You are on page 1of 20

1.1.

Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo


Chương 1
1 Theo nguyên tắc kế toán dồn tích, thu nhập / chi phí được kế toán ghi nhận:

a/ Khi tiền đã nhận được hoặc đã chi trả

b/ Khi nghiệp vụ phát sinh, hoàn thành và đủ điều kiện ghi nhận

c/ Khi có lãi

2 Công ty A cung cấp dịch vụ quảng cáo cho Công ty B vào năm N nhưng nhận
khoản tiền thanh toán từ Công ty B vào năm N+1. Công ty A ghi nhận doanh thu
vào năm N. Vậy công ty A đã thực hiện kế toán theo nguyên tắc nào:

a/ Nguyên tắc kế toán tiền

b/ Nguyên tắc kế toán dồn tích

c/ Nguyên tắc trọng yếu

3 Khái niệm/ nguyên tắc nào yêu cầu phải có sự tách biệt nhất định giữa tài sản của
đơn vị kế toán với tài sản của chủ sở hữu và các đối tượng khác?

a/ Khái niệm kỳ kế toán

b/ Khái niệm đơn vị kế toán

c/ Nguyên tắc phù hợp

d/ Nguyên tắc trọng yếu

4 Đối tượng chung của kế toán là gì?

a/ Là những tài sản mà đơn vị kế toán sở hữu

b/ Là những tài sản mà đơn vị kế toán có quyền kiểm soát

c/ Tài sản và sự vận động của tài sản


d/ Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Thu nhập, Chi phí, kết quả

5 Những đối tượng nào sau đây có sử dụng thông tin kế toán của đơn vị kế toán:

a/ Nhà đầu tư

b/ Ban lãnh đạo đơn vị

c/ Các chủ nợ

d/ Tất cả các đối tượng trên

6 Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các đối tượng kế toán có xu hướng:

a/ Không biến động

b/ Thường xuyên biến động

c/ Biến động tăng dần

d/ Biến động giảm dần

7 Sự kiện nào sau đây được ghi nhận là nghiệp vụ kinh tế-tài chính của đơn vị kế
toán:

a/ Khách hàng thanh toán toàn bộ khoản nợ từ kỳ trước: 560 tỷ đồng

b/ Ban lãnh đạo phỏng vấn các nhân viên mới

c/ Các kế toán viên sử dụng văn phòng phẩm để in ấn tài liệu kế toán

d/ Không có sự kiện nào được ghi nhận

8 Thước đo được sử dụng trong kế toán là loại thước đo nào:

a/ Thước đo hiện vật

b/ Thước đo lao động

c/ Thước đo tiền tệ
d/ Cả 3 loại thước đo trên

9 Kỳ kế toán năm của đơn vị kế toán là:

a/ Năm dương lịch

b/ Năm hoạt động

c/ a và b đều đúng

d/ Có thể a hoặc b

10 Nguyên tắc thận trọng yêu cầu:

a/ Lập dự phòng

b/ Không đánh giá quá cao giá trị của tài sản

c/ Không đánh giá quá thấp giá trị của nợ phải trả

d/ Tất cả đều đúng

11 Nội dung nguyên tắc phù hợp yêu cầu:

a/ Tài sản phải được phản ánh phù hợp với nguồn hình thành tài sản

b/ Chi phí phải được ghi nhận tương ứng với thu nhập tạo ra trong kỳ

c/ Cả 2 yêu cầu trên

d/ Không có câu nào đúng

12 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chưa được ghi nhận doanh thu
theo nguyên tắc kế toán tiền:

a/ Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt

b/ Khách hàng chưa nhận hàng nhưng đã thanh toán trước cho doanh nghiệp bằng
tiền mặt
c/ Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp

d/ Cả a và b đều đúng

13 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chưa được ghi nhận doanh thu
theo nguyên tắc kế toán dồn tích:

a/ Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt

b/ Khách hàng chưa nhận hàng nhưng đã thanh toán trước cho doanh nghiệp bằng
tiền mặt

c/ Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp

d/ Cả a và c đều đúng

14 Trong các nội dung của nguyên tắc trọng yếu, phát biểu nào sau đây là KHÔNG
chính xác:

a/ Có thể bỏ qua việc ghi nhận các giao dịch nhỏ nếu chúng không làm ảnh hưởng
trọng yếu đến báo cáo tài chính

b/ Các sự kiện và số liệu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động
của doanh nghiệp phải được thông báo cho người sử dụng.

