You are on page 1of 2

BÀI TẬP KIM LOẠI (B2)

Bài 1:
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá về các hợp chất của đồng

b-Cho A7 tác dụng với KIO3 thu được kết tủa A, hàm lượng Cu trong A là 15,46%. Hoà tan A bão
hoà trong nước lọc thu được dung dịch A. Lấy 20ml dung dịch A, axit hóa, thêm KI dư vào (dung
dịch B). Chuẩn độ dung dịch B thấy hết 15ml dung dịch Na2S2O3 0,02M. Xác định Ks của A.
Bài 2:
a- Dựa vào các dữ kiện sau hãy cho biết ở điều kiện chuẩn Cu có tan trong dung dịch HI 1M không?
b- Dựa vào các dữ kiện sau chứng minh Cu2+ oxi hoá được I-
Ks của CuI= 10-12; Eo(Cu+/Cu) =0.52V; Eo(Cu2+/Cu+) = 0,153V; Eo(2H+/H2) =0
Bài 3: Một hợp kim gồm Fe, Ni và Cu. Người ta phân tích hàm lượng các kim loại trong mẫu hợp
kim theo quy trình sau: Hoà tan hoàn toàn 2,1 g hợp kim trên trong dung dịch HNO3 đặc nóng rồi
thêm NH3 đặc dư vào dung dịch thu được dung dịch A và kết tủa B. Lọc tách kết tủa B, nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,9g chất rắn. Axit hoá dung dịch A thu được 100mL
dung dịch D. Lấy 10mL dung dịch D, thêm KI dư rồi chuẩn độ với Na2S2O3 0,1M thấy hết 18mL.
xác định % vê khối lượng các kim loại trong mẫu hợp kim nói trên.
Bài 4- Dung dịch X chứa 4 ion trong số các ion sau đây: Cu2+, Zn2+, Fe2+, Fe3+, Co2+, Cr3+, Mn2+,
Al3+. Để xác định các ion trong dung dịch X, người ta tiến hành các hành các thí nghiệm sau:
Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X, lọc thu được dung dịch X1 và kết tủa Y1.
Cho dung dịch HCl vào dung dịch X1 thu được dung dịch X2. Cho dung dịch Na2S dư vào dung dịch
X2 thu được kêt tủa Y2. Cho dung dịch HCl đặc dư vào kết tủa Y2 được kết tủa đen Y3 và dung dịch
X3. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X3 thấy dung dịch có màu vàng. Thêm H2O2 dư vào dung
dịch màu vàng, thấy dung dịch chuyển sang màu hồng đậm.
Cho kết tủa Y1 vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X4 và kết tủa Y4. Nhỏ Br2 vào dung dịch
X4 thấy dung dịch có màu vàng. Hoà tan kết tủa Y4 trong dung dịch H2SO4 được dung dịch X5. Cho
dung dịch K4[Fe(CN)6] vào dung dịch X5 thấy xuất hiện kết tủa xanh đậm. Xác định 4 ion có trong
dung dịch X.
Bài 5- Hợp kim X có chứa Ni, Cu và tạp chất trơ. Để xác định hàm lượng của các kim loại trong hợp
kim người ta hoà tan hoàn 3,142g hợp kim này trong HNO3 đặc nóng dư. Đun đuổi axit dư, dung dịch
Y sau phản ứng được định mức đến 100mL.
Lấy 10mL dung dịch Y, thêm KI dư, rồi chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,2M thì thấy hết 18,4mL.
Nếu lấy 10mL dung dịch Y chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,2M (đệm amoni) thì thấy hết 23 mL.
Xác định hàm lượng mỗi kim loại trong mẫu. Biết cả hai kim loại đều tạo phức với EDTA theo tỉ lệ
1:1.
Bài 6-Chất A và B đều có chứa phức anion, bát diện của cùng một nguyên tố, cùng một loại phối tử,
nhưng lại có giá trị momen từ khác nhau: μA = 0; μB=1,72D. Khi cho 20ml dung dịch chất A, nồng
độ 0,1M phản ứng với 1,324g Pb(NO3)2 thấy tạo thành 1,252 g kết tủa trắng và trong dung dịch chỉ
