You are on page 1of 125

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho tòa


nhà C1 Vinhome New Center Hà Tĩnh

Ngành Kỹ thuật điện


Chuyên ngành Hệ thống điện

Giảng viên hướng dẫn:

KHOA: Điện

HÀ NỘI, 12 / 2022

i
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
Lời cảm ơn

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tóm tắt nội dung đồ án

Cung cấp điện là một ngành rất quan trọng trong xã hội hiện đại, cũng như
trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kĩ thuật nước ta trên con
đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Vì thế việc thiết kế cung cấp
điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với ngành điện và
mỗi sinh viên đã và đang học tập. Cùng với sự phát triển ngành cung cấp điện là
sự phát triển các phần mềm tính toán cho hệ thống điện (Dialux, Ecodial, Gem
calculator,…).
Để cũng cố kiến thức đã học ở trường vào việc thiết kế cụ thể. Chúng em đã
chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình: “Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà”.
Nội dung bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về tòa nhà
Chương 2: Tính toán chiếu sáng
Chương 3: Tính toán phụ tải điện
Chương 4: Lựa chọn MBA và máy phát điện dự phòng
Chương 5: Chọn dây dẫn và thiết bị bảo vệ
Chương 6: Bù công suất phản kháng
Chương 7: Hệ thống nối đất và chống sét
Sau một thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Việt Tiến, đến
nay về cơ bản em đã hoàn thành nội dung đồ án. Do kiến thức còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
của các thầy cô để đồ án này được hoàn thiện hơn. Đồng thời giúp chúng em
nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhiệm vụ công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Việt Tiến và tất cả thầy cô giáo đã
giúp em hoàn thành đồ án này.
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ HỆ THỐNG


CUNG CẤP ĐIỆN ................................................................................................ 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ................... 1
Giới thiệu về tòa nhà ................................................................... 1
Quy mô dự án .............................................................................. 1
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH .......... 4
Giới thiệu về cung cấp điện ........................................................ 4
Đặc điểm của các hộ tiêu thụ điện .............................................. 5
Những yêu cầu khi thiết kế cung cấp điện .................................. 5
1.3 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN............................................. 6
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ........................................................... 8
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾU SÁNG............................................................. 8
Khái niệm về ánh sáng ................................................................ 8
Các đại lượng đo ánh sáng .......................................................... 8
Yêu cầu chung đối với hệ thống chiếu sáng. ............................ 10
Các dạng chiếu sáng .................................................................. 10
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHIẾU SÁNG......................................... 11
Phương pháp tính gần đúng ...................................................... 11
Tính toán theo phương pháp hệ số sử dụng. ............................. 12
2.3 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO TÒA NHÀ....................................... 13
Tính toán chiếu sáng trong các căn hộ ở tầng 2 ........................ 13
Tính toán chiếu sáng cho hành lang và cầu thang .................... 15
Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm và tầng TMDV ................. 16
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO TÒA NHÀ ................................ 18
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 18
Đặt vấn đề ................................................................................. 18
Các đại lượng và hệ số tính toán . ............................................. 19
Các phương pháp xác định phụ tải tính toán. ........................... 23
3.2 TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐỘNG LỰC CHO TÒA NHÀ ......................... 27
Phân loại phụ tải động lực......................................................... 27
Tính toán phụ tải khối căn hộ ................................................... 28
Tính công suất phụ tải cần cấp cho khối đế .............................. 32
Tính toán phụ tải phụ trợ ........................................................... 34
Tổng hợp công suất phụ tải tính toán tòa nhà ........................... 40
CHƯƠNG 4. CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG 41
3.3 CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHO TÒA NHÀ .............................. 42
Phương án cấp điện ................................................................... 42
Sơ đồ cấp điện cho tòa nhà ....................................................... 42
Chọn trạm biến áp cho tòa nhà ................................................. 43
3.4 CHỌN DUNG LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP CHO TÒA NHÀ ................... 44
3.5 CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN ...................................................................... 45
3.6 CHỌN TỦ ATS........................................................................................ 46
Giới thiệu tủ ATS ...................................................................... 46
Ứng dụng của ATS ................................................................... 47
CHƯƠNG 5. CHỌN DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ BẢO VỆ ............................. 48
3.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN .......... 48
Phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp........................ 48
Phương pháp chọn thiết bị điện ................................................ 52
3.8 CHỌN CÁP VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CHO TÒA NHÀ .............................. 56
Chọn cáp và thiết bị từ MBA đến tủ tổng hạ áp ....................... 56
Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải ưu tiên khi có cháy ......... 59
Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải ưu tiên ............................. 70
Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải không ưu tiên .................. 81
Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải căn hộ.............................. 86
CHƯƠNG 6. BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ............................................ 93
3.9 TỔNG QUAN VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG .......................... 93
3.10 Ý NGHĨA CỦA VIỆC BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ................... 93
3.11 CÁC VỊ TRÍ ĐẶT THIẾT BỊ BÙ ........................................................... 94
3.12 TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO TÒA NHÀ ...... 95
CHƯƠNG 7. HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT ............................... 98
3.13 TỔNG QUAN .......................................................................................... 98
Nối đất ....................................................................................... 98
Chống sét................................................................................... 98
3.14 HỆ THỐNG NỐI ĐẤT ............................................................................ 98
Cách thực hiện nối đất .............................................................. 99
Các sơ đồ nối đất cho trạm biến áp. .......................................... 99
Tính toán hệ thống nối đất cho trạm biến áp. ......................... 102
3.15 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT .................................................................... 107
Đặt vấn đề ............................................................................... 107
Các dạng của bộ thu sét........................................................... 108
Tính toán hệ thống chống sét .................................................. 109
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vị trí của dự án ........................................................................................ 1
Hình 1.2 Phối cảnh của tòa nhà .............................................................................. 3
Hình 1.3 Mặt bằng tầng căn hộ ............................................................................. 4
Hình 2.1 Dải bước sóng ánh sáng .......................................................................... 8
Hình 2.2 Độ rọi ...................................................................................................... 9
Hình 2.3 So sánh giữa lux và lumens ..................................................................... 9
Hình 2.4 Mặt bằng căn hộ loại 1 .......................................................................... 13
Hình 2.5 Mặt bằng căn hộ loại 2 .......................................................................... 13
Hình 2.6 Mặt bằng căn hộ loại 3 .......................................................................... 14
Hình 2.7 Mặt bằng căn hộ loại 4 .......................................................................... 14
Hình 4.1 Sơ đồ cấp điện cho tòa nhà ................................................................... 42
Hình 4.3 Máy biến áp 2000kVA – 22/0.4kV ....................................................... 45
Hình 4.4 Máy phát điện Mitsubishi công suất 400 kVA ..................................... 46
Hình 4.5 Hình ảnh tủ ATS ................................................................................... 47
Hình 6.1 Tủ tụ bù hạ thế....................................................................................... 98
Hình 7.1 Cọc nối đất .......................................................................................... 103
Hình 7.2 Thanh nối ngang .................................................................................. 107
Hình 7.3 Sơ đồ cọc tiếp địa trạm biến áp ........................................................... 108
Hình 7.4 Sơ đồ cọc tiếp địa chống sét ................................................................ 113
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2-2 Bảng yêu cầu về mật độ công suất chiêu sáng ..................................... 12
Bảng 2-6 Tổng hợp công suất các loại căn hộ ..................................................... 15
Bảng 2-7 Công suất chiếu sáng tầng hầm ............................................................ 16
Bảng 2-8 bảng công suất chiếu sáng tầng 1 (tầng TMDV) .................................. 17
Bảng 3-1 Hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư (TCVN 9206-2012)....... 25
Bảng 3-2 Hệ số đồng thời Kđt lớn nhất theo các nhóm phụ tải (QC 09-2013) ... 26
Bảng 3-3 Hệ số đồng thời Kđt của tủ phân phối (IEC60439) ............................... 26
Bảng 3-4 Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong các công trình nhà ở............. 27
Bảng 3-5 Công suất tính toán căn hộ loại 1 ......................................................... 30
Bảng 3-6 Công suất tính toán căn hộ loại 2 ......................................................... 30
Bảng 3-7 Công suất tính toán căn hộ loại 3 ......................................................... 31
Bảng 3-8 Công suất tính toán căn hộ loại 1 ........................................................ 31
Bảng 3-9 Công suất tính toán tủ điện tầng ........................................................... 31
Bảng 3-10 Công suất tính toán tủ điện khối căn hộ ............................................. 32
Bảng 3-11 Công suất yêu cầu theo chức năng tòa nhà ........................................ 32
Bảng 3-12 Công suất tính toán tầng 1 .................................................................. 33
Bảng 3-13 Công suất tính toán tầng hầm ............................................................. 33
Bảng 3-16 Tổng hợp công suất nhóm phụ tải phụ trợ.................................... 40
Bảng 3-17 Tổng hợp công suất phụ tải ưu tiên khi có cháy ................................ 40
Bảng 3-18 Tổng hợp công suất tính toán tòa nhà ................................................ 41
Bảng 4-2 Thông số kỹ thuật máy biến áp 2000kVA............................................ 46
Bảng 4-3 Thông số kỹ thuật máy phát 400kVA .................................................. 47
Bảng 4-4 Thông số kỹ thuật ATS ........................................................................ 48
Bảng 5-2 hệ số cách lắp đặt K1 ............................................................................ 49
Bảng 5-3 Bảng hệ số cách lắp đặt K2 ................................................................... 50
Bảng 5-4 Bảng hệ số cách lắp đặt K3 ................................................................... 51
Bảng 5-5 Bảng độ sụt áp cho phép....................................................................... 52
Bảng 5-6 Công thức tính sụt áp............................................................................ 52
Bảng 5-7 Bảng điều kiện chọn và kiểm tra thanh góp ......................................... 55
Bảng 6-1 Bảng thông số tủ tụ bù 450 kvar .......................................................... 97
Bảng 7-1 Trị số điện trở suất của đất ................................................................. 104
Bảng 7-2 Giá trị hệ số khc ................................................................................... 104
Bảng 7-3 Hệ số sử dụng ηc của cọc chôn thẳng đứng và ηt của thanh/ dây nối các
cọc ...................................................................................................................... 105
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ HỆ THỐNG


CUNG CẤP ĐIỆN

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ VÀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN


Giới thiệu về tòa nhà

 Tên dự án: Tòa C1 Vinhomes New Center Hà Tĩnh


 Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup
Vinhomes Hà Tĩnh là dự án thuộc dòng sản phẩm Vincity do Tập đoàn
Vingroup làm chủ đầu tư, dành cho các đối tượng khách hàng có thu nhập trung
bình - thấp. Theo dự kiến, Vincity Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào đầu năm 2017.
Vinhome Hà Tĩnh tọa lạc tại trung tâm TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Từ dự
án, cư dân có thể di chuyển dễ dàng đến các địa điểm quan trọng trong thành phố
như trung tâm hành chính, trường học, bệnh viện... và ra các khu vực lận cận.
Vinhome Hà Tĩnh nằm trên mặt đường Hàm Nghi, phường Thạch Linh,
thành phố Hà Tĩnh. Dự án kết nối trực tiếp với quốc lộ 1A và các cơ quan hành
chính trọng yếu, bệnh viện, trường học… đồng thời nằm trên cùng tuyến đường
với trung tâm thương mại Vincom Plaza sầm uất.

Hình 1.1 Vị trí của dự án

1
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Quy mô dự án

Hình 1.2 Phối cảnh của tòa nhà

 Quy mô công trình: 25 tầng căn hộ, 1 tầng thương mại dịch vụ và 1
tầng hầm
- Giới thiệu chi tiết tòa nhà:
+ Tầng hầm: Khu vực này chủ yếu là bãi để xe và bố trí các phòng kĩ
thuật ( Điện, nước, điều hòa, thông tin…).
+ Tầng 1: Khu vực này chủ yếu chủ yếu là lớp học, trung tâm thương
mại và dịch vụ…
+ Tầng 2 đến tầng 26: Khu căn hộ với tổng 19 căn trên 1 tầng. Các căn
hộ được thiết kế đa dạng với diện tích từ 27 m2 - 70 m2 và từ 1-3 phòng
ngủ đảm bảo đa dạng nhu cầu.

3
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3 Mặt bằng tầng căn hộ

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH


Giới thiệu về cung cấp điện
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống
của nhân dân được nâng lên nhanh chóng. Dẫn đến nhu cầu điện năng
trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng
trưởng không ngừng. Để đáp ứng nhu cầu đó rất đông cán bộ kĩ thuật
trong và ngoài ngành điện lực đang tham gia thiết kế, lắp đặt các công
trình cung cấp điện để phục vụ nhu cầu trên.
Cấp điện là một công trình điện. Để thực hiện một công trình điện
tuy nhỏ cũng cần có kiến thức tổng hợp từ các ngành khác nhau, phải có
sự hiểu biết về xã hội, môi trường và đối tượng cấp điện. Để từ đó đưa ra
phương án lựa chọn tối ưu nhất.
Cung cấp điện là trình bày những bước cần thiết các tính toán để lựa
chọn các phần tử điện thích hợp với từng đối tượng. Thiết kế chiếu sáng
cho tòa nhà, phân xưởng,...Tính toán lựa chọn dây dẫn phù hợp. Đảm
bảo sụt áp chấp nhận được, có khả năng chịu được dòng ngắn mạch với
thời gian nhất định. Thiết kế đi dây để bước đến triển khai hoàn tất một
bản thiết kế cung cấp điện. Bên cạnh đó, còn phải thiết kế lựa chọn
nguồn dự phòng cho tòa nhà để đảm bảo sự ổn định cấp điện của đối
tượng.

4
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Người thiết kế cần quan tâm đến độ sụt áp trên đường dây xa nhất.
Thiết kế cấp điện cho phụ tải sinh hoạt nên chọn thiết bị tốt nhất nhằm
đảm bảo an toàn và độ tin cậy cấp điện cho người sử dụng.

Đặc điểm của các hộ tiêu thụ điện


Hộ tiêu thụ điện là một bộ phận quan trọng của hệ thống cung cấp điện.
Tùy theo mức độ quan trọng của hộ tiêu thụ mà được chia làm 3 loại.
 Phụ tải loại 1

Là hộ tiêu thụ điện mà khi ngừng cung cấp sẽ dần đến nguy hiểm đối với tính
mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế (hư hỏng máy móc, thiết bị, gây ra
hàng loạt phế phẩm…), ảnh hưởng lớn đến chính trị, quốc phòng…
Có thể lấy ví dụ về hộ tiêu thụ điện loại 1: Nhà máy hóa chất, sân bay, bến
cảng, lò luyện thép , văn phòng chính phủ , phòng mổ bệnh viện….
Đối với hộ tiêu thu loại 1 ít nhất phải có 2 nguồn điện độc lập hoặc phải có
nguồn dự phòng nóng.
 Phụ tải loại 2

Là hộ tiêu thụ điện mà khi bị ngừng cung cấp điện sẽ gây ra thiệt hại lớn về
kinh tế như hư hỏng một bộ phận máy móc thiết bị, gây ra phế phẩm, ngưng trệ
sản xuất.
Ví dụ về hộ tiêu thụ loại 2: Nhà máy cơ khí, nhà máy thực phẩm, khách sạn
lớn, trạm bơm…
Cung cấp điện cho hộ tiêu thụ loại 2 thường có thêm nguồn dự phòng. Vấn đề
ở đây là phải so sánh giữa vốn đầu tư nguồn dự phòng và hiệu quả kinh tế đem
lại do không bị ngừng cung cấp điện.
 Phụ tải loại 3

Là những hộ tiêu thụ điện còn lại như khu dân cư, trường học, phân xưởng,
nhà kho của các nhà máy…
Những yêu cầu khi thiết kế cung cấp điện
Mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ thiết kế cung cấp điện là đảm bảo cho hộ
tiêu thụ điện có đủ lượng điện năng yêu cầu với chất lượng tốt.Có thể nêu ra một
số yêu cầu chính sau đây.
 Độ tin cậy cung cấp điện

Độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào hộ tiêu thụ loại nào, trong điều kiện
cho phép người ta cố gắng chọn phương án cung cấp điện có độ tin cậy càng cao
càng tốt.
 Chất lượng điện năng

5
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chất lượng điện năng được đánh giá bằng 2 chỉ số là tần số và điện áp. Trong
đó, chỉ tiêu tần số do cơ quan điều khiển hệ thống điện điều chỉnh. Chỉ có những
hộ tiêu thụ điện lớn ( hàng chục MW trở lên ) mới phải quan tâm đến chế độ vận
hành sao cho hợp lý để góp phần ổn định tần số của hệ thống điện.
Vì vậy người thiết kế cung cấp điện thường phải quan tâm đến chất lượng điện
áp chi khách hàng. Nói chung ở trong lưới trung áp và hạ áp cho phép dao động
quanh giá trị ± 5% điện áp định mức. Đối với những phụ tải có yêu cầu cao về
chất lượng điện áp như nhà máy hóa chất, điện tử, cơ khí chính xác... điện áp chỉ
cho phép dao động trong khoảng ± 2,5%.

 An toàn cung cấp điện

Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn với người và thiết bị điện.
Muốn đạt được yêu cầu đó người thiết kế phải chọn sơ đồ cung cấp điện hợp lý,
rõ ràng, rành mạch, mạch lạc để tránh nhầm lẫn trong quá trình vận hành . Các
thiết bị phải được chọn đúng chủng loại công suất .
Công tác xây dựng lắp đặt hệ thống cung cấp điện ảnh hướng đến độ an toàn
cung cấp điện.
Cuối cùng, việc vận hành quản lý hệ thống điện có vai trò đặc biệt quan trọng.
Người sử dụng phải tuyệt đối chấp hành những quy định về an toàn sử dụng điện.
 Kinh tế

Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện, chỉ tiêu kinh tế chỉ được
xét khi các chỉ tiêu kĩ thuật đã thỏa mãn.
Chỉ tiêu kinh tế được đánh giá qua: Vốn đầu tư, chi phí vận hành bảo dưỡng,
thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Việc đánh giá chỉ tiêu kinh tế phải thông qua tính toán và so sánh tỉ mỉ giữa
các phương án, từ đó mới đưa ra phương án lựa chọn tối ưu nhất.
1.3 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN
Tùy thuộc vào quy mô của công trình lớn hay nhỏ mà các bước thiết kế có thể
phân ra tỉ mỉ, hoặc gộp vào một số bước với nhau. Nhìn chung các bước thiết kế
cung cấp điện có thể phân ra như sau:
 Khảo sát và thu thập dữ liệu bạn đầu

 Tính toán phụ tải

 Chọn trạm biến áp , chọn máy phát điện

 Xác định phương án cung cấp điện

 Tính toán ngắn mạch

 Lựa chọn các thiết bị điện

6
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Tính toán chống sét và nối đất

 Tính toán tiết kiệm điện và nâng cao hệ số công suất

 Bảo vệ rơ le và tự động hóa

 Hồ sơ thiết kế cung cấp điện

7
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾU SÁNG


Khái niệm về ánh sáng
Sóng điện từ là hiện tượng lan truyền theo đường thẳng của điện trường và
từ trường. Mọi sóng điện từ đều tuân theo các đại lượng vật lý, cụ thể là các định
luật truyền sóng, các định luật phản xạ khúc xạ, những ảnh hưởng của sóng khác
nhau rõ rệt tùy theo năng lượng được truyền, nghĩa là tùy theo bước sóng.
Ánh sáng là một loại sóng điện từ mà mắt người có thể cảm nhận được trực tiếp.
Ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng 380nm – 780nm.

Hình 2.1 Dải bước sóng ánh sáng


Các đại lượng đo ánh sáng
 Cường độ ánh sáng (cd)
Cường độ ánh sáng được đo bằng đơn vị nến, viết tắt là cd (từ chữ
candela). Là một đơn vị đặc trưng cho khả năng phát quang của ánh sáng.
Candela là cường độ sáng theo một phương đã cho của nguồn phát một
bức xạ đơn sắc có tần số là 540.1012Hz (λ = 555nm) và cường độ theo phương
này là 1/683 W/Sr.
 Quang thông (lumen -Lm):
Là thông số biểu diễn cho năng lượng của nguồn tạo ra ánh sáng nhìn thấy
( Là đơn vị đo công suất phát sáng). Muốn đo quang thông này người ta thường
đo bằng các quả cầu cảm biến, Mục đích là hứng lấy toàn bộ ánh sáng phát ra
xung quanh nguồn sáng.
 Độ rọi (lux hay lx):
Đây là chỉ số đặc trưng cho mức độ chiếu sáng của 1 vật ( là đơn vị đo độ
sáng), được tính bằng:
1Lux = 1 Lumen/ 1m2

8
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.2 Độ rọi


Minh họa đơn giản để so sánh giữa Lm và Lux

Hình 2.3 So sánh giữa lux và lumens


Có thể hiểu đơn giản là càng đi xa thì độ sáng của đèn càng giảm theo khoảng
cách nhưng công suất phát sáng của đèn (Quang thông) là không đổi.
 Công suất bóng đèn (W): Lượng điện năng tiêu thụ của đèn.
VD: bóng đèn huỳnh quang T8 1,2m có công suất 36W, tổn hao 10% nên tổng
công suất là 40W. Như vậy trong 24h lượng điện năng tiêu thụ là: 960W ~ 1kW.
 Quang hiệu:
Quang hiệu hay hiệu suất phát quang là quang thông (lm) phát ra tính theo mỗi
đơn vị công suất (watt) của bóng đèn. Có đơn vị Lm/W.

9
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

VD: đèn huỳnh quang T8 có công suất 36W, quang hiệu là 40~50 lm/W. Vậy
tổng quang thông phát ra = 36W*40~50 (lm/W) = 1440~1800 lm. Vì thế ta thiết
kế máng đèn để gom lấy gần như toàn bộ quang thông này. Chỉ số quang hiệu
này sẽ giảm theo thời gian sử dụng, vì thế bóng đèn sẽ mờ dần và cần thay thế.

Yêu cầu chung đối với hệ thống chiếu sáng.


Trong thiết kế chiếu sáng, điều quan trọng nhất cần quan tâm là phải quan
tâm đến độ rọi E và hiệu quả thị giác của con người. Ngoài ra còn có các đại
lượng như quang thông, màu sắc ánh sáng do các bóng đèn phát ra, sự bố trí các
đèn, vị trí lắp đặt công trình sao cho đảm bảo được chiếu sáng đều ở mọi vị trí,
đảm bảo tính kinh tế, mỹ quan cho căn phòng mà không làm cho căn phòng bị
chói, tính kinh tế cũng được xem xét trong thiết kế chiếu sáng.
Vì vậy yêu cầu đối với thiết kế chiếu sáng là phải thỏa mãn được các điều
kiện sau:
Không làm lóa mắt, vì cường độ sáng cao chiếu vào mắt sẽ làm cho thần kinh
bị căng thẳng, thị giác bị lệch lạc;
Không bị lóa khi ánh sáng phản xạ, ở một số thiết bị có bề mặt sáng bóng, làm
cho ánh sáng bị phản xạ một lượng khá lớn. Do đó cần phải quan tâm đến vị trí lắp
đặt;
Phải có độ rọi đồng đều, để khi quan sát từ nơi này sang nơi khác thì mắt người
không phải điều tiết gây hiện tượng mỏi mắt;
Phải tạo được ánh sáng giống hoặc gần giống với ánh sáng ban ngày, điều này
giúp mắt nhận xét, đánh giá mọi việc chính xác;
Đảm bảo độ rọi ổn định, chính xác trong quá trình chiếu sáng bằng cách hạn
chế dao động điện áp của lưới điện, treo đèn cố định, với bóng đèn huỳnh quang thì
hạn chế quang thông bù.

