

+ Kì giữa: Các NST kép đính trên tơ vô sắc và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Các cromatit của NST kép tách nhau ra ở tâm động và đi về 2 cực của tế
bào.

+ Kì cuối: Tế bào chất phân thành 2 phần bằng nhau.

Câu 5: Cơ chế nào đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình NP?

- Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở KTG trước khi quá trình NP bắt đầu,
tạo thành NST kép gồm 2 cromatit đính với nhau ở tâm động.

- Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép, làm cho các NST
được phân phối đều về 2 tế bào con sau này.

Nhờ cơ chế trên nên đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình NP.

Câu 6: Phân biệt NST kép, NST tương đồng. ( xem kỹ)

NST kép: là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm 2 crômatit giống hệt nhau
và dính nhau ở tâm động, có 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

Cặp NST tương đồng: là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình
dạng, kích thước, mang tính chất 2 nguồn gốc: 1 chiếc từ mẹ và 1 chiếc từ bố.
NST kép NST tương đồng
Có 1 nguồn gốc: Từ bố hoặc mẹ. Hai nguồn gốc: 1 chiếc từ mẹ và 1
chiếc từ bố.
Gồm 2 Cromatit giống hệt nhau dính Gồm 2 NST giống nhau về hình dạng
nhau ở tâm động. và kích thước.
Được tạo ra từ cơ chế nhân đôi của Được tạo ra từ cơ chế tổng hợp NST.
NST.
Ví dụ: AA, bb... - Ví dụ: Aa, Bb....

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Câu 7: So sánh điểm giống và khác nhau giữa NP và GP?

Giống nhau:

- Đều xảy ra các kì tương tự như: kì trung gian, kì đầu, kì giữa , kì sau, kì cuối.

- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng xoắn và tháo xoắn.

- Đều có sự nhân đôi NST xảy ra ở kì trung gian.

- Đều là cơ chế nhằm duy trì ổn định bộ NST của loài.

- Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.

Khác nhau:

Đặc điểm NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN

Loại tế Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và Xảy ra ở tế bào sinh dục chín (noãn
bào. tế bào sinh dục sơ khai. bào bậc 1 và tinh bào bậc 1).

Số lần Trải qua 1 lần phân bào. Trải qua 2 lần phân bào liên tiếp
phân bào. nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì
trung gian của lần phân bào I.

Hoạt động - Ở kì đầu: Không xảy ra hiện - Ở kì đầu I: có thể xảy ra sự tiếp
NST. tượng tiếp hợp NST. hợp NST.

- Ở kì giữa: NST kép sẽ tập - Ở kì giữa I: NST kép sẽ tập trung


trung thành 1 hàng trên mặt thành 2 hàng trên mặt phẳng xích
phẳng xích đạo. đạo theo nhiều kiểu khác nhau.

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ 2n --> 2 tế Từ 1 tế bào sinh dục chín 2n trải


bào con có bộ NST giống qua 2 lần GP tạo ra 4 tế bào con có
nhau và giống mẹ. bộ NST giảm đi 1 nữa (n NST)
nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Ý nghĩa Cơ chế duy trì bộ NST của Cơ chế duy trì bộ NST của loài qua
loài trong 1 đời cá thể. các thế hệ trong loài sinh sản hữu
tính.

Câu 8: Giảm phân là gì? Tại sao gọi là GP? Diễn biến về hình thái và hoạt
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

động của NST trong GP?

- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội 2n ở thời
kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội n NST,
nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nữa so với tế bào mẹ.

- Gọi là GP vì sau 2 lần phân bào liên tiêp tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST
đơn bội ( n NST), số lượng NST trong các tế bào con đã giảm đi 1 nữa so với tế
bào mẹ nên gọi đó là GP.

Diễn biến và hoạt động của NST trong GP.

Xét tế bào có bộ NST 2n=4 (AaBb)

Các kì Giảm phân I Giảm phân II

Kì NST đơn tự nhân đôi tạo thành NST Diễn ra nhanh và NST vẫn ở
Trung kép trạng thái kép (AAaa, BBbb).
Gian
(AaBb) -> (AAaaBBbb)

Kì Đầu - NST kép tương đồng bắt đầu đóng NST kép đơn bội co ngắn lại
xoắn, co ngắn. (AAaa, BBbb).

- Có thể xảy ra sự tiếp hợp và trao


đổi chéo giữa 2 crommatit theo chiều
dọc.

Kì Giữa - NST kép đóng xoắn cực đại và xếp - Các NST kép xếp thành 1
thành 2 hàng song song trên mặt hàng trên mặt phẳng xích đạo
phẳng xích đạo của thoi phân bào của thoi phân bào (AAaa,
(AAaaBBbb). BBbb).

Kì Sau - Các NST kép tương đồng phân li - NST kép tách nhau ra ở tâm
độc lập về 2 cực của tế bào động tạo thành 2 NST đơn
phân li về 2 cực của tế bào
AAaa <--> BBbb
A<-->A B<-->B

b<-->b a<-->a Hoặc

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

A<-->A b<-->b

B<-->B a<-->a

Kì Cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 - Các NST đơn nằm gọn trong
nhân. nhân.

- Mỗi nhân có số lượng NST kép - Mỗi nhân có số lượng NST


bằng 1/2 tế bào mẹ khác nhau về bằng n NST. (AB, ab, Ab, aB).
nguồn gốc (n kép) AAaa, BBbb.

Câu 9: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái?

Giống nhau:

- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục của loài sinh sản hữu tính, vào giai đoạn cơ thể
phát dục.

- Đều xảy ra các hoạt động của NST: Nhân đôi, phân li, tổ hợp.

- Các tế bào mầm ( noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện NP liên tiếp
nhiều lần để tăng số lượng, kích thước, khối lượng.

- Noãn bào bậc 2 và tinh bào bậc 2 đều thực hiện GP để tạo giao tử.

Khác nhau:

Sự tạo giao tử đực Sự tạo giao tử cái

Xảy ra ở tuyến sinh dục đực. Xảy ra ở tuyến sinh dục cái.

- Tinh bào bậc 1 GP 1 cho 2 tinh bào - Noãn bào bậc 1 qua GP 1 cho 1 thể cực
bậc 2. thứ nhất có kích thước bé và noãn bào
bậc 2 có kích thước lớn.

- Noãn bào bậc 2 qua GP 2 cho thể cực


- Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP 2 cho 2 thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng
tinh tử. Các tinh tử phát triển thành có kích thước lớn.
tinh trùng.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

=>Từ 1 tế bào ( tinh nguyên bào 2n) => Từ 1 tế bào ( noãn nguyên bào 2n) qua
qua 2 lần GP cho ra 4 tinh trùng có 2 lần GP cho ra 1 trứng và 3 thể cực.
hình dạng, kích thước tương đương, Trong đó, trứng có kích thước lớn, tham
tham gia vào thụ tinh. gia vào quá trình thụ tinh, còn 3 thể cực
rất bé và bị tiêu biến.

Số lượng giao tử nhiều. Số lượng giao tử ít.

Câu 10: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? Ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:

Yếu tố bên trong: Đó chính là cặp NST giới tính, thông thường con cái mang cặp
NST giới tính XX, con đực: XY.

Yếu tố bên ngoài: Đó là hoocmon, nhiệt độ… tác động vào thời điểm thích hợp để
phù hợp với mục đích

Ví dụ:

+ Dùng metyl testoterol tác động vào cá vàng con có thể biến cá cái thành cá đực
( có KH đẹp hơn).

+ Một số loài rùa: Nếu trứng ấp dưới 28 0C thì nở thành rùa đực, nếu ủ trên 32 0C thì
nở thành rùa cái.

Ứng dụng

Trong sản xuất nông nghiệp:

Nắm được cơ chế xác định giới tính có thể điều chỉnh tỉ lệ đực/ cái theo ý muốn, có
hiệu quả kinh tế cao.

Ví dụ:

Ở dâu tằm: Tằm cái cho năng suất kén thấp hơn tằm đực nên người ta đã dùng tia
phóng xạ giết nhân của tế bào trứng rồi cho thụ tinh bằng 2 tinh trùng mang X -->
Hình thành 100% hợp tử XX, phát triển thành 100% tằm đực cho năng suất rất cao.

