You are on page 1of 90

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


--------------------oo0oo-------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG


CUNG CẤP ĐIỆN

ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP
ĐIỆN CHO
PHÂN XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

CBHD: Hoàng Mai Quyền

Sinh viên 1: Nguyễn Xuân Hưng-2020601900

Sinh viên 2: Trần Đức Năm- 2020605074

Sinh viên 3: Nguyễn Hồng Ngát-2020602185

Hà Nội, 2023
2

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

Nhóm: 8
Họ và tên sinh viên 1: Nguyễn Xuân Hưng MSV: 2020601900
Họ và tên sinh viên 2: Trần Đức Năm MSV: 2020605074
Họ và tên sinh viên 3: Nguyễn Hồng Ngát MSV: 2020602185
Lớp học phần: 20223EE6051001
Đề tài: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho Phân xưởng công
nghiệp

NỘI DUNG
- Phân xưởng có hiều cao h=5,5m
- Nguồn điện được lấy từ điểm đấu 22kV bên ngoài tòa nhà, rãnh cáp
ngầm dẫn vào phòng kỹ thuật dài 100m.
- Sơ đồ mặt bằng phân xưởng: (trang bên)
- Số liệu thiết bị:

Số hiệu
Tên thiết Cos
trên sơ Ksd Pdm kW
bị α
đồ
1,2,3,4 Lò điện 0.88 0.89 21+34+21+34
kiểu tầng
5,6 Lò điện 0.88 0.9 31+56
kiểu
buồng
7,12,15 Thùng tôi 0.83 0.93 2,2+3,2+3,8
8,9 Lò điện 0.88 0.89 31+21
kiểu tầng
10 Bể khử 0.88 0.9 3,5
mỡ
11,13,14 Bồn đun 0.91 0.96 16+23+31
nước
nóng
3

16,17 Thiết bị 0.91 0.81 31+23


cao tần
18,19 Máy quạt 0.88 0.65 8.5+6.5
20,21,22 Máy mài 0.89 0.58 3.8+8.5+6.5
trọn vạn
năng
23,24 Máy tiện 0.83 0.61 3,2+5
25,26,27 Máy tiện 0.83 0.67 56.5+11+13
ren
28,29 Máy phay 0.88 0.66 6.5+16
đứng
30,31 Máy 0.88 0.58 8.5+8.5
khoan
đứng
32 Cần cẩu 0.75 0.63 12
4

Sơ đồ mặt bằng phân xưởng


5

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

1. Xác định phụ tải tính toán


2. Đề xuất các phương án cấp điện và so sánh kinh tế-kỹ thuật để lựa
chọn phương án cấp điện
3. Thiết lập sơ đồ cấp điện và lựa chọn các phần tử trong sơ đồ
4. Tính toán, lựa chọn hệ thống chống sét và nối đất.
5. Thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng
Bản vẽ:
1. Sơ đồ mặt bằng cấp điện
2. Sơ đồ nguyên lý cấp điện
3. Sơ đồ bố trí hệ thống nối đất & chống sét
Ngày giao đề: 09/01/2023
Ngày hoàn thành: 24/02/2023

Giảng viên hướng dẫn

Hoàng Mai Quyền


6

Mục lục

Mục lục.........................................................................................................
Danh mục hình ảnh.....................................................................................
Danh mục bảng biểu...................................................................................
Lời nói đầu.................................................................................................
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO NHÀ
XƯỞNG.....................................................................................................
1.1. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................11
1.1.1.Khái niệm về phụ tải tính toán...............................................11
1.1.2.Các phương pháp xác định phụ tải tính toán..........................11
1.2.Giới thiệu chung về phân xưởng...........................................................16
1.2.1.Mặt bằng bố trí thiết bị của phân xưởng.................................16
1.2.2.Xác định phụ tải tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng............18
1.3.Phụ tải thông gió làm mát.....................................................................20
1.3.1.Phụ tải thông gió.....................................................................20
1.3.2.Phụ tải làm mát.......................................................................21
1.3.3.Tổng hợp phụ tải thông gió làm mát......................................22
1.4.Xác định phụ tải tính toán động lực cho nhà xưởng.............................22
1.4.1.Phân nhóm phụ tải điện trong phân xưởng công nghiệp........22
1.4.2.Xác định phụ tải tính toán của các nhóm phụ tải...................23
1.5.Phụ tải tính toán tổng hợp nhà xưởng...................................................27
1.5.1.Tổng hợp phụ tải động lực của nhà xưởng.............................27
1.5.2.Tổng hợp phụ tải của toàn nhà xưởng....................................27
1.6. Kết luận....................................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN VÀ SO
SÁNH KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
CẤP ĐIỆN.................................................................................................
2.1.Cơ sở lý thuyết......................................................................................29
2.1.1.Xác định vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng..........................29
7

2.1.2.Chọn máy biến áp...................................................................30


2.2.Đề xuất các phương án cấp điện...........................................................31
2.2.1.Sơ đồ hình tia..........................................................................31
2.2.2.Sơ đồ phân nhánh...................................................................32
2.2.3.Sơ đồ hỗn hợp.........................................................................33
2.3. Các phương án cấp điện cho phân xưởng............................................33
2.3.1.Phương án 1............................................................................34
2.3.2.Phương án 2............................................................................36
2.3.3.Phương án 3............................................................................38
2.4. So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án............................................39
2.4.1.Tính toán kinh tế từng phương án..........................................39
2.4.2.So sánh kinh tế 3 phương án...................................................47
2.4.3. Kết luận.................................................................................47
CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN
CÁC PHẦN TỬ TRONG SƠ ĐỒ............................................................
3.1.Cơ sở lý thuyết......................................................................................48
3.2.Chọn thiết bị điện và các bộ phận dẫn điện theo điều kiện làm việc lâu
dài..........................................................................................................48
3.2.1.Chọn theo điện áp định mức...................................................48
3.2.2.Chọn theo dòng điện định mức...............................................50
3.3. Sơ đồ cấp điện( bản vẽ)........................................................................51
3.4. Lựa chọn các phần tử trong sơ đồ........................................................52
3.4.1. Lựa chọn MBA......................................................................52
3.4.2. Tính toán ngắn mạch.............................................................53
3.4.3. Chọn và kiểm tra dây dẫn......................................................55
3.4.4. Chọn và kiểm tra thiết bị điện trung áp.................................58
3.4.5. Chọn và kiểm tra thiết bị hạ áp..............................................59
3.4.6. Chọn thiết bị đo lường...........................................................62
3.5. Kết luận....................................................................................64
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG
CHỐNG SÉT NỐI ĐẤT...........................................................................
4.1.Cơ sở lý thuyết......................................................................................66
8

4.1.1. Cơ sở hệ thống chống sét.......................................................66


4.1.2.Xây dựng hệ thống bảo vệ nhà xưởng....................................68
4.2. Hệ thống nối đất..................................................................................69
4.2.1.Nối đất tự nhiên......................................................................69
4.2.2.Nối đất nhân tạo......................................................................69
4.3. Hệ thống chống sét...............................................................................72
4.3.1.Thiết bị chống sét đường dây tải điện....................................73
4.3.2.Thiết bị chống sét cho TBA....................................................73
4.3.3. Hệ thống chống sét cho nhà xưởng.......................................75
4.3.4. Tính toán tham số..................................................................77
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÙ CÔNG SUẤT PHẢN
KHÁNG CHO NHÀ XƯỞNG.................................................................
5.1.Cơ sở lý thuyết......................................................................................78
5.1.1. Ý nghĩa của việc bù công suất phản kháng...........................78
5.1.2.Các biện pháp bù công suất phản kháng................................78
5.2.Các thiết bị bù công suất phản kháng trong hệ thống cung cấp điện....79
5.2.1.Tụ tĩnh điện.............................................................................79
5.2.2.Máy bù đồng bộ......................................................................80
5.2.3.Động cơ không đồng bộ roto dây quấn được đồng bộ hóa.....80
5.3.Tính toán thiết kế mạch lực hệ thống bù công suất phản kháng cho nhà
xưởng.....................................................................................................81
5.3.1. Xác định dung lượng tụ bù....................................................81
5.3.2. Chọn vị trí bù.........................................................................81
5.3.3. Tính toán dung lượng tụ bù...................................................81
5.3.4. Tính toán chọn Aptomat cho tụ bù........................................82
Tài liệu tham khảo....................................................................................
Bản vẽ.........................................................................................................
1. Sơ đồ mặt bằng cấp điện........................................................................84
2. Sơ đồ nguyên lý cấp điện........................................................................85
9

Danh mục hình ảnh


Hình 1. 1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng..........................................................16
Hình 1. 2. Tiện nghi thị giác...........................................................................19
Hình 1. 3. Chia nhóm phụ tải..........................................................................23

Hình 2. 1. Sơ đồ cấp điện hình tia 2 đường dây.............................................31


Hình 2. 2. Sơ đồ nguyên lý hình tia.................................................................35
Hình 2. 3. Sơ đồ đi dây rẽ nhánh....................................................................36
Hình 2. 4. Sơ đồ nguyên lý rẽ nhánh...............................................................37
Hình 2. 5. Sơ đồ đi dây hỗn hợp.....................................................................38
Hình 2. 6. Sơ đồ nguyên lý hỗn hợp................................................................39
Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Số liệu thiết bị...................................................................................17
Bảng 2. Thông số quạt hút.............................................................................20
Bảng 3. Số liệu nhóm 1..................................................................................23
Bảng 4. Tổng hợp phụ tải động lực nhà xưởng.............................................27
Bảng 5.Tổng hợp phụ tải toàn nhà xưởng.....................................................27
Bảng 6. Chọn dây phương án 1.....................................................................42
Bảng 7. Chi tiết chọn dây phương án 1.........................................................43
Bảng 8. Kết quả tính toán phương án 1.........................................................43
Bảng 9. Chi phí chọn dây phương án 2.........................................................45
Bảng 10. Chi phí chọn dây phương án 2.......................................................46
Bảng 11. Chi phí chọn dây phương án 3.......................................................46
Bảng 12. Kết quả tính toán cho phương án 3................................................47
Bảng 13. Bảng so sánh chi phí giữa 3 phương án.........................................47
Bảng 14. Trị số độ lệch điện áp cho phép tương đối so với điện áp cho phép
của TBĐ..........................................................................................................49
Bảng 15. Thông số máy biến áp.....................................................................52
Bảng 16. Thông số tủ phân phối và động lực................................................52
Bảng 17. Dòng ngắn mạch tại các nhánh động lực.......................................54
Bảng 18. Tiết diện dây dẫn của tùng thiết bị trong phân xưởng...................56
Bảng 19. Thông số dây dẫn của hệ thống chiếu sáng và làm mát của CADIVI
.........................................................................................................................56
Bảng 20. Bảng thống số cầu chì....................................................................58
Bảng 21. Bảng thông số chống sét van..........................................................59
Bảng 22. Bảng chọn áptomat cho tủ phân phối và tủ động lực.....................61
Bảng 23. Thông số Aptomat từng thiết bị trong phân xưởng.........................62
Bảng 24. Biến dòng Emic hạ thế 600/5A.......................................................62
Bảng 25. Thông số ampe kế điện tử...............................................................62
Bảng 26. Thông số vôn kế điện tử..................................................................63
Bảng 27. Điện trỏ suất của loại đất...............................................................72
Bảng 28. Thông số tụ bù................................................................................82
10

Lời nói đầu


Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra
một cách mạnh mẽ và điện năng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó điện năng
được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Cùng với xu
hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được
nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ... tăng lên không ngừng. Để đảm bảo những nhu cầu to lớn
đó, chúng ta phải có một hệ thống cung cấp điện an toàn và tin cậy.
Với bài tập lớn: “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
công nghiệp”, sau một thời gian trao đổi và cùng làm bài tập, dưới sự hướng
dẫn của thầy Hoàng Mai Quyền. Nhóm 8 chúng em đã hoàn thành nội dung
của đề tài trong học phần này. Do thời gian có hạn và thiếu kinh nghiệm nên
nhóm 8 chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót và các lỗi, em rất
mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
và giúp em nâng cao trình độ chuyên môn hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
11

CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO


NHÀ XƯỞNG
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1.Khái niệm về phụ tải tính toán

Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế hệ thống cung
cấp điện.

