You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
==========o0o==========

THIẾT KẾ MÔN HỌC


HỌC PHẦN: CUNG CẤP ĐIỆN

Sinh viên : NGUYỄN VĂN KIÊN


Mã sinh viên : 86731
Nhóm (Lớp) : ĐTĐ61ĐH
Giảng viên : PHẠM THỊ HỒNG ANH

HẢI PHÒNG 05/2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
==========o0o==========

THIẾT KẾ MÔN HỌC


HỌC PHẦN: CUNG CẤP ĐIỆN

Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho một xí nghiệp công nghiệp
gồm 13 phân xưởng

HẢI PHÒNG 5/2023


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................6
CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐIỆN........................................................7
1.1. Xác định phụ tải tính toán phân xưởng 1( N....................................7
1.1.1. Xác định phụ tải động lực...................................................................8
1.1.2. Xác định phụ tải chiếu sáng................................................................8
1.2 Xác định phụ tải toàn xí nghiệp...............................................................9
1.3 Xác định biểu đồ phụ tải cho xí nghiệp.................................................10
1.3.1 Xác định bán kính của biểu đồ phụ tải phân xưởng N.....................10
1.3.2 Góc của phụ tải chiếu sáng phân xưởng N.......................................10
CHƯƠNG 2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CUNG CẤP ĐIỆN...............................12
2.1 Xác định vị trí của trạm biến áp xí nghiệp...........................................12
2.2 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện của 2 phương án.................................12
2.2.1. Phương án 1: sơ đồ nguyên lý (SĐNL-Single Line Diagram);
Phương án đi dây(vẽ đi dây cấp điện từ TBA đến phân xưởng trên sơ đồ
mặt bằng)......................................................................................................12
2.2.2. Phương án 2: sơ đồ nguyên lý (SĐNL-Single Line Diagram);
Phương án đi dây(vẽ đi dây cấp điện từ TBA đến phân xưởng trên sơ đồ
mặt bằng)......................................................................................................12
2.3 Lựa chọn máy biến áp............................................................................14
2.4 Lựa chọn dây dẫn từ điểm đấu điện về trạm biến áp..........................15
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN VỀ ĐIỆN..............................................................17
3.1 Xác định tổn hao điện áp trên đường dây trung áp............................17
3.2 Xác định tổn hao công suất, tổn hao điện năng trên đường dây và
trong máy biến áp.........................................................................................17
3.2.1. Xác định tổn hao công suất trên đường dây.....................................17
3.2.2. Xác định tổn hao điện năng trên đường dây....................................17
3.2.3. Xác định tổn hao công suất trong máy biến áp................................18
3.2.4. Xác định tổn hao điện năng trong máy biến áp................................18

3
3.3. Lựa chọn dây dẫn phía hạ áp...............................................................18
3.4. Xác định tổn hao điện áp, tổn hao công suất trên đường dây hạ áp.26
3.4.1. Xác định tổn hao điện áp trên đường dây hạ áp...............................26
3.4.2. Xác định tổn hao công suất trên đường dây hạ áp...........................27
3.5. Lựa chọn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ.............................................28
3.5.1. Tính toán ngắn mạch.........................................................................28
3.5.2. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị phía trung áp.....................................29
3.5.3. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị phía hạ áp..........................................31
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT – CHỐNG SÉT VÀ NÂNG CAO HỆ
SỐ CÔNG SUẤT COSφ ....................................................................................37
4.1 Tính toán nối đất trung tính..................................................................37
4.2 Tính toán nối đất chống sét....................................................................37
4.3 Tính toán chống sét.................................................................................38
4.3.1 Chống sét trực tiếp..............................................................................38
4.3.2 Lựa chọn thiết bị chống sét quá điện áp............................................40
4.4 Nâng cao hệ số công suất Cosφ................................................................41
4.4.1 Phương pháp nâng cao hệ số công suất Cosφ....................................41
KẾT LUẬN........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................45

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1 Thông số phân xưởng N.........................................................................5
Bảng 1.2 Công suất phụ tải động lực và phụ tải chiếu sáng..................................7
Bảng 1.3 Bán kính biểu đồ phụ tải và góc chiếu sáng của phân xưởng................8
Bảng 2.1 Thông số máy biến áp..........................................................................14
Bảng 3.1 Tiết diện dây và tổn hao trên đường dây từ TBA đến các phân xưởng
.............................................................................................................................25
Bảng 3.2 Tổn hao công suất trên đường dây hạ áp của các phân xưởng............27
Bảng 3.3 Điều kiện lựa chọn CTTR....................................................................30
Bảng 3.4 Thông số CCTR...................................................................................30
Bảng 3.5 Thông số Aptomat phía trên thanh cái.................................................33
Bảng 3.6 Thông số dòng điện tính toán...............................................................33

4
Bảng 3.7 Thông số Aptomat phía sau thanh cái..................................................34
Bảng 3.8 Thông số lựa chọn Aptomat cho các phân xưởng................................34
Bảng 4.1 Thông số chống sét van........................................................................40
Bảng 4.2 Thông số tụ..........................................................................................41

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 3.1 Dây dẫn từ TBA về các phân xưởng....................................................17
Hình 3.2 Sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch.....................................................27
Hình 3.3 Cấu tạo Aptomat...................................................................................32

Hình 4.1 Cột thu sét.............................................................................................38


Hình 4.2 Phạm vi bảo vệ cột thu lôi....................................................................38
Hình 4.3 Chống sét van.......................................................................................40

5
LỜI NÓI ĐẦU
Nhờ có những thành công trong cải cách kinh tế, đất nước ta đang trên đà
phát triển với những tiến bộ vượt bậc và những thành tựu to lớn về mọi mặt.
Ngành Điện với phương châm “Điện khí hóa phải đi trước một bước” đã góp
phần không nhỏ vào những thành công đó, đó là niềm tự hào cho mỗi sinh viên
ngành Điện chúng em, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy chúng em không
ngừng học tập và rèn luyện.
Trong học kỳ II, năm học 2022-2023, em được giao đề tài đồ án môn học
“Thiết kế cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp’’dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của cô Phạm Thị Hồng Anh, giảng viên khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam.
Sau thời gian làm đồ án được dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Hồng
Anh cùng với sự cố gắng của bản thân, đến nay đồ án đã được hoàn thành với
đầy đủ nội dung yêu cầu song do khả năng còn hạn chế, kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm thực tế chưa được đầy đủ, do đó bản đồ án không thể tránh khỏi
những thiếu sót, khuyết điểm. Vì vậy em rất mong cô bổ sung và sửa chữa để đồ
án của em thêm hoàn thiện.
Cuối cùng em xin được gửi tới cô Phạm Thị Hồng Anh – người đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ án này lời cảm ơn chân thành
nhất!

