You are on page 1of 11

CHUYN GII

DI NHÃN QUAN THN HC LUÂN LÝ

NHÓM THỰC HIỆN:


1. Vinc. Nguyễn Thanh Ninh
2. Vinc. Hoàng Hữu Quân
3. Jos. Nguyễn Văn Thụ
4. Gioak. Nguyễn Văn Tùng
GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN:
Cha Jos. Phạm Văn Trọng
MỤC LỤC

DẪN NHẬP···································································································2

I. CHUYỂN GIỚI LÀ GÌ?·················································································2

1. Khái niệm··································································································2

2. Phân loại····································································································2

3. Tiến trình chuyển giới···················································································3

4. Một số hiểu lầm về người chuyển giới································································3

II. GIÁ TRỊ LUÂN LÝ·····················································································3

1. Tiêu chuẩn luân lý·····················································································4

1.1. Hòa hợp với Thiên Chúa············································································4

1.2. Hòa hợp với bản thân···············································································5

1.3. Hòa hợp với tha nhân···············································································5

2. Đánh giá luân lý···························································································5

3. Ngoại lệ·····································································································6

4. Ví dụ minh họa····························································································6

III. MỤC VỤ CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI·························································7

1. Tôn trọng···································································································7

2. Quan tâm···································································································7

3. Đồng hành và tránh gương xấu········································································7

KẾT LUẬN···································································································8

1
DẪN NHẬP
Cách đây khoảng 20 năm về trước, vấn đề chuyển giới còn khá xa lạ đối với người Việt
Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2000, với sự công khai giới tính của một nghệ sĩ chuyển giới
đầu tiên tại Việt Nam, Cindy Thái Tài 1, cộng đồng Việt Nam dường như bắt đầu quan tâm hơn
tới chủ đề này. Tiếp theo đó, hàng loạt các nghệ sĩ chuyển giới khác như Cát Tuyền, Lâm Khánh
Chi, Hương Giang Idol… nổi lên đình đám. Với sự thành công trong nghệ thuật của những nghệ
sĩ này và cách đánh bóng tên tuổi (PR) của giới truyền thông xã hội, người Việt dần biết đến
người chuyển giới nhiều hơn và dường như có xu hướng ủng hộ những người này. Biểu hiện rõ
rêt nhất của sự ủng hộ này là việc thay đổi từ “cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính” (nghị
định số 88/2008/NĐ-CP), thành hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển đổi giới tính và cấp quyền đăng
ký lại giới tính (Bộ luật dân sự, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2017)2.
Sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam kết hợp với việc
nghiên cữu về lãnh vực chuyển giới còn rất hạn chế có thể gây ra nhất nhiều hệ lụy đáng tiếc
trong đời sống cộng đồng. Đặ biệt đối với người Công Giáo, liệu chúng ta có được phép ủng hộ,
hoặc chuyển giới hay không? Hay nói cách khác, việc chuyển giới có là hành vi tốt theo thần học
luân lý hay không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.

I. CHUYỂN GIỚI LÀ GÌ?


1. Khái niệm
Chuyển giới hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi giới tính (Transgender/Transexual). Cụ
thể hơn, theo y học, chuyển giới là việc một người hoàn toàn là người nam về mặt tự nhiên sinh
học3, nhưng lại cảm nhận mình là người nữ, khát khao là người nữ nên đã dùng các biện pháp
can thiệp y khoa để chuyển đổi giới tính thành người nữ, hoặc ngược lại, một người nữ 4 nhưng
vẫn cứ cảm nhận mình là nam và chuyển giới trở thành người nam5.
2. Phân loại
Với khái niệm trên, ta có thể phân chia chuyển giới thành hai loại:
- Chuyển giới từ nữ sang nam (Female-to-male/FTMs): Đây là trường hợp một người
sinh ra với giới tính sinh học là nữ, nhưng đã dùng các biện pháp can thiệp y khoa để
chuyển đổi giới tính thành người nam.
- Chuyển giới từ nam sang nữ (Male-to-female/MTFs): Đây là trường hợp một người
sinh ra với giới tính sinh học là nam, nhưng đã dùng các biện pháp can thiệp y khoa để
chuyển đổi giới tính thành người nữ.