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với
phụ tải, thực tế ( biến đổi ) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Nói một cách
khác, phụ tải tính toán cũng làm nóng vật dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ
lớn nhất do phụ tải thực tế gây ra. Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo
phụ tải tính toán thì có thể đảm bảo an toàn về mặt phát nóng cho các thiết
bị đó trong mọi trạng thái vận hành.
1.1.2.Các phương pháp xác định phụ tải tính toán

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp xác định phụ
tải tính toán, nhưng các phương pháp được dùng chủ yếu là:
Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu
cầu

Một cách gần đúng có thể lấy Pđ = Pđm. Khi đó

- Pđi, Pđmi : công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ i
( kW)
12

- Ptt, Qtt, Stt : công suất tác dụng, phản kháng và toàn phần
tính toán của nhóm thiết bị ( kW, kVAR, kVA )
- n : số thiết bị trong nhóm

- Knc : hệ số nhu cầu của nhóm hộ tiêu thụ đặc trưng tra trong sổ tay
tra cứu
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện. Nhược
điểm của phương pháp này là kém chính xác. Bởi hệ số nhu cầu tra
trong sổ tay là một số liệu cố định cho trước, không phụ thuộc vào
chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm.
Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và
hệ số cực đại
Công thức tính :

Trong đó :
n : Số thiết bị điện trong nhóm
Pđmi : Công suất định mức thiết bị
thứ i trong nhóm Kmax : Hệ số cực
đại tra trong sổ tay theo quan hệ
Kmax = f ( nhq, Ksd )
nhq : số thiết bị sử dụng điện có hiệu quả là số thiết bị giả thiết
có cùng công suất và chế độ làm việc, chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ
tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế.( Gồm có các thiết bị có công
suất và chế độ làm việc khác nhau )
13

Công thức để tính nhq như sau :

Trong đó :

Pđm : công suất định mức


của thiết bị thứ i n : số thiết
bị có trong nhóm
Khi n lớn thì việc xác định nhq theo phương pháp trên khá phức
tạp do đó có thể xác định nhq một cách gần đúng theo cách sau :
+Khi m > 3 và Ksd ≥ 0,2 thì nhq có thể xác định theo công thức sau :

+ Khi m > 3 và Ksd < 0,2 thì nhq được xác định theo trình tự như
sau :
.Tính n1 - số thiết bị có công suất ≥ 0,5Pđm max
.Tính P1- tổng công suất của n1 thiết bị kể trên :
14

P : tổng công suất của các thiết bị trong nhóm

Dựa vào n*, P* tra bảng xác định được


nhq* = f (n*,P* ) Tính nhq = nhq*.n
Cần chú ý là nếu trong nhóm có thiết bị tiêu thụ điện làm
việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì phải quy đổi về chế độ dài hạn
khi tính nhq theo công thức :

Pqd=Pdm.

Kd : hệ số đóng điện tương đối phần trăm


Cũng cần quy đổi về công suất 3 pha đối với các thiết bị dùng điện 1
pha.
+ Nếu thiết bị 1 pha đấu vào điện áp pha :
Pqd = 3.Pđmfa max
+ Thiết bị một pha đấu vào điện áp dây :

Pqd = 3.Pđm

Chú ý : Khi số thiết bị hiệu quả bé hơn 4 thì có thể dùng phương
pháp đơn giản sau để xác định phụ tải tính toán :
+ Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị gồm số thiết bị là 3 hay ít
hơn có thể lấy bằng công suất danh định của nhóm thiết bị đó :

n : số thiết bị tiêu thụ điện thực tế trong nhóm.


15

Khi số thiết bị tiêu thụ thực tế trong nhóm lớn hơn 3 nhưng số
thiết bị tiêu thụ hiệu quả nhỏ hơn 4 thì có thể xác định phụ tải tính
toán theo công thức :

Trong đó : Kt là hệ số tải . Nếu không biết chính xác có thể lấy như
sau : Kt = 0,9 đối với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn .
Kt = 0,75 đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại.
16

1.2.Giới thiệu chung về phân xưởng


1.2.1.Mặt bằng bố trí thiết bị của phân xưởng

Hình 1. 1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng


17

- Phân xưởng có hiều cao h=5,5m


- Nguồn điện được lấy từ điểm đấu 22kV bên ngoài tòa nhà, rãnh cáp ngầm
dẫn vào phòng kỹ thuật dài 100m.
- Sơ đồ mặt bằng phân xưởng: (trang bên)
- Số liệu thiết bị:
Số hiệu
Tên thiết
trên sơ Ksd Cos α Pdm kW
bị
đồ
1,2,3,4 Lò điện 0.88 0.89 21+34+21+34
kiểu tầng
5,6 Lò điện 0.88 0.9 31+56
kiểu
buồng
7,12,15 Thùng tôi 0.83 0.93 2,2+3,2+3,8
8,9 Lò điện 0.88 0.89 31+21
kiểu tầng
10 Bể khử 0.88 0.9 3,5
mỡ
11,13,14 Bồn đun 0.91 0.96 16+23+31
nước
nóng
16,17 Thiết bị 0.91 0.81 31+23
cao tần
18,19 Máy quạt 0.88 0.65 8.5+6.5
20,21,22 Máy mài 0.89 0.58 3.8+8.5+6.5
trọn vạn
năng
23,24 Máy tiện 0.83 0.61 3,2+5
25,26,27 Máy tiện 0.83 0.67 56.5+11+13
ren
28,29 Máy phay 0.88 0.66 6.5+16
đứng
30,31 Máy 0.88 0.58 8.5+8.5
khoan
đứng
32 Cần cẩu 0.75 0.63 12
18

Bảng 1. Số liệu thiết bị


1.2.2.Xác định phụ tải tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng

1.2.2.1. Yêu cầu chung theo tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng

▪ Phân bố độ chói hợp lý

- Hệ thống ánh sáng trong nhà xưởng cần được phân bố độ chói đồng
đều, hợp lý.
- Độ chói đồng đều sẽ không gây chói lóa mắt làm ảnh hưởng đến thị
giác của người lao động.
- Đồng thời, độ chói không đồng đều cũng khiến nhà xưởng có các vùng
sáng tối khác nhau. Điều ảnh làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác và
làm việc cũng như chất lượng sản phẩm khi được làm ra.
- Thi công hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn ánh sáng
trong sản xuất với độ chói đồng đều, phân bố khắp nhà xưởng.

▪ Hướng ánh sáng đạt chuẩn

- Thiết kế hệ thống chiếu sáng cần có hướng ánh sáng đạt tiêu chuẩn
chiếu xuống toàn bộ diện tích nhà xưởng.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo không xuất hiện bóng tại khu vực sản xuất,
làm việc. Đây là yếu tố để thao tác của công nhân chính xác, không làm
ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Ví dụ: Tại các vị trí như có thiết bị máy móc cũng cần chú ý về hướng
chiếu sáng để không có bóng thao tác với máy.

▪ Độ rọi theo yêu cầu

- Hệ thống ánh sáng của nhà xưởng có độ rọi hợp lý sẽ đảm bảo được
hiệu suất làm việc tăng cao nhờ ánh sáng tập trung tại bề mặt làm việc.
- Theo tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN-7114-2008; tại những khu vực sản
xuất cần có độ rọi lên tới hơn 300 lux để đảm bảo hiệu quả lao động,
19

chất lượng cho từng sản phẩm làm ra.


- Theo nghiên cứu của W.J. Van Bommel, độ rọi được tăng từ 100 lux
lên tới hơn 300 lux, khi năng suất lao động có thể sẽ tăng tới 80%.

Hình 1. 2. Tiện nghi thị giác


1.2.2.2.Xác định phụ tải tính toán chiếu sáng nhà xưởng
Ta chọn loại đèn LED có hiệu suất sáng lớn và chỉ số hoàn màu cao,
phù hợp với chiếu sáng công nghiệp. Chọn loại đèn có thông số như sau:
P = 60W, hiệu suất 125 lm/W.
Nhà xưởng có diện tích 800 m2 và tiêu chuẩn quang thông của khu vực
này là 200.
Ta có tổng quang thông cần dùng là : 800.200= 160 000
Ta tính được số lượng bóng đèn cần dùng là
N= 160000 : (60.125)= 21 bóng
Ta có nhà xưởng có diện tích là 800m2 , suất phụ tải chiếu sáng p0=15
W/m2
20

Sơ đồ chiếu sáng
=> Công suất chiếu sáng là
Scs= S.p0= 800.15=12000 W= 12kW

1.3.Phụ tải thông gió làm mát


1.3.1.Phụ tải thông gió
Lưu lượng gió tươi cấp vào xưởng là
9×20×40×5,5=35200(m3)
Trong đó: n là số lần làm tươi trên 1h, V là thể tích.
Với số liệu đã cho: MODEL: DLHCV40-PG4SF có lượng gió 4500 (m3/h)
Ta chọn q=4500 m3 /h s qut: Nq=9 qut
Thiết bị Công suất Lượng gió Số lượng Ksd Cos
(W)
Quạt hút 300 4500 9 0.7 0.8
Bảng 2. Thông số quạt hút
Udm=380 (V); idm=0.57 (A); ilvmax=0.7 (A)
Hệ số nhu cầu:
21

9*
Phụ tải tính toán nhóm phụ tải thông gió và làm mát: Nếu chưa biết hiệu suất
của động cơ nên ta lấy gần đúng Pđ=Pđm

Trong đó: Pdmi là công suất định mức của thiết bị thứ i,kW.
Ptt,Qtt,Stt: Công suất tác dụng, phản kháng và toàn phần tính toán của nhóm
thiết bị kW,kVAr, kVA
n: là thiết bị trong nhóm knc: hệ số nhu cầu
1.3.2.Phụ tải làm mát
Để đảm bảo cho không gian làm việc thông thoáng mát mẻ ta chọn 15 quạt
đứng công nghiệp có thông số như sau: model SLS650
- Kiểu: Đứng

- Công suất(W): 225

- Sải cánh (mm): 650

- Lượng gió (m3/min): 220

- Cấp độ gió: 3 cấp độ

- Tần số (Hz): 50

- Độ ồn (Db): 68

- Tốc độ (Rpm): 1400

- Điện áp (V): 220

- Ksd=0,7;cosφ =0,8;
Hãng sản xuất: Điện cơ Hà Nội giá bán 1.480.000 VNĐ
Tính tương tự như làm mát ta được
22

Knc=0,77; Pttlm= 2,598 (kW) ; Qttlm=1,95(kVAr);


Sttlm=3,248 (kVA)
23

1.3.3.Tổng hợp phụ tải thông gió làm mát


Công suất tác dụng: Ptttglm = Ptttg + Pttlm = 2,16 + 2, 598 = 4, 578( kW )
Công suất phản kháng: Qtttglm = Qtttg + Qttlm = 1, 62 + 1, 95 = 3, 57( kVAr)
Công suất toàn phần: Stttglm = Stttg + Sttlm = 2, 7 + 3, 248 = 5, 948( kVA)

1.4.Xác định phụ tải tính toán động lực cho nhà xưởng
1.4.1.Phân nhóm phụ tải điện trong phân xưởng công nghiệp

- Để phân nhóm phụ tải ta dựa theo nguyên tắc sau :

+ Các thiết bị trong nhóm nên có cùng một chế độ làm việc .