c/ Cho phép xảy ra sai sót trong việc ghi nhận nếu như sai sót đó không làm ảnh
hưởng đến sự trung thực hợp lý của báo cáo tài chính.

d/ Không có phát biểu nào đúng

15 Trong tháng 11/N, VietNam Airlines bán được rất nhiều vé máy bay cho các
chuyến bay tháng 12 với tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được công ty:

a/ Ghi nhận doanh thu vào tháng 11/N

b/ Ghi nhận doanh thu vào tháng 12/N

c/ Ghi nhận doanh thu vào cả tháng 11 và tháng 12/N


d/ Không có đáp án nào đúng

16 Thông tin do kế toán cung cấp cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào trong
số các yêu cầu sau đây:

a/ Tính trung thực, khách quan

b/ Tính trung lập

c/ Tính thận trọng

d/ Tất cả các yêu cầu trên

17 Đặc trưng nào sau đây KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của đối tượng kế toán?

a/ Tính vận động

b/ Tính cân đối

c/ Tính nhất quán

d/ Tính tổng hợp được

18 Năm N-1 Công ty A áp dụng nguyên tắc kế toán tiền, năm N công ty A chuyển
sang áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích, vậy công ty A đã vi phạm nguyên tắc
kế toán nào:

a/ Nguyên tắc phù hợp

b/ Nguyên tắc trọng yếu

c/ Nguyên tắc nhất quán

d/ Tất cả các nguyên tắc trên

19 Việc đơn vị kế toán tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ cho các kỳ mà tài sản đó
được sử dụng là tuân thủ nguyên tắc kế toán nào:

a/ Nguyên tắc trọng yếu


b/ Nguyên tắc phù hợp

c/ Nguyên tắc kế toán dồn tích

d/ Tất cả các nguyên tắc trên

20 Nguyên tắc nhất quán có nghĩa là doanh nghiệp không bao giờ được thay đổi các
nguyên tắc kế toán trong suốt quá trình tồn tại của mình:

a/ Đúng

b/ Sai

c/ Tùy từng trường hợp

21 Việc trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép là tuân thủ nguyên
tắc kế toán nào:

a/ Nguyên tắc phù hợp

b/ Nguyên tắc thận trọng

c/ a và b đều đúng

d/ Không có đáp án nào đúng

Trích trước=> NT phù hợp

Dự phòng => NT thận trọng


Chương 2
1 Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng:

a/ Báo cáo tài chính có tính pháp lý rất cao

b/ Báo cáo tài chính chỉ được công khai cho một số đối tượng nhất định chứ không
được công khai cho tất cả các đối tượng sử dụng thông tin

c/ Báo cáo tài chính phản ánh các thông tin chung chứ không phản ánh các thông
tin cụ thể, chi tiết.

2 Các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính bao gồm:

a/ TS, NPT, VCSH

b/ TN, CP, KQ

c/ Dòng tiền vào, dòng tiền ra, dòng tiền thuần

d/ a và b đúng

e/ a, b, c đều đúng

3 Những nguồn lực tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị được phân loại
là:

a/ Thu nhập

b/ Chi phí

c/ Tài sản

d/ Không có đáp án nào đúng

4 Những nguồn lực không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị được
phân loại là:

a/ Chi phí
b/ Tổn thất

c/ a và b đều đúng

d/ Không có đáp án nào đúng

5 Nhận định nào sau đây là KHÔNG đúng đối với đối tượng kế toán là tài sản:

a/ Kế toán chỉ phản ánh những tài sản thuộc sở hữu của đơn vị kế toán

b/ Tài sản của 1 đơn vị kế toán không nhất thiết phải thuộc sở hữu của đơn vị đó

c/ Nguồn lực được ghi nhận là tài sản phải mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
một cách tương đối chắc chắn.

d/ Có những tài sản có thể không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn
vị kế toán.