chứa muối K. Khi cho 1,27g FeCl2 vào dung dịch A( dư) thấy tạo thành 1,62g kết tủa trắng G, G có
chưa 51,85%Fe về khối lượng). Khi để ngoài không khí , G chuyển thành chất D kết tủa màu xanh.
Khi cho FeCl2 phản ứng với dung dịch B ngay lập tức tạo thành kết tủa E có thành phần giống với
kết tủa D.
Xác định các chất A-E, viết các ptpw xảy ra.
Giải thích sự khác nhau giữa kết tủa D và E.
Bài 7- Hòa tan 1,066 gam tinh thể hiđrat A của một kim loại M tan trong nước được dung dịch màu
xanh. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được ngay 1,148 gam kết tủa trắng X
và dung dịch B. Kết tủa X là chất dễ bị phân hủy. Đun nóng B với H2O2 trong môi trường kiềm thu
được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 1,013 gam kết tủa Y màu vàng; Y
đồng hình với BaSO4. Dung dịch của A nếu pha loãng hoặc đun nóng đều có màu sắc thay đổi. Theo
dõi quá trình mất nước của A (trong khí HCl) người ta thấy ở 150o, khối lượng giảm 6,75%, và đến
300oC khối lượng giảm 40,52%
Hãy xác định công thức của các chất A, B, C, X, Y và viết các phương trình hóa học xảy ra trong các
thí nghiệm trên. Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b- Trong điều kiện thích hợp người ta tách được 3 chất A1, A2, A3 là các đồng phân của A. Viết công
thức cấu tạo của A1, A2, A3; trình bày phương pháp hóa học để phân biệt A và các đồng phân của
A.
Bài 8: Người ta thực hiện thí nghiệm sau:
Hòa tan 2,000 gam tinh thể muối Morh (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O vào nước, thêm axit H2SO4 làm môi
trường (dung dịch A). Thêm từ từ dung dịch H2C2O4 vào dung dịch A, đun nóng, thu được kết tủa D
màu vàng. Lọc kết tủa D. Cho D tác dụng với K2C2O4 và H2O2 thu được dung dịch Y. Đun dung dịch
Y cho bay hơi bớt nước, sau đó làm lạnh dung dịch thu được 1,566 gam tinh thể Z màu xanh là phức
chất đơn nhân của Fe. Hiệu suất của cả quá trình đạt 85%.
Lấy 0,361gam tinh thể Z pha thành 50ml dung dịch Z. Chuẩn độ 10ml dung dịch Z (trong môi trường
H2SO4) bằng dung dịch KMnO4 0,01M thì thấy hết 16,0 ml.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo các đồng phân bền của tinh thể Z.
Bài 9: A, B là hai kim loại ở hai chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng 1 nhóm. Khi cho 2 kim loại này phản ứng với
đơn chất phi kim X tạo ra hợp chất tương ứng A1, B1. Khi cho A1 hoặc B1 phản ứng với CO2 đều thu được
một loại muối D (hoặc D1) và giải phóng phi kim X. Muối D bền nhiệt, không bị phân tích khi nóng chảy.
Cho D tác dụng với dung dịch HCl thấy giải phóng khí CO2. Hàm lượng của X trong A1 và B1 tương ứng là
41,026% và 45,07%.
a- Xác định CT các chất.
b- Khi cho B1 tác dụng với muối Al2(SO4)3 trong môi trường axit (H2SO4) thu được dung dịch Y và giải phóng
khí Z. Làm lạnh dung dịch Y thu được tinh thể trong suốt Y1. Nếu hoà tan 1.185g tinh thể vào nước, thêm
BaCl2 dư thấy có 1,165g kết tủa trắng tạo thành. Xác định công thức tinh thể Y, viết PTpu xảy ra.

You might also like