You are on page 1of 101

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ hạt vừng


năng suất 120 kg/h

Sinh viên thực hiện: Đinh Văn Nhu


Lớp: Công nghệ kỹ thuật cơ khí K51
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Nhật Phong
Bộ môn: Kỹ thuật cơ khí

Huế, năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ hạt vừng


năng suất 120 kg/h

Sinh viên thực hiện: Đinh Văn Nhu


Lớp: Công nghệ kỹ thuật cơ khí K51
Thời gian thực tập: Từ 25/01/2021 đến tháng 28/05/2021
Địa điểm thực tập: Khoa Cơ khí và Công nghệ
Trường ĐH Nông Lâm Huế
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Nhật Phong
Bộ môn: Kỹ thuật cơ khí

Huế, năm 2021


Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu, thiết kế và chế
tạo máy bóc vỏ hạt vừng năng suất 120 kg/h” em đã nhận được sự giúp đỡ từ
thầy cô, gia đình, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
Hồ Nhật Phong đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Cơ khí và Công nghệ đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và ngoài chuyên
ngành trong những năm học vừa qua.
Mặc dù em rất cố gắng nỗ lực, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức
cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chuyên môn nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm tới đề tài này để đề tài tốt
nghiệp của em hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 04 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Đinh Văn Nhu


NHẬT KÝ KIỂM TRA TIẾN ĐỘ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật cơ khí 51
Họ và tên sinh viên: Đinh Văn Nhu MSSV: 17L1021051
Họ và tên GVHD: ThS. Hồ Nhật Phong
Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ hạt vừng năng suất
120 kg/h
Thời gian thực hiện: từ ngày 25/01/2021 đến ngày 28/05/2021
Ngày giao/nhận đề tài: 15/07/2020 Địa điểm: Tại bộ môn Kỹ thuật cơ khí,
khoa Cơ khí – Công nghệ.

Ngày/tháng/
Nội dung công việc Địa điểm
năm
15/07/2020 Nhận đề tài tốt nghiệp.
Gửi bản đề cương chi tiết cho giáo viên Thuận Lộc – thành
22/09/2020
hướng dẫn lần 1. phố Huế
Hoàn thiện và gửi đề cương chi tiết đã
Thuận Lộc – thành
25/09/2020 chỉnh sửa bổ sung cho giáo viên hướng
phố Huế
dẫn lần 2.
Giảng đường D10,
Trình bày đề cương chi tiết trước trước
26/09/2020 trường Đại học Nông
hội đồng.
Lâm Huế.
27/09/2020
Chỉnh sửa nội dung đề cương theo sự Thuận Lộc – thành
đến
góp ý của hội đồng. phố Huế
31/09/2020
01/10/2020
đến Hoàn thiện đề cương chi tiết và báo cáo Thuận Lộc – thành
với giáo viên hướng dẫn. phố Huế
02/10/2020
03/10/2020 Triệu Phong – Quảng
Tìm hiểu tài liệu về đề tài tốt nghiệp.
đến Trị
18/10/2020
19/10/2020
Thu thập thông tin thực tế phục vụ cho Triệu Phong – Quảng
đến đề tài tốt nghiệp. Trị
25/10/2020
Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
26/10/2020 lần 1 cho giáo viên hướng dẫn và xin Xuân Lộc – Đồng Nai
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
27/10/2020
Hoàn thiện phần 1 và phần 2 của đề tài
đến Xuân Lộc – Đồng Nai
tốt nghiệp.
07/11/2020
Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
08/11/2020 lần 2 cho giáo viên hướng dẫn và xin Xuân Lộc – Đồng Nai
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
09/11/2020 Nghiên cứu lựa chọn nguyên lý làm
đến việc và nguyên lý cấu tạo cho máy bóc Xuân Lộc – Đồng Nai
17/11/2020 vỏ hạt vừng.
18/11/2020 Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
lần 3 cho giáo viên hướng dẫn và xin Xuân Lộc – Đồng Nai
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
19/11/2020
Tính toán các thông số hình học của bộ
đến Xuân Lộc – Đồng Nai
phận bóc vỏ hạt vừng.
09/12/2020
Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
10/12/2020 lần 4 cho giáo viên hướng dẫn và xin
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn. Xuân Lộc – Đồng Nai

11/12/2020
Tính toán và lựa chọn bơm cho bộ
đến Xuân Lộc – Đồng Nai
phận phân loại.
01/01/2021
02/01/2021
Tính toán các bộ phận khác của máy
đến Xuân Lộc – Đồng Nai
bóc hạt vừng.
20/01/2021
21/01/2021
Vẽ mô hình các bộ phận làm việc của Triệu Phong – Quảng
đến
máy bóc vỏ hạt vừng. Trị
11/02/2021
12/02/2021
Triệu Phong – Quảng
đến Nghỉ tết âm lịch.
Trị
27/02/2021
28/02/2021
Xuất bản các bộ phận trên phần mềm Triệu Phong – Quảng
đến
inventor 2020. Trị
05/03/2021
Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
Triệu Phong – Quảng
06/03/2021 lần 5 cho giáo viên hướng dẫn và xin
Trị
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
07/03/2021
Hoàn thiện các phần còn lại của đề tài Thuận Lộc – thành
đến
tốt nghiệp. phố Huế
02/04/2021
Gặp giáo viên hướng dẫn, trao đổi một bộ môn kỹ thuật cơ
03/04/2021
số vấn đề vướng mắc. khí
04/04/2021
Hoàn thiện bài báo cáo đề tài tốt Thuận Lộc – thành
đến
nghiệp. phố Huế
25/04/2021
Gửi báo cáo tiến độ đề tài tốt nghiệp
Thuận Lộc – thành
26/04/2021 lần 6 cho giáo viên hướng dẫn và xin
phố Huế
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.
27/04/2021
Mua vật liệu chế tạo máy bóc vỏ hạt Thuận Lộc – thành
đến vừng. phố Huế
29/04/2021
30/04/2021
Triệu Phong – Quảng
đến Nghỉ lễ.
Trị
02/05/2021

03/05/2021 Chế tạo máy tách vỏ hạt vừng. Xưởng thực hành cơ
khí – khoa Cơ khí và
đến Công nghệ
20/05/2021

Xưởng thực hành cơ


khí – khoa Cơ khí và
21/05/2021 Khảo nghiệm máy bóc vỏ hạt vừng. Công nghệ

Xưởng thực hành cơ


22/05/2021 Điều chỉnh thông số của máy tách vỏ khí – khoa Cơ khí và
đến hạt vừng và tiến hành khảo nghiệm lần Công nghệ
26/05/2021 2.

Nộp bài báo cáo tốt nghiệp cho giáo Thuận Lộc – thành
27/05/2021
viên hướng dẫn. phố Huế
28/05/2021
Hoàn thiện các phàn còn lại của đề tài Thuận Lộc – thành
Đến tốt nghiệp. phố Huế
02/06/2021
03/06/2021 In bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp. Quán photo
Nộp bài khóa luận tốt nghiệp tại khoa Bộ môn kỹ thuật cơ
04/06/2021
Cơ khí và Công nghệ. khí

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 06 năm 2021


BỘ MÔN Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Đinh Văn Nhu


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 1
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 1
1.3.2. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 3
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái cây vừng ............................................... 3
2.1.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và Việt Nam.................................... 6
2.1.3. Công dụng và giá trị kinh tế của cây vừng ................................................. 9
2.1.4. Phân loại giống vừng................................................................................. 10
2.1.5. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây vừng ................................. 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 12
2.2.1. Các nguyên lý bóc vỏ hạt ......................................................................... 12
2.2.2. Các phương pháp bóc vỏ hạt vừng hiện nay ............................................. 13
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bóc vỏ ............................................. 18
2.2.4. Yêu cầu của máy bóc vỏ hạt vừng ............................................................ 18
2.2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại máy tách vỏ vừng ở Việt Nam ... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 23
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin .................................................. 23
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ....................................................... 24
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 24
3.2.4. Phương pháp tính toán, thiết kế ................................................................ 24
3.2.5. Phương pháp chế tạo ................................................................................. 24
3.2.6. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................................ 24
3.2.7. Phương pháp đánh giá ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung cần nghiên cứu ............................................................................. 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26
4.1. Đặc điểm cơ lý của hạt vừng ....................................................................... 26
4.1.1. Kích thước hạt vừng .................................................................................. 26
4.1.2. Độ ẩm hạt vừng ......................................................................................... 26
4.1.3. Khối lượng riêng của hạt vừng.................................................................. 27
4.2. Phân tích lựa chọn kết cấu và nguyên lý hoạt động của mẫu máy .............. 27
4.3. Các số liệu thiết kê ban đầu.......................................................................... 27
4.3.1. Cơ sở chọn nguyên lý làm việc cho mẫu máy .......................................... 27
4.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của quá trình bóc và máy bóc vỏ hạt vừng ................... 27
4.3.3. Lựa chọn nguyên lý mẫu máy bóc vỏ quả vừng ....................................... 28
4.4. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính của máy
bóc vỏ hạt vừng .................................................................................................. 29
4.4.1. Vận tốc đập................................................................................................ 29
4.4.2. Công suất của máy bóc vỏ hạt vừng ......................................................... 30
4.4.3. Xác định các thông số hình học của trống đập ......................................... 32
4.5. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính và lựa chọn
bơm cho bộ phận phân loại ................................................................................ 37
4.5.1. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính ............. 37
4.5.2. Lựa chọn bơm ........................................................................................... 39
4.6. Thiết kế, tính toán bộ truyền động .............................................................. 40
4.6.1. Bộ truyền đai thang ................................................................................... 40
4.6.2. Bộ truyền bánh răng côn ........................................................................... 48
4.7. Thiết kế, tính toán trục làm việc................................................................... 56
4.7.1. Thiết kế, tính toán trục trống đập .............................................................. 56
4.7.2. Thiết kế, tính toán trục cánh khuấy ........................................................... 64
4.8. Tính chọn then và ổ lăn ............................................................................... 66
4.8.1. Tính chọn then........................................................................................... 66
4.8.2. Tính chọn ổ lăn .......................................................................................... 67
4.9. Thiết kế quy trình gia công chế tạo .............................................................. 67
4.9.1. Quy trình chế tạo trục ................................................................................ 67
4.10. Khảo nghiệm và đánh giá kết quả .............................................................. 69
4.10.1. Mục đích và điều kiện khảo nghiệm ....................................................... 69
4.10.2. Nội dung và kết quả khảo nghiệm .......................................................... 70
4.10.3. Đánh giá khảo nghiệm ............................................................................ 72
4.11. An toàn và hướng dẫn sử dụng .................................................................. 74
4.11.1. Vấn đề an toàn ......................................................................................... 75
4.11.2. Biện pháp an toàn .................................................................................... 75
4.11.3. Những lưu ý và hướng dẫn sử dụng ........................................................ 75
4.12. Thông số kỹ thuật của máy bóc vỏ hạt vừng ............ Error! Bookmark not
defined.
4.13. Bảng giá sơ bộ các chi tiết của máy bóc vỏ hạt vừng ..... Error! Bookmark
not defined.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 76
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 76
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 76
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 77
PHỤ LỤC BẢN VẼ THIẾT KẾ ...................................................................... 79
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích trồng vừng trên thế giới giai đoạn 2015-2019 (ha)............... 7
Bảng 2.2. Năng suất vừng trên thế giới giai đoạn 2015-2019 (tạ/ha) ................... 7
Bảng 2.3. Sản lượng vừng trên thế giới giai đoạn 2015-2019 (tấn) ..................... 8
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam từ 2015-2019 ..... 9
Bảng 4.1. Thí nghiệm xác định kích thước hạt vừng .......................................... 26
Bảng 4.2. Các thông số của đai hình thang ......................................................... 41
Bảng 4.3. Thông số cơ bản của đai ..................................................................... 46
Bảng 4.4. Tổng hợp thông số bộ truyền đai ........................................................ 48
Bảng 4.5. Tổng hợp thông số bộ truyền bánh răng côn ...................................... 56
Bảng 4.6. Các thông số cơ bản của then ............................................................. 67
Bảng 4.7. Thông số ổ lăn 205 ............................................................................. 67
Bảng 4.8. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận bóc vỏ .......................... 71
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận bóc vỏ với sựu biến thiên
thời gian ............................................................................................................... 72
Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận phân loại .................... 72
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp các thông số của bộ phận bóc vỏ hạt vừng .............. 79
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các thông số của thùng phân loại ............................. 79
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp giá sơ bộ của máy tách vỏ hạt vừng......................... 80
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Thân và cành cây vừng.......................................................................... 4


