You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ


-----------------------

NGUYỄN MẠNH HOÀNG

THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ DÙNG


AUTOCAD VÀ CÁC THIẾT BỊ KHÍ CỤ ĐIỆN

ĐỒ ÁN 1
Ngành: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Phú Thọ, 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA: KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
-----------------------

NGUYỄN MẠNH HOÀNG

THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ


DÙNG AUTOCAD VÀ CÁC THIẾT BỊ KHÍ CỤ ĐIỆN

ĐỒ ÁN 1
Ngành: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ KIM HUỆ

Phú Thọ, 2023


MỤC LỤC Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đồ án..................................................................1
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các khí cụ điện cần sử dụng......................................................3
1.1.1. Aptomat (CB )..............................................................................................3
1.1.1.2. Khái niệm và yêu cầu............................................................................3
1.1.1.3. Cấu tạo chính........................................................................................4
1.1.2. Contactor......................................................................................................6
1.1.2.1. Khái niệm..............................................................................................6
1.1.2.2. Cấu tạo..................................................................................................6
1.1.3. Relay nhiệt....................................................................................................8
1.1.3.1. Khái niệm và cấu tạo.............................................................................8
1.1.3.2. Nguyên lí làm việc của Relay nhiệt 3 pha.............................................8
1.1.4. Nút nhấn......................................................................................................9
1.1.4.1. Khái niệm..............................................................................................9
1.1.4.2. Cấu tạo..................................................................................................9
1.2. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ 3 pha..................................................10
1.2.1. khái niệm.....................................................................................................10
1.2.2. Cấu tạo........................................................................................................10
1.2.3 Nguyên lý làm việc.......................................................................................11
1.3. Giới thiệu phần mềm vẽ mạch Autocad electrical........................................11
1.3.1. Autocad Electrical......................................................................................11
1.3.2. Ưu điểm Autocad elictrical.........................................................................13
1.4. Giới thiệu về cade sium....................................................................................13
1.4.1. Khái quát về phần mền Cade sium.............................................................13
1.4.2. Những tính năng cơ bản của phần mềm Cade Simu...................................14
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU YÊU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ
TRONG MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ
2.1. Yêu cầu công nghệ và ứng dụng trong thực tế..............................................15
2.1.1. Yêu cầu công nghệ......................................................................................15
2.1.2. Ứng dụng trong thực tế...............................................................................15
2.2. Thiết bị sử dụng trong mạch...........................................................................15
2.3. Giả thiết yêu cầu thiết kế.................................................................................15
2.4. Tính toán lựa chọn các loại Aptomat.............................................................16
2.4.1. Aptomat 3 pha.............................................................................................16
2.4.2. Aptomat 1 pha.............................................................................................16
2.5. Tính toán lựa chọn Contactor.........................................................................16
2.6. Tính toán lựa chọn Relay nhiệt.......................................................................16
2.7. Tính toán lựa chọn dây dẫn............................................................................16
2.8. Lựa chọn thiết bị..............................................................................................16
2.8.1. Aptomat 3 pha.............................................................................................16
2.8.2. Aptomat 1 pha.............................................................................................17
2.8.3. Contactor....................................................................................................17
2.8.4. Relay nhiệt..................................................................................................18
2.8.5. Dây dẫn.......................................................................................................18
2.8.5.1. Mạch động lực.........................................................................................18
2.8.5.2. Mạch điều khiển.......................................................................................19
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ TỦ ĐIỆN MẠCH KHỞI
ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
3.1. Kết quả bố trí sơ đồ bố trí thiết bị..................................................................20
3.2. Kết quả thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha
dùng Autocad electrical..........................................................................................20
3.2.1. Mạch động lực và mạch điều khiển............................................................21
3.2.2. Nguyên lý làm việc của mạch.....................................................................22
3.3. Kết quả thiết kế tủ điện...................................................................................22
3.3.1. Cách thức thiết kế tủ điện...........................................................................22
3.3.2. Kết quả sơ đồ thiết kế tủ điện.....................................................................23
3.4. Mô phỏng mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha bằng phần mềm Cade
sium...........................................................................................................................24
3.4.1. Cách thức mô phỏng bằng phần mềm Cade sium.........................................24
3.4.2. Kết quả sơ đồ mô phỏng mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha................24
3.5. Đánh giá kết quả thiết kế.................................................................................25
3.5.1. Đánh giá kết quả về thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển bằng
Autocad electrical.................................................................................................25
3.5.2. Đánh giá kết quả thiết kế tủ điện................................................................25
3.5.3. Đánh giá kết quả mô phỏng mạch điều khiển trực tiếp động cơ 3 pha
bằng Cade sium...................................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................28
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lý do em quyết định nghiên cứu và thiết kế mạch khởi động trực tiếp cho động
cơ ba pha chủ yếu xuất phát từ việc nhận thấy sự cần thiết và lợi ích mà nó mang lại
trong lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật điện.
Trước hết, mạch khởi động trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu
hóa tài nguyên năng lượng. Trong một thế giới đang đối mặt với thách thức năng
lượng và biến đổi khí hậu, việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong quá trình khởi
động động cơ là một phần quan trọng để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, mạch khởi động trực tiếp giúp bảo vệ động cơ ba pha khỏi những tác
động tiêu cực trong quá trình khởi động, như giảm áp suất và điện áp sụt giảm. Điều
này có thể giúp kéo dài tuổi thọ của động cơ và giảm thiểu sự cố bất ngờ trong sản
xuất và vận hành.
Một lý do khác là tính an toàn cao hơn của mạch khởi động trực tiếp. Với quy
trình khởi động trực tiếp, nguy cơ sự cố và tai nạn trong quá trình khởi động được
giảm thiểu, đảm bảo an toàn cho nhân viên và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
Ứng dụng của mạch được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở các khu công
nghiệp mà chúng được ứng dụng rất nhiều xung quanh ta. Ví dụ như sử dụng trong
thang máy, các cửa cuốn tại các trường học, các công ty , hệ thống nâng hạ, v.v.v .
Từ đó em quyết định nghiên cứu và phát triển mạch khởi động trực tiếp cho
động cơ ba pha không chỉ hướng đến hiệu suất và tiết kiệm năng lượng mà còn là một
phần quan trọng của sứ mệnh bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường làm việc an toàn
và ổn định hơn.
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đồ án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Thiết kế mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha với 2 chế độ quay thuận và
quay ngược.
- Phần mền Autocad Elictrical.
- Thiết kế tủ điện trên phần mền Autocad Elictrical.