6 Vốn chủ sở hữu được hiểu là:

a/ Tiền mặt của chủ sở hữu đơn vị

b/ Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản khác của chủ sở hữu đơn vị

c/ Nguồn vốn mà chủ sở hữu có quyền sở hữu và sử dụng lâu dài

d/ Không có đáp án nào đúng

7 Tình hình Tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm:

TM: 200; TSCĐ: 1.200; HMTSCĐ: 200; Người mua trả tiền trước: 100 và nguồn
vốn kinh doanh chưa xác định được.

=>SDĐK Bên Nợ = Bên Có

200+1200=200+100+NVKD=> NVKD=1.100

Tổng TSđk = 200+1200-200=1200

Trong kì TM tăng 500, TPPH tăng 500


TSck =1200+500=1700

Trong kỳ phát sinh nghiệp vụ: Phát hành trái phiếu thu tiền mặt: 500. Sau nghiệp
vụ này, tài sản và VCSH của doanh nghiệp lần lượt là:

a/ 2.100 và 2.000

b/ 2.300 và 1.600

c/ 1.700 và 1.000

d/ 1.700 và 1.100

8 Nghiệp vụ: Người mua trả trước tiền mua hàng 100 tỷ đồng sẽ làm:

a/ Tài sản tăng 100 tỷ đồng / Nguồn vốn tăng 100 tỷ đồng

b/ Tài sản tăng 100 tỷ đồng / Nợ phải trả giảm 100 tỷ đồng

c/ Tài sản giảm 100 tỷ đồng /Nợ phải trả tăng 100 tỷ đồng

d/ Tài sản giảm 100 tỷ đồng / Nguồn vốn giảm 100 tỷ đồng

9 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn hoạt động. Nghiệp vụ này
làm cho:

a/ Nợ phải trả tăng

b/ Tài sản tăng và nợ phải trả tăng

c/ Vốn chủ sở hữu tăng

d/ Chỉ có tài sản tăng

10 Nghiệp vụ: “Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán cho nhà cung cấp 500
trđ”thuộc loại nghiệp vụ nào:

a/ Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm

b/ Tài sản tăng, nguồn vốn tăng


c/ Tài sản tăng, tài sản giảm

d/ Tài sản giảm, nguồn vốn giảm

11 Nợ phải trả phát sinh là do:

a/ Trả tiền cho người bán về số hàng hóa đã mua

b/ Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt

c/ Mua chịu hàng hóa

d/ Không có đáp án nào đúng

12 Thu nhập phát sinh làm tăng trực tiếp vốn chủ sở hữu:

a/ Đúng

b/ Sai

13 Đặc điểm của Tài sản trong doanh nghiệp:

a/ Hữu hình hoặc vô hình

b/ Doanh nghiệp có quyền kiểm soát đối với tài sản

c/ Có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai một cách tương
đối chắc chắn

d/ Tất cả đều đúng

14 Khoản “Phải trả người bán” là:

a/ Tài sản của doanh nghiệp

b/ Một loại nguồn vốn góp phần hình thành nên tài sản của doanh nghiệp

c/ Không phải là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp

15 Trường hợp nào dưới đây CHƯA được ghi nhận doanh thu:
a/ Khách hàng đã nhận hàng và thanh toán bằng tiền mặt cho doanh nghiệp