Hình 2.2. Hoa cây vừng ........................................................................................ 5
Hình 2.3. Quả và hạt cây vừng .............................................................................. 5
Hình 2.4. Rễ cây vừng ........................................................................................... 6
Hình 2.5. Cây vừng ............................................................................................. 12
Hình 2.6. Máy bóc kiểu hai đĩa .......................................................................... 14
Hình 2.7. Máy bóc vỏ hai trục cao su ................................................................ 15
Hình 2.8. Máy bóc vỏ kiểu thanh đập ................................................................ 16
Hình 2.9. Máy bóc vỏ nhiều đĩa trục quay thẳng đứng ...................................... 17
Hình 2.10. Máy bóc kiểu trục-băng ................................................................... 17
Hình 2.11. Nguyên lý cấu tạo máy tách vỏ hạt vừng Thắng Lợi ........................ 20
Hình 2.12. Máy bóc vỏ hạt vừng của ông Lê Hữu Lành .................................... 21
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo của máy bóc vỏ hạt vừng.............................................. 29
Hình 4.2. Nắp trên trống đập và phễu cấp liệu ................................................... 33
Hình 4.3. Nắp dưới trống đập.............................................................................. 34
Hình 4.4. Phễu cấp liệu ....................................................................................... 36
Hình 4.5. Thùng phân loại................................................................................... 38
Hình 4.6. Bơm nước SAMIKI............................................................................. 40
Hình 4.7. Sơ đồ dẫn động .................................................................................... 40
Hình 4.8. Sơ đồ bộ truyền động đai .................................................................... 41
Hình 4.9. Các thông số của đai thang ................................................................. 46
Hình 4.10. Sơ đồ đặt lực chung của trục I........................................................... 58
Hình 4.11. Sơ đồ lực và phản lực tác dụng lên trục I ......................................... 59
Hình 4.12. Biểu đồ môme tác dụng lên trục I ..................................................... 60
Hình 4.13. Trục đập............................................................................................. 64
Hình 4.14. Trục khuấy......................................................................................... 65
Hình 4.15. Kích thước cơ bản của then bằng ...................................................... 66
Hình 4.16. Trục đập............................................................................................. 68
Hình 4.17. Trục khuấy......................................................................................... 68
Hình 4.18. Hạt vừng chưa bóc vỏ ....................................................................... 70
Hình 4.19. Hạt vừng sau khi ngâm ..................................................................... 70
Hình 4.20. Hạt vừng trước và sau khi bóc vỏ ..................................................... 74
Hình 4.21. Mẫu máy sau khi chế tạo................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Nước ta là một nước có truyền thống về sản xuất nông ngiệp lâu đời cũng là
ngành có tính chiến lược quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và thu hoạch các sản phẩm nông
nghiệp thì hiện nay việc cơ giới hoá, áp dụng lĩnh vực cơ khí vào thu hoạch và
chế biến sản phẩm nông nghiệp không chỉ nhằm giải phóng sức lao động thủ
công cho người nông dân mà là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao
động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền nông nghiệp nước nhà so với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên thực tế hiện nay ở nước ta, việc cơ giới hoá đối với cây vừng trong sản
xuất và thu hoạch chưa được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong khâu sơ chế ban
đầu để bóc vỏ quả vừng chủ yếu vẫn tiến hành hoàn toàn bằng thủ công và chưa
đem lại hiệu quả cao, không phù hợp với quy mô sản xuất.
Việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại máy móc nhằm mục đích đẩy
mạnh cơ giới hóa sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và giảm nhẹ sức lao động
của con người là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế
và chế tạo máy bóc vỏ hạt vừng năng suất 120 kg/h” do ThS. Hồ Nhật Phong
hướng dẫn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm thiết kế và chế tạo được 01 mẫu máy bóc vỏ hạt
vừng, năng suất 120 kg/h phù hợp yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo chất lượng và
điều kiện làm việc.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tạo được mẫu máy nhằm tăng năng suất trong việc bóc vỏ hạt vừng.
- Giảm thời gian bóc vỏ hạt, giải phóng sức lao động.
- Nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

1
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Đề xuất được mẫu máy bóc vỏ hạt vừng năng suất và nguyên lý phù
hợp, tiết kiệm sức lao động.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật cơ khí.

2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái cây vừng [14]
2.1.1.1. Nguồn gốc
Vừng có tên khoa học là Sesamum indicum L, là cây trồng hàng năm thuộc
giới Plantae, ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Pedaliaceae, chi
Sesamum, loài S. indicum. Cây vừng có nguồn gốc chủ yếu ở Châu Phi, một số
loài có nguồn góc ở Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc.
Cây vừng được coi là cây cho dầu lâu đời nhất được biết đến, thuần hóa hơn
5000 năm trước.
Cây vừng được trồng phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.
những năm gần đây, diện tích trồng cây vừng trên thế giới từ khoảng 10,07 -
10,58 triệu ha với sản lượng biến động từ 6,01 - 6,53 triệu tấn theo Faostat 2019.
Loài cây này được xem là “hoàng hậu” của những cây có dầu thông qua ưu điểm
tuyệt vời của dầu từ hạt vừng.
Ở Việt Nam, vừng là cây lấy dầu quan trọng và được trồng phổ biến tại vùng
Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Diện tích trồng vừng biến dộng
từ 36,7054,50 nghìn ha với năng suất bình quân trong 10 năm qua đạt 6,97 tạ/ha
và sản lượng hàng năm đạt khoảng 30 nghìn tấn/năm.
2.1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây vừng
Theo Phan Bùi Tân (1996) và Phạm Văn Chương (2004) cây vừng có một số
đặc điểm thực vật học như sau:
a. Thân cành
Thân cây vừng thuộc loại thân thảo, thường có hình 4 cạnh với tiết diện
vuông và những rãnh dọc theo thân. Tuy nhiên, có những dạng thân hình chữ
nhật hoặc hình tròn. Trên thân có nhiều lông hoặc ít lông. Màu sắc của thân thay
đổi tùy theo giống, các giống vừng trồng hiện nay thường có thân màu xanh
đậm. Thân có chiều cao trung bình từ 60 - 120 cm, cá biệt cao đến 3,0 m.
Cành mọc ra từ thân chính, cành có thể mọc cách hoặc mọc đối, cành sẽ mang
hoa và quả, trên các cành cấp một còn có cành cấp 2. Số lượng cành cấp 1 và
cấp 2 trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 - 6 cành cấp 1,
cành thường mọc từ các nách lá gần gốc. Mức độ phân cành là yếu tố quyết định

3
đến mật độ trồng và năng suất của vừng, những giống có mức độ phân cành
càng lớn thì mật độ trồng càng giảm và ngược lại.

Hình 2.1. Thân và cành cây vừng


(Nguồn: Internet)
b. Lá
Lá vừng biến đổi rất lớn về hình dạng và kích thước trên cùng một cây và
giữa các giống. Lá dưới thường rộng, đôi khi có xẻ thùy, mép lá hình răng cưa
hướng ra ngoài lá. Lá giữa thường nguyên hình thuôn rộng, lá trên hẹp hơn hình
múi mác. Lá mọc đối hoặc luân phiên trên thân, cách sắp xếp lá trên thân ảnh
hưởng đến số hoa/nách lá và năng suất hạt. Những giống thâm canh thường có lá
mọc đối. Kích thước của lá vừng thay đổi từ 3,0 - 17,5 cm chiều dài và 1,5 -
10,7 cm chiều rộng. Lá có màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, mặt trên của lá có
lông tơ bao phủ.
c. Hoa
Hoa vừng có hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành
hình chuông. Đài hoa có màu xanh, 5 cánh cạn, ống hoa thường dài từ 3 - 4 cm.
Hoa mọc ở nách lá, hoa có thể mọc đơn hoặc chùm, số hoa trên mỗi chùm hoa
tùy thuộc vào giống và thường biến động từ 1 - 3 hoa, các giống vừng thâm canh
thường có 3 hoa/nách lá. Hoa có 5 nhị đực nhưng có một nhị bất dục. Bầu nhụy
nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả, số vách giả nhiều hay ít tùy
thuộc vào giống, thường biến động từ 4 - 12 vách giả/bầu nhụy.

4
Hình 2.2. Hoa cây vừng
(Nguồn: Internet)
d. Quả và hạt
Quả vừng thuộc loại quả nang, tiết diện hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình
tròn, thường phổ biến là hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình tam giác
ngắn. Chiều dài của quả thay đổi từ 2,5 - 4,3 cm, chiều rộng quả thay đổi từ 0,5 -
2,0 cm, trên quả thường có lông tơ bao phủ. Quả mở ra bằng cách chẻ dọc vách
ngăn từ trên xuống.
Hạt vừng là hạt cây song tử diệp, cấu tạo hạt có nội nhũ. Hạt vừng nhỏ, có
hình trứng hơi dẹt, khối lượng 1000 hạt biến động từ 2 - 4 g.
Vỏ hạt vừng láng hoặc nhăn, có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ, xám…Các
giống phổ biến hiện nay thường có màu đen, vàng hoặc trắng.

Hình 2.3. Quả và hạt cây vừng


(Nguồn: Internet)

5
e. Rễ
Thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của vừng cũng rất phát
triển về bề ngang. Rễ vừng phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Nếu rẽ vừng
ở vùng đất cát, vùng khô cằn, rễ cái có thể ăn sâu đến 1,2 m để tìm nguồn nước
ngầm.
Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của vừng rất chậm, kém hơn đậu
phộng, bắp. Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong
thời gian ngắn.
Đặc tính của rễ vừng phát triển nên dễ bị đỗ ngã khi có mưa to gió lớn. Vì vậy
khi trồng vừng, chú ý phả vun góc, xẻ rãnh để thoát nước (nhất là trồng vào mùa
mưa).

Hình 2.4. Rễ cây vừng


(Nguồn: Internet)
2.1.2. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất vừng trên thế giới
Theo Faostat (2019), trên thế giới có khoảng 10,58 triệu ha vừng. Châu Á và
châu Phi là hai khu vực sản xuất vừng chính trên thế giới với diện tích trồng
biến động qua các năm. Giai đoạn trước năm 2010, châu Á luôn dẫn dầu về diện
tích trồng vừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây châu Phi đã vượt qua châu Á để
dẫn đầu thế giới đạt 6,01 triệu ha, chiếm 56,79% diện tích vừng trên thế giới.

6
Bảng 2.1. Diện tích trồng vừng trên thế giới giai đoạn 2015 - 2019 (ha)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Châu Á 4,085,988 4,060,573 4,091,686 4,372,477 4,268,155
Châu Phi 4,182,946 5,775,052 6,745,041 5,440,931 6,005,967
Châu Mỹ 275,439 231,726 312,481 330,697 302,050
Châu Âu 339,428 316,763 415,356 454,548 391,221
Thế giới 8,544,712 10,067,667 11,149,623 10,144,559 10,576,563
Nguồn: Faostat (2019)
Tại châu Mỹ và châu Âu, diện tích trồng vừng khá nhỏ và có xu hướng ổn
định qua các năm. Năm 2015, châu Á có diện tích trồng vừng đạt 4,09 triệu ha,
sau đó tăng dần đến năm 2018 và hiện nay đạt khoảng 4,27 triệu ha, chiếm 40,35
% diện tích trồng vừng thế giới. Tại châu Phi, diện tích trồng vừng có xu hướng
tăng đều qua các năm từ 4,18 triệu ha năm 2015 lên 6,01 triệu ha năm 2019.
Bảng 2.2. Năng suất vừng trên thế giới giai đoạn 2015 - 2019 (tạ/ha)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Châu Á 6,03 6,18 6,32 6,10 6,16
Châu Phi 6,62 5,76 5,52 6,02 5,49
Châu Mỹ 6,26 7,29 7,05 6,28 6,14
Châu Âu 11,26 13,22 12,56 10,75 10,98
Thế giới 6,33 5,97 5,86 6,08 5,78
Nguồn: Faostat (2019)
Năng suất vừng bình quân trên thế giới giai đoạn 2015 - 2019 đạt khoảng 6,00
tạ/ha, trong đó năm 2015 đạt cao nhất (6,33 tạ/ha). Tại các Quốc gia trồng vừng
nhiều, năng suất vừng có sự khác biệt khá rõ. Trung Quốc là nước dẫn đầu thế
giới với năng suất bình quân trong giai đoạn 2015 - 2019 là 14,22 tạ/ha, trong đó
năm 2016 có năng suất bình quân đạt cao nhất (14,87 tạ/ha). Châu Âu luôn dẫn
đầu các châu lục về năng suất vừng bình quân, đạt 11,75 tạ/ha, tiếp theo đó là
châu Mỹ và châu Á với năng suất bình quân đạt tương ứng là 6,71 và 6,16 tạ/ha.
Sản lượng vừng trên thế giới biến động qua các năm và đạt cao nhất năm
2017 với 6,53 triệu tấn. Châu Phi luôn dẫn đầu về sản lượng, trong giai đoạn
2015 -2019 đạt trung bình 3,28 triệu tấn và cao nhất năm 2017 với 3,72 triệu tấn,

7
tiếp theo đó là châu Á đạt 2,57 triệu tấn/năm và cao nhất ở năm 2015 với 2,67
triệu tấn. Tại châu Mỹ, sản lượng vừng biến động từ 0,17 - 0,23 triệu tấn.
Bảng 2.3. Sản lượng vừng trên thế giới giai đoạn 2015 - 2019 (tấn)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Châu Á 2,465,077 2,508,622 2,585,946 2,668,960 2,630,464
Châu Phi 2,768,274 3,327,585 3,722,588 3,277,617 3,294,873
Châu Mỹ 172,535 168,882 220,143 225,436 185,549
Châu Âu 382,258 418,367 521,015 488,486 429,143
Thế giới 5,406,267 6,005,507 6,529,198 6,172,501 6,111,316
Nguồn: Faostat (2019)
2.1.2.2. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam
Việt Nam, vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng sinh
thái trong cả nước, trong đó tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên. Cây vừng có khả năng thích ứng rộng, dễ trồng và chi phí đầu
tư sản xuất vừng thấp. Tuy nhiên, do không được coi là cây trồng chính nên các
hình thức canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất thấp. Bên cạnh đó, việc
đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vừng cũng chưa
được quan tâm đúng mức và là một trong những yếu tố hạn chế phát triển sản
xuất vừng trong thời gian qua.
Theo Tổng cục Thống kê (2019), trong năm năm qua diện tích trồng vừng ở
Việt Nam biến động trong khoảng từ 36,70 - 54,50 nghìn ha, trong đó ở miền
Bắc biến động từ 7,90 - 13,50 nghìn ha và miền Nam từ 29,20 - 46,00 nghìn ha.
Diện tích trồng vừng ở miền Bắc có xu hướng giảm dần, ở miền Nam tăng lên
đạt cao nhất năm 2018 là 46 nghìn ha.
Năng suất vừng của Việt Nam trong 5 năm gần đây đạt bình quân 7,01 tạ/ha,
cao hơn so với với năng suất vừng của thế giới trong giai đoạn 2015 đến 2019.
Bình quân năng suất vừng ở miền Nam đạt 7,30 tạ/ha và biến động từ 5,40 -
8,80 tạ/ha. Trong khi đó ở miền Bắc chỉ đạt 5,94 tạ/ha và biến động từ 5,40 -
6,50 tạ/ha. Sản lượng hạt vừng ở Việt Nam trong 5 năm gần đây đạt bình quân
31,27 nghìn tấn/năm. Trong đó, ở miền Nam đạt 26,27 nghìn tấn/ha, gấp 5,25
lần so với miền Bắc, chỉ đạt 5 nghìn tấn.

