You are on page 1of 2

Vì sao hiện nay công nghiệp hóa lại gắn liền với hiện đại hóa

Sự tồn tại của loài người luôn gắn liền với nhiều cuộc cách mạng. Công nghiệp hóa
chính là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế về kỹ thuật vĩ đại mà loài
người đã và đang trải qua.
1. Công nghiệp hóa là gì?
 Trước hết, chúng ta hiểu công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế,
là lĩnh vực sản xuất hàng hóa, của cải vật chất nhằm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh. Đây là một hoạt động kinh
tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của công
nghệ, khoa học kĩ thuật. Hóa có nghĩa là chuyển đổi, chuyển hóa, biến
đổi, ...
 Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công
nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một
nền kinh tế gồm tỷ trọng về lao động, giá trị gia tăng, tỷ trọng về sản
phẩm … Nói cách khác đây là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Từ nền công nghiệp sản
xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công, đơn giản sang sản xuất công
nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghệ hiện đại làm tăng năng
suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
 Tuy nhiên khái niệm công nghiệp hóa này luôn mang tính lịch sử, có
nghĩa ở từng giai đoạn, từng điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì nội
dung khái niệm công nghiệp hóa có sự khác nhau.

2. Hiện đại hóa là gì?


 Hiện đại hóa được hiểu là việc trang bị, ứng dụng những thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao
động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những
thành tựu công nghệ. Đây là thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến
trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật
tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc độ mau chóng
chưa từng thấy trong lịch sử.

3. Tại sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?
a) Chung:
 Công nghiệp hóa biến đổi cơ bản lao động thủ công thành lao động sử
dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, còn quá trình ứng dụng và trang bị
những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất
thì công nghiệp hóa không có giá trị mà chúng ta còn cần phải vận
dụng sự biến đổi công nghiệp hóa vào các ngành sản xuất, lưu thông,
dịch vụ, quản lý thì sự công nghiệp hóa đó mới thật sự đúng nghĩa và
đem lại lợi ích cho đất nước. Việc áp dụng công nghiệp hóa vào các
mặt của đất nước ta gọi đó là hiện đại hóa, do đó công nghiệp hóa
phải gắn liền với hiện đại hóa.

 Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về khinh tế so với các
nước trong khi vực và trên thế giới.

 Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công
nghiệp hóa rút ngắn thời gian.

b) Ở Việt Nam:

 Đây là quá trình biến một nước nông nghiệp lúa nước thành nước
công nghiệp với những rang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, có
khí hóa lên tự động hóa.

 Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các
nước trong khi vực và trên thế giới. Nước ta bước vào công nghiệp
hóa với điểm xuất phát thấp. Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn
liền với hiện đại hóa vì nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so
với các nước khác. Vì vậy muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so
với các nước phát triển thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện
đại hóa. Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đến nay), cơ sở vật chất
– kĩ thuật bước đầu được tăng cường.

 Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho nước ta thực hiện mô


hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian. Vì là thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) nên cần kết hợp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhằm tạo chất lượng tăng trưởng, chất lượng
cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế.

You might also like