b/ Khách hàng chưa nhận hàng nhưng đã thanh toán trước tiền mặt cho doanh
nghiệp

c/ Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán cho doanh nghiệp

d/ Không có trường hợp nào

16 Yếu tố nào sau đây được phân loại là “Nợ phải trả” của đơn vị kế toán (trong
điều kiện kế toán dồn tích):

a/ Khoản tiền ứng trước cho người bán

b/ Khoản tiền người mua trả trước

c/ Khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên

d/ Lợi nhuận chưa phân phối

17 Yếu tố nào sau đây được phân loại là “Vốn chủ sở hữu” của đơn vị kế toán:

a/ Phải thu nội bộ

b/ Phải trả người bán

c/ Góp vốn liên doanh

d/ Quỹ đầu tư phát triển

18 Yếu tố nào sau đây được phân loại là “Tài sản” của đơn vị kế toán:

a/ Quỹ khen thưởng phúc lợi

b/ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

c/ Phải trả người lao động

d/ Lợi nhuận chưa phân phối


19 Trong tháng 4/N, doanh nghiệp Z (kế toán dồn tích) bán hàng hóa thu tiền mặt
20tr, thu bằng tiền gửi ngân hàng 30tr, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền: 10tr,
khách hàng trả nợ 5tr, khách hàng ứng trước 20tr nhưng chưa nhận hàng. Vậy
doanh thu mà doanh nghiệp ghi nhận trong tháng 4/N là:

a/ 85tr

b/ 55tr

c/ 50tr

d/ 60tr

20 Trong kỳ doanh nghiệp thu được tiền hàng 10tr trong đó thu nợ của kỳ trước là
2tr. Vậy doanh thu trong kỳ được ghi nhận là:

a/ 10tr

b/ 8tr

c/ 2tr

d/ Chưa đủ thông tin để xác định

Chương 3
1 Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây tạo nên tính pháp lý của 1 chứng từ gốc:

a/ Các đơn vị đo lường cần thiết

b/ Nội dung của chứng từ

c/ Tên, địa chỉ, chữ ký, con dấu (nếu có) của các bộ phận và cá nhân có liên quan
đến nghiệp vụ phản ánh trong chứng từ

d/ Tên gọi của chứng từ

2 Chọn đáp án nào đúng nhất trong số các đáp án sau.Chứng từ tổng hợp được lập:

a/ Hàng ngày
b/ Định kỳ

c/ Ngay sau mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

d/ Theo yêu cầu quản lý của đơn vị kế toán

3 Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp được sử dụng để:

a/ Xử lý và hệ thống hóa thông tin về nghiệp vụ phát sinh

b/ Thu nhận thông tin về nghiệp vụ phát sinh

c/ a và b đều đúng

d/ Không có đáp án nào đúng

4 Chứng từ ghi sổ thuộc loại chứng từ nào:

a/ Chứng từ gốc

b/ Chứng từ tổng hợp

c/ Không thuộc loại nào trong 2 loại trên

5 Nghiệp vụ: “Mua hàng hóa nhập kho đã trả bằng tiền mặt 10tr” sử dụng chứng
từ kế toán nào:

a/ Phiếu nhập kho và phiếu chi

b/ Phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng

c/ Hóa đơn mua hàng và phiếu chi

d/ Không có đáp án nào đầy đủ

6 Trong điều kiện giá cả biến động tăng, phương pháp tính giá Nhập trước xuất
trước (FIFO) thường cho lợi nhuận:

a/ Cao hơn
b/ Thấp hơn

c/ Tùy từng trường hợp

7 Đối với phương pháp tính giá Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, thời điểm nhập
kho và xuất kho có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị hàng xuất kho:

a/ Càng nhập nhiều về cuối kỳ thì giá trị hàng xuất kho càng tăng

b/ Càng nhập nhiều về cuối kỳ thì giá trị hàng xuất kho càng giảm

c/ Thời điểm nhập và thời điểm xuất càng gần nhau thì giá trị hàng xuất càng gần
với giá trị hàng nhập

d/ Không ảnh hưởng gì

8 Một TSCĐ mua tại ngày 1/1/N có giá mua là 800tr, chi phí mua là 20tr. Tài sản
được sử dụng trong 10 năm, giá trị thanh lý ước tính là 40tr. Giá trị còn lại của
tài sản tại ngày 31/12/N+5 là: (TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường
thẳng)