Các dạng chiếu sáng


 Chiếu sáng chung
Chiếu sáng toàn đèn diện tích cần chiếu sáng bằng cách bố trí ánh sáng
đồng đều tạo nên độ rọi đồng đèn tên toàn đèn diện tích cần chiếu sáng.
 Chiếu sáng riêng biệt hay cục đèn

10
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chiếu sáng ở những nơi cần có độ rọi cao mới làm việc được hay chiếu sáng
ở những nơi mà chiếu sáng chung không đủ độ rọi cần thiết .
 Các chế độ làm việc của hệ thống chiếu sáng
Khi hệ thống làm việc ổn định ta có chiếu sáng làm việc, chiếu sáng này
dùng để đảm bảo sự làm việc, hoạt động bình thường của người và phương tiện
vận chuyển khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.
Khi mất điện hoặc sảy ra hỏa hoạn, ta có chiếu sáng sự cố (sử dụng nguồn của
máy phát dự phòng ) tạo môi trường ánh sáng an toàn trong trường hợp mất
điện.
Độ rọi chiếu sáng sự cố ở lối thoát hiểm, hành lang, cầu thang không được
nhỏ hơn 3 lux. Ở các lối đi ngoài nhà không được nhỏ hơn 2 lux. Độ rọi đèn
trong tình huống khẩn cấp nhất có thể sảy ra và trong thời gian ít nhất là 1 giờ để
hoàn tất việc di tản.
Hệ thống chiếu sáng sự cố có thể làm việc đồng thời với hệ thống chiếu sáng
làm việc hoặc hệ thống chiếu sáng sự cố phải được đưa vào hoạt động khi hệ
thống chiếu sáng làm việc bị mất điện.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHIẾU SÁNG


Phương pháp tính gần đúng
Xác định công suất chiếu sáng của cả mặt bằng dựa trên suất chiếu sáng
trên một đơn vị diện tích(W/m2) tra cứu được trong QCVN 09-2013 BXD sau đó
nhân với diện tích, từ đó sẽ xác định được số đèn, loại đèn....
Pđ = p x S

11
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Loại công trình LPD (W/m 2)

Văn phòng 11

Khách sạn 11

Bệnh viện 13

Trường học 13

Thương mại, dịch vụ 16

Chung cư 8

Khu đỗ xe kín,trong nhà,trong hầm 3

Khu đỗ xe ngoài nhà hoặc đỗ xe mở (chỉ có mái) 1,6

Kho, công việc không liên tục 7

Bảng 2-1 Yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng LPD (QCVN 09-2013)
Tính toán theo phương pháp hệ số sử dụng.
Xác định quang thông của đèn:

K .E.S .Z
F=
n.K sd
Trong đó:
E là độ rọi trung bình(Lux);
N là số lượng đèn cần lắp;
F là quang thông của đèn(Lm);
K là hệ số dự trữ;
Z là hệ số tính toán, thường 0,8 đến 1,4;
- S là diện tích căn phòng(m2).

12
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3 TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG CHO TÒA NHÀ


Do các tầng này có cấu trúc giống nhau nên ta chọn tầng 2 làm tầng
điển hình để tính toán.
Để dễ dàng cho việc tính toán ta sử dụng phương pháp tính gần đúng.

Tính toán chiếu sáng trong các căn hộ ở tầng 2


Tầng 2-25 bố trí các căn hộ, gồm 19 căn hộ trên môt tầng với diện
tích đa dạng từ 28 m2 đến 74 m2.
Căn hộ loại 1 có diện tích 74 m2

Hình 2.4 Mặt bằng căn hộ loại 1


- Căn hộ loại 2 có diện tích 64 m2

Hình 2.5 Mặt bằng căn hộ loại 2

13
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Căn hộ loại 3 có diện tích 54 m2

Hình 2.6 Mặt bằng căn hộ loại 3


Căn hộ loại 4 có diện tích 28 m2

Hình 2.7 Mặt bằng căn hộ loại 4

14
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.1.1. Tính chiếu sáng cho căn hộ loại 1,2,3,4:


1. Căn hộ loại 1 có diện tích 74 m2
Ta có mật độ công suất chiếu sáng là: 8 W/m2
Tổng công suất chiếu sáng căn hộ loại 1:
PL1 = 74.8 = 592 W
2. Căn hộ loại 2 có diện tích 64 m2
Ta có mật độ công suất chiếu sáng là: 8 W/m2
Tổng công suất chiếu sáng căn hộ loại 2:
PL2 = 64.8 = 512 W
3. Căn hộ loại 3 có diện tích 54 m2
Ta có mật dộ công suất chiếu sáng là: 8 W/m2
Tổng công suất chiếu sáng căn hộ loại 3:
PL3 = 54.8 = 432 W
4. Căn hộ loại 4 có diện tích 28 m2
Ta có mật dộ công suất chiếu sáng là: 8 W/m2
Tổng công suất chiếu sáng căn hộ loại 4:
PL4 = 28.8 = 224 W
Ta có bảng sau:

Tên căn hộ Pcs(w)


Loại 1 592
Loại 2 512
Loại 3 432
Loại 4 224
Bảng 2-2 Tổng hợp công suất chiếu sáng các loại căn hộ
Tính toán chiếu sáng cho hành lang và cầu thang
Tòa nhà có 25 tầng căn hộ, mỗi tầng có 1 dãy hành lang với diện tích
là: S = 124 m2
Ta có mật dộ công suất chiếu sáng hành lang là: 7 W/m2
Tổng công suất chiếu sáng hành lang tầng căn hộ là:
Phl = 124.25.7 = 21700 (W)
Cầu thang bộ được lắp 2 bóng đèn ốp trần công suất 30W, tổng công
suất cầu thang 25 tầng của tòa nhà là:

15
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Pct = 30.2.25 = 1500 (W)


Tổng công suất tính toán của phụ tải chiếu sáng hành lang và cầu
thang là:
Pcs = 21700+1500 = 23200 (W)

Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm và tầng TMDV

Sử dụng phương pháp tính gần đúng ta có công suất chiếu sáng tầng
hầm và tầng TMDV được tính ở bảng sau:
STT Tên phòng Diện tích P (W/m2) Pđặt (W)
(m2) (Công suất chiếu sáng
trên một đơn vị diện
tích)
1 Chỗ để xe 1022 3 3066

2 Hành lang KT 98 8 784

3 Quản lí điện 182 8 1456

4 Phòng bơm 47 8 376

5 Phòng quạt 50 8 400

Tổng công suất đặt chiếu sáng tầng hầm Pđcs (W) 6082

Bảng 2-3 Công suất chiếu sáng tầng hầm

16
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

STT Tên phòng Diện tích P (W/m2) Pđặt (W)


(m2) (Công suất chiếu sáng
trên một đơn vị diện
tích)
1 Lớp học 338 13 4394
2 Shop 331 16 5294
3 Văn phòng 66 11 726
4 Sảnh 126 8 1008
5 Bếp 52 13 676
6 Y tế 23 11 253
7 Trực PCCC 10 8 80
8 Hành lang 372 7 2604
9 Khác 80 8 640
Tổng công suất đặt chiếu sáng tầng TMDV Pđcs (W) 15675

Bảng 2-4 bảng công suất chiếu sáng tầng 1 (tầng TMDV)

17
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO TÒA NHÀ

3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đặt vấn đề
Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình nào đó thì nhiệm vụ đầu
tiên là xác định phụ tải điện của công trình đó. Tùy theo quy mô của công trình
mà phụ tải điện phải được xác định theo phụ tải thực tế hoặc còn phải kể đến khả
năng phát triển của công trình trong tương lai 5 năm hoặc 10 năm, hoặc lâu hơn
nữa. Như vậy xác định phụ tải điện là giải bài toán dự báo phụ tải dài hạn hoặc
ngắn hạn.
Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải của công trình ngay sau
khi công trình đi vào vận hành. Phụ tải đó thường được gọi là phụ tải tính toán.
Người thiết kế cần biết phụ tải để chọn các thiết bị như: máy biến áp, dây dẫn,
các thiết bị đóng cắt, bảo vệ… Để tính các tổn thất điện áp, công suất, để chọn
các thiết bị bù. Như vậy phụ tải tính toán là một số liệu quan trọng để thiết kế
cung cấp điện.
Nói như vậy phụ tải tính toán là một phụ tải giả thiết lâu dài, không đổi
trong suốt quá trình làm việc, gây ra một hiệu ứng phát nhiệt đối với các vật dẫn
điện của hệ thống bằng với công suất thực tế gây ra trong suốt quá trình làm việc.
Phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất và số lượng các
máy, chế độ vận hành của chúng, quy trình công nghệ sản xuất, trình độ vận hành
của công nhân … Vì vậy để xác định chính xác phụ tải tính toán là một nhiệm vụ
khó khăn nhưng rất quan trọng. Bởi vì nếu phụ tải tính toán được xác định nhỏ
hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện, có thể dẫn tới
cháy nổ, rất nguy hiểm. Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế thì sẽ gây ra
lãng phí.
Do tính chất quan trọng như vậy nên từ trước đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu và nhiều phương pháp tính toán phụ tải điện. Hiện nay đã có
một số phương pháp tính toán hay được sử dụng như sau:
- Phương pháp tính theo hệ số nhu cầu;
- Phương pháp tính theo suất trung bình;
- Phương pháp tính theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích;
- Tính theo suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm;

18
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Phương pháp tính theo hệ số đồng thời và công suất của thiết bị.

Các đại lượng và hệ số tính toán .


 Công suất định mức
Công suất định mức (Pđm) là công suất điện đầu vào của thiết bị dùng điện
ứng với điện áp đặt vào thiết bị bằng điện áp định mức.
Công suất đặt được tính như sau:

Pđm
Pđ 

Trong đó:
Pđ: công suất đặt của động cơ điện, kW;
Pđm: công suất định mức của động cơ điện, kW;
η: hiệu suất định mức của động cơ điện.(Thông thường η = 0,8 – 0,95).
 Phụ tải trung bình
Phụ tải trung bình (Ptb) là một đặc trưng tĩnh của phụ tải trong một khoảng
thời gian nào đó. Tổng phụ tải trung bình của các thiết bị cho ta căn cứ để đánh
giá giới hạn của phụ tải tính toán.

P Q
p tb  ; q tb  ;
t t
Trong đó:
ΔP, ΔQ : điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian khảo sát, kW, kVAr;
t : khoảng thời gian khảo sát.
Phụ tải trung bình của nhóm thiết bị được tính theo công thức sau:
n n
Ptb   Pi ; Q tb   Qi
1 1

Phụ tải trung bình thường được xác định với thời gian khảo sát là 1 ca làm
việc, một tháng hoặc một năm. Phụ tải trung bình là một số liệu quan trọng để
xác định phụ tải tính toán.
 Phụ tải cực đại
Phụ tải cực đại (Pmax): là phụ tải trung bình lớn nhất tính trong khoảng thời
gian tương đối ngắn (5, 10 hoặc 30 phút) ứng với ca làm việc có phụ tải lớn nhất

19
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trong ngày. Đôi khi ta dùng phụ tải cực đại được xác định như trên để làm phụ tải
tính toán.
Người ta dùng phụ tải cực đại để tính tổn thất công suất lớn nhất, để chọn
các thiết bị điện, chọn dây dẫn và dây cáp theo điều kiện mật độ dòng điện kinh
tế…
Phụ tải đỉnh nhọn (Pđn): là phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng 1 - 2s.
Phụ tải đỉnh nhọn được dùng để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự khởi
động của động cơ, kiểm tra điều kiện làm việc của cầu chì, tính dòng điện khởi
động của rơ le bảo vệ…
Phụ tải đỉnh nhọn thường xảy ra khi động cơ khởi động. Chúng ta không
những chỉ quan tâm đến trị số phụ tải đỉnh nhọn mà còn quan tâm đến tần suất
xuất hiện của nó. Bởi vì số lần xuất hiện của phụ tải đỉnh nhọn càng tăng thì càng
ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các thiết bị dùng điện khác ở cùng
một mạng điện.
 Phụ tải tính toán
Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế cung cấp điện.
Phụ tải tính toán (Ptt): là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương
với phụ tải thực tế (biến đổi) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Nói một cách khác
phụ tải tính toán cũng làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực
tế gây ra. Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm
bảo an toàn (về mặt phát nóng) cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành.
Quan hệ giữa phụ tải tính toán và các phụ tải khác được nêu trong bất đẳng thức
sau:
Ptb  Ptt  Pmax

 Hệ số phụ tải
Hệ số phụ tải (kpt - còn gọi là hệ số mang tải) là hệ số giữa công suất thực
tế với công suất định mức. Thường ta phải xét hệ số phụ tải trong một khoảng
thời gian nào đó.
Vì vậy:

20
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Pthucte Ptb
k pt  
Pđm Pđm

Hệ số phụ tải nói lên mức độ sử dụng, mức độ khai thác thiết bị điện trong
thời gian đang xét.
 Hệ số cực đại
Hệ số cực đại (kmax) là tỷ số giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình
trong khoảng thời gian đang xét.

Ptt
k max =
Ptb

Hệ số cực đại thường được tính ứng với ca làm việc có phụ tải lớn nhất.
Hệ số cực đại phụ thuộc vào hệ số thiết bị hiệu quả nhp, vào hệ số sử dụng ksd và
các yếu tố khác đặc trưng cho chế độ làm việc của các thiết bị điện trong nhóm.
Công thức để tính kmax rất phức tạp, trong thực tế người ta tính kmax theo
đường cong kmax = f(ksd, nhq) hoặc bảng tra trong các sổ tay. Hệ số cực đại kmax
thường tính cho phụ tải tác dụng.
 Hệ số nhu cầu
Hệ số nhu cầu (knc) là tỷ số giữa phụ tải tính toán với công suất định mức.

Ptt P P
k nc   tt . tb  k max .k sd
Pđm Ptb Pđm

Cũng như hệ số cực đại, hệ số nhu cầu thường tính cho phụ tải tác dụng.
Có khi knc được tính cho phụ tải phản kháng, nhưng số hiệu này ít được dùng
hơn. Trong thực tế hệ số nhu cầu thường do kinh nghiệm vận hành mà tổng kết
lại.
 Số thiết bị hiệu quả
Số thiết bị hiệu quả (nhq) là số thiết bị giả thiết có cùng công suất và chế độ
làm việc, chúng đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế
(gồm các thiết bị có chế độ làm việc và công suất khác nhau).
Công thức tính nhq như sau:

21
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

n
( Pđmi ) 2
1
n hq = n
 (Pđmi )2
1

Khi số thiết bị dùng điện trong nhóm n > 5 thì công thức khá phức tạp, vì
vậy trong thực tế người ta thường tìm nhq theo bảng hoặc đường cong cho trước.
Trình tự tính như sau:
Đầu tiên tính:

n1 P
n*  ; P*  1
n P
Trong đó:
n: số thiết bị trong nhóm;
n1: số thiết bị có công suất không nhỏ hơn một nửa công suất của thiết bị có
công suất lớn nhất;
P và P1 : tổng công suất ứng với n và n1 thiết bị.
Số thiết bị hiệu quả là một trong những số liệu quan trọng để xác định phụ tải
tính toán.
 Hệ số sử dụng lớn nhất
Hệ số sử dụng lớn nhất ku là tỉ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất Pyc với
công suất điện định mức Pđm của mỗi thiết bị tiêu thụ điện. Hệ số này cần được
áp dụng cho từng phụ tải riêng biệt, nhất là cho các động cơ vì chúng ít khi chạy
đầy tải. Hệ số sử dụng nói lên mức độ sử dụng, mức độ khai thác công suất của
thiết bị điện trong một chu kỳ làm việc.

Pyc
ku =
Pdm

Hệ số sử dụng là một số liệu quan trọng để tính phụ tải tính toán, thường
tra trong sổ tay.
 Hệ số đồng thời
Hệ số đồng thời (kđt) được dùng để tính toán công suất của một nhóm thiết
bị điện. Hệ số đồng thời kđt của nhóm thiết bị điện là tỉ số giữa công suất tính

22
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

toán PttΣ của nhóm thiết bị điện với tổng công suất yêu cầu của từng thiết bị điện
ΣPyci trong nhóm đó.

PttΣ
k đt =
ΣPyci

Các phương pháp xác định phụ tải tính toán.


 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ
số nhu cầu.
Công thức tính :
n
Ptt  k nc . Pđi
i 1

Q tt  Ptt .tg 

Ptt
Stt  Ptt 2  Qtt 2 
cos 

Một cách gần đúng có thể lấy Pđ = Pđm do đó:


n
Ptt  k nc . Pđmi
i 1

Trong đó:
Pđ, Pđmi lần lượt là công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ i (kW);
Ptt, Qtt, Stt lần lượt là công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu
kiến tính toán của nhóm thiết bị (kW, kVAr, kVA);
n là số thiết bị trong nhóm.
Nếu hệ số công suất cosφ của các thiết bị trong nhóm không giống nhau
thì phải tính hệ số công suất trung bình theo công thức trung bình sau :

P1 cos 1  P2 cos 2  ...  Pn cos n


cos tb 
P1  P2  ...  Pn

Hệ số nhu cầu của các máy thường được cho trong các sổ tay.
 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn
vị diện tích.
Công thức tính:
Ptt  P.S

23
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong đó:
P là suất phụ tải trên 1m2 diện tích (W/m2);
S là diện tích (m2);
Giá trị P có thể được tra trong các sổ tay.
Phương pháp thiết kế này cho hiệu quả gần đúng, vì vậy nó thường được
dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ đèn. Nó cũng được dùng để tính phụ tải các
phân xưởng có mật độ máy móc sản xuất tại phân xưởng có mật độ máy móc sản
xuất phân bố tương đối đều, như phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sản xuất ô tô,
vòng bi...
 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng
cho một đơn vị sản phẩm .
Công thức tính:

M.w 0
Ptt 
Tmax

Trong đó :
M là số đơn vị được sản xuất ra trong 1 năm (sản lượng);
W0 là suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm (kWh/dvsp);
Tmax là thời gian sử dụng công suất lớn nhất (h).
Phương pháp này thường được dùng để tính toán cho các thiết bị điện có
đồ thị phụ tải ít biến đổi như quạt gió, bơm nước, máy nén khí, thiết bị điện
phân... khi đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tính tương
đối chỉnh xác.
 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại kmax và công
suất trung bình.
Khi không có các số liệu cần thiết để áp dụng các phương pháp tương đối
đơn giản như đã nêu ở trên, hoặc khi cần nâng cao độ chính xác của phụ tải tính
toán thì nên dùng phương pháp tính theo hệ số cực đại.
Công thức tính:
Ptt  k max .k sd .Pđm

Trong đó:
- Pđm là công suất định mức, kW;

24
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- kmax, ksd là hệ số cực đại và hệ số sử dụng, tra trong bảng hoặc hình vẽ
trong sổ tay.
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định số thiết
bị hiệu quả chúng ta đã xét tới một loạt các yếu tố quan trọng như ảnh hưởng của
số lượng thiết bị trong nhóm, số thiết bị có công suất lớn nhất cũng như sự khác
nhau về chế độ làm việc của chúng.
 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải và hệ số đồng
thời
Công thức tính:
Ptt =KđtH.Pđ = Kđt.∑ 𝑃đ
Trong đó:
- kđt là hệ số đồng thời sử dụng các thiết bị, tra trong sổ tay hoặc các tiêu
chuẩn, 0.55-0.65 (TCVN 9206-2012)
- Pđmi là công suất định mức của thiết bị điện thứ i, kW
- Pđ là công suất đặt của căn hộ.

STT Số hộ tiêu thụ Hệ số đồng thời Kđt

1 2 đến 4 1

2 5 đến 9 0,78

3 10 đến 14 0,63

4 15 đến 19 0,53

5 20 đến 24 0,49

6 25 đến 29 0,46

7 30 đến 34 0,44

8 35 đến 39 0,42

9 40 đến 49 0,41

10 50 hoặc lớn hơn 0,4

Bảng 3-1 Hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư (TCVN 9206-2012)

25
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

STT Nhánh phụ tải Hệ số đồng thời Kđt

1 Chiếu sáng 1

2 ổ cắm 0,4

3 Hệ thống điều hòa không khí, thông gió 0,9

4 Hệ thống cung cấp nước nóng 0,9

5 Các trung tâm tiêu thụ điện lớn khác 0,9

Bảng 3-2 Hệ số đồng thời Kđt theo các nhánh của tải QC 09-2013

STT Số mạch Hệ số đồng thời Kđt

1 2 hoặc 3 (tủ được kiểm nghiệm toàn đèn) 0,9

2 4 hoặc 5 0,8

3 6 đến 9 0,7

4 Từ 10 trở lên 0,6

5 Tủ được kiểm nghiệm một phần 0,1

Bảng 3-3 Hệ số đồng thời Kđt của tủ phân phối (IEC60439)

 Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức
(TCVN9206-2012):
n
PTM  K yc  Pni Pvi  Pgi
i 1

Trong đó:
PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy;
Pni - Công suất điện định mức (kW) của động cơ kéo thang máy thứ i;
Pgi - Công suất (kw) tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong
thang máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị P gi = 0,1Pni;
Pvi - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không
có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị của Pvi = 1;

26
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kyc - Hệ số yêu cầu của nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở xác định theo bảng
sau:

Hệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng:


Số tầng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20

6 đến 7 1 0,85 0,70 0,55 0,55 0,45 0,45 0,42 0,40 0,38 0,30 0,27

8-9 1 0,90 0,75 0,65 0,60 0,55 0,50 0,45 0,42 0,40 0,33 0,33

10 - 11 - 0,95 0,80 0,70 0,63 0,56 0,52 0,48 0,45 0,42 0,35 0,31

12 - 13 - 1 0,85 0,73 0,65 0,58 0,55 0,50 0,47 0,44 0,38 0,34

14 - 15 - 1 0,97 0,85 0,75 0,70 0,66 0,60 0,58 0,56 0,43 0,37

16 - 17 - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,65 0,60 0,55 0,47 0,40

18 - 19 - - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,67 0,63 0,52 0,45

20 - 24 - - 1 1 0,95 0,85 0,80 0,75 0,70 0,66 0,54 0,47

25 - 30 - - 1 1 1 1 0,90 0,85 0,80 0,75 0,62 0,53

31 - 40 - - 1 1 1 1 0,93 0,87 0,82 0,78 0,64 0,55

Bảng 3-4 Hệ số yêu cầu Kyc của thang máy trong các công trình nhà ở

3.2 TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐỘNG LỰC CHO TÒA NHÀ
Phân loại phụ tải động lực
 Các phụ tải không ưu tiên khi có sự cố mất điện lưới hoặc cháy
Bao gồm:
Phụ tải công cộng căn hộ
Phụ tải dành cho căn hộ như chiếu sáng căn hộ, ổ cắm, điều hòa, nóng
lạnh,...trong căn hộ tầng 2 – 25.
 Các phụ tải ưu tiên vẫn có điện khi cháy
Bao gồm:
Thang máy chữa cháy
Phòng trực PCCC
Bơm tăng áp chữa cháy
27
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Quạt tăng áp, hút khói...


 Các phụ tải ưu tiên khi có sự cố mất điện lưới
Bao gồm:
- Bơm nước sinh hoạt , bơm nước thải, thông tin liên lạc,...
- Chiếu sáng hành lang sảnh căn hộ, cầu thang
- Hệ thống điện tầng 1 và tầng hầm
- Thông tin liên lạc
- Thang máy..