1
x. TIỂU SỬ CINDY THÁI TÀI – Cuộc đời đẫm nước mắt của nghệ sĩ chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam, Youtube
video.
2
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Đồng tính luyến ái & chuyển giới dưới nhãn quan khoa học & Đức tin Công Giáo, Đồng Nai
2023, tr.203-203
3
Nghĩa là người đó mang bộ nhiễm sắc thể 46XY, có bộ phận sinh dục nam hoàn chỉnh - gồm tinh hoàn, mào tinh,
ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ống phóng tinh, bìu, dương vật, giọng nói trầm, không có bầu ngực, không tuyến sữa…
4
Mang bộ nhiễm sắc thể 46XX, có bộ phận sinh dục nữ hoàn chỉnh, có buồng trứng, tử cung, vòi trứng, âm đạo,
hàng tháng có kinh nguyệt, có vú phát triển, có tuyến sữa,…
5
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.196-197
2
3. Tiến trình chuyển giới
Theo bác sĩ Elizabeth Trần Như Ý Lan, việc chuyển đổi giới tính là một quá trình lâu dài
và phức tạp. Nhưng tiến trình chính yếu chỉ có hai bước sau6:
- Dùng thuốc nội tiết: Người muốn chuyển giới sẽ dùng thuốc nột tiết liên tục trong
một thời gian nhằm giúp một số bộ phận cơ thể người chuyển giới thay đổi. Ở MTFs-
sự thay đổi ấy là lông, râu giảm bớt, giọng nói trở nên trong trẻo, các cơ bắp tay, chân
nhỏ lại nhưng vú, mông thì to ra, tinh hoàn teo nhỏ. Ở FTMs- cơ bắp to ra, giọng nói
trở nên trầm, kinh nguyệt hết, lông, râu mọc nhiều hơn. Thuốc nội tiết có một số tác
dụng phụ như chóng mặt, cao huyết áp, thay đổi tính tình, tăng cân, trầm cảm…
- Tiến hành phẫu thuật. Sau điều trị bằng thuốc nội tiết, một số bộ phận trong cơ thể
đã thay đổi hết mức, người chuyển giới sẽ được làm phẫu thuật. Thông thường bao
gồm cắt bỏ cơ quan sinh dục trong, phẫu thuật bộ phận sinh dục ngoài để tạo hình bộ
phận sinh dục mới, nâng ngực cho to lên (nếu muốn thành đàn bà) hoặc thu nhỏ bộ
ngực (nếu muốn là đàn ông). Phải trải qua vài lần phẫu thuật mới có thể hoàn chỉnh.
Sau phẫu thuật, người chuyển giới tiếp tục phải dùng nội tiết tố đều đặn để duy trì một
số đặc điểm giới tính mong muốn.
4. Một số hiểu lầm về người chuyển giới
Vì còn là một vấn đề khá mới tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu sâu rộng 7, nên
chúng ta thường mắc một số hiểu lầm về người chuyển giới như sau8:
- Người chuyển giới là một giới tính sinh học khác biệt: Thực chất người chuyển giới
có một cơ thể với giới tính hoàn chỉnh (chính xác là nam hoặc nữ), vấn đề là họ cảm
nhận giới tính của mình khác với giới tính sinh học đang có. Đây là một vấn đề về mặt
tâm lý, không phải về thể chất sinh lý.
- Những người sinh ra có bộ phận sinh dục không hoàn chỉnh là người cần chuyển
giới. Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra vừa có dương vật lại vừa có cả buồng trứng giống nữ
giới; hoặc những người có cơ quan sinh dục không rõ nam hay nữ... Về bản chất, giới
tính cơ thể của những người này là chưa rõ ràng, không rõ là nam giới hay nữ giới.
Điều họ phẫu thuật để thành nam hay nữ là việc xác định giới tính chứ không phải
chuyển giới. Điều này hoàn toàn khác so với những người đã có giới tính hoàn chỉnh
khi sinh ra nhưng muốn chuyển đổi cơ thể sang giới tính khác.
- Chuyển giới và đồng tính luyến ái là một: Thực ra, đồng tính luyến ái đề cập
tới thiên hướng tình dục. Nhu cầu của Người đồng tính là yêu đương người cùng giới
tính, còn nhu cầu của Người chuyển giới là chuyển đổi cơ thể sang giới tính khác với
cơ thể họ.