8
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam từ 2015 - 2019
Sản lượng
Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha)
(1.000 tấn)
Cả Miền Miền Cả Miền Miền Cả Miền Miền
nước Bắc Nam nước Bắc Nam nước Bắc Nam
2015 42,80 9,90 32,90 7,71 5,40 8,40 32,98 5,35 27,64
2016 42,40 8,00 34,40 5,49 5,90 5,40 23,30 4,72 18,58
2017 54,50 8,50 46,00 5,34 6,10 5,20 29,11 5,19 23,92
2018 49,00 7,90 41,10 8,43 6,50 8,80 41,30 5,14 36,17
2019 36,70 7,90 28,80 8,08 5,80 8,70 29,64 4,58 25,06
Trung
45,08 8,44 36,64 7,01 5,94 7,30 31,27 5,00 26,27
bình
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019)
2.1.3. Công dụng và giá trị kinh tế của cây vừng
2.1.3.1. Giá trị kinh tế của cây vừng
Giá trị sử dụng của cây vừng chủ yếu là làm thực phẩm:
+ Lá non: lá non của cây vừng được dùng làm rau dùng để luộc, xào, nấu
canh nhưng ít phổ biến.
+ Hạt vừng: dùng hạt vừng làm thực phẩm là cách phổ biến nhất ở tất cả
các nước. Hạt vừng được pha trộn trong nhiều loại thức ăn khác nhau vừa có
mục đích trang trí vừa tạo ra hương vị hấp dẫn của nó.
+ Dầu vừng: ở châu Âu và Bắc Mỹ người ta thích dầu vừng hơn các loại
dầu thực vật khác do trong cảm quan người ta thấy dầu vừng không bị đông đặc
trong nhiệt độ thấp so với các loại dầu thực vật khác. Khi chiên dầu vừng có
nhiệt độ cao hơn nên thức ăn mau chín và ngon hơn. Ở châu Á, trong các món
nấu chay dầu vừng được ưa chuộng hơn mặc dù giá của chúng cao hơn so với
các loại dầu thực vật khác.
Cây vừng được sử dụng để làm thuốc:
+ Giảm huyết áp: theo nghiên cứu cho thấy các loại dầu tự nhiên của hạt
vừng có khả năng làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch, giúp phòng
chống bệnh cao huyết áp, và các bệnh tim mạch.

9
+ Ngăn ngừa ung thư: hàm lượng khoáng chất và vitamin thiết yếu trong
hạt vừng rất cao có khả năng phòng chống ung thư rất tốt. Ngoài ra, chất phytate
trong hạt vừng có tác dụng làm giảm sự phát triển của các gốc tự do, chống oxy
hóa hiệu quả.
+ Phòng chống bệnh tiểu đường: nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn hạt vừng
thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra hạt vừng còn có một số tác dụng sau:
+ Giúp xương chắc khỏe: hàm lượng kẽm, canxi, phốt pho trong hạt vừng
có tác dụng làm xương chắc khỏe hơn.
+ Tốt cho tiêu hóa: hàm lượng chất xơ trong hạt vừng giúp tiêu hóa hiệu
quả hơn, và kích thích sự chuyển động peristaltic khi thực phẩm di chuyển qua
ruột trơn. Những ai bị táo bón nên ăn nhiều hạt vừng mỗi ngày sẽ giảm đáng kể.
+ Kháng viêm: ăn vừng có khả năng làm giảm viêm ở khớp, xương và cơ
do trong hạt vừng có chứa hàm lượng đồng rất cao.
+ Cải thiện sức khỏe răng miệng: ăn vừng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ
răng miệng rất hiệu quả vì dầu hạt vừng làm giảm sự hiện diện của vi khuẩn
Streptococcus, một loại vi khuẩn thông thường có thể tàn phá các khoang miệng
và các bộ phận khác của cơ thể.
2.1.4. Phân loại giống vừng
Trên thế giới, vừng được trồng là Sesamun indicum Linn, có số lượng nhiễm
sắc thể 2n = 26, ngoài ra còn có S. Capennsen, S. alanum, S. chenkii, S.
laniniatum có 2n = 64.
Vừng có nhiều giống và nhiều dòng, khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu
sắc của hạt và dạng cây.
Một giả thuyết cho rằng có một đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã
thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác nhau nhưng nói chung hiện nay phân
loại vừng dựa vào một số đặc tính thực vật như sau:
+ Thời gian sinh trưởng: giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100
ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày).
+ Số khía trên trái vừng: vừng bốn khía, sáu khía, tám khía.
+ Trái bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt.
+ Màu hạt: vừng đen (Sesamun indicum L.), vừng vàng (Sesamun

10
orientalis L.).
+Vỏ hạt: vừng một vỏ với vừng hai vỏ.
Ngoài các cách phân loại trên, người ta còn phân loại vừng theo thời vụ trồng,
số hoa ở nách lá, sự phân cành trên thân.
* Một số giống được trồng phổ biến hiện nay:
- Nhóm vừng vàng
+ Vừng vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2 - 3
cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80 cm, thời gian sinh trưởng
ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa,
trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang).
+ Vừng vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung
bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh
trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở
Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía.
+ Vừng vàng Cồn Khương: trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4
- 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4
tấn/ha. Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía.
- Nhóm vừng đen:
+ Vừng đen Trà Ôn: trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4 -
6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao
(1,4 tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía.
+ Vừng đen Campuchia: nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành
cấp hai mang trái, chiều cao từ 90 - 100 cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày,
năng suất cao nhất trong các giống (1,6 tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc
khác nhau (đỏ, trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu.
2.1.5. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây vừng
Thời gian sinh trưởng của vừng biến động từ 80 - 120 ngày trong điều kiện vụ
xuân - hè ở Đồng bằng sông Hồng. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo
dài 40 - 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh
ảnh hưởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.
Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của
vừng là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời
kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.

11
Vừng ra hoa trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày.
Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9
ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời
kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa
nở. Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 - 40 ngày.

Hình 2.5. Cây vừng


(Nguồn: Internet)
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các nguyên lý bóc vỏ hạt [8]
Tùy vào tính chất và hình dạng của những bộ phận làm việc của máy cũng
như theo nguyên lý và phương pháp tác dụng của chúng lên hạt thì hiện nay có
các phương thức sau đây:
Bóc vỏ nhờ ma sát va đạp nhiều lần: làm cho vỡ nứt lớp vỏ bên ngoài của hạt
như yến mạch, đại mạch.
Bóc vỏ hạt do nén và ma sát: đạp vỡ và phá hủy lớp vỏ do kết quả tác dụng
của hai bề mặt làm việc lên hạt, trong đó thì một bề mặt di động còn bề mặt kia
thì cố định đàn hồi hoặc nhám.
Dịch trượt: làm phá hủy lớp vỏ bao bên ngoài của hạt do kết quả tác dụng
quay ngược chiều với tốc độ khác nhau của hai trục có bề mặt làm việc cứng hay
đàn hồi.
Bóc vỏ hạt bằng phương pháp ma sát: làm mài mòn lớp vỏ do kết quả nhiều
lần tác dụng lên hạt lúa mạch, hạt dầu, hạt vừng…bởi các bề mặt nhám và có

12
khoan lỗ của những bộ phận làm việc của máy và còn do ma sát giữa hạt này với
hạt khác.
2.2.2. Các phương pháp bóc vỏ hạt vừng hiện nay
2.2.2.1. Bóc vỏ hạt vừng thủ công
Quy trình bóc vỏ thủ công hạt vừng hiện nay:

Hạt vừng chưa bóc vỏ

Tăng ẩm

Bóc vỏ (đập, chà sát)

Phơi khô

Vỏ Phân loại (Rây, quạt gió)


Hạt sót

Nhân

Bảo quản, đóng gói

Hình 2.6. Sơ đồ quá trình bóc vỏ thủ công hạt vừng hiện nay
Nhược điểm:
+ Năng suất thấp.
+ Tốn thời gian trong việc thu hoạch và bảo quản.
+ Tăng chi phí sản xuất, nhân công…
+ Độ sót hạt còn khá cao.
Phạm vi sử dụng: phương pháp bóc vỏ hạt vừng thủ công được sử dụng cho
hộ gia đình có diện tích trồng nhỏ.

13
2.2.2.2. Bóc vỏ hạt vừng bằng máy
a. Máy bóc vỏ kiểu hai đĩa (ép và ma sát)

Hình 2.7. Máy bóc kiểu hai đĩa [8]


1. Trục quay có gắn đĩa đá dưới; 2. Đĩa đá dưới; 3. Đĩa đá trên cố định;
4. Vỏ máy gắm đĩa đá trên; 5. Họng nạp liệu; 6. Ổ đỡ trục roto.
Loại máy này thực hiện quá trình bóc vỏ nhờ lực ma sát và nén. Tùy vào cỡ hạt
đem bóc vỏ mà điều chỉnh khe hở giữa hai đĩa bằng cách dịch chỉnh vỏ máy có gắn
với đĩa trên. Trên bề mặt làm việc của hai đĩa có tạo gân là các cung cong để tăng
khả năng bóc vỏ và vận chuyển hạt, nhân thoát nhanh ra khỏi khoang xay.
Ưu điểm:
+ Chi phí năng lượng thấp.
+ Không xảy ra chuyển động xáo trộn nhiều lần.
Nhược điểm:
+ Năng suất thấp, tỷ lệ đớn vỡ hạt cao.
Phạm vi sử dụng:
+ Chỉ thích hợp với một số loại hạt nhất định, không bóc được các loại hạt
mềm, có độ ẩm, máy được sử dụng để bóc các loại hạt cứng và gòn.
Hiện nay trên thị trường, máy bóc vỏ hạt vừng theo nguyên lý này có máy
tách vỏ quả vừng của cơ sở Thắng Lợi.
b. Máy bóc vỏ kiểu hai trục
Máy này thực hiện quá trình bóc vỏ nhờ lực nén và dịch trượt.

14
Hình 2.8. Máy bóc vỏ hai trục cao su [8]
1. Thân máy; 2. Phễu cấp liệu; 3,4. Trục cao su; 5. Van của các bộ phận cấp liệu;
6. Cơ cấu đưa trục ra vào; 7. Rãnh hút; 8. Bộ phận dẫn động của động cơ điện.
Ưu điểm:
+ Hiệu suất bóc vỏ cao, tỷ lệ gãy vỡ hạt thấp.
+ Năng suất cao.
Nhược điểm:
+ Trục cao su nhanh bị mòn.
+ Phạm vi sử dụng hẹp, chỉ sử dụng được với một số loại hạt nhất định.
Phạm vi sử dụng: máy được sử dụng để bóc vỏ hạt thóc, kê…
c. Máy bóc vỏ kiểu thanh đập
Máy bóc vỏ hạt này tạo ra lực va đập liên tiếp lên lớp vỏ cứng, dòn, dễ nứt vở
của hạt, đồng thời cũng tạo ra lực chà sát giữa hạt với bộ phận đập, giữa hạt với
vỏ máy, giữa hạt với hạt.

15
Hình 2.9. Máy bóc vỏ kiểu thanh đập [8]
1. Phễu nạp liệu; 2. Các thanh đập; 3. Vỏ máy có lót đá nhám hoặc gỗ;
4. Lưới sàng; 5. Kênh gió thổi và cám; 6. Ống thu nhân; 7. Moto.
Nhược điểm:
+ Nhân dễ bị rạn nứt, đớn vỏ do sự va đập nhiều lần của các thanh đập.
+ Phạm vi ứng dụng của máy hẹp.
d. Máy bóc vỏ nhiều đĩa trục quay thẳng đứng (ma sát)
Máy này chuyên dùng để tách vỏ đậu, tiểu mạch…dựa vào lực ma sát giữa
các đĩa đá với hạt và giữa các hạt với nhau. Kết cấu máy gồm các bộ phận chính
như: trục rỗng quay, môtơ, bộ truyền đai, trên trục rỗng có lắp các đĩa đá nằm
ngang giữa chúng có lắp các vành trung gian.

16
Hình 2.10. Máy bóc vỏ nhiều đĩa trục quay thẳng đứng [8]
1. Trục; 2. Đĩa đá; 3. Vành trung gian; 4. Lưới sàng; 5. Quạt hút; 6. Ống thổi cám;
7. Đai truyền động; 8. Động cơ; 9. Ống thu nhân; 10. Vỏ máy; 11. Phễu nạp liệu;
12. Van; 13. Chóp gió.
e. Máy bóc kiểu trục - băng
Loại máy nàu do hãng Robinson của Anh sản xuất. Nhờ lực ép của trục và lực
ma sát do vận tốc trục và băng chênh lệch mà hạt được bóc vỏ rồi rơi xuống rãnh
tháo liệu. Ở đây dùng quạt thổi vỏ bay theo rãnh 5 vào khoang lắng 6 để tách riêng.

Hình 2.11. Máy bóc kiểu trục - băng [8]

17
1. Con lăn cấp liệu; 2. Tấm bản kê; 3. Trục gắn kim loại; 4. Băng cao su;
5. Rãnh thổi; 6. Khoang lắng; 7. Cơ cấu điều chỉnh lá gió.
Phạm vi ứng dụng: dùng để tách các loại hạt vỏ cứng, gòn.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bóc vỏ [6]
Có rất nhiều yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình bóc vỏ xuất phát từ tính
chất của nguyên liệu và của máy bóc vỏ hạt vừng.
Tính chất của nguyên liệu: độ bền, độ cứng, độ nhớt, độ ẩm, kích thước hình
dạng, trạng thái và dạng bề mặt, hệ số ma sát, hệ số đồng đều.
Tính chất của máy bóc vỏ: cấu tạo bộ phận đập, số lượng răng đập, kích
thước, khối lượng của bộ phận, hình dạng, trạng thái của bề mặt đập, hệ số ma
sát giữa bề mặt đập với và quả vừng, vận tốc của bộ phận đập, thời gian làm
việc, lượng tải cung cấp, khe hở làm việc của trống đập.
2.2.4. Yêu cầu của máy bóc vỏ hạt vừng
Bóc được vỏ hạt vừng, độ sót hạt trong vỏ sau khi bóc và phân loại thấp.
Không làm hư hỏng hoặc biến đổi chất lượng hạt như: gẫy, vỡ, đập nát, chảy
dầu do tác động cơ học.
Không làm quá nóng sản phẩm, nhiệt độ sinh ra trong quá trình bóc vỏ
phù hợp.
Năng suất cao, chi phí năng lượng riêng thấp.
Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.
Dễ sử dụng, điều chỉnh và chăm sóc kỹ thuật.
2.2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại máy tách vỏ vừng ở Việt Nam
2.2.5.1. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các loại máy bóc vỏ hạt vừng ở Việt Nam còn ít, chủ yếu được làm
thủ công hoặc sử dụng máy đập thân quả vừng để tách hạt và một số công cụ cải
tiến phục vụ cho bóc vỏ hạt vừng để khắc phục việc bóc vỏ bằng thủ công với
năng suất thấp. Nguyên nhân là do việc bóc vỏ hạt này có nhiều khó khăn và
nhu cầu không lớn. Vừng là một loại hạt chứa dầu thực vật dùng làm thực phẩm
được trồng và sử dụng phổ biến ở miền Trung và Tây Nguyên với sản lượng
hàng chục nghìn tấn/năm. Việc gia công vừng thành phẩm của bà con nông dân
cũng như các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nhỏ được thực hiện thủ công,
bằng cách chà xát vào khối hạt đựng trong chậu cho đến khi tróc vỏ phần lớn rồi

18
đưa ra phân loại, sau đó lại tiếp tục chà xát bóc vỏ phần còn lại. Quá trình bóc
vỏ thủ công cần phải tăng ẩm đến 16 - 18% và không được ép dập mạnh gây
chảy thoát dầu ra khỏi hạt làm giảm chất lượng sản phẩm.