Tính toán phụ tải khối căn hộ


Tầng 2 đến tầng 25 mỗi tầng gồm có 19 căn hộ nhà ở, do các tầng
này có cấu trúc giống nhau nên ta chọn tầng 2 là tầng điển hình để tính
toán. Tầng 2 gồm 4 loại căn hộ, do đó để xác định công suất tính toán, ta
cần xác định công suất tính toán của từng loại căn hộ.
 Xác định công suất tính toán của căn hộ loại 1

a. Tiêu chuẩn lựa chọn ổ cắm và tính toán số lượng


Khi không có số liệu cụ thể về thiết bị điện sử dụng ổ cắm hoặc ứng dụng cụ
thể của ổ cắm thì công suất mạch ổ cắm được xác định như sau:
Đối với nhà làm việc, trụ sở, văn phòng công suất phụ tải từ các ổ
cắm điện phải được tính toán với suất phụ tải không nhỏ hơn 25 VA/m2
sàn, xem điều 220.14 tiêu chuẩn NEC 2008;
Đối với nhà ở và các công trình công cộng khác, công suất cho mỗi ổ
cắm đơn không nhỏ hơn 180 VA hoặc đối với mỗi đơn vị ổ cắm trên một
giá kẹp. Đối với thiết bị chứa ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở lên thì
công suất ổ cắm được tính toán không nhỏ hơn 90 VA trên mỗi đơn vị ổ
cắm, xem điều 220.14 tiêu chuẩn NEC 2008.
Căn hộ chúng ta sử dụng “Tiêu chuẩn thiết kế - 20 TCN 27-91 đặt
thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng” Phụ tải tính toán của lưới
điện cung cấp cho các ổ cắm điện Pôc ( do không có số liệu về các thiết bị
điện được cấp điện) với mạng lưới điện hai nhóm trở lên (nhóm chiếu
sáng, nhóm ổ cắm), tính theo công thức sau:
Pôc =300.n (W)
Trong đó : n - Số lượng ổ cắm điện.

28
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Căn hộ loại 1 có diện tích sử dụng là 74m2 với 1 phòng khách, 3


phòng ngủ, 1 bếp, 1 phòng giặt. Ta chọn ổ cắm như sau:
+ 2 ổ cắm cho phòng khách
+ 2 ổ cắm cho phòng ngủ
+ 2 ổ cắm cho phòng bếp
+ 1 ổ cắm cho phòng giặt
Ta chọn ổ cắm đôi loại 16A, tổng số ổ cắm trong căn hộ (có 1 phòng
khách, 3 phòng ngủ, 1 bếp, 1 phòng giặt) là 22, hệ số đồng thời nhánh
phụ tải ổ cắm là Kđt = 0,4.
Công suất tính toán ổ cắm của căn hộ là:
Pôc = 300.22.0,4 = 1680W = 2,64 kW
b. Tính công suất lộ chiếu sáng
Theo kết quả tính toán ở chương 2, công suất đặt phụ tải chiếu sáng
cho căn hộ loại 1 là Pđcs = 592W
c. Tính toán lựa chọn điều hòa
Mỗi phòng ngủ có diện tích <15m2 nên ta chọn loại điều hòa
1HP~9000BTU = 746W, số lượng 3 cái.
Phòng khách và bếp có tổng diện tích 25m2 nên chọn loại điều hòa
2HP~18000BTU = 1492W, số lượng 1 cái.
Hệ số đồng thời điều hòa là Kdt = 0,9 (QCVN 09-2013). Vậy công
suất tính toán điều hòa căn hộ là:
Pđh = (746.3+1492).0,9 = 3357W = 3,35kW
d. Tính chọn bếp điện
Chọn loại bếp từ 2 vùng nấu có công suất 4000W, hệ số yêu cầu
thường tùy chọn nhỏ hơn bếp ở nhà hàng khách sạn là 10-20%, chọn hệ số
yêu cầu Kyc = 0,9.
Công suất bếp điện là:
Pb = 4000.0,9 = 3600W = 3,6kW
e. Tính chọn bình nóng lạnh cho WC và bếp
Chọn 3 bình nóng lạnh cho 2 nhà vệ sinh và 1 nhà bếp có công suất
mỗi bình là 2000W với hệ số đồng thời là Kdt = 0,9. Ta có công suất tính
toán là:

29
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Pnl = 2000.3.0,9 = 5400W = 5,4kW


Với hệ số đồng thời của phụ tải nhà ở riêng biệt, căn hộ là K s = 0,6 (mục
5.5 TCVN 9206-2012). Ta có bảng công suất tính toán của căn hộ loại 1 như sau:
STT Tên phụ tải Ptt(kW)
1 Chiếu sáng 0,59
2 ổ cắm 2,64
3 Điều hòa phòng ngủ 2,24
4 Điều hòa phòng khách 1,49
5 Bếp từ 3,6
6 Nóng lạnh 5,4
Tổng phụ tải tính toán căn hộ loại 1 (Ks = 0,6) 9,94

Bảng 3-5 Công suất tính toán căn hộ loại 1

 Xác định công suất tính toán của căn hộ loại 2, 3 và 4

Từ số liệu chương 2, áp dụng cách tính toán phụ tải như cho căn hộ
loại 1 ta có bảng:
STT Tên phụ tải Số lượng Pđm Ks Ptt(kW)
1 Chiếu sáng 1 0,51
2 ổ cắm 18 0,3 0,4 2,16
3 Điều hòa phòng ngủ 2 0,746 0,9 1,34
4 Điều hòa phòng khách 1 1,492 0,9 1,34
5 Bếp từ 1 4 0,9 3,6
6 Nóng lạnh 3 2 0,9 5,4
Tổng phụ tải tính toán căn hộ loại 2 (Ks = 0,6) 8,61

Bảng 3-6 Công suất tính toán căn hộ loại 2


STT Tên phụ tải Số lượng Pđm Ks Ptt(kW)
1 Chiếu sáng 1 0,43
2 ổ cắm 18 0,3 0,4 2,16
3 Điều hòa phòng ngủ 2 0,746 0,9 1,34
4 Điều hòa phòng khách 1 1,492 0,9 1,34
5 Bếp từ 1 4 0,9 3,6
6 Nóng lạnh 2 2 0,9 3,6

30
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tổng phụ tải tính toán căn hộ loại 3 (Ks = 0,6) 7,5

Bảng 3-7 Công suất tính toán căn hộ loại 3

STT Tên phụ tải Số lượng Pđm K Ptt(kW)


1 Chiếu sáng 1 0,22
2 ổ cắm 14 0,3 0,4 1,68
3 Điều hòa phòng ngủ 1 0,746 0,9 0,67
4 Điều hòa phòng khách 1 1,492 0,9 1,34
5 Bếp từ 1 4 0,9 3,6
6 Nóng lạnh 2 2 0,9 3,6
Tổng phụ tải tính toán căn hộ loại 4 (Ks = 0,6) 6,7

Bảng 3-8 Công suất tính toán căn hộ loại 4

 Xác định công suất tính toán của tủ điện tầng

Tầng 2 là tầng điển hình để tính toán gồm 19 căn hộ


Với số hộ tiêu thụ là 19 thì hệ số đồng thời của tầng là Ks = 0,53

Tủ điện Tầng Tên Ptt Số lượng Ks Ptt∑ (kW)


căn hộ
CH loại 1 9,94 2
TĐ-T2 Tầng 2 CH loại 2 8,61 8 0,53 81,55
CH loại 3 7,5 6
CH loại 4 6,7 3
Bảng 3-9 Công suất tính toán tủ điện tầng

 Xác định công suất tủ điện khối căn hộ ( Không ưu tiên)

Tòa nhà gồm 25 tầng căn hộ, các tầng có cấu trúc giống nhau và được
cấp điện từ tủ điện tổng TĐ-PP1
Vì đây là tủ phân phối nên chọn hệ số đồng thời theo số mạch của tủ,
tủ cung cấp cho 25 tầng căn hộ nên chọn Kđt = 0,6

31
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tủ điện Ptầng Số tầng Kđt Ptt∑ (kW)

TĐ-PP1 81,55 25 0,6 1223,25

Bảng 3-10 Công suất tính toán tủ điện khối căn hộ


Tính công suất phụ tải cần cấp cho khối đế

Khối đế gồm 2 tầng là tầng hầm và tầng thương mại dịch vụ.
Phụ tải tầng hầm và trung tâm thương mại có diện tích lớn với nhiều
thiết bị đa dạng khó để xác định được công suất đặt. Vậy dựa trên phương
pháp “Theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích” để xác định công suất
phụ tải là một phương án tốt cho khu vực này.
Dựa vào QCVN 09:2013/BXD để xác định mật độ công suất sao cho
phù hợp.
Công suất yêu cầu
Chức năng của tòa nhà Hệ số đồng thời
trung bình W/m2
Ngân hàng 45 – 85 0.6
Thư viện 25 – 65 0.6
Lớp học 25 – 65 0,6
Văn phòng 45 – 85 0.6
Siêu thị/thương mại 35 – 90 0.6
Trung tâm mua sắm 35 – 90 0.6
Khách sạn 35 – 90 0.6
Kho (không có điều hòa) 2 – 20 0.6
Kho lạnh 500 – 1500 0.6
Sân đậu xe 3 – 10 0.6
Hành lang 5 – 15 1
Bảng 3-11 Công suất yêu cầu theo chức năng tòa nhà

Tầng 1 là tầng thương mại dịch vụ với các khu vực như lớp học, cửa
hàng, văn phòng, nhà ăn, hành lang.... Ta có công suất tính toán tầng
thương mại dịch vụ theo bảng sau:

32
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Khu vực Diện tích Công suất yêu cầu Pđặt Ks PTT
(m2) (W/m2) (kW) (kW)

Chiếu sáng 1 15,675


Lớp học 338 65 21,97 0.6 13,18
Cửa hàng 331 90 29,7 0.6 17,87
Văn phòng 166 85 14,1 0.6 8,4
Hành lang 372 15 5,58 1 5,58
Khác 265 30 7,95 0.6 4,77
Tổng công suất tính toán tầng 1 (kW) 49,8

Bảng 3-12 Công suất tính toán tầng 1

Tầng hầm là khu vực để xe và các phòng quản lí kĩ thuật. Công suất
tính toán tầng hầm cho theo bảng sau:
Khu vực Diện tích Công suất yêu Pđặt Ks PTT
(m2) cầu (W/m2) (kW) (kW)

Chỗ để xe 1022 5 5,11 0.6 3,06


Phòng kĩ thuật 377 10 3,77 0.6 2,26
Chiếu sáng 1 6,08
Tổng công suất tính toán tầng hầm (kW) 11,4

Bảng 3-13 Công suất tính toán tầng hầm


Từ công suất tính toán tầng hầm và tầng 1 ta có bảng chọn tủ điện
cho phụ tải khối đế như sau:
Tủ điện Khu vực PTT
(kW)
TĐ-T0 Tầng hầm 11,4
TĐ-T1 Tầng 1 49,8

33
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tính toán phụ tải phụ trợ


Gồm những phụ tải sau: Thang máy, chiếu sáng hành lang, cầu thang
các tầng, các phòng kĩ thuật, cấp điện tầng hầm và tầng thương mại dịch
vụ.

 tính toán công suất cho phụ tải thang máy

Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính như sau:

P =K ∑ P P +P
Trong đó:
- PTM - Công suất tính toán (kW) của nhóm phụ tải thang máy;
- Pni - Công suất điện định mức (kW) của động cơ kéo thang máy thứ i;
- Pgi - Công suất (kw) tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong
thang máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị P gi = 0,1Pni;
- Pvi - Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không
có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị của Pvi = 1;
- Kyc - Hệ số yêu cầu của nhóm phụ tải thang máy, với nhà ở xác định theo bảng
sau:

Hệ số yêu cầu khi số lượng thang máy bằng:


Số tầng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 20

6 đến 7 1 0,85 0,70 0,55 0,55 0,45 0,45 0,42 0,40 0,38 0,30 0,27

8-9 1 0,90 0,75 0,65 0,60 0,55 0,50 0,45 0,42 0,40 0,33 0,33

10 - 11 - 0,95 0,80 0,70 0,63 0,56 0,52 0,48 0,45 0,42 0,35 0,31

12 - 13 - 1 0,85 0,73 0,65 0,58 0,55 0,50 0,47 0,44 0,38 0,34

14 - 15 - 1 0,97 0,85 0,75 0,70 0,66 0,60 0,58 0,56 0,43 0,37

16 - 17 - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,65 0,60 0,55 0,47 0,40

18 - 19 - - 1 1 0,90 0,80 0,75 0,70 0,67 0,63 0,52 0,45

20 - 24 - - 1 1 0,95 0,85 0,80 0,75 0,70 0,66 0,54 0,47

25 - 30 - - 1 1 1 1 0,90 0,85 0,80 0,75 0,62 0,53

31 - 40 - - 1 1 1 1 0,93 0,87 0,82 0,78 0,64 0,55

34
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 3-14 Hệ số yêu cầu thang máy(TCVN9206-2012)


Tòa nhà có 25 tầng với tổng 4 thang máy trong đó 3 thang máy chở
người mỗi cái có tải trọng 1000 Kg, công suất mỗi động cơ kéo là 11kW,
hệ số yêu cầu Kyc= 1
Công suất tính toán nhóm thang máy chở người là:
PTM = 1.3.(11. √1 + 0,1.11) = 36,3 kW
1 thang máy chữa cháy có tải trọng 1000 Kg, công suất động cơ kéo
là 11kW, Kyc = 1
Công suất tính toán thang máy chữa cháy là:
PTMCC = 1(11. √1 + 0,1.11) = 12,1 kW

 tính toán công suất cho phụ tải thông gió và bơm nước

+ Phụ tải thông gió, hút khói


 Tính toán chọn quạt tăng áp cho cầu thang
Vật tốc gió qua cửa khi cửa mở: v = 1m/s
Số cửa mở đồng thời: m = 3 cửa
Tổng số cửa: n = 25 cửa (từ tầng 1 đến tầng 25)
Diện tích cửa: S = cao.rộng = 2.0.8 = 1,6 m2
Tổng lưu lượng gió xì qua khe cửa của các cửa đóng:
Lưu lượng gió xì qua khe một cửa đóng
Qf = 0.83.AE.(ΔP)1/2
Tổng số cửa đóng:
d = n–m = 25–3 = 22 cửa
Tổng lưu lượng gió đi qua khi 3 cửa mở đồng thời:
Q1 = m.S.v = 3.1,6.1 = 4.8m3/s = 4800L/s
Tổng lưu lượng gió xì qua khe cửa của các cửa đóng:
Lưu lượng gió xì qua khe một cửa đóng
Qf = 0.83.AE.(ΔP)1/2
AE: diện tích khe hở AE = 0,01 m2 (tra bảng 3&4 tiêu chuẩn BS5588
part 4: 1978)
Qf = 0,83. 0,01. (50).1/2 = 0,059 m3/s = 59 L/s

35
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tổng lưu lượng gió xì của các cửa đóng: Q2 = d.Qf = 22.59 = 1298
L/s
Tổng lưu lượng gió thiết kế: Q = Q1+Q2+k
K: hệ số an toàn, k = 25%.(Q1+Q2) = 25%.(4800+1298) = 1524,5
L/s
Q = 4800+1298+1524,5 = 7622,5 L/s = 7622,5.3,6 = 27441
m3/h
Chọn quạt có công suất sau:
Công suất Điện áp Lưu lượng Tốc độ
Model (kw) (v) (m3/h) (v/p)
30 380 24000-30000 1500
TCD-4-30F

 Chọn quạt thông gió, hút khói cho tầng hầm


Tầng hầm dùng làm gara, theo phụ lục G, TCVN 5687:2010 thì ở chế
độ bình thường thì hệ thống hoạt động ở chế độ thông gió và hút khí thải
xe máy, ô tô (bội số trao đổi là 6 lần trong 1 giờ). Khi có sự cố hỏa hoạn
xảy ra, hệ thống sẽ làm việc ở chế độ hút khói mức công suất cao nhất với
bội số trao đổi lưu lượng là 10 trong 1 giờ.
Chọn 2 quạt ly tâm 2 chế độ có thông số như sau:
- Chế độ thông gió Q1 = 45000 m3/h
- Chế độ sự cố Q2 = 75000 m3/h
+ Vậy chọn 2 quạt có thông số : - quạt 1 có chế độ thông gió 15000 m 3/h,
sự cố 25000 m3/h
- quạt 2 có chế độ thông gió 30000
m3/h, sự cố 50000 m3/h
Model Công suất Điện áp Lưu lượng Tốc độ
(kW) (v) (m3/h) (v/p)
TAD-9D 4 380 17500-26000 960
TAD-9D 30 380 40000-50000 1450

 Chọn quạt hút khói cho hành lang

36
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lượng khói cần hút thải ra khỏi hành lang hay sảnh khi có cháy cần
được xác định theo công thức (TCVN5687-2010):
G1 = 4300 BnH1,5Kd
Trong đó:
- B : chiều rộng của cánh cửa lớn hơn mở từ hành lang hay
sảnh vào cầu thang hay ra ngoài nhà, tính bằng mét (m);
chọn B = 2,4m
- H : chiều cao của cửa đi; khi chiều cao lớn hơn 2,5 m thì
lấy H = 2,5 m;
- Kd : hệ số “thời gian mở cửa đi kéo dài tương đối” từ
hành lang vào cầu thang hay ra ngoài nhà trong giai đoạn
cháy, Kd = 1 nếu lượng người thoát nạn trên 25 người
qua một cửa và lấy Kd = 0,8 - nếu số người thoát nạn
dưới 25 người đi qua một cửa;
- n : hệ số phụ thuộc vào chiều rộng tổng cộng của các
cánh lớn cửa đi mở từ hành lang vào cầu thang hay ra
ngoài trời khi có cháy, lấy theo Bảng L.1(TCVN5687-
2010) chọn n = 0,5
G1 = 4300.2,4.0,5.2,51,5.1 = 20397 m3/h
- Chọn quạt hút khói hành lang có công suất 22 (kW)
+ Phụ tải bơm nước
Công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án
Áp dụng công thức tính toán mục 3.3 của TCXDVN 33:2006 để
tính toán công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự
án Qtbngày (lưu ý áp dụng tiêu chuẩn dùng nước qtc cho các đối tượng
dùng nước như căn hộ, trường học, khách sạn, tưới cây… theo bảng 1
của TCVN 4513:1988).
Qtbngày = N.qtc /1000 = 1500.200/1000 = 300 m3/ng
Công suất cấp nước lớn nhất trong ngày của toàn dự án
Áp dụng công thức tính toán mục 3.3 của TCXDVN 33:2006 để
tính toán công suất cấp nước lớn nhất ngày của toàn dự án Qngày max
Qngày max = Qtb ngày.Kngày max = 300.1,2 = 360 m3/ng

37
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Với Kngày max = 1,1-1,2


Tính toán công suất cấp nước lớn nhất trong giờ của toàn dự án.
Áp dụng công thức tính toán mục 3.3 của TCXDVN 33:2006 để
tính toán công suất cấp nước giờ dùng nước lớn nhất của toàn dự
án Qgiờ max
Qgiờ max = Qngày max .Kh max / 24 = 360.1,5 / 24 =22,5 m3/h
Kh max = a max.b max = 1,5 . 1,0 = 1,5
Trong đó:
- a max = 1,2-1,5
- b max : Hệ số kể đến dân số của dự án. Tra bảng 3.2 của
TCXDVN 33:2006 (1500 người), (b max = 1,0)
- Lưu lượng máy bơm nước sinh hoạt phải đáp ứng được lưu
lượng vào giờ dùng nước lớn nhất của toàn dự án (theo mục 7.7
của TCVN 4513:1988)
=> Qb = Qgiờ max =22,5 m3/h = 6,25 (l/s)
Tính toán cột áp máy bơm nước sinh hoạt:
Chiều dài của ống hút và ống đẩy của máy bơm lần lượt là L hút = 5m
; Lđẩy = 100m
Áp dụng công thức tính toán tổn thất thủy lực Hazen – William ở phụ
lục 14 – mục B của TCXDVN 33:2006 để tính toán tổn thất dọc đường
cho hệ thống ống bơm nước sinh hoạt.
J = 6,824.(V/C)1,852.D-1,167 (mH20/1m dài)
Trong đó :
- J tổn thất theo chiều dài
- V vận tốc trung bình tại mắt cắt đang nghiên cứu
m/s (V =1,5)
- D đường kính trong (D=250 mm)
- C hệ số tổn thất trong công thức (130-150)
J = 6,824 . (1,5/140)1,852 x 250 -1,167 = 2,44.10-6 (mH20/1m dài)
Tổn thất ống hút (5m) và ống đẩy (100m):
Hdd= 105.2,44.10-6=2,562.10-4

38
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Xác định tổn thất cục bộ cho hệ thống ống bơm nước sinh hoạt. Theo
mục 6.16 của TCVN 4513:1988 thì tổn thất cục bộ của hệ thống cấp nước
sinh hoạt cho nhà ở và nhà công cộng bằng 30% tổn thất dọc đường.
Hcb = 30%.Hdd = 0,3.2,562.10-4=7,686.10-5
Xác định áp lực yêu cầu tối thiểu tại đầu ra của máy bơm. Đề đảm
bảo nước chảy vào bể nước mái thì áp lực yêu cầu tối thiểu tại đầu ra của
máy bơm là 1m (theo mục 3.8 của TCVN 4513:1988).
Xác định cột áp cần thiết của máy bơm nước sinh hoạt theo công thức
sau:
Hb = (Hz+Hdd+Hcb+Hđầu ra).1,2
Trong đó:
- Hb: Cột áp bơm nước sinh hoạt.
- Hz: Cao độ từ vị trí đặt bơm đến vị trí cần bơm đến.
Với Hz = 100m (Công trình cao 25 tầng, trung bình 1 tầng cao 4m)
- Hdd: Tổn thất dọc đường của đường ống
- Hcb: Tổn thất cục bộ của đường ống.
Hcb = 30% Hdd = 0,3. 2,562.10-4=7,686.10-5(m)
- Hđầu ra: Áp lực yêu cầu tại đầu ra của máy bơm (Hđầu ra = 1m)
=> Hb = (100+2,562.10-4+7,686.10-5+1).1,2 = 120 (m)
Tính công suất máy bơm nước :
Pmb=Q.Hb.1000/(102.S)=6,255.10-3.120.1000/(102.0,8)=9,2 (kW)
Trong đó:
- S là hiệu suất máy bơm (S=0,8)
- Q là lưu lượng bơm (m3/s)
- Hb là cột áp bơm
Trạm bơm nước sinh hoạt sử dụng 2 máy bơm có công suất mỗi máy
là 9,2kW, công suất tính toán là:
Psh = 1.9,2.2 = 18,4 kW
Trạm bơm nước thải sử dụng 2 máy bơm công suất định mức mỗi
máy là 9,2kW, công suất tính toán là:
PNT = 1.9,2.2 = 18,4 kW

39
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta có bảng công suất nhóm phụ tải phụ trợ:

Tủ điện Vị trí Chức năng Ptt (kW)


Thang máy
TĐ-TM1 Mái Thang máy khách 1 12,1
TĐ-TM2 Mái Thang máy khách 2 12,1
TĐ-TM3 Mái Thang máy khách 3 12,1
Hệ thống bơm nước
TĐ-BSH Tầng hầm Bơm cấp nước sinh hoạt 18,4
TĐ-BNT Tầng hầm Bơm nước thải 18,4
TĐ-XLNT Tầng hầm HT Xử lí nước thải 20.0
Hệ thống chiếu sáng chung
TĐ-HL Hành lang Chiếu sáng hành lang 21,7
TĐ-CT Cầu thang Chiếu sáng cầu thang bộ 1,5
Hệ thống thông gió tầng hầm
TĐ-QLT Tầng hầm Quạt 1 4
TĐ-QLT Tầng hầm Quạt 2 30
TĐ-ĐN Tầng hầm Hệ thống điện nhẹ 10.0
Tổng Ptt (kW) 160,3
Bảng 3-15 Tổng hợp công suất nhóm phụ tải phụ trợ

 Tính công suất cho nhóm phụ tải ưu tiên khi có cháy (tủ PCCC)

Tủ điện Vị trí Chức năng Ptt (kW)


Ưu tiên khi có cháy (PCCC)
TĐ-TMCC Mái Thang máy chữa cháy 12,1
TĐ-BC Tầng 1 Hệ thống báo cháy 5
TĐ-BCH Tầng hầm Bơm cứu hỏa 70
TĐ-HKHL Mái Hút khói hành lang 22
TĐ-TACT Mái Tăng áp cầu thang 30
TĐ-HKT1 Tầng 1 Hút khói tầng 1 22
Tổng Ptt (kW) 153,1
Bảng 3-16 Tổng hợp công suất phụ tải ưu tiên khi có cháy
Tổng hợp công suất phụ tải tính toán tòa nhà
 Công suất phụ tải khối ưu tiên

Là tổng công suất khối đế và khối phụ tải phụ trợ và phụ tải ưu tiên
khi có cháy.