NG = 800+20=820

GTHMLK =(820-40)/10*6=

GTCL=

a/ 332tr

b/ 430tr

c/ 352tr

d/ 410tr

9 Trong tháng 3/N Công ty VẠN HOA có số lượng hàng hóa A tồn đầu kỳ: 1.000kg,
đơn giá 3trđ/kg, trong kỳ xuất kho 1.800kg, tồn cuối kỳ 1.200kg, tổng trị giá hàng
xuất trong kỳ là 9.600. C.ty áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền. Số
lượng và Đơn giá hàng nhập tương ứng trong tháng 3/N là:
a/ 2.000kg và 7,5tr/kg

b/ 1.500kg và 4tr/kg

c/ 2.000kg và 6,5tr/kg

d/ 1.500kg và 6,5tr/kg

SL ĐG ST
Tồn đki 1000 3
NK X=2000 Y
XK 1800 9600
Tồn cki 1200
1000+X-
1800=1200
X=2000
ĐG bình quân = 9600 = 1000*3+Y*2000
1800 1000+2000
10 Số lượng tài khoản kế toán cần mở ở một đơn vị kế toán phụ thuộc vào những yếu
tố nào:

a/ Số lượng tài sản của đơn vị

b/ Số lượng các đối tượng kế toán cụ thể của đơn vị

c/ Yêu cầu quản lý của đơn vị kế toán

d/ b và c đều đúng

11 Mỗi một đối tượng kế toán cụ thể cần mở duy nhất một tài khoản để phản ánh và
theo dõi:

a/ Đúng

b/ Sai

12 Nếu phân loại tài khoản kế toán theo công dụng thì Tk Tạm ứng thuộc loại tài
khoản nào:

a/ Tài khoản tài sản


b/ Tài khoản nguồn vốn

c/ Tài khoản chủ yếu

d/ Tài khoản tạm thời

13 Nếu phân loại tài khoản kế toán theo công dụng thì TK Hao mòn TSCĐ thuộc loại
tài khoản nào:

a/ Tài khoản tài sản

b/ Tài khoản nguồn vốn

c/ Tài khoản chủ yếu

d/ Tài khoản điều chỉnh

14 Nếu phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế thì Tài khoản giá vốn hàng xuất
bán thuộc loại tài khoản nào:

a/ Tk chủ yếu

b/ Tk điều chỉnh

c/ Tk Quá trình hoạt động

d/ Tk Tạm thời

15 Tk “Phải thu của khách hàng” có số dư bên nào:

a/ Bên Nợ

b/ Bên Có

c/ Có thể có số dư ở cả 2 bên

PTKH bên Nợ: là PTKH, bên Có khi là NMTTT

PTNB bên Nơ là TTCNB , bên Có khi là PTNB

TTCNB=>PTNB giảm
NMTTT=> PTKH giảm

16 Cơ sở số liệu để lập Bảng đối chiếu số phát sinh là gì:

a/ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản sử
dụng trong kỳ.

b/ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản tổng
hợp sử dụng trong kỳ.

c/ Số dư đầu kỳ, số cộng phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản
sử dụng trong kỳ.

d/ Số dư đầu kỳ, số cộng phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản
tổng hợp sử dụng trong kỳ.

17 Cơ sở số liệu để lập Bảng chi tiết số phát sinh là gì:

a/ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản sử
dụng trong kỳ.

b/ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản chi
tiết sử dụng trong kỳ.

c/ Số dư đầu kỳ, số cộng phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản
sử dụng trong kỳ.

d/ Số dư đầu kỳ, số cộng phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản
chi tiết thuộc tài khoản tổng hợp tương ứng.