1
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đồ án sẽ bao gồm phần mềm Autocad Elictrical để nghiên
cứu về cách sử dụng phần mền áp dụng vào thiết kế mạch và thiết kế tủ điện.
Nghiên cứu về các thiết bị khí cụ điện cũng như cấu tạo, chức năng và nguyên
lý làm việc để từ đó áp dụng vào việc.
Nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.
Tính toán và lựa chọn các thiết bị để phù hợp với giả thiết đưa ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế thành công mạch khởi động trực tiếp động cơ và tủ điện sử dụng phần
mềm Autocad Elictrical và các khí cụ điện nhằm phát triển một hệ thống khởi động
động cơ một cách hiệu quả, ứng dụng vào thực tế. Trong đó lựa chọn động cơ có công
suất là 5,5KW và U=380V, cosφ= 0,85.
Bên cạnh đó còn nhằm mục đích sau:
- Nâng cao kỹ năng tư duy thiết kế mạch điện công nghiệp.
- Hiểu được cấu tạo nguyên lý mạch
- Nâng cao khả năng thiết kế, vẽ mạch trên Autocad Elictrical.
- Biết cách tính toán, lựa chọn thiết bị cho phù hợp và củng cố lại kiến thức đã học

2
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về các khí cụ điện cần sử dụng


1.1.1. Aptomat (CB )
1.1.1.2. Khái niệm và yêu cầu

Hình 1.1. Hình ảnh Aptomat thông dụng


CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit Breaker), CB là khí cụ điện dùng đóng
ngắt mạch điện (một pha, ba pha); có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp...
mạch điện. Chọn CB phải thoả mãn ba yêu cầu sau:
- Chế độ làm việc ở định mức của CB thải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là
trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý. Mặt khác, mạch dòng điện của CB
phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay
đang đóng.
- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA. Sau
khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định
mức.
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự
phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy
thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.
* Các tham số kỹ thuật của Aptomat
- In: Dòng điện định mức.
- Ir: Dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi của Aptomat.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch
3
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch
1.1.1.3. Cấu tạo chính

Hình 1.2. Cấu tạo Aptomat


a) Tiếp điểm
CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang),
hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau
cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến
tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp
điểm hồ quang, do đo bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện.
Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp
điểm chính.
b) Hộp dập hồ quang
Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người
ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: Kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa
kín được dặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng điện giới hạn
cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA
hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp). Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta
dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn
ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
c) Cơ cấu truyền động cắt CB

4
Truyền động cắt thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động
cơ điện). Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức
không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các
CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A). Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng
một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động
cơ điện hoặc bằng khí nén.
d) Móc bảo vệ
CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ - gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi
mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết
bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian - dòng điện của móc bảo vệ
phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.
Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên
trong CB. Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này
được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng. Khi dòng điện vượt quá trị số cho
phép thì phần ứng bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở
ra. Điều chỉnh vít để thay đôi lực kháng lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng
điện tức động. Để giữ thời gian trong boả vệ quá tỉ kiểu điện từ, người ta thêm một cơ
cấu giữ thời gian.
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có
phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép giãn nở làm nhả
khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải. Kiểu này có nhược điểm là quán
tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó
chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle
nhiệt trong một CB. Loại này được dung ở CB có dòng điện đính mức đến 600A.
Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dung kiểu điện
từ. Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với
dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn.
1.1.2. Contactor
1.1.2.1. Khái niệm

5
Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong
mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều khiển mạch
điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều khiển, trạng
thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện).

Hình 1.3. Hình ảnh Contactor


Phân loại Contactor tuỳ theo các đặc điểm sau:
- Theo nguyên lý truyền động: ta có Contactor kiểu điện từ (truyền điện bằng
lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường sử dụng Contactor kiểu điện
từ.
- Theo dạng dòng điện: Contactor một chiều và Contactor xoay chiều
(Contactor 1 pha và 3 pha).
1.1.2.2. Cấu tạo
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện),
hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).