Can thiệp vào quá trình thụ tinh:

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Trạng thái sinh lí của cá thể cái lúc thụ tinh: Ví dụ: Heo nái động đực là 12h mới
cho thụ tinh thì tỉ lệ heo đực sinh ra gấp 1/2 lần.

+ Trạng thái của tinh trùng mang X, Y: Ví dụ: Tinh trùng của thỏ đẻ 12h mới cho
thụ tinh sẽ tăng tỉ lệ con đực gấp đôi.

Trong chăn nuôi cá, người ta dùng tác nhân vật lí để tạo ra cá chép cái theo ý
muốn.

Đối với con người:

Nắm được cơ chế xác định giới tính ở người, người ta phát hiện nguyên nhân và cơ
chế phát sinh 1 số bệnh di truyền có liên quan đến cặp NST giới tính như: Hội
chứng Towcno(XO), hội chứng 3X( XXX), hội chứng Claiphento(XXY)

Lưu ý: Những tác nhân bên ngoài tác động vào sinh vật không làm thay đổi cặp
NST giới tính vì những tác nhân trên chỉ làm biến đổi về mặt KH, không làm thay
đổi KG nên cặp NST giới tính vẫn không thay đổi ( kể cả con người).

Câu 11: Kí hiệu cặp NST giới tính ở 1 số loài? ( nhớ kỹ )

- Người, ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua,… - đực XY, cái XX.

- Chim, gà, ếch, nhái, bò sát, bướm, dâu tây,.. - đực XX, cái XY.

- Bọ xít, rệp,.. - đực X0, cái XX.

- Bọ nhảy,… - đực XX, cái X0.

Câu 12: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng
người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

Cơ chế xác định giới tính ở người là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá
trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

- Trong quá trình phát sinh giao tử:

+ Người mẹ chỉ cho 1 loại trứng mang NST X.

+ Người bố cho 2 loại tinh trùng: 1 mang NST X và 1 mang NST Y.

- Qua thụ tinh:

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX phát
triển thành con gái.

+ Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY phát
triển thành con trai.

Sơ đồ lai: HS tự viết

= > Qua sơ đồ trên ta thấy việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào tinh trùng
mang NST X hoặc Y, do đó quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh
con trai hay gái là sai.

Câu 13: Tại sao cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1?

Tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1 vì hai loại tinh trùng mang NST X và Y
được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang
nhau.

Tuy nhiên, tỉ lệ này cần đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang NST XX và NST
XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.

Câu 14: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có
ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh do sự tổ hợp của NST giới tính
trong giao tử đực và cái. Tuy nhiên, các nhân tố bên trong và bên ngoài cũng ảnh
hưởng đến sự phân hóa giới tính.

Ví dụ:

Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới
tính, người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích
sản xuất.

Ví dụ: tạo ra nhiều tằm đực vì tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái.

Câu 15: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy
luật phân li độc lập của MĐ như thế nào?

- Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

quy định bởi các gen trên cùng 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho QLPLĐL của MĐ:

+ Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải
mang nhiều gen.

+ Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.

+ Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội ( n) của
loài.

Ví dụ: ở ruồi giấm ( 2n = 8 ) có 4 nhóm gen liên kết ứng với n = 4.

Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24, hãy xác định số nhóm gen liên kết? ( Đề HSG năm
2021- 2022).

+ Sự phân li độc lập chỉ đúng trong trường hợp các gen quy định các cặp tính trạng
nằm trên các cặp NST khác nhau.

+ Sự DTLK phổ biến hơn sự DTPLĐL.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

B. VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bộ NST có thể xác định được tên của loài không? Vì sao?

Có thể dựa vào bộ NST để xác định tên của loài vì mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng
cho loài mình mà không giống với bộ NST của loài khác.

Ví dụ: Người có bộ NST 2n=46, Tinh tinh: 2n=48, Ruồi giấm 2n=8.

Câu 2: Số lượng NST của loài có phản ánh sự tiến hóa của loài không? Cho ví
dụ?

Không.

Ví dụ: Ở người 2n=46 NST, ở gà 2n=48, ở tinh tinh 2n=48.

Nhưng con người tiến hóa hơn so với 2 loài kia.

Câu 3: Vì sao nói: NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?

NST là cấu trúc mang gen.

+ NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền. Gen phân bố trên NST và
chiếm 1 vị trí nhất định.

+ NST có những biến đổi về số lượng và cấu trúc gây ra những biến đổi về tính
trạng. Đại bộ phận những tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST

NST có khả năng tự nhân (do ADN tự nhân đôi) đôi đảm bảo ổn định vật chất di

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

truyền qua các thế hệ

Sự nhân đôi kết hợp với sự phân ly, tổ hợp của NST và thụ tinh là cơ chế di truyền
ở cấp độ tế bào ở các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế
nhân đôi và phân ly đồng đều các NST về 2 cực của tế bào là cơ chế ổn định vật
chất di truyền trong 1 đời cá thể ở cấp độ tế bào.

Câu 4: Ở 1 loài động vật, xét 1 cặp NST người ta thấy chiếc thứ 1 có chứa 1
gen A, chiếc thứ 2 chứa gen a. Cặp NST chứa gen Aa có phải là cặp tương
đồng không? Cho biết đặc điểm của cặp NST đó?

Cặp Aa có thể là cặp tương đồng hoặc không tương đồng.

+ Tương đồng khi 2 gen Aa nằm trên NST thường hoặc NST giới tính XX.

+ Nếu là cặp tương đồng thì nó có đặc điểm: 1 có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn
gốc từ mẹ, hai NST này này giống nhau về hình dạng, kích thước.

+ Không tương đồng khi cặp Aa nằm trên cặp NST giới tính XY ( Aa nằm ở vùng
tương đồng).

+ Đặc điểm của cặp không tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn gốc từ
mẹ, hai NST này khác nhau về hình dạng, kích thước. Chúng mang các gen tương
ứng hoặc không tương ứng.

Câu 5. So sánh NST thường và NST giới tính?

Giống nhau:

- Đều mang gen quy định các tính trạng.

- Trong tế bào sinh dưỡng đều tồn tại thành từng cặp ( mỗi cặp gồm 2 NST đơn
thuộc 2 nguồn gốc). Còn trong giao tử tồn tại thành từng chiếc.

- Có kích thước và hình dạng đặc trưng cho mỗi loài.

- Đều có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST.

Khác nhau:

NST thường NST giới tính

- Thường có nhiều cặp( > 1 cặp). - Chỉ có 1 cặp.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Luôn tồn tại thành từng cặp tương - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX)
đồng giống nhau ở cả 2 giới. hoặc không tương đồng (XY).

- Chỉ mang gen quy định các TT - Mang gen quy định tính trạng giới
thường của cơ thê: Hình dạng, màu tóc, tính và các TT thường.
mắt…

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: Giới tính của cơ thể do NST giới tính quy định.
Điều đó đúng hay sai? Giải thích?

Chưa chính xác

Giải thích: Giới tính của 1 cơ thể là 1 tập hợp các TT quy định cấu tạo của các cơ
quan sinh sản và các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Vì vậy, giới tính do gen quy định
chứ không phải do NST quy định.

Ngoài ra, sự biểu hiện của tính trạng giới tính còn phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Do đó, không thể khẳng định 1 cách chắn chắn rằng giới tính của 1 cơ
thể do cặp NST giới tính quy định.

Câu 7: Ở chim bồ câu, các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào
sinh tinh, tế bào sinh trứng, tinh trùng, trứng loại tế bào nào chứa NST giới
tính và nếu có thì số lượng là bao nhiêu?

Tất cả các tế bào đó đều chứa NST giới tính.

- Nhưng ở chim trống: các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh
tinh chứa cặp NST giới tính XX, trong tinh trùng chứa NST X.

- Ở chim mái: các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh trứng
chứa cặp NST giới tính XY, tế bào trứng có 2 loại: 1 loại mang NST X và 1 loại
mang NST Y.

Câu 8: Nói nguyên phân là hình thức xảy ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ
thể đúng hay sai? Giải thích?

Sai.

Vì nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Tế bào
sinh dục chín không nguyên phân.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Câu 9: Sự khác nhau về sự phân chia tế bào chất của tế bào động vật và tế bào
thực vật? Giải thích?