40
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PUT = PTH+PT1+PPTPT+PCSHL,CT = 11,4+49,8+160,3+44,957= 266,46 kW

 Công suất phụ tải cả tòa nhà

Theo TCXDVN 9206-2012 phụ tải tính toán cho chung cư được xác định
như sau:

PTT = PCănHộ + 0,9PĐộngLực


Trong đó: Pcăn hộ là công suất tính toán của khối căn hộ
Pđộng lực công suất tính toán động lực cho thang máy, điều hòa,
bơm, quạt thông gió.
Tổng công suất tòa nhà chung cư được tính theo công thức:
PTT = PCănHộ + 0,9PĐộngLực
= 1223,25 + 0,9.266,46 = 1463,06 kW
Lấy hệ số dự phòng phát triển tải là 0,1. Công suất dự phòng là:
PDP = 1463,06 . 0,1 = 146,31 kW
Công suất tính toán tòa nhà có tính đến dự phòng là:
PTT = PTT1 + PDP =1463,06 + 146,31 = 1609,37 kW

Ta có bảng tổng hợp kết quả tính phụ tải tòa nhà như sau:
Tên phụ tải Công suất tính toán (kW)
Phụ tải không ưu tiên ( khối căn hộ ) 1223,25
Phụ tải ưu tiên 266,46
Phụ tải ưu tiên khi có cháy 153,1
Phụ tải cả tòa nhà 1463,06
Công suất dự phòng phát triển (10%) 146,31
Tổng công suất tòa nhà 1609,37

Bảng 3-17 Tổng hợp công suất tính toán tòa nhà

Kết thúc chương 3 ta tính được tổng công suất của tòa nhà, từ đó dựa trên
công suất tính được dùng để chọn máy biến áp và tính toán dung lượng bù cho
các chương sau.

41
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4. CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG


3.3 CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHO TÒA NHÀ
Phụ tải tòa nhà gồm 3 thành phần: Phụ tải ưu tiên, phụ tải không ưu tiên và
phụ tải ưu tiên khi có cháy.
Phụ tải không ưu tiên: thuộc phụ tải loại 3 do vậy ta lựa chọn phương
án cấp điện cho nó bằng nguồn điện từ một máy biến áp.
Phụ tải ưu tiên: thuộc phụ tải loại 1 là phụ tải quan trọng do vậy để
đảm bảo độ tin cậy cấp cung cấp điện cho phụ tải ta lựa chọn phương án
cấp điện từ hai nguồn: nguồn một lấy từ một máy biến áp, nguồn hai điện
lấy từ một máy phát dự phòng thông qua ATS (Automactic Transfer
Switch).
Phụ tải ưu tiên khi có cháy: Cấp điện tương tự như phụ tải ưu tiên.

Phương án cấp điện


Máy biến áp của tòa nhà được cấp nguồn từ đường dây 22 kV. Từ
máy biến áp ta kéo một đường cáp tổng hạ áp tới tủ tổng hạ áp. Từ đây
dẫn 2 đường cáp hạ áp: Đường thứ nhất dẫn tới tủ phân phối cung cấp
điện cho phụ tải khối căn hộ, đường thứ hai dẫn tới tủ ATS. Một đầu của
ATS được nối với máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho phụ tải
ưu tiên khi nguồn điện ở máy biến áp bị mất và cấp điện cho phụ tải ưu
tiên có cháy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.

Sơ đồ cấp điện cho tòa nhà

Hình 3.1 Sơ đồ cấp điện cho tòa nhà

42
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chọn trạm biến áp cho tòa nhà


Trạm biến áp là một trong những phần tử có vai trò rất quan trọng trong
hệ thống cung cấp điện, trạm biến áp có nhiệm vụ biến đổi điện áp và truyền tải
công suất.
Các trạm biến áp (TBA) được lựa chọn trên các nguyên tắc sau:
Vị trí đặt TBA phải thỏa mãn các yêu cầu: gần tâm phụ tải, thuận tiện cho
việc vận chuyển, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, an toàn và kinh tế.
Số lượng máy biến áp (MBA) đặt trong các TBA được lựa chọn căn cứ
vào yêu cầu cung cấp điện của phụ tải. Các TBA cung cấp điện cho hộ tiêu thụ
loại I và loaị II nên đặt 2 MBA,TBA cung cấp cho phụ tải loại III thì chỉ cần đặt
1 MBA .
Dung lượng các MBA được lựa chọn theo điều kiện:

- Với TBA 1 máy:

Stt
S đm 
k nc
- Với TBA 2 máy
S tt
S đm 
n.k hc

Ssc
Kiểm tra điều kiện: Sđm ≥
kqt

Trong đó:
- n : số lượng MBA định chọn trong trạm
- kqt: Hệ số quá tải sự cố . Ở đây lấy kqt = 1,4 với điều kiện MBA vận
hành không quá 5 ngày đêm thời gian quá tải trong 1 ngày đêm không
quá 6h
- khc : Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường
- Ssc: Công suất phải cấp khi sự cố 1 MBA , khi có sự cố 1 MBA có thể
loại bỏ 1 số phụ tải loại III để giảm nhẹ dung lượng MBA. Ở đây giả
thiết các hộ loại I có 30% phụ tải loại III có thể cắt khi sự cố ( Ssc =
0,7Stt)

Vị trí các trạm biến áp phải thỏa mãn yêu cầu:


- An toàn và liên tục cung cấp điện

43
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới
- Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng
- Phòng nổ, cháy, bụi bặm, khí ăn mòn

Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành

3.4 CHỌN DUNG LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP CHO TÒA NHÀ


Với công suất tính toán là: Ptt = 1609,37 kW
Chọn hệ số công suất tính toán tòa nhà : cosφ = 0,85
,
Công suất biểu kiến của tòa nhà : Stt = = 1893,38 kVA.
,
Công suất định mức của MBA
SđmBA ≥ Stt
Vậy chọn 1 MBA loại : SđmBA = 2000 kVA
Ta chọn máy biến áp 2000 kVA – 22/0.4 kV do Công ty Thiết bị điện
Đông Anh chế tạo.

Hình 3.2 Máy biến áp 2000kVA – 22/0.4kV

Công suất 2000kVA


Điều chỉnh điện áp sơ cấp 2×2,5%
Điện áp thứ cấp 400 V
Tần số 50Hz
Tổ đấu dây Dyn11
Tổn hao không tải(Po) 3100 W
Tổn hao ngắn mạch(Pk) 13950 W

44
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Điện áp ngắn mạch(Uk) 6%


Dòng điện không tải(Io) 0,9%
Bảng 3-18 Thông số máy biến áp
3.5 CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN
- Công suất tính toán của phụ tải ưu tiên là : Pttut = 266,46 kW
- Chọn hệ số mở rộng của tải là : K = 1,1
- Hệ số công suất tải tính toán là : cosφ = 0, 85

Vậy : Công suất biểu kiến của phụ tải ưu tiên là:
Stt = (266,46. 1,1) / 0,85 = 344,8 kVA
Với công suất của phụ tải ưu tiên là SƯT = 344,8 kVA ta chọn máy phát điện
Mitsubishi công suất 400 kVA

Hình 3.3 Máy phát điện Mitsubishi công suất 400 kVA

Thông số máy

Công suất 400 kVA

Điện áp 380/220V

Tần số 50Hz

Số pha 3 pha – 4 dây

Hệ số công suất 0.8

Tốc độ quay 1500v/p

Nhiên liệu Diesel

Cấp cách điện H

Kiểu dáng Thùng cách âm

45
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Động cơ Mitsubishi
Bảng 3-19 Thông số kỹ thuật máy phát
3.6 CHỌN TỦ ATS
Giới thiệu tủ ATS
Chức năng chính của Tủ điện ATS là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện
dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS
thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất
pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,… Tủ ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự
phòng và khi nguồn chính phục hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại.
Thời gian chuyển nguồn dự phòng có thể đặt được trong khoảng 5 ÷ 10s, khi
điện lưới phục hồi, tủ ATS chờ một khoảng thời gian 10 ÷ 30s để xác định sự ổn
định của nguồn lưới. Tủ ATS có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay.
Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người
vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.

Hình 3.4 Hình ảnh tủ ATS

46
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ứng dụng của ATS


Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng
công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,
cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những
vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.
 Tính toán chọn tủ
Khi chọn tủ ATS chúng ta chọn công suất tủ cũng như dòng điện định mức
đáp ứng được công suất và dòng điện định mức mà máy phát điện cung cấp
cho phụ tải ưu tiên trong tòa nhà.
đ
Iđm = = = 577,35 (A)
√ . √

Dựa vào dòng định mức của máy phát điện chúng ta chọn tủ có dòng điện
định mức 600 A. vậy chúng ta chọn tủ có thông số dưới đây.

Thông số Giá trị


Thương hiệu LS, Huyndai, Mitsubishi, Socomec,Vitzro, Osung,...
Điện áp hoạt động 380V
Dòng điện định mức 600A
Mã sản phẩm PLA-ATS600A-3P
Tần số 50Hz
Kích thước 800x1800x600 mm
Đèn báo Đèn MAINS, đèn LOAD, đèn Gen
Form tủ Kiểu vuông
Bề mặt Sơn tĩnh điện
Chất liệu Chế tạo từ thép tấm và được sơn tĩnh điện
Nhà sản xuất PLIMEC
Bảng 3-20 Thông số kỹ thuật tủ ATS

47
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 5. CHỌN DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ BẢO VỆ

3.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN DÂY DẪN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN


Phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp
Có ba phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp
1. Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện Jkt
Phương pháp này thường dùng để chọn dây dẫn cho lưới có điện áp U ≥
110 kV, bởi vì trên lưới này không có các thiết bị sử dụng điện trực tiếp ở đầu
vào, vấn đề điện áp không cấp bách, nếu chọn dây dẫn theo Jkt thì sẽ có lợi về
kinh tế, nghĩa là chi phí tính toán hàng năm thấp.
Lưới trung áp đô thị và xí nghiệp, nói chung khoảng cách tải điện ngắn,
thời gian sử dụng công suất lớn, cũng được chọn theoJ kt.
Trình tự tính lựa chọn tiết diện theo phương pháp này như sau:
a. Chọn loại dây dẫn (cáp) và vật liệu làm dây, căn cứ vào trị số T max tra

bảng tìm Jkt

Tmax (h)
Loại dây
 3000 3000 – 5000  5000
Dây đồng 2,5 2,1 1,8
Dây A và AC 1,6 1,4 1,2
Cáp đồng 3,5 3,1 2,7
Cáp nhôm 1,9 1,7 1,6
Bảng 0-1 Trị số Jkt theo Tmax và loại dây
b. Xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn đường dây

Imax =

c. Xác định tiết diện kinh tế từng đoạn

Fkt =
2. Chọn tiết diện theo tổn thất điện áp cho phép ∆Ucp
Lưới trung áp nông thôn, hạ áp nông thôn, đường dây tải điện đến các
trạm bơm công nghiệp, do khoảng cách tải điện xa, tổn thất điện áp lớn, chỉ tiêu
chất lượng điện năng dễ bị vi phạm nên tiết diện dây dẫn chọn theo phương pháp
này.
3. Chọn tiết diện theo dòng điện phát nóng cho phép Icp
Phương pháp này dùng chọn tiết diện dây dẫn và cáp cho lưới hạ áp đô
thị, hạ áp công nghiệp và ánh sáng sinh hoạt. Trình tự tính toán như sau:

48
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

a. Xác định dòng điện tính toán của đối tượng mà đường dây cần cấp
điện
b. Lựa chọn loại dây, tiết diện dây

Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC dòng điện cho phép của dây dẫn phải thỏa
mãn điều kiện sau:
Icp≥
trong đó :
Itt – Dòng điện tính toán làm việc cực đại của cáp
Icp - Dòng điện lâu dài cho phép ứng với tiết diện dây hoặc cáp
k - Hệ số hiệu chỉnh theo điều kiện lắp đặt cáp
Đối với cáp không đi ngầm dưới đất, hệ số hiệu chỉnh được xác định:
k = k1.k2.k3
k1 - Hệ số điều chỉnh kể đến số lượng cáp đi liền kề
k2 - Hệ số ảnh hưởng tương hỗ của các mạch nằm kề nhau
k3 - Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lắp đặt
Đối với cáp đi ngầm dưới đất:
k = k4.k5.k6.k7
k4 - Hệ số điều chỉnh do cách lắp đặt
k5 - Hệ số điều chỉnh kể đến số lượng cáp đi liền kề
k6 - Hệ số ảnh hưởng của đất nơi đặt cáp (ướt, ẩm, khô)
k7 - Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ của đất

Mã chữ cái Cách lắp đặt K1


B Cáp đặt trong vật liệu cách 0.70
điện chịu nhiệt

Ống dẫn đặt trong vật liệu 0.7


cách điện chịu nhiệt
Cáp đa lõi 0.90
Hầm và mương cáp kín 0.95
C Cáp treo trên tầng 0.95
E,F Các trường hợp khác 1
Bảng 0-2 hệ số cách lắp đặt K1

49
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mã Cách Hệ số K2
chữ đặt Số lượng mạch hoặc cáp đa lõi
cái gần
nhau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B,C Lắp
hoặc
chon 1.0 0.8 0.7 0.65 0.60 0.57 0.54 0.52 0.50 0.45 0.41 0.38
trong
tường
C -Hàng
đơn
trên
tường
hoặc
1 0.85 0.79 0.75 0.73 0.72 0.72 0.72 0.71 0.7 0.7
nền
nhà
hoặc
trên
khap
cap
không
đục lỗ
-hàng
đơn 0.95 0.81 0.72 0.68 0.66 0.64 0.63 0.62 0.61 0.61
trên
tầng
E,F -Hàng
đơn
nằm
ngang 1 0.88 0.82 0.77 0.75 0.73 0.73 0.72 0.72 0.72
hoặc
trên
máng
đứng
-Hàng
đơn
trên
thang 1 0.87 0.82 0.8 0.8 0.79 0.79 0.78 0.78 0.78
cáp
Bảng 0-3 Bảng hệ số cách lắp đặt K2

50
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nhiệt độ Kiểu cách điện


môi Cao su PVC Butly polyethylene (XLPE) cao
trường su có ethylene propylene (EPR)
(°C)
10 1.29 1.22 1.15
15 1.22 1.17 1.12
20 1.15 1.12 1.08
25 1.07 1.07 1.04
30 1.00 1.00 1.00
35 0.93 0.93 0.96
40 0.82 0.87 0.91
45 0.71 0.79 0.87
50 0.58 0.71 0.82
55 - 0.61 0.76
60 - 0.50 0.71
65 - - 0.65
70 - - 0.58
Bảng 0-4 Bảng hệ số cách lắp đặt K3
- Kiểm tra độ sụt áp

Tổng trở của đường dây tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua được. khi dây mang
tải sẽ tồn tại sự sụt áp giữa đầu và cuối của dây. Chế độ vận hành của các tải (như
động cơ, chiếu sáng…) phụ thuộc nhiều vào điện áp trên đầu vào của chúng và
đòi hỏi giá trị điện áp gần với giá trị định mức. Do vậy cần phải chọn kích cỡ dây
dẫn sao cho khi mang tải lớn nhất, điện áp tại điểm cuối phải nằm trong phạm vi
cho phép.
Xác định độ sụt áp nhằm kiểm tra:
- Độ sụt áp phù hợp với tiêu chuẩn đặc biệt về điện áp
- Độ sụt áp là chấp nhận được và thỏa mãn các yêu cầu về vận hành
- Độ sụt áp lớn nhất cho phép
Độ sụt áp lớn nhất cho phép sẽ thay đổi tùy theo quốc gia. Các giá trị điển
hình đối với lưới hạ áp sẽ được cho trong bảng sau:

51
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Độ sụt áp lớn nhất cho phép từ điểm nối vào lưới tới nơi dùng điện

Chiếu sáng Các loại tải khác ( sưởi v.v...)


Từ trạm hạ áp công cộng 3% 5%
Từ trạm khách hàng trung/hạ
áp được nuôi từ lưới trung áp 6% 8%
công cộng
Bảng 0-5 Bảng độ sụt áp cho phép
- Tính toán sụt áp ở điều kiện ổn định
Công thức sử dụng:
Sụt áp ∆U
Mạch
V %
ΔU
1 pha: pha/pha ∆U=2Itt(ro.cosφ+xo.sinφ)L .100
Ud
ΔU
1 pha: pha/trung tính ∆U=2Itt(ro.cosφ+xo.sinφ)L .100
Uf

3 pha cân bằng : 3 pha( có ΔU


∆U=√3Itt(ro.cosφ+xo.sinφ)L .100
hoặc không có trung tính) Ud
Bảng 0-6 Công thức tính sụt áp
trong đó:
- Itt - dòng làm việc lớn nhất (A);
- L - chiều dài dây (km)
- ro - điện trở dây dẫn (Ω/km)
- xo - cảm kháng của dây Ω/km (xo = 0,08 ~ 0,1 Ω/km)
- Ud - điện áp dây
- Uf – điện áp 1 pha

Phương pháp chọn thiết bị điện


1. Chọn Aptomat

Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp, có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn
mạch.
Do có khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy an toàn, đóng cắt đồng thời ba
pha và khả năng tự động hóa cao, nên aptomat mặc dù có giá đắt hơn vẫn ngày
càng được sử dụng rộng rãi trong lưới điện hạ áp.

52
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Aptomat được chế tạo với điện áp khác nhau: 400V, 440V, 500V, 600V,
690V.
Aptomat được chọn theo điều kiện:
UđmA≥ UđmLĐ
IđmA≥ Itt
IcđmA≥ IN
Trường hợp trạm đặt 2 máy biến áp,khi một máy sự cố thì cho phép máy
còn lại quá tải 40%,khi đó dòng quá tải sẽ là:
Iqt = 1.4IđmB
Trong đó:
UđmA, IđmA - Điện áp định mức và dòng điện định mức của aptomat
UđmLĐ - Điện áp định mức của lưới điện
Itt, IN - Dòng điện tính toán lớn nhất và dòng điện ngắn mạch trên
dây dẫn
IcđmA – Dòng điện ngắn mạch lớn nhất mà aptomat có thể cắt được
2. Chọn máy biến dòng điện
Chức năng của máy biến dòng điện là biến đổi dòng điện sơ cấp có trị số
bất kỳ xuống 5A (đôi khi là 1A hoặc 10A) nhằm cấp nguồn dòng cho các mạch
đo lường, bảo vệ, tín hiệu, điều khiển...
Riêng biến dòng hạ áp chỉ làm nhiệm vụ cấp nguồn dùng cho đo đếm. Ký
hiệu máy biến dòng điện là TI hoặc BI.
Thường máy biến dòng điện được chế tạo với 5 cấp chính xác: 0,2; 0,5; 1;
3; và 10. Về hình thức, máy biến dòng điện chế tạo kiểu hình hộp, kiểu hình
xuyến, kiểu trục, kiểu đế.
Ngoài các loại máy biến dòng điện thông dụng, trong hệ thống điện còn có
máy biến dòng điện thứ tự không, máy biến dòng điện bão hòa nhanh, v.v...
Máy biến dòng điện được chọn theo các điều kiện sau:
1. Sơ đồ nối dây và kiểu máy
2. Điện áp định mức: UđmBI ≥ UđmL
3. Dòng điện định mức: IđmBI ≥ I
4. Cấp chính xác: cấp chính xác của máy biến dòng điện phải phù hợp
với cấp chính xác của dụng cụ nối vào phía thứ cấp
5. Phụ tải thứ cấp: ZđmBI ≥ Z2 = Zdc + Zdd

Trong đó:
Zdc : tổng trở của các dụng cụ đo;
Zdd : tổng trở của dây dẫn từ BI đến các dụng cụ đo.
Trường hợp giới hạn:

53
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


ZđmBI – Zdc = Rdd =
Từ đây suy ra tiết diện dây dẫn:

Fdd≥
đ

ρ: điện trở suất của vật liệu làm dây


ltt chiều dài tính toán của dây dẫn, phụ thuộc vào sơ đồ nối dây của
biến dòng và chiều dài thực từ BI đến dụng cụ đo l
Để đảm bảo độ bền cơ và độ chính xác, tiết diện dây dẫn không được nhỏ
hơn 1,5 mm2 với dây đồng hoặc 2,5 mm2 với dây nhôm.
Biến dòng phải đáp ứng được điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt
a. ổn định động

√2 kđ.Iđm1≥ ixk
Trong đó:
kđ - Bội số ổn định động của BI
ixk - Dòng định mức sơ cấp của BI
b. Ổn định nhiệt

(Iđm1.knhđm)2tnhđm≥ BN
Trong đó:
knhđm - Bội số ổn định nhiệt định mức của BI
tnhđm - Thời gian ổn định nhiệt định mức
Cần lưu ý rằng, trong khi chọn BI cho một sơ đồ điện cụ thể, tùy theo đặc
điểm của nó không cần kiểm tra tất cả các điều kiện nêu trên. Ví dụ: Các BI đặt
trong tủ phân phối hạ áp của trạm biến áp phân phối có phụ tải rất nhỏ (vài VA)
thì dây dẫn rất nhỏ, để đảm bảo tính chính xác cho đồng hồ đo đếm cần chọn dây
đồng 2,5mm2. Cũng không nhất thiết phải kiểm tra ổn định động, ổn định niệt
của BI.
Với BI có dòng sơ cấp từ 1000 A trở lên không cần kiểm tra ổn định nhiệt.
Nói chung để đảm bảo tính chính xác cho các dụng cụ đo lường và bảo vệ,
người ta thường dùng nhiều BI để phân nhỏ tải cho mỗi BI và làm cho dây dẫn
không quá lớn.
3. Chọn thanh cái

Thanh cái còn được gọi là thanh góp hoặc thanh dẫn. Thanh cái được dùng
trong các tủ phân phối, tủ động lực hạ áp, trong các tủ máy cắt, các trạm phân
phối trong nhà, ngoài trời cao áp. Với các tủ điện cao hạ áp và trạm phân phối
trong nhà, dùng thanh cái cứng, với trạm phân phối ngoài trời thường dùng thanh
cái mềm.