Hình 1.4. Cấu tạo cơ bản của Contactor


a, Nam châm điện:
6
Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần nắp
di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầy khi
ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.
b) Hệ thống dập hồ quang điện:
Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị
cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng
kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của
Contactor
c) Hệ thống tiếp điểm của Contactor
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.
Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của
Contactor thành hai loại:
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn
A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điể thường hở đóng lại
khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor làm mạch từ Contactor hút lại.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A.
Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau
giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong Contactor ở trạng thái nghỉ (không
được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi Contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược
lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực,
còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển (dùng điều khiển việc
cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor theo quy trình định
trước).
Theo một số kết cấu thông thường của Contactor, các tiếp điểm phụ có thể được
liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có một vài nhà
sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor, còn các tiếp điểm

7
phụ được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ ghép thêm vào
trên Contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có thể bố trí tuỳ ý
1.1.3. Relay nhiệt
1.1.3.1. Khái niệm và cấu tạo
Rơle nhiệt là một loại khí cụ để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá
tải. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt
lớn, phải có thời gian phát nóng, do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài
phút

Hình 1.5. Cấu tạo và hình ảnh thực tế relay nhiệt


Phần tử phát nóng 1 được đấu nối tiếp với mạch động lực bởi vít 2 và ôm phiến
lưỡng kim 3. Vít 6 trên giá nhựa cách điện 5 dùng để điều chỉnh mức độ uốn cong đầu
tự do của phiến 3. Giá 5 xoay quanh trục 4, tuỳ theo trị số dòng điện chạy qua phần tử
phát nóng mà phiến lưỡng kim cong nhiều hay ít, đẩy vào vít 6 làm xoay giá 5 để mở
ngàm đòn bẩy 9. Nhờ tác dụng lò xo 8, đẩy đòn bẩy 9 xoay quanh trục 7 ngược chiều
kim đồng hồ làm mở tiếp điểm động 11 khỏi tiếp điểm tĩnh 12. Nút nhấn 10 để Reset
Rơle nhiệt về vị trí ban đầu sau khi phiến lưỡng kim nguội trở về vị trí ban đầu
1.1.3.2. Nguyên lí làm việc của Relay nhiệt 3 pha
Nguyên lý chung của Role nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt làm giãn nở
phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá kim loại có hệ số giãn nở khác nhau
(hệ số giãn nở hơn kém nhau 20 lần) ghép chặt với nhau thành một phiến bằng phương
pháp cán nóng hoặc hàn. Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng kim được đốt
nóng, uốn cong về phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và
chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ.
Để Role nhiệt làm việc trở lại, phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần Reset
của Role nhiệt.

8
1.1.4. Nút nhấn
1.1.4.1. Khái niệm
Nút nhấn còn được gọi là nút bấm, là một thành phần cơ học hay điện tử dùng
để kích hoạt một chức năng, hoạt động hoặc lệnh trong một thiết bị, hệ thống, máy
móc, hoặc ứng dụng phần mềm. Nút nhấn thường được thiết kế để dễ dàng nhấn hoặc
bấm bằng tay, ngón tay hoặc bộ phận khác của cơ thể người sử dụng.

Hình 1.6. Một số nút nhấn cơ bản

1.1.4.2. Cấu tạo

Cấu tạo gồm các phần chính sau:


1. Núm nút ấn.
2. Lò xo nhả.
3. Tiếp điểm thường đóng.
4. Tiếp điểm động (kiểu cầu).
5. Tiếp điểm thường mở.
6. Ốc đấu dây.
7. Trục dẫn hướng.
Hình 1.7. Cấu tạo nút nhấn
Cấu tạo của nút nhấn gồm: hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO)
thường đóng (NC) và vỏ bảo vệ.

9
Đối với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động
vào nút ấn. Ngược lại, tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu khi không còn lực tác
động vào nút ấn.
Đối với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động
vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động vào nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn duy trì,
tác động lực vào nút nhấn thêm một lần nữa để tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
1.2. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ 3 pha
1.2.1. Khái niệm
Động cơ không đồng bộ 3 pha là máy điện xoay chiều ,làm việc theo nguyên lý
cảm ứng điện từ , có tốc độ của rotor khác với tốc độ từ trường quay trong máy .
1.2.2. Cấu tạo

Hình 1.8. Cấu tạo động cơ KDB 3 pha


Động cơ không đồng bộ 3 pha bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là stator và rotor.
Ngoài ra còn có phần vỏ máy, nắp máy và cả trục máy. Trục máy được làm
bằng thép, trên đó có gắn rotor, ổ bi và phía cuối của trục có gắn 1 chiếc quạt gió để
làm mát cho máy dọc trục. Các bộ phận của động cơ điện không đồng bộ gồm có: lõi
thép stato, dây quấn stato, nắp máy, ổ bi, lõi thép rotor, thân máy, trục máy, hộp dầu
cực, quạt gió làm mát, hộp quạt. Cụ thể như sau:
- Stator (còn gọi là phần tĩnh)
Stator bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là lõi thép và phần dây quấn, ngoài ra còn có
bộ phận vỏ máy và nắp máy.
Lõi thép stato: Có dạng hình trụ, được làm từ các lá thép kỹ thuật điện, có dập
rãnh ở bên trong, sau đó ghép lại để tạo thành các rãnh chạy theo hướng trục. Lõi thép
còn được ép vào trong vỏ máy.
Dây quấn stato là bộ phận được làm bằng dây đồng, có bọc 1 lớp cách điện và
đặt ở trong các rãnh của phần lõi thép. Dòng điện xoay chiều 3 pha chạy trong dây