- Ở tế bào ĐV có sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào, bắt đầu từ
ngoài vào vùng trung tâm.

- Ở tế bào thực vật có sự hình thành vách ngăn từ trong ra, do tế bào thực vật có
thành xenlulozo rất bền vững nên hạn chế khả năng vận động của tế bào.

Câu 10. Tại sao nói: Sự biến đổi hình thái của NST qua NP có tính chu kì? Ý
nghĩa của sự đóng, duỗi xoắn? ( xem kỹ ).

* Trong quá trình NP, hình thái NST biến đổi thông qua sự đóng xoắn, tháo xoắn
có tính chất chu kì và theo quy luật như sau:

+ Ở kì Trung gian, NST tháo xoắn cực đại, NST nhân đôi.

+ Đến kì đầu, NST bắt đầu đóng xoắn.

+ Đến kì giữa, NST đóng xoắn cực đại ( có hình dạng đặc trưng ).

+ Tới kỳ sau, NST tháo xoắn.

+ Đến kỳ cuối NST tháo xoắn tối đa và chuyển về kỳ trung gian để bắt đầu lần
phân bào mới.

Ý nghĩa của sự đóng, duỗi xoắn.

Từ đầu kì đầu --> kì giữa: NST có xu hướng đóng xoắn --> giúp NST dễ dàng
phân li về 2 cực của tế bào, ức chế sự tự nhân đôi của NST để chuẩn bị cho cơ chế
phân li đồng đều NST ở kì sau.

-Từ kì sau --> kì cuối: NST có xu hướng tháo xoắn --> tạo điều kiện thuận lợi cho
NST nhân đôi ở kì trung gian để tiếp tục lần phân bào tiếp theo.

Như vậy, nhờ sự biến đổi hình thái NST có tính chu kì --> Đảm bảo bộ NST lưỡng
bội đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng 1 cơ
thể.

Câu 11: Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ NST, các thành phần
khác trong tế bào đã có những biến đổi như thế nào? Nêu ý nghĩa của những
biến đổi đó?

Trong nguyên phân, ngoại trừ sự biến đổi của NST, các thành phần khác của tế bào
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

cũng được biến đổi như: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân và nhân con, màng tế
bào chất.

Ý nghĩa:

- Trung thể: tách đôi thành 2 trung tử, di chuyển về hai cực của tế bào.

⇒ Chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc ở kì đầu.

- Thoi vô sắc: bắt đầu hình thành ở kì đầu, hoàn chỉnh ở kì giữa và hoạt động đến
kì cuối.

⇒ Tạo điều kiện cho NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa ; kéo NST phân li về 2 cực của tế bào ở kì sau.

- Màng nhân và nhân con:

+ Biến mất ở kì trung gian: Giúp NST được tự do, dễ dàng xếp trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.

+ Xuất hiện ở kì cuối: Tái tạo trở lại cấu trúc đặc trưng của tế bào.

- Màng tế bào chất: Phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Câu 12: Giải thích ý nghĩa của các hiện tượng sau: ( xem kỹ ).

Trong các hình thức phân chia ( NP, GP) cấu trúc NST có bị thay đổi không?

Không.

Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế
hệ tế bào.

NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa, sau đó tháo xoắn tối đa vào kì cuối?

- Ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại là để bảo vệ NST và giúp cho NST dễ dàng
trượt về 2 cực tế bào mà không bị gãy. Nếu như NST không đóng xoắn cực đại thì
đến kì sau, NST phân li sẽ bị đứt gãy.

- Đến kì cuối, NST tháo xoắn để các gen trên NST thực hiện sao mã, phân tử ADN
nhâFn đôi và NST nhân đôi để tiếp tục lần phân bào tiếp theo.

Màng nhân biến mất vào kì đầu, sau đó lại xuất hiện trở lại vào kì cuối?

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Màng nhân bao gói NST. Do đó, nếu ở kì đầu màng nhân không biến mất thì
không giải phóng được NST và tế bào chất --> NST không tiếp xúc được với thoi
tơ vô sắc --> NST không phân ly về 2 tế bào con.

- Đến kì cuối, màng nhân xuất hiện để bao gói NST, bảo vệ NST.

Thoi tơ vô sắc xuất hiện vào kì đầu, sau đó lại biến mất vào kì cuối?

- Thoi tơ xuất hiện ở kì đầu để giúp cho NST phân li.

- Thoi tơ biến mất vào kì cuối để phân chia tế bào.

Nếu thoi tơ vô sắc không biến mất thì tế bào không thể eo lại để tạo thành 2 tế bào
con.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy?

Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì:

+ Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được.

+ Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li
bình thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội.

Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau
ra ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?

Tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST về các tế bào con, giúp phân chia
đồng đều vật chất di truyền.

Nếu là ở giảm phân thì còn tạo điều kiện để 2 NST trong cặp tương đồng thực hiện
quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu 1 (sự tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit
khác nguồn trong cặp tương đồng)

Câu 13: Tại sao nói: hai hoạt động cơ bản của NST là nhân đôi và phân li là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tế bào con sinh ra trong quá trình GP có bộ
NST đơn bội n? ( xem kỹ ).

- Lần phân bào I ( GP I)

+ Ở kì trung gian, NST tự nhân đôi tạo thành NST kép.

+ Ở kì sau I: Mỗi cặp NST tương đồng kép phân li thành 2 NST kép, mỗi NST kép
trượt về 1 cực của tế bào.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Do vậy, lần phân bào 1 theo hình thức giảm nhiễm vì kết thúc lần GP 1, bộ NST
của mỗi tế bào con giảm đi 1 nữa so với bộ NST của mẹ ban đầu (NST ở trạng thái
kép gọi là đơn bội kép).

Lần phân bào II ( PG II)

+ Tế bào chứa n NST kép, ở trạng thái đóng xoắn tối đa nên không nhân đôi lần 2.

+ Ở kì sau II: Mỗi NST kép trong bộ đơn bội n đều tách thành 2 NST đơn, phân li
đồng đều về 2 cực của tế bào mẹ.

+ Do vậy, lần phân bào 2 theo hình thức nguyên nhiễm. Kết thúc GP II, mỗi tế bào
con đều mang bộ NST đơn n.

Câu 14: Vì sao nói “Bản chất của lần phân bào II trong GP chính là quá trình
NP” ( đề năm 2021 – 2022) hoặc câu: Vì sao nói: Lần phân bào 1 là giảm
nhiễm, lần 2 là nguyên nhiễm?

Lần phân bào 1 theo hình thức giảm nhiễm vì kết thúc lần GP1, bộ NST của mỗi tế
bào con giảm đi 1 nữa so với bộ NST của mẹ ban đầu (NST ở trạng thái kép
gọi là đơn bội kép).

Ở lần GP II, chỉ diễn ra sự phân chia các Cromatit, nguồn gốc NST trong các tế
bào con không thay đổi. Kết thúc GP II, mỗi tế bào con đều mang bộ NST đơn n.

Câu 15: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được
duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

Nhờ có GP, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n) qua thụ tinh giữa
các giao tử đực và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi.

=> Vì vậy sự phối hợp các quá trình NP, GP và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn
định bộ NST đặc trưng của những loài SSHT qua các thế hệ cơ thể.

Câu 16: Điểm khác nhau của NST ở kì giữa của NP và kì giữa của GP?

NST ở kỳ giữa của nguyên phân NST ở kỳ giữa của giảm phân

Mỗi NST có 2 Nhiễm sắc tử giống Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử có thể
nhau. khác nhau về mặt di truyền do trao đổi
chéo ở kỳ đầu của GPI.

NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng trên NST ở kỳ giữa I xếp thành 2 hàng song

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

mặt phẳng xích đạo của thoi phân song trên mặt phẳng xích đạo của thoi
bào. phân bào.

Trong 1 tế bào con, số lượng NST là Trong 1 tế bào con ở kì giữa GP II số


2n NST kép. lượng NST là n NST kép.

Câu 17: Các NST kì đầu I giống và khác NST ở kì đầu II như thế nào?

Giống nhau:

- Đều ở trạng thái kép. Mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.

- Có vị trí bất kì, tâm động của NTS kép dính trên thoi phân bào.