19
2.2.5.2. Các mẫu máy bóc vỏ hạt vừng hiện nay
a. Máy tách vỏ quả vừng của cơ sở Thắng Lợi

Hình 2.12. Nguyên lý cấu tạo máy tách vỏ hạt vừng Thắng Lợi
(Nguồn: Internet)
1.Phễu nặp liệu, 2. Mâm quay, 3, 4. Buồng thu hỗn hợp,
5. Bộ phận truyền động, 6. Cửa thoát sản phẩm.
Nguyên lý làm việc: hạt từ phễu cấp liệu (1) qua bộ phận phân phối được rải
đều lên mâm (2). Khi mâm (2) quay do lực ly tâm, hạt trên mâm xoáy đảo văng
ra đập lên vành thân máy, vỏ hạt được tróc ra. Hỗn hợp nhân và vỏ rơi xuống
buồng thu hỗn hợp (4) và thoát qua cửa (6) ra ngoài.
Ưu điểm: chi phí năng lượng riêng thấp, năng suất máy cao. Tùy thuộc vào
đặc tính của vỏ, máy có thể bóc vỏ với độ sót vỡ thấp, không xảy ra chuyển
động xáo trộn nhiều lần hạt và hỗn hợp vỏ, nhân trong máy nên tránh được hiện
tượng xát vỏ lại, loại trừ được sự bết dầu.
Nhược điểm: máy chỉ thích hợp để bóc các loại hạt có dầu vỏ cứng, giòn.
b. Máy tách vỏ hạt vừng của công ty CP Yamaguchi Việt Nam
Máy tách vỏ:
+ Công suất: 500 (kg/h).
+ Kích thước: 1300x1000x1400 (mm).
+ Nguồn điện: 220V/50 (Hz).
Băng tải sàng vừng:
+ Công dụng: tách riêng mùn, hạt lép và hạt chắc.
+ Công suất: 500 (kg/h).

20
+ Kích thước: 1800x800 (mm).
Ưu điểm:
+ Máy sẽ tách riêng vỏ và nhân với hiệu quả 95%.
+ Có hệ thống sàng làm việc hiệu quả.
Nhược điểm: chỉ tách từ vỏ quả ra hạt.
c. Máy tách vỏ hạt vừng của ông Lê Hữu Lành
Cấu tạo của máy gồm: phễu cấp liệu (2) được gắn trên buồng đập (1), bên
trong lắp trục đập quay (3) có hàn các cách đập. Bộ phận ra sản phẩm là một cửa
xả phía dưới buồng đập, được đóng mở bằng nắp (3) và có thể kết hợp với một
trục vít (6) giúp thoát hạt. Dẫn động cho toàn máy là động cơ điện 1 pha (5) với
công suất Nđc = 2,2 kW.

Hình 2.13. Máy bóc vỏ hạt vừng của ông Lê Hữu Lành [9]
1.Buồng đập, 2. Phễu cấp liệu, 3. Trục đập, 4. Nắp thoát liệu,
5. Động cơ điện, 6. Trục vít.
Nguyên lý làm việc: máy làm việc gián đoạn theo từng mẻ. Mỗi mẻ nạp
khoảng từ 7 ÷ 10 kg hạt vừng được hòa trộn với nước nhằm tăng ẩm cho hạt.
Các cánh đập gắn trên trục đập (3) quay, có tác dụng kết hợp quá trình đập và
chà xát khối hạt vừng trong buồng đập (1) kín với một khoảng thời gian nhất
định khoảng 5 ÷ 7 phút/mẻ. Sau đó, tiến hành dừng máy để xả hỗn hợp gồm

21
nhân và vỏ qua cửa xả (4).
Ưu điểm: máy bóc vỏ hạt vừng đã thay thế nhiều cho lao động thủ công nặng
nhọc, năng suất đạt khoảng 0,6 tạ/h, cao gấp 6 lần thủ công (0,1 tạ/h) và chất
lượng bảo đảm.
Nhược điểm:
+ Do nguyên lý làm việc gián đoạn nên dẫn đến tổn hao chi phí cho việc
dừng và khởi động sau mỗi mẻ, năng suất chưa cao.
+ Tỷ lệ sót còn khá cao nên vẫn phải tiến hành xát lại và hỗn hợp vỏ, nhân chưa
được phân loại. Cho nên nhiều hộ nông dân vẫn chưa sử dụng loại máy này.

22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hạt vừng (bao gồm đặc điểm, cơ lý tính) ở huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị.
Máy bóc vỏ hạt vừng hiện nay.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: 25/01/2021 đến 28/05/2021.
Địa điểm nghiên cứu: thôn An Trạch, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị.
Hoạt động nghiên cứu: dựa trên lý thuyết của quá trình tính toán, thiết kế máy
và chế tạo máy bóc vỏ hạt vừng có công suất phù hợp.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
a. Nghiên cứu tài liệu
Nội dung cần thu thập trong quá trình nghiên cứu tài liệu:
+ Số liệu thống kê về tình hình sản xuất vừng (năng suất, diện tích...).
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến máy bóc vỏ quả.
+ Kết quả nghiên cứu đã công bố trên các ấn phẩm.
b. Phỏng vấn
Phỏng vấn các chuyên gia, những cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Phỏng vấn ông Lê Hữu Lành về nguyên lý, khả năng làm việc và tính áp dụng
của máy bóc vỏ hạt vừng.
Phỏng vấn bà con nông dân trồng vừng ở huyện Triệu Phong về quá trình
trồng, thu hoạch và quá trình tách vỏ sau khi thu hoạch. Các phương pháp tách
vỏ đang áp dụng hiện nay.

23
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Tìm hiểu nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số máy bóc vỏ hạt
vừng được sử dụng phổ biến trong nước và trên thế giới.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được, tiến hành sàng lọc, tính toán, phân tích, tổng
hợp, so sánh, lập bảng thống kê số liệu, từ đó rút ra được nhận xét, kết luận.
3.2.4. Phương pháp tính toán, thiết kế
Tham khảo các thiết kế máy có sẵn trên thị trường, lựa chọn các nguyên lý và
thiết kế tối ưu nhất.
Sử dụng phương pháp giải tích, mô hình toán học để tính toán các thông số
chính của các bộ phận máy bóc vỏ hạt vừng.
Sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với việc sử dụng phần mềm inventor
2020 để tính toán, thiết kế và lựa chọn kết cấu cho khung mô hình, kích thước
trống đập, trục làm việc, ứng suất chịu lực của các bộ phận.
Tìm hiểu các công nghệ chế tạo để áp dụng vào chế tạo máy chọn vật liệu
thích hợp và công nghệ gia công phù hợp (phương pháp gia công hàn, tiện…).
3.2.5. Phương pháp chế tạo
Phương pháp chế tạo: sử dụng phương pháp gia công cơ khí như tiện, phay,
khoan, mài, hàn hồ quang…để chế tạo mẫu máy.
Sau khi chế tạo thành công, thực hiện vận hành máy bóc vỏ hạt vừng. Từ đó
kiểm tra và điều chỉnh máy cho phù hợp với thực tế sản xuất hơn.
3.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
Dựa vào quá trình và kết quả của phương pháp khảo nghiệm đánh giá chất
lượng làm việc của máy ở các tiêu chí như: năng suất so với thiết kế, độ ổn định
của máy trong quá trình làm việc, tiếng ồn, sự phát sinh bụi và tính an toàn trong
quá trình làm việc.
Dựa vào quá trình và kết quả của phương pháp khảo nghiệm để đánh giá chất
lượng làm việc của máy ở các tiêu chí như: năng suất làm việc của máy, ưu và
nhược điểm so với các mẫu máy khác, đánh giá mức độ hiệu quả của máy.
Từ đó có nhìn nhận khách quan hơn, nhờ quá trình khảo nghiệm đánh giá
giúp phát hiện những điều đã làm được và chưa được trong quá trình chế tạo và
có hướng giải quyết mới, giúp đề xuất quá trình cải tiến máy được thành công

24
hơn.
3.3. Nội dung cần nghiên cứu
- Xác định đặc điểm cơ lý tính của hạt vừng.
- Phân tích lựa chọn kết cấu và nguyên lý hoạt động của máy.
- Tính toán xác định thông số của mẫu máy thiết kế.
- Thiết kế bộ truyền động.
- Tính toán, thiết kế khung.
- Lựa chọn bơm.
- Tính toán xác định công suất động cơ và chọn động cơ.
- Chế tạo mẫu máy.
- Khảo nghiệm máy.

25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cơ lý của hạt vừng [14]


4.1.1. Kích thước hạt vừng
Hạt vừng là hạt cây song tử diệp, cấu tạo hạt có nội nhũ. Hạt vừng nhỏ, có
hình trứng hơi dẹt, khối lượng 1000 hạt biến động từ 2 - 4 g.
Vỏ hạt vừng láng hoặc nhăn, có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ, xám…Các
giống phổ biến hiện nay thường có màu đen, vàng hoặc trắng.
Tiến hành xác định kích thước hạt vừng bằng cách chọn ngẫu nhiên 10 hạt,
tiến hành đo kích thước hạt vừng theo ba chiều như sau: chiều dài, chiều rộng,
chiều dày bằng dụn cụ đo (thước kẹp).
Bảng 4.1. Thí nghiệm xác định kích thước hạt vừng
Kích thước (mm)
Lần do
Chiều dài Chiều rộng Chiều dày
1 3,12 2,10 1,20
2 2,48 1,75 0,84
3 2,35 1,70 0,81
4 3,10 2,05 1,00
5 2,93 1,98 0,92
6 2,75 1,95 0,90
7 2,85 1,97 0,95
8 2,95 2,05 1,10
9 3,30 2,20 1,15
10 2,70 1,75 0,85
Xtb 2,75 1,89 0,95
Kích thước hạt vừng được xác định sau khi thí nghiệm, có giá trị trung bình
như sau: 2,75x1,85x0,95 mm.
4.1.2. Độ ẩm hạt vừng
Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình bóc vỏ

26
và hạt của hạt vừng. Nếu độ ẩm càng cao thì khả năng tách vỏ hạt vừng càng
khó thực hiện. Chính vì vậy, để thuận lợi cho quá trình tách vỏ và hạt của quả
vừng thì sau khi thu hoạch cần phải qua công đoạn phơi khô. Hạt vừng sau khi
phơi đạt độ ẩm từ 14 - 18%.
4.1.3. Khối lượng riêng của hạt vừng
Khối lượng riêng của hạt vừng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bóc vỏ
của máy.
Theo TCVN 8798:2011 hạt vừng ta xác định được giá trị khối lượng riêng
của hạt vừng nằm trong khoảng 185 - 215 kg/m3.
4.2. Phân tích lựa chọn kết cấu và nguyên lý hoạt động của mẫu máy
4.3. Các số liệu thiết kế ban đầu
- Nguyên liệu: hạt vừng chưa tách vỏ.
+ Độ ẩm: 14 - 18 %.
+ Khối lượng riêng: 185 - 215 kg/m3.
+ Kích thước hạt: 2,75x1,85x0,95 mm.
- Năng suất: 120 kg/h.
4.3.1. Cơ sở chọn nguyên lý làm việc cho mẫu máy
Cơ sở chọn nguyên lý hoạt động của máy bóc vỏ hạt vừng căn cứ vào:
- Căn cứ vào năng suất đầu ra của máy từ 100 - 150 kg/h.
- Căn cứ vào nguyên lý làm việc của các mẫu máy bóc vỏ, phân tích và làm
cơ sở cho việc lựa chọn nguyên lý làm việc cho máy.
- Căn cứ vào yêu cầu nông học, đặc điểm cơ lý của hạt vừng để xác định các
yêu cầu kỹ thuật của máy.
- Căn cứ vào vận tốc đập để có thể tách vỏ quả vừng đạt yêu cầu.
4.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của quá trình bóc và máy bóc vỏ hạt vừng
a. Yêu cầu kỹ thuật hạt vừng trước và sau khi bóc
- Độ ẩm trước khi bóc của hạt vừng: 14 - 18 %.
- Tỷ lệ tạp chất thấp: < 0,01%.
- Hạt còn nguyên dạng, không nứt gãy và không ướt dầu.

27
b. Yêu cầu kỹ thuật của máy bóc vỏ hạt vừng
- Năng suất cao, đạt yêu cầu đề ra.
- Đảm bảo chất lượng:
+ Độ sạch: > 95%.
+ Độ sót thấp: < 5%.
+ Độ nát, dập, vỡ thấp: < 1%.
- Máy có cấu tạo gọn nhẹ, làm việc chắc chắn, dễ sử dụng và chăm sóc, bảo
dưỡng và đảm bảo an toàn.
4.3.3. Lựa chọn nguyên lý mẫu máy bóc vỏ quả vừng
Dựa vào nguyên lý làm việc của một số mẫu máy bóc vỏ hạt hiện nay, cùng
với những mẫu máy trên thị trường, từ việc phân tích những ưu điểm và nhược
điểm. Em lựa chọn máy bóc vỏ hạt vừng làm việc theo nguyên lý như sau:
Bộ phận bóc vỏ làm việc theo nguyên lý va đập và ma sát giữa các răng đập
nghiêng một góc 750 được lắp trên trục quay đặt nằm ngang với khối hạt. Trên
trục đập có lắp vít xoắn ở phía cấp liệu nhằm mục đích đẩy khối hạt từ phễu cấp
liệu theo chiều dài trống đập.
Khối lượng hạt vừng được đưa vào trống đập làm việc, dưới tác dụng quay
tròn của trục vừng được các răng đập đập trong không gian của bộ phận trống.
Tại đây, dưới tác dụng quay của răng khối hạt chuyển động quay và tịnh tiến
trong không gian bộ phận đập.
Trong quá trình chuyển động quay tròn và tịnh tiến, khối hạt chịu tác dụng lực
va đập và chà sát giữa răng đập với khối hạt vừng và giữa khối vừng với thành
trống, sự chà sát và va đập làm bóc vỏ hạt vừng, quá trình đó được thực hiện
trong suốt thời gian khối vừng chuyển động từ lúc cấp liệu đến cửa ra của bộ
phận bóc vỏ.
Khi quá trình bóc vỏ kết thúc, hỗn hợp gồm vỏ và nhân được đưa xuống bộ
phận phân loại, nhờ cánh khuấy lắp trên trục, vỏ và nhân sẽ được tách ra nhờ lực
quay của bộ phận khuấy, sau đó vỏ và nhân sẽ được phân loại nhờ tấm lưới được
bố trí trong thùng và các lỗ trên thành thùng. Cuối cùng nhân được đưa ra ngoài
nhờ các cửa van.