54
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Người ta chế tạo thanh cái nhiều kiểu dáng, chủng loại. Có thanh cái bằng
đồng và thanh cái bằng nhôm. Thanh cái nhôm thường chỉ dùng với dòng điện
nhỏ (200 đến 300 A), thanh cái đồng dùng cho mọi trị số dòng điện.
Thanh cái được chế tạo hình chữ nhật. Khi dòng điện lớn thì dùng thanh
cái ghép từ 2, 3 thanh chữ nhật. Với dòng điện rất lớn (trên 3000 A) người ta chế
tạo thanh cái hình máng, hình ống . Cũng chế tạo thanh cái hình tròn và hình
khăn.
Thanh cái được chọn theo dòng phát nóng cho phép (hoặc theo mật độ
kinh tế của dòng điện) và kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt
dòng ngắn mạch.
Các điều kiện chọn và kiểm tra thanh cái:

Đại lượng chọn và kiểm tra Kết quả

Dòng phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp ≥ Icb

Khả năng ổn định động (kG/cm2) σcp≥ σtt

Khả năng ổn định nhiệt (mm2) F ≥ α.In. 𝑡 đ

Bảng 0-7 Bảng điều kiện chọn và kiểm tra thanh góp
Trong đó:
k1 = 1 với thanh cái đặt đứng
k1 = 0,95 với thanh cái đặt ngang
k2 - hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường
σcp - Ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh cái
Với thanh cái nhôm, σcp = 700 kG/cm2
Với thanh cái đồng, σcp = 1400 kG/cm2
σtt - ứng suất tính toán, xuất hiện trong thanh cái do tác động của
lực điện dòng ngắn mạch
σtt = , kG/𝑐𝑚
M - Momen uốn tính toán
.
M= , kG.cm
Ftt - Lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch
Ftt = 1,76.10 . .Ixk
l - khoảng cách giữa các sứ của 1 pha, cm
a - khoảng cách giữa các pha, cm
W - Momen chống uốn của các loại thanh dẫn, kG.cm
W=

55
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

h, b - chiều cao, chiều dày thanh dẫn

3.8 CHỌN CÁP VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CHO TÒA NHÀ


Chọn cáp và thiết bị từ MBA đến tủ tổng hạ áp
A. Lựa chọn thiết bị
 Chọn máy cắt tổng bảo vệ phía hạ áp

Dòng hạ áp tổng của máy biến áp 2000 kVA là:


SdmB 2000
I tt    2886,75 (A)
3.U dm 3.0, 4
Chọn máy cắt theo điều kiện:
IđmA≥ Itt
UđmA≥ UđmLĐ
Chọn máy cắt không khí do Mishubishi chế tạo có thông số như sau:

Loại IđmA (A) Uđm(V) Icđm(kA) Số cực

AE3200-SW 3200 690 75 4

Bảng 0-8 Thông số kỹ thuật máy cắt không khí Mishubishi

 Lựa chọn busway từ MBA đến tủ hạ áp

Máy biến áp có SđmA = 2000 kVA


Dòng hạ áp tổng của máy biến áp 2000 kVA
đ
Itt = = = 2886,75 (A)
√ đ √ . ,

- Chọn busway của hãng Schneider busway nhôm 3200 (A)


- Chiều dài của thanh busway đến tủ hạ thế là 5m nên ta bỏ qua sụt áp

 Lựa chọn thanh cái cho tủ hạ áp

Dòng điện lớn nhất qua thanh cái chính là dòng định mức máy biến áp
IđmB = 2886,75 (A)
Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép:
k1.k2.Icp ≥ Icb
k1 = 1 với thanh đặt đứng
k2 - Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ môi
trường 250C ta có k2 = 1
,
Icp≥ = = 2886,75(A)
. .

56
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta chọn thanh cái bằng đồng có kích thước 100mmx8 có Icp = 3060 A mỗi
pha ghép hai thanh. Có thông số như sau:

Kích thước Tiết diện Dòng cho phép Icp ở


Khối lượng (kg/m)
(mm) (mm2) nhiệt độ +250c

100x8 800 7,120 3060

Bảng 0-9 Bảng thông số thanh góp tổng hạ áp

 Lựa chọn biến dòng BI

Dòng điện lớn nhất qua biến dòng


đ
Itt = = = 2886,75(A)
√ đ √ . ,
Uđm = 0,4 kV
Tra bảng chọn biến dòng hạ áp do Siemens chế tạo có thông số như sau:

Mã sản Điện áp định Dòng sơ Dòng thứ Số vòng Dung lượng Cấp chính
phẩm mức (V) cấp (A) cấp (A) dây sơ cấp (VA) xác

PAC3000 600 3000 5 1 30 0,5


Bảng 0-10 Thông số kỹ thuật máy biến dòng

B. Tính toán ngắn mạch tại thanh cái hạ áp


- Với máy biến áp đã chọn ta có ∆P = 13,9 kW, UN% = 6%, tổng trở biến
áp quy về hạ áp là:
∆ , . ,
RB = đ
. 106 = .106 = 0,556 (m)
đ
% đ . ,
XB = . 104 = .104 = 4,8 (m)
đ

- Đoạn này dùng Busway với chiều dài là 5m


có : ro= 0,026 mΩ/m, xo = 0,007 mΩ/m nên điện trở tương đương và điện kháng
tương đương là:
. , .
RC = = = 0,04 (m)
. , .
XC = = = 0,01 (m)
- Tổng trở aptomat và thanh cái rất nhỏ nên bỏ qua
Tổng trở là:
ZƩ = (R + R ) + (X + X )

57
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

= (0,556 + 0,04) + (4,8 + 0,01)


= (0,596) + (4,81) = 4,9 (m)
Dòng ngắn mạch có trị số:
IN = = = 47,13 (kA)
√ . Ʃ √ . ,
Dòng xung kích có trị số:
Ixk = √2.1,8IN = √2.1,8. 47,13 = 119,97 (kA)
C. Kiểm tra các thiết bị đã chọn
 Kiểm tra máy cắt tổng hạ áp

Điện áp định mức UđmA = 690> 400 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 3200 >2886,75 (A)

Dòng cắt ngắn mạch Icđm = 75 > 47,13 (kA)


Vậy máy cắt đã chọn ở trên là thỏa mãn.
 Kiểm tra thanh cái tủ tổng hạ áp

Thanh cái được kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.
Với tính toán ở trên IN = 47,13 (kA), Ixk = 119,97 (kA)
Dự định đặt ba thanh cái ba pha cách nhau 15 cm, mỗi thanh được đặt trên
hai sứ khung tủ cách nhau 70 cm.
70
Ftt = 1,76.10 . . 119,97 = 9,85 (kG)
15
Mômen uốn tính toán là:
. , .
M= = = 68,95 (kG.cm)
Mômen chống uốn của hai thanh 100.8 đặt đứng:
. ,
W= = 1,07(cm3)
,
σtt = = = 64,44 (kG/cm )
,
Với α = 6 và tqđ = 0,5 s, kết quả kiểm tra thanh cái đã chọn cho ở bảng sau:

Đại lượng chọn và kiểm tra Kết quả

Dòng phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp= 1.1.3060 = 3060 > Itt = 2886,7

Khả năng ổn định động (kG/cm ) σcp = 1400> σtt = 63,13

Khả năng ổn định nhiệt (mm) F = 800 > α.In. t đ = 6.47,13. 0,5 = 199,96

Bảng 0-11 Bảng kiểm tra thanh cái hạ áp

58
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Vậy thanh cái chọn ở trên thỏa mãn.

Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải ưu tiên khi có cháy
A. Lựa chọn thiết bị
 Lựa chọn máy cắt cho tủ PCCC

Công suất phụ tải ưu tiên khi có cháy: Ptt = 153,1 (kW)

Chọn hệ số công suất nhóm phụ tải này là 0,6 ta có dòng tính toán là:
đ ,
Itt = = = 368,3 (A)
√ đ √ . , . ,

Chọn máy cắt ACB do hãng Mitsubishi chế tạo có thông số như sau:

Loại Uđm(V) Iđm (A) Icđm (kA) Số cực


AE630-SW 600 630 65 4

 Lựa chọn cáp dẫn từ tủ hạ áp tới tủ PCCC

Chọn cáp theo dòng phát nóng cho phép và theo điều kiện kết hợp với
Aptomat bảo vệ.
Điều kiện chọn:
I tt
Icp 
k
Với cáp không chôn dưới đất, không chôn trong tường mã chữ cái là E, tra Bảng
5.2, 5.3, 5.4 ta có các hệ số hiệu chỉnh là:
k = k1.k2.k3
- k1 =1 ứng với mã chữ cái E
- k2 = 1 sử dụng 4 cáp 1 lõi (1 mạch)
- k3 = 1,07 với cách điện PVC ở nhiệt độ 25 C .
=> k = 1 . 1 . 1,07 = 1,07
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 368,3
Icp  = = 344,2 (A)
k 1, 07

Chọn cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo có thông số như sau:

Loại dây Đường kính d (mm)


ro (/km)
Icp(A)
Lõi Vỏ ở 200c
PVC(4.185)
15,6 50,0 0,0991 434

59
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Lựa chọn thanh cái cho tủ PCCC

Dòng điện lớn nhất qua thanh cái của tủ PCCC:


đ
Itt = = = 577,4 (A)
√ đ √ . ,
Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép:
k1.k2.Icp ≥ Icb
k1 = 1 với thanh đặt đứng
k2 - Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ môi
trường 250C, ta có k2 = 1
Ta có:
,
Icp≥ = = 577,4 (A)
. .
Ta chọn thanh cái bằng đồng có Icp = 700 A mỗi pha một thanh có thông
số như sau:
Tiết diện Dòng cho phép Icp ở
Kích thước (mm) Khối lượng (kg/m)
(mm2) nhiệt độ +250c

40x5 200 1,780 700

 Lựa chọn các aptomat nhánh trong tủ ưu tiên khi có cháy

- Thang máy chữa cháy có tổng công suất tính toán là P = 12,1(kW) với hệ
số cos= 0,6, dòng điện tính toán của thang máy là:
,
Itt = = = 29,13 (A)
√ đ  √ . , . .

Chọn aptomat cho thang máy do hãng LG chế tạo có Uđm = 600V, Iđm = 30A,
Icđm = 10 kA
- Tính toán tương tự cho các phụ tải khác ta có bảng tổng hợp aptomat cho tủ
ưu tiên như sau:

Chọn Aptomat
Aptomat Ptt cos Itt (A) Uđm Iđm Icđm
(V) (A) (kA)
Thang máy chữa cháy 12,1 0,6 29,13 600 30 10
Hệ thống báo cháy 5 0,6 12,03 600 15 7,5
Bơm chữa cháy 70 0,6 168,4 600 200 25
Hút khói hành lang 22 0.6 52,92 600 70 10

60
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hút khói cầu thang 22 0,6 52,92 600 70 10


Hút khói tầng 1 22 0,6 52,92 600 70 10
Bảng 0-12 Bảng tổng hợp lựa chọn aptomat cho phụ tải ưu tiên khi có cháy

 Chọn cáp dẫn từ tủ ưu tiên có cháy đến các hệ thống ưu tiên

Tra bảng trên ta có các hệ số hiệu chỉnh là:


k1 = 1 ứng với chữ cái E

k2 = 1 được chôn trong tường

k3 = 1,07 môi trường có nhiệt độ 250c, cách điện PVC

=>k = 1.1.1,04 = 1,07


+ Cáp cấp cho thang máy chữa cháy:
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 29,13
Icp  = = 27,2 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1,25.30
I cp    23,4 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 31 A
+ Cáp cấp cho hệ thống báo cháy
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 12, 03
Icp  = = 11,24 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.I dmA 1,25.15
Icp    11,7 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 31 A
+ Cáp cấp cho hệ thống bơm chữa cháy
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 168, 4
Icp  = = 157,4 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:

61
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1,25.I dmA 1,25.175


Icp    136,3 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 144 A
+ Cáp cấp cho hệ thống hút khói hành lang
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 52, 92
I cp  = = 49,46 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.I dmA 1,25.60
Icp    46,7 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 53 A
+ Cáp cấp cho hệ thống tăng áp cầu thang
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 52, 92
Icp  = = 49,5 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1,25.60
Icp    46,7 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 53 A
+ Cáp cấp cho hệ thống hút khói tầng 1
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 52, 92
Icp  = = 49,5 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1, 25.60
I cp    46,7 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS
chế tạo có Icp = 53 A
Ta có bảng tổng hợp cáp đã chọn:

62
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đường kính ro
Icp
Cáp Loại cáp (mm) (/km)
(A)
Lõi Vỏ ở 200c

HT thang máy chữa cháy PVC ( 4x1,5) 1,4 9,8 12,1 31

HT báo cháy PVC ( 4x1,5) 1,4 9,8 12,1 31

HT bơm chữa cháy PVC (4x25) 2,25 12 0,524 144

HT hút khói hành lang PVC (4x4) 1,4 9,8 4,61 53

HT tăng áp cầu thang PVC (4x4) 1,4 9,8 4,61 53

HT hút khói tầng 1 PVC (4x4) 1,4 9,8 4,61 53

Bảng 0-13 Bảng thông số cáp cấp cho phụ tải ưu tiên có cháy

 Tính toán ngắn mạch tủ điện PCCC

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
cái của tủ tổng hạ áp là:
Z = 0,596 + j4,81(m)
- Cáp cấp từ tủ hạ áp tới tủ phân phối ưu tiên có cháy có:
ro = 0,0991 Ω/km, xo=0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,005km
Zc = (ro + jxo) . l = (0,0991 + j.0,1)0,005 = 0,496 + j0,5 (m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,596 + 0,496) + (4,81 + 0,5)
= 5,5 (m)
= 1,09 + j5,31 (m)
Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 41,99 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.41,99 = 106,89 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống thang máy chữa cháy

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)

63
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Cáp cấp từ tủ ưu tiên khi có cháy tới tủ hệ thống thang máy chữa cháy có:
ro = 12,1 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,1km
Zc = (ro + jxo) . l = (12,1 + j.0,1).0,1 = 1210 + j10
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 30A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,3 m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 5,5 m và x2 = 2,7 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,3+5,5) + j2,7 = 6,8 + j2,7
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 1210 + 6,8) + (5,31 + 10 + 2,7)
= 1218 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 0,2 (kA)
√ . Ʃ √ .

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.0,2 = 0,5 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống báo cháy

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)
- Cáp cấp từ tủ ưu tiên khi có cháy tới tủ hệ thống báo cháy có:
ro = 12,1 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (12,1 + j.0,1).0,04 = 484 + j4(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 15A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,3m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 5,5m và x2 = 2,7m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,3+5,5) + j2,7 = 6,8 + j2,7(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 484 + 6,8) + (5,31 + 4 + 2,7)
= 492,1(m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 0,5(kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.0,5 = 1,3(kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống bơm chữa cháy

64
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống bơm chữa cháy có :
ro = 0,524 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (0,524 + j.0,1).0,04 = 20,96 + j4(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 200A có điện trở tiếp xúc r1 = 0,6m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 0,36m và x2 = 0,28m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (0,6+0,36) + j0,28 = 0,96 + j0,28
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 20,96 + 0,96) + (5,31 + 4 + 0,28)
= 24,9 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 9,2 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.9,2 = 23,42 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hút khói hành lang

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh góp
của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)
- Cáp cấp từ tủ ưu tiên khi có cháy tới tủ hệ thống hút khói hành lang có :
ro = 4,61 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (4,61 + j.0,1).0,04 = 184,4 + j4(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 70A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,0m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 1,35m và x2 = 1,3m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,35+1,0) + j1,3 = 2,35 + j1,3(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 184,4 + 2,35) + (5,31 + 4 + 1,3)
= 188,2 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 1,23 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

65
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.1,23 = 3,13 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống tăng áp cầu thang

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
cái của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)
- Cáp cấp từ tủ ưu tiên khi có cháy tới tủ hệ thống tăng áp cầu thang có :
ro = 4,61 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (4,61 + j.0,1).0,04 = 184,4 + j4(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 70A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,0m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 1,35m và x2 = 1,3m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,35+1,0) + j1,3 = 2,35 + j1,3(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 184,4 + 2,35) + (5,31 + 4 + 1,3)
= 188,2 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 1,23 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.1,23 = 3,13 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống hút khói tầng 1

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
góp của tủ PCCC là:
Z1 = 1,09 + j5,31 (m)
- Cáp cấp từ tủ ưu tiên khi có cháy tới tủ hệ thống hút khói tầng 1 có :
ro = 4,61 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,05km
Zc = (ro + jxo) . l = (4,61 + j.0,1).0,05 = 230,5 + j5(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 70A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,3m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 5,5m và x2 = 2,7m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,3+5,5) + j2,7 = 6,8 + j2,7(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (1,09 + 230,5 + 6,8) + (5,31 + 5 + 2,7)
= 238,8 (m)

66
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 0,97 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.0,97 = 2,47 (kA)

Kiểm tra các thiết bị đã chọn

 Kiểm tra máy cắt tổng

Điện áp định mức UđmA = 600> 400 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 630 > 641 (A)

Dòng cắt ngắn mạch Icđm = 65 > 41,99 (kA)


Vậy máy cắt đã chọn ở trên là thỏa mãn.
 Kiểm tra cáp từ tủ hạ áp đến tủ PCCC

- Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt của dòng ngắn mạch
Fôđnh≥  IN t đ

Với dây đồng  = 6, IN = 41,99 (kA), tqđ = 0,5 (s) là thời gian quá độ phụ thuộc
vào thời gian cắt ngắn mạch ta có:

F = 185 > 6.41,99. 0,5 = 178,2


Thỏa mãn điều kiện ổn định nhiệt.
- Kiểm tra độ sụt áp trên dây
Tuyến cáp từ tủ hạ áp đến tủ phân phối không ưu tiên có:
Dòng tính toán: Itt = 368,3
Chiều dài: L = 0,005 Km
Cáp đồng tiết diện F = 185 mm2 có ro = 0,0991 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km
Cáp 3 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau :
∆U = √3.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= √3 . 368,3 . (0,0991 . 0,8 + 0,1 . 0,6) . 0,005 = 0,44 V
0, 44
∆U% = .100 = 0,11 % < 5% thỏa mãn
400
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện sụt áp
 Kiểm tra thanh cái tủ PCCC

Thanh cái được kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.

67
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Với tính toán ở trên IN = 41,99 (kA), Ixk = 106,89 (kA)


Dự định đặt ba thanh cái ba pha cách nhau 15 cm, mỗi thanh được đặt trên
hai sứ khung tủ cách nhau 70 cm.
70
Ftt = 1,76.10 . . 106,89 = 8,78 (kG)
15
Mômen uốn tính toán là:
. , .
M= = = 61,46 (kG.cm)
Mômen chống uốn của thanh 40x5 đặt đứng:
. ,
W= = 0,16 (cm3)
,
σtt = = = 384,13 (kG/cm )
,
Với α = 6 và tqđ = 0,5 s, kết quả kiểm tra thanh cái đã chọn cho ở bảng sau

Đại lượng chọn và kiểm tra Kết quả

Dòng phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp= 1.1,04.700 = 728 > Itt = 433

Khả năng ổn định động (kG/cm ) σcp = 1400> σtt = 384,13

Khả năng ổn định nhiệt (mm) F = 200 > α.In. t đ = 6.41,99. 0,5 = 178,12

Bảng 0-14 Bảng kiểm tra thanh cái tủ PCCC


Vậy thanh cái đã chọn thỏa mãn.

 Kiểm tra aptomat của các phụ tải ưu tiên khi có cháy

STT Aptomat Icđm In Kiểm tra

1 HT thang máy chữa cháy 10 0,2 Thỏa mãn

2 HT báo cháy 7,5 0,5 Thỏa mãn

3 HT bơm chữa cháy 25 9,2 Thỏa mãn

4 HT hút khói hành lang 10 1,23 Thỏa mãn

6 HT tăng áp cầu thang 10 1,23 Thỏa mãn

7 HT hút khói tầng 1 10 0,97 Thỏa mãn

 Kiểm tra cáp từ tủ phân phối ưu tiên đến các phụ tải ưu tiên

- Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch
F ≥  IN t đ

68
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Với dây đồng  = 6, tqđ = 0,5 (s) là thời gian quá độ phụ thuộc vào thời
gian cắt ngắn mạch ta có bảng:

Dòng
ngắn F  IN t đ
Cáp từ tủ ưu tiên đến Kiểm tra
mạch (mm2) (mm2)
(kA)

HT thang máy chữa cháy 0,2 1,5 0,85 Thỏa mãn

HT báo cháy 0,5 1,5 2,12 Không TM

HT bơm chữa cháy 9,2 25 39,0 Không TM

HT hút khói hành lang 1,23 4 5,21 Không TM

HT tăng áp cầu thang 1,23 4 5,21 Không TM

HT hút khói tầng 1 0,97 4 4,12 Không TM

Bảng 0-15 Bảng kiểm tra cáp phụ tải ưu tiên theo đk ổn định nhiệt
Chọn lại các đoạn cáp không thỏa mãn điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch
ta có kết quả chọn lại ở bảng sau:

ro
 IN t đ
Cáp Loại cáp (/km) Icp Kiểm tra
(mm2)
ở 200c

HT thang máy chữa cháy PVC ( 4x1,5) 12,1 31 0,85 Thỏa mãn

HT báo cháy PVC ( 4x2,5) 7,41 41 2,12 Thỏa mãn

HT bơm chữa cháy PVC ( 4x50) 0,387 206 39,0 Thỏa mãn

HT hút khói hành lang PVC ( 4x6) 3,08 66 5,21 Thỏa mãn

HT tăng áp cầu thang PVC ( 4x6) 3,08 66 5,21 Thỏa mãn

HT hút khói tầng 1 PVC ( 4x6) 3,08 66 4,12 Thỏa mãn

Bảng 0-16 Bảng chọn lại cáp cho các phụ tải ưu tiên khi có cháy
- Kiểm tra theo điều kiện sụt áp trên dây
Cáp 3 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau:
∆U = √3.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L

69
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta có bảng tính toán độ sụt áp như sau:

Itt Điện Độ sụt áp ∆U


Điện Chiều
(A) kháng
Cáp trở dây dài Cosφ sinφ ∆U
dây %
(Ω/km) (km) (V)
(Ω/km)

HT-TM 29,13 12,1 0,1 0,1 0,8 0,6 49,14 12,3

HT-BC 12,03 7,41 0,04 0,1 0,8 0,6 4,3 1,3

HT-BCC 168,4 0,387 0,04 0,1 0,8 0,6 8,4 1,08

HT-HKHL 52,92 3,08 0,04 0,1 0,8 0,6 9,25 2,3

HT-TACT 52,92 3,08 0,04 0,1 0,8 0,6 9,25 2,3

HT-HKT1 52,92 3,08 0,05 0,1 0,8 0,6 11,6 2,9

Bảng 0-17 Bảng kiểm tra sụt áp cho các phụ tải ưu tiên
- Ta thấy sụt áp ở trên đoạn cáp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống thang
máy là ∆U = 12,3 % lớn hơn mức cho phép là 5% nên cần chọn tăng tiết diện cho
đoạn cáp này. Đổi lại đoạn cáp này từ PVC(4x1,5) thành PVC(4x2,5) có Icp = 41
và ro = 7,41(Ω/km), xo = 0,1(Ω/km). Khi đó sụt áp trên dây là:
∆U = √3.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= √3.29,13.(7,41.0,6+0,1.0,8).0,04 = 12,08 (V)
12, 08
∆U% = .100 = 3,02 % < 5% thỏa mãn
400

Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải ưu tiên


A. Lựa chọn
 Lựa chọn máy cắt tổng cho tủ ưu tiên

Công suất tính toán nhóm phụ tải ưu tiên là Ptt= 266,46 kW, chọn hệ số công
suất nhóm phụ tải này là 0,6 ta có dòng tính toán là:
,
Itt = = = 641 (A)
√ đ √ . , . ,

Chọn máy cắt không khí ACB do LS chế tạo có thông số như sau:

70
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Loại IđmA (A) Uđm(V) Icđm(kA) Số cực

AN-08D3-08H 800 690 65 4

 Lựa chọn Busway từ tủ tổng hạ áp tới tủ ưu tiên

Ta có dòng tính toán nhóm phụ tải ưu tiên: Itt = 641(A)

Chọn busway của hãng LS busway đồng 800(A)


Chiều dài của thanh busway đến tủ ưu tiên là 5m nên ta bỏ qua sụt áp.