HẢI PHÒNG, ngày 28 tháng 5 năm 2023

6
CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐIỆN
1.1. Xác định phụ tải tính toán phân xưởng 1( N
Bảng 1.1 Thông số phân xưởng N
P Dữ liệu hình học Thông Phụ tải
X Tọa độ axb(m2) số
X Y 1 2 3 4 5 6 7 8
N 29 15 14x22 P(kW) 5,6 4,5 10 7,5 10 2,8 5 7,5
7 Ksd 0,65 0,62 0,46 0,56 0,68 0,87 0,83 0,38
cos φ 0,78 0,81 0,68 0,64 0,79 0,84 0,77 0,69

Tổng số thiết bị của phân xưởng: n = 8


Thiết bị có công suất lớn nhất trong nhóm là:
1
Pmax = 10 kW => 2 P max = 5 kW

Thiết bị có công suất lớn hơn hay bằng một nửa Pmax: n1 = 6
8
Tổng công suất của thiết bị trong nhóm: ∑ Pđmn = 52,9 kW
i=1

Tổng công suất của n1 thiết bị: ∑ Pđmn1 = 45,6 kW


i=1

Ta có tỉ số:
6

n
∑ Pđmn1 4 5 ,6
i=1
n* = 1 = 0,75; P* = 8 = 5 2 , 9 = 0,86
n
∑ Pđmn
i=1

Tra bảng 3.1/36 - [ 1] suy ra:


nhq* = 0,9 suy ra nhq = nhq*.n = 0,9.8 = 7,2
=>Thiết bị tiêu thụ điện hiệu quả là 7 thiết bị.
n

∑ cos i . Pđmi
i=1
Có công thức cos sdtb = n

∑ Pđmi
i=1

7
=> cos sdtb =
5 , 6 .0,7 8+ 4,5.0, 81 +10 .0, 6 8+ 7 ,5.0,64 +10.0,79 + 2 ,8 .0, 8 4+ 5 .0,7 7 +7 , 5 .0,69
= 0,73
52,9

=> tan sdtb = 0,93.


n

∑ k sdi . Pđmi
i=1
ksdtb = n

∑ P đmi
i=1

=> ksdtb =
5 , 6 .0,65 + 4,5 .0,6 2 +10 .0, 46 + 7 ,5.0, 56 +10.0,68 + 2 ,8 .0, 87 + 5.0,8 3 + 7,5.0, 3 8
= 0,59
52,9
Tra bảng 3.2/30 – [2] ta có :
Có nhq = 7; ksdtb = 0,59 => kmax = 1,342
knc = kmax . ksdtb = 0,79
1.1.1. Xác định phụ tải động lực
8

Pttdl = knc. ∑ Pđmn i = 0,79.52,9 = 41,79 kW.


i=1

Qttdl = Ptt.tan  = 41,79.0,93 = 38,86 kVAR.


Sttdl = √ P tt2 + Qtt 2 = 57,06 kVA.
1.1.2. Xác định phụ tải chiếu sáng
Pttcs = p0.F = 14.14.22 = 4312 W = 4,312 kW.
Qttcs = Ptt.tan  = 4,312. 0,33 = 1,42 kVAR.
Sttcs = √ P tt2 + Qtt 2 = 4,53 kVA.
Phụ tải tính toán phân xưởng N
PttPX =PttĐL + Pttcs = 41,79 + 4,312 = 46,10 (KW)

Qtt N =QttĐL + Qttcs = 38,86 + 1,42 = 40,28 (KVAR)

Stt N = √ PttN +QttN = 61,21 (KVA)


2 2

Phụ tải tính toán của các phân xưởng còn lại tính tương tự phân xưởng
đầu tiên, ta được kết quả như sau:

8
9
Bảng 1.2 Công suất phụ tải động lực và phụ tải chiếu sáng
Phụ tải động lực Phụ tải chiếu sáng
ST Qtt Qtt Cosφ
PX Ptt Stt Ptt Stt Sttxn
T (kVA (kVA
(kW) (kVA) (kW) (kVA) (kVA)
R) R)
1 N 41,79 38,86 57,06 4,31 1,42 4,53 61,21 0,73
2 G 42,10 35,78 55,25 5,48 1,81 5,77 60,63 0,76
3 U 37,74 33,21 50,27 8,56 2,82 9,01 58,66 0,74
4 Y 39,78 33,81 52,20 5,48 1,81 5,77 57,59 0,76
5 Ê 26,01 22,1 34,13 3,36 1,10 3,53 37,42 0,76
6 O 38,31 35,62 52,31 6,27 2,06 6,59 58,37 0,72
7 V 25,2 23,43 34,40 4,31 1,42 4,53 38,57 0,73
8 Ă 14,03 11,50 18,14 6,72 2,21 7,07 24,87 0,77
9 Ơ 51,45 47,84 70,25 3,36 1,10 3,53 73,47 0,73
10 K 56,67 49,87 75,47 4,83 1,59 5,08 80,18 0,75
11 I 33,61 27,56 43,46 3,36 1,10 3,53 46,77 0,77
12 H 47,66 40,51 62,55 4,73 1,56 4,98 67,19 0,75
13 L 53,58 48,22 72,08 4,48 1,48 4,71 76,42 0,74

Tổng 507,93 448,31 677,57 65,25 21,48 68,63 741,35 9,71

1.2 Xác định phụ tải toàn xí nghiệp


Có kđt: Hệ số đồng thời, tính đến khả năng phụ tải các phân xưởng không
đồng thời cực đại. Có thể tạm lấy: kđt = 0,8
Phụ tải tính toán tác dụng của toàn xí nghiệp:
13
Pttxn = kđt∑ Ptti = 0,8. 573,18 = 458,544 kW.
1

Phụ tải tính toán phản kháng của toàn xí nghiệp:


13

Qttxn = kđt∑ Qtti = 0,8. 469,79 = 375,832 kVAR.


1

Phụ tải tính toán toàn phần của toàn xí nghiệp:


Sttxn = √ P2ttxn + Q2ttxn = √ 458,544 2 + 3 75 ,8 2 32 = 592,88 kVA.
Hệ số công suất của xí nghiệp:
P ttxn 458,544
Cos φ xn = S = 592 , 88 = 0,77
ttxn

10
1.3 Xác định biểu đồ phụ tải cho xí nghiệp
1.3.1 Xác định bán kính của biểu đồ phụ tải phân xưởng N
Ta chọn m = 0,2 kVA / mm2

R=
√ Stt
m.π
=
√ 61 , 21
0 ,2 . π
= 9,87 ( mm )

1.3.2 Góc của phụ tải chiếu sáng phân xưởng N


360 . PttcsN 360 . 4 , 48
α= = =27 ,78
Ptt 58 , 06

Tương tự tính bán kính của biểu đồ của phụ tải và góc của phụ tải của các phân
xưởng tiếp theo ta được bảng sau :
Bảng 1.3 Bán kính biểu đồ phụ tải và góc chiếu sáng của phân xưởng
Phân
ST
Xưởn Pttcs Ptt Stt R α
T
g

61,2
1 N 4,31 46,1 9,87 33,65
1

47,5 60,6
2 G 5,48 9,82 41,46
8 3

58,6
3 U 8,56 46,3 9,66 66,55
6

45,2 57,5
4 Y 5,48 9,57 43,58
6 9

29,3 37,4
5 Ê 3,36 7,71 41,18
7 2

6 O 6,27 44,5 58,3 9,63 50,63

11
8 7

29,5 38,5
7 V 4,31 7,83 52,57
1 7

20,7 24,8 116,5


8 Ă 6,72 6,29
5 7 8

54,8 73,4 10,8


9 Ơ 3,36 22,06
1 7 1

80,1 11,2
10 K 4,83 61,5 28,27
8 9

36,9 46,7
11 I 3,36 8,62 32,71
7 7

52,3 67,1 10,3


12 H 4,73 32,50
9 9 4

58,0 76,4 11,0


13 L 4,48 27,77
6 2 2

12
CHƯƠNG 2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CUNG CẤP ĐIỆN
2.1 Xác định vị trí của trạm biến áp xí nghiệp
Trên sơ đồ mặt bằng xí nghiệp, vẽ một hệ tọa độ xOy, có vị trí trọng tâm
các nhà xưởng là (xi, yi), sẽ xác định được tọa độ tối ưu M (x, y) để đặt trạm
biến áp như sau:
- Vị trí của trạm biến áp :
+ Tâm phụ tải :
∑ x i .S i ∑ y i . Si
xBA = ; yBA =
∑ Si ∑ Si
=> xBA = 77,33; yBA = 103,66
2.2 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện của 2 phương án
2.2.1. Phương án 1: sơ đồ nguyên lý (SĐNL-Single Line Diagram); Phương
án đi dây(vẽ đi dây cấp điện từ TBA đến phân xưởng trên sơ đồ mặt bằng)
2.2.2. Phương án 2: sơ đồ nguyên lý (SĐNL-Single Line Diagram); Phương
án đi dây(vẽ đi dây cấp điện từ TBA đến phân xưởng trên sơ đồ mặt bằng)
a) Phương án đi dây hình tia:

13
Trong sơ đồ hình tia, các tủ phân phối phụ được cung cấp điện từ tủ phân
phối chính bằng các tuyến dây riêng biệt. Các phụ tải trong phân xưởng cung
cấp điện từ tủ phân phối phụ qua các tuyến dây riêng biệt. Sơ đồ nối dây hình tia
có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Độ tin cậy cung cấp điện cao.
- Đơn giản trong vận hành, lắp đặt và bảo trì.
- Sụt áp thấp.
* Nhược điểm:
- Vốn đầu tư cao.
- Sơ đồ trở nên phức tạp khi có nhiều phụ tải trong nhóm.
- Khi sự cố xảy ra trên đường cấp điện từ tủ phân phối chính đến các tủ
phân phối phụ thì một số lượng lớn phụ tải bị mất điện.
- Phạm vi ứng dụng: mạng hình tia thường áp dụng cho phụ tải tập trung
(thường là các xí nghiệp, các phụ tải quan trọng: loại 1 hoặc loại 2).
b) Phương án đi dây phân nhánh:
Trong sơ đồ đi dây theo kiểu phân nhánh ta có thể cung cấp điện cho
nhiều phụ tải hoặc các tủ phân phối phụ.
Sơ đồ phân nhánh có một số ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Giảm được số các tuyến đi ra từ nguồn trong trường hợp có nhiều phụ
tải. Giảm được chi phí xây dựng mạng điện.
- Có thể phân phối đều trên các tuyến dây.
* Nhược điểm:
- Phức tạp trong vận hành và sửa chữa.
- Các thiết bị ở cuối đường dây sẽ có độ sụt áp lớn khi một trong các thiết
bị điện - trên cùng tuyến dây khởi động.

14
- Độ tin cậy cung cấp điện thấp. Phạm vi ứng dụng: sơ đồ phân nhánh
được sử dụng để cung cấp điện cho các phụ tải công suất nhỏ, phân bố phân tán,
các phụ tải loại 2 hoặc loại 3.
c) Sơ đồ mạng hình tia phân nhánh:
Thông thường mạng hình tia kết hợp phân nhánh thường được phổ biến
nhất ở các nước, trong đó kích cỡ dây dẫn giảm dần tại mọi điểm phân nhánh,
dây dẫn thường được kéo trong ống hay các mương lắp ghép.
* Ưu điểm:
Chỉ một nhánh cô lập trong trường hợp có sự cố (bằng cầu chì hay
aptomat) việc xác định sự cố cũng đơn giản hoá bảo trì hay mở rộng hệ thống
điện, cho phép phần còn lại hoạt động bình thường, kích thước dây dẫn có thể
chọn phù hợp với mức dòng giảm dần cho tới cuối mạch.
* Nhược điểm:
Sự cố xảy ra ở một trong các đường cáp từ tủ điện chính sẽ cắt tất cả các
mạch và tải phía sau.
2.3 Lựa chọn máy biến áp
Vốn đầu tư của trạm biến áp chiếm một phần rất quan trọng trong tổng số
vốn đầu tư của hệ thống điện. Vì vậy việc chọn vị trí, số lượng và công suất định
mức của máy biến áp là việc làm rất quan trọng. Để chọn trạm biến áp cần đưa
ra một số phương án có xét đến các ràng buộc cụ thể và tiến hành tính toán so
sánh điều kiện kinh tế, kỹ thuật để chọn ra được phương án tối ưu nhất.
a) Chọn vị trí đặt trạm biến áp: Để xác định vị trí hợp lý của trạm biến áp cần
xem xét các yêu cầu sau:
- Gần tâm phụ tải.
- Thuận tiện cho các tuyến dây vào/ ra.
- Thuận lợi trong quá trình lắp đặt, thi công và xây dựng.
- Đặt nơi ít người qua lại, thông thoáng.
- Phòng cháy nổ, ẩm ướt, bụi bặm và là nơi có địa chất tốt.
- An toàn cho người và thiết bị.

15
Trong thực tế, việc đặt trạm biến áp phù hợp tất cả các yêu cầu trên là rất
khó khăn. Do đó tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể trong thực tế mà đặt trạm sao
cho hợp lý nhất.
b) Chọn số lượng và chủng loại máy biến áp: Chọn số lượng máy biến áp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Yêu cầu về liên tục cung cấp điện của hộ phụ tải.
- Yêu cầu về lựa chọn dung lượng máy biến áp.
- Yêu cầu về vận hành kinh tế trạm biến áp.
Đối với hộ phụ tải loại 1: thường chọn 2 máy biến áp trở lên.
Đối với hộ phụ tải loại 2: số lượng máy biến áp được chọn còn tuỳ thuộc
vào việc so sánh hiệu quả về kinh tế- kỹ thuật.
c) Xác định dung lượng của máy biến áp: Có nhiều phương pháp để xác định
dung lượng của máy biến áp. Nhưng vẫn phải dựa theo các nguyên tắc sau đây:
- Chọn theo điều kiện làm việc
- Bình thường có xét đến quá tải cho phép (quá tải bình thường). Mức độ
quá tải phải được tính toán sao cho hao mòn cách điện trong khoảng thời gian
xem xét không vượt quá định mức tương ứng với nhiệt độ cuộn dây là 98oC.
Khi quá tải bình thường, nhiệt độ điểm nóng nhất của cuộn dây có thể lớn hơn
(những giờ phụ tải cực đại) nhưng không vượt quá 140oC và nhiệt độ lớp dầu
phía trên không vượt quá 95oC.
- Kiểm tra theo điều kiện quá tải sự cố (hư hỏng một trong những máy
biến áp làm việc song song) với một thời gian hạn chế để không gián đoạn cung
cấp điện.
Tra bảng 1.5/31-[3] ta chọn MBA do Công ty cổ phần chế tạo biến áp
Đông Anh Hà Nội chế tạo có các thông số như sau:
Bảng 2.1 Thông số máy biến áp
MÁY BIẾN ÁP Thông số

Dung lượng (KVA) 320 kVA

16
Cấp điện áp (kV) 22/0,4

Tổn hao không tải (Po) (W) 700

Tổn hao có tải (Pk) (W) 3670

Dòng điện không tải (Io) (%) 1,6

Điện áp ngắn mạch (Un) (%) 4

Kích thước bao (mm) 1590x880x1750

Dầu (kg) 400

Trọng lượng toàn bộ (kg) 1600

2.4 Lựa chọn dây dẫn từ điểm đấu điện về trạm biến áp
Lựa chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép
∆ U max ≤+5 % ∆ U cp

 Lựa chọn dây dẫn từ điểm đấu điện đến trạm biến áp
Ta có có thông số như sau:
Uđm = 22000 V; xo = 0,35 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu = 0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Qtt = 375,832 kVAR; Ptt = 458,544 kW; l = 218 m = 0,218 km
'' x o .Q tt .l 0,35.375,832.0,218
∆U = = = 1,3 V
Uđm 22
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 1100 - 1,3 = 1 098,7 V
P tt .l 458,544.0,218
Ftt = '
= = 0,07 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.1098,7.22