18 Số lượng Bảng đối chiếu phát sinh phải lập cuối kỳ của 1 đơn vị kế toán:

a/ Phụ thuộc vào số lượng tài khoản sử dụng trong kỳ

b/ Phụ thuộc vào số lượng tài khoản tổng hợp sử dụng trong kỳ

c/ Phụ thuộc vào số lượng tài khoản chi tiết sử dụng trong kỳ

d/ Không phụ thuộc vào số lượng tài khoản sử dụng trong kỳ


19 Số lượng Bảng chi tiết số phát sinh phải lập cuối kỳ của 1 đơn vị kế toán:

a/ Phụ thuộc vào số lượng tài khoản chi tiết sử dụng trong kỳ

b/ Phụ thuộc vào số lượng đối tượng kế toán chi tiết trong kỳ của đơn vị kế toán

c/ Phụ thuộc vào số lượng tài khoản tổng hợp có đối tượng chi tiết trong kỳ

d/ Không phụ thuộc vào yếu tố nào trong số các yếu tố trên

20 Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của đơn
vị kế toán:

a/ Trong một kỳ kế toán

b/ Tại thời điểm cuối kỳ kế toán

c/ Tại một thời điểm bất kỳ

d/ Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

21 Báo cáo kết quả hoạt động là Báo cáo tài chính phản ánh:

a/ Tình hình tài chính trong kỳ kế toán

b/ Tình hình hoạt động trong 1 kỳ kế toán

c/ Tình hình hoạt động tại một thời điểm nhất định

d/ Tình hình tài chính và tình hoạt động trong 1 thời kỳ nhất định

22 “C.ty A tháng 12/ N vi phạm hợp đồng phải nộp phạt 250 triệu đồng”. Nghiệp vụ
trên ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên những báo cáo tài chính nào:

a/ Bảng cân đối kế toán

c/ Báo cáo kết quả hoạt động

c/ 2 đáp án a và b đều đúng


d/ Đáp án a+b và thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

23 TK “Người mua trả tiền trước có số dư bên nào”:

a/ Bên nợ

b/ Bên có

c/ Có thể có số dư ở cả 2 bên

24 Để phân loại 1 định khoản là giản đơn hay phức tạp thì căn cứ vào tiêu chí nào:

a/ Mức độ đơn giản hay phức tạp của nghiệp vụ phát sinh

b/ Mức độ giản đơn hay phức tạp của Tài khoản sử dụng

c/ Số lượng tài khoản tổng hợp sử dụng

25 Các bút toán kết chuyển chi phí vào đối tượng kế toán có liên quan được thực
hiện vào thời điểm nào của kì kế toán?

a/ Ngay sau khi các khoản chi phí phát sinh

b/ Tại thời điểm cuối mỗi năm

c/ Tại thời điểm cuối mỗi kỳ kế toán

d/ b và c đều đúng

26 Tại công ty A (Kế toán dồn tích) trong năm N phát sinh nghiệp vụ sau: “Tạm ứng
cho người bán 30% giá trị hợp đồng với số tiền 50tr bằng chuyển khoản để mua
hàng hóa”. Nghiệp vụ này được định khoản như sau:

a/ Nợ TK Tạm ứng/Có TK Tiền gửi ngân hàng

b/ Nợ TK Phải trả người bán/ Có TK Tiền gửi ngân hàng

c/ Nợ TK Ứng trước cho người bán/ Có TK Tiền gửi ngân hàng

d/ Nợ TK Hàng hóa/ Có TK Tiền gửi ngân hàng


27 Tại công ty B trong năm N phát sinh nghiệp vụ sau: “Trích khấu hao 10 chiếc
máy bán hàng ở siêu thị với số tiền 40 triệu”. Nghiệp vụ trên được định khoản
như sau:

a/ Nợ TK Chi phí bán hàng/Có TK TSCĐHH

b/ Nợ TK Chi phí bán hàng/ Có TK Hàng hóa

c/ Nợ TK Chi phí bán hàng/ Có TK HM TSCĐ

SDCK BÊN NỢ = BÊN CÓ =600

SDCK HMTSCĐ =30

TỔNG TS= TỔNG NV =570

TỔNG TS = SDCK BÊN NỢ CỦA TS- SDCK BÊN CÓ CỦA TS (HMTSCĐ)=600-30=570

TỔNG NV = SDCK BÊN CÓ CỦA NV – SDCK BÊN NỢ CỦA NV( LNCPP)

You might also like