- Mỗi NST kép đều có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.

Khác nhau:
Kì đầu I Kì đầu II
- Tế bào chứa 2n NST kép. - Tế bào chứa n NST kép.
- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn. - Các NST kép đã đóng xoắn tối đa.
- Các cromatit của 2 NST kép trao - Các cromatit kép không trao đổi chéo.
đổi chéo và hoán vị gen.

Câu 18: Sự khác nhau giữa các tế bào con sau NP và GP?

Các tế bào con tạo ra sau NP, GP có khả năng phân chia tiếp không? Giải
thích?

Các tế bào con được tạo ra sau NP: Mang bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng cho
loài. Bộ NST của các tế bào con giống nhau và giống mẹ.

Các tế bào con tạo ra sau GP: Mang bộ NST đơn bội n đặc trưng cho loài. Nhưng
bộ NST trong các tế bào con (giao tử) khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.

Khả năng phân chia của các tế bào con tạo ra sau NP, GP:

+ Kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào lưỡng bội 2n. Do đó, chúng vẫn
có thể tiếp tục phân bào (nguyên phân, giảm phân).

+ Kết thúc quá trình GP, tạo ra các tế bào mang bộ NST là n đơn bội --> Chúng

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

không tiếp tục phân bào nữa.

Câu 19: Nêu 3 sự kiện có ở GP mà không có ở nguyên phân? Ý nghĩa của các
hoạt động đó?

( Hoặc đề bài có thể hỏi 2 câu hỏi sau)

1/ Các sự kiện trong GP dẫn dến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau
trong giao tử?

2/ Những sự kiện nào xảy ra trong GP có thể tạo ra biến dị tổ hợp?

Kì đầu GPI: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cặp đôi theo chiều dọc của các
NST trong từng cặp tương đồng, sau đó chúng tách ra. Hình thành các NST có sự
tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.

Kì giữa I: Các NST kép tập trung và xếp thành 2 hàng song song trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào. Tạo điều kiện cho các NST kép phân li độc lập và tổ
hợp tự do ở kì sau và kì cuối.

Kì sau I: Các NST kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2
cực của tế bào. Dẫn dến sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và
mẹ. => Cơ sở tạo thành nhiều biến dị tổ hợp, tạo sự đa dạng phong phú của những
loài sinh sản hữu tính.

3/Hai sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình giảm phân mà không xảy ra trong
quá trình nguyên phân dẫn đến sự đa dạng di truyền ( kì đầu I và kì sau I)?

Xảy ra sự trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu giảm phân I -->Tạo nhiều giao tử khác
nhau về cấu trúc so với giao tử không có trao đổi chéo.

Sự phân li của các NST kép ở kì sau của giảm phân I theo nhiều cách khác nhau --
> Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

Câu 20: Trình bày bản chất và ý nghĩa của các quá trình NP, GP và thụ tinh?

Nguyên phân:

- Bản chất: Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế con được tạo ra có 2n giống mẹ.

- Ý nghĩa: Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh
sản vô tính.

Giảm phân:
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Bản chất: làm giảm số lượng NST đi 1 nữa, nghĩa là các tế bào được tạo ra có số
lượng NST = ½ của tế bào mẹ.

- Ý nghĩa: ( đề HSG 2021 – 2022) Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ
ở những loài SSHT và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.

Thụ tinh:

- Bản chất: kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội ( 2n)

- Ý nghĩa: Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài SSHT và
tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.

Câu 21: Trong quá trình giảm phân có hiện tượng NST tương đồng bắt đổi
với nhau có ý nghĩa gì?

- Làm tăng biến dị tổ hợp.

- Giúp các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo và sự phân li
đồng đều các NST về các tế bào con.

Câu 22: Khi 2 NST kép trong cặp NST tương đồng không tiếp hợp ở giảm
phân thì dẫn đến kết quả như thế nào?

Các NST kép trong cặp NST tương đồng sắp xếp sai ở kì giữa I của giảm phân -->
Từ đó, tạo ra những giao tử bất thường (giao tử đột biến).

Câu 23: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau GP I là cơ chế tạo nên
sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ NST đơn bội (n) ở các tế bào con
qua GP bình thường?

Viết kí hiệu và giải thích ( Hoặc Vì sao trong GP chỉ tạo ra giao tử chứa n
NST)?

Cơ chế:

Do hiện tượng phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST ở kì sau GP I.

Giải thích:

+ Giả sử có 2 cặp NST tương đồng là Aa và Bb. Tại kì giữa NST ở trạng thái kép:
AAaa , BBbb và xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép nên khi kết thúc lần
phân bào I có 2 khả năng tạo ra các tế bào con có bộ NST khác nhau:

AABB và aabb

AAbb và aaBB

+ Khi kết thúc GP có thể tạo ra 4 giao tử với bộ NST là AB, Ab, aB, ab.

Câu 24: Vận dụng kiến thức về NP, GP, TT để giải thích các hiện tượng thực
tế sau:

Tại sao trong loài sinh sản hữu tính rất khó tìm thấy 2 cá thể giống hệt nhau?

Vì ở loài giao phối, sự sinh sản gắn liền với giảm phân và thụ tinh.

+ Trong GP: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng
cùng với sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nhau vê nguồn gốc tại
kì đầu GP I .

=> Tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc.

+ Trong thụ tinh: có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái tạo ra
nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc trong hợp tử --> Làm xuất hiện biến dị
tổ hợp.

Vì sao hoa của những cây trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn so với
loài cây được trồng bằng cành?

Hoa của những cây trồng bằng hạt thường có nhiều biến dị về màu hơn so với
những cây trồng theo pp giâm, chiết, ghép vì:

Hạt ( chứa phôi) phát triển từ hợp tử: Hợp tử là sự kết hợp giữa 2 quá trình GP và
thụ tinh trong sinh sản hữu tính.

Trong GP tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Các giao tử này lại
kết hợp 1 cách ngẫu nhiên trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST
khác nhau --> Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

Còn giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính dựa trên cơ chế NP của tế bào,
trong đó có sự nhân đôi ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép
nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị.

Trong trồng trọt khi trồng cây ăn quả ( xoài, nhãn, bưởi, vải..) người ta
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

thường trồng bằng các hình thức giâm, chiết, ghép là chủ yếu, ít khi trồng
bằng hạt?

Trồng bằng hình thức giâm , chiết, ghép có các ưu điểm

+ Là hình thức sinh sản vô tính. Vì vậy, cây con có KG giống cây mẹ, do đó, phẩm
chất giống vẫn giữ được ổn định như cơ thể mẹ.

+ Việc trồng bằng cành giâm sẽ tạo ra nhiều cây con cùng 1 lúc --> Cây con có giai
đoạn kế thừa sự phát triển của cành giâm nên nhanh thu được sản phẩm.

+ Trồng bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo
ra vô số biến dị tổ hợp --> Tạo ra nhiều KG không giữ đúng phẩm chất giống. Vì
vậy, khi sử dụng hạt để nhân giống, đặc tính tốt sẽ bị phân ly, giống không giữ
đúng phẩm chất giống như cây mẹ.

Tại sao để giữ được các đặc tính tốt quan trọng của giống, người ta không
dùng phương pháp nhân giống hữu tính (gieo bằng hạt)?

Trồng bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra
vô số biến dị tổ hợp --> Tạo ra nhiều KG không giữ đúng phẩm chất giống. Vì vậy,
khi sử dụng hạt để nhân giống, đặc tính tốt sẽ bị phân ly, giống không giữ đúng
phẩm chất giống như cây mẹ.

Câu 25: Cho biết bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế thế
hệ khác nhờ quá trình nào ? Giải thích?

Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng ( giâm, chiết, ghép…)

Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất đó là cơ chế nhân đôi ADN và nhân đôi
NST, cơ chế phân li đồng đều NST cho hai tế bào con --> Đảm bảo cho bộ NST 2n
đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.

Đối với loài sinh sản hữu tính ( Ý nghĩa của NP, GP, TT)

Nhờ sự kết hợp của các quá trình NP, GP, TT.

+ Thông qua quá trình NP, các tế bào mầm ( noãn nguyên bào, tinh nguyên bào)
NP liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1.