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-70 (ro = 0,28 Ω/km; xo =
0,309 Ω/km)
Tổn hao điện áp trên dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng N

17
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 458,544 . 0,28 + 375,832.0,3 09 ) .0, 218
∆U= = = 2,42 V< ∆ U CP
Uđm 22

Vậy dây M-70 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN VỀ ĐIỆN


3.1 Xác định tổn hao điện áp trên đường dây trung áp
Ta có công thức tính tổn thất điện áp:
P. R+Q.X ∆U
∆U = suy ra ∆U%= .100%
U đm Uđm

Trong đó: Q = Qtt = 375,832 kVAR


P = P tt = 458,544 kW; R = ro.l; X = xo.l
Tọa độ điểm đấu điện: V (457;57).
Tọa độ trạm biến áp: (77,3; 103,66).
Khoảng cách từ điểm đấu điện đến trạm biến áp là 218 m
Với các thông số của trên ta có các phép toán sau:
R = ro.l = 0,28.0,218 = 0,061 Ω/km; X = xo.l= 0,309.0,218 = 0,067 Ω/km.
P.R+Q.X 458,544.0,061 +375,832.0,0 67
∆U = = = 2,41 V
U đm 22
∆U 2,41
Suy ra ∆U%= U .100%= 22000 .100% = 0,0109 %
đm

18
Vậy tổn hao điện áp trên đường dây trung áp là 0,0109 %
3.2 Xác định tổn hao công suất, tổn hao điện năng trên đường dây và trong
máy biến áp
3.2.1. Xác định tổn hao công suất trên đường dây
Tổn hao công suất tác dụng
2 2 2 2
P +Q 458,544 + 3 75 ,83 2
∆P = 2
. r o .l= 2 .0,28.0,21 8=726,26 W
U đm 22

Tổn hao công suất phản kháng


2 2 2 2
P +Q 458,544 + 3 75 ,832
∆Q = 2
. x o .l = 2 .0, 3 09.0, 2 18 =48.92 VAR
U đm 22
Tổn hao công suất toàn phần
∆S = √ ∆P2 + ∆Q 2 = √ 726,262 + 48,922 = 727,95 VA
3.2.2. Xác định tổn hao điện năng trên đường dây
Xác định thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất
Do xí nghiệp làm việc 2 ca nên ta chọn Tmax từ 3000÷ 4500 h
-4 2 -4 2
τ = (0,124 + T max . 10 ) .8760 = (0,124+4500. 10 ) .8760 =2886,20 h
Suy ra tổn hao điện năng trên đường dây
∆A = ∆P.τ=0,72626. 2886,20 = 2096,13 kWh.

3.2.3. Xác định tổn hao công suất trong máy biến áp
Tổn hao công suất tác dụng:

( )
2

( )
Spt 592 ,8 8
2
∆P T = ∆Po + ∆Pk . = 0,7 +3,67 . = 13,29 kW
Sđm 320

Tổn hao công suất phản kháng

∆Q T = ∆Q o + ∆Q k .
Spt 2
Sđm ( )
= 5,12+12,8 .
592,88 2
320 ( )
= 49,05 kVAR

i o %. Sđm 1,6.320
Trong đó ∆Q o = = = 5,12 kVAR
100 100
Uk %. Sđm 4.320
∆Q k = = = 12,8 kVAR
100 100
Tổn hao công suất toàn phần
∆ST = ∆PT +j ∆Q T = 13,29 + j49,05 kVA.

19
3.2.4. Xác định tổn hao điện năng trong máy biến áp
Vì có 2 máy biến áp làm việc song song nên ta có công thức
1
( )
S 2
∆A=2.∆ Po t+ .∆ P k . pt .τ
2 Sđm

( )
2
1 592,88
∆A=2.0,7.4500 + .3,67. .2886,20 = 24480,09 kWh
2 320

3.3. Lựa chọn dây dẫn phía hạ áp


Dựa vào sơ đồ nguyên lý và phương án đi dây từ trạm biến áp đến phân
xưởng ta có tất cả 13 phân xưởng đều được kết nối theo dạng kết nối tia:

Hình 3.1 Dây dẫn từ TBA về các phân xưởng


Từ đó việc tính tổn hao công xuất và lựa chọn tiết diện dây dẫn được thực
hiện như sau :
 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng N
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu = 0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Qtt = 40,28 kVAR; Ptt = 46,1 kW; lN = 112 m = 0,112 km
'' x o .Q tt .l 0,25. 40,28.0,112
∆U = = = 2,81 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20 - 2,81 = 17,19 V
P tt .l 4 6,1 .0,112
Ftt = '
= = 14,16 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.17.19.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-16 (ro = 1,2 Ω/km; xo = 0,385
Ω/km)
Tổn hao điện áp trên dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng N

20
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 46,1.1,2+40,28.0,385 ) .0,112
∆U= = = 19,83 V< ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-16 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng G
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γ Al =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 47,58 kW; Qtt = 37,59 kVAR; lG = 70 m = 0,07 km
'' x o .Q tt .l 0,25.37,59 .0, 07
∆U = = = 1,64 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20 - 1,64 = 1 8,36 V
P tt .l 47,58 .0, 07
Ftt = '
= = 8,55 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.18,36 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-10 (ro = 1,84 Ω/km; xo =
0,381 Ω/km)
Tổn hao điện áp trên dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng G
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 47,58.1, 84 +37,59.0,38 1 ) .0,07
∆U= = =17,82 V< ∆ U CP
Uđm 0,4

Vậy dây M-10 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng U
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 46,3 kW; Qtt = 36,03 kVAR; lU = 5 m = 0,005 km
'' x o .Q tt .l 0,25.36,03.0,0 0 5
∆U = = = 0,11 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 0,11= 1 9,89 V

21
P tt .l 46,3.0, 11
Ftt = '
= =1 2 , 07 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.19,89 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-16 (ro = 1,2 Ω/km; xo =
0,385 Ω/km)
Tổn hao điện áp trên dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng U
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 46,3.1,2+36,03.0,385 ) .0, 005
∆U= = = 0,86 V< ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-16 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng Y
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 45,26 kW; Qtt = 35,62 kVAR; lY = 50 m = 0,05 km
'' x o .Q tt .l 0,25.35,62.0,05
∆U = = =1,11 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 1,11= 18,89 V
P tt .l 45,26.0,05
Ftt = '
= = 5,69 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.18,89.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-10 (ro = 1,84 Ω/km; xo =
0,381 Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 45,26.1,84+35,62.0,381 ) .0,05
∆U= = =12,1 V< ∆ U CP
Uđm 0,4

Vậy dây M-10 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng Ê
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu = 0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.