10
quấn 3 pha stato thì sẽ tạo nên từ trường quay. Phần vỏ máy bao gồm có thân và nắp,
thường được làm bằng gang
- Rotor (còn gọi là phần quay)
Rotor chính là phần bao gồm lõi thép, dây quấn và phần trục máy. Lõi thép
rotor bao gồm các lá thép kỹ thuật điện, phần này được lấy từ phần bên trong của lõi
thép stato được ghép lại, mặt ngoài có dập rãnh để có thể đặt dây quấn, ở giữa có dập
các lỗ để lắp được trục.
Trục của motor không đồng bộ được làm bằng thép và trên đó có gắn lõi thép
roto. Dây quấn rotor của động cơ điện không đồng bộ có 2 kiểu là: rotor ngắn mạch
(còn được gọi là roto lồng sóc) và kiểu roto dây quấn.
Rotor lồng sóc: Bao gồm các thanh đồng hoặc các thanh nhôm được đặt trong
rãnh và bị ngắn mạch bởi 2 vành ngắn mạch được thiết kế ở hai đầu. Với động cơ nhỏ,
phần dây quấn rotor sẽ được đúc nguyên khối, bao gồm có các bộ phận như vành ngắn
mạch, thanh dẫn, cánh tản nhiệt và cả cánh quạt để làm mát. Các động cơ không đồng
bộ có công suất trên 100kW thì có thêm thanh dẫn làm bằng đồng được đặt vào giữa
các rãnh rotor rồi gắn chặt vào phần vành ngắn mạch.
1.2.3 Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của động cơ điện không
đồng bộ ba pha: Khi ta cho dòng điện ba pha tần số
f vào ba dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với
tốc độ là n1= 60f/p. Từ trường quay cắt các thanh
dẫn của dây quấn rotor và cảm ứng các sức điện động.
Vì dây quấn rotor nối kín mạch, nên sức điện động
cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn
rotor. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của Hình 1.9. Hình ảnh minh
máy với thanh dẫn mang dòng điện rotor, kéo rotor quay họa nguyên lý làm việc

với tốc độ n < n1 và cùng chiều với n1.


1.3. Giới thiệu phần mềm vẽ mạch Autocad electrical
1.3.1. Autocad Electrical
AutoCAD Electrical là phần mềm thiết kế mạch điện được sử dụng để tạo,
chỉnh sửa và quản lý các hệ thống điều khiển điện tử và mạch điện. Nó cung cấp các
công cụ thiết kế chuyên dụng để tạo ra các bản vẽ mạch điện dễ dàng và nhanh chóng.

11
Các tính năng đầy đủ của phần mềm bao gồm: các ký hiệu chuẩn cho các thành phần
điện tử, kết nối tự động, định tuyến dây tự động, phân tích và phân loại mạch điện, các
danh sách vật liệu và danh sách theo dõi dây điện và đường dẫn. Sử dụng AutoCAD
Electrical sẽ giúp tăng năng suất làm việc của người thiết kế và giảm thiểu các lỗi thiết
kế, đảm bảo rằng các hệ thống điện được xây dựng với tính đồng nhất và chính xác
cao
AutoCAD Electrical là phần mềm thiết kế kỹ thuật mạch điện của bộ
AutoCAD, có các tính năng chính sau:
1. Thư viện ký hiệu: chứa đầy đủ các ký hiệu cần thiết để thiết kế mạch điện,
giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác của các bản vẽ.
2. Công cụ định vị điểm: giúp định vị các điểm trên mạch điện với độ chính xác
cao hơn thông qua các tọa độ hoặc ký hiệu.
3. Thiết kế mạch điện thông minh: tự động tạo ra các kết nối, đường dẫn điện
và điều khiển, giảm thiểu sai sót khi thiết kế
4. Đồ thị phân tích mạch điện: cung cấp các công cụ để phân tích mạch điện,
giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến điện áp, dòng điện và điện trở.
5. Tích hợp với các phần mềm CAD khác: AutoCAD Electrical có thể tích hợp
với các phần mềm CAD khác như Autodesk Inventor hay Revit, giúp quản lý hệ thống
mạch điện dễ dàng hơn
Tóm lại, AutoCAD Electrical là phần mềm tiện ích và hiệu quả cho việc thiết
kế mạch điện với đầy đủ các tính năng để tăng năng suất và độ chính xác của công
việc.

12
Hình 1.9.1. Hình ảnh minh họa phần mền Autocad Electrical

1.3.2. Ưu điểm Autocad elictrical


Dưới đây là một số ưu điểm chính của việc sử dụng AutoCAD Electrical:
Tối ưu hóa quy trình làm việc: AutoCAD Electrical được thiết kế đặc biệt để tối
ưu hóa quy trình thiết kế điện tử. Các công cụ tự động hóa giúp bạn tiết kiệm thời gian
và nâng cao năng suất.
Bảo đảm tính đúng đắn: Phần mềm này cung cấp các công cụ kiểm tra lỗi và
xác thực giúp giảm thiểu sai sót trong quy trình thiết kế.
Thư viện ký hiệu điện tử: AutoCAD Electrical đi kèm với một bộ thư viện đa
dạng về ký hiệu điện tử và biểu đồ, giúp bạn tạo sơ đồ điện nhanh chóng và chính xác.
Quản lý danh mục và tài liệu: Bạn có thể tạo và quản lý danh mục cho các phần
tử điện tử và tự động tạo các báo cáo, danh sách vật tư và danh sách cáp.
Tích hợp với các ứng dụng khác: AutoCAD Electrical tích hợp tốt với các ứng
dụng khác của Autodesk và các phần mềm quản lý dự án, giúp bạn làm việc một cách
mượt mà trên các dự án kết hợp cơ khí và điện tử.
Tích hợp dự án và quản lý dự án: Bạn có thể sử dụng phần mềm này để quản lý
toàn bộ dự án điện tử, từ sơ đồ đến tài liệu và thông tin quan trọng khác.