--> Đảm bảo bộ NST lưỡng bội của loài được giữ nguyên.

+ Thông qua GP, bộ NST đặc trưng của loài 2n được phân chia liên tiếp 2 lần tạo

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội n.

+ Thông qua thụ tinh, các giao tử mang bộ NST n đơn bội kết hợp với nhau -->
Tạo ra hợp tử chứa bộ NST 2n đặc trưng cho loài.

Như vậy, bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ.

Câu 26: Vận dụng kiến thức về quá trình tạo trứng, tinh trùng trả lời các câu
hỏi:

Một tế bào sinh tinh có KG AaDd GP bình thường và không xảy ra trao đổi
chéo sẽ cho mấy loại tinh trùng? Giải thích?

Hai loại tinh trùng AD và ad hoặc Ad và aD.

Giải thích: Vì kết thúc GPI thì 1 tế bào sinh tinh có KG AaDd sẽ tạo ra 2 tế bào
con có các thành phần gen là AADD và aadd hoặc AAdd và aaDD. Mỗi tế bào con
tạo ra sau GPI thực hiện GPII chỉ cho cùng 1 loại giao tử.

Một tế bào sinh trứng có KG AaBbDd khi GP bình thường cho ra mấy loại
trứng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?

Cho ra 1 trong 8 loại trứng sau:

ABD= ABd= AbD= Abd= abD= aBD= aBd= abd= 1/8

Một tế bào của 1 loài sinh vật có bộ 2n được kí hiệu: AaBbDdXY

Xác định tên và giới tính của loài trên?

( 2n= 8, Ruồi giấm. Giới tính: Đực vì có cặp NST giới tính XY)

Khi tế bào này GP sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử? Viết các giao tử đó?

( Có 24= 16 giao tử. Đó là các giao tử:ABDX, ABDY, aBDX, aBDY, ABdX,
ABdY, aBdX, aBdY ,AbDX, AbDY, abdX, abdY, abDX, abDY, AbdX, AbdY)

Viết kí hiệu NST khi tế bào đang ở kì đầu I và kì cuối II

Bộ NST tại kì đầu 1: AAaaBBbbDDdXXYY

Bộ NST tại kì cuối 2: ABDX, ABDY, aBDX, aBDY, ABdX, ABdY, aBdX,
aBdY ,AbDX, AbDY, abdX, abdY, abDX, abDY, AbdX, AbdY

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Bộ NST của Ruồi giấm: AaBbDdXY

Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của NP?( biết NP xảy ra bình thường)

-- Bộ NST tại kì đầu: AAaaBBbbDDddXXYY

Bộ NST tại kì cuối :AaBbDdXY, AaBbDdXY

Giả sử trong NP, thoi vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Viết bộ NST
của các tế bào con được tạo thành

Bộ NST của 2 tế bào con: AaBBbbDdXY và AaDdXY

( HS có thể viết diễn biến NST từ kì trung gian ---> cuối để ra đáp án trên).

Cá thể đực của 1 loài có thành phần KG: DdEe tiến hành GP tạo giao tử.

Trong quá trình Gp có:

1 số tế bào GP bình thường

1 số tế bào cặp NST mang cặp gen Ee không phân li trong GP 1, cặp Dd GP
bình thường

1 số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong GPII, cặp Ee GP
bình thường

Viết các giao tử có thể tạo ra từ quá trình GP trên? Trả lời:

+ 1 số tế bào GP bình thường sẽ tạo ra các giao tử: DE, De, dE, de

+ 1 số cặp NST mang gen Ee không phân ly ở GP 1, cặp Dd GP bình thường sẽ tạo
ra các giao tử:

Kì cuối 1 tạo 2 tế bào: DDEEe evà dd hoặc ddEEee và DD

Các tế bào trên thực hiện GP 2 bình thường tạo ra các giao tử: DEe và d, dEe và D

+ 1 số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong GPII, cặp Ee GP bình
thường tạo ra các giao tử

Kì cuối 1: DDEE và ddee hoặc DDee và ddEE

Các tế bào trên tiếp tục GP 2 ( cặp Dd không phân ly, cặp Ee GP bình thường) tạo
ra các giao tử: DDE, E và dde,e hoặc DDe ,e và ddE, E
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Vậy các giao tử được tạo ra từ quá trình GP trên là: DE, De, dE, de, DEe và d, dEe
và D, DDE, E và dde,e hoặc DDe ,e và ddE, E

Giả sử có 2 alen D và d nằm trên NST thường, đột biến xảy ra ở 1 số cá thể
trong quần thể làm cho cặp NST này không phân li trong GP I nhưng phân li
trong GP II

Quá trình tạo ra những loại giao tử nào?

1 số cá thể GP không bình thường tạo 2 giao tử: Dd, O

1 số cá thể GP bình thường tạo ra giao tử D , d

Viết các tổ hợp tạo thành có thể có

DDd, Ddd, OD, Od

Một cơ thể có kiểu gen AaXBY.

Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì từ cơ thể trên có thể tạo ra
mấy loại giao tử? Viết các kiểu giao tử đó.

4 loại giao tử: AXB, AY, aXB, aY.

Trong giảm phân I ở một tế bào sinh tinh, cặp nhiễm sắc thể giới tính không bắt
cặp ở kì đầu. Nếu các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường thì có
thể dẫn tới hậu quả gì?

Nếu cặp nhiễm sắc thể giới tính không tiếp hợp ở kì đầu của giảm phân I thì chúng
có thể không phân li đồng đều về 2 tế bào con ở kì sau I, kết quả là hình thành nên
giao tử đột biến chứa cả 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y và giao tử không chứa
nhiễm sắc thể giới tính nào.

(HS có thể viết tạo ra các giao tử AXBY và a0 hoặc aXBY và A0)

Theo lí thuyết, số loại giao tử được tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử của một loài

động vật có kiểu gen Aa XEY là bao nhiêu? Viết kiểu gen của các loại giao
tử đó? Biết quá trình giảm phân bình thường.

Nếu tế bào trên là tế bào sinh tinh, giảm phân cho 2 loại tinh trùng ABDXE và
abdY hoặc AbdXE và aBDY hoặc aBDXE và AbdY abdXE và ABDY

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Nếu tế bào trên là tế bào sinh trứng, giảm phân cho 1 loại trứng

ABDXE hoặc abdY hoặc AbdXE hoặc aBDY hoặc aBDXE hoặc AbdY abdXE hoặc
ABDY

Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối có 2 cặp NST
tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra những tổ hợp NST nào trong các
giao tử và trong các hợp tử?

Tổ hợp NST trong giao tử: AB, Ab, aB, ab

Tổ hợp NST trong các hợp tử: AABB; AABb; AaBb: AaBb; AAbb; Aabb; aaBB;
aaBb; aabb

Ở một loài động vật, xét 50 tinh bào bậc 1 có 2 cặp NST kí hiệu BbDd. Trong
quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 48 tinh bào giảm phân bình
thường, còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (do rối loạn ở lần giảm
phân I ở cặp NST Bb, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp Dd giảm phân
bình thường)

Xác định số lượng tinh trùng tạo ra từ 50 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh
trùng bd?

Số lượng tinh trùng tạo ra:

1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.

Vậy có 50 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: 4.50= 200 tinh trùng

Tỉ lệ tinh trùng bd

Xét cặp NST Bb

+ Có 48 tế bào giảm phân bình thường sẽ tạo ra: 96 tinh trùng B và 96 tinh trùng b

+ Có 2 tế bào rối loạn trong giảm phân I sẽ tạo ra 4 tinh trùng chứa Bb ( Chứa cả 2
NST B và b) và 4 tinh trùng O (không chứa NST nào).

--> Tỉ lệ tinh trùng của cặp NST Bb là:

96/200 B: 96/200b: 4/200Bb: 4/200 O= 0,48B: 0,48b: 0,02Bb:0,02O

Xét cặp Dd

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Cặp Dd giảm phân bình thường cho ra 0,5D :0,5d

Vậy tỉ lệ tinh trùng bd là:0,48b. 0,5b=0,24

Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm có kí hiệu: Nếu nguyên phân
bị rối loạn ở cặp NST XY. Viết kí hiệu bộ NSTcó thể có trong tế bào con được
sinh ra?