22
Ptt = 29,37 kW; Qtt = 23,2 kVAR; lÊ = 97 m = 0,097 km
'' x o .Q tt .l 0,25.23,2.0,0 97
∆U = = =1, 4 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 1, 4 = 18,6 V
P tt .l 29,37.0,0 97
Ftt = '
= = 7,22 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.18,6 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-10 (ro = 1,84 Ω/km; xo =
0,381 Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 29,37.1,84+23,2.0,381 ) .0,0 97
∆U= = =1 5,24 V< ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-10 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng O
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 44,58 kW; Qtt = 37,68 kVAR; lO = 98 m = 0,098 km
'' x o .Q tt .l 0,25.37,68.0,098
∆U = = =2,3 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 2,3= 17,7 V
P tt .l 44,58.0,098
Ftt = '
= =11,64 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.17,7.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-16 (ro = 1,2 Ω/km; xo = 0,385
Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 44,58.1,2+37,68.0,385 ) .0,098
∆U= = =16,66 V< ∆ UCP
Uđm 0,4
Vậy dây M-16 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.
 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng V

Ta có có thông số của phân xưởng như sau:


Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km

23
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 29,51 kW; Qtt = 24,85 kVAR; lV = 38 m = 0,038 km
'' x o .Q tt .l 0,25.24,85.0,038
∆U = = =0, 59 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 0, 59 = 19, 41 V
P tt .l 29,51.0,038
Ftt = '
= =2,72 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.19, 41.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-6 (ro = 3,06 Ω/km; xo = 0,397
Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 29,51.3,06 +24,85.0,3 97 ) .0,047
∆U= = =11,76 < ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-6 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng Ă
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γ Cu =0,053 2
Ω. mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 20,75 kW; Qtt = 13,71 kVAR; lĂ = 2 m = 0,002 km
'' x o .Q tt .l 0,25.13,71.0,0 02
∆U = = =0, 017 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 0,23= 19, 98 V
P tt .l 20,75.0,002
Ftt = '
= = 0,09 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.19, 98.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-6 (ro = 3,06; xo = 0,397)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 20,75.3,06 +13,71.0, 397 ) .0,0 02
∆U= = = 0,34 < ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-6 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng Ơ
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
24
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 54,81 kW; Qtt = 48,94 kVAR; lƠ = 143 m = 0,143 km
'' x o .Q tt .l 0,25.48,94.0,14 3
∆U = = =4,37 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 4, 37 = 15, 63 V
P tt .l 54,81.0,14 3
Ftt = '
= =23,65 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.15,63 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-35 (ro = 0,336 Ω/km;
xo = 0,54 Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 54,81.0,54 +48,94.0,336 ) .0,14 3
∆U= = =16, 45 V< ∆ U CP
Uđm 0,4

Vậy dây M-35 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng K
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 61,5 kW; Qtt = 51,46 kVAR; lK = 12 m = 0,012 km
'' x o .Q tt .l 0,25.51,46.0,012
∆U = = = 0,38 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 0 ,38 = 1 9 ,62 V
P tt .l 61,5.0,012
Ftt = '
= =1 ,77 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.1 9,62.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-6 (ro = 3,06 Ω/km; xo = 0,397
Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 61,5.3,06 +51,46.0,3 97 ) .0,0 12
∆U= = = 6,24 < ∆ U CP
Uđm 0,4

Vậy dây M-6 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


25
 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng I
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 36,97 kW; Qtt = 28,66 kVAR; lI = 11 m = 0,011 km
'' x o .Q tt .l 0,25.28,66.0,011
∆U = = =0,19 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U =∆ U CP −∆ U =20−0 , 19=19 , 81 V
P tt .l 36,97.0,011
Ftt = '
= =0,96 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.19,81.0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-6 (ro = 3,06 Ω/km; xo = 0,397
Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 36,97.3,06+28,66.0,397 ) .0,011
∆U= = =3,42 V < ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-6 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng H
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 52,39 kW; Qtt = 42,07 kVAR; lH = 89 m = 0,089 km
'' x o .Q tt .l 0,25.42,07.0,089
∆U = = = 2, 34 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 2, 34 = 17 ,66 V
P tt .l 52,39.0,089
Ftt = '
= =12 ,55 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.17,66 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-16 (ro = 1,2 Ω/km; xo = 0,385
Ω/km)

26
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 52,39.1,2 +42,07.0,3 8 5 ) .0, 089
∆U= = =1 7,59 < ∆ U CP
Uđm 0,4

Vậy dây M-16 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


 Lựa chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến phân xưởng L
Ta có có thông số của phân xưởng như sau:
Uđm = 400 V; xo = 0,25 Ω/km
km
Dây dẫn bằng đồng có γCu =0,053 2
Ω.mm
Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn là 600mm.
Ptt = 58,06 kW; Qtt = 49,7 kVAR; lL = 172 m = 0,172 km
'' x o .Q tt .l 0,25.49,7.0,17 2
∆U = = = 5, 34 V
Uđm 0,4
' ''
∆ U = ∆ UCP - ∆ U = 20- 5,34 = 14, 66 V
P tt .l 58,06.0,17 2
Ftt = '
= =3 2, 13 mm2
γCu .∆ U . U đm 0,053.14,66 .0,4

Có Ftc≥Ftt, Tra bảng PL 4.4 - [2] chọn dây M-50 (ro = 0,39 Ω/km; xo =
0,325 Ω/km)
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 58,06.0,39+49,7.0,325 ) .0,17 2
∆U= = =16,68 < ∆ UCP
Uđm 0,4

Vậy dây M-50 thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật.


3.4. Xác định tổn hao điện áp, tổn hao công suất trên đường dây hạ áp
3.4.1. Xác định tổn hao điện áp trên đường dây hạ áp
 Tổn hao điện áp trên đường dây từ TBA đến phân xưởng N
Qtt = 40,28 kVAR; Ptt = 46,1 kW; lN = 112 m = 0,112 km
Dây M-16 (ro = 1,2 Ω/km; xo = 0,385 Ω/km); U đm =400 V = 0,4 kV
( P tt . r o + Qtt . x o ) .l ( 46,1.1,2+40,28.0,385 ) .0,112
∆U= = = 19 , 83V
Uđm 0,4
∆U 19,83
∆U%= .100%= .100% = 4,95 %
Uđm 400

Tổn hao điện áp trên đường dây từ TBA đến các phân xưởng còn lại được
tính tương tự với các số liệu đã có ở trên, ta có kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Tiết diện dây và tổn hao trên đường dây từ TBA đến các phân xưởng
27
P Tiết diện dây ∆U
STT ro (Ω/km) xo (Ω/km) li (km) ∆U %
X dẫn (V)

1 N M-16 1,2 0,385 0,112 19,83 4,95%

2 G M-10 1,84 0,381 0,07 17,82 4,45%

3 U M-16 1,2 0,385 0,005 0,86 0,215%

4 Y M-10 1,84 0,381 0,05 12,1 3,02%

5 Ê M-10 1,84 0,381 0,0097 15,24 3,81%

6 O M-16 1,2 0,385 0,098 16,66 4,16%

7 V M-6 3,06 0,397 0,038 11,76 2,94%

8 Ă M-6 3,06 0,397 0,002 0,34 0,085%

9 Ơ M-35 0,54 0,336 0,143 16,45 4,11%

10 K M-16 1,2 0,385 0,012 6,24 1,56%

11 I M-6 3,06 0,397 0,011 3,42 0,85%

12 H M-16 0,74 0,345 0,089 17,59 4,39%

13 L M-50 0,39 0,325 0,172 16,68 4,17%

3.4.2. Xác định tổn hao công suất trên đường dây hạ áp
Tổn hao công suất trên đường dây hạ áp phân xưởng N
Tổn hao công suất tác dụng
2 2 2 2
Ptt + Q tt 46,1 + 40,28
∆ PN = 2
. r o .l = 2
.1,2. 0,112 = 3148,05 W
Uđm 0,4

Tổn hao công suất phản kháng


2 2 2 2
P tt + Q tt 46,1 + 40,28
∆ QN = 2
. x o .l = 2
.0,385.0,112 = 1010 VAR
Uđm 0,4

Tổn hao công suất toàn phần

28
∆ SN = √ ∆P2N + ∆Q 2N = √ 3148,052 +1010 2 = 3306,10 VA

Tổn hao công suất trên đường dây hạ áp của các phân xưởng còn lại được
tính tương tự như phân xưởng A với các thông số đã biết, ta có kết quả như bảng
dưới đây:

Bảng 3.2 Tổn hao công suất trên đường dây hạ áp của các phân xưởng
∆P ∆S
STT PX ∑ Ptt (kW) ∑ Qtt (kVAR) ∑ S tt (kVA) ∆ Q( VAR)
(W) (VA)
1 N 46,1 40,28 61,21 3148,05 1010 3306,10
2 G 47,58 37,59 60,63 2959,87 612,88 3022,65
3 U 46,3 36,03 58,66 51,62 16,56 54,21
4 Y 45,26 35,62 57,59 1907,41 394,96 1947,87
5 Ê 29,37 23,2 37,42 156,26 32,35 159,57
6 O 44,58 37,68 58,37 2504,26 803,45 2629,99
7 V 29,51 24,85 38,57 1081,66 140,33 1090,72
8 Ă 20,75 13,71 24,87 23,65 16,88 29,05
9 Ơ 54,81 48,94 73,47 2605,81 1621,39 3069,06
10 K 61,5 51,46 80,18 578,73 185,67 607,78
11 I 36,97 28,66 46,77 460,33 59,72 464,18
12 H 52,39 42,07 67,19 1858,32 866,37 2050,35
13 L 58,06 49,7 76,42 2448,86 2040,71 3187,69

3.5. Lựa chọn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ


3.5.1. Tính toán ngắn mạch
 Tính toán ngắn mạch phía trung áp
Do điểm ngắn mạch ở phía xa nguồn, công suất của hệ thống so với lưới
điện quốc gia là rất nhỏ nên toàn bộ hệ thống phía trước được thay thế bằng 1
điện kháng, giá trị điện kháng được tính thông qua công suất của của máy cắt
phía đầu nguồn

29
Hình 3.2 Sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch
Điện kháng của hệ thống
2 2
U 22
X ht = = =2 , 68 Ω
S N 180
Dòng điện ngắn mạch ổn định
U
IN=
√3 . Z Σ
Trong đó Z Σ= √ R2 + X 2;
X =X ht + X đd= X ht + x o .l=2 ,68+ 0,397.0,128=2 , 73 Ω

R = Rđd
Rđd = ro.l = 3,06.0,128 = 0,39
22
Suy ra Z Σ= √0 , 392 +2 ,73 2=2 ,75 Ω,suy ra I N = =4 ,61 kA
√3 .2 , 75
Dòng điện ngắn mạch xung kích i xk =1 ,8. √ 2 . I N =1 , 8. √2 .4 , 61=11 ,73 kA
3.5.2. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị phía trung áp
a. Lựa chọn thiết bị phía trung áp
 Lựa chọn cầu chì tự rơi (CCTR)
Cầu chì tự rơi (Fuse Cut Out) là thiết bị bảo vệ cho mạng trung thế và
được dùng ở các trạm biến áp phân phối khỏi sự cố quá dòng và quá tải.
 Phân loại cầu chì tự rơi
- Cầu chì tự rơi cắt không tải FCO
- Cầu chì tự rơi cắt có tải: LBFCO
Hai loại cầu chì này có cấu tạo hoàn toàn giống nhau chỉ khác ở điểm
LBFCO có trang bị thêm buồng dập hồ quang để dập hồ quang phát sinh khi cắt
mạch điện đang có tải chống cháy nổ hoặc xảy ra hiện tượng phóng điện hoặc
quá nhiệt.

30
Bên cạnh đó, cầu chì tự rơi còn được phân biệt kèm theo tiêu chuẩn của
thiết bị cách điện đi kèm:
- Cách điện bằng sứ
- Cách điện bằng Polymer
Vật liệu nhựa tổng hợp Polymer ra đời là một bước tiến quan trọng cho
ngành điện nói chung và việc sản xuất cách điện cho các thiết bị điện nói riêng,
Trước đây, sứ là thiết bị được dùng nhiều nhất để cách điện, tuy nhiên với các
nhược điểm của mình như: dễ hư hỏng, nặng, cách điện không cao, … mà sứ
đang dần được loại bỏ mà thay thế sử dụng cách điện bằng vật liệu Polymer. Vật
liệu này nhẹ hơn nhưng có khả năng cách điện cao hơn, cũng như độ bền lí tính,
cơ học khi sử dụng ngoài môi trường tốt hơn sứ. Đặc biệt là khi sử dụng cho các
thiết bị phải làm việc với dòng điện có cường độ cao, độ an toàn của cách điện
polymer là vượt trội.
Tuy nhiên, các ưu điểm của sản phẩm chỉ phát huy tốt khi sản phẩm được
sản xuất với các vật liệu đúng tiêu chuẩn, nhất là đối với cách điện polymer.
Việc tổng hợp polymer sử dụng làm cách điện, đòi hỏi phải sản xuất với kỹ
thuật cao, thông qua quá trình kiểm định chất lượng khắt khe mới có thể đưa vào
sử dụng thực tế. Do đó, người mua không nên ham rẻ mà mua các thiết bị không
đạt chuẩn, vì đây là thiết bị bảo vệ các thiết bị khác khi có sự cố điện xảy ra, nếu
sử dụng sản phẩm kém chất lượng thì khi sự cố xảy ra, thiết bị không hoạt động
chính xác sẽ làm hư hỏng các thiết bị điện liên quan, thậm chí là dẫn tới cháy
nổ.
 Cấu tạo cầu chì tự rơi (FCO)
FCO bảo gồm 3 thành phần chính đó là:
- Dây chì
- Ống chì
- Khung đỡ
 Ưu điểm của cầu chì tự rơi

31
- Sử dụng cơ cấu móc treo khá đơn giản. Nếu cầu chì bị đốt cháy thì giá
giữ cầu chì nhả ra một cách nhanh chóng và chắc chắn.
- Kết cấu khớp nối đặc biệt nhờ việc thiết kế giá giữ cầu chì và sào đóng
cắt ở mọi góc độ nhằm đảm bảo cho việc tiếp xúc của các tiếp điểm tĩnh và động
1 cách chắc chắn.
- Các thành phần bằng sắt khác của cầu chì tự rơi cũng được mạ kẽm, tuổi
thọ tốt và bảo đảm thậm chí ở cả khí hậu có muối và ẩm ướt.
- Sứ cách điện dạng hình sóng mục đích có độ kháng lớn đối với các vết
đốm gỉ.
- Đầu nối dây là loại kẹp có hình dạng đặc biệt, hướng dây có thể nối
được ở cả hai hướng đó là hướng thẳng đứng và hướng nằm ngang.
Bảng 3.3 Điều kiện lựa chọn CTTR
STT Đại lượng chọn và kiểm tra Công thức tính toán
1 Điện áp định mức UđmCC; kV UđmCC ≥ Uđm mạng
2 Dòng điện định mức; A IđmCC ≥ Ilvmax
3 Công suất cắt định mức Sđm cắt CC; Sđm cắt CC ≥S’’
MVA
Xét các thông số của mạch trung áp như sau:
Uđm mạng = 22 kV
S’’ = √ 3 .Uđm mạng. IN =√ 3.22 .4,61 = 175,66 MVA
Ta chọn CCTR do Chance (Mỹ) chế tạo với các thông số:
Bảng 3.4 Thông số CCTR
Loại Uđm (KV) Iđm (A) IN (KA) Khối lượng (Kg)

C710-313PB 27 100 12 11,79

3.5.3. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị phía hạ áp


a. Định nghĩa: Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động
(cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt
là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.