13
Xuất bản và chia sẻ dự án: AutoCAD Electrical cho phép bạn xuất bản tài liệu
và báo cáo dễ dàng, giúp bạn chia sẻ thông tin với đội ngũ và khách hàng.
Hiệu suất cao: Nhờ tích hợp các tính năng thông minh và tự động hóa, phần mềm
này giúp bạn tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu thời gian cần thiết cho các dự án điện tử.
Tổng cộng, AutoCAD Electrical là một công cụ mạnh mẽ và tiện lợi cho các kỹ
sư điện tử và nhà thiết kế điện tử, giúp chúng ta tối ưu hóa quy trình thiết kế và đảm
bảo tính chính xác và hiệu quả trong các dự án điện và điều khiển.
1.4. Giới thiệu về cade sium
1.4.1. Khái quát về phần mền Cade sium
Phần mềm vẽ điện Cade simu là một phần mềm vẽ mạch và mô phỏng mạch
điên miễn phí và được sử dụng để thiết kế, biên soạn và thiết lập các mô hình điện và
mô hình hệ thống. Nó cung cấp các tính năng và công cụ hỗ trợ thiết kế như các thanh
công cụ và điều khiển, các thiết lập điện công suất, điều khiển động cơ và điều khiển
bộ điều khiển. Nó còn có các tính năng về phân tích và tính toán như: Tính toán động
cơ, điện công suất và tính toán tín hiệu điện. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các
tính năng chuyên nghiệp hơn như thiết kế mô hình, soạn thảo và thiết lập giao diện
người dung và tạo ra các tài liệu vẽ điện.
Phần mềm giúp người học dễ dàng sử dụng và tạo ra các sơ đồ điện, hệ thống
điện để thể hiện những ý tưởng của người học. Người học có thể tạo ra các sơ đồ điện
từ các đối tượng cơ bản như các hình chữ nhật, tròn, tam giác, cũng có thể tạo ra các
đối tượng phức tạp hơn như các đường cong, các đường thẳng, các đường zigzag và
nhiều hơn thế nữa. Người học cũng có thể tạo ra các mẫu để thể hiện các ý tưởng của
mình.

14
Hình 1.9.2. Phần mền Cade simu
1.4.2. Những tính năng cơ bản của phần mềm Cade Simu
- Phần mềm cung cấp các chức năng tiện lợi khi vẽ sơ đồ mạch điện công
nghiệp
- Hỗ trợ đầy đủ các thiết bị công nghiệp như: CB, Relay, MCCB, Wire,
Contactor, Aptomat…
- Phần mềm rất hữu ích với các bạn sinh viên đang học hoặc mới ra trường. Phù
hợp mô phỏng mạch điện công nghiệp khi chưa có điều kiện mua thiết bị thật.
- Là phần mềm gọn nhẹ, có thể chạy trực tiếp mà không cần cài đặt.
- Phần mềm là đã được việt hóa nên rất dễ sử dụng.
- Phần mềm cho ta sơ đồ điều khiển trong công nghiệp khá dễ dàng. Giúp kỹ sư
vẽ mạch nhanh chóng và đồng thời có thể mô phỏng.

15
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU YÊU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN
THIẾT BỊ TRONG MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ

2.1. Yêu cầu công nghệ và ứng dụng trong thực tế


2.1.1. Yêu cầu công nghệ
Mạch đảo chiều trực tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha phải đảm bảo về các
yêu cầu sau:
- Yêu cầu về chức năng: Mạch cần hoạt động đúng theo nguyên lý khi làm việc
đảm bảo không có sai sót về nguyên lý làm việc.
- Yêu cầu về hiệu năng: Đảm bảo yêu cầu về sức chịu tải theo giả thiết.
- Yêu cầu về thiết kế: Mạch cần đi dây gọn gàng, ngăn nắp, tiết kiệm chi phí .
- Yêu cầu về an toàn: Đảm bảo có đầy đủ các thiết bị đóng ngắt bảo vệ cho
mạch điều khiển và mạch động lực. Có đèn báo hiệu khi sảy ra sự cố.
2.1.2. Ứng dụng trong thực tế
Trong thực tế , mạch khởi động trực tiếp với 2 chế độ quay thuận và quay
ngược được sử dụng rất phổ biến như hệ thống đóng mở cửa tại các trường học hay tại
các nhà máy, ngân hàng , thang máy…..
2.2. Thiết bị sử dụng trong mạch
- 1 Động cơ không đồng bộ 3 pha.
- 1 ATM 3 pha để đóng ngắt bảo vệ mạch động lực.
- 1 ATM 1 pha để đóng ngắt bảo vệ mạch điều khiển.
- 1 Nút nhấn dừng động cơ.
- 1 Nút nhấn mở thuận động cơ.
- 1 Nút nhấn mở ngược động cơ.
- 2 Contactor điều khiển quay thuận và ngược.
- 1 Rơ re nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.
2.3. Giả thiết yêu cầu thiết kế
Giả thiết đề bài tính toán thiết kế mạch khởi động trực tiếp động cơ dùng
autocad và các thiết bị khí cụ điện với các thông số sau: P= 5,5 KW và U=380V,
cosφ= 0,85.