ABDBXY, ABDB; aBDBXY, aBDB

AbdBXY, AbdB; abdBXY, abdB

Câu 27: Loài cá rô phi khi được ăn thức ăn chứa testosterol với liều lượng và
thời gian thích hợp sẽ tạo ra toàn con đực hoặc thức ăn chứa Owsstrogen sẽ
tạo thành con cái.

Từ ví dụ trên, em có nhận xét gì về sự phân hóa giới tính ở động vật?

Ngoài việc NST quy định giới tính, quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh
hưởng của các tác nhân từ môi trường trong và ngoài cơ thể, trong đó có hoocmon
sinh dục.

Câu 28: Một bạn học sinh cho rằng Testoterol và Owsstrogen tác động vào
NST giới tính gây biến đổi giới tính. Quan điểm này đúng hay sai? Giải thích?

Sai vì hoomon không tác động vào cặp NST giới tính. Cặp NST giới tính của cá
thể không thay đổi, chỉ thay đổi về KH.

Câu 29: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ là 1:1? Tỉ lệ này đúng
trong trường hợp nào?

Ở người: cặp NST giới tính của nữ là XX, nam là XY.

Qua GP:

Mẹ chỉ cho 1 giao tử mang NST X.

Còn bố cho 2 giao tử : 1 loại mang NST X và 1 loại mang NST Y với tỉ lệ ngang
nhau.

Trong thụ tinh:

+Tinh trùng Y kết hợp với trứng X--> Tạo con trai (XY)

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Tinh trùn X kết hợp với trứng X--> Tạo con gái (XX)

Do 2 loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá
trình thụ tinh với xác suất như nhau nên tỉ lệ trai: gái là 1:1

Sơ đồ lai:

P: 44A+ XX ( Mẹ) x 44A+ XY ( Bố )

Gp: 22A+ X 22A+ X : 22A+ Y

F1: 44A+ XX ( gái) : 44A + XY ( trai)

Tỉ lệ này đúng trong trường hợp:

Các hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê đủ lớn và
sự thụ tinh diễn ra 1 cách ngẫu nhiên.

Lưu ý:

Nếu câu hỏi: Nói việc sinh trai hay gái là do người phụ nữ quyết định đúng hay
sai?

( Sai -- và dẫn chứng như câu trên)

Câu 30: Vậy tại sao 1 cặp vợ chồng vẫn có thể sinh toàn trai hoặc gái?

Vì tỉ lệ con trai : gái ở giai đoạn sơ sinh xấp xỉ 1:1 chỉ đúng khi:

+ Số lượng trẻ để tìm hiểu giới tính phải đủ lớn, trong khi đó, số con của 1 cặp vợ
chồng là quá ít.

+ Do quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Câu 31: Cân bằng giới tính là gì? Nguyên nhân của sự cân bằng giới tính?
Hậu quả và nêu cách khắc phục?

Hiện tượng cân bằng giới tính:

+ Ở mỗi loài động vật phân tính, tính trên số lượng cá thể trong loài, tỉ lệ giũa cá
thể đực/ cá thể cái luôn xấp xỉ là 1:1. Hiện tượng này được gọi là sự cân bằng giới
tính.

Nguyên nhân của sự cân bằng giới tính:

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

+ Quy luật sinh học: Về mặt sinh học, tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng loại
giao tử mang NST giới tính Y.

+ Quy luật toán học: Trên số lớn lần thụ tinh, tỉ lệ giữa số lần giao tử X gặp X/ X
gặp Y gần bằng 1:1.

Hậu quả:

+ Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng “Thừa nam, thiếu nữ” trong
tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học, tác động đến cuộc sống cá nhân, gia
đình và toàn xã hội. Việc lựa chọn giới tính thai nhi dẫn đến bỏ thai, sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe, sự sinh sản của phụ nữ.

+ Thừa nam, thiếu nữ --> Nam khó lấy vợ, 1 số kết hôn muộn hoặc không kết hôn.

+ Gia tăng tệ nạn xã hội: Mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em...

Cách khắc phục:

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi quan niệm trọng nam,
khinh nữ; nghiêm cấm tình trạng chuẩn đoán giới tính thai nhi trước sinh.

Câu 32: Hiện nay có nhiều căp vợ chồng tìm đến các biện pháp giúp sinh con
theo ý muốn? Theo em, điều này có nên không? Vì sao?

+ Không nên

+ Vì khi để sinh tự nhiên, tỉ lệ nam: nữ trong xã hội xấp xỉ 1:1. Nếu có nhiều người
sinh con trai theo ý muốn --> Nam nhiều hơn nữ --> Mất cân bằng giới tính…..(hs
nêu hậu quả ).

Câu 33: Một loài sinh sản hữu tính sự phát sinh giao tử diễn ra bình thường,
một trong những giao tử của loài có kí hiệu 38A + X

Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và xác định tên loài?

Viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính của loài trên?

Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực của loài?

Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 78 NST ( gà)

Sơ đồ cơ chế xác định giới tính của loài:

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Ở gà, bộ NST của gà trống là 76 A+ XX, gà mái có bộ NST: 76A +XY

Trong giảm phân:

Gà trống giảm phân tạo ra 1 loại tinh trùng chứa 38A + X;

Gà mái tạo ra 2 loại trứng chứa chiếm tỉ lệ ngang nhau 38A + X và 3A + Y

Trong thụ tinh :

+ Tinh trùng 38A + X kết hợp với trứng 38A + X--> gà trống 76AA + XX

+ Tinh trùng 38A + X kết hợp với trứng 38A + Y--> gà mái 76AA + XY

Sơ đồ:

P: 76 A+ XX (trống) x 76A + XY (mái)

GP: 38A + X 38A+ X : 38A +Y

F1:KG: 76AA + XX: 76AA + XY

KH: 1 trống : 1 mái

Cơ chế phát sinh giao tử đực của loài : Gà đực có bộ NST: 76AA + XX

C. BÀI TẬP

Dạng 1:

NHẬN BIẾT CÁC KÌ TRONG NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN. ( quan


trọng ).

Phương pháp:

Phải hiểu rõ thế nào là NST tương đồng và cặp NST kép tương đồng.

Hiểu rõ bản chất của mỗi kì trong NP ( lưu ý: kì giữa, kì sau, cuối) và GP ( lưu ý kì
giữa I, cuối I, giữa II, sau II, cuối II).

- Một số trường hợp nhận diện nhanh:

1. Nếu NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

=> Tế bào có thể ở kì giữa NP (2n kép) hoặc kì giữa II (n kép)

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

2. Nếu bài toán cho hình vẽ:

Nhưng nếu tế bào có: mỗi NST kép đều có 1 chiếc (kép) tương đồng => Tế bào
đang ở kì giữa của NP.

Nhưng nếu tế bào thấy: Mỗi NST kép đều có hình dạng, kích thước khác nhau
và không có chiếc ( cặp) tương đồng với nó => Chứng tỏ NST kép đã bị phân ly
=> Tế bào đang ở kì giữa II.

3. Nếu bài toán chỉ cho số lượng NST thì:

Nếu thấy có NST kép là 1 số lẻ (n kép) => Tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân.

Nếu NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào => Tế bào đang ở kì sau NP hoặc kì sau
II.

Nếu mỗi cực chứa các NST đơn tồn tại thành từng cặp tương đồng => Tế bào ở kì
sau NP.

Nếu mỗi cực chứa các NST đơn nhưng không có chiếc tương đồng với nó => Tế
bào ở kì sau II.

4. Nếu đề bài đã cho đặc điểm của NST thì khẳng định ngay đó là kì nào? Của quá
trình phân bào nào?

Nếu hình thành 2 tế bào con.

Nếu mỗi tế bào con NST tồn tại ở trạng thái kép => Tế bào ở kì cuối I.

Nếu mỗi tế bào con chứa NST đơn thì xét các trường hợp:

+ Nếu mỗi tế bào chứa các NST đơn tồn tại thành từng cặp tương đồng => Tế bào
ở kì cuối NP.

+ Nếu mỗi tế bào chứa các NST đơn nhưng không có chiếc tương đồng với nó =>
Tế bào ở kì cuối II.