32
Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là
aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo
cách ngắn gọn là Át.
b. Phân loại Aptomat:
 Phân loại theo cấu tạo:
- Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và
ngắn mạch.
- Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá
tải và ngắn mạch.
 Phân loại theo chức năng:
- Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB
- Aptomat chống rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat
chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with
Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép),
ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá
tải dạng khối).
 Phân loại theo số pha / số cực:
- Aptomat 1 pha: 1 cực
- Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực
- Aptomat 2 pha: 2 cực
- Aptomat 3 pha: 3 cực
- Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực
- Aptomat 4 pha: 4 cực
c. Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:
- Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng. Ví dụ MCCB NF125-CV
3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 10kA.
- Dòng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong công nghiệp. Ví dụ MCCB
NF125-SV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 30kA.

33
- Dòng cắt cao: thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
Ví dụ MCCB NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 50kA.
d. Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:
- Aptomat có dòng định mức không đổi. Ví dụ MCCB NF400-SW 3P
400A của Mitsubishi có dòng định mức 400A không thay đổi được.
- Aptomat chỉnh dòng định mức. Ví dụ MCCB NF400-SEW 3P 400A của
Mitsubishi có dòng định mức điều chỉnh được từ 200A - 400A.
e. Cấu tạo Aptomat:
Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm
(tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm
phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính
mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ
quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để
dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại
tiếp điểm chính.
g. Nguyên lý hoạt động của Aptomat:

Hình 3.3 Cấu tạo Aptomat


Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng
thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động.
Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần

34
ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam
châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do,
lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch
điện bị ngắt.
Aptomat được lựa chọn theo 3 điều kiện:
UđmA ≥ Uđm mạng
IđmA ≥ Itt
IcđmA ≥ IN
Lựa chọn aptomat phía trước thanh cái:
Dựa vào sơ đồ nguyên lý, ta chia xí nghiệp thành 2 dãy phụ tải
Nhóm 1: Phân xưởng : I , Y , U , G , V , H , N (N1)
Nhóm 2: Phân xưởng : Ơ , O , L , Ă , K , Ê (N2)
Ta có: SttN1 = 563,78 kVA; SttN2 = 506,02 kW
SttN1 563,78
IttN1 = = =813,74 A
√3 . Uđm √3 .0,4
SttN2 506,2
IttN2 = = =730,63 A
√3 . Uđm √3 .0,4
Do UđmA ≥ Uđm mạng, IđmA ≥ Itt, IcđmA ≥ IN Tra bảng 3.5 – [3] chọn aptomat kiểu
hộp dãy N, dòng từ 16 đến 3200A do Merlin Gerin chế tạo với các thông số kỹ
thuật như sau:
Bảng 3.5 Thông số Aptomat phía trên thanh cái
Số Uđm Iđm INmax Rộng Cao Sâu
Loại
cực (V) (A) (kA) (mm) (mm) (mm)

C1001N 400-
3,4 690 1000 25 210 374 172
100A

Lựa chọn aptomat phía sau thanh cái:


Sử dụng các phép toán tương tự, ta có các thông số như sau:
Bảng 3.6 Thông số dòng điện tính toán

35
ST
Phân xưởng Itt (A)
T

1 N 88,34

2 G 87,51

3 U 84,66

4 Y 83,12

5 Ê 54,01

6 O 84,24

7 V 55,67

8 Ă 35,89

9 Ơ 106,04

10 K 115,72

11 I 67,5

12 H 96,98

13 L 110,3

Do UđmA ≥ Uđm mạng, IđmA ≥ Itt, IcđmA ≥ IN Tra bảng 3.5 – [3] chọn aptomat
kiểu hộp dãy N, dòng từ 16 đến 3200A do Merlin Gerin chế tạo với các thông số
kỹ thuật như sau:
Bảng 3.7 Thông số Aptomat phía sau thanh cái
Số Uđm Iđm INmax Rộng Cao Sâu
Loại
cực (V) (A) (kA) (mm) (mm) (mm)

NS160N 16-
2,3,4 690 160 8 105 161 86
160A

36
Bảng 3.8 Thông số lựa chọn Aptomat cho các phân xưởng
ST Uđm (V) Iđm (A) INmax (kA)
Phân xưởng Loại
T

1 N NS160N 690 160 8

2 G NS160N 690 160 8

3 U NS160N 690 160 8

4 Y NS160N 690 160 8

5 Ê NS160N 690 160 8

6 O NS160N 690 160 8

7 V NS160N 690 160 8

8 Ă NS160N 690 160 8

9 Ơ NS160N 690 160 8

10 K NS160N 690 160 8

11 I NS160N 690 160 8

12 H NS160N 690 160 8

13 L NS160N 690 160 8

37
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT – CHỐNG SÉT VÀ NÂNG CAO HỆ
SỐ CÔNG SUẤT COSφ
4.1 Tính toán nối đất trung tính
Chọn Rđ ≤ 4 Ω
Xác định điện trở nối đất của 1 cọc
Dùng n = 10 thép góc L 60x60x6 dài 2,5 m, chôn sâu 0,8 m. Các cọc chôn
thành mạch vòng, mỗi cọc cách nhau 5 m suy ra l = 50 m
Tra bảng PL 6.7/414-[2] ta có: ŋc =0,69, ŋt =0,4
Điện trở suất của cát pha đất: ρ =3.10 4 (Ω.cm)
R1c = 0.00298. ρ = 0,00298.3.104 = 89,4 (Ω ¿
Xác định sơ bộ số cọc
R1c 89,4
n = ŋ . R = 0,69.4 =32,39
c đ

Xác định điện trở thanh nối nằm ngang


Thanh nối có bề rộng b = 4 cm
4
ρmax = k max .ρ =1,5.3.10 =45000 Ωcm
2 2
0.366 2l 0,366 2.50 00
R t’ = . ρmax . log = .45000. log =17,11 Ω
l bt 5000 4.80
'
R 17,11
Rt = t = =47,78 Ω
ŋ t 0,4

Xác định điện trở khuếch tán của cọc chôn thẳng đứng

38
1cR 89,4
Rc = n. ŋ = 32,39.0,69 = 4 Ω
c

Xác định điện trở khuếch tán của thiết bị nối đất
Rc . R t 4.47,78
R nđ = = =3,69 Ω
Rc + R t 4+47,78
Có Rn đ <¿Rđ => Số cọc chọn bằng 10 là phù hợp
4.2 Tính toán nối đất chống sét
Ta có Rđ = 10 Ω, xét điều kiện an toàn Rnđ ¿Rđ suy ra có thể chọn số
lượng và cách bố trí cọc nối đất tương tự phương pháp nối đất trung tính với
trang bị nối đất đặt riêng, cách trang bị nối đất an toàn và làm việc ít nhất 5 m.
Xác định điện trở nối đất của 1 cọc

Dùng n = 10 thép góc L 60x60x6 dài 2,5 m, chôn sâu 0,8 m. Các cọc chôn
thành mạch vòng, mỗi cọc cách nhau 5 m suy ra l = 50 m

Tra bảng 2.7/414-[2] ta có: ŋc =0,69, ŋt =0,4

Điện trở suất của cát pha đất: ρ =3.10 4 (Ω.cm)

R1c = 0.00298. ρ = 0,00298.3.104 = 89,4 (Ω ¿

Xác định sơ bộ số cọc


R
1c 89,4
n = ŋ . R = 0,69.4 =12,95
c đ

Xác định điện trở thanh nối nằm ngang

Thanh nối có bề rộng b = 4 cm


4
ρmax = k max .ρ=1,5.3.10 =45000 Ωcm
2 2
0.366 2l 0,366 2.50 00
R t’ = . ρmax . log = .45000. log =17,11 Ω
l bt 5000 4.80
'
R 17,11
Rt = t = =47,78 Ω
ŋ t 0,4