28
Sơ đồ nguyên lý của mẫu máy:

Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo của máy bóc vỏ hạt vừng


1.Gối đỡ; 2. Thùng và trục khuấy phân loại; 3. Cửa thoát nước vỏ;
4. Thùng chứa nhân; 5 Cửa thoát nhân; 6. Hệ thống ống nước;
7. Bơm nước; 8. Khung máy và động cơ điện; 10. Bộ truyền đai;
11. Phễu cấp liệu; 12. Trục trống đập; 13. Trống đập; 14. Bộ truyền bánh răng
côn.
4.4. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính của
máy bóc vỏ hạt vừng [6]
4.4.1. Vận tốc đập
Nhiệm vụ cơ bản của quá trình bóc vỏ là phá hủy lớp vỏ ngoài của hạt bằng
cách cho hạt tác dụng lên bộ phận làm việc của máy. Ứng suất mà hạt phải chịu
khi phá hủy lớp vỏ không được vượt quá giới hạn đàn hồi của nhân trong hạt.
Quá trình bóc vỏ hạt theo nguyên lý đập và chà xát được quyết định bởi vận tốc
đập. Qua nghiên cứu thực nghiệm, xác định được vận tốc đập để bóc vỏ đối với
hạt vừng như sau [6]:
(4.1)

29
Trong đó:
+ n: số vòng quay của trục, n = 600 - 700 (vòng /phút).
+ Chiều dài của thanh răng đập, r = 0,135 (m).
Thay vào công thức (4.1):

4.4.2. Công suất của máy bóc vỏ hạt vừng


Giả thuyết tính toán: tính toán theo điều kiện tải nặng nhất, tức là nguyên liệu
chứa đầy trong thùng với khối lượng là 13,2 kg (12 kg vừng + 1,2 lít nước), lúc
này cần đẩy một khối lượng m với một lực:
(4.2)

Trong đó:
+ P: lực do khối lượng nguyên liệu (N).
+ P’: lực do va đập (N).
- Lực do khối lượng nguyên liệu tạo ra được tính theo công thức:
P = m.g, (N) (4.3)
Thay vào công thức (4.3):
P = m g =13,2

- Lực va đập giữa nguyên liệu và các cơ cấu rất phức tạp, không thể tính toán
chính xác. Do đó, đặt giả thiết tối đa:
P’= 0,75.P = 0,7.

Vậy tổng các lực tác dụng lên trục đập:

- Mômen xoắn lớn nhất được tính theo công thức:


(4.4)

Trong đó:
+ Mx: mômen xoắn lớn nhất tác dụng lên trục đập (N.mm).
+ : tổng lực tác dụng lên trục đập (N).

30
+ r: chiều dài thanh đập (mm).
- Chiều dài thanh đập được xác định theo công thức:
(4.5)

Trong đó:
+ e: khe hở giữa đầu răng đập và trống đâp (mm), chọn e = 10 (mm) [5].
Thay vào công thức (4.5):

Thay vào công thức (4.4), mômen xoắn lớn nhất tác dụng lên trục:

- Công suất trên trục làm việc của trống đập được tính theo công thức sau:
(4.6)

Trong đó:
+ N1: công suất làm việc của trục trống đập (kW).
+ n: số vòng quay của trống đập (vòng/phút).
+ Mx: mômen lớn nhất tác dụng lên trục đập (N.mm).
Thay vào công thức (4.6):

- Công suất làm việc của trục trống đập được tính theo công thức sau:

(4.7)

Trong đó:
+ : Hiệu suất truyền động. Với .

+ Hiệu suất bộ truyền đai: ŋđ = 0,95.


+ Hiệu suất ổ lăn: ŋol = 0,99.
+ Hiệu suất ổ lăn: ŋc = 0,94.
+ Hiệu suất chung của bộ truyền động:

31
Thay vào công thức (4.7):

- Công suất làm việc trên trục phân loại:

- Công suất làm việc của động cơ:

Do đó để thuận lợi cho việc sản xuất quy mô hộ gia đình chọn động cơ điện 1
pha có công suất 2,2 (kW) và tốc độ 1450 vòng/phút.
4.4.3. Xác định các thông số hình học của bộ phận bóc vỏ
4.4.3.1. Trống đập
- Thời gian làm việc từ khi cung cấp đến khi thoát sản phẩm t = 6 (phút ) để tính
toán.
- Khối lượng hạt vừng cần thiết cung cấp cho trong thùng được tính theo công thức:
m = Q.t, (kg) (4.8)
Trong đó:
+ m: khối lượng hạt vừng cần thiết cung cấp (kg).
+ Q: năng suất của máy làm việc trong một giờ (tạ).
+ t: thời gian làm việc từ khi cung cấp đến khi thoát sản phẩm (s).
Thay vào công thức (4.8):

- Thể tích của khối vật liệu được tính theo công thức:
(4.9)

Trong đó:
+ V: thể tích của khối vật liệu (m3).
+ m: khối lượng hạt vừng cần thiết cung cấp (kg).

32
+ y: khối lượng riêng hạt vừng: y =185 - 215 (kg/m3).
Thay vào công thức (4.9):

Theo khảo nghiệm thực tế các máy bóc vỏ hạt, chiều dài trống đập làm việc
thuận lợi nhất với Ltr = 500 - 900 (mm). Ta chọn: Ltr = 700 (mm) [11].
- Bán kính trống đập được tính theo công thức:

(4.10)

Trong đó:
+ r: bán kính trống đập (m).
+ V: thể tích trống đập (m3).
+ Ltr: chiều dài trống đập (m).
Thay vào công thức (4.10):

Vậy chiều dài thanh đập r = 0,16 (m).


- Chọn:
+ Đường kính trống đập: Dtr = 320 (mm).
+ Chiều dài trống đập: Ltr = 700 (mm).

Hình 4.2. Nắp trên trống đập và phễu cấp liệu

33
Hình 4.3. Nắp dưới trống đập
4.4.3.2. Số vòng quay làm việc của trục đập
- Số vòng quay của trống đập được tính theo công thức sau [11]:
(4.11)

Trong đó:
+ n: số vòng quay của trống đập (vòng/phút).
+ v: vận tốc đập (m/s)0.
+ Dtr: đường kính trống đập (m).
Thay vào công thức (4.11):

4.4.3.3. Số răng đập


- Số lượng răng đập lắp trên trục được tính theo công thức [11]:

(răng) (4.12)

Trong đó:
+ S: số răng lắp trên trục đập (cái).
+ Dtr: đường kính trống đập (m).

34
+ v: vận đập đập (m/s).
+ : thời gian va đập vào khối hạt của hai răng liên tiếp.

Với .

Thay vào công thức (4.12):

Chọn S = 14 (răng).
- Bố trí răng đập theo đường ren triển khai k, với k = 3 và ba hàng lệch nhau 120o.
- Khoảng cách giữa các răng đập phải đều và không trùng vết đập, được tính
theo công thức:

(4.13)

Thay vào công thức (4.13):

- Để đảm bảo năng suất và chất lượng quá trình đập, chọn góc nghiêng của
răng đập và đường sinh trống β = 75o [11].
4.4.3.4. Bộ phận cấp liệu
Bộ phận cấp liệu (phễu cấp liệu) có thể tích đủ chứa một lượng hạt nhất định
để không phải thường xuyên dừng máy cung cấp hạt bổ sung.
Bộ phận cấp liệu phải có cửa điều chỉnh lượng cung cấp. Để đảm bảo yêu cầu
đó thì lượng hạt cần thiết chứa trong phễu cấp liệu, được xác định thông qua thể
tích chứa của trống đập.
- Thể tích cấp được tính theo công thức:
(4.14)

Thay vào công thức (4.14):

Từ đó, chọn các kích thước của bộ phận cấp liệu như sau:
+ Chiều dài của miệng phễu: aphễu = 350 mm.
+ Chiều rộng của miệng phễu: bphễu = 450 mm.

35
+ Chiều dài của đáy phễu: cphễu = 120 mm.
+ Chiều rộng của đáy phễu: dphễu = 120 mm.
+ Độ cao của phễu: hphễu = 260 mm.
+ Chiều cao đáy miệng phễu: 50 mm.

Hình 4.4. Phễu cấp liệu

36
4.4.4. Thiết kế khung máy
Khung máy là phần chịu lực chính của máy, chủ yếu là lực nén và dùng để đỡ
và lắp đặt các cụm chi tiết của máy. Để đảm bảo độ bền và độ cứng ta chọn vật
liệu làm khung là thép V4.

Hình 4.5. Khung máy


4.5. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính và lựa
chọn bơm cho bộ phận phân loại [10]
4.5.1. Tính toán, thiết kế các thông số của các bộ phận làm việc chính
Dựa vào các thông số của máy bóc vỏ hạt vừng. Ta lựa chọn kích thước cơ
bản của thùng phân loại theo tỷ lệ sau:
+ D: đường kính thùng khấy: Chọn D = 500 (mm)
+ dk: đường kính cánh khấy: dk = (0,6 - 0,9).D
+ b: bề rộng cách khấy: b = (0,1 - 0,2).dk
+ h: khoảng cách từ cánh đến đáy thùng: h > 0,3.D
+ Y: chiều cao mức hỗn hợp trong thùng: Y = (0,3 - 1,3).D
- Căn cứ vào khối lượng hạt vừng sau khi tách vỏ và lượng nước cần pha trộn.
Ta lựa chọn được kích thước cơ bản sau:

37
+ Đường kính thùng: D = 500 (mm).
+ Đường kính cánh khuấy: dk = 460 (mm).
+ Chiều rộng cánh khuấy: b = 40 (mm).
+ Chiều dày thùng: S = 2 (mm).
+ Chiều cao thùng khuấy: H = 500 (mm).
+ Thể tích tối đa: Vmax = 100 (lít).

Hình 4.6. Thùng phân loại


- Số vòng quay làm việc được tính theo công thức:

(4.15)

Trong đó:
+ ncp: số vòng quay cho phép (vòng/s).
+ D: đường kính thùng (m).
+ Cl: hệ số (Cl = 1,7).
Thay vào công thức (4.15):

38
- Số vòng quay thích hợp cảu cơ cấu khuấy được xác định theo công thức sau:

(4.16)

Trong đó:
+ Vth: vận tốc đầu cánh thích hợp (m/s), vth =2,6 - 0,5, chọn vth = 2,6.
+ Dk: đường kính cơ cấu khuấy (m).
Thay vào công thức (4.16):

- Cường độ khuấy Rek xác định theo công thức:

(4.17)

Trong đó:
+ n: số vòng quay của cơ cấu (vòng/s).
+ Dk: đường kính cánh (m).
+ v: độ nhớt động học của môi trường khuấy (m2/s). Với v = 8,23.10-7
(Pas).
Thay vào công thức (4.17):

4.5.2. Lựa chọn bơm


Với 12 kg hạt vừng trong một lần bóc vỏ, lượng nước cần cung cấp để có thể
phân loại là 80 lít. Ta chọn loại bơm nước hãng SAMIKI có các thông số kỹ
thuật sau:
+ Tổng cột nước lớn nhất: 15 (m).
+ Lưu lượng lớn nhất: 6,5 (m3/h).
+ Ống hút và xả: 25 (mm).
+ Công suất: 370 (W).

39
Hình 4.7. Bơm nước SAMIKI
4.6. Thiết kế, tính toán bộ truyền động [3]

Hình 4.8. Sơ đồ dẫn động


1. Động cơ; 2. Bộ truyền đai; 3. Trục làm việc; 4. Gối đỡ; 5. Bộ truyền bánh răng
côn.
4.6.1. Bộ truyền đai thang
Trong quá trình máy hoạt động có xảy ra hiện tượng quá tải và rung động, do
đó để đảm bảo máy hoạt động ổn định và an toàn thì bộ truyền đai là một lựa
chọn phù hợp. Khi thiết kế bộ truyền đai dẫn động cho máy, ta chọn bộ truyền
đai hình thang bởi các ưu điểm của nó so với các loại truyền động đai khác. Bộ
truyền đai hình thang có các sợi dây bên chịu kéo và chịu co dãn tốt, nhờ tác
dụng của dây đai vào bánh đai nên ma sát giữa đai và bánh đai tăng lên, hạn chế
hiện tượng trượt. Ngoài ra, đai thang được chế tạo thành vòng liền, do đó làm
việc êm hơn đai dẹt có mối đai.

40
D2
D1

a1
A

Hình 4.9. Sơ đồ bộ truyền động đai


- Thông số yêu cầu:
+ N = Nđc = 2,2 (kW).
+ T = Tđc = 14490 (N.mm).
+ n = nđc = 1450 (vòng/phút).
+ u = 2.457.
4.6.1.1. Chọn loại đai và tiết diện đai
Tra đồ thị 4.1 [1] (trang 59), ta chọn được tiết diện loại A với các thông số
như sau:
Bảng 4.2. Các thông số của đai hình thang
Diện Đường
Kích thước tiết diện (mm) Chiều
tích kính
Kí dài giới
Loại đai tiết bánh
hiệu hạn l,
diện A, đai nhỏ
b h mm
mm

100 - 500 -
Đai thang A 11 13 8 2,1 81
200 4000

4.6.1.2. Chọn đường kính hai bánh đai và

Tra bảng 4.13 [1] trang 59 được giới hạn đường kính bánh đai nhỏ. Chọn
theo tiêu chuẩn cho trong bảng 4.21 [1] trang 63 phần chú thích, ta có:
- Đường kính bánh đai nhỏ theo tiêu chuẩn ta chọn (mm)
- Kiểm tra về vận tốc đai, theo công thức tính trong tài liệu [1] trang 60, ta có:

(4.18)

41
Trong đó:
+ : vận tốc đai (m/s).
+ : đường kính bánh đai nhỏ (mm).
+ : vận tốc quay trên trục động cơ (m/s).
Thay vào công thức (4.18):

- Xác định đường kính bánh đai lớn : đường kính bánh đai được tính theo
công thức sau:
(4.19)

Trong đó:
+ : đường kính bánh đai lớn (mm).
+ : tỷ số truyền của bộ truyền đai. Với u = 2,457.
+ : đường kính bánh đai nhỏ (mm).
+ : hệ số trượt. Với .
Thay vào công thức (4.19):

Tra bảng 4.21 [1] trang 63 phần chú thích ta chọn

- Tỷ số truyền thực tế được tính theo công thức:

(4.20)

Trong đó:
+ ut: tỷ số truyền thực tế.
+ d1: đường kính bánh đai nhỏ (mm).
+ d2: đường kính bánh đai lớn (mm).
+ : hệ số trượt. Với .
Thay vào công thức (4.20):

42
- Sai lệch tỷ số truyền: theo công thức tính trong tài liệu [6] trang 3, phần tính
đai thang, ta có:

(4.21)

Thay vào công thức (4.21):

Đảm bảo điều kiện cho phép.