 Lựa chọn thanh cái cho tủ ưu tiên

Dòng điện lớn nhất qua thanh cái của tủ điện ưu tiên là:
Itt = 641 (A)
Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép:
k1.k2.Icp ≥ Icb
k1 = 1 với thanh đặt đứng
k2 - Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ môi
trường 250C, ta có k2 = 1
Ta có:
Icp≥ = = 641 (A)
. .
Ta chọn thanh cái bằng đồng có Icp = 700 A mỗi pha một thanh có thông
số như sau:
Tiết diện Dòng cho phép Icp ở
Kích thước (mm) Khối lượng (kg/m)
(mm2) nhiệt độ +250c

40x5 200 1,780 700

 Lựa chọn các aptomat nhánh trong tủ ưu tiên

- Hệ thống thang máy khách có tổng công suất tính toán là P = 36,3(Kw) với
hệ số cos= 0,6, dòng điện tính toán của thang máy là:
,
Itt = = = 87,32 (A)
√ đ  √ . , . ,

Chọn aptomat cho thang máy do hãng LG chế tạo có Uđm = 600V, Iđm =
100A, Icđm = 25kA
- Tính toán tương tự cho các phụ tải khác ta có bảng tổng hợp aptomat cho tủ
ưu tiên như sau:

71
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chọn Aptomat
Aptomat Ptt cos Itt (A) Uđm Iđm Icđm
(V) (A) (kA)
HT thang máy 36,3 0,6 87,32 600 100 25
HT bơm nước SH 56,8 0,6 136,6 600 150 35
HT chiếu sáng chung 23,2 0,6 55,81 600 60 10
HT thông gió 44 0,6 105,9 600 125 25
Tầng hầm 11,4 0,6 27,42 600 30 7,5
Tầng 1 49,8 0,6 119,8 600 125 25
Bảng 0-18 Bảng tổng hợp lựa chọn aptomat cho phụ tải ưu tiên

 Chọn cáp dẫn từ tủ ưu tiên đến các hệ thống ưu tiên

Tra bảng trên ta có các hệ số hiệu chỉnh là:


k1 = 1 ứng với chữ cái E

k2 = 1 được chôn trong tường

k3 = 1,07 môi trường có nhiệt độ 250c, cách điện PVC

=>k = 1.1.1,04 = 1,07


+ Cáp cấp cho hệ thống thang máy:
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 87,32
I cp  = = 81,6 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1,25.100
I cp    77,9 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 87 A
+ Cáp cấp cho hệ thống bơm nước sinh hoạt
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 136, 6
Icp  = = 127,7 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.I dmA 1,25.150
Icp    116,8 (A)
1,5.k 1,5.1,07

72
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 144 A
+ Cáp cấp cho hệ thống chiếu sáng chung
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 55,81
Icp  = = 52,2 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.I dmA 1, 25.60
Icp    46,73 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 53 A
+ Cáp cấp cho hệ thống thông gió
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 105, 9
Icp  = = 98,97 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1,25.125
Icp    97,4 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 114 A
+ Cáp cấp cho hệ thống tầng hầm
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 27, 42
Icp  = = 25,63 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1,25.30
Icp    23,4 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 31 A
+ Cáp cấp cho hệ thống tầng 1
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 119,8
Icp  = = 111,96 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:
1,25.IdmA 1, 25.125
I cp    97,4 (A)
1,5.k 1,5.1,07

73
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 114 A
Ta có bảng tổng hợp cáp đã chọn:

Đường kính ro
Icp
Cáp Loại cáp (mm) (/km)
(A)
Lõi Vỏ ở 200c

HT thang máy PVC ( 4x10) 3,8 15,0 1,83 87

HT bơm nước SH PVC ( 4x25) 6,0 20,5 0,727 144

HT chiếu sáng chung PVC (4x4) 2,25 12,0 4,61 53

HT thông gió PVC (4x16) 4,8 17,0 1,15 114

Tầng hầm PVC (4x1,5) 1,4 9,8 12,1 31

Tầng 1 PVC (4x25) 6,0 15,0 0,727 114

Bảng 0-19 Bảng thông số cáp cấp cho phụ tải ưu tiên
B. Tính toán ngắn mạch
 Tính toán ngắn mạch tại thanh góp của tủ ưu tiên

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
cái của tủ tổng hạ áp là:
Z = 0,596 + j4,81 (m)
- Busway cấp từ tủ tổng hạ áp tới tủ phân phối ưu tiên có:
ro = 0,079 mΩ/m, xo=0,034mΩ/m, chiều dài l = 5m
Zc = (ro + jxo) . l = (0,079 + j.0,034).5 = 0,395+ j0,17()
Tổng trở là:
ZƩ = (0,596 + 0,395) + (4,81 + 0,17)
= 5,1 (m)
Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 45,28 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.45,28 = 115,26 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống thang máy

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:

74
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Z1 = 0,991 + j4,98 (m)


- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống thang máy có :
ro = 1,83 Ω/km, xo= 0,1Ω/km, chiều dài l = 0,1km
Zc = (ro + jxo) . l = (1,83 + j.0,1).0,1 = 183 + j10(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 100A có điện trở tiếp xúc r1 = 0,75m, điện
trở và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 1,3m và x2 = 0,86m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (0,75+1,3) + j0,86 = 2,05 + j0,86(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 183 + 2,05) + (4,98 + 10 + 0,86)
= 186,71 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 1,2 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.1,2 = 3,05 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống bơm nước sinh hoạt

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:
Z1 = 0,991 + j4,98 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống bơm nước sinh hoạt có :
ro = 0,727 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (0,727 + j.0,1).0,04 = 29,08 + j4
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 150A có điện trở tiếp xúc r1 = 0,65 m, điện
trở và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 0,74m và x2 = 0,55 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (0,65+0,74) + j0,55 = 1,39 + j0,55
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 29,08 + 1,39) + (4,98 + 4 + 0,55)
= 32,86 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 7,03 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.7,03 = 17,9 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống chiếu sáng

75
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:
Z1 = 0,991 + j4,98 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống chiếu sáng có :
ro = 4,61 /km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (4,61 + j.0,1).0,04 = 184,4 + j4
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 50A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,3 m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 5,5 m và x2 = 2,7 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,3+5,5) + j2,7 = 6,8 + j2,7
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 184,4 + 6,8) + (4,98 + 4 + 2,7)
= 192,6 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 1,19 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.1,19 = 3,02 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống thông gió

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:
Z1 = 0,991 + j4,98 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống thông gió có :
ro = 1,15 Ω/km, xo= 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,04km
Zc = (ro + jxo) . l = (1,15 + j.0,1).0,04 = 46 + j4(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 125A có điện trở tiếp xúc r1 = 0,75 m, điện
trở và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 1,30 m và x2 = 0,86 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (0,75+1,3) + j0,86 = 2,05 + j0,86(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 46 + 2,05) + (4,98 + 4 + 0,86)
= 50,02 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 4,6 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

76
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.4,6 = 11,7 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống điện tầng hầm

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:
Z1 = 0,991 + j4,98 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống điện tầng hầm có:
ro = 12,1 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,03km
Zc = (ro + jxo) . l = (12,1 + j.0,1).0,03 = 363 + j3(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 15A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,3 m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 5,5 m và x2 = 2,7 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,3+5,5) + j2,7 = 6,8 + j2,7(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 363 + 6,8) + (4,98 + 3 + 2,7)
= 371 (m)
- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 0,62 (kA)
√ . Ʃ √ .

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.0,62 = 1,57 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện hệ thống điện tầng 1

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh cái
của tủ phân phối ưu tiên là:
Z1 = 0,991 + j4,98 (m)
- Cáp cấp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống điện tầng 1 có:
ro = 0,727 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km, chiều dài l = 0,05km
Zc = (ro + jxo) . l = (0,727 + j.0,1).0,05 = 36,35 + j5(m)
- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 75A có điện trở tiếp xúc r1 = 1,0 m, điện trở
và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 2,35 m và x2 = 1,3 m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (1,0+2,35) + j1,3 = 3,35 + j1,3(m)
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,991 + 36,35 + 3,35) + (4,98 + 5 + 1,3)
= 42,23 (m)

77
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 5,4 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.5,4 = 13,7 (kA)


C. Kiểm tra các thiết bị đã chọn

 Kiểm tra máy cắt tổng tủ ưu tiên

Điện áp định mức UđmA = 690> 400 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 800 > 641 (A)

Dòng cắt ngắn mạch Icđm = 65 > 45,28 (kA)


Vậy máy cắt đã chọn ở trên là thỏa mãn.
 Kiểm tra thanh cái tủ ưu tiên

Thanh góp được kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.
Với tính toán ở trên IN = 40,52 (kA), Ixk = 103,15 (kA)
Dự định đặt ba thanh cái ba pha cách nhau 15 cm, mỗi thanh được đặt trên
hai sứ khung tủ cách nhau 70 cm.
70
Ftt = 1,76.10 . . 103,15 = 8,5 (kG)
15
Mômen uốn tính toán là:
. , .
M= = = 59,5 (kG.cm)
Mômen chống uốn của thanh 40x5 đặt đứng:
. ,
W= = 0,2 (cm3)
,
σtt = = = 297,5 (kG/cm )
,
Với α = 6 và tqđ = 0,5 s, kết quả kiểm tra thanh cái đã chọn cho ở bảng sau:

Đại lượng chọn và kiểm tra Kết quả

Dòng phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp= 1.1,04.700 = 728 > Itt = 641

Khả năng ổn định động (kG/cm ) σcp = 1400> σtt = 297,5

Khả năng ổn định nhiệt (mm) F = 200 > α.In. t đ = 6.40,52. 0,5 = 171,9

Bảng 0-20 Bảng kiểm tra thanh góp tủ ưu tiên


Vậy thanh góp chọn ở trên thỏa mãn

 Kiểm tra cáp từ tủ phân phối ưu tiên đến các phụ tải ưu tiên

78
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch
F ≥  IN t đ

Với dây đồng  = 6, tqđ = 0,5 (s) là thời gian quá độ phụ thuộc vào thời
gian cắt ngắn mạch ta có bảng:

Dòng ngắn F  IN t đ
Cáp từ tủ ưu tiên đến Kiểm tra
mạch (kA) (mm2) (mm2)

HT thang máy 1,2 10 5,09 Thỏa mãn

HT bơm nước SH 7,03 25 29,83 Không TM

HT chiếu sáng chung 1,19 4 5,0 Không TM

HT thông gió 4,6 16 19,52 Không TM

Tầng hầm 0,62 1,5 2,6 Không TM

Tầng 1 5,4 6 22,9 Không TM

Bảng 0-21 Bảng kiểm tra cáp phụ tải ưu tiên theo đk ổn định nhiệt
Chọn lại các đoạn cáp không thỏa mãn điều kiện ổn định nhiệt dòng ngắn mạch
ta có kết quả chọn lại ở bảng sau:

ro
 IN t đ
Cáp Loại cáp (/km) Icp Kiểm tra
(mm2)
ở 200c

HT thang máy PVC ( 4x10 ) 1,83 87 5,09 Thỏa mãn

HT bơm nước SH PVC ( 4x35 ) 0,524 174 29,83 Thỏa mãn

HT chiếu sáng chung PVC ( 4x6 ) 3,08 66 5,0 Thỏa mãn

HT thông gió PVC ( 4x25 ) 0,727 144 19,52 Thỏa mãn

Tầng hầm PVC ( 4x2,5) 12,1 41 2,6 Thỏa mãn

Tầng 1 PVC ( 4x25 ) 0,727 144 22,9 Thỏa mãn

Bảng 0-22 Bảng chọn lại cáp cho các phụ tải ưu tiên

- Kiểm tra theo điều kiện sụt áp trên dây


Cáp 3 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau:
∆U = √3.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L

79
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta có bảng tính toán độ sụt áp như sau:

Itt Điện Độ sụt áp ∆U


Điện Chiều
(A) kháng
Cáp trở dây dài Cosφ sinφ ∆U
dây %
(Ω/km) (km) (V)
(Ω/km)

HT-TM 87,32 1,83 0,1 0,1 0,8 0,6 23,05 5,7

HT-BNSH 136,6 0,524 0,04 0,1 0,8 0,6 4,1 1,1

HT-CSC 47,92 3,08 0,04 0,1 1 0 8,4 2,05

HT-TG 105,9 0,727 0,04 0,1 0,8 0,6 4,1 1,08

HT-TH 27,42 12,1 0,03 0,1 0,8 0,6 6,4 1,7

HT-T1 119,8 3,08 0,05 0,1 0,8 0,6 8,4 3,5

Bảng 0-23 Bảng kiểm tra sụt áp cho các phụ tải ưu tiên
- Ta thấy sụt áp ở trên đoạn cáp từ tủ phân phối ưu tiên tới tủ hệ thống thang
máy là ∆U = 5,7 % lớn hơn mức cho phép là 5% nên cần chọn tăng tiết diện cho
đoạn cáp này. Đổi lại đoạn cáp này từ PVC(4x10) thành PVC(4x16) có Icp = 114
và ro = 1,15(Ω/km), xo = 0,1(Ω/km). Khi đó sụt áp trên dây là:
∆U = √3.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= √3.87,32.(1,15.0,8+0,1.0,6).0,1 = 14,82 (V)
14,82
∆U% = .100 = 3,7 % < 5% thỏa mãn
400
 Kiểm tra aptomat của các phụ tải ưu tiên

STT Aptomat Icđm In Kiểm tra

1 HT thang máy 25 1,2 Thỏa mãn

2 HT bơm nước SH 35 7,03 Thỏa mãn

3 HT chiếu sáng chung 10 1,19 Thỏa mãn

4 HT thông gió 25 4,6 Thỏa mãn

6 Tầng hầm 7,5 0,62 Thỏa mãn

7 Tầng 1 25 5,4 Thỏa mãn

Bảng 0-24 Kiểm tra aptomat cho các phụ tải ưu tiên
80
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải không ưu tiên

A. Lựa chọn thiết bị


 Lựa chọn máy cắt tổng bảo vệ cho tủ không ưu tiên (tủ khối căn hộ)

Công suất tính toán nhóm phụ tải không ưu tiên là P tt = 1223,25 kW, chọn
hệ số công suất nhóm phụ tải này là 0,85 ta có dòng tính toán là:
1223, 25
Itt = = = 2077,19 (A)
√ đ 3.0, 4.0,85

Chọn máy cắt không khí ACB do Mishubishi chế tạo có thông số như sau:

Loại Uđm(V) Iđm (A) Icđm (kA) Số cực


AE2500-SW 690 2500 75 4

 Lựa chọn busway từ tủ hạ áp tới tủ không ưu tiên

Ta có dòng tính toán của phụ tải không ưu tiên:


1223, 25
Itt = = = 2077,19 (A)
√ đ 3.0, 4.0,85

Ta chọn Busway của hãng Schneider busway đồng 2500A

Chiều dài thanh busway đến trung tâm phụ tải 5m nên ta bỏ qua sụt áp

 Lựa chọn thanh cái cho tủ không ưu tiên

Dòng điện lớn nhất qua thanh cái của tủ điện không ưu tiên là:
Itt = 2077,19 (A)
Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép:
k1.k2.Icp ≥ Icb
k1 = 1 với thanh đật đứng
k2 - Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ môi
trường 250C, ta có k2 = 1
Ta có:
,
Icp≥ = = 2077,19 (A)
. .
Ta chọn thanh cái bằng đồng có Icp = 2620 A mỗi pha ghép 2 thanh có
thông số như sau:

81
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tiết diện Dòng cho phép Icp ở


Kích thước (mm) Khối lượng (kg/m)
(mm2) nhiệt độ +250c

80x8 640 5,698 2620

 Lựa chọn busway từ tủ phân phối không ưu tiên đến các tủ điện tầng

- Tòa nhà có 25 tầng căn hộ, mỗi tầng cao 3,2m, sử dụng 2 busway để cấp
điện từ tủ phân phối không ưu tiên đến các tủ điện tầng
- Ở chương 3, ta tính được công suất của tủ điện khối căn hộ không ưu tiên là
81,55 (kW)
- Busway 1 cấp điện từ tầng 2 đến tầng 14 có chiều dài L 1 = 3,2.13 = 41,6 m
81,55.13.0,6
Ib =
1 = = 1080,14 (A)
√ đ .cosφ √ . , . .

K3 = 1 Nhiệt độ đất 300C cách điện PVC


 k = 1.1.1.0,95 = 0,95
,
Icp≥ = = 1136,99 (A)
,

- Busway 2 cấp điện từ tầng 15 đến tầng 26 có chiều dài L 2 = 3,2.25 = 80 m


81,55.12.0,6
Ib = 2 = = 997,05 (A)
√ đ .cosφ √ . , . .

K3 = 1 Nhiệt độ đất 300C cách điện PVC


 k = 1.1.1.0,95 = 0,95
,
Icp≥ = = 1049,53 (A)
,

Chọn busway đồng do hãng LS Hàn Quốc chế tạo có thông số như sau:
Điện áp 1000 V
Dòng định mức thanh dẫn 1200 A
Vật liệu Đồng
Cấp cách điện Nhôm đúc
Số pha 3P4W
Nối đất +GE=100%E
Cấp bảo vệ IP54
Kích thước (cao.rộng) 160x180 mm
Trọng lượng 42 (Kg/m)
Bảng 0-25 Bảng thông số busway

82
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Thông số về trở kháng Busway LS cho ở bảng dưới

Dòng định mức Trở kháng (mΩ/100m)


r x
630 7,49 4,07
800 7,09 3,84
1000 5,49 2,99
1250 4,39 2,45
1600 3,10 1,71
2000 2,40 1,35
2500 1,86 1,05
7500 0,62 0,35
Bảng 0-26 Bảng thông số trở kháng của busway

 Lựa chọn aptomat bảo vệ cho busway

Dòng tính toán trên mỗi busway là Ib1 = 1136,99 (kW), Ib2 =1049,53 (kW)
vậy ta chọn aptomat do LG chế tạo có thông số như sau:

Loại Uđm(V) Iđm (A) Icđm (kA) Số cực


ABL1203 600 1200 65 4

 Lựa chọn aptomat bảo vệ cho tủ điện tầng

Công suất tính toán của tủ điện tầng là Ptầng = 81,55(kW), lấy cosφ = 0,85
ta được dòng tính toán là:
ầ 81, 55
Itt = = = 138,5(A)
√ đ 3.0, 4.0,85

Chọn aptomat do LG chế tạo có thông số như sau:

Loại Uđm(V) Iđm (A) Icđm (kA) Số cực


ABL203a 600 175 35 4

 Lựa chọn cáp từ busway đến tủ điện tầng

Dòng cho phép trên cáp là:


I tt 138, 5
Icp  = = 129,5 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat:

83
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1,25.IdmA 1,25.175
I cp    136,3 (A)
1,5.k 1,5.1,07
Kết hợp các điều kiện trên ta chọn đc cáp đồng hạ áp 4 lõi do hãng LENS chế tạo
có Icp = 174 A như sau:

Loại dây Đường kính d (mm)


ro (/km)
Icp(A)
Lõi Vỏ ở 200c
PVC(4.35)
7,1 28,5 0,524 174

B.Tính toán ngắn mạch

 Tính toán ngắn mạch tại tủ không ưu tiên (tủ điện khối căn hộ)

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
cái của tủ tổng hạ áp là:
Z = 0,596 + j4,81(m)
- Busway cấp từ tủ hạ áp tới tủ phân phối không ưu tiên có: ro = 0,024
mΩ/m, xo=0,014 mΩ/m, chiều dài l = 5m
Zc = (ro + jxo) . l = (0,024 + j.0,014) .5 = 0,12 + j0,07 (m)
Tổng trở là:
ZƩ = (0,596 + 0,12) + (4,81 + 0,07)
= 4,93 (m)
= 0,716+ j4,88 (m)
Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 46,84 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.46,84 = 119,24 (kA)

 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện tầng

- Trong phần trên ta đã tính được tổng trở khi ngắn mạch tính đến thanh
cái của tủ không ưu tiên là:
Z = 0,716 + j4,88 (m)
- Cáp cấp từ busway tới tủ điện tầng có: ro = 0,524 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km,
chiều dài l = 0,05km

84
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Zc = (ro + jxo) . l = (0,524 + j.0,1) .0,05 = 2,62 + j0,5 (m)


- Aptomat bảo vệ tủ có Iđm = 175A có điện trở tiếp xúc r1 = 0,6m, điện
trở và điện kháng cuộn bảo vệ quá dòng là r2 = 0,36m và x2 = 0,28m
ZAT = (r1 + r2) + jx2 = (0,6+0,36) + j0,28 = 0,96 + j0,28
Tổng trở trên đường dây là:
ZƩ = (0,716 + 2,62 + 0,96) + (4,88 + 0,5 + 0,28)
= 7,1 (m)
= 4,296 + j5,66 (m)
Dòng ngắn mạch có trị số:

IN = = = 32,53 (kA)
√ . Ʃ √ . ,

Ixk = √2.1,8.IN = √2.1,8.32,53 = 82,81 (kA)


C.Kiểm tra các thiết bị đã chọn

 Kiểm tra máy cắt tổng bảo vệ tủ không ưu tiên ( khối căn hộ )

Điện áp định mức UđmA = 690> 400 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 2500 > 2143,92 (A)

Dòng cắt ngắn mạch Icđm = 55 > 46,84 (kA)


Vậy máy cắt đã chọn ở trên là thỏa mãn.
 Kiểm tra thanh cái tủ không ưu tiên

Thanh cái được kiểm tra theo điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt.
Với tính toán ở trên IN = 46,84 (kA), Ixk = 119,24 (kA).
Dự định đặt ba thanh cái ba pha cách nhau 15 cm, mỗi thanh được đặt trên
hai sứ khung tủ cách nhau 70 cm.
70
Ftt = 1,76.10 . . 119,24 = 9,79 (kG)
15
Mômen uốn tính toán là:
. , .
M= = = 68,53 (kG.cm)
Mômen chống uốn của thanh 80x8 đặt đứng:
. ,
W= = 0,85 (cm3)
,
σtt = = = 80,6 (kG/cm )
,
Với α = 6 và tqđ = 0,5 s, kết quả kiểm tra thanh cái đã chọn cho ở bảng sau:

85
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đại lượng chọn và kiểm tra Kết quả

Dòng phát nóng lâu dài cho phép (A) k1.k2.Icp=1.1,04.2620= 2724,8 > Itt = 2143,92

Khả năng ổn định động (kG/cm ) σcp = 1400> σtt = 80,6

Khả năng ổn định nhiệt (mm) F = 640 > α.In. t đ = 6.46,84. 0,5 = 198,8

Bảng 0-27 Bảng kiểm tra thanh cái tủ không ưu tiên


Vậy thanh cái chọn ở trên thỏa mãn

 Kiểm tra sụt áp trên busway

Độ sụt áp trên busway được tính theo công thức sau:


∆U = √3.Itt.(r.cosφ+x.sinφ)L
- Busway 1 có chiều dài L1 = 41,6 m, r = 4,39 mΩ/100m, x = 2,45 mΩ/100m,
dòng tính toán là Ib1 = 1114,84 (A). Độ sụt áp lớn nhất trên busway là:
∆U = √3.1114,84.(0,00186.0,8+0,00102.0,6).0,0416
= 0,17 (V)
0,17
∆U% = .100 = 0,04 % < 5% thỏa mãn.
400
- Busway 2 có chiều dài L2 = 80 m, r = 4,39 mΩ/100m, x = 2,45 mΩ/100m,
dòng tính toán là Ib2 = 1029,08 (A). Độ sụt áp lớn nhất trên busway là:
∆U = √3.1029,08.(0,003512.0,8+0,00196.0,6).0,08
= 0,57 (V)
0, 57
∆U% = .100 = 0,14 % < 5% thỏa mãn
400
Vậy busway đã chọn thỏa mãn yêu cầu.