Xác định điện trở khuếch tán của cọc chôn thẳng đứng

1cR 89,4
Rc = n. ŋ = 12,95.0,69 = 10 Ω
c

39
Xác định điện trở khuếch tán của thiết bị nối đất
Rc . R t 10.47,78
R nđ = = =8,26 Ω
Rc + R t 10+47,78

Có Rnđ <¿Rđ => Số cọc chọn bằng 10 là phù hợp


4.3 Tính toán chống sét
4.3.1 Chống sét trực tiếp

Hình 4.1 Cột thu sét


1-Kim thu lôi

2-Cột đỡ bằng bê tông

3-Dây đẫn sét

4-Thiết bị nối đất

40
Hình 4.2 Phạm vi bảo vệ cột thu lôi
Theo hình 4.2 trị số bảo vệ được xác định theo công thức
Ta chọn cột thu lôi có chiều cao h = 15 m, trang thiết bị bảo vệ có h x = 8
m.
P 1
R x =1,6 ha . =1,6.7. =7,3 m
hx 8
1+ 1+
h 15

hx: chiều cao của đối tượng cần bảo vệ nằm trong vùng bảo vệ của cột thu
lôi.
ha = h – hx: chiều cao hiệu dụng của cột thu lôi.
P: hệ số, h≤ 30=¿ P=1,
h>30=>P=5.5 √ h .

*Khoảng cách giữ các cột thu lôi a = 8 m


*Bề ngang hẹp nhất của phạm vi bảo vệ ở độ cao hx :
7 h a -a 7.7-8
bx = 2 R x . 14 h -a =2.7,3. 14.7-8 =6,65 m
a

4.3.2 Lựa chọn thiết bị chống sét quá điện áp


 Chống sét van

41
Chống sét van gồm có hai phần tử chính là khe hở phóng điện và điện trở
làm việc. Khe hở phóng điện của chống sét van là 1 chuỗi các khe hở nhỏ có
nhiệm vụ như đã xét. Điện trở làm việc là điện trở phi tuyến có tác dụng hạn chế
trị số dòng điện ngắn mạch chạm đất qua chống sét van khi sóng quá điện áp
chọc thủng các khe hở phóng điện. Dòng điện này cần phải hạn chế để việc dập
tắt hồ quang trong khe hở phóng điện được dễ dàng sau khi chống sét van làm
việc. Chất vi lít thỏa mãn được hai yêu cầu trái ngược nhau: cần có điện trở lớn
để hạn chế dòng ngắn mạch và lại cần có điện trở nhỏ để hạn chế điện áp dư, vì
điện áp dư lớn khó bảo vệ được cách điện

Hình 4.3 Chống sét van


Điều kiện chọn van chống sét : U đm CSV ≥ U đm mạng điện
Trạm biến áp phân phối được cấp điện bằng đường dây trên không ĐKĐ-
22kV chọn dung chống sét van do Siemens chế tạo có các thông số kỹ thuật ở
bảng sau:
Bảng 4.1 Thông số chống sét van
Loại Vật liệu U đm Dòng điện Vật liệu vỏ
phóng định
(kV)
mức (kA)

3EA1 Cacbua silic 24 5 Nhựa


SiC

42
4.4 Nâng cao hệ số công suất Cosφ
4.4.1 Phương pháp nâng cao hệ số công suất Cosφ
Yêu cầu lựa chọn bộ tụ bù để nâng cao cosφ của xí nghiệp lên 0,95 . Công
suất tính toán của phân xưởng là 573,18 + j469,79 . Xét khả năng giảm cỡ công
suất máy biến áp khi đặt bộ tụ bù.
Hệ số công suất xưởng trước khi đặt bù :
573 , 18
cosφ= =0 , 77
√573,18 2 + 469,792
Công suất bộ tụ cần đặt để nâng hệ số công suất từ 0,77 lên 0,95 là:
Qbù = Ptt. (tan φ 1 – tan φ 2).α = 573,18.(0,83-0,33).1= 286,59 kVAr
Trong đó: Ptt: Phụ tải tính toán tác dụng (KW)
φ 1: góc trước khi bù, có cosφ 1= 0,77

φ 2: góc sau khi bù, có cosφ 2= 0,95

α: hệ số tính đến nâng cao cosφ tự nhiên, lấy α = 1


Ta chia xí nghiệp thành 2 nhóm :
Nhóm 1 : Gồm phân xưởng (I , Y , U G , V , H , N) (N1)
Nhóm 2 : Gồm phân xưởng (Ơ, O , L , Ă , K , Ê) (N2)
Công suất tác dụng tiêu thụ tại thanh cái hạ áp 1:
7

Ptiêu thụ1 = ∑ P tt =¿ 304,11 kVAR


i=1

Công suất phản kháng tiêu thụ tại thanh cái hạ áp 1:


7

Qtiêu thụ1 = ∑ Q tt =¿245,1 kVAR


i=1

Công suất tác dụng tiêu thụ tại thanh cái hạ áp 2:


6
Ptiêu thụ2 = ∑ P tt =¿ 269,07 kVAR
i=1

Qtiêu thụ2 = ∑ Q tt =¿ 224,69 kVAR


i=1

Công suất tính toán toàn phần của xí nghiệp trước và sau khi đặt bù :
S1= √ 304 , 112 +245 , 12=390 , 58 kVA

43
S2= √ 269 , 072 +224 , 692=350 ,54 kVA

Tra bảng 6.5 –[3] ta chọn 6 bộ tụ ,công suất mỗi bộ 50 kVAr , đấu song
song do DAE YEONG chế tạo có thông số như sau :
Bảng 4.2 Thông số tụ
Loại tụ Qb (kVAR) Uđm (kV) C ( μf ¿ Iđm (A) Số pha

DLE – 4D150K5T 150 440 2,467 196,8 3

Bộ tụ được bảo vệ bằng Aptomat , trong tụ bù có đặt bóng đèn làm điện
trở phóng điện.
Ta bù cho xí nghiệp 50 kVAr , điện trở phóng điện cần có trị số :
2 2
R pđ =15. Up .106 = 15. 0 ,22 .106 = 14520
Q 50
Dùng bóng 40W làm điện trở phóng điện , có
2 2
Up 220
R= = = 1210
40 40
Số bóng đèn cần dùng
14520
n = 1210 = 12 bóng

Như vậy sẽ dùng 12 bóng , 40W , mỗi pha 4 bóng làm điện trở phóng điện
cho bộ tụ.

44
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đồ án, em đã hoàn thành đúng
tiến độ cho phép, hoàn thiện các sơ đồ và bản vẽ theo yêu cầu. Với nhiều khó
khăn ban đầu khi mới bắt tay vào hoàn thiện đồ án với kiến thức ít ỏi của mình
và kinh nghiệm thực tế không có nhiều nên việc hoàn thiện đồ án gặp không ít
khó khăn.
Với nỗ lực của bản thân và đặc biệt là với sự hướng dẫn của cô Phạm Thị
Hồng Anh, đã hoàn thành đồ án đúng thời gian. Trong quá trình thực hiện, đồ án
của em khó tránh khỏi sai sót, khuyết điểm, vậy nên em rất mong cô góp ý và
chỉnh sửa để em có thể làm tốt hơn các đồ án khác trong thời gian sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê. Cung cấp điện.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch. Hệ thống cung cấp điện của xí
nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
3. Ngô Hồng Quang. Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Vũ Văn Tẩm, Ngô Hồng Quang. Giáo trình thiết kế cấp điện. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

46

You might also like