+ Các thiết bị trong nhóm nên gần nhau tránh chồng chéo
và giảm chiều dài dây dẫn hạ áp.
+ Công suất các nhóm cũng nên không quá chênh lệch nhóm
nhằm giảm chủng loại tủ động lực.
- Căn cứ vào vị trí, công suất của các máy công cụ bố trí trên mặt
bằng phân xưởng ta chia ra làm 4 nhóm thiết bị phụ tải như sau :
24

Hình 1. 3. Chia nhóm phụ tải


+ Nhóm 1 : 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15
+ Nhóm 2 : 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23; 24
+ Nhóm 3 : 25; 26; 27
+ Nhóm 4 : 28; 29; 30; 31; 32

1.4.2.Xác định phụ tải tính toán của các nhóm phụ tải

Nhóm 1

S Kí hiệu trên
S Tên nhóm thiết Pđ cos K
t bị ố bản vẽ (K phi sd
t lượ w)
ng
1 Lò điện kiểu 3 1,3 21 0,89 0,
tầng ,9 88
2 Lò điện kiểu 2 2,4 34 0,89 0,
tầng 88
3 Lò điện kiểu 1 5 31 0,9 0,
buồng 88
4 Lò điện kiểu 1 6 56 0.9 0,
buồng 88
5 Thùng tôi 1 7 2,5 0.93 0,
83
6 Thùng tôi 1 12 3,2 0,93 0,
83
7 Thùng tôi 1 15 3,8 0,93 0,
83
8 Lò điện kiểu 1 8 31 0,89 0,
tầng 88
9 Bể khử mỡ 1 10 3,5 0,
0,98 9
10 Bồn đun nước 1 11 16 0,96 0,
nóng 91
11 Bồn đun nước 1 13 23 0,96 0,
nóng 91
12 Bồn đun nước 1 14 31 0,96 0,
nóng 91
25

Bảng 3. Số liệu nhóm 1


Xác định hệ số sử dụng( Ksd) tổng hợp của nhóm:

Hệ số K sử dụng lớn nhất là

Công suất tính toán của phụ tải là

Công suât phản kháng là

Công suất toàn phần tính toán


26

Tương tự ta tính được nhóm 2:


Số hiệu
Tên thiết Cos
trên sơ Ksd Pdm kW
bị α
đồ
16,17 Thiết bị 0.91 0.81 31+23
cao tần
18,19 Máy quạt 0.88 0.65 8.5+6.5
20,21,22 Máy mài 0.89 0.58 3.8+8.5+6.5
trọn vạn
năng
23,24 Máy tiện 0.83 0.61 3,2+5

Nhóm 3 là
Số hiệu
Tên thiết Cos
trên sơ Ksd Pdm kW
bị α
đồ
25,26,27 Máy tiện 0.83 0.67 56.5+11+13
ren
27

Nhóm 4 là
Số hiệu
Tên thiết
trên sơ Ksd Cos α Pdm kW
bị
đồ
28,29 Máy phay 0.88 0.66 6.5+16
đứng
30,31 Máy 0.88 0.58 8.5+8.5
khoan
đứng
32 Cần cẩu 0.75 0.63 12
28

1.5.Phụ tải tính toán tổng hợp nhà xưởng


1.5.1.Tổng hợp phụ tải động lực của nhà xưởng

Tên
1 2 3 4 Tổng

Ks 0,8
0,89 0,9 0.8 3,42
d 3

Cos 0,6 0.62


0,85 0,65 2,792
phi 7 2

Ptt 331 99,9 32 51,1 514

205, 116, 35, 64,3 421,8


Qtt
22 8 5 3 5

389, 153, 47, 82,1 673,1


Stt
5 7 8 6 6

Bảng 4. Tổng hợp phụ tải động lực nhà xưởng


1.5.2.Tổng hợp phụ tải của toàn nhà xưởng

Tham số cos P(kW) Q(kVA S(kV


phi r) Ar)
Động 2,792 514 421,85 673,16
lực
Chiếu 1 12 0 12
sáng
TGLM 0.8 4.578 3.57 5.948
Bảng 5.Tổng hợp phụ tải toàn nhà xưởng
Công suất tác dụng động lực toàn phần là :

Công suất phản kháng động lực toàn phần là


29

Với

Công suất tác dụng toàn phân xưởng là

Công suất phản kháng toàn phân xưởng là

Công suất toàn phần của phân xưởng là

1.6. Kết luận


Vậy ta có phụ tải tính toán của phân xưởng là

Tham số cos P(kW) Q(kVA S(kV


phi r) Ar)
Động 2,792 514 421,85 673,16
lực
Chiếu 1 12 0 12
sáng
TGLM 0.8 4.578 3.57 5.948

Công suất tác dụng toàn phân xưởng là

Công suất phản kháng toàn phân xưởng là

Công suất toàn phần của phân xưởng là


30

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN VÀ SO


SÁNH KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
CẤP ĐIỆN
2.1.Cơ sở lý thuyết
2.1.1.Xác định vị trí đặt trạm biến áp phân xưởng

2.1.1.1.Vị trí của trạm biến áp cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản

a. An toàn và liên tục cấp điện.

b. Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới.

c. Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng.

d. Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành nhỏ.

e. Bảo đảm các điều kiện khác như cảnh quan môi trường, có
khả năng điều chỉnh cải tạo thích hợp, đáp ứng được khi
khẩn cấp,...
f. Tổng tổn thất công suất trên các đường dây là nhỏ nhất
g. Vị trí trạm biến áp thường được đặt ở liền kề, bên ngoài hoặc ở
bên trong phân xưởng.
h. Trạm biến áp đặt ở bên ngoài phân xưởng, hay còn gọi là trạm
độc lập, được dùng khi trạm cung cấp cho nhiều phân xưởng, khi cần
tránh các nơi, bụi bặm có khí ăn mòn hoặc rung động; hoặc khi không
tìm được vị trí thích hợp bên trong hoặc cạnh phân xưởng.
i. Trạm xây dựng liền kề được dùng phổ biến hơn cả vì tiết kiệm
về xây dựng và ít ảnh hưởng tới các công trình khác.
j. Trạm xây dựng bên trong được dùng khi phân xưởng rộng có
phụ tải lớn. Khi sử dụng trạm này cần đảm bảo tốt điều kiện phòng nổ,
phòng cháy cho trạm.
31

2.1.1.2.Sơ đồ đặt trạm biến áp hình vẽ

2.1.2.Chọn máy biến áp


32

Công suất MBA được lựa chọn thỏa mãn điều kiện:
Sđm≥Sttpx Vì vậy, ta chọn máy biến áp Sđm = 630 (kVA) do công
ty thiết bị điện Đông Anh chế tạo

Uđm (kV)
Sđm Un I0
Cao Hạ P0 (W) PN (W)
(kVA) % %
áp áp
6 22 0,4 9 4550 6 1,5
3 1
0 0
Bảng 1. Thông số kĩ thuật máy biến áp
2.2.Đề xuất các phương án cấp điện
Các loại sơ đồ cấp điện
Việc lựa chọn sơ đồ cấp điện hợp lý là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo sự phù hợp của các nhà xưởng. Sơ đồ được chọn phải thuận
tiện trong vận hành và sửa chữa,cung cấp điện liên tục ,dễ dàng thực
hiện các biện pháp bảo vệ, đảm bảo chất lượng điện năng, giảm tổn thất
đến mức tối thiểu. Trong mạng điện người ta thường dùng 3 loại sơ đồ:
2.2.1.Sơ đồ hình tia

Hình 2. 1. Sơ đồ cấp điện hình tia 2 đường dây


33

Là loại sơ đồ mà các phụ tải nhận điện trực tiếp từ nguồn. Dùng để
cung cấp cho các phụ tải phân tán. Từ thanh cái các trạm biến áp có các
đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực. Từ tủ phân phối động lực
có các đường dây dẫn tới các phụ tải. loại sơ đồ này có độ tin cậy tương
đối cao, thường được dùng trong các thiết bị phân tán trên diện tích rộng
như phân xưởng cơ khí, lắp ráp, dệt v.v...
Ưu điểm: có ưu điểm là nối dây dễ dàng, các phụ tải được cung cấp
ít ảnh hưởng lẫn nhau, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ thực
hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hóa, dễ vận hành và bảo quản.
Nhược điểm: vốn đầu tư lớn do tổng chiều dài đường dây và số
thiết bị đóng cắt lớn.
Phạm vi ứng dụng: Thường dùng khi cung cấp điện cho các phụ tải
quan trọng (phụ tải loại I và II).
2.2.2.Sơ đồ phân nhánh
34

Là loại sơ đồ trong đó các phụ tải nhận điện trực tiếp từ một đường
dây nối với nguồn.
Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp do tổng chiều dài đường dây ngắn và số
thiết bị đóng cắt ít.
Nhược điểm: Độ tin cậy không cao thậm chớ cũn thấp do khi gặp sự
cố thỡ toàn bộ phụ tải đều bị ảnh hưởng. Để tránh nhược điểm này người
ta chia đường dây chính thành các dao phân đoạn, tuy nhiên thiết kế chỉnh
địnhbảovệrơlephứctạp

Phạm vi ứng dụng: Chỉ dùng sơ đồ này để thiết kế cho các phụ tải
ít quan trọng (phụ tải loại III).
2.2.3.Sơ đồ hỗn hợp

Là loại sơ đồ kết hợp giữa sơ đồ hỗn hợp hình tia và sơ đồ phân nhánh.
Ưu và nhược điểm: Vốn đầu tư không quá lớn và độ tin cậy cũng không
quá thấp
Phạm vi ứng dụng: Đây là loại sơ đồ rất hay được dùng trong thực tế bởi
các phụ tải quan trọng và ít quan trọng đan xen nhau. Những phụ tải quan
trọng được cấp điện theo hỡnh tia những phụ tải ít quan trọng hơn được
nhóm lại thành 1 nhóm và cấp điện bằng đường dây chính.

2.3. Các phương án cấp điện cho phân xưởng


35

Theo tính toán tâm phụ tải điện và yêu cầu thuận tiện về lắp ráp,
vận hành và sửa chữa. Ta bố trí trong xưởng 1 tủ phân phối (TPP) nhận
điện từ trạm biến áp về và cấp điện cho 4 tủ động lực và 1 tủ làm mát
chiếu sáng đặt rải rác các cạnh tường phân xưởng, mỗi tủ động lực cấp
điện cho các nhóm phụ tải đó phân nhóm ở trên. Căn cứ vào sơ đồ mặt
bằng tiến hành xem xét 3 phương án sau:
2.3.1.Phương án 1
Đặt TPP ở góc bên trái phân xưởng và đi dây hình tia cấp
điện cho các tủ động lực và làm mát, chiếu sáng:
Sơ đồ nguyên lý
36

Hình 2. 2. Sơ đồ nguyên lý hình tia


37

2.3.2.Phương án 2

Đặt TPP ở góc bên trái phân xưởng và đi dây trục chính cấp điện
cho các tủ động lực và làm mát, chiếu sáng:

Hình 2. 3. Sơ đồ đi dây rẽ nhánh


38

Sơ đồ nguyên lý

Hình 2. 4. Sơ đồ nguyên lý rẽ nhánh


39

2.3.3.Phương án 3

Đặt TPP ở góc bên trái phân xưởng và đi dây hỗn hợp hình
tia và phân nhánh cấp điện cho các tủ động lực và làm mát, chiếu
sáng:

Hình 2. 5. Sơ đồ đi dây hỗn hợp


40

Sơ đồ nguyên lý

11

14
Hình 2. 6. Sơ đồ nguyên lý hỗn hợp
2.4. So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án
2.4.1.Tính toán kinh tế từng phương án
Với
Công suất tác dụng toàn phân xưởng là
Công suất phản kháng toàn phân xưởng là
Công suất toàn phần của phân xưởng là
2.4.1.1.Phương án 1

a. Chọn dây dẫn từ nguồn tới trạm biến áp của phân xưởng Chọn cáp
đồng và làm 2 lộ để đảm bảo độ tin cậy cấp điện Dòng điện chạy
trên đường dây khi phụ tải lớn nhất:
41

Tiết diện cáp cao áp chọn theo mật độ kinh tế dòng điện. Đối với
cáp đồng 3 pha lấy Tmax = 4000h, ta tra được Jkt = 3.1(A/mm2) (Bảng
phụ lục 4 giáo trình cung cấp điện ĐHCNHN [1] ).

Ta có tiết diện kinh tế của dây dẫn bằng:

Chọn cáp vặn xoắn ba lõi đồng cách điện XLPE, đai thép, vỏ PVC
do FU- RUKAWA chế tạo, mã hiệu XLPE.35 có ro = 0,524 ( /km),
xo = 0,13( /km). (bảng 4.57 Sổ tay tra cứu và lựa chọn các thiết bị điện
– TS. Ngô Hồng Quang [2]).

 Tổn thất điện áp


+ Tổn thất điện áp lớn nhất lúc vận hành bình thường:

 Tổn thất điện năng :

L: chiều dài đường dây từ nguồn tới trạm biến áp, L=100m.
42

Chi phí tổn thất điện năng:

là giá tiền một số điện, lấy giá 2701 đồng

Chi phí quy đổi đường dây

Zdây = (avh + atc).Vdây + Cdây


+ atc : hệ số tiêu chuẩn, lấy thời gian hoàn vốn là 8 năm: atc = 0,2
+avh: hệ số vận hành lấy avh= 0,1
+ Vdây: vốn đầu tư cho đường dây (đi lộ kép)
Vdây = v0.L giá tiền trên mỗi km chiều dài v0 = 124,8.106 (đ/km)
Suy ra Zdây = 49551465 đồng

b. Chọn dây dẫn từ trạm biến áp đến tủ phân


phối.
Chọn dây dẫn từ trạm biến áp tới tủ phân phối chính chiều dài 5m:
Dòng điện chạy trong dây

Chọn dây dẫn theo điều kiện phát sóng lâu dài cho phép:

k1 là hệ số hiệu chỉnh kể đến sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế
tạo với môi trường đặt dây dẫn (tra sổ tay [2])
k2 là hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến số lượng dây cáp đặt chung 1
rãnh 0< k2 1(tra s tay).
Icp là dòng điện phát nóng lâu dài cho phép của nhà chế tạo ứng với
43

từng loại tiết diện dây (tra sổ tay [1]).