Lựa chọn cáp và thiết bị cho phụ tải căn hộ


A. Lựa chọn cáp và thiết bị

. Chọn aptomat tổng cho tủ điện căn hộ


Tòa nhà có 4 loại căn hộ nên chúng ta tính lần lượt từng loại căn hộ.
a. Chọn aptomat tổng cho tủ điện căn hộ loại 1
Ta có: Ptt = 9,94 kW
Dòng điện lớn nhất qua aptomat của căn hộ loại 1 là:
,
Itt = = = 53,16 (A)
đ . , . ,

b. Chọn aptomat tổng cho tủ điện căn hộ loại 2

86
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ta có: Ptt = 8,61 kW


Dòng điện lớn nhất qua aptomat của căn hộ loại 2 là:
,
Itt = = = 46,04 (A)
đ . , . ,

c. Chọn aptomat tổng cho tủ điện căn hộ loại 3


Ta có: Ptt = 7,5 kW
Dòng điện lớn nhất qua aptomat của căn hộ loại 1 là:
,
Itt = = = 40,12 (A)
đ . , . ,

d. Chọn aptomat tổng cho tủ điện căn hộ loại 4


Ta có: Ptt = 6,7 kW
Dòng điện lớn nhất qua aptomat của căn hộ loại 1 là:
,
Itt = = = 35,83 (A)
đ . , . ,

Ta chọn được aptomat do ABB chế tạo có:

Iđm
Aptomat Loại AT Uđm (V) Itt (A) Icđm (kA) Số cực
(A)

Căn hộ loại 1 S230 230 53,16 63 4,5 2

Căn hộ loại 2 S230 230 46,04 50 4,5 2

Căn hộ loại 3 S230 230 40,12 50 4,5 2

Căn hộ loại 4 S230 230 35,83 40 4,5 2

Bảng 0-24 Bảng chọn aptomat tủ căn hộ

 Lựa chọn cáp dẫn từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 1

Chọn cáp theo dòng phát nóng cho phép và theo điều kiện kết hợp với
Aptomat bảo vệ.
Điều kiện chọn:
I tt
Icp 
k
Với cáp không chôn dưới đất, không chôn trong tường mã chữ cái là E, tra
Bảng 5.2, 5.3, 5.4 ta có các hệ số hiệu chỉnh là:
k = k1.k2.k3
- k1 =1 ứng với mã chữ cái E
- k2 = 1 sử dụng 4 cáp 1 lõi (1 mạch)
- k3 = 1,07 với cách điện PVC ở nhiệt độ 25 C .
=> k = 1 . 1 . 1,07 = 1,07

87
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Dòng cho phép trên cáp là:


I tt 53,16
Icp  = = 49,68 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat: Dòng định mức aptomat là 63A
1,25.IdmA 1,25.63
Icp    49,07 (A)
1,5.1,07 1,5.1,07
Ta chọn được cáp hạ áp 2 lõi đồng cách điện PVC do hãng CADIVI chế tạo
có thông số như sau:

Loại dây Đường kính d (mm) Chiều dày ro


vỏ bọc (/km) Icp
Dây dẫn Tổng thể PVC (mm) ở 200c
PVC(2.8)
3,6 15,5 1,5 2,31 55

 Lựa chọn cáp dẫn từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 2

Chọn cáp theo dòng phát nóng cho phép và theo điều kiện kết hợp với
Aptomat bảo vệ.
Điều kiện chọn:
I tt
I cp 
k
Với cáp không chôn dưới đất, không chôn trong tường mã chữ cái là E, tra
Bảng 5.2, 5.3, 5.4 ta có các hệ số hiệu chỉnh là:
k = k1.k2.k3
- k1 =1 ứng với mã chữ cái E
- k2 = 1 sử dụng 4 cáp 1 lõi (1 mạch)
- k3 = 1,07 với cách điện PVC ở nhiệt độ 25 C .
=> k = 1 . 1 . 1,07 = 1,07
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 46, 04
Icp  = = 43,03 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat: Dòng định mức aptomat là 50A
1,25.IdmA 1,25.50
Icp    38,9 (A)
1,5.1,07 1,5.1,07
Ta chọn được cáp hạ áp 2 lõi đồng cách điện PVC do hãng CADIVI chế tạo
có thông số như sau:

88
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Loại dây Đường kính d (mm) Chiều dày ro


vỏ bọc (/km) Icp
Dây dẫn Tổng thể PVC (mm) ở 200c
PVC(2.5,5)
3 14,4 1,5 3,4 44

 Lựa chọn cáp dẫn từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 3

Chọn cáp theo dòng phát nóng cho phép và theo điều kiện kết hợp với
Aptomat bảo vệ.
Điều kiện chọn:
I tt
Icp 
k
Với cáp không chôn dưới đất, không chôn trong tường mã chữ cái là E, tra
Bảng 5.2, 5.3, 5.4 ta có các hệ số hiệu chỉnh là:
k = k1.k2.k3
- k1 =1 ứng với mã chữ cái E
- k2 = 1 sử dụng 4 cáp 1 lõi (1 mạch)
- k3 = 1,07 với cách điện PVC ở nhiệt độ 25 C .
=> k = 1 . 1 . 1,07 = 1,07
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 40,12
Icp  = = 37,5 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat: Dòng định mức aptomat là 50A
1,25.IdmA 1,25.50
Icp    38,9 (A)
1,5.1,07 1,5.1,07
Ta chọn được cáp hạ áp 2 lõi đồng cách điện PVC do hãng CADIVI chế tạo
có thông số như sau:

Loại dây Đường kính d (mm) Chiều dày ro


vỏ bọc (/km) Icp
Dây dẫn Tổng thể PVC (mm) ở 200c
PVC(2.5,5)
3 14,4 1,5 3,4 44

 Lựa chọn cáp dẫn từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 4

Chọn cáp theo dòng phát nóng cho phép và theo điều kiện kết hợp với
Aptomat bảo vệ.
Điều kiện chọn:

89
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

I tt
Icp 
k
Với cáp không chôn dưới đất, không chôn trong tường mã chữ cái là E, tra
Bảng 5.2, 5.3, 5.4 ta có các hệ số hiệu chỉnh là:
k = k1.k2.k3
- k1 =1 ứng với mã chữ cái E
- k2 = 1 sử dụng 4 cáp 1 lõi (1 mạch)
- k3 = 1,07 với cách điện PVC ở nhiệt độ 25 C .
=> k = 1 . 1 . 1,07 = 1,07
Dòng cho phép trên cáp là:
I tt 35,83
Icp  = = 33,49 (A)
k 1, 07
Kiểm tra điều kiện kết hợp Aptomat: Dòng định mức aptomat là 40A
1,25.I dmA 1,25.40
Icp    31,2 (A)
1,5.1,07 1,5.1,07
Ta chọn được cáp hạ áp 2 lõi đồng cách điện PVC do hãng CADIVI chế tạo
có thông số như sau:

Loại dây Đường kính d (mm) Chiều dày ro


vỏ bọc (/km) Icp
Dây dẫn Tổng thể PVC (mm) ở 200c
PVC(2.3,5)
2,4 11,4 1,5 5,3 34

D. Kiểm tra các thiết bị đã chọn

 Kiểm tra aptomat tổng bảo vệ tủ căn hộ

Căn hộ loại 1

Điện áp định mức UđmA = 230> 220 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 63 > 53,16 (A)

Vậy aptomat đã chọn ở trên là thỏa mãn


Căn hộ loại 2

Điện áp định mức UđmA = 230> 220 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 50 > 46,04 (A)

Vậy aptomat đã chọn ở trên là thỏa mãn

90
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Căn hộ loại 3

Điện áp định mức UđmA = 230> 220 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 50 > 40,12 (A)

Vậy aptomat đã chọn ở trên là thỏa mãn


Căn hộ loại 4

Điện áp định mức UđmA = 230> 220 (V)

Dòng điện định mức IđmA = 40 > 35,83 (A)

Vậy aptomat đã chọn ở trên là thỏa mãn


Kiểm tra độ sụt áp trên dây

- Tuyến cáp từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 1 có:


Dòng tính toán: Itt = 53,16 A
Chiều dài: L = 30 m
Cáp đồng tiết diện F = 10 mm2 có ro = 2,31 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km
Cáp 1 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau:
∆U = 2.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= 2 . 53,16 . (2,17 . 0,8 + 0,1 . 0,6) . 0,03 = 5,7 V
5, 7
∆U% = .100 = 2,6 % < 5% thỏa mãn
220
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện sụt áp
- Tuyến cáp từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 2 có:
Dòng tính toán: Itt = 46,04 A
Chiều dài: L = 30 m
Cáp đồng tiết diện F = 5,5 mm2 có ro = 3,4 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km
Cáp 1 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau:
∆U = 2.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= 2 . 46,04 . (3,4 . 0,8 + 0,1 . 0,6) . 0,03 = 7,68 V
7, 68
∆U% = .100 = 3,5 % < 5% thỏa mãn
220
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện sụt áp
- Tuyến cáp từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 3 có:
Dòng tính toán: Itt = 40,12 A
Chiều dài: L = 30 m

91
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cáp đồng tiết diện F = 5,5 mm2 có ro = 3,4 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km
Cáp 1 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau :
∆U = 2.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= 2 . 40,12 . (3,4 . 0,8 + 0,1 . 0,6) . 0,03 = 6,69 V
6,69
∆U% = .100 = 3,04 % < 5% thỏa mãn
220
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện sụt áp
- Tuyến cáp từ tủ điện tầng tới tủ điện căn hộ loại 4 có:
Dòng tính toán: Itt = 35,83 A
Chiều dài: L = 30 m
Cáp đồng tiết diện F = 3,5 mm2 có ro = 5,3 Ω/km, xo = 0,1 Ω/km
Cáp 1 pha cân bằng có trung tính nên độ sụt áp được tính như sau:
∆U = 2.Itt.(ro.cosφ+xo.sinφ)L
= 2 . 35,83 . (5,3 . 0,8 + 0,1 . 0,6) . 0,03 = 9,24 V
9, 24
∆U% = .100 = 4,2 % < 5% thỏa mãn
220
Vậy cáp đã chọn thỏa mãn điều kiện sụt áp

92
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 6. BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

3.9 TỔNG QUAN VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG


Điện năng là năng lượng được sử dụng phổ biến. Tính trung bình trong
toàn thể hệ thống điện thường có 10 – 15% năng lượng được phát ra bị mất mát
trong quá trình truyền tải và phân phối. Tổn thất điện năng tỷ lệ nghịch với bình
phương cấp điện áp. Đối với điện sinh hoạt ở cấp điện áp thấp thì tổn thất trong
truyền tải và phân phối điện càng lớn. Vì vậy việc thực hiện các biện pháp tiết
kiệm trong sử dụng là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang lại lợi ích cho
người sử dụng và cho nền kinh tế quốc dân.
Hệ số công suất cosφ là một chỉ tiêu đánh giá hộ tiêu thụ điện dùng điện
có hợp lý và tiết kiệm hay không. Do đó nhà nước đã ban hành các chính sách để
khuyến khích các hộ tiêu thụ điện nâng cao hệ số công suất cosφ. Ngày nay đối
với hộ tiêu thụ điện là sinh hoạt thì có yêu cầu hệ số công suất cosφ phải từ 0,9
trở lên.
Phần lớn các thiết bị tiêu thụ điện đều tiêu thụ công suất tác dụng P và
công suất phản kháng Q, nhưng thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng là:
- Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60% -65% tổng công suất phản
kháng của mạng.
- Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20% - 25%
- Đường dây không, điện kháng và các thiết bị điện khác tiêu thụ khoảng
10%
Để tránh truyền tải 1 lượng lớn Q trên đường dây, người ta đặt gần các hộ
tiêu dùng điện các máy sinh ra Q (tụ điện và máy bù đồng bộ) để cung cấp trực
tiếp cho phụ tải làm như vậy được gọi là bù công suất phản kháng. Khi có bù
công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ
nhỏ đi, do đó hệ số công suất cosφ của mạng được nâng cao, quan hệ giữa P, Q
và φ:

 = arctg

3.10 Ý NGHĨA CỦA VIỆC BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG


Bù công suất phản kháng để cải thiện hệ số công suất cho phép tiết kiệm
chi phí tiền điện, tận dụng tối đa công suất thiết kế, giảm được chi phí cho các
thiết bị đóng cắt và dây dẫn, v.v.. đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp
trong mạng điện.
Hệ số công suất cao cho phép tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi
đó các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Tuy nhiên để đạt được kết quả
tốt nhất, cần đặt tụ bù cạnh từng phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản
kháng.

93
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sau khi bù công suất phản kháng để cải thiện hệ số công suất ta sẽ đạt
được những lợi ích như sau:
- Giảm tổn thất công suất trên mạng điện

Tổn thất công suất trên đường dây được tính theo công thức sau:
∆P = R= R + R = ∆P(P) +∆P(Q)
Khi giảm Q truyền tải trên đường giây ta giảm được thành phần tổn thất
công suất ∆P(P) do Q gây ra.
- Giảm được tổn thất điện áp trên mạng điện

Tổn thất điện áp được tính như sau:


∆U = = + = ∆U(P) +∆U(Q)
Giảm lượng Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần ∆U(Q)
do Q gây ra.
- Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp

Khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều
kiện phát nóng, tức phụ thuộc vào đường điều kiện phát nóng, tức phụ thuộc vào
dòng điện cho phép của chúng.
Dòng điện chạy trên dây dẫn và máy biến áp được tính như sau:

I=

Biểu thức này chứng tỏ rằng với cùng một tình trạng phát nóng nhất định
của dây dẫn và máy biến áp (I = const) chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải
công suất tác dụng P của chúng bằng cách giảm công suất phản kháng mà chúng
phải tải đi. Vì vậy khi vẫn giữ nguyên đường dây và máy biến áp nếu công suất
của mạng được nâng cao (tức giảm lượng Q phải truyền tải) thì khả năng truyền
tải của chúng sẽ tăng lên.
3.11 CÁC VỊ TRÍ ĐẶT THIẾT BỊ BÙ
Tụ điện điện áp thấp (0,4kV) được đặt theo ba cách: đặt tập trung ở thanh
cái phía điện áp thấp của máy biến áp tòa nhà, đặt thành nhóm ở tủ phân phối
động lực và đặt phân tán ở từng thiết bị dùng điện
a. Đặt tập trung ở thanh cái phía điện áp thấp của tòa nhà

- Ưu điểm:
Phương án này được sử dụng trong trường hợp dung lượng bù khá lớn
hoặc khi có yêu cầu tự động điều chỉnh dung lượng bù để ổn định điện áp của
mạng
Giảm tiền phạt do tiêu thụ công suất phản kháng
- Nhược điểm: không giảm được tổn thất trong mạng điện tòa nhà
b. Phương án đặt tủ điện thành những nhóm ở tủ phân phối động lực

94
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Ưu điểm:
Hiệu suất sử dụng cao, giảm được tổn thất cả trong mạng điện cao áp lẫn
mạng điện áp thấp
Giảm tiền phạt do tiêu thụ công suất phản kháng
- Nhược điểm: Các nhóm tụ điện nằm phân bố phân tán khiến việc theo
dõi chúng trong khi vận hành không thuận tiện khó thực hiện việc tự động điều
chỉnh tụ bù
c. Đặt phân tán tụ bù ở từng tiết bị điện
- Ưu điểm: Xét về mặt giảm tổn thất điện năng mà xét thì việc đặt phân
tán tụ bù ở từng thiết bị điện có lợi hơn cả
- Nhược điểm: Với cách đặt này khi thiết bị điện nghỉ thì tụ điện cũng
nghỉ theo,do đó hiệu suất sử dụng không cao
Các thiết bị bù công suất phản kháng:
Trong mạng điện hạ áp có các thiết bị bù công suất phản kháng sau:
Tụ điện với lượng bù cố định (bù nền)
Thiết bị bù tự động (tự động bù theo tải)
Tụ bù nền: số lượng tụ nhất định. Có thể điều khiển bằng tay/bán tự động
(công tắc tơ)/mắc trực tiếp vào tải khi đóng tải.
Bộ tụ bù điều khiển tự động: cho phép điều khiển bù công suất tự động,
giữ cho hệ số công suất ở xung quanh giá trị cần thiết.
Cách tính dung lượng tụ bù:
Dung lượng bù được xác định theo công thức sau:
Qb = P(tg - tg )
Trong đó:
Qb - Dung lượng tụ, kVar
P - Tổng công suất tác dụng của phụ tải tại nút cần đặt bù, kW
tg , tg - Ứng với cos và cos 
3.12 TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO TÒA NHÀ
 Vị trí đặt thiết bị bù

Với các phương án chọn vị trí đặt tụ bù như đã nêu ở trên cùng với đặc
điểm, điều kiện vận hành của tòa nhà ta chọn phương án bù tập trung, tức là thiết
bị bù sẽ được đặt tập trung ở thanh cái của tủ hạ áp.
 Tính dung lượng bù

Phụ tải tòa nhà có công suất tính toán PTT = 1609,37 kW, hệ số công suất
cos = 0,85
- Với hệ số công suất trước khi bù cos = 0,85 ta có tg = 0,62

95
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Với hệ số công suất sau bù cos = 0,95 ta có tg = 0,33

Công suất của bộ tụ cần đặt để nâng hệ số cos lên 0,95 là:
Qb = P(tg - tg ) = 1609,37 ( 0,62 – 0,33 ) = 466,7 (kVar)

 Chọn tụ bù

Với Qb = 466,7 (kVar)


Vậy ta sẽ sử dụng tủ bù hạ thế 500 kVAr với 9 cấp động 50 kVAr và 1 cấp
nền 50 kVAr có thông số như bảng dưới:

Vỏ tủ bù ngoài trời, có kính, chân đế LITHACO cái 1


1800x900x650mm
SINO/ EPCOS/ DUCATI
Tụ bù 3P 50Kvar 415V/440V cái 10
/SAMWHA

MCCB 3P 100A LS cái 10

Contactor 3P 85A LS cái 9

Đồng hồ điều khiển cos phi 12 cấp SK cái 1

Relay trung gian 8 chân Korea cái 9

Đồng hồ đo Vôn 500V, Amper CNC cái 2


1600/5A
Biến dòng đo lường 3000/5A MR cái 1
1
Nhân công, dây điện, vật tư phụ VN hệ

Bảng 0-1 Bảng thông số tủ tụ bù 450 kvar

96
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 0.1 Tủ tụ bù hạ thế

97
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 7. HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT

3.13 TỔNG QUAN


Nối đất
Nối đất là để đảm bảo an toàn cho người lúc chạm vào các bộ phận có
mang điện áp. Khi cách điện bị hư hỏng những phần kim loại của thiết bị điện
hay các máy móc khác thường trước kia không có điện, bây giờ có thể mang
hoàn toàn điện áp làm việc. Khi chạm vào chúng, người có thể bị tổn thương do
dòng điện gây nên. Nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim
loại của thiết bị điện đến một trị số an toàn cho người. Những bộ phận này bình
thường không mang điện áp nhưng có thể cách điện bị thủng hoặc có sự cố làm
xuất hiện điện trên chúng.

Chống sét
Đối với người và súc vật, sét nguy hiểm là do nguồn điện áp cao và
dòng điện sét lớn. Như chúng ta đã biết chỉ cần một dòng điện rất nhỏ chỉ khoảng
vài chục miliampe đi qua người là chết người. Vì thế dễ hiểu khi bị sét đánh trực
tiếp thì thường gây chết người ngay.
Nhiều khi sét không phóng điện trực tiếp cũng gây nguy hiểm, bởi vì khi
dòng điện sét đi qua vật nối đất gây nên sự chênh lệch thế khá lớn tại những vùng
đất gần nhau. Nếu người hay gia súc đứng gần nơi bị sét đánh, có thế có điện áp
bước lớn gây nguy hiểm tới cơ thể người và gia súc.

Dòng điện sét có nhiệt độ rất lớn, khi phóng điện vào những vật dễ cháy
như tre, gỗ, nứa...nó có thể gây nên đám cháy lớn. Điều này cần đặc biệt chú ý
đến bảo vệ kho nhiên liệu và vật liệu dễ cháy nổ.

Khi sét đánh vào nhà và công trình, do tác động của dòng điện sét đi qua,
nhà và công trình sẽ bị hư hỏng về độ bền cơ học.

Vì thế trong hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có biện pháp bảo vệ
nối đất và chống sét. Hệ thống này vừa phải an toàn, có hiệu quả và tương đối
đơn giản.

3.14 HỆ THỐNG NỐI ĐẤT

98
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cách thực hiện nối đất


Có hai cách thực hiện nối đất : Nối đất tự nhiên và nối đất nhân tạo.
 Nối đất tự nhiên: là sử dụng các ống dẫn nước hay ống bằng kim loại
khác (trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy) đặt trong đất, các
kết cấu bằng kim loại của nhà cửa, các công trình có nối đất, các vỏ bọc
kim loại của cáp đặt trong đất… làm trang bị nối đất. Nối đất tự nhiên
được xác định bằng cách đo lường thực tế tại chỗ hoặc lấy theo tài liệu
thực tế.
 Nối đất nhân tạo: thường được thực hiện bằng cọc thép, ống thép, thanh
dẹt hoặc thép góc dài 2-3m chôn sâu xuống đất sao cho đầu trên của
chúng cách mặt đất khoảng 0,5-0,8m. Nhờ vậy sẽ giảm được sự thay đổi
điện trở nối đất theo thời tiết. Các ống thép hay thanh thép đó được nối
với nhau bằng cách hàn với thanh thép nằm ngang đặt ở độ sâu 0,5-0,8m.
Để chống ăn mòn các ống thép đặt trong đất phải có bề dày không được
nhỏ hơn 3,5mm, các thanh thép dẹt, thép góc không được nhỏ hơn 4cm. Tiết
diện nhỏ nhất cho phép của thanh thép là 48mm2.
Các sơ đồ nối đất cho trạm biến áp.
1. Sơ đồ TN-C
- Dây trung tính cũng là dây bảo vệ và được gọi là PEN (Protective Earth và
Neutral).
Sơ đồ TN-C đòi hỏi một sự đẳng thế hiệu quả trong lưới với nhiều điểm nối đất
lặp lại.
Lưu ý: Trong sơ đồ TN-C , chức năng “dây bảo vệ” được đặt lên hàng đầu, cao
hơn “vai trò trung tính”. Đặc biệt, dây PEN cần được nối trực tiếp với đầu nối đất
của tải và một cầu nối sẽ được nối với đầu trung tính.

99
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2. Sơ đồ TN-S
- Các thành phần của mỗi tải được nối với dây bảo vệ riêng (PE được nối
với trung tính của nguồn được nối đất trực tiếp).
- Dây PE phải đảm bảo luôn nối đất.