6
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.200-201
7
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.196
8
x. WIKIPEDIA, Người chuyển giới: https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_chuyển_giới, 05/11/2023
3
II. GIÁ TRỊ LUÂN LÝ
Có được phép chuyển đổi giới tính hay không? Sau khi đã tìm hiểu, bàn bạc và thảo luận
nhóm, nhóm chúng tôi khẳng định rằng: không được phép chuyển giới vì đó là một sự xấu
luân lý nghiêm trọng (có lý trí ở mức độ tư duy và ý chí ở mức độ tự do). Việc chuyển giới xúc
phạm trực tiếp đến điều răn thứ 5: Tôn trọng Sự sống và điều răn thứ 6&9: Tôn trọng Tính
dục.
1. Tiêu chuẩn luân lý
1.1. Hòa hợp với Thiên Chúa
Việc chuyển đổi giới tính xúc phạm đến Thiên Chúa vì không chấp nhận và không tôn
trọng phái tính tự nhiên của bản thân như là ân ban.
a. Kinh Thánh9
Kinh Thánh không có đoạn văn nào minh nhiên nói về việc chuyển giới hay mô tả về
người có cảm xúc giới tính mơ hồ, rối loạn giới tính. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói tương đối nhiều
về tính dục con người. Một điều cơ bản đó là Thiên Chúa tạo dựng hai (và chỉ hai) phái tính:
“Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27).
Dường như, đoạn Kinh Thánh có ý nghĩa gần nhất với việc chuyển giới là sự lên án đồng
tính luyến ái (Rm 1, 18-32; 1 Cr 6, 9-10) và việc mặc quần áo của giới khác (Đnl 22,5). Do đó,
trong khi Kinh Thánh không trực tiếp nói đến việc chuyển giới, nhưng khi đề cập đến các ví dụ
khác của “sự nhầm lẫn” phái tính, Kinh Thánh rõ ràng và minh nhiên xem chúng là tội lỗi.
b. Huấn quyền
Sách GLHTCG số 2333 khẳng định: Mỗi người, nam cũng như nữ, phải nhận biết và
chấp nhận căn tính tính dục của mình.
Sách GLHTCG số 2280 khẳng định: Mỗi người chịu trách nhiệm về sự sống của mình
trước mặt Thiên Chúa là Đấng đã ban sự sống cho mình. Chính Ngài vẫn là Chủ thể tối thượng
của sự sống. Chúng ta buộc phải đón nhận sự sống với lòng biết ơn và gìn giữ sự sống để tôn vinh
Ngài và để cứu độ linh hồn chúng ta. Chúng ta là những người quản lý chứ không phải những ông
chủ của sự sống mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta. Chúng ta không có quyền định đoạt về
sự sống. Như vậy, mỗi người có nhiệm vụ chăm sóc giữ gìn và quản lý theo ý muốn của Thiên
Chúa chứ không được phép tùy tiện thay đổi theo ý muốn của mình.
Trong huấn từ của mình vào ngày 13-9-1952, Đức Piô XII nói với các bác sĩ rằng10:
“Bệnh nhân không phải là chủ nhân trên hết của mình, của thân xác lẫn tinh
thần. Vì thế, bệnh nhân không thể sử dụng mình một cách tùy tiện như mình muốn. Ngay
cả lý do khiến bệnh nhân làm thế tự nó cũng không đủ và không thuyết phục. Bệnh nhân
bị ràng buộc vào cứu cánh nội tại mà bản tính đã định. Bệnh nhân có quyền sử dụng- dù
bị giới hạn bởi cứu cánh tự nhiên- các khả năng và sức lực của bản tính con người. Vì
chỉ là người thừa hưởng chứ không phải là sở hữu chủ, nên bệnh nhân không có quyền
vô hạn để làm những việc như hủy diệt hay cắt bỏ cơ quan vì lý do chức năng”.