16
2.4. Tính toán lựa chọn các loại Aptomat
2.4.1. Aptomat 3 pha
Từ giả thiết đưa ra với P= 5,5KW, U=380V, cosφ= 0,85 thì ta tính được dòng
định mức như sau:
Idm=2 P=2 x 5 , 5=11( A)

Từ đó ta tính được dòng đi qua aptomat:


Icb ≥ (1,2÷1,5)Idm = 1,2 x 11 = 13,2 (A)
 Dòng qua Aptomat là 13,2 (A)
2.4.2. Aptomat 1 pha
Do aptomat 1 pha ta dùng để bảo vệ mạch điều khiển và dòng qua Aptomat
tính toán cho MCCB 3 pha là 13,2 (A) nên dòng định mức cho 1 pha là Ip = 13,2/3
= 4,4 (A). Ta làm tròn dòng qua Aptomat 1 pha thành 5(A).
2.5. Tính toán lựa chọn Contactor
Để chọn contactor ta cần tính được dòng định mức đi qua tiếp điểm chính của
mạch động lực, ta sử dụng công thức sau:
ICTT = Idm x (1,5 ÷ 2) = 11 x 1,2 = 13,2(A)
 Dòng qua Contactor là 13,2 (A)
2.6. Tính toán lựa chọn Relay nhiệt
Do Relay nhiệt có tiếp điểm chính cũng mang dòng điện của mạch động lực nên
ta sử dụng công thức sau :
IRN = (0.8 ÷ 1,2) Idm = 0.9 x 11 = 9,9 (A)
 Dòng qua Relay nhiệt là 9,9 (A)
2.7. Tính toán lựa chọn dây dẫn
Tính toán lựa chọn dây dẫn cho mạch động lực. Giả thiết áp dụng cho động cơ
hoạt động liên tục:
Ta có dòng điện định mức là Iđm = 11A.
Idm 11
Ta áp dụng công thức: S= = = 2,75 (mm2).
4 4
 Tiết diện dây dẫn ta tính được là S = 2,75 (mm2).

17
2.8. Lựa chọn thiết bị
2.8.1. Aptomat 3 pha
Dựa vào kết quả ta tính được dòng qua Aptomat là 13,2 (A), do không có
Aptomat nào có thông số dòng là 13,2(A) nên ta sẽ chọn Aptomat có dòng là 15,5(A).
Từ đó ta trabảng chọn của hãng Schneider thông qua dòng điện như sau:

Hình 2.1. Bảng chọn Aptomat 3 pha


Dựa vào bảng tra thiết bị của hãng Schneider ta có thể chọn ra được Aptomat có
mã là GV2LE20H.
2.8.2. Aptomat 1 pha
Từ kết quả tính toán được dòng qua aptomat
một pha xấp xỉ 5(A). Ta tiến hành tra bảng
chọn thiết bị của hãng Schneider và chọn được
Aptomat có mã là EZ9F34106.

Hình 2.2. Bảng chọn Aptomat 1 pha

18
2.8.3. Contactor
Dựa vào dòng tính toán qua Contactor là 13,2(A) ta tra bảng chọn thiết bị của
hãng Schneider như sau:

Hình 2.3. Bảng chọn Contactor


Sau khi tra bảng ta chọn được Contactor có mã LC1D25.
2.8.4. Relay nhiệt
Sau khi tính toán được dòng qua Relay nhiệt là 9,9(A) ta tiến hành tra bảng
chọn thiết bị của hãng Schneider.

Hình 2.4. Bảng chọn relay nhiệt


Từ bảng tra ta chọn được Relay nhiệt với mã LRD16.

19
2.8.5. Dây dẫn
2.8.5.1. Mạch động lực
Tiết diện dây dẫn ta tính được qua công thức là 2,75 (mm2). Từ đó ta tra bảng
chọn dây dẫn qua Idm = 11(A) ta chọn được dây dẫn có tiết diện là 2,5 mm2.

Hình 2.5. Bảng chọn dây dẫn


2.8.5.2. Mạch điều khiển
Tương tự như chọn dây dẫn ở mạch động lực, ta cũng chọn dây dẫn thông qua
dòng làm việc định mức. Mà điện áp dây ta tính được là xấp xỉ 5(A) nên ta sẽ chọn
dây có tiết diện cho mạch là 1 mm2.

20
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ TỦ ĐIỆN MẠCH KHỞI
ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA

3.1. Kết quả bố trí sơ đồ bố trí thiết bị


Sơ đồ bố trí thiết bị của mạch khởi động trực tiếp động cơ gồm các thiết bị sau:
- 1 Aptomat 3 pha để đóng cắt mạch động lực của hãng Schneider có mã là
GV2LE20H
- 1 Aptomat 1pha để đóng cắt mạch điều khiển có dòng định mức là 6A có mã
là EZ9F34106.
- 2 Contactor để điều khiển động cơ quay thuận nghịch có mã LC1D25.
- 1 Relay nhiệt để bảo vệ mạch có mã LRD16.
- 3 Nút nhấn để điều khiển mạch.
- 3 Đèn để báo trạng thái hoạt động của mạch
- 1 Đồng hồ Volt kế để đo điện áp của tủ điện.
- 1 Ampe kế đo dòng điện của mạch.
3.2. Kết quả thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha
dùng Autocad electrical