3. Sơ đồ TT
- Trung tính nối đất, vỏ kim loại nối đất, nó thích hợp cho lưới có sự kiểm
tra hạn chế

4. Sơ đồ IT
- Đây là sơ đồ trung tính cách ly và nối đất qua một tổng trở. Được dùng
khi có yêu cầu bức thiết về liên tục cung cấp điện.

100
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên sơ đồ Hoạt động Ưu điểm Nhược điểm


TN-C Khi trung tính nối đất và Các thiết bị bảo -Phải tính toán lại
mọi thành phần kim loại vệ truyền thống toàn bộ mạch nếu
nối với trung tính thì như Aptomat, có bất kì sự thay
mọi sự cố hở cách điện cầu chì đều đổi nào.
trở thành ngắn mạch được sử dụng -Cần phải nối đất
Pha-Trung tính do đó nếu dòng sự cố lặp lại.
kích hoạt bảo vệ quá quá lớn. -Mạch bị cách ly
dòng. ngay khi có sự cố
đầu tiên.
TN-S Khi vỏ thiết bị được nối Các thiết bị bảo -Phải tính toán lại
với dây bảo vệ PE thì vệ truyền thống toàn bộ mạch nếu
mọi sự cố hở cách điện như Aptomat, có bất kì sự thay
trở thành ngắn mạch cầu chì đều đổi nào
Pha-Đất được sử dụng -Dòng ngắn mạch
nếu dòng sự cố chạm đất lớn.
quá lớn. -Mạch bị cách ly
ngay khi có sự cố
đầu tiên.
TT Mọi thành phần của tải Dễ đi dây hơn -Đôi khi cần lắp
được bảo vệ bởi cùng khi mạch có thêm thiết bị
một loại thiết bị phải nối tổng trở không chống rò (RCD).
chung vào một hệ thống lớn. -Lựa chọn RCD
nối đất. dòng sự cố chạm Hệ thống này tốt cần phải kiểm tra
đất có thể quá nhỏ nên nhất để chống cắt bảo vệ chọn
không kích hoạt được hỏa hoạn khi lọc.
thiết bị bảo vệ. Do đó dòng chạm đất -Có thể cần lắp
thiết bị chống rò (RCD) lớn. đặt CB 4 cực.
hay được sử dụng cho sơ
-Mạch điện bị

101
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

đồ này. cách ly ngay khi


có sự cố thứ nhất
xảy ra.
IT Khi sự cố thứ nhất rò Cải thiện độ tin -Yêu cầu phải có
cách điện xảy ra, dòng cậy cung cấp giám sát cách
rò rất nhỏ nên không quá điện: khi sự cố điện của các thiết
nguy hiểm, tuy nhiên sự thứ nhất xảy ra bị.
cố cần được phát hiện và nguồn không -Phải phát hiện
loại bỏ. Khi sự cố thứ 2 nhất thiết phải và định vị sớm sự
xảy ra, các thiết bị bảo cắt. cố thứ nhất để
vệ sẽ tự động loại bỏ sữa chữa.
mạch sự cố. -Yêu cầu nhân
viên vận hành
phải lành nghề.
- Do công trình là chung cư cao tầng và không yêu cầu cao về tính liên tục
cung cấp điện,… nên ta chọn sơ đồ TN-S.

Tính toán hệ thống nối đất cho trạm biến áp.


Xác định điện trở của cọc chôn sâu trong đất:

Hình 0.1 Cọc nối đất

Ta có:
ρ  2l 1 4t  l 
R1C  .k hc  ln  ln
2πl  d 2 4t  l 
trong đó:
R1C - điện trở nối đất của mỗi cọc
ρ - trị số điện trở suất của đất được tra bảng

102
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

khc - hệ số hiệu chỉnh điện trở suất của đất, phụ thuộc vào trạng thái của
đất
m - độ chôn sâu của cọc, tính từ điểm đầu cọc tới mặt đất: m = (0,5÷0,8)m
l
t - độ chôn sâu của cọc, tính từ mặt đất tới điểm giữa của cọc: t  m 
2
d - đường kính ngoài của cọc.
l - là chiều dài của cọc: l = ( 2÷3)m

Giá trị điện trở suất Giá trị điện trở suất
Loại đất
giới hạn (Ωm) khi thiết kế (Ωm)
-Nước biển 0,15 ÷ 0,25 0,2
-Đất đen 0,5 ÷ 100 8
-Đất sét ẩm 2 ÷ 12 10
-Nước sông, ao hồ 10 ÷ 500 20
-Đất pha sét 20 ÷ 200 30
-Đất vườn, đất ruộng 20 ÷ 100 40
-Bê tông 40 ÷ 1000 100
-Đất khô 20 ÷ 1000 100
-Đất pha cát 300 ÷ 500 400
-Than 1000 ÷ 5000 2000
-Đất đá nhỏ 1000 ÷ 50000 3000
-Cát 1000 ÷ 10000 3000
-Đất đá lớn 10000 ÷ 50000 20000
Bảng 0-1 Trị số điện trở suất của đất

Cực nối đất Đất ẩm Đất tr.bình Đất khô


Thanh ngang dẹt chôn sâu 0,5m 6,5 5 4,5
Thanh ngang dẹt chôn sâu 0,8m 3 2 1,6
Cọc đóng sâu cách mặt đất 0,5÷0,8m 2 1,5 1,4
Bảng 0-2 Giá trị hệ số khc

103
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tỉ số a/l
Số cọc chôn thẳng đứng (a :khoảng cách giữa các cọc, l :chiều dài
cọc)
1 2 3
ηc ηt ηc ηt ηc ηt
I. Các cọc đặt thành dãy:
3 0,78 0,80 0,86 0,92 0,91 0,95
4 0,74 0,77 0,83 0,87 0,88 0,92
5 0,70 0,74 0,81 0,86 0,87 0,90
6 0,63 0,72 0,77 0,83 0,83 0,88
10 0,59 0,62 0,75 0,75 0,81 0,82
15 0,54 0,50 0,70 0,64 0,78 0,74
20 0,49 0,42 0,68 0,56 0,77 0,68
30 0,43 0,31 0,65 0,46 0,75 0,58
II. Các cọc đặt theo chu vi mạch
vòng: 0,69 0,45 0,78 0,55 0,85 0,70
4 0,62 0,40 0,73 0,48 0,80 0,64
6 0,58 0,36 0,71 0,43 0,78 0,60
8 0,55 0,34 0,69 0,40 0,76 0,56
10 0,47 0,27 0,64 0,32 0,71 0,47
20 0,43 0,24 0,60 0,30 0,68 0,41
30 0,40 0,21 0,56 0,28 0,66 0,37
50 0,38 0,20 0,54 0,26 0,64 0,35
70 0,35 0,19 0,52 0,24 0,62 0,33
100
Bảng 0-3 Hệ số sử dụng ηc của cọc chôn thẳng đứng và ηt của thanh/ dây nối
các cọc
Sơ bộ chọn điện cực tiếp địa là sử dụng cọc nối đất bằng thép bọc đồng ɸ16,
chiều dài lc= 2,5 m, chôn cách nhau 5m và chôn sâu m = 0,8m.
Vậy xác định điện trở nối đất mỗi cọc như sau:
Ta có:
ρ = 100 Ωm điện trở suất của đất (đất khô)
khc = 1,4 (tra bảng 7.2 đất khô)
d = 0,016 m
l = 2,5 m

104
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

m = 0,8 m
Ryc = 4 (Ω)
2,5
=> t  0,8   2,05 m
2
100  2.2,5 1 4.2,05  2,5 
=> R1c  .1, 4. ln  ln   54,03 (Ω)
2.3,14.2,5  0,016 2 4.2,05  2,5 
Xác định số cọc sơ bộ như sau:
R1c 54,03
n   13,5
R yc 4
Vậy ta chọn sơ bộ 14 cọc.
+ Xác định tổng trở tương đương của 14 cọc:
Hệ số sử dụng cọc:
Tỷ lệ khoảng cách cọc/ chiều dài cọc = 5/2,5 = 2
Tra bảng 7.3 không có giá trị ηc và ηt của 14 cọc nên ta sử dụng phương pháp
nội suy để tính toán các giá trị ηc và ηt cho 14 cọc. Tra bảng ta có các giá trị ηc và
ηt tương ứng với số cọc n=10 và n=15 như sau:
n=10 thì ηc =0,75 và ηt = 0,75
n=15 thì ηc =0,7 và ηt = 0,64
Dùng phương pháp nội suy ta tính được các hệ số ηc và ηt tương ứng với
số cọc là n=14 như sau:
 14  10 
c  0,75  (0,7  0,75).   0,71
 15  10 
 14  10 
t  0,75  (0,64  0,75).   0, 662
 15  10 
+ Xác định điện trở thanh nối nằm ngang
Thanh nối sử dụng băng đồng tiếp địa có bề rộng b = 0,05 m và được
chôn sâu h = 0,8m. Thanh nối nối qua 14 cọc.
Chiều dài thanh nối L = 13.5 =65 (m)

105
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 0.2 Thanh nối ngang


Điện trở nối đất của các thanh nối ngang:
1  2.L2 
R ng  ..k hc .ln  
2L  b.h 
Trong đó:
b - bề rộng thanh nối, b = 0,05m
ρ - điện trở suất của đất ( ρ =100 đối với đất khô)
khc = 1,6 (Tra bảng 7.2)
L - chiều dài chu vi mạch vòng tạo nên bởi các thanh nối,
L=65m
h - độ sâu chôn thanh nối, h = 0,8 m
1  2.652 
=> R ng  .100.1,6.ln    4,81 Ω
2.65  0,05.0,8 
Giá trị điện trở của các điện cực thẳng và thanh nối ngang có xét đến hệ số sử
dụng như sau:
R 1c 54,03
Rc    5, 44 (Ω)
n.c 14.0,71
R ng 4,81
R 'ng    7,27 (Ω)
t 0,662
Tổng trở của hệ thống nối đất:
R c .R 'ng 5,44.7,27
R    3,1 (Ω)
Rc  R '
ng 5, 44  7, 27
Vậy RΣ < Ryc = 4Ω nên việc chọn sơ bộ là đúng.

106
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 0.3 Sơ đồ cọc tiếp địa trạm biến áp

3.15 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT


Đặt vấn đề
Giông sét là một hiện tượng thiên nhiên, đó là sự phóng tia lửa điện khổng
lồ trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất. Khi sét đánh trực tiếp hay gián
tiếp vào nhà hay công trình không những làm hư hại nghiêm trọng cho phương
tiện vật chất mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế nhà ở và
các công trình công cộng tùy theo mức độ nhất thiết phải có hệ thống các thiết bị
chống sét và biện pháp bảo vệ khi có sét đánh.
Với trung tâm thương mại là khu mua sắm, giải trí đông người, để đảm bảo
an toàn về con người và tài sản là việc làm cần thiết. Do đó công trình cần được
bảo vệ chống sét đánh thẳng và chống việc xuất hiện các vùng mang điện áp cao
do các đường dây.
Căn cứ vào đặt tính tác dụng của dòng điện sét, tầm quan trọng và quá trình
sử dụng theo các yêu cầu công nghệ. Toàn bộ các nhà và công trình được phân
thành 3 cấp bảo vệ:

Bảo vệ cấp I: Những công trình, trong đó có tỏa ra các chất khí hoặc hơi
cháy, cũng như các bụi hoặc sợi dễ cháy chuyển sang trạng thái lơ lửng và có khả

107
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

năng kết hợp với không khí hoặc chất ôxi-hóa khác tạo thành các hỗn hợp nổ, có
thể xảy ra ngay trong điều kiện làm việc bình thường kể cả điều kiện làm việc
bình thường ngắn hạn ( mở hoặc đóng thiết bị, chứa hoặc rót các chất dễ bắt lửa
hoặc các chất lỏng chảy qua các bình để hở...). Khi xảy ra nổ sẽ gây ra những phá
hoại lớn và làm chết người.

Bảo vệ cấp II: Những công trình, trong đó có tỏa ra các chất khí, hơi, bụi
hoặc sợi cháy và có các hỗn hợp nổ. Nhưng khả năng này chỉ xảy ra khi có khả
năng kết hợp với không khí hoặc các chất ôxi- hóa khác tạo thành sự cố hoặc làm
sai quy tắc, không thể xảy ra khi làm việc bình thường. Khi xảy ra nổ chỉ gây ra
những hư hỏng nhỏ và không làm chết người.

Bảo vệ cấp III: Tất cả những công trình còn lại.

Với chung cư là nơi sinh hoạt của nhiều hộ dân, để đảm bảo an toàn về
con người và tài sản là việc làm cần thiết. Do đó với công trình cần được bảo vệ
chống sét đánh thẳng và chống việc xuất hiện các vùng mang điện áp cao do các
đường dây, đường ống bằng kim loại dẫn vào công trình.

Các dạng của bộ thu sét


 Kim thu sét
Kim thu sét là một thanh vót nhọn đặt trên đỉnh công trình, nó được nối
xuống đất bởi một hoặc nhiều dây dẫn ( thường là dây đồng ).
 Dây chống sét
Dây này được kéo dài suốt cấu trúc cần bảo vệ.
 Lồng thu sét (lồng Faraday)
Lồng thu sét gồm các đai sét nối song song xuống đất bên ngoài tòa nhà,
các thanh được nối ngang nếu tòa nhà cao. Kết quả tạo thành lưới 15x15 hoặc
10x10m, điều này tạo nên lưới đẳng thế tốt hơn cho tòa nhà và chia nhỏ dòng sét,
vì vậy giảm được đáng kể trường điện từ và hiện tượng cảm ứng.
 Thiết bị thu sét tiên đạo
Trong cơn dông, bộ phận xử lý của kim sẽ hình thành một vùng từ
trường rộng lớn ở trên đầu mũi kim. Khi có tia sét đánh xuống vùng bảo vệ này,
một tia năng lượng đặc biệt sẽ được phóng xuất ra, tiếp xúc với tia sét trước ( tiên
đạo nghĩa là đến trước) khi nó chạm vào tòa nhà. Qua đó, chuyển hướng tia sét
về phía mũi kim thu sét.

108
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tính toán hệ thống chống sét


 Tính xác suất sét đánh tổng hợp

a) Xác suất sét đánh vào công trình


Thông số công trình:
Chiều cao H = 85m, Chiều rộng W = 30m, Chiều dài L= 72m
Diện tích thu sét hữu dụng Ac (m2) sẽ là như sau: (TCVN 9385_2012)
Ac=L.W+2.H.(L+W)+ π.H2 =72.30+2.85.(72+30)+ π.852 =42198,7 m2
Xác định xác suất sét đánh vào công trình trong 1 năm được tính như sau:
p = Ac . Ng .10-6 =42198,7.10,9.10-6 = 0,45
Trong đó:
Ng : Mật độ sét đánh (lần/km2/năm), tra theo TCVN 9385_2012 bản đồ
mật độ sét đánh trong năm trên lãnh thổ Việt Nam. Ta tra được N g =10,9
b) Xác suất sét đánh cho phép
Xác suất sét đánh cho phép được lấy bằng p o = 10-5 trong một năm.

c) Xác suất sét đánh tổng hợp


Sau khi đã thiết lập được giá trị của p, là số lần sét có khả năng đánh vào công
trình trong một năm, tính xác suất sét đánh tổng hợp bằng cách nhân p với các
"hệ số điều chỉnh" được cho ở các bảng từ Bảng 5 đến Bảng 9 trong TCVN
9385_2012. Nếu xác suất sét đánh tổng hợp này lớn hơn xác suất sét đánh cho
phép po = 10-5 trong một năm thì cần phải bố trí hệ thống chống sét.

Xác định xác suất đánh tổng hợp:

P = p. A.B.C.D.E
Trong đó: các hệ số điều chỉnh A,B,C,D,E được tra từ bảng 5 đến bảng 9 tài liệu
TCVN 9385_2012
- Hệ số theo dạng công trình: A=1,3 ( Nơi tập trung đông người,trung tâm
thương mại).
- Hệ số theo kết cấu công trình: B=0,4 ( Kết cấu công trình là bê tông cốt
thép có mái không phải bằng kim loại).
- Hệ số theo công năng sử dụng: C=1,7 ( Nơi tập trung đông người).
- Hệ số theo mức độ cách ly: D=2 (Công trình cao hơn hẳn các công trình và
cây cối xung quanh ít nhất 2 lần).
- Hệ số theo dạng địa hình: E=0,3 ( Vùng đồng bằng, trung du).

Vậy xác suất sét đánh tổng hợp:


P = p. A. B. C. D. E
= 0,45. 1,3 .0,4 .1,7 .2 .0,3 = 0,238 > po = 10-5
=> Công trình cần lắp đặt hệ thống chống sét.

109
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2. Tính toán kim thu sét


Công trình sử dụng thiết bị thu sét tia tiên đạo CARITEC PCS-ESE-3.350.
Đầu thu sét được đặt tại vị trí cao nhất của tòa nhà và bán kính bảo vệ được tính
theo công thức sau:
R p  h(2D  h)  L(2D  L)
Trong đó:
Rp : Bán kính bảo vệ mặt phẳng ngang tính từ chân đặt kim thu
sét
h : Chiều cao đầu thu sét ở trên bề mặt được bảo vệ
D : Chiều cao ảo tăng thêm khi chủ động phát xung theo tiêu
chuẩn cấp bảo vệ dựa vào tiêu chuẩn NFC 17-102/1995 Pháp
Tiêu chuẩn độ cao như sau:
+ 20m dùng cho cấp I (Công trình: xăng dầu, kho đạn, khí gas)
+ 30m dùng cho cấp II (Công trình: Triển lãm, khu di tích lịch
sử xếp hạng quốc gia; VP chính phủ; Toà nhà quốc hội….)
+ 45m dùng cho cấp III (Công trình: Tòa nhà VP, CT dân dụng,
công nghiệp...)
T (s): thời gian phát tia tiên đạo theo thực nghiệm
L : 106 . T
Thay vào công thức trên với :
h = 5m.
D =45 m tương ứng với bảo vệ cấp III.
∆T của Caritec PCS-ESE-3.350 = 30µs = 30. 10-6s
∆L= 106 .ΔT = 30 s

=> R p  5.(2.45  5)  30.(2.45  30)  63,4 m

Chọn loại có Rp = 65 m với bán kính bảo vệ cấp III.

110
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chọn kim thu sét ELLIPS bán kính bảo vệ 65 m

Thông số :
- Thời gian chủ động phóng tia tiên đạo 25µs
- Bán kính bảo vệ : Cấp III: 65 Mét (H=5 Mét)
- Sản xuất theo tiêu chuẩn NF C 17-102 của Pháp
- Hãng: LPSFR
- Model: ELLIPS 1.2
- Xuất xứ: PHÁP

3. Hệ thống tiếp địa chống sét.

Hệ thống nối đất chống sét: Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết
và phụ kiện đầu nối được bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác
dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn và nhanh chóng. Cọc nối đất bằng
thép bọc đồng ɸ16, chiều dài l = 2,5m chôn cách nhau 5m,chôn sâu cách mặt đất

111
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

m = 0,8m liên kết với nhau bằng băng đồng trần 50x3mm. Điện trở nối đất chống
sét ≤ Ryc = 10 Ω (tiêu chuẩn TCVN9385-2012).
Xác định điện trở nối đất mỗi cọc:
ρ  2l 1 4t  l 
R 1C  .k hc ln  ln
2πl  d 2 4t  l 
Trong đó:

R1C là điện trở nối đất mỗi cọc

ρ = 100 (Ωm) là điện trở suất của đất (đất khô)

khc = 1,4 (Tra bảng 8,2 đất khô)


d = 0,016m
l = 2,5m
m = 0,8m
2,5
=> t  0,8   2,05 m
2
100  2.2,5 1 4.2,05  2,5 
=> R1c  .1,4. ln  ln   54,03 (Ω)
2.3,14.2,5  0,016 2 4.2,05  2,5 
Xác định số cọc sơ bộ như sau:
R1c 54,03
n   5,4
R yc 10
Vậy ta chọn sơ bộ là 6 cọc.
+Xác định tổng trở tương đương của 6 cọc:
Hệ số sử dụng cọc:
Tỷ lệ khoảng cách cọc/ chiều dài cọc=5/2,5=2
Tra bảng 8.3 ta được các giá trị ηc và ηt của 6 cọc như sau:
n = 6 thì ηc = 0,77 và ηt = 0,83
+ Xác định điện trở thanh nối nằm ngang:
Thanh nối sử dụng rải băng đồng tiếp địa có bề rộng b = 0,05m và được
chôn sâu h=0,8 m. Thanh nối nối qua 6 cọc và nối đến chân tòa nhà cách 5m.
Chiều dài thanh nối l = 5.5 + 5 = 30 m.
Điện trở nối đất của các thanh nối với 6 cọc:

1  2l 2 
Rng   .khc .ln  
2 l  b.h 

112
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trong đó:
Rng là điện trở nối đất của thanh nối ngang
b là bề rộng thanh nối, b=0,05m
ρ là điện trở suất của đất ( ρ =100 đối với đất khô)
khc = 1,6 (Tra bảng 8.2)
l là chiều dài (chu vi) mạch vòng tạo nên bởi các thanh nối, l = 30m
h là độ sâu chôn thanh nối, h = 0,8 m.
1  2.302 
=> R ng  .100.1,6.ln    9,1 (Ω)
2..30  0,05.0,8 
Giá trị điện trở của các điện cực thẳng và thanh nối ngang có xét đến hệ số
sử dụng như sau:
R 1c 54,03
Rc    11,69 (Ω)
n.c 6.0,77
R ng 9,1
R 'ng    10,96 (Ω)
t 0,83
Xác định tổng trở nối đất cho hệ thống chống sét như sau:
R c .R 'ng 11,69.10,96
R    5,7 (Ω)
Rc  R '
ng 11,69  10,96
Vậy RΣ =5,7 (Ω) < Ryc = 10 (Ω) nên việc chọn sơ bộ là đúng.

Hình 0.4 Sơ đồ cọc tiếp địa chống sét

113
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

114
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thiết kế cấp điện


Vũ Văn Tẩm – Ngô Hồng Quang ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ).
2. Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500 kV
Ngô Hồng Quang ( Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật ).
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9206 : 2012
Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385 : 2012
Chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ
thống.
6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9358 : 2012
Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp, yêu cầu chung
7. QCVN 09:2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - về các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả.
8. LS busway catalogue.

115
SV: LÊ VĂN HÀ
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NÔI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KẾT LUẬN

Qua một học kỳ nghiên cứu các tài liệu, bằng kiến thức đã được học trong
trường cùng sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy cô, bạn bè. Đã giúp em vận
dụng, hoàn thành đề tài tốt nghiệp với nội dung đề tài: "Thiết kế cung cấp điện
cho dự án Chung cư ", trong thời gian quy định. Qua quá trình làm đồ án tốt
nghiệp em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về hệ thống cung cấp điện cho
một tòa nhà cao tầng. Chúng em đã hiểu được một số vấn đề sau:
- Tính toán phụ tải
- Chọn phương án cấp điện ,chọn máy biến áp, máy phát điện
- Cải thiện hệ số công suất
- Tính toán ngắn mạch
- Chọn dây dẫn
- Chọn thiết bị bảo vệ
- Tính toán sụt áp
Em đã cố gắng để hoàn thành đồ án này, nhưng do trình độ có hạn và chưa
có nhiều kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót, thiếu sót. Rất mong các
thầy cô, các anh chị và các bạn góp ý để em học hỏi và rút kinh nghiệm về sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

116
SV: LÊ VĂN HÀ

You might also like