9
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.206-208
10
x. TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.212-213.
4
Trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ba Lan nhân dịp Đại
hội Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ chỉ trích việc giảng dạy ý thức hệ
chuyển đổi giới tính cho trẻ em:
“Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi và một số nước châu Á, chúng
ta đang chứng kiến một số hình thái thực dân thực sự về ý thức hệ. Và một trong những
điều, mà tôi thẳng thừng điểm mặt là vấn đề giới tính… Ngày nay, trẻ em đang được dạy
ở trường là chúng có thể chọn giới tính của mình. Tại sao họ đã dạy điều này? Bởi vì
những cuốn sách được cung cấp bởi những người và các tổ chức tài trợ cho họ. Đây là
những hình thái thực dân về ý thức hệ được hỗ trợ bởi các nước giàu đang muốn tạo một
ảnh hưởng lớn trên các nước nghèo. Và điều này thật là khủng khiếp.”
Ngày 23/3/2023, Uỷ ban Giáo lý trực thuộc HĐGM Hoà Kỳ ban hành tài liệu: “Ghi chú
Giáo lý về các giới hạn luân lý của việc thao túng kỹ thuật trên thân thể con người”, tài liệu đã
cung cấp một số nền tảng cho việc tôn trọng thân thể con người, và cho thấy tính sai trái của việc
chuyển giới:
“Một nguyên lý nền tảng của niềm tin Ki-tô giáo là có một trật tự trong thế giới
tự nhiên đã được thiết định bởi Đấng Tạo Hoá và trật tự tạo dựng là tốt đẹp (St 1,31; Tv
19,1 …). Giáo hội đã luôn khẳng định sự tốt lành thiết yếu của trật tự tự nhiên và kêu gọi
chúng ta tôn trọng trật tự đó11.
1.2. Hòa hợp với bản thân
Việc chuyển đổi giới tính xúc phạm đến bản thân vì không nhận ra phẩm giá cao quý của
tính dục mà Thiên Chúa ban cho mình.
Sách GLHTCG số 369 nói về phẩm giá: “Là người nam”, “là người nữ”, đều là thực tại
tốt lành do ý muốn của Thiên Chúa: người nam và người nữ có một phẩm giá không thể mất
được, do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, trực tiếp ban cho họ. Người nam và người nữ, với cùng
một phẩm giá, đều là “hình ảnh của Thiên Chúa”. “Là người nam” hay “là người nữ” họ đều
phản ánh sự khôn ngoan và lòng nhân hậu của Đấng Tạo Hóa.
Sách GLHTCG số 2290 khẳng định: Việc sử dụng các chất kích thích, lạm dụng rượu,
thuốc hút và y dược gây nguy hiểm cho sự an toàn cho chính mình, đều có tội cách nghiêm
trọng. Với người chuyển giới, trước và sau khi phẫu thuật, họ phải sử dụng các loại thuốc nội tiết
tố để thay đổi giới tính ban đầu và duy trì giới tính mới. Việc làm này rất nguy hiểm và có thể
xâm phạm đến tính mạng của họ.
Sách GLHTCG số 2297 khẳng định: Ngoài những trường hợp được thực hiện thật sự vì
lý do trị liệu, việc cắt bỏ, hủy hoại hoặc triệt sản có chủ ý một cách trực tiếp trên những người vô
tội đều nghịch với hành vi luân lý. Việc phẫu thuật chuyển giới đòi hỏi phải cắt bỏ một số bộ
phận trên cơ thể người chuyển giới.
1.3. Hòa hợp với tha nhân
Việc chuyển đổi giới tính xúc phạm đến tha nhân vì không nhìn nhận sự bình đẳng về
giới tính của người khác.