4.6.1.3. Xác định khoảng cách trục a
- Khoảng cách trục nhỏ nhất được tính theo công thức 4.14 [1] trang 60, ta
có:

(4.22)

Thay vào công thức (4.22):

Dựa vào u = 2,55 tra bảng 4.14 [1] trang 60, chọn = 1, từ đó ta chọn sơ bộ:

- Chiều dài tính toán của đai: theo công thức 4.4[1] trang 54, ta có:

(4.23)

Trong đó:
+ : chiều dài đai (mm).
+ : khoảng cách trục sơ bộ (mm).
+ : đường kính bánh đai nhỏ (mm).
+ : đường kính bánh đai lớn (mm).
Thay vào công thức (4.23):

43
Dựa vào bảng 4.13 [1] trang 59, chọn L theo tiêu chuẩn, L = 1120 (mm).
- Số vòng chạy của đai trong 1 giây, theo công thức 4.15[1] trang 60, ta có:
(4.24)

Trong đó:
+ i: số vòng chạy của đai trong 1 giây.
+ vđ: vận tốc đai (m/s).
+ L: chiều dài đai (mm).
Thay vào công thức (4.24):

- Kiểm tra thỏa mãn điều kiện.


- Tính lại khoảng cách trục a, theo công thức tính 4.6[1] trang 54, ta có:

(4.25)

Trong đó:

Thay vào công thức (4.25):

- Chọn a = 215 (mm), giá trị của a vẫn thỏa mãn trong khoảng cho phép.
- Xác định góc ôm trên bánh đai nhỏ , theo công thức 4.7 [1] trang 54, ta
có:

(4.26)

Thay vào công thức (4.26):

44
- Kiểm tra điều kiện: thỏa mãn điều kiện cho phép.
4.6.1.4. Tính số đai Z
- Theo công thức 4.16[1] trang 60, ta có:

(4.27)

Trong đó:
+ : công suất trên trục bánh chủ động .

+ : công suất cho phép. Tra bảng 4.19[1] trang 62 theo tiết diện đai A,

.

+ : hệ số tải động. Tra bảng 4.7[1] trang 55, được

+ : hệ số ảnh hưởng của góc ôm. Với tra bảng 4.15 [1]
trang 61 với α = 1400 ta được 0,89.
+ : hệ số ảnh hưởng đến chiều dài đai. Tra bảng 4.16 [1] trang 61 chọn:
CL =0,89.
+ : hệ số ảnh hưởng đến tỉ số truyền. Tra bảng 4.17 [1] trang 61 với
, ta được: 1,135.
+ : hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng giữa các dây đai. Tra
bảng 4.18 [1] trang 61 theo = 1,19 ta được Cz = 0,95.

Thay vào công thức (4.27):

Vậy chọn z = 1 đai.

45
4.6.1.5. Các thông số cơ bản của bánh đai

Hình 4.10. Các thông số của đai thang


- Chiều rộng bánh đai, theo công thức 4.17 [1] trang 63, ta có:
(4.28)
Tra bảng 4.21 [1] trang 63, ta có các thông số sau:
Bảng 4.3. Thông số cơ bản của đai
Kí hiệu
tiết diện H (mm) T (mm) e (mm)
(mm) d
đai
A 12,5 3,3 15 10 60 13,1
- Đường kính ngoài của bánh đai, theo công thức 4.18[1] trang 63, ta có:
(4.29)
+ Đường kính ngoài bánh đai nhỏ:

+ Đường kính ngoài bánh đai lớn:

- Đường kính đáy bánh đai, theo công thức tính trong tài liệu [6] trang 5, phần
tính đai thang, ta có:
(4.30)

+ Đường kính đáy bánh đai nhỏ:

+ Đường kính đáy bánh đai lớn:

46
4.6.1.6. Xác định lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục
- Lực căng ban đầu, theo công thức 4.19 [1] trang 63, ta có:

(4.31)

Trong đó:
+ : lực căng ban đầu (N).
+ : công suất trên bánh chủ động (kW).

+ : hệ số tải động.
+ : vận tốc đai (m/s).
+ : hệ số ảnh hưởng của góc ôm.
- Ta có: (4.32)

Trong đó:
+ : khối lượng 1m đai, tra bảng 4.22 [1] trang 64 với tiết diện đai A,
được .

Chọn bộ truyền định kì điều chỉnh lực căng, vì bánh đai chủ động được nối
với trục động cơ điện, lực căng đai được điều chỉnh bằng vít đẩy động cơ trượt
trên rãnh
Thay vào công thức (4.33):

- Lực tác dụng lên trục bánh đai, theo công thức 2.21[1] trang 64, ta có:

(4.33)

Trong đó:
+ : lực tác dụng lên trục (N).
+ : lực căng ban đầu (N).
+ : số đai.

47
+ : góc ôm.
Thay vào công thức (4.34):

Kết quả tính toán bộ phận truyền động trống đập được trình bày theo bảng 4.4
như sau:
Bảng 4.4. Tổng hợp thông số bộ truyền đai
STT Thông số Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Đai thang
1 Loại đai
thường
2 Tiết diện đai A
3 Đường kính bánh đai nhỏ 100 mm
4 Đường kính bánh đai lớn 250 mm
5 Đường kính đỉnh bánh đai nhỏ 107 mm
6 Đường kính đỉnh bánh đai lớn 257 mm
7 Đường kính chân bánh đai nhỏ 94,5 mm
8 Đường kính chân bánh đai lớn 244,5 mm
9 Số đai Z 1 Cái
10 Chiều rộng bánh đai B 20 mm
11 Chiều dài đai L 1120 mm
12 Khoảng cách trục a 215 mm
13 Góc ôm bánh đai nhỏ Độ
14 Lực căng ban đầu 260 N
15 Lực tác dụng lên trục bánh đai 488,6 N
16 Vận tốc đai 7,59 m/s
4.6.2. Bộ truyền bánh răng côn
- Thông số yêu cầu:
+ N = N1 = 1,3 (kw).

48
+ T = T1 = 21042 (N.mm).
+ n = n1 = 590 (vòng/phút).
+ u = 2.
+ Lh = 5 (năm) = 43800 (giời).
4.6.2.1. Chọn vật liệu bánh răng
- Bánh răng nhỏ:
+ Nhãn hiệu thép: C45.
+ Chế độ nhiệt luyện: tôi cải thiện, có độ cứng HB = 241 - 285.
+ Độ rắn: HB1 = 280.
+ Giới hạn bền: σb = 850 (MPa).
+ Giới hạn chảy: σch = 580 (MPa).
- Bánh răng lớn:
+ Nhãn hiệu thép: C45.
+ Chế độ nhiệt luyện: tôi cải thiện, có độ cứng HB = 192 - 240.
+ Độ rắn: HB2 = 240.
+ Giới hạn bền: σb = 750 (MPa).
+ Giới hạn chảy: σch = 450 (MPa).
4.6.2.2. Ứng suất cho phép
- Ứng suất tiếp xúc cho phép [H] và ứng suất uốn cho phép [F]:

(4.34)

(4.35)

+ Chọn sơ bộ:
=1
=1

Do đó:

49
Trong đó:
+ , : ứng suất tiếp xúc cho phép và ứng suất uốn cho phép với
chu kì cơ sở.
+ , : hệ số an toàn khi tính về ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn.

Tra bảng 6.2 [1] (trang 94) được: SH =1,1 và SF =1,75.


+ : ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép với chu kỳ cơ sở.

(4.36)
, (MPa)

+ Bánh chủ động:

= 1,8.280 = 504 (Mpa)

+ Bánh bị động:

= 1,8.280 = 432 (Mpa)

+ KHL, KFL: hệ số tuổi thọ.

(4.37)

(4.38)

+ mF, mF: bậc của đường cong mỏi. Bánh răng có HB < 350 (Mpa), mF = mF = 6.
+ NH0, NF0: số chu kỳ thay đỏi ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn.
+ Bánh chủ động:

+ Bánh bị động:

50
+ NHE, NFE: số chu kỳ thay đổi ứng suất:
(4.39)

(c: số lần ăn khớp trong 1 vòng quay, c = 1; n: vận tốc của bánh răng; t∑:
tổng số giờ làm việc của răng).
+ Bánh chủ động:

+ Bánh bị động:

+ Bánh chủ động: vì , vậy lấy , do đó .

+ Bánh bị động: vì , vậy lấy , do đó .

Thay vào công thức (4.34), (4.35):

Với bộ truyền côn nghiêng:

4.6.2.3. Xác định sơ bộ chiều dài côn ngoài

(4.40)

Trong đó:
+ KR: hệ số phụ thuộc vật liệu làm bánh răng và loại răng: KR = 50 (MPa).
+ T1: mômen xoắn trên trục chủ động: T1 = 21042 (N.mm).

51
+ : ứng suất tiếp xúc cho phép: = 500 (MPa).

+ u: tỷ số truyền: u = 2.
+ KHβ: hệ số kể đến sự phân bố không đều của tải trọng trên chiều rộng vành
răng.
+ Kbe: hệ số chiều rộng bánh răng. Chọn sơ bộ Kbe = 0,25 - 0,3.

Tra bảng 6.21 [1] (trang113) được: KHβ = 1,08 (với HB < 350 Mpa và loại
răng nghiêng).
Thay vào công thức (4.40):

4.6.2.4. Xác định các thông số ăn khớp


a. Mô đun
- Đường kính vòng chia ngoài:

(4.41)

+ Tra bảng 6.22 [1] trang (114) với và tỷ số truyền u = 2,


được số răng Z1p = 16 (răng).
+ Với HB < 350 (MPa) do đó Z1 = 1,6. Z1p = 1,6. 16 = 25,6 (răng). Vậy ta
chọn Z1 = 25 (răng).
- Để tránh cắt chân răng, số răng tối thiểu của bánh răng côn zvn1 > zmin = 17.
+ Với bánh răng côn nghiêng:
(4.42)

(4.43)

= 30o

52
Thay vào công thức (4.42):
43>17, thỏa mãn điều kiện tránh cắt

chân răng.
- Đường kính vòng trung bình và mô đun vòng trung bình lần lượt:
(4.44)

(4.45)

Thay vào công thức (4.44), (4.45):

- Mô đun vòng ngoài:


(4.46)

Thay vào công thức (4.46):

Tra bảng 6.8 [1] (trang 99), chọn mte theo tiêu chuẩn: mte = 3.
4.6.2.5. Xác định số răng
(4.47)

Chọn .

- Số răng Z2:
(4.48)

- Tỷ số truyền thực tế:

(4.49)

4.6.2.6. Xác định góc côn chia

(4.50)

53
(4.51)

4.6.2.7. Xác định hệ số dịch chỉnh


Với bộ truyền bánh răng côn nghiêng, sử dụng dịch chỉnh:
x1 + x2 = 0 (4.52)
Tra bảng 6.20 [1] (trang 112) với Z1 = 25; ut = 2, được x1 = 0,29.
4.6.2.8. Xác định đường kính trung bình và chiều dài côn ngoài
- Đường kính trung bình:
dm1 = mtm.Z1 = 2,52.25 = 63(mm) (4.53)
dm2 = mtm.Z2 = 2,52.50 = 126(mm)
- Chiều dài côn ngoài:
(4.54)

4.6.2.9. Xác định ứng suất cho phép


- Tỷ số truyền thực tế: ut = 2.
- Vận tốc vòng của bánh răng:

(4.55)

- Ứng suát cho phép chính xác:


(4.56)
(4.57)
Trong đó:
+ , : ứng suất cho phép sơ bộ.
+ : hệ số độ nhám của mặt răng làm việc: = 1.

+ : hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc vòng: = 1.


+ : hệ số xét đến ảnh hưởng của kích thước bánh răng: = 1.
+ : hệ số ảnh hưởng của độ nhám mặt lượn chân răng: = 1.
+ : hệ số xét đến độ nhạy của vật liệu với sự tập trung ứng suất.
+ : hệ số xét đến ảnh hưởng của kích thước bánh răng đến độ bền uốn:

54
= 1.
Thay vào công thức (4.56), (4.57):

4.6.2.10. Thông số hình học của cặp bánh răng


- Đường kính vòng chia:
de1 = mte.Z1 = 3.25 = 75 (mm) (4.58)
de2 = mte.Z2 = 2,5.50 = 150 (mm)
- Chiều cao răng:
he = 2,2.mte = 2,2.3 = 6,6 (mm) (4.59)
- Chiều cao đầu răng ngoài:
hae1 = (hte + x1). mte =(0,87 + 0,29).3 = 3,48 (mm) (4.60)
hae2 = (hte + x2). mte = (0,87 - 0,29).3 = 1,74 (mm)
- Chiều cao chân răng:
hfe1 = hte - hae1 = 0,87 – 3,48 = 2,61 (mm) (4.61)
hfe12 = hte - hae2 = 0,87 – 1,74 = 0,87 mm)
- Đường kính đỉnh ngoài răng:
dae1 = 75 + 2.3,48.cos26,6 = 81,2 (mm) (4.62)
dae2 = 150 + 2.11,74.cos63,4 = 151,6 (mm)
- Lực ăn khớp trong bộ truyền báng răng côn:
(4.63)

103,7 (N) (4.64)


311,1 (N) (4.65)
Kết quả tính toán bộ truyền bánh răng côn được tổng hợp theo bảng 4.5 như
sau.

