You are on page 1of 2

Tập 3: Bí mật về con người

“Chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại” – Daniek Costelle.

Đây là những thước phim tư liệu chưa từng được công bố được người Mỹ ghi lại trong thời kì chiến
tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Từ hình ảnh, âm thanh chân thực đến tàn khốc. Những thước phim trần trụi
miêu tả được chính xác những gì đã diễn ra trong trận chiến vô nghĩa ấy.

Sau cuộc tổng tiến công Tiết Mậu Thân, những niềm hi vọng về một cuộc sống hòa bình đang dần nhen
nhóm. Những người lính Mỹ chỉ là một cậu bé khi rời khỏi nước Mỹ đến nửa bên kia của trái đất chỉ để
phục vụ cho cuộc chiến tranh tàn bạo, vô nghĩa của nước nhà. Nhưng ngay cả khi xả thân nhằm phục vụ
cho những ‘nhu cầu vô cùng phi lý và bất nhân tính’ của đất nước, họ vẫn không tránh khỏi nạn phân
biệt chủng tộc. Chỉ có số ít những người lính da đen được phục vụ cho binh chủng được coi là cao quý
như hải quân và không quân. Họ lại chiếm tới một phần ba quân số bộ binh Mỹ, số lính da đen chết trận
nhiều hơn 30% so với lính da trắng, họ phải tham gia những đơn vị chiến đấu và chịu nhiều nguy hiểm.
Vì là con người nên họ cũng xây dựng cho mình một đức tin, chủ yếu những người lính ấy theo đạo
Thiên Chúa, họ luôn cầu nguyện, đặc biệt là trước các trận chiến để Chúa có thể bảo vệ họ khỏi các cơn
ác mộng sắp diễn ra.

Quân đội cũng như lính Mỹ tìm mọi cách tàn ác nhất có thể chỉ để dập tắt được sự phản kháng quyết liệt
của nhân dân Miền Nam Việt Nam. Vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968 là một vụ thảm sát đáng bị lên án nhất
của quân đội Mỹ. Một trung đội của tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh số 11, dưới quyền chỉ huy của trung
úy William Calley. Lời biện hộ của hắn ta là: Mìn và bẫy chông đã làm quân Mỹ chết và bị thương. Như
phát điên, số lính còn lại đã hành quyết dân làng. 400 người chết, trong đó có cả phụ, trẻ em và người
già. Đây là một trong những sự kiện đáng xấu hổ và tai tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Calley
cuối cùng bị tuyên án chung thân, những quân lính và binh sĩ có liên quan cũng bị xử lí trước pháp luật.

Trong tập phim này, Daniek Costelle cũng đã nhắc đến Bác Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ đáng kính của
Việt Nam ta, cùng với tầm ảnh hưởng của Bác đối với Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Người Mỹ đã thu thập rất nhiều tài liệu và viết tiểu sử về vị lãnh tụ tài ba của nhân dân Việt Nam bằng
tất cả những sự tôn kính đối với đối phương kiên cường, bất khuất. Chỉ đáng tiếc là Bác không thể thấy
được một đất nước Việt Nam độc lập và hòa bình khi chiến tranh kết thúc.

Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh cùng với nhiều chiến lược khác của tổng thống Mỹ Nixon vấp phải
nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là gây biến động ở nước Mỹ. Sau khi xảy ra những xung đột đối với đội
cảnh vệ quốc gia, 1 triệu rưỡi sinh viên đã biểu tình, 100 ngàn người đã xuống đường ở thủ đô
Washington. Họ hiểu được nỗi đau mất đi người thân, gia đình. Không một ai muốn chiến tranh xảy ra!
“Thà ngồi tu còn hơn sang Campuchia” – đó là khẩu hiệu của hàng trăm người Mỹ đã làm binh biến hoặc
đào ngũ, là những người có cùng chung suy nghĩa với hàng ngàn cựu binh cũng với những người biểu
tình ở Mỹ. Dường như họ cũng có cùng suy nghĩ chúng ta, họ không muốn góp sức cùng với chính phủ
chỉ để thực hiện những hành động hết sức dã man, tàn độc lên những con người nhỏ bé, vô tội như
nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia. Họ nhận thức được rằng đây là một cuộc chiến tranh vô
cùng vô nghĩa và họ không có thể tiếp tục hành động độc ác này được nữa, không ai có thể chịu đựng
được sự chết chóc, tàn bạo, máu me và mất mát trên chiến trường.

Vào những năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, những tàn dư đã khiến cho binh lính Mỹ tìm đến
ma túy, đã đánh dấu một trong những sự biến động lớn trong thị trường tiêu thụ ma túy quốc tế. Ma
túy gần như được bán công khai. Tác dụng của heroin vào hệ thần kinh cực kì mạnh mẽ khiến quân đội
Mỹ giờ đây đã trở nên điên loạn. Trong trận chiến, họ đã trở thành mối nguy hiểm thực sự đối với người
khác. Ở trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, thật khó để từ bỏ thứ thuốc ‘tiên’ này. Hơn một
phần ba số lính Mỹ phục vụ ử miền Nam Việt Nam đã sử dụng ma túy, và ít nhất 100 ngàn người vẫn
tiếp tục sử dụng ma túy. Họ về Mỹ với những cơn thèm thuốc, với những mạng lứoi buôn ma túy và
những bệnh tật. Buôn bán và giao dịch ma túy khiến cho các quan chức cấp cao thuộc Việt Nam trở nên
‘thành đạt’ hơn bao giờ hết.

Tháng Giêng năm 1971, những người lính Mỹ được lệnh về nước. Những người lính Mỹ sống sót qua
trận chiến dường như không giấu nổi sự vui mừng khi được thoát khỏi nơi ‘địa ngục trần gian này’. Hình
ảnh những người lính Mỹ vỗ tay hoan nghênh, ôm chầm lấy nhau trên máy bay, nỗi niềm vui sướng của
nhân dân... đã khắc họa chân thật tâm lý của người lính Mỹ đã bị đè nén bấy lâu, họ hoàn toàn không có
nhận thức rõ ràng về những gì đã xảy ra ở Việt Nam và tại sao họ phải chiến đấu, họ chỉ là quân cờ trong
ván bài của Chính phủ Mỹ. Rõ ràng, họ mong đợi chiến tranh sớm kết thúc, họ thấy được việc quân đội
Mỹ được đưa sang Việt Nam là vô lý và sai lầm.

You might also like