Bài 1: Quan sát 1 tế bào lưỡng bội ở 1 loài ĐV đang phân bào bình thường
thấy có 40 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào

Xác định bộ 2n?

Kết thúc quá trình phân bào, các tế bào con sinh ra còn tiếp tục phân bào nữa
không? Vì sao?

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Bộ NST 2n của loài:

NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. Vậy tế bào đang ở kì sau Nguyên phân
hoặc kì sau II của GP.

+ Trường hợp 1: Nếu tế bào đang ở kì sau NP, mỗi tế bào có 2.2n= 40 NST

--> 2n= 20 NST.

+ Trường hợp 2: Nếu tế bào đàn ở kì sau GP II, mỗi tế bào có 2n= 40 NST.

Kết thúc quá trình phân bào, các tế bào con sinh ra còn tiếp tục phân bào nữa
không? Vì sao?

+ Trường hợp 1: Kết thúc quá trình GP, tạo ra các tế bào mang bộ NST là n đơn
=> Chúng không tiếp tục phân bào nữa

+ Trường hợp 2: Kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào lưỡng bội 2n.
Do đó, chúng vẫn có thể tiếp tục phân bào (nguyên phân, giảm phân).

Bài 2. Quan sát tiêu bản tế bào của 1 loài, thấy có 1 tế bào đang phân chia
bình thường và có 23 NST kép.

Tế bào trên đang thực hiện quá trình phân bào nào? Ở kì nào? Giải thích?

Xác định bộ NST 2n của loài. Viết kí hiệu bộ 2n của loài đó?

Tế bào trên đang thực hiện quá trình phân bào nào? Ở kì nào? Giải thích?

Tế bào đang thực hiện quá trình GP.

Vì tế bào có 23 NST kép (n kép= 23), sơ lượng NST kép bằng 1/2 so với bộ NST
lưỡng bội nên có thể tế bào đang ở kì cuối I, Trung gian II, đầu II, giữa II.

Xác định bộ NST 2n của loài. Viết kí hiệu bộ 2n của loài đó

Bộ NST của loài: 2n= 46

Bài 3: Ở một tế bào của một loài đang giảm phân, các NST đang xếp thành 1
hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào
là 22 NST. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân và bộ NST lưỡng bôi của loài
là bao nhiêu ?

Một tế bào xôma của loại trên đang tiến hành nguyên phân. Tính số NST kép,

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

số NST đơn, số tâm động ,số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của
quá trình nguyên phân này. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình
thường.

Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II ( n NST kép = 22).

Bộ NST lưỡng bội 2n= 44 (thỏ)

Số NST đơn, số tâm động ,số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của quá
trình NP là: 0

Kì đầu Kì sau

NST kép 44 0

NST đơn 0 88

Tâm động 44 88

Cômatit 88 0

Bài 4: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, một tế bào của loài đang phân bào,
người ta quan sát thấy có NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
vô sắc.

a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích?

b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số
tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân
bào?

Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Giải thích?

- Tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân II vì:

NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, và số lượng
NST giảm đi 1/2 ( 4 NST kép) so với tế bào mẹ ban đầu (2n=8).

b. Số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của tế bào:

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Tiêu chí Kì giữa Kì sau

Số tâm động 8 16

Số Cromatit 16 0

Số NST đơn 0 16

Bài 5: Hình vẽ dưới đây mô tả 1 giai đoạn của quá trình phân bào ở 1 loài sinh
vật.

Hãy cho biết

Đây là giai đoạn phân bào nào?

Số lượng NST theo trạng thái của nó?

Bộ NST lưỡng bội của loài?

Đây là giai đoạn phân bào nào:

Tế bào đang ở kì giữa GP I.

Vì NST kép xếp thành 2 hàng song song trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.

Số lượng NST theo trạng thái của nó?

Tế bào có 2n= 4 NST kép.

Bộ NST lưỡng bội của loài?

2n= 4 NST đơn

Bài 6 : Hình dưới đây mô tả 1 giai đoạn phân bào của 1 tế bào động vật lưỡng
bội. Biết 4 NST đơn trong mỗi nhóm đang phân ly về 2 cực của tế bào có hình
dạng, kích thước khác nhau.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Hình trên biểu diễn 1 giai đoạn của NP hay GP? Thuộc kì nào?Giải thích?

Bộ NST 2n của loài? Giải thích?

Từ 1 tế bào mẹ mang bộ NST 2n qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào
con. Các tế bào con này có đặc điểm gì?

Hình trên biểu diễn 1 giai đoạn của NP hay GP? Thuộc kì nào? Giải thích:

Hình trên đang ở kì sau của GP II.

Vì NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào, mỗi NST có hình dạng, kích thước
khác nhau ( tức là mỗi NST đơn không có chiếc tương đồng với nó).

Bộ NST 2n của loài? Giải thích:

Ở kì sau GP II, mỗi tế bào có 2n=8 NST đơn. Vậy bộ NST của loài 2n=8 NST

Từ 1 tế bào mẹ mang bộ NST 2n qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con.
Các tế bào con này có đặc điểm gì?

Các tế bào con tạo ra sau quá trình GP có bộ NST đơn bội n, NST tồn tại ở trạng
thái đơn.

Bộ NST đơn bội của các tế bào con khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST.

Bài 7: Một tế bào gồm các NST được kí hiệu là A tương đồng với a, B tương
đồng với b, tiến hành phân bào.

Hãy cho biết bộ NST của tế bào nói trên là bộ NST lưỡng bội hay đơn bội?
Giải thích?

Viết kí hiệu bộ NST của tế bào vào kì giữa của nguyên phân?

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Cho biết hình vẽ sau đang tiến hành hình thức phân bào gì ? Vào giai đoạn
nào? Giải thích?

Bộ NST của tế bào nói trên là bộ NST lưỡng bội. Vì bộ NST lưỡng bội tồn tại
thành từng cặp tương đồng

Kí hiệu bộ NST tại kì giữa: AAaaBBbb

Hình vẽ trên đang tiến hành hình thức nguyên phân. Cụ thể:

+ Hình 1: Tế bào đang ở kì giữa NP. Vì NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào, mỗi NST kép đều có chiếc tương đồng với nó.

+ Hình 2: Tế bào đang ở kì sau NP. Vì NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào, mỗi
NST đơn đều có chiếc tương đồng với nó.

+ Hình 3: Tế bào đang ở kì cuối NP. Vì NST ở dạng đơn, tháo xoắn dạng sợi
mảnh.

Bài 8: Hai hình vẽ sau mô tả giai đoạn phân bào của 2 tế bào ở hai loài sinh
vật. Biết rằng không xảy ra đột biến, 4 NST đơn ở mỗi tế bào đang phân li về
mỗi cực của tế bào. Các chữ cái kí hiệu cho các NST.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Mỗi tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích?

Xác định bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên?

Giả sử tế bào 1 và 2 kết thúc quá trình phân bào. Các tế bào con tạo ra có tiếp
tục phân chia được nứa không? Vì sao?

Mỗi tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích:

Tế bào 1: Đang ở kì sau GP II. Vì các NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào, nhưng
mỗi NST đơn không có chiếc tương đồng với nó ( M và n, c và D không tương
đồng với nhau).

Tế bào 2: Đang ở kì sau NP. Vì các NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào, và mỗi
NST đơn đều có chiếc tương đồng với nó ( A và a, B và b tương đồng với nhau).

Xác định bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên:

Tế bào 1: Ở kì sau GP II, mỗi tế bào có bộ NST 2n = 8NST đơn --> 2n=8 NST.

Tế bào 2: Ở kì sau NP, mỗi tế bào có 2.2n = 8 NST đơn ---> 2n = 4 NST.

Giả sử tế bào 1 và 2 kết thúc quá trình phân bào. Các tế bào con tạo ra có tiếp tục
phân chia được nứa không? Vì sao:

+ Tế bào 1: Kết thúc quá trình GP, tạo ra các tế bào mang bộ NST là n đơn -->
Chúng không tiếp tục phân bào nữa.

+ Tế bào 2: Kết thúc quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào lưỡng bội 2n. Do đó,
chúng vẫn có thể tiếp tục phân bào (nguyên phân, giảm phân).