Do đó áp dụng công thức chọn k1= 0,95 và k2 =1 ta có:

Kí hiệu dây dẫn : n vật liệu cách điện (mF+1F0). Trong đó:

+ n số lộ đường dây

+ m số dây pha

+ F tiết diện dây pha

+ F0 tiết diện dây trung tính

- n Vật liệu làm dây (C.F)


Trong đó: C là số lõi F là tiết diện,
n là số lộ dây. Chọn dây trung tính
có tiết diện bằng 0,5 dây pha:
Ta có bảng số liệu sau :
44

Loại cáp PVC F Icp Kiểm


Đường
(1 lõi + ( /k tra
dây
) m)
1 dây
trung
tính)
MBA- 3PVC(1x300) + 500 0,06 9 Phù
TPP 1PVC(1x150) 01 3 hợp
5
TPP- 3PVC(1x30) + 30 0,63 1 Phù
TDL1 1PVC(1x15) 5 4 hợp
8
TPP- 3PVC(1x35) + 35 0,52 1 Phù
TDL2 1PVC(1x17,5) 4 6 hợp
5
TPP- 3PVC(1x30) 30 0,63 1 Phù
TDL3 +1PVC(1x15) 5 4 hợp
8
TPP- 3PVC(1x30) + 30 0,38 1 Phù
TDL4 1PVC(1x15) 7 4 hợp
8
TPP-
3PVC(1x1) + 1 0,72 1 Phù
CS- 1PVC(1x0,5) 7 8 hợp
LM
Bảng 6. Chọn dây phương án 1
Do đó ta chọn cáp hạ áp một lõi đồng, cách điện PVC do
CADIVI chế tạo (tra bảng 4.11 [2]) có thông số sau:

+ Tiết diện F = 500 mm2

+ Điện trở r0 = 0,0601 Ω/km

+ Dòng điện cho phép: Icp= 935 A

+ Đối với cáp hạ áp ta chọn x0 = 0,07 Ω/km(tra TL1)

Chọn dây dẫn từ tủ phân phối chính tới từng tủ động lực các
nhóm tính toán tương tự, kết quả ghi trong bảng.
45

Đường dây F(m L( Đơn Thành


m2) m) giá, đ/m tiền(VND)
TBA-TPP 300 5 3.112.8 9.338.400
00
TPP-TDL1 30 9 321.500 2.893.500
TPP-TDL2 35 24 414.200 9.940.800
TPP-TDL3 30 8 321.500 2.572.000
TPP-TDL4 50 37 602.300 22.285.100
TPP- 1 2 23.500 47.000
CS&LM
Bảng 7. Chi tiết chọn dây phương án 1

Đường dây r0 x0(Ω A, Z


(Ω/k /km) kWh
m)
TBA-TPP 0.060 0.07 553.2 3.907.9
1 20
TPP-TDL1 0.635 0.07 702.72 2.273.4
90
TPP-TDL2 0.524 0.07 1967.3 6.916.8
40
TPP-TDL3 0.635 0.07 6 1.973.6
0 00
1
TPP-TDL4 0.387 0.07 2803.4 12.292.
330
TPP- 0.727 0.07 0 113.74
CS&LM . 0
1
7
Chi phí tính toán hàng năm 27.477.
920
Bảng 8. Kết quả tính toán phương án 1
46

Để so sánh kinh tế tương đối giữa các phương án có thể dùng hàm chi phí tính
toán
Z=(avh + atc).Vdây + c.

Trong đó:

+ Avh- hệ số vận hành, với trạm và đường dây lấy avh=0,1

+ Atc – hệ số tiêu chuẩn thu hồi vốn đầu tư, thường lấy atc = 0,2;

+ Vdây – chi phí của một đường dây

+c=2701đ/kW

2.4.1.2.Phương án 2
Ta tính toán tương tự phương án 1 ta có bảng kết quả dưới đây
47

Đường dây F(m L( Đơn giá, Thành


m2) m) đ/m tiền(VND)
TBA-TPP 300 5 3.112.800 9.338.400
TPP-TDL1 30 45 321.500 14.467.500
TPP-TDL2 35 35 414.200 14.497.000
TPP-TDL3 30 9 321.500 2.893.500
TPP-TDL4 50 36 602.300 21.682.800
TPP- 300 50 3.112.800 62.879.200
CS&LM
Bảng 9. Chi phí chọn dây phương án 2

r0
Đường dây x0(Ω/ A, Z
(Ω/k
km) kWh
m)
TBA-TPP 0.06 0.07 5 3.907.92
01 5 0
3
.
2
TPP-TDL1 0.63 0.07 3513.6 11.367.45
5 0
TPP-TDL2 0.52 0.07 2 10.087.10
4 8 0
6
9
TPP-TDL3 0.63 0.07 6 2.220.05
5 7 0
6
TPP-TDL4 0.38 0.07 4 7.352.04
7 2 0
3
.
6
TPP- 0.06 0.07 3 18.871.06
CS&LM 01 . 0
6
5
Chi phí tính toán hàng năm 53.805.62
0
48

Bảng 10. Chi phí chọn dây phương án 2


2.4.1.3.Phương án 3
Đường dây F(m L( Đơn giá, Thành
m2) m) đ/m tiền(VN
D)
TBA-TPP 300 5 3.112.800 9.338.4
00
TPP-TDL1 30 9 321.500 2.893.5
00
TPP-TDL2 35 24 414.200 9.940.8
00
TPP-TDL3 30 10 321.500 3.215.0
00
TPP-TDL4 50 37 602.300 22.285.
100
TPP- 1 4 23.500 94.000
CS&LM

Bảng 11. Chi phí chọn dây phương án 3


49

r0
Đường x0(Ω/ A,kWh Z
(Ω/km)
dây km)
TBA- 0.060 0.07 553. 3.907.92
TPP 1 2 0
TPP- 0.635 0.07 702.72 2.273.49
TDL1 0
TPP- 0.524 0.07 1967.3 6.916.84
TDL2 0
TPP- 0.635 0.07 751. 2.466.90
TDL3 2 0
TPP- 0.387 0.07 2803.4 12.292.3
TDL4 30
TPP- 0.727 0.07 3.5 35.200
CS&L
M
Chi phí tính toán hàng năm 27.477.9
20
Bảng 12. Kết quả tính toán cho phương án 3
2.4.2.So sánh kinh tế 3 phương án

P V Z (đ)
dây
A

)
P 47.076.800 27.477.92
A 0
1
P 125.758.400 53.805.62
A 0
2
P 47.766.800 27.477.92
A 0
3
Bảng 13. Bảng so sánh chi phí giữa 3 phương án
Qua bảng so sánh trên ta dễ dàng nhận thấy chi phí cấp điện bằng
phương án 1 có chi phí tối ưu nhất, dễ quản lý vận hành sửa chữa cùng
với độ tin cậy cao

Suy ra chọn phương án 1 là phương án đi dây cho nhà xưởng.


50

2.4.3. Kết luận

 Chọn phương án 1 đi dây hình tia; đặt TPP ở góc bên trái phân xưởng
và đi dây hình tia cấp điện cho các tủ động lực và làm mát, chiếu sáng.

 Với tổn thất điện áp là ; tổn thất điện năng là

 Chi phí hàng năm là 27.477.920 VND

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN VÀ LỰA CHỌN


CÁC PHẦN TỬ TRONG SƠ ĐỒ

3.1.Cơ sở lý thuyết

Trong điều kiện vận hành của các khí cụ điện, sứ cách điện và các
bộ phận cách điện khác có thể ở một trong ba chế độ sau: chế độ làm
việc lâu dài, chế độ làm việc quá tải, chế độ làm việc ngắn mạch.
Chế độ làm việc lâu dài: các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ
phận dẫn điện khác sẽ làm việc tin cậy nếu chúng được chọn theo dung
điện áp định mức.
Chế độ làm việc quá tải: trong chế độ làm việc quá tải dòng điện
qua khí cụ điện, sứ cách điện và bộ phận dây dẫn điện khác sẽ sẽ có trị số
lớn hơn giá trị định mức. Sự làm việc tin cậy của các phần tử trên được
đảm bảo bằng các quy định giá trị và thời gian điện áp hay dòng điện
tăng cao mà không vượt quá giá trị cho phép.
Chế độ làm việc ngắn mạch: trong tình trạng ngắn mạch, các khí cụ
điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác vẫn đảm bảo làm việc
tin cậy nếu quá trình lựa chọn chúng có các thông số theo đúng điều kiện
ổn định động và ổn định nhiệt.
Ngoài ra, còn chú ý đến vị trí dặt thiết bị, nhiệt độ mối trường xung
quanh. Mức độ ẩm ướt, mức độ ô nhiễm vv…
3.2.Chọn thiết bị điện và các bộ phận dẫn điện theo điều kiện làm việc lâu
51

dài.

3.2.1.Chọn theo điện áp định mức

Điện áp định mức của thiêt bị điện (TBĐ), được ghi trên nhãn máy
phù hợp với độ cách điện của nó. Mặt khác khi thiết kế chế tạo các thiết
bị điện đều có độ bền về điện nên cho phép chúng làm việc lâu dài không
hạn chế với điện áp định mức 10 – 15% và gọi là điện áp làm việc cực
đại của thiết bị điện. Như vậy trong điều kiện làm việc bình thường, do
độ chêng lệch điện áp không vượt quá 10 – 15% điện áp định mức nên
khi chpnj thiết bị điện phải thoả mãn điều kiện sau đây:

Trong đó:
+ Uđm TBD: Điện áp định mức của mạng điện.
+ Uđm,m: Điện áp định mức của TBĐ.

Trong đó:

+ Uđm TBD: độ tăng điện áp cho phép của thiết bị điện.

+ Um: độ lệch điện áp có thể của mạng so với điện áp định mức
trong điều kiện vận hành.
+ Đối với thiết bị điện, sứ cách điện và cáp điện lực trong điều kiện
vận hành điện áp cho phép tăng đến một trị số nào đấy. Bảng dưới đây
ghi rõ trị số độ lệch điện áp cho phép tương đối so với điện áp cho phép
của TBĐ.
+
Cáp điện lực: 1,1 Kháng điện: 1,1
Cáp chống sét: 1,25 Máy biến dòng điện: 1,1
Sứ cách 1,1
điện: 5 Máy biến điện áp: 1,1
52

1,1 1,
Dao cách ly: 5 Cầu chì: 1
Máy cắt 1,1
điện: 5
Bảng 14. Trị số độ lệch điện áp cho phép tương đối so với điện áp cho phép
của TBĐ

Việc tăng chiều cao lắp đặt thiết bị điện so với mặt biển sẽ dẫn tới
giảm điện áp sử dụng của chúng. Độ lệch điện áp cho phép ghi ở bảng
trên chỉ áp dụng với các thiết bị điện đặt ở dộ cao dưới 1000m so với mặt
biển Nếu đọ cao lắp đặt thiết bị điện lớn hơn 1000m so với mặt biển thì
trị số điện áp không vượt quá điện áp định mức.
+
3.2.2.Chọn theo dòng điện định mức

Dòng điện định mức của thiết bị điện I đm TBĐ là dòng điện đi qua
TBĐ trong thời gian không hạn chế với nhiệt độ môi trường xung
quang là định mức.
Khi đó nhiệt độ đốt nóng các bộ phận của TBĐ không vượt quá
trị số cho pháp lâu dài. Chọn TBĐ theo dòng điện định mức sẽ đảm bảo
cho các bộ phận của nó không bị đốt nóng nghuy hiểm trong tình trạng
làm việc lâu dài định mức. Điều ấy là cần thiết để cho dòng điện làm
việc cực đại của các mạch Ilv,max không vượt quá dòng điện định mức của

TBĐ:
Đòng điện làm việc cực đại của các mạch được tính như sau:

- Đối với đường dây làm việc song song: Tính khi cắt bớt một
đường dây.

- Đối với mạch máy biến áp tính khi MBA sử dụng khả năng
quá tải cẩu nó.
53

- Đối với đường dây cáp không có khả năng dự trữ: tính khi sử
dụng khả năng quá tải của nó.