11
TRẦN NHƯ Ý LAN, Sđd, tr.212
5
Khi tạo dựng con người “có nam có nữ” Thiên Chúa đã ban cho người nam và người nữ
sự bình đẳng về nhân phẩm (FC, 22). “Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra,
làm thành một người đàn bà”. (St 2,22-23).
2. Đánh giá luân lý
Dựa trên truyền thống luân lý, chúng ta có thể nhận định rằng Huấn Quyền dứt khoát bác
bỏ việc giải phẫu chuyển giới. Giáo hội Công giáo luôn khẳng định: con người không phải “làm
chủ” thân xác mình, mà là người đón nhận ơn ban Thiên Chúa. Là nam hay là nữ đều phải sống
hòa hợp với quy luật tự nhiên (Thiên Chúa, bản thân, tha nhân) ở nơi thân xác mình. Con người
không thể tự do thay đổi giới tính của mình chỉ vì mình “khát khao” được là giới tính ngược lại
với giới tính tự nhiên khi mình sinh ra. Việc chuyển đổi giới tính vi phạm vào điều răn thứ 5:
Tôn trọng Sự sống (GLHTCG số 2280, 2290, 2297) và vi phạm điều răn thứ 6 & 9: Tôn trọng
Tính dục (GLHTCG số 2233).
3. Ngoại lệ
Việc chuyển giới là một sự xấu nghiêm trọng và không có trường hợp ngoại lệ.
4. Ví dụ minh họa
Có một cô gái tại Mỹ ao ước được trở thành linh mục nên cô ấy đã chuyển đổi giới tính
thành nam giới và được nhận vào chủng viện. Sau một thời gian, chủng viện đã phát hiện ra và
trục xuất người này khỏi chủng viện. Vậy hành vi chuyển giới này là việc tốt hay xấu?
Đánh giá:
 Xác định các yếu tố
- Chủ thể: Chị ấy
- Đối tượng: chuyển giới
- Mục đích: để trở thành linh mục
- Hoàn cảnh:
+ Người bị ảnh hưởng: cô ấy
+ Vật bị ảnh hưởng: không đề cập
+ Thời gian: không đề cập
+ Không gian: không đề cập
+ Nguyên nhân: vì cô ta phải trở thành nam giới
+ Hậu quả: bị phẫu thuật thành nam giới
+ Cách thưc: không đề cập
 Đánh giá
Đối tượng: “chuyển giới” là hành vi xấu vì vi phạm điều răn 5, 6 và 9
 Xem xét giảm khinh
a. Đối tượng và mục đích: cô ấy chuyển giới để trở thành linh mục
- Đối tượng: xấu
- Mục đích: tốt
 Xấu vì mục đích không biện minh cho phương tiên - GLCG 1753
b. Đối tượng và hoàn cảnh:
6
- Đối tượng và người bị ảnh hưởng: cô ấy chuyển giới ảnh hưởng đến sức khoẻ của cô ấy
+ Đối tượng: xấu
+ Ảnh hưởng đến người: xấu
 Xấu nhiều
- Đối tượng và vật bị ảnh hưởng: không đề cập
- Đối tượng và thời gian: không đề cập
- Đối tượng và không gian: không đề cập
- Đối tượng và nguyên nhân: cô ấy chuyển giới vì phải trở thành nam giới
+ Đối tượng: Xấu
+ Lý do: xấu
 Xấu nhiều
- Đối tượng và hậu quả: cô ấy cố ấy bị phẫu thuật thành nam giới
+ Đối tượng: xấu
+ Hậu quả: xấu
 Xấu nhiều
- Đối tượng và cách thức: không đề cập
-
 Kết luận
Hành vi chuyển giới của chị ấy là xấu nặng mặc dù mục đích tốt.