55
Bảng 4.5. Tổng hợp thông số bộ truyền bánh răng côn
STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Chiều dài côn ngoài Re 83,85 mm
2 Mô đun vòng ngoài mte 3,0 mm
Z1 25 Răng
3 Số răng
Z2 50 Răng
4 Chiều rộng vành răng b 16,83 mm
X1 0,29 mm
5 Hệ số dịch chỉnh
X2 - 0,29 mm
26.6 Độ
6 Góc côn chia
63,4 Độ
de1 75 mm
7 Đường kính vòng ngoài
de2 150 mm

Đường kính đỉnh răng dae1 81,2 mm


8
ngoài dae2 151,6 mm

Chiều cao đầu răng hae1 3,48 mm


9
ngoài hae2 1,74 mm

Chiều cao chân răng hfe1 2,61 mm


10
ngoài hfe2 0,87 mm
11 Lực vòng 668 N

12 Lực hướng tâm 103,7 N

13 Lực dọc trục 311,1 N


4.7. Thiết kế, tính toán trục làm việc
4.7.1. Thiết kế, tính toán trục trống đập
4.7.1.1. Chọn vật liệu chế tạo trục trống đập
- Vật liệu làm trục: tra bảng 6.1[1] trang 92, ta được các thông số sau:
+ Nhãn hiệu thép: C45.

56
+ Chế độ nhiệt luyện: tôi cải thiện.
+ Độ rắn: HB = 170 ÷ 217; chọn HB = 200.
+ Giới hạn bền: σb = 600 (MPa).
+ Giới hạn chảy: σch = 340 (MPa).
+ Ứng suất xoắn cho phép: .
4.7.1.2. Xác định sơ bộ đường kính trục trống đập
- Đường kính trục được xác định bằng mômen xoắn theo công thức 10.9 [1]
trang 188, ta có:

(4.66)

Trong đó:
+ T: mômen xoắn.
+ : ứng suất xoắn cho phép .
Thay vào công thức (4.66):

Chọn đường kính trục theo tiêu chuẩn:


Chọn sơ bộ chiều rộng ổ trục và chiều dài moay ơ là: tra bảng 10.2 [1] trang
189, ta được chiều rộng các ổ trục, với .

- Chiều dài moay ơ bánh đai: theo công thức 10.10 [1] trang 189, ta có:
(4.67)

Chọn .
- Các lực tác dụng lên trục:
+ Lực bánh đai tác dụng lên trục trống đập: . Với α = 900 nên

+ Lực vòng: .
+ Lực hướng tâm: .

57
+Lực dọc trục: .

4.7.1.3. Sơ đồ đặt lực chung

Hình 4.11. Sơ đồ đặt lực chung của trục trống đập

58
4.7.1.4. Xác định phản lực tại các gối đỡ trục trống đập

Hình 4.12. Sơ đồ lực và phản lực tác dụng lên trục trống đập
Giã sử chiều phản lực ngược chiều với trục tọa độ.
Phản lực theo trục y, xét mặt phẳng xz có phương trình cân bằng tĩnh học và
phương trình mômen lấy tại ví trị 1 như sau:
(1)

(2)

+ Với đường kính vòng lăn bánh răng nhỏ.


+ Giải hệ phương trình (1) và (2): ; .

Như vậy, chiều của phản lực và ngược chiều với hình vẽ.

- Phản lực theo trục x, xét mặt phẳng yz có phương trình cân bằng tĩnh học và
phương trình mômen lấy tại ví trị 1 như sau:
(3)

(4)

+ Giải hệ phương trình (3) và (4): ; .

59
Như vậy, chiều của phản lực ngược chiều với hình vẽ.
- Giá trị của các phản lực tại các gối đỡ như sau:
+ .

+ .

+ .

+
4.7.1.5. Biểu đồ mômen

Hình 4.13. Biểu đồ mômen tác dụng lên trục trống đập

60
- Xét đoạn AB (1-1):

+ Tại A (z = 0)

+ Tại B (z = 35) 17101 (N.mm).

- Xét đoạn BC (2-2):

+ Tại B (z = 35)
+ Tại C (z = 819) (N.mm).

+ Tại B (z = 35) (N.mm).

+ Tại C (z = 819) (N.mm).

- Xét đoạn CD (3-3):

+ Tại C (z = 819) (N.mm).


+ Tại D (z = 919) (N.mm).

+ Tại C (z = 819) (N.mm).

+ Tại D (z = 919) N.mm).

4.7.1.6. Xác định sơ bộ kết cấu trục


- Mômen uốn tổng tại các tiết diện A, B, C, D được tính theo công thức 10.16
[1] trang 194, ta có:

(4.68)

Trong đó:
: mômen uốn tổng tại các tiết diện (N.mm).

61
: mômen uốn trong mặt phẳng yz và xz tại các tiết diện j.

- Tại tiết diện A:

- Tại tiết diện B:

- Tại tiết diện C:

- Tại tiết diện D:

- Mômen tương đương tại các tiết diện A, B, C, D theo công thức theo công
thức 10.16[1] trang 194, ta có:

(4.69)

Trong đó:
+ : mômen uốn tổng tại các tiết diện (N.mm).

+ : mômen trên các trục (N.mm).

- Tại tiết diện A:

- Tại tiết diện B:

- Tại tiết diện C:

62
- Tại tiết diện D:

- Tính đường kính trục tại các tiết diện 0,1,2,3 theo công thức 10.17[1] trang 194:

(4.70)

Trong đó:
+ : ứng suất cho phép của thép chế tạo trục, tra bảng 10.5 [1] trang
195, ta chọn
- Tại tiết diện A:

- Tại tiết diện B và C đều lắp ổ lăn nên ta tính tại nơi nguy hiểm nhất tại C:

- Tại tiết diện D:

- Tra bảng 10.5 [1] trang 195 phần chú ý, chọn theo tiêu chuẩn:
+ dA = 24 (mm); lắp bánh đai.
+ dB = dC = 25 (mm); lắp gối đỡ.
+ dC = 20 (mm); lắp bánh răng côn nhỏ.

63
Hình 4.14. Trục đập
4.7.2. Thiết kế, tính toán trục cánh khuấy
4.7.2.1. Chọn vật liệu chế tạo trục khuấy
- Vật liệu làm trục: tra bảng 6.1 [1] trang 92, ta được:
+ Nhãn hiệu thép: C45.
+ Chế độ nhiệt luyện: tôi cải thiện.
+ Độ rắn: HB = 170 ÷ 217; chọn HB = 200.
+ Giới hạn bền: σb = 600 (MPa).
+ Giới hạn chảy: σch = 340 (MPa).
+ Ứng suất xoắn cho phép: .
- Mômen xoắn trên trục cánh khuấy được tính theo công thức:
(4.71)

Trong đó:
+ N: công suất của trục, N = 1,21 (kW).
+ n: là số vòng quay của trục công tác n = 295 (vòng/phút).
Thay vào công thức (4.71):

64
4.7.2.2. Xác định đường kính sơ bộ của trục khuấy
- Đường kính trục khuấy được xác định theo công thức:

(4.72)

Trong đó:
+ T: mômen xoắn.
+ : ứng suất xoắn cho phép .
Thay vào công thức (4.72):

- Chọn đường kính trục theo tiêu chuẩn:


- Chọn sơ bộ chiều rộng ổ trục và chiều dài moay ơ là: tra bảng 10.2 [1] trang
189, ta được chiều rộng các ổ trục, với .

Hình 4.15. Trục khuấy


- Kiểm nghiệm độ bền cho trục khuấy: xây dựng mô hình trục khuấy trên
phần mềm inventor 2020 và tiến hành để kiểm nghiệm độ bền.

65
Hình 4.16. Mô hình kiểm tra độ bền trục khuấy bằng phần mềm inventor 2020
+ Vùng có ứng suất lớn nhất là ρmax = 1.062 (N/m2)
+ Vùng có ứng suất nhỏ nhất là ρmin = 0,051 (N/m2)
Cách tính toán trên đối với tải tĩnh, trong môi trường làm việc tải trọng rung
động và xét đến tương quan hình học và độ biến dạng, phương pháp chế tạo.
Kích thước trục như thiết kế là hợp lý, đảm bảo độ bền và độ tin cậy.
4.8. Tính chọn then và ổ lăn [3]
4.8.1. Tính chọn then
- Then là một tiết máy tiêu chuẩn ta có thể chọn và tính then theo đường
kính trục và chiều dài may ơ. Dựa vào đường kính trục ta chọn then bằng.
b
k
tt1

Hình 4.17. Kích thước cơ bản của then bằng


Tra bảng 9.1a [1] trang 173 với có:
+ Chiều rộng then: b = 8 (mm).
+ Chiều cao then: h = 7 (mm).
+ Chiều sâu rãnh then trên trục t1 = 4 (mm).

66
+ Chiều sâu rãnh then trên lỗ t2 = 2,8 (mm).
+ Chiều dài then: = (0,8÷0,9).lmc = 28 ÷ 31,5 (mm).

Vậy chọn .

- Khoảng cách từ vòng đáy đến then là:


(4.72)

Trong đó:
: đường kính đáy bánh đai lớn (mm).

: đường kính trục bánh đai bị động (mm).


: chiều sâu rãnh then trên trục.

Bảng 4.6. Các thông số cơ bản của then


KT tiết diện then Chiều sâu rãnh then BK góc lượn của
ĐK trục (mm) (mm) rãnh r (mm)
d (mm) Trên Trên lỗ Nhỏ Lớn
b h
trục t1 t2 nhất nhất

>17…22 8 7 4 2,8 0,16 0,25

4.8.2. Tính chọn ổ lăn


- Tra bảng 17 ứng với d = 25 mm ta chọn ổ bi ký hiệu 36205 cỡ nhẹ có Cb =
36000.
Bảng 4.7. Thông số ổ lăn 205
Kí hiệu ổ d, mm D, mm B, mm r, mm C, kN C0, kN
205 25 52 15 1,5 11,0 7,09
4.9. Thiết kế quy trình gia công chế tạo
4.9.1. Quy trình chế tạo trục
4.9.1.1. Phân tích chức năng chi tiết
Trục là một chi tiết có vai trò quan trọng của máy bóc vỏ hạt vừng. Trục nhận
chuyển động trực tiếp từ động cơ thông qua bộ truyền đai. Vì vậy trục chịu lực

67
chủ yếu là lực xoắn và uốn.
4.9.1.2. Tính công nghệ của chi tiết
- Vật liệu làm trục: để đảm bảo tính năng chịu lực và độ bền cũng như thời
gian phục vụ của trục, ta chọn vật liệu làm trục là thép C45.
- Trục lắp với ổ đỡ với kiểu lắp chặt.
- Chọn cấp chính xác trong công nghệ chế tạo trục là IT12.
- Bản vẽ chi tiết:

Hình 4.18. Trục đập

Hình 4.19. Trục khuấy


- Theo điều kiện làm việc của trục mà ta có thể chọn thông số chế tạo của trục:
+ Tại những chỗ lắp ổ ta chọn kết cấu trục có cấp chính xác 6, còn lại các
kết cấu khác của trục ta chọn cấp chính xác là cấp 7 - 8, riêng các then do đặc
tính lắp của các then trong chi tiết máy là lắp chặt nên ta chọn cấp chính xác là
9.
+ Về độ nhám ta chọn theo TCVN 384 - 93 trong chế tạo máy, chọn độ
nhám cấp 8 cho các bề mặt lắp ổ của máy công tác. Còn các bề mặt còn lại ta
chọn cấp chính xác 6, dung sai độ đảo hướng kính tại các ổ bi ta chọn bằng 0,025.
4.9.1.3. Chọn phôi và phương pháp gia công
- Phương pháp gia công chi tiết: sử dụng phương pháp gia công tiện, kết hợp
với phương pháp phay và mài.
- Chuẩn bị trước khi gia công:
+ Bước 1: chọn phôi dạng trụ đối với trục đập có đường kính 31 mm, dài
924 mm và trục khuấy có đưuòng kính 31 mm, dài 606 mm.
+ Bước 2: giá phôi lên mâm cặp máy tiện.

68
+ Bước 3: giá dao tiện.
- Trình tự nguyên công:
+ Nguyên công 1: tiện 2 mặt đầu.
Loại máy tiện T616.
Dao tiện T15K6.
Chế độ cắt như sau: bước tiến dao s = 0,7 - 4,16 mm và và tốc độ cắt v =
220 vòng/phút.
+ Nguyên công 2: tiện thô theo biên dạng của trục đập đạt kích thước
đường kính 21, 25, 26, 31 mm và trục khuấy đạt kích thước đường kính 21, 26,
31 mm.
Loại máy tiện T616.
Dao tiện T15K6.
Chế độ cắt như sau: chiều sâu cắt t = 1,5 mm; bước tiến dao s = 0,54
mm; tốc độ cắt v = 140 vòng/phút.
+ Nguyên công 3: tiện bán tinh và tiện tinh, trục đập đạt kích thước đường
kính 20, 24, 25, 30 mm và trục khuấy đạt kích thước đường kính 20, 25, 30 mm.
Loại máy tiện T616.
Dao tiện T15K6.
Chế độ cắt như sau: chiều sâu cắt t = 0,5 mm; bước tiến dao s = 0,25
mm; tốc độ cắt v = 160 vòng/phút.
+ Nguyên công 4: tiện vát cạnh 1x450.
+ Nguyên công 5: phay 2 rãnh then.
+ Nguyên công 6: kiểm tra, bao gồm kiểm tra các kích thước đã gia công
và kiểm tra bề mặt gia công.
4.10. Khảo nghiệm và đánh giá kết quả
4.10.1. Mục đích và điều kiện khảo nghiệm
❖ Múc đích khảo nghiệm
Thông qua quá trình làm việc của máy sẽ kiểm tra, đánh giá khả năng làm
việc của từng bộ phận và tổng thể máy tách vỏ hạt vừng. Từ đó đưa ra các đề
xuất cải tiến sao cho phù hợp.

69
Kết quả khảo nghiệm đánh giá khả năng bóc vỏ, phân loại nhân và lớp vỏ lụa
của hạt vừng.
❖ Điều kiện khảo nghiệm
Để quá trình khảo nghiệm cho kết quả xác thực cần phải chuẩn bị tốt về máy,
nguyên liệu và thiết bị đo, kiểm tra. Kết quả khảo nghiệm được ghi chép đầy đủ,
chính xác để phục vụ cho việc cải tiến sau này.
Điều kiện khảo nghiệm:
+ Nguyên liệu: hạt vừng chưa bóc vỏ, được ngâm trong nước 600 để tăng
độ ẩm.
+ Thời giam ngâm: 10 - 15 phút.