- Đối với thanh góp nhà máy điện, trạm biến áp, các thanh dẫn
mạch phân đoạn và mạch nối TBĐ : Tính trong điều kiện chế
độ vận hành là xấu nhất.

- Đối với máy phát điện, tính bằng 1,05 lần dòng điện định
mức của nó vì máy phát điện chỉ cho phép dòng điện quá tải
đến 5%.
3.3. Sơ đồ cấp điện( bản vẽ)
54
55

3.4. Lựa chọn các phần tử trong sơ đồ


3.4.1. Lựa chọn MBA

MBA chỉ được sản xuất theo những cỡ tiêu chuẩn cho nên
việc lựa chọn đúng MBA không chỉ đảm bảo an toàn cung cấp
điện, đảm bảo tuổi thọ mà còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của sơ đồ cung cấp điện.
Như tính toán và lựa chọn ở trên, chọn MBA phân phối do
Công ty thiết bị điện Đông Anh chế tạo có thông số như bảng
sau:

Uđm (kV)
Sđm ∆P0 (W) ∆PN (W) Un % I0 %
(kVA) Cao Hạ
áp áp
400 22 0,4 850 4500 4 1,5
Bảng 15. Thông số máy biến áp
Lựa chọn vỏ tủ phân phối và tủ động lực

Kích thước khung tủ Số cánh cửa Cảnh tủ


Cao Rộn Sâu tủ tráng
g men
2200 700 450 1

Bảng 16. Thông số tủ phân phối và động lực


3.4.2. Tính toán ngắn mạch
56

Tính dòng ngắn mạch phía hạ áp có thể coi MBA là nguồn công suất đủ lớn
Tính dòng điện ngắn mạch phía hạ áp:

Tính trị số dòng điện ngắn mạch xung kích:

ixk  1,8. 2.IN , kA

Điện trở MBA:

Trở kháng MBA:


Tổng trở MBA:
Tổng trở đường đây:

Tổng trở toàn mạch:

Thay số vào dòng ngắn mạch ta được:

Tính được dòng xung kích :


Tương tự ta có bảng tính toán dòng ngắn mạch tại các nhánh TĐL:

Itt Chiều R0 X0
Tên F(mm2) Z IN
(A) dài (  /km) (  /km)
TĐL (kA)
(km)
TĐL1 131,34 30 0,005 0,635 0,07 0,64 0,37
TĐL2 162,09 35 0,024 0,524 0,07 0,53 0,45
TĐL3 138,13 30 0,008 0,635 0,07 0,64 0,37
TĐL4 177,8 50 0,037 0,387 0,07 0,4 0,6
CS-LM 10,93 1 0,727 9,43 0,07 0,73 0,33
Bảng 17. Dòng ngắn mạch tại các nhánh động lực
57
58

3.4.3. Chọn và kiểm tra dây dẫn

3.4.3.1. Lựa chọn dây dẫn cho thiết bị trong phân xưởng

 Lựa chọn tiết diện dây dẫn cho từng máy.

 Lựa chọn cáp hạ áp ba lõi đồng cách điện PVC loại nửa mềm đặt

có định do CADIVI chế tạo và tra trong sổ tay lựa chọn và tra cứu
thiết bị điện của Ngô Hồng Quang ở bảng 4.13 [2]
 Kí hiệu: Vật liệu dẫn điện (C-F), C là số lõi của dây dẫn, F là tiết

diện. (M là dây dẫn chất liệu đồng)


Ta có bảng tiết diện dây dẫn từng thiết bị:
Pđ Idm Icp
STT Tên thiết bị SL Cosφ Loại dây dẫn
(kW)
M(3-5,5) ( Icp =35)
1 Lò điện kiểu 3 21 0,89 30,5 32,1
tầng
2 Lò điện kiểu 2 34 0,89 57,73 60,7 M(3-14) ( Icp = 62)
tầng
3 Lò điện kiểu 1 31 0,9 5,24 5,51 M(3-1) ( Icp = 14)
buồng
4 Lò điện kiểu 1 56 0.9 5,24 5,51 M(3-1) ( Icp = 14)
buồng
5 Thùng tôi 1 2,5 0.93 12,5 13,1 M(3-1) ( Icp = 14)
6
6 Thùng tôi 1 3,2 0,93 77,64 81,7 M(3-22) ( Icp = 82)
3
7 Thùng tôi 1 3,8 0,93 7,08 7,45 M(3-1) ( Icp = 14)
8 Lò điện kiểu 1 31 0,89 10,49 11,0 M(3-1) ( Icp = 14)
tầng 4
9 Bể khử mỡ 1 3,5 0,98 14,95 15,74 M(3-1,5) ( Icp = 17)
10 Bồn đun nước 1 16 0,96 10,74 11,31 M(3-1) ( Icp = 14)
nóng
11 Bồn đun nước 1 23 0,96 16,11 16,96 M(3-1,5) ( Icp =17 )
nóng
12 Bồn đun nước 1 31 0,96 17,58 18,5 M(3-2) ( Icp = 20)
nóng
59

13 Thiết bị cao 2 31 0.81 13,05 13,74 M(3-8) ( Icp = 44)


tần
14 Máy quạt 2 8,5 0.65 51,39 54,1 M(3-14) ( Icp = 62)
15 Máy mài trọn 3 8,5 0.58 12,39 13,05 M(3-1) ( Icp = 14)
vạn năng
16 Máy tiện 2 5 0.61 16,09 16,94 M(3-1,5) ( Icp = 17)
17 Máy tiện ren 2 56.5 0,67 51,39 54,1 M(3-14) ( Icp = 62)
18 Máy phay 2 16 0.66 10,12 10,66 M(3-1) ( Icp = 14)
đứng
19 Máy khoan 2 8.5 0.58 16,09 16,94 M(3-1,5) ( Icp = 17)
đứng
20 Cần cẩu 1 12 0.63 9,04 9,52 M(3-1) ( Icp = 14)
Bảng 18. Tiết diện dây dẫn của tùng thiết bị trong phân xưởng
3.4.4.2. Lựa chọn dây dẫn cho phụ tải chiếu sáng làm mát

Lựa chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC loại nhiều sợi (dây
dẫn đôi mềm xoắn) do CADIVI chế tạo và tra trong sổ tay lựa chọn
và tra cứu thiết bị điện của Ngô Hồng Quang ở bảng 4.8 [2]
ST Tên thiết bị Idm (A) Pdm Loại dây dẫn
T (kW)
1Chiếu sáng 4,33 3 M(2x0,5) Icp = 5A
1
2Làm mát 6,6 4,578 M(2x0,75) Icp = 7A
2
Bảng 19. Thông số dây dẫn của hệ thống chiếu sáng và làm mát của CADIVI
 Lựa chọn dây dẫn từ nguồn đến trạm biến áp nhà xưởng.

Chọn cáp đồng và dây làm 2 lộ để đảm bảo độ tin cậy cấp điện.

Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải lớn
nhất là:
60


Tiết điện dây cao áp được chọn theo mật độ kinh tế dòng
diện. Đối với cáp đồng 3 pha Tmax=4000h ta tra đuợc
Jkt= 3,1(A/mm2) (Phụ lục 4 giáo trình cung cấp điện
DHCNHN [4]).

Khi đó ta có tiết diện dây dẫn là:

 Chọn cáp vặn xoắn 3 lõi đồng cách điện XLPE, đai thép, vỏ PVC

do hãng FURUKAWA(NhậtBản) chế tạo có tiết diện 95mm2 có


r0=0,193Ω/km, x0=0,112Ω/km. Và có dòng điện cho phép 500A
(Tra bảng 4.57 trong sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của
Ngô Hồng Quang trang 273 [2]).

Kiểm tra điều kiện phát nóng của dây dẫn: Isc  k1k2 Icp . Trong đó:

Icp: Dòn điện chạy trên dây cáp lúc làm việc bình thường.

Isc: Dòng điện chạy trên dây cáp.
k1: Hệ số chỉnh theo nhiệt độ môi trường, do tính toán sơ bộ nên
chọn k1=0,96.

k2: Hệ số xét tới điều kiện tỏa nhiệt phụ thuộc số lộ cáp cùng đặt
trong một hào cáp, do tính toán sơ bộ nên chọn k2=0,9.

(Chọn k1, k2 theo giáo trình thiết kế cấp điện của Ngô Hồng Quang
ở trang 286 [2])
Thay số vào ta được:
Isc  Ilv  422,81( A)  0, 96.0, 9.500  432( A) ( Thỏa mãn điều kiện)

 Kiểm tra tổn thất điện áp


61

(thỏa mãn điều kiện)


3.4.4. Chọn và kiểm tra thiết bị điện trung áp

3.4.4.1.Cầu chì tự rơi.


Cầu chì tự rơi có vai trò tương đương một DCL và một cầu chì, khi dây
chảy đứt thì đầu trên của cầu chì nhả chốt hãm làm ống cầu chì rơi xuống, tạo
khoảng cách ly giống như mở cầu dao

Dòng cưỡng bức đi qua cầu chì chính là dòng quá tải của MBA, những giờ
cao điểm cho MBA làm việc quá tải 25%.

(A)
(K=1.25 đói với chạm 1 máy)
Vậy ta chọn cầu chì tự dơi do Chance chế tạo. (Tra bảng 2.1 trang 104 Sổ
tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500 kV của Ngô Hồng Quang
[2])
ta được loại cầu chì sau:
Kiểu Ulmmax(kV) (A) (kA) Trọng
lượng(kg)
C710-211PB 27 100 12 9,6

Bảng 20. Bảng thống số cầu chì


3.4.4.2.Chọn chống sét van
Điều kiện chọn chống sét van: Udmcsv ≥ Udmmang.
Điện áp định mức của mạng điện là Udm = 22kV.
Vậy ta chon chống sét van của Liên Xô chế tạo. (Tra bảng 8.4 trang 382 Sổ
tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV của Ngô Hồng Quang
[2]) có thông số của chống sét van sau:
Loại Udm Ucpmax(kV) Điện áp đánh Điện áp Khối
62

(kV) thủng khi tần đánh thủng lượng


số 50 Hz(kV) khi dòng (kg)
điện xung
kích 2-10s
(kV)
PBC- 35 40,5 78 125 73
35
Bảng 21. Bảng thông số chống sét van

3.4.5. Chọn và kiểm tra thiết bị hạ áp

3.4.5.1. Tổng quan về thiết bị bảo vệ

 Thiết bị đóng cắt hay còn gọi là aptomat (tiếng Nga) hay theo tên tiếng

Anh là CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit Breaker), CB là khí cụ


điện dùng đóng ngắt mạch điện, có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, sụt áp… mạch điện.

 Chọn thiết bị đóng cắt (CB) phải thoả mãn ba yêu cầu sau:

 Chế độ làm việc ở định mức của CB thải là chế độ làm việc dài hạn,
nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý. Mặt khác,
mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn
mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.

 CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA.
Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị
số dòng điện định mức.

 Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn
chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian
cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị
dập hồ quang bên trong CB.
63

 Với thiết bị CB, cần quan tâm tới các thông số chính sau:

U đm >= U đm lưới

I đm>=I lv max

I đm>=K.I lv max.Icđm >= I nmax (dòng cắt định mức của CB phải lớn hơn
dòng ngắn mạch lớn nhất có thể. Tức là ngắn mạch ngay phía sau của CB so
với nguồn. Người ta tính điểm ngắn mạch trên thanh góp để chọn dòng cắt
của tất cả các CB nối trên đó.

 Chọn CB gần nhất thỏa mãn tính toán trên.

 Tuy nhiên, việc chọn CB vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà òn yêu cầu

phải chọn dây dẫn nữa, nếu không không biết dây dẫn còn nữa không
để CB khởi động.

 Để phối hợp với thiết bị bảo vệ, I cp >= K.I đm ATM với K=1,25 khi

bảo vệ là CB và K=3 đối với cầu chì.

 Ngoài ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ

tải là CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra
trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động
cơ điện, dòng điện cức đại trong các phụ tải công nghệ.

 Yêu cầu chung là dòng điện định mức của các phần tử bảo vệ không

được nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch điện.

 Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta

hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của phần tử bảo vệ bằng 1,25 ;
1,5 hoặc lớn hơn so với dòng điện tính trong mạch.
64

3.4.5.2.Chọn Aptômat

 Điều kiện để lựa chọn CB:

Ta chọn các Aptomat của hãng LG chế tạo, ta có bảng sau:


Tên Vị trí Itt(A) Udm Tên ATM Idm(A) Icdm(kA)
ATT TPPT 971.62 600 ABN803 1000 45
c
AT1 TDL1 562.19 600 ABN803 600 30
c
AT2 TDL2 221.8 600 ABN203 300 30
c
AT3 TDL3 69 600 ABN203 150 30
c
AT4 TDL4 118.58 600 ABN203 150 30
c
AT5 TCS&LM 25.88 600 ABN53c 30 22
Bảng 22. Bảng chọn áptomat cho tủ phân phối và tủ động lực
Chọn Aptomat và contactor cho các từng thiết bị trong xưởng.
STT Tên thiết bị Itt Udm Tên contactor Tên ATM Idm (A)
1 30,5 380 MC-32 ABN53c 32
Lò điện kiểu tầng
2 Lò điện kiểu tầng 57,73 380 MC-63 ABN103c 63
3 Lò điện kiểu buồng 5,24 380 MC-9 ABS33c 9
4 Lò điện kiểu buồng 5,24 380 MC-9 ABS33c 9
5 Thùng tôi 12,5 380 MC-18 ABN53c 18
6 Thùng tôi 77,64 380 MC-85 ABN103c 85
7 Thùng tôi 7,08 380 MC-9 ABS33c 9
8 Lò điện kiểu tầng 10,49 380 MC-12 ABN53c 12
9 Bể khử mỡ 14,95 380 MC-18 ABN53c 18
10 Bồn đun nước nóng 10,74 380 MC-12 ABN53c 12
11 Bồn đun nước nóng 16,11 380 MC-18 ABN53c 18
12 Bồn đun nước nóng 17,58 380 MC-18 ABN53c 18
13 Thiết bị cao tần 13,05 380 MC-18 ABN53c 18
14 Máy quạt 51,39 380 MC-63 ABN103c 63
15 Máy mài trọn vạn 12,39 380 MC-18 ABN53c 18
65

năng
16 Máy tiện 16,09 380 MC-18 ABN53c 18
17 Máy tiện ren 51,39 380 MC-63 ABN103c 63
18 Máy phay đứng 10,12 380 MC-12 ABN103c 12
19 Máy khoan đứng 16,09 380 MC-18 ABN103c 18
20 Cần cẩu 9,04 380 MC-9 ABS33c 10

Bảng 23. Thông số Aptomat từng thiết bị trong phân xưởng

3.4.6. Chọn thiết bị đo lường

3.4.6.1.Chọn biến dòng (BI)

 Uđm  Uđmmđ

 Iđm  Icb

 Phụ tải thứ cấp của BI bao gồm:

 Ampemet : 0,1 VA

 Các đồng hồ có độ chính xác 0,5 Ta chọn biến dòng:

Cấp Dung lượng


Mã sản phẩm Dòng sơ cấp Dòng thứ
cấp chính (VA)
xác
Biến dòng Emic hạ
thế 600/5A 600 5 0,5 15
Bảng 24. Biến dòng Emic hạ thế 600/5A
3.4.6.2.Chọn thiết bị đo lường
Căn cứ vào việc chọn máy biến dòng BI ta chọn được đồng hồ đo lường:
Đồng hồ ampe kế điện tử
Mã sản phẩm Dải đo Kích thước Cấp chính xác
C68A AC0 -50A AC 0 – 50 A 43*75*53mm 1% (+-1)
Bảng 25. Thông số ampe kế điện tử
Đồng hồ vol kế 500 V:
Mã sản phẩm Dòng điện CT Kích thước Cấp chính xác
66

DE96-500V 500 V 96*96mm 1.5%

Bảng 26. Thông số vôn kế điện tử


3.4.6.3.Chọn công tắc chuyển mạch
Công tắc chuyển mạch dùng để đo điện áp của nhiều dây, pha khác nhau
với chỉ một Volt kế, ampe kế lắp trong tủ.
Vì vậy ta chọn công tắc ampe kế và volt kế sau:

 Khóa chuyển mạch Ampe CA10-A058, Dòng 20A, Áp 690V - Size


48*48mm, có

 Vị trí 0: Không đo gì cả

 Vị trí L1: Đo dòng điện pha L1

 Vị trí L2: Đo dòng điện pha L2

 Vị trí L3: Đo dòng điện pha L3

 Khóa chuyển mạch Volt CA10-A007, dòng 20A, Áp 690V- Size 48*48mm
Có:

 Vị trí 0FF: Không đo gì cả;

 Vị trí RS: Đo điện áp dây RS;

 Vị trí ST: Đo điện áp dây ST;

 Vị trí TR: Đo điện áp dây TR;

 Vị trí RN: Đo điện áp pha R;

 Vị trí SN: Đo điện áp pha S;

 Vị trí TN: Đo điện áp pha T;


67

3.5. Kết luận

 Vậy chọn MBA:


Uđm (kV)
Sđm ∆P0 (W) ∆PN (W) Un % I0 %
(kVA) Cao Hạ
áp áp
400 22 0,4 850 4500 4 1,5

 Dòng ngắn mạch là:

 Dòng xung kích là:

 Tổn thất điện áp là


 Tham số cầu chì là :
Kiểu Ulmmax(kV) (A) (kA) Trọng
lượng(kg)
C710-211PB 27 100 12 9,6

 Tham số van chống sét là:


Loại Udm Ucpmax(kV) Điện áp đánh Điện áp Khối
(kV) thủng khi tần đánh thủng lượng
số 50 Hz(kV) khi dòng (kg)
điện xung
kích 2-10s
(kV)
PBC- 35 40,5 78 125 73
35

 Thiết bị bảo vệ trong phân xưởng


STT Tên thiết bị Itt Udm Tên contactor Tên ATM Idm (A)
1 30,5 380 MC-32 ABN53c 32
Lò điện kiểu tầng
2 Lò điện kiểu tầng 57,73 380 MC-63 ABN103c 63
68

3 Lò điện kiểu buồng 5,24 380 MC-9 ABS33c 9


4 Lò điện kiểu buồng 5,24 380 MC-9 ABS33c 9
5 Thùng tôi 12,5 380 MC-18 ABN53c 18
6 Thùng tôi 77,64 380 MC-85 ABN103c 85
7 Thùng tôi 7,08 380 MC-9 ABS33c 9
8 Lò điện kiểu tầng 10,49 380 MC-12 ABN53c 12
9 Bể khử mỡ 14,95 380 MC-18 ABN53c 18
10 Bồn đun nước nóng 10,74 380 MC-12 ABN53c 12
11 Bồn đun nước nóng 16,11 380 MC-18 ABN53c 18
12 Bồn đun nước nóng 17,58 380 MC-18 ABN53c 18
13 Thiết bị cao tần 13,05 380 MC-18 ABN53c 18
14 Máy quạt 51,39 380 MC-63 ABN103c 63
15 Máy mài trọn vạn 12,39 380 MC-18 ABN53c 18
năng
16 Máy tiện 16,09 380 MC-18 ABN53c 18
17 Máy tiện ren 51,39 380 MC-63 ABN103c 63
18 Máy phay đứng 10,12 380 MC-12 ABN103c 12
19 Máy khoan đứng 16,09 380 MC-18 ABN103c 18
20 Cần cẩu 9,04 380 MC-9 ABS33c 10

 Đồng hồ ampe kế điện tử


Mã sản phẩm Dải đo Kích thước Cấp chính xác
C68A AC0 -50A AC 0 – 50 A 43*75*53mm 1% (+-1)

 Đồng hồ vôn kế:


Mã sản phẩm Dòng điện CT Kích thước Cấp chính xác
DE96-500V 500 V 96*96mm 1.5%

 Công tắc chuyển mạch:


 Khóa chuyển mạch Ampe CA10-A058, Dòng 20A, Áp 690V - Size
48*48mm
 Khóa chuyển mạch Volt CA10-A007, dòng 20A, Áp 690V- Size
48*48mm

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG


69

CHỐNG SÉT NỐI ĐẤT

4.1.Cơ sở lý thuyết

4.1.1. Cơ sở hệ thống chống sét

4.1.1.1.Khái niệm

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các
đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi
khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát).
Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ
36.000 dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe
tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h (767 mph)
trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được
299.792.458 m/s.

Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 °C (54.000 °F) gấp 20 lần nhiệt độ cần
thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 °C để làm nóng chảy
SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite
(thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất). Có khoảng
16 triệu cơn dông mỗi năm. Sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong
những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo
ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.
Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực
trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì
sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện
tượng sét đánh.
70

4.1.1.2.Một số tác hại của sét


- Gây cháy nổ hư hại công trình.
- Phá hủy thiết bị, các phương tiện thông tin liên lạc.
- Gây nhiễu loạn hay ngưng vận hành hệ thống.
- Mất dữ liệu hay hư dữ liệu.
- Ngừng các dịch vụ gây tổn thất kinh tế và các tổn thất khác.
- Gây chết người.

4.1.1.3.Các hình thức sét đánh


- Sét đánh thẳng vào vị trí nạn nhân từ trên đám mây xuống.
Khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh.

- Sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và
vật. Trong trường hợp này gọi là sét đánh tạt ngang. Sét đánh
khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh. Điện thế bước.

- Khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm. Sét lan truyền
trên mặt đất. Sét lan truyền qua đường dây cáp tới các vật
như điện thoại, tivi (vô tuyến), ổ cắm.

4.1.1.4.Những nguyên tắc trong thiết lập hệ thống chống sét

a. Hệ thống bảo vệ một nhà xưởng chống lại những ảnh hưởng
của sét phải bao gồm:
- Bảo vệ các cấu trúc khỏi bị sét đánh trực tiếp.
- Bảo vệ các hệ thống điện khỏi bị sét trực tiếp và gián tiếp.

b. Nguyên tắc cơ bản bảo vệ của một thiết lập chống lại nguy cơ
sét đánh là để ngăn chặn năng lượng của sét ảnh hưởng đến các
thiết bị điện tử nhạy cảm. Để đạt được điều này, hệ thống
chống sét cần phải:
71

- Xác định được dòng sét và những kênh (vị trí) mà tia sét có
khả năng thông qua đó để phóng xuống đất là lớn nhất (tránh
vùng lân cận của thiết bị điện tử nhạy cảm).

- Thực hiện liên kết đẳng thế của tiến trình thiết lập hệ thống
chống sét.

- Liên kết đẳng thế này là thực hiện liên kết hệ thống dây tiếp
đất (kết nối giữa các hệ thống tiếp đất), và thiết bị van đẳng
thế này có thể là thiết bị chống xung (SPDs) hoặc ống phóng
khí gas (Spark gaps).

- Giảm thiểu tác động gây ra bởi các ảnh hưởng gián tiếp bằng
việc cài đặt SPDs hoặc các bộ lọc. Hai hệ thống bảo vệ được
sử dụng để loại bỏ hoặc giới hạn quá áp: chúng được gọi là
hệ thống bảo vệ nhà xưởng – hệ thống chống sét trực tiếp
(đối với bên ngoài của nhàxưởng) và hệ thống bảo vệ các
thiết bị điện (đối với bên trong nhà xưởng).

4.1.2.Xây dựng hệ thống bảo vệ nhà xưởng


Vai trò của hệ thống bảo vệ tòa nhà là để chống sét trực tiếp hệ
thống này bao gồm:
- Thiết bị bắt sét (VD: kim thu sét): hệ thống chống sét.
- Dây dẫn được thiết kế để truyền sét xuống đất.
- Hệ thống tiếp địa "chim chân" kết nối với nhau.
- Liên kết giữa tất cả các khung kim loại (bằng liên kết van
đẳng thế) với điểm tiếp đất.

- Khi có dòng sét trong một dây dẫn (dây thoát sét), và nếu có
sự khác biệt xuất hiện giữa nó và các hệ thống dẫn kết nối
với điểm tiếp đất nằm trong vùng lân cận, có thể gây ra hiện
tượng phóng điện bề mặt.
72

4.2. Hệ thống nối đất

4.2.1.Nối đất tự nhiên


Nối đất tự nhiên là sử dụng các ống dẫn nước hay các ống làm
bằng kim loại khác (trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt
trong đất, các kết cấu bằng kim loại của nhà cửa, các công trình có nối
đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất.... làm trang bị nối đất.