21
3.2.1. Mạch động lực và mạch điều khiển

Hình 3.1. Bản vẽ mạch động lực và mạch điều khiển

22
3.2.2. Nguyên lý làm việc của mạch
Đóng ATM cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn nút
MT, công tắc tơ KT có điện, đóng tiếp điểm thường mở KT trên mạch điều khiển để tự
duy trì nguồn cấp cho cuộn dây công tắc tơ KT, đồng thời mở tiếp điểm thường đóng
KT tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ KN. Đồng thời các tiếp điểm thường
mở KT ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay theo chiều thuận và
đèn X1 sáng.
Muốn động cơ quay theo chiều ngược ấn nút MN, công tắc tơ KN có điện đóng
tiếp điểm thường mở KN trên mạch điều khiển để tự duy trì nguồn cấp cho cuộn dây
công tắc tơ, đồng thời mở tiếp điểm thường đóng KN tránh sự tác động đồng thời của
công tắc tơ KT. Đồng thời các tiếp điểm thường mở KN ở mạch động lực đóng lại cấp
điện cho động cơ quay theo chiều ngược lại và đèn X2 sáng.
Muốn dừng động cơ, ấn nút D, công tắc tơ KT (hoặc KN) mất điện, động cơ
được cắt ra khỏi nguồn và dừng tự do.
Nếu như động cơ bị sự cố thì được bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt và đèn SUCO
sẽ sáng.
3.3. Kết quả thiết kế tủ điện
3.3.1. Cách thức thiết kế tủ điện
Để thiết kế thành công tủ điện, em đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu về cách
hướng dẫn thiết kế tủ điện và các loại tủ điện thông dụng, sau khi đã tham khảo và xác
định được loại tủ thì em bắt đầu tiến hành vẽ trên phần mền Autocad Elictrical. Em đã
sử dụng các lệnh vẽ cơ bản như lệnh Rec để tạo khối hình chữ nhật, tiếp đó kết hợp
với các lệnh line, co, DIV để chia đối tượng thành các phần bằng nhau, Move, MI,…
để tạo khung cho tủ điện. Em đã tính toán để chia đều khoảng cách của các phần trên
tủ điện cho hợp lý nhất có thể. Tiếp đến em sử dụng các lệnh đo khoảng cách để xác
định kích thước của tủ. Sau khi đã hoàn thành cơ bản phần khung của tủ thì tiếp đó em
sẽ tải thư viện các khí cụ điện từ nguồn internet về để sử dụng và chọn các khí cụ điện
cần thiết để cho vào tủ điện. Em đã sử dụng lệnh copy để sao chép các khí cụ điện từ
thư viện đã tải về để bố trí các khí cụ điện này vào trong tủ điện. Tương tự với phần
cánh tủ, em đã sử dụng và lựa chọn các nút nhấn , các đèn báo hiệu, các đồng hồ ,…
theo cách tương tự. Vậy là sau những thao tác cơ bản em đã thiết kế thành công tủ điện
với kích thước phù hợp cho mạch của mình.
23
3.3.2. Kết quả sơ đồ thiết kế tủ điện

Hình 3.2. Bản vẽ tủ điện


24
3.4. Mô phỏng mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha bằng phần mềm Cade sium
3.4.1. Cách thức mô phỏng bằng phần mềm Cade sium
Để mô phỏng thành công mạch trên phần mền Cade simu em đã tiến hành theo các
bước sau. Sau khi đã vẽ và hoàn thành mạch trên phần mền Cade simu, em tiến hành mô
phỏng, đóng aptomat 3 pha và đóng aptomat 1 pha, tiến hành nhấn nút mở thuận (MT) em
nhận thấy rằng lúc này Contactor KT và đèn D1 đã hoạt động, lúc này tiếp điểm chính của
Contactor KT cũng đóng lại và động cơ quay theo chiều thuận ( Chiều kim đồng hồ ).
Tiếp đến em nhấn nút mở ngược (MN) ngay lập tức Contactor KT và đèn D1 mất điện và
Contactor KN, đèn D2 có điện sẽ đóng tiếp điểm chính của Contactor KN và động cơ
quay ngược chiều kim đồng hồ. Giả thiết trong thực tế mạch bị quá tải, em tiến hành tác
động vào relay nhiệt và nhận thấy rằng động cơ dừng ngay lập tức , các thiết bị mạch điều
khiển đều dừng. Qua đó cho thấy rằng mạch đã hoạt động theo đúng quy trình và an toàn
khi đưa vào sử dụng thực tế.
3.4.2. Kết quả sơ đồ mô phỏng mạch khởi động trực tiếp động cơ 3 pha