Hình 4.20. Hạt vừng trước và sau khi ngâm nước


a. Hạt vừng chưa bóc vỏ b. Hạt vừng sau khi ngâm
- Dụng cụ khảo nghiệm:
+ 1 bộ biến tần điều chỉnh tốc độ.
+ 12 kg hạt vừng chưa bóc vỏ.
+ 1,2 lít nước 600 (ngâm hạt vừng).
+ 100 lít nước.
4.10.2. Nội dung và kết quả khảo nghiệm
❖ Nội dung khảo nghiệm
Sử dụng động cơ điện 3 pha công suất 2,2 kW kết hợp với bộ biến tần để
kiểm nghiệm khả năng bóc vỏ và phân loại của máy ở các mức khác nhau của
yếu tố: tốc độ quay của trục đập, trục khuấy và thời gian làm việc.

70
❖ Kết quả khảo nghiệm được tổng hợp theo bảng 4.8, bảng 4.9 và bảng 4.10
như sau:
Bảng 4.8. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận bóc vỏ với sự thay đổi tần
số
Tần Tốc độ Thời
số quay gian
STT (Hz) (vòng/phút) bóc Đánh giá Hình ảnh thực tế
vỏ
(phút)
80 % vỏ tách ra
khỏi nhân, gần
1 40 480 6 như không có
hạt bị dập, nát
hay vỡ.

86 % vỏ tách ra
khỏi nhân, bắt
đầu xuấ hiện
2 45 540 6
hạt bị vỡ, nát,
nhưng vẫn ở tỷ
lệ rất thấp.
93 % vỏ tách ra
khỏi nhân
3 50 600 6

95 % vỏ tách ra
khỏi nhân,
khoảng 0,05%
4 55 660 6
hạt bị đập, vỡ
nát.

71
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận bóc vỏ với sự thay đổi tốc
độ quay và thời gian
Tần Tốc độ Thời
số quay gian bóc
STT Đánh giá
(Hz) (vòng/phút) vỏ
(phút)
89 % vỏ tách ra khỏi nhân, gần như
1 50 600 5
không có hạt bị dập, nát hay vỡ.
93 % vỏ tách ra khỏi nhân, bắt đầu xuấ
2 50 600 6 hiện hạt bị vỡ, nát, nhưng vẫn ở tỷ lệ
rất thấp.
93 % vỏ tách ra khỏi nhân, tỷ lệ hạt bị
3 55 660 5
vỡ, dập, nát thấp.
95 % vỏ tách ra khỏi nhân, khoảng
4 55 660 6
0,05% hạt bị đập, vỡ nát.
Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp khảo nghiệm cho bộ phận phân loại với sự biến
thiên tần số.

Tốc độ Thời
Tần
quay gian bóc
STT số Đánh giá
vỏ
(Hz) (vòng/phút)
(phút)
87% vỏ và nhân được phân riêng, 55%
1 10 180 4
vỏ vừng bị đánh mịn nhỏ.
90% vỏ và nhân được phân riêng, 65%
2 12 225 4
vỏ vừng bị đánh mịn nhỏ.
95% vỏ và nhân được phân riêng, 70%
3 15 290 4
vỏ vừng bị đánh mịn nhỏ.
❖ Đánh giá khảo nghiệm
Sau khi tiến hành khảo nghiệm máy với các mức khác nhau của hai yếu tố:
tốc độ quay và thời gian làm việc.

72
Hình 4.21. Đồ thị thể hiện mức độ bóc sạch vỏ khi thay đổi tốc độ quay
+ Với số vòng quay 600 - 660 (vòng/phút) trong thời gian 6 (phút) cho 12
(kg) vừng thì bộ phận bóc vỏ đạt hiệu quả cao, độ bóc sạch từ 93 - 95% đảm bảo
yêu cầu đề ra.

Hình 4.22. Đồ thị thể hiện mức độ bóc sạch vỏ khi thay đổi tốc độ quay và
thời gian
+ Dựa vào đồ thị hình 4.21 ta nhận thấy, trong cùng khoảng thời gian làm
việc (5 phút) số vòng quay thay đổi từ 600 đến 660 (vòng/phút), tỷ lệ bóc sạch
vỏ tăng lên từ 89% lên 93%.
+ Với thời gian làm việc 6 (phút) số vòng quay thay đổi từ 600 đến 660
(vòng/phút), tỷ lệ bóc sạch vỏ tăng từ 93% lên 95%.
+ Qua đó, ta thấy thời gian làm việc 6 (phút) đạt được tỷ lệ bóc vỏ lớn
nhất.

73
Hình 4.23. Đồ thị thể hiện mức độ bóc sạch vỏ khi thay đổi tốc độ quay
+ Đối với bộ phận phân loại: với số vòng quay từ 200 - 290 (vòng/phút),
trong khoảng thời gian 4 (phút), vỏ và nhân được phân riêng và đạt được độ
sạch theo cầu cầu đề ra.
Mẫu máy bóc vỏ hạt vừng có nhược điểm như sau:
+ Khi cho máy chạy không tải, có hiện tượng máy rung nhẹ.
+ Vỏ và nhân vẫn chưa hoàn toàn phân riêng.
+ Trong quá trình máy vận hành, mặc dù đã sử dụng bơm để tái sử dụng
nước nhưng vẫn có một phần bị xả ra ngoài.
+ Hạt vừng vẫn còn sót lại trong bộ phận bóc vỏ.

Hình 4.24. Hạt vừng trước và sau khi bóc vỏ

74
4.11. An toàn và hướng dẫn sử dụng
4.11.1. Vấn đề an toàn
Máy sử dụng bộ truyền động đai nên khi máy vận hành người vận hành cần
phải chú ý nếu không có thể xảy ra các sự cố như bị cuốn áo, quần, tay, tóc…Vì
vậy cần chú ý đến công tác bảo hộ trước khi vận hành.
4.11.2. Biện pháp an toàn
- Cần có các bộ phận che chắn bộ truyền động đai.
- Người thực hiện vận hành máy cần phải trang bị áo quần gọn gàng, đeo
khẩu trang và đồ bảo hộ.
- Bọc các mặt thiết bị chịu rung động để giảm bớt rung động trong quá trình
máy vận hành tạo ra như: cao su, chất dẻo, vòng phớt…
4.11.3. Những lưu ý và hướng dẫn sử dụng
- Trước khi khởi động máy:
+ Đưa máy đến vị trí thích hợp để làm việc.
+ Trước khi cho máy hoạt động cần phải kiểm tra: dầu bôi trơn ở các ổ bi,
kiểm tra hệ thống điện, các cơ cấu, bộ phận làm việc của máy.
+ Kiểm tra các mối liên kết, siết chặt các bulong bắt ở trên máy, gối đỡ và
động cơ.
+ Kiểm tra chiều quay của động cơ, lực căng dây dai.
+ Kiểm tra bơm nước, và mức nước cần sử dụng.
+ Nạp một lượng hạt vừng vừa đủ vào phễu cấp liệu để tránh trình trạng
thiếu nguyên liệu trong quá trình máy chạy.
- Trong quá trình máy làm việc:
+ Lăng nghe xem có tiếng lạ phát ra hay không sửa chữa và khắc phục kịp thời.
+ Quan sát xem có hiện tượng lạ xảy ra hay không.
- Sau khi máy dừng:
+ Vệ sinh sạch sẽ buồng làm việc, đặt máy ở nơi khô thoáng, tránh nắng
nắng trực tiếp.
+ Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng cho máy.

75
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã đạt được các kết quả sau:
- Tìm hiểu tình hình trồng, các phương pháp bóc vỏ và đặc điểm cơ lý cuả hạt
vừng.
- Tìm hiểu đặc tính cơ lý của hạt vừng.
- Lựa chọn nguyên lý máy bóc vỏ hạt vừng phù hợp với năng suất 120 kg/h.
- Tính toán và chọn được các thông số về cấu tạo, chế độ làm việc của mẫu
máy với các thông số chính gồm:
+ Chiều dài thùng đập: l = 700 mm.
+ Đường kính thùng đập: Dđập = 320 mm.
+ Tốc độ quay của trục đập: nđập = 590 vòng/phút.
+ Vận tốc đập: vđập = 9.89 m/s.
+ Khe hở đập: e =10 mm.
+ Số răng đập: Z = 14 răng.
+ Chiều cao thùng phân loại: h = 500 mm.
+ Đường kính thùng phân loại: dkhấy = 500 mm.
+ Tốc độ quay cánh khuấy: nkhuấy = 295 vòng/phút.
- Chế tạo mẫu máy và khảo nghiệm bộ phận làm việc của máy đạt kết quả khả
quan, có thể áp dụng nguyên lý máy vào thực tiễn.
5.2. Kiến nghị
Bên cạnh những việc đã thực hiện được, em có một số kiến nghị như sau:
+ Cần phải cải tiến trục đập để lượng vỏ nằm lại trong bộ phận bóc giảm,
nhằm tăng năng suất và đảm bảo yêu cầu đầu ra.
+ Tìm hiểu và nghiên cứu để lắp đạt thêm một số cơ cấu tự động cung cấp
nguyên liệu.

76
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Ia.XOKOLOV, Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm. Nguyễn Trọng
Thể và Nguyễn Như Thung (1976) biên dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2]. ThS. Cù Ngọc Bắc, ThS. Hà Văn Tiến, ThS. Vũ Đức Hải (2008), Giáo
trình Cơ khí Nông nghiệp, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
[3]. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí
tập 1,2. Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[4]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (2002), Thiết kế chi tiết máy.
Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[5]. PGS. TS Phan Hòa (1994), Nghiên cứu một số thông số tối ưu bộ phận
đập dọc trục răng bản của máy đập lúa - Luận án Phó Tiến sĩ khoa học kỹ thuật.
Hà Nội.
[6]. TS. Đinh Vương Hùng (2006), Giáo trình Các thiết bị cơ bản trong
chế biến nông sản thực phẩm. Trường Đại học Nông Lâm Huế.
[7]. PGS. TS Nguyễn Quang Lộc (1998), Máy thu hoạch. Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Tôn Thất Minh (2010), Giáo trình Máy và thiết bị chế biến lương thực.
Nhà xuất bản Bách khoa-Hà Nội.
[9]. ThS. Hồ Nhật Phong (2004). Máy bóc vỏ hạt vừng - Luận văn thạc sỹ
kỹ thuật. Trường Đại học Nông Lâm Huế.
[10]. GS. TSKH Nguyễn Minh Tuyển (2006), Quá trình và thiết bị khuấy
trộn trong công nghệ. Nhà xuất bản Xây dựng.
[11]. GS. TS Phạm Xuân Vượng (2000), Lý thuyết tính toán máy thu hoạch
nông nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục.
Tài liệu trên các trang Website
[12]. Van tay nhựa đỏ. Trên Website: http://taijaanplastic-vn.com/san-
pham/van-tay-nhua-do-o60/.
[13]. Thiết bị thực phẩm, các thiết nị làm nhỏ. Trên Website:
http://valve.vn/goc-chuyen-gia/thiet-bi-thuc-pham-cac-thiet-bi-lam-nho.html.
[14]. Cây vừng. Trên

77
Website:http://vuonrausach.com.vn/2014/05/cay-vung-gsts-nguyen-vy.html.
[15]. Ông nông dân giàu sáng kiến. Trên
Website:http://khoahocchonhanong.com.vn/Ong-nong-dan-giau-sang-
kien.html.
[16]. Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè. Trên Website:
http://bannhanong.vn/danhmuc/Ng/baiviet/Tai-lieu-ky-thuat-trong-va-
cham-soc-cay-me---Phan-3/ODUy/index.bnn.
[17]. Nhà máy rang hạt mè bóc vỏ, tách vỏ. Trên Website:
http://foodnseed.vn/tin-tuc/nha-may-rang-hat-me-boc-vo-tach-vo/.

78
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các thông số của bộ phận bóc vỏ hạt vừng
STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Đường kính trống đập Dtr 320 mm
2 Chiều dài trống đập Ltr 700 mm
3 Đường kính trục đập dtr 30 mm
4 Chiều dài cánh đập r 300 mm
5 Khe hở làm việc e 10 mm
6 Vận tốc đập v 9,89 m3
7 Đường kính răng đập drăng 14 mm
8 Số lượng răng đập S 14 Cái
9 Số đường ren triển khai răng K 3 Đường
10 Khoảng cách giữa hai răng đập l 41,8 mm
Góc nghiêng giữa răng đập và
11 β 120 Độ
trục đập
12 Tốc độ quay n 590 Vòng/phút
13 Tiết diện của thoát hạt axb 100x50 mm2
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp các thông số của bộ phận phân loại
STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
1 Đường kính thùng khuấy D 500 mm
2 Đường kính trục lắp cánh khuấy dk 30 mm
3 Bề rộng cánh khuấy b 40 mm
4 Chiều dài cánh khuấy d 480 m3
5 Chiều cao thùng h 500 mm
6 Vận tốc đầu cánh vth 2,6 mm
7 Số vòng quay trục khấy n 295 Vòng/phút
8 Công suất trên trục khuấy P 1,21 kW
9 Thể tích thùng tối đa Vmax 0.1 m3
10 Tiết diện của thoát a 40 mm

79
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp giá sơ bộ của máy bóc vỏ hạt vừng
Thành
Đơn vị Giá tiền
STT Tên vật liệu Số lượng tiền
tính (VNĐ)
(VNĐ)
1 Thép V4 Cây 3 190.000 570.000
2 Trục phi 30 m 2 150.000 300.000
3 Thép phi 14 m 2 15.000 30.000
4 Thép tấm 2 ly mxmxm 1,3x1.0,2 600.000
5 Inox 0,5 ly mxmxm 1,6x0,5x0,5 500.000
6 Lưới lọc mxmxm 1x0,6x0,2 120.000 120.000
7 Van khóa nước phi 42 Cái 1 75.000 75.000
8 Van khóa nước phi 49 Cái 1 65.000 65.000
9 Puly 200 mm Cái 1 100.000 100.000
10 Dây curoa Cái 1 30.000 30.000
12 Cặp bánh răng côn Cái 2 600.000 600.000
Các chi phí khác (đá
11 mài, lưỡi cắt, mũi Cái 200.000 200.000
khoan, sơn…)
Tổng cộng 3.190.000

80
Phụ lục 4: Hình ảnh chế tạo và khảo nghiệm

81
82
Phụ lục 5: Bản vẽ chi tiết

83
84
85
`

86
87
88

You might also like