4.2.2.Nối đất nhân tạo


Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép, ống thép,
thanh thép dẹt hình chữ nhật hoặc thép góc dài 2 – 3 m chôn sâu xuống
đất sao cho đầu trên của chúng cách mặt đất khoảng 0,5 – 0,7 m. Nhờ
vậy giảm được sự thay đổi của điện trở nối đất theo thời tiết.
Các ống thép hay thanh thép đó được nối với nhau bằng cách hàn với
thanh thép nằm ngang đặt ở độ sâu 0,5 – 0,7 m. Để chống ăn mòn, các
ống thép đặt trong đất phải có bề dầy không được nhỏ hơn 3,5 mm các
thanh thép dẹt, thépgóc không được nhỏ hơn 4 mm. Tiết diện nhỏ nhất
cho phép của thanh thép là 48 mm.
Dây nối đất cần có tiết diện thoả mãn độ bền cơ khí và ổn định
nhiệt, chịu được dòng điện cho phép làm việc lâu dài. Dây nối không
được bé hơn 1/3 tiết diện dây dẫn pha, thường dùng thép có tiết diện 120

mm2, nhôm 35 mm2 hoặc đồng 25 mm2.

4.2.2.1. Điện trở nối đất


Điện trở nối đất của trang bị nối đất không được lớn hơn các trị số đã
được quy định trong các quy phạm sau:
• Đối với lưới điện áp trên 1000 V có dòng điện chạm đất lớn, tức là
trong các mạng có điểm trung tính trực tiếp nối đất qua một điện
trở nhỏ (mạng điện 110 KV và cao hơn ):
• Khi xảy ra ngắn mạch, bảo vệ rơ le tương ứng sẽ cắt bộ phận hư
hỏng hoặc thiết bị điện ra khỏi mạng điện. Sự xuất hiện thế trên
73

trang bị nối đất chỉ có tính chất tạm thời. Xác suất xảy ra ngắn
mạch chạm đất đồng thời với việc người tiếp xúc với vỏ thiết bị
điện có mang điện áp rất nhỏ nên quy phạm không quy định điện
áp lớn nhất cho phép mà chỉ đòi hỏi ở bất kỳ thời gian nào trong
năm điện trở của trang bị nối đất cũng phải thỏa mãn: Rd ≤ 0,5 Ω
• Trong mạng có dòng chạm đất lớn bắt buộc phải có nối đất nhân
tạo trong mọi trường hợp không phụ thuộc vào nối đất tự nhiên,
điện trở nối đất nhân tạo không được lớn hơn 1 Ω.
• Đối với lưới điện áp trên 1000 V có dòng điện chạm đất bé
• Với lưới có điện áp trên 1000 V, dòng điện chạm đất bé tức là
mạng điện có điểm trung tính không nối đất trực tiếp hoặc nối đất
qua hộp dập hồ quang thường bảo vệ rơle không tác động cắt bộ
phận hoặc thiết bị điện có chạm đất một pha. Vì thế chạm đất một
pha có thể kéo dài, điện áp U N trên thiết bị chạm đất cũng sẽ tồn
tại lâu dài làm tăng xác suất người tiếp xúc với thiết bị có điện áp
Uđ.
Vì vậy quy phạm quy định điện trở của trang bị nối đất tại thời điểm
bất kỳ trong năm như sau:

Khi dùng trang bị nối đất chung cho cả điện áp dưới và trên 1000 V

Khi dùng riêng trang bị nối dất cho các thiết bị có điện áp trên 1000 V

Trong đó:
125 và 250 là điện áp lớn nhất cho phép của trang bị
nối đất. Id là dòng điện tính toán chạm đất một pha.
Trong cả hai trường hợp, điện trở nối đất không được vượt quá 10
Ω.
74

Ðối với mạng điện có điện áp dưới 1000 V, điện trở nối đất tại mọi
thời điểm trong năm không được vượt quá 4 Ω (riêng với các thiết bị
nhỏ, công suất tổng của máy phát điện và máy biến áp không vượt quá
100 KVA, cho phép 10 Ω). Nối đất lắp lại của dây trung tính trong mạng
380/220 V phải có điện trở không quá 10 Ω.
Trường hợp có nhiều thiết bị phân phối có điện áp khác nhau đặt
trên cùng một khu đất nên thực hiện nối đất chung. Ðiện trở nối đất
chung cần thoả mãn yêu cầu của trang bị nối đất nào đòi hỏi điện trở nhỏ
nhất.
Ðối với thiết bị điện có điện áp cao hơn 1000 Vcó dòng điện trạm
đất bé và các thiết bị điện có điện áp đến 100 V nên sử dụng nối đất tự
nhiên có sẵn. Nếu trị số của điện trở nối đất tự nhiên nhỏ hõn trị số tính
toán đã nói trên thì không cần thực hiện nối đất nhân tạo.
Ðối với đường dây tải điện trên không cần nối đất các cột bê tông
cốt thép và cột sắt của tất cả các đường dây tải điện 35 KV, các đường
dây 3 – 20 KV chỉ cần nối đất ở khu vực có dân cý. Cần nối đất các cột
bê tông cốt thép, cột sắt, cột gỗ của tất cả các loại đường dây ở mọi cấp
điện áp khi có đặt thiết bị bảo vệ chống sét hay dây chống sét. Ðiện trở
nối đất cho phép của cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất và bằng 10 –
30 Ω.
Trên các đường dây ba pha bốn dây điện áp 380/220 V có điểm
trung tính trực tiếp nối đất, các cột sắt, xà sắt của cột bê tông cốt thép
cần phải được nối dây trung tính.
Trong các mạng điện có điện áp dưới 1000 V có điểm trung tính
cách điện, các cột sắt và bê tông cốt thép cần có điện trở nối đất không
quá 50 Ω.
Ðiện trở nối đất chủ yếu xác định bằng điện trở suất của đất, hình
dạng kích thước điện cực và độ chôn sâu trong đất. Ðiện trở suất của đất
phụ thuộc thành phần, mật độ, độ ẩm và nhiệt độ của đất và chỉ có thể
75

xác định chính xác bằng đo lường. Các trị số gần đúng của điện trở suất
của đất (khi độ ẩm bằng 10
– 20 % về trọng lượng) tính bằng Ω.cm như sau:

Loại đất Ðiện trở suất(Ω.cm)


Cát 7.104
Cát lẫn đất 3.104
Ðất sét, đất sét lẫn sỏi (độ dày lớp đất
sét từ 1 – 3 m) 1.104
Ðất vườn, đất ruộng 0,4. 104
Ðất bùn 0,2. 104
Bảng 27. Điện trỏ suất của loại đất
4.2.2.2. Điện trở tính toán
Điện trở suất của đất không phải cố định trong năm mà thay đổi do
ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ của đất, do đó điện trở của trang bị nối
đất cũng thay đổi. Vì vậy trong tính toán nối đất phải dùng điện trở tính
toán là trị số lớn nhất trong năm.

Trong đó:

: điện trở suất đất đo được.

là hệ số tăng cao, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của nơi sẽ
xây dựng trang bị nối đất ( còn gọi là hệ số mùa).
Đối với các ống và thanh thép góc dài 2 – 3 m, khi đầu trên cách
mặt đất 0,5 – 0,8 m thì K max= 1,2 – 2, còn với thanh thép dẹt đặt nằm
ngang cách mặt đất 0,8 m thì Kmax= 1,5 – 7.
76

4.3. Hệ thống chống sét

4.3.1.Thiết bị chống sét đường dây tải điện

Trong vận hành sự cố cắt điện do sét đánh vào các đường dây tải điện
trên không chiếm tỉ lệ lớn trong toàn sự cố của hệ thống điện. Bởi vậy bảo vệ
hệ thống chống sét cho đường dây có tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm
bảo vận hành an toàn và cấp điện liên tục. Để bảo vệ chống sét cho đường
dây, tốt nhất là đặt dây chống sét trên toàn bộ tuyến đường dây, song biện
pháp này thường được dùng cho các đường dây (110-220)kV cột sắt và cột bê
tông cốt sắt. Để tăng cường hệ thống chống sét cho đường dây có thể đặt
chống sét ống hoặc tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu, những cột
vươn cao, chỗ giao chéo với các đường dây khác, những đoạn tới trạm.

4.3.2.Thiết bị chống sét cho TBA

Thiết bị chống sét đánh trực tiếp Hệ thống chống sét cơ bản bao gồm:
một bộ phận thu đón bắt sét đặt trong không trung, được nối đến một dây
dẫn đưa xuống, đầu kia của dây dẫn này lại nối đến mạng lưới nằm trong
đất. Vai trò của bộ phận đón bắt sét nằm trong không trung rất quan trọng và
sẽ trở thành điểm đánh thích ứng nhất của sét. Dây dẫn nối từ bộ phận đón
bắt sét từ trên đưa xuống có nhiệm vụ đưa dòng sét xuống hệ thống lưới kim
loại nằm trong lòng đất và tỏa nhanh vào đất. Như vậy hệ thống lưới kim
77

loại này dùng khuếch tán dòng điện sét vào đất.
Thiết bị chống sét đường dây truyền vào trạm Các đường dây trên
không dù có được bảo vệ chống sét hay không thì các thiết bị điện có nối với
chúng đều chịu tác dụng sóng sét truyền từ đường dây đến. Biên độ của sóng
qúa điện áp khí quyển có thể lớn hơn điện áp cách điện của thiết bị dẫn đến
chọc thủng cách điện, phá hoại thiết bị điện và mạch điện bị cắt ra. Do vậy
để bảo vệ các thiết bị trong TBA tránh sóng quá điện áp truyền từ đường dây
vào phải dùng các thiết bị chống sét. Thiết bị chống sét truyền vào trạm chủ
yếu là chống sét van (CSV) kết hợp với chống sét ống (CSO) và khe hở
phóng điện.

Khe hở phóng điện : là thiết bị chống sét đơn giản, rẻ tiền nhất, bao
gồm 2 điện cực trong đó có một điện cực được nối với mạch điện còn cực
kia nối với đất. Khi làm việc bình thường, khe hở cách ly những phần tử
mang điện (dây dẫn) với đất. Khi có sóng quá điện áp, khe hở sẽ phóng điện
và truyền xuống dưới đất. Nhưng do thiết bị này không có bộ phận dập hồ
quang nên khi nó làm việc bộ phận bảo vệ rơle có thể ngắt mạch điện. Khe
hở phóng điện thường chỉ dùng làm một bộ phận trong các loại chống sét
khác.
Chống sét ống (CSO): gồm có 2 khe hở phóng điện, một khe hở đặt
trong ống làm bằng vật liệu sinh khí như fibrô hay philipơlat. Khi dòng điện
áp quá cao thì cả hai khe hở đều phóng điện. Dưới tác dụng của hồ quang,
chất sinh khí phát nóng và sản sinh ra khí làm áp suất trong ống khí tăng tới
hàng chục atm và thổi tắt hồ quang. Khả năng dập tắt hồ quang của chống
sét ống rất hạn chế. Nếu dòng điện quá lớn hồ quang không bị dập tắt gây
ngắt mạch tạm thời làm rơle có thể cắt mạch. Chống sét ống chủ yếu dùng
để bảo vệ cho những đường dây không có dây chống sét hoặc làm phần tử
phụ cho các sơ đồ bảo vệ TBA.
Chống sét van (CSV) : gồm 2 phần tử chính là khe hở phóng điện và
78

điện trở làm việc. Khe hở phóng điện của chống sét van là một chuỗi khe
hở nhỏ có nhiệm vụ như đã xét ở trên. Điện trở làm việc là điện trở phi
tuyến có tác dụng hạn chế để việc dập hồ quang trong khe hở phóng điện
được dễ dàng sau khi chống sét van làm việc. Điện trở phải thỏa mãn 2
điều kiện trái ngược là cần có điện trở lớn để hạn chế dòng điện ngắt mạch
và lại có điện trở nhỏ để hạn chếđiện áp dư, vì điện áp dư khó có thể bảo vệ
được cách điện.
79

4.3.3. Hệ thống chống sét cho nhà xưởng

4.3.3.1. Chống sét trực tiếp cho nhà xưởng

 Tác hại do sét đánh trực tiếp : Sét đánh trực tiếp hay sét đánh thẳng là
do sự phóng điện trực tiếp hay một nhánh của nó xuống đối tượng bị
đánh. Sét thường đánh vào các nơi cao như cột điện, cột thu phát sóng
viễn thông BTS, ống khói, nhà cao tầng, cây cao…vì ở đó do hiện
tượng mũi nhọn nên các điện tích cảm ứng tập trung nhiều hơn, nhưng
cũng có trường hợp sét đánh vào nơi thấp là vì ở đó đất hay các đối
tượng dẫn điện tốt hơn nơi cao. Nơi bị sét đánh không khí bị nung nóng
lên tới mức làm chảy các tấm sắt dày 4mm,
Đặc biệt nguy hiểm đối với những công trình có vật liệu dễ cháy nổ như kho
mìn, bể xăng dầu, và cả những công trình kiến trúc bằng gạch ngói , bê tông.
Có trường hợp sét phá vỡ ống khói bằng gạch một đoạn dài 30-40 m và mảnh
vỡ văng xa tới 200-300 m. Trong hệ thống điện lực của nước ta đã có những
trường hợp sự có nghiêm trọng do sét đánh vào nhà máy điện, máy biến áp,
các đường dây cao áp làm mất điện. Sét còn đánh vào người hay súc vật, tuy
tỷ lệ ít hơn nhưng cũng cần chú ý nhất là nơi làm việc trống trải ở công
trường, nông trường, mỏ lộ thiên…

 Cấu tạo của hệ thống chống sét trực tiếp cho nhà xưởng
Thông thường một hệ thống chống sét trực tiếp cho nhà xưởng bao gồm các
bộ phận sau:

 Kim thu sét.