III. MỤC VỤ CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI


1. Tôn trọng
Đức Giêsu nói: “… Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội
nữa” (Ga 8, 11). Thật vậy, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người. Vì chính
Ngài mang lấy tội lỗi con người và cho con người cơ hội để thay đổi cuộc sống. Ngài ghét tội
chứ không ghét người có tội. Học gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy “tôn trọng, thông cảm và tế
nhị” (x.GLHTCG số 2358) đối với những người chuyển giới. Không phân biệt, nhưng hãy yêu
thương và cầu nguyện cho họ. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
(Ga 13, 34).
2. Quan tâm
Mỗi người là một mầu nhiệm. Chúng ta cần tự hỏi: “Ta đã thật sự lắng nghe người
chuyển giới một cách kiên trì để tìm ra ước muốn sâu xa của họ chưa?”; “Bệnh nhân đã được
thông tin đầy đủ rõ ràng hậu quả của việc giải phẫu và việc dùng thuốc nội tiết tố chưa?” Gia
đình của đương sự cũng cần được giúp đỡ để có thể thông cảm, nâng đỡ yêu thương đương sự
đang cơn khủng hoảng tâm lý, tránh thái độ kết án, xa lánh12.
3. Đồng hành và tránh gương xấu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Chúa Giêsu chắc hẳn không bao giờ quay lưng lại với
những tín hữu chuyển giới, và các linh mục ngày nay nên đồng hành thiêng liêng với họ, ngay cả

12
XAVIER THÉVENOT, Để xây dựng một nền luân lý cho thế giới mới, tr.141-144.
7
khi họ đã trải qua phẫu thuật chuyển giới, tội lỗi và hối cải. Ngài phân biệt rõ giữa việc các linh
mục cần thiết làm mục vụ, đồng hành đối với các tín hữu chuyển giới và điều mà Ngài gọi là
khuynh hướng “khủng khiếp” của các trường phái đầu độc trẻ em với tư tưởng rằng phái tính của
chúng là điều gì có thể chọn lựa và thay đổi 13. Do đó, bên cạnh việc đồng hành với những người
chuyển giới thì linh mục cũng phải lo liệu để tránh gương xấu trong cộng đoàn. Chính Chúa
Giêsu cũng lên án mạnh mẽ những ai làm gương xấu cho “những kẻ bé mọn” (x. Mt 18, 6), và ai
có trách nhiệm lãnh đạo mà làm gương xấu (x. Mt 7, 15).
Trong một nghiên cứu về chuyển giới, bác sĩ Trần Như Ý Lan có vài lời khuyên đối với
bản thân người chuyển giới, như sau:
- Cương quyết sống theo lời Chúa trong suốt cuộc đời.
- Ý thức rằng những ước muốn bạn đang có, cái cảm xúc ước ao được là phái tính
ngược lại với phái tính tự nhiên bạn sinh ra, ước ao này là một phần kinh nghiệm phổ
quát nhân loại về những ước ao rối loạn trật tự như là hậu quả sau sa ngã tội nguyên
tổ. Và tất cả mọi người chúng ta đều ít nhiều mang trong mình những ước ao rối loạn
trật tự tự nhiên cần phải được khắc phục.Thật ra các rối loạn này thật nhiều và thật
khác nhau mà y khoa hay tâm lý cũng không thể định nghĩa. Công cuộc đào luyện
nhân cách và lương tâm kéo dài suốt đời là cần thiết để đấu tranh với cái xấu tự trong
chính thâm tâm mỗi người.
- Hãy tín thác bằng Máu châu báu Chúa Giêsu đã đổ ra để cứu chuộc nhân loại. Ngài
đã hứa không bao giờ bỏ bạn, Ngài là Cứu Chúa của bạn. Thiên chúa biết rõ bạn làm
nên bằng gì, bạn hãy yên tâm vì bạn không có lỗi trong rối loạn cảm thức giới tính,
nhưng được mời gọi làm chủ cảm xúc và hãy cầu nguyện và chấp nhận giới tính tự
nhiên bạn đang có.
- Hãy tìm sự giúp đỡ và đồng hành của giới chuyên môn y khoa, và đồng hành thiêng
liêng. Xây dựng một nghề nghiệp ổn định và vui sống trong yêu thương phục vụ.