Bài 9: Quá trình phân bào của 2 tế bào thuộc 2 loài khác nhau được minh họa
bởi hình 1 (tế bào 1) và hình 2 (tế bào 2).

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Tế bào 1, tế bào 2 đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích?

Nếu trong phân bào NST kép mang BB của tế bào 1 không phân ly, còn các
NST khác phân ly bình thường thì có thể tạo ra các tế bào con có kí hiệu và số
lượng NST như thế nào?

Nếu trong phân bào NST kép mang EE của tế bào 2 không phân ly, các NST
còn lại phân ly bình thường thì có thể tạo ra các tế bào con có kí hiệu và số
lượng NST như thế nào?

Tế bào 1, tế bào 2 đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích:

Tế bào 1: Đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Vì NST kép xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và mỗi NST kép đều có chiếc tương
đồng với nó ( AA và aa, BB và bb tương đồng).

Tế bào 2: Đang ở kì giữa của GP II. Vì NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào, nhưng mỗi NST kép không có chiếc tương đồng với nó
(EE và DD, MM và nn không tương đồng).

Nếu trong phân bào NST kép mang BB của tế bào 1 không phân ly, còn các NST
khác phân ly bình thường thì có thể tạo ra các tế bào con có kí hiệu và số lượng
NST:

Tạo ra 2 tế bào con: AaBBb (2n= 4NST) và Aab (2n=3 NST)

Nếu trong phân bào NST kép mang EE của tế bào 2 không phân ly, các NST còn
lại phân ly bình thường thì có thể tạo ra các tế bào con có kí hiệu và số lượng
NST:

Tạo ra 2 tế bào con: DMn (n=3NST) và DEEMn (n= 5 NST)

Bài 10: Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động
vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên.

Cho biết tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn
nào?

Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật trên là bao nhiêu?

Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

- Hình vẽ trên cho biết tế bào đang tiến hành quá trình Giảm phân tại kì giữa II vì
NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mặt khác,
mỗi NST kép không có chiếc tương đồng với nó ( vì mỗi NST kép đều có kích
thước khác nhau).

- Ở kì giữa GP II, mỗi tế bào có n= 5 NST kép. Vậy Bộ NST 2n=10 NST đơn.

Bài 11: Một loài có bộ NST 2n. Quan sát thấy các tế bào dưới kính hiển vi ở
mỗi tế bào có 25 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào. Cho biết tế bào trên ở kì nào của quá trình phân bào nào? Biết
không xảy ra đột biến.

Tế bào đang ở các kì

Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thì tế
bào có thể đang ở kì giữa nguyên phân (2n kép) hoặc kì giữa II của giảm phân (n
kép).

Tuy nhiên, ở tế bào lại có 25 NST kép là 1 số lẻ nên các tế bào này chỉ có thể đang
ở kì giữa II của giảm phân.

Bài 12: Cho hình vẽ tế bào (A) và (B) thuộc cùng một loài.

Dựa vào hình vẽ, hãy xác định:

Các tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích?

Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?

Các tế bào đang ở:

2 tế bào thuộc cùng 1 loài nên có cùng bộ NST 2n.

Tế bào A: NST đơn phân li về 2 cực của tế bào --> Tế bào đang ở kì sau nguyên
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

phân hoặc kì sau giảm phân II.

Tế bào B: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào --
> Tế bào đang ở kì giữa nguyên phân hoặc kì giữa giảm phân II.

Bộ NST lưỡng bội của loài

- Nếu tế bào B đang ở kì giữa nguyên phân ( bộ NST 2n=4), tế bào A đang ở kì sau
nguyên phân (bộ NST 2.2n= 8 --> 2n=4).

Vậy bộ NST lưỡng bội của loài: 2n=4.

- Nếu tế bào B đang ở kì giữa II giảm phân (bộ NST 2n=8), tế bào A đang ở kì sau
II giảm phân ( bộ NST n= 4kép -> 2n=8).

Vậy bộ NST lưỡng bội của loài: 2n= 8.

Bài 13. Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn của quá trình phân bào bình
thường ở một tế bào sinh dưỡng của một loài dưới kính hiển vi. Theo lí thuyết,
hãy xác định:

Đây là giai đoạn phân bào nào? Giải thích?

Bộ NST lưỡng bội của loài?

Tế bào đang ở kì giữa nguyên phân phân. Vì NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào và đây là tế bào sinh dưỡng.

Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n= 4

Bài 14. Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen
AaBb đang thực hiện quá trình phân bào

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

Hai tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích?

Cả 2 tế bào có bộ NST 2n= 4( AaBb)

Tế bào 1: NST kép xếp thành 2 hàng song song trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào. --> Tế bào đang ở kì giữa I của giảm phân.

Tế bào 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, số
lượng NST kép giảm ½ ( 2 kép) --> Tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân.

Bài 15: Hình vẽ dưới đây mô tả 3 tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp
đang ở kì sau của quá trình phân bào. Hãy cho biết các phát biểu sau đây
đúng hay sai?

Tế bào 1 và tế bào 3 chắc chắn là của 2 cơ thể khác loài?

Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào con với cấu trúc NST
giống nhau?

Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, ở kì giữa của giảm phân I có
8 cách sắp xếp của các cặp NST kép tương đồng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào. Biết rằng mỗi cặp đều gồm hai 2 NS T có cấu trúc khác nhau.
Hãy cho biết bộ NST lưỡng bội của loài đó?

Tế bào 1 và tế bào 3 chắc chắn là của 2 cơ thể khác loài?

Nhận định sai. Vì tế bào 1 và tế bào 3 có thể thuộc cùng loài.

Giải thích:

+ Tế bào 1 có 8 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào -->Có thể đang ở kì sau
nguyên phân hoặc kì sau giảm phân II --> Tạo tế bào con có 2n= 4 hoặc 2n= 8.

+ Tế bào 3: Có 4 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào --> Có thể đang ở kì
sau nguyên phân hoặc kì sau giảm phân II --> Tạo ra tế bào có 2n= 2 hoặc 2n=4.

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

--> Như vậy, nếu tế bào 1 đang ở kì sau nguyên phân và tế bào 3 đang ở kì sau
giảm phân II thì chúng cùng loài ( có 2n=4).

Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào con với cấu trúc NST giống
nhau?

Nhận định sai

Giải thích: NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào --> Chứng tỏ tế bào đang ở kì
sau của giảm phân I (2n= 8) --> Kết thúc giảm phân tạo ra các tế bào con có cấu
trúc NST khác nhau.

Bộ NST của loài

Gọi 2n là bộ NST của loài.

Số cách sắp xếp của NST tại kì giữa là 2n: 2= 8 --> 2n = 16 --> n= 4

Vậy bộ NST lưỡng bội: 2n= 4.

Bài 16. Một tế bào bình thường có bộ NST như hình vẽ. Tế bào đó đang ở thời
điểm nào của phân bào? Giải thích?

Những sự kiện đã xảy ra đối với nhiễm sắc thể thể hiện trên hình như thế
nào? Ý nghĩa của các sự kiện đó trong tiến hóa?

Tế bào đang ở kì đầu của giảm phân II.

Giải thích:

+ Bộ NST ở trạng thái đơn bội kép.

+ Màng nhân biến mất.

+ Thoi phân bào đang hình thành.

Các sự kiện xảy ra đối với NST trên hình:

+ Sự tổ hợp của các NST khác nguồn.

+ Sự trao đổi chéo giữa các Cromatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng.

Ý nghĩa: Các sự kiện trên tạo ra vô số loại giao tử khác nhau.

--> Qua thụ tinh tạo ra vô số kiểu hợp tử --> là cơ chế tạo ra vô số biến dị tổ hợp,
GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH – MÔN SINH HỌC 9

tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Bài 17: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Hình dưới đây mô tả một kì trong
quá trình phân bào của một tế bào thuộc loài sinh vật này. Cho biết tế bào
đang ở kì nào của quá trình phân bào? Giải thích?

Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II.

Vì NST ở trạng thái đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào, và số lượng NST ở tế
bào là 2n= 8.

( Lưu ý: Nếu như ở kì sau nguyên phân thì phải có 2.2n= 16 NST đơn).

GV: LÊ THỊ THU OANH – 0368.55.73.72


CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG.

You might also like