Hình 3.3. Bản vẽ mô phỏng trên Cade simu

25
3.5. Đánh giá kết quả thiết kế
3.5.1. Đánh giá kết quả về thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển bằng Autocad
electrical
* Đánh giá về các thông số bản vẽ kĩ thuật đã tuân theo các tiêu chuẩn:
- Khung bản vẽ theo TCVN 2-74 loại A4 kích thước 297 x 210mm. Khổ
giấy được quy định bằng kích thước của mép ngoài bản vẽ. Khổ giấy bao gồm khổ
chính và khổ phụ.
- Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ theo ISO 7200 : 1984
- Tỉ lệ bản vẽ được xác định theo TCVN 7286:2003, theo tỉ lệ nguyên hình 1:1
- Cỡ chữ được xác định theo TCVN 6 – 85
* Đánh giá kết quả thiết kế mạch điều khiển và mạch động lực khi thiết kế:
- Về dây dẫn: tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC 60439
- Về thiết bị: được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60617
3.5.2. Đánh giá kết quả thiết kế tủ điện
Tủ điện được thiết kế theo form tủ điện hạ thế dựa theo tiêu chuẩn IEC61439
với kích thước 450x350x170mm. Tủ được ngăn cách với 3 thành phần chính đảm bảo
an toàn khi vận hành. Bên trên cùng gồm các khối bảo vệ đóng cắt là Aptomat, tiếp
theo bên dưới là các khối chức năng , cuối cùng là cầu đấu được đặt cuối cùng của tủ
điện.
3.5.3. Đánh giá kết quả mô phỏng mạch điều khiển trực tiếp động cơ 3 pha bằng
Cade sium
Không
STT Trường hợp Đạt Ghi Chú
đạt

1 Quay thuận + dừng ✔ TỐT

2 Quay ngược + dừng ✔ TỐT

3 Quay thuận + Quay ngược + Dừng ✔ TỐT


Quay ngược + Quay thuận + Quay
4 TỐT
ngược

26
5 Quay ngược + Dừng + Quay thuận ✔ TỐT

6 Quay thuận + Dừng + Quay ngược ✔ TỐT

7 Quay thuận + Sự Cố ✔ TỐT

8 Quay ngược + Sự cố ✔ TỐT

9 Quay thuận + Quay ngược + Sự cố ✔ TỐT

10 Quay ngược + Quay thuận + Sự cố ✔ TỐT

Hình 3.4. Bảng kết quả mô phỏng trên Cade simu


Sau khi mô phỏng 10 lần các trường hợp trên phần mền Cade sium, mạch đã
hoạt động đúng theo yêu cầu đưa ra. Khi nhấn mở thuận (MT) động cơ đã quay theo
chiều thuận và đèn báo mở thuận đã sáng, khi nhấn mờ ngược (MN) động cơ đã quay
theo chiều ngược lại và đèn báo động cơ đang quay ngược đã sáng. Giả thiết khi xảy ra
sự cố thì relay nhiệt đã tác động ngay lập tức và động cơ dừng hoạt động, đèn báo hiệu
sự cố cũng đã sáng. Qua quá trình mô phỏng trên phần mền em nhận thấy rằng mạch
đã hoạt động ổn định theo các yêu cầu đưa ra. Mạch hoàn toàn có thể đưa vào hoạt
động thực tế an toàn

27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mạch khởi động trực tiếp động cơ trong công nghiệp và trong đời sống hiện nay
rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ mang lại các lợi ích về chi phí, thiết kế, thi
công mà nó còn làm cho việc vận hành các động cơ một cách nhanh chóng hiệu quả
mà không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng, giúp giảm thiểu năng lượng tiêu hao
trong quá trình khởi động từ đó góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu và thiết kế, em đã thiết kế thành công mạch khởi
động trực tiếp động cơ 3 pha với hai chế độ quay thuận và quay ngược. Em đã tính
toán lựa chọn các thiết bị để phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như từ giả thiết đưa ra
đảm bảo mạch hoạt động chính xác khi hoạt động thực tế. Em cũng đã thiết kế thành
công tủ điện phù hợp với mạch khởi động trực tiếp động cơ này. Tủ điện có đầy đủ các
nút ấn, đèn báo, đồng hồ volt kế, ampe kế để giúp người vận hành dễ dàng thực hiện
và kiểm soát được trạng thái của tủ điện.
Tuy mạch khởi động trực tiếp có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn
nhiều những vấn đề cũng như những khuyết điểm mà mạch chưa tối ưu được. Em
mong rằng trong thời gian tới em sẽ có nhiều các cơ hội để tiếp tục nghiên cứu thêm
để mạch được tối ưu nhất có thể.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu thiết kế mạch nhưng do vấn đề về
thời gian cũng như sự hiểu biết của em còn hạn chế nên việc thiết kế mạch chỉ dừng lại
ở bản vẽ thiết kế trên phần mền Autocad Elictrical mà chưa được lắp đặt thi công thực
tế trong cuộc sống hiện nay, bởi việc này sẽ cần thêm rất nhiều kiến thức cũng như
hiểu biết ở các lĩnh vực khác và các chi phí phát sinh. Đồng thời, đồ án chắc chắn cũng

28
không tránh khỏi các sai sót và thiếu sót, nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Đức Hùng ( Chủ biên), Triệu Việt Linh (2013), Máy điện – tập 1, NXB Giáo
Dục Việt Nam.
[2] Bùi Văn Huy (2022), Giáo trình trang bị điện, NXB Thống Kê
[3] Đặng Thiện Ngôn (2019), Giáo trình trang bị điện – điện tử trong máy công
nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
[4] Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ (2010), Giáo trình khí cụ điện, NXB Đại học
quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
[5] Mai Hoàng Long (Chủ biên), Trần Thanh Hiếu (2016), Giáo trình AutoCad 2015,
NXB Xây Dựng.
[6] Nguyễn Lê Châu Thành (2011), Giáo trình Lý thuyết và Thực hành vẽ trên máy
tính AutoCAD 2011, NXB Thông tin và truyền thông.

30

You might also like