KẾT LUẬN
Vấn đề giới tính hiện nay hết sức phức tạp vì tạo ra các ý niệm mới và được công nhận,
được cổ võ. Hệ luỵ của các giá trị mới đến từ ý niệm đó là: Các định chế khác nhau về hôn nhân
gia đình, chẳng hạn đa thê, đa phu, hôn nhân đồng giới … Qua đó để thấy rằng việc chuyển đổi
giới tính làm cho Giáo hội phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải: việc hợp thức hoá, quyền
chuyển giới… Điều đó, hoàn toàn đi ngược lại với kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa, thử hỏi,
làm sao Giáo hội có thể chấp nhận được! Mặc dù không ủng hộ hay cho phép chuyển giới
nhưng Giáo hội vẫn quan tâm, chỉ ra những hướng dẫn cụ thể để họ thực thi mà hưởng ơn cứu
độ.
Với xác tín: Giáo hội là “Hiền mẫu và Tôn sư” (Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII). Không
người thầy chân chính nào dạy học trò những điều mình biết là sai trái. Không người mẹ hiền
nào không lo những gì tốt nhất cho con cái mình. Giáo hội luôn dạy và làm những gì đúng và tốt
13
NICOLE WINFIELD, Pope Francis urges pastoral care for transgender people, draws line between ministry and
‘indoctrination’,<https://www.washingtonpost.com/news/acts-of-faith/wp/2016/10/02/pope-francis-urges-pastoral-
care-for-gay-transgender-people-draws-line-between-ministry-and-indoctrination/ >, 2/10/ 2016.
8
nhất cho con cái để được ơn cứu độ. Cầu mong anh chị em chuyển giới (hay có ý định) sẵn lòng
nỗ lực thực thi những gì Mẹ và Thầy Giáo hội chỉ bảo để có thể chiếm hữu được Nước Trời.
Là người mang trong mình trái tim mục tử, chúng ta hết sức chia sẻ nỗi niềm khó khăn
của Giáo hội khi phải đối mặt với những vấn nạn. Bên cạnh đó, không quên cầu nguyện cho
Giáo hội luôn được Chúa Thánh Thần soi sáng, để vượt qua những vấn nạn của thời đại. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần phải biết tôn trọng những người chuyển giới và không được phân biệt
đối sử; đồng thời cầu nguyện cho họ được hoà nhập vào xã hội một cách thân thiện, bình đẳng và
tốt đẹp.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TRẦN NHƯ Ý LAN, Đồng tính luyến ái & chuyển giới dưới nhãn quan khoa học & Đức
tin Công Giáo, Đồng Nai 2023.
2. TIỂU SỬ CINDY THÁI TÀI – Cuộc đời đẫm nước mắt của nghệ sĩ chuyển giới đầu tiên ở
Việt Nam, Youtube video.
3. WIKIPEDIA, Người chuyển giới: https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_chuyển_giới,
05/11/2023.
4. XAVIER THÉVENOT, Để xây dựng một nền luân lý cho thế giới mới.
5. NICOLE WINFIELD, Pope Francis urges pastoral care for transgender people, draws line
between ministry and ‘indoctrination’, https://www.washingtonpost.com/news/acts-of-
faith/wp/2016/10/02/pope-francis-urges-pastoral-care-for-gay-transgender-people-draws-
line-between-ministry-and-indoctrination, 2/10/ 2016.

10

You might also like