 Cấp thoát sét

 Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất

 Hệ thống tiếp địa có giá trị điện trở dưới 10 Omh.

 Thiết bị đếm sét


80

 Quy trình 5 bước thi công chống sét cho nhà xưởng

1) Thi công hệ thống tiếp địa.

2) Đổ hóa chất giảm trở

3) Đo điện trở bãi tiếp địa

4) Đi dây thoát sét

5) Dựng cột thu sét.

4.3.3.2. Chống sét lan truyền cho nhà xưởng


Chông sét lan truyền bao gồm 2 thành phần : cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng
điện từ

 Cảm ứng tĩnh điện


Những công trình ở trên mặt đất nếu nối đất không tốt , khi có các đám mây
dông mang điện tích ở bên trên thì phần trên của công trình sẽ cảm ứng nên
những điện tích trái dấu với điện tích của đám mây. Hoặc nếu sét đánh gần
công trình thì làm cho các điện tích trên đó mất đi không kịp với điện tích
đám mây, mà còn tồn tại thêm một thơi gian nữa, gây nên điện thế cao so với
mặt đất. Điện thế này có thể ở ngay trong nhà hoặc từ ngoài nhà theo dây
điện,dây mạng, ống kim loại truyền vào nhà tạo nên những tia lửa điện gây
cháy nổ hoặc tai nạn cho người.

 Cảm ứng điện từ


Khi sét đánh vào các dây dẫn sét nằm trên công trình hay ở gần công trình thì
sẽ tạo ra một từ trường biến đổi mạnh xung quanh dây dẫn dòng điện sét. Từ
trường này làm cho các mạch vòng kín xuất hiện một sức điện động cảm ứng
gây ra phóng điện thành tia lửa rất nguy hiểm.

 Hệ thống chống sét lan truyền thường bao gồm các thiết bị sau:

 Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn gồm có :

 Thiết bị cắt sét 1 pha, thiết bị cắt sét 3 pha


81

 Thiết bị cắt lọc sét 1 pha và thiết bị cắt lọc sét 3 pha

 Thiết bị chống sét trên đường tín hiệu, viễn thông

 Cáp thoát sét

 Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất có giá trị điện trở dưới 4 Omh
4.3.4. Tính toán tham số

Đối với nhà xưởng có thể bảo vệ chống sét bằng cách xây
dựng các cột chống sét xung quanh nhà xưởng theo phương án
sau: dùng 1 cột thu sét đặt thành 1 hàng như hình vẽ, mỗi cột
cách nhau 10m, chiều cao hiệu dụng của cột thu sét được xác
định theo đường kính D.
Đường kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh 10m là:
2.10
D  11m
3

Vùng bảo vệ trong tam giác là: h=D/8= 1.375m

Vùng bảo vệ ngoài tam giác là:

Xét 2 cặp cột bất kỳ: để bảo vệ được cao trình hx = 8m, độ cao bảo
vệ bé nhất h0 với giả sử hx < 2h0/3 sẽ thỏa mãn :

Kiểm tra: hx =8m và 2h0/3 = 11,11m thỏa mãn điều kiện giả sử.
Ta có: h  17,8  8  9,8m

Suy ra
82

CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÙ CÔNG SUẤT PHẢN


KHÁNG CHO NHÀ XƯỞNG

5.1.Cơ sở lý thuyết

5.1.1. Ý nghĩa của việc bù công suất phản kháng

Hệ số công suất cos đánh giá nhà xưởng dùng điện có hợp lý và
tiết kiệm hay không. Nâng cao hệ số công suất cos với mục đích phát
huy hiệu quả cao nhất quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng điện
năng.

Phần lớn các thiết bị tiêu dùng điện đều tiêu thụ công suất tác
dụng P và công suất phản khág Q. Công suất tác dụng là công suất được
biến thành cơ năng hoặc nhiệt năng trong các thiết bị dùng điện, còn
công suất phản kháng Q là công suất từ hoá trong các máy điện xoay
chiều, không sinh ra công.

Truyền tải một lượng công suất Q qua dây dẫn và máy biến áp sẽ
gây ra tổn thất điện áp, tổn thất điện năng lớn và làm giảm khả năng
truyền tải trên các phần tử của mạng điện. Do đó để có lợi về kinh tế kỹ
thuật trong lưới điện cần nâng cao hệ số công suất tự nhiên hoặc đưa
nguồn bù công suất phản kháng tới gần nơi tiêu thụ để tăng hệ số công
suất cosφ làm giảm lượng công suất phản kháng nhận từ hệ thống điện.
Việc nâng cao hệ số công suất sẽ đưa đến các hiệu quả:
- Giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong
mạng điện. - Giảm tổn thất điện áp trong mạng điện.
- Nâng cao khả năng truyền tải năng lượng điện của mạng.
- Tăng khả năng phát của các máy phát điện.
5.1.2.Các biện pháp bù công suất phản kháng

5.1.2.1.Biện pháp tự nhiên


83

Dựa trên việc sử dụng hợp lý các thiết bị sẵn có như hợp lý hóa quy
trình sản xuất, giảm thời gian chạy không tải của các động cơ, thay thế
các động cơ thường xuyên làm việc non tải bằng các động cơ có công
suất hợp lý hơn.

5.1.2.1.Các biện pháp nhân tạo


Dùng các thiết bị có khả năng sinh công suất phản kháng bằng các
thiết bị bù như tụ bù tĩnh.
5.2.Các thiết bị bù công suất phản kháng trong hệ thống cung cấp điện

5.2.1.Tụ tĩnh điện

5.2.1.1.Ưu điểm tụ tĩnh điện

+ Không gây tiếng ồn và vận hành quản lý đơn giản.


+ Tổn thất công suất tác dụng trên tụ nhỏ.

+ Tụ có thể ghép nối tiếp hoặc song song để đáp ứng với mọi
dung lượng bù ở mọi cấp điện áp từ 0,4 – 750 kV.

5.2.1.2.Nhược điểm tụ tĩnh điện

+ Rất khó điều chỉnh trơn.

+ Tụ chỉ phát ra công suất phản kháng mà không tiêu thụ công
suất phản kháng.

+ Tụ rất nhạy với điện áp ở đầu cực (công suất phản kháng phát
ra tỉ lệ với bình phương điện áp đầu cực).
+ Điện áp đầu cực tăng quá 10% thì tụ bị nổ.
+ Khi xảy ra sự cố thì tụ dễ bị hỏng.
84

5.2.2.Máy bù đồng bộ

5.2.2.1.Ưu điểm của máy bù đồng bộ

+ Có thể điều chỉnh trơn công suất phản kháng.

+ Có thể tiêu thu công suất phản kháng khi hệ thống thừa công suất
phản kháng.

+ Công suất phản kháng phát ra ở đầu cực tỉ lệ bậc nhất với điện áp
đầu cực.

5.2.2.2.Nhược điểm của máy bù đồng bộ

+ Giá thành đắt, có phần quay nên gây ra tiếng ồn.


+ Tổn hao công suất tác dụng lớn.
Không thể làm việc ở mọi cấp điện áp.
+ Máy bù đồng bộ chỉ đặt ở những phụ tải quan trọng và có dung
lượng bù lớn.

5.2.3.Động cơ không đồng bộ roto dây quấn được đồng bộ hóa

Khi cho dòng một chiều vào roto của động cơ không đồng bộ roto
dây quấn, động cơ sẽ làm việc như một động cơ đồng bộ với dòng điện
vượt trước điện áp. Do đó nó có khả năng sinh ra công suất phản kháng
cung cấp cho mạng. Nhược điểm của loại động cơ này là tổn thất công
suất khá lớn, khả năng quá tải kém, vì vậy thường động cơ chỉ được phép
làm việc với 75% công suất định mức. Với những lý do trên, động cơ
không đồng bộ roto dây quấn được đồng bộ hóa được coi là loại thiết bị
bù kém nhất, nó chỉ được dùng khi không có sẵn các thiết bị bù khác.
Ngoài các thiết bị bù kể trên, còn có thể dùng động cơ không đồng
bộ làm việc ở chế độ quá kích từ hoặc dung nhiều máy phát điện làm
việc ở chế độ bù để làm máy bù. Ở các xí nghiệp có nhiều tổ mát diezen
– máy phát làm nguồn dự phòng, khi chưa dùng đến có thể lấy làm máy
bù đồng bộ. Theo kinh nghiệm thực tế, việc chuyển máy phát thành máy
85

bù đồng bộ không phiền phức lắm, vì vậy biện pháp này cũng được
nhiều xí nghiệp ưa dùng.

5.2.4.Kết luận
Qua những phân tích ở trên, để đáp ứng được yêu cầu của bài
toán và nâng cao chất lượng điện năng, ta chọn phương pháp bù bằng
tụ tĩnh.

5.3.Tính toán thiết kế mạch lực hệ thống bù công suất phản kháng cho
nhà xưởng

5.3.1. Xác định dung lượng tụ bù

Hệ số công suất trung bình của toàn nhà xưởng cosφ nx = 0,823 cần
phải bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số cosφ lên đến 0,9.

5.3.2. Chọn vị trí bù

Về nguyên tắc, để có lợi nhất về mặt giảm tổn thất điện áp và tổn
thất điện năng cho đối tượng dùng điện cần phải đặt phân tán các bộ tụ
bù cho từng động cơ. Tuy nhiên nếu đặt phân tán sẽ không có lợi về vốn
đầu tư, lắp đặt, quản lý và vận hành. Hơn nữa, phân xưởng có tổng công
suất nhỏ, dung lượng bù không nhiều, nên ta đặt dàn tụ bù tại thanh cái
hạ áp của trạm biến áp.
5.3.3. Tính toán dung lượng tụ bù

Trong đồ án này, ta sẽ sử dụng tụ điện để bù công suất cho nhà


máy.
Ta có công thức xác định dung lượng tụ bù:

Trong đó:
+ cosφ1: là hệ số công suất ban đầu; cosφ1=0,68
+ cosφ2 là hệ số công suất mong muốn
86

Hệ số công suất mong muốn là cosφ2 = 0,9

Vậy công suất cần bù tại xí nghiệp để nâng cao hệ số công suất xí nghiệp là
0,9

Chọn dùng tụ điện bù Epcos 3 pha - tụ khô do Ấn Độ chế tạo.


Qb theo tính Qb của tụ Số
Nhãn hiệu Uđm(V) Số pha
toán (kVAr) (kVAr) lượng

319,2 MKD440-D-30 440 3 30 8

Bảng 28. Thông số tụ bù

5.3.4. Tính toán chọn Aptomat cho tụ bù.

Chọn Aptomat của ABE103a Iđm =120(A), Isdm=22(kA) để bảo vệ cho tụ
bù.
87

Tài liệu tham khảo


[1] N. H. Q. Vũ Văn Tẩm, Giáo trình thiết kế cấp điện, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[2] N. H. Quang, Sổ tay tra cứu và lựa chọn thiết bị điện từ 0.4 đến 500kV,
Hà Nội : NXB Khoa học và Kĩ Thuật , 2002.
[3] N. Q. Thuấn, Giáo trình an toàn điện, NXB Giáo Dục, 2011.
[4] N. V. Nam, Giáo trình cung cấp điện, NXB Giáo dục Việt Nam , 2011.
[5] Catalogue hãng LS.
88

Bản vẽ
1. Sơ đồ mặt bằng cấp điện
89

2. Sơ đồ nguyên lý cấp điện


90

You might also like