You are on page 1of 36

KEITH J.

CUNNINGHAM

CHÌA KHÓA ĐỂ
TỰ DO TÀI CHÍNH

WORKBOOK
CHÌA KHÓA ĐỂ TỰ DO TÀI CHÍNH

PHẦN 1:

Tiền là một chủ đề HẤP DẪN, DỄ THU HÚT và DỄ TẠO CẢM XÚC!

Tiền có thể khơi gợi rất nhiều cảm xúc. Có thể bạn còn nhớ những lúc cha mẹ bạn tranh cãi
về vấn đề tiền bạc. Có thể chính bạn cũng từng có những lần tranh cãi nghiêm trọng trong
các mối quan hệ trước kia hoặc hiện tại xung quanh vấn đề tiền bạc.

Và mặc dù chủ đề tiền bạc rất quan trọng đối với mọi người nhưng không may, nó cũng là
một thứ mà mọi người có khuynh hướng thường NÓI DỐI!

Một cuộc thăm dò ý kiến ở Mỹ cho thấy:

• 75% hộ gia đình Mỹ không có tiền để dành nghỉ hưu


• Một người 50 tuổi trung bình có 2.300$ dành để nghỉ hưu (và họ nghĩ mình sẽ về
hưu sau 15 năm nữa)
• Một người bình thường ở Mỹ chỉ tiết kiệm được 3,7% thu nhập
• Người Mỹ mong đợi có thể dựa vào các chính sách An sinh Xã hội để sống khi họ
về hưu

Chính sách An sinh Xã hội do Tổng thống Franklin Delanor Roosevelt khởi xướng vào năm
1936 và chính sách này không hề dự định là một chương trình liên tục. Dưới đây là các con
số thực tế:

• Khi chương trình bắt đầu vào năm 1936, có 16 người làm việc và đóng tiền An sinh
Xã hội trên 1 người về hưu và rút tiền phúc lợi.
• Vào năm 1996, tỷ lệ này giảm xuống đáng kể còn 3:1.
• Đến năm 2005, tỷ lệ người đóng tiền trên người rút tiền là 1:1.

Sự thật là mọi người đang làm việc ở Mỹ không thể hy vọng nuôi sống được bản thân (và
những người phụ thuộc của mình), cộng thêm một người nghỉ hưu.

2
Điều mà mọi người cần có (và hầu hết không thể tìm thấy) là sự tự do tài chính. Định nghĩa
của chúng tôi về Tự do Tài chính là: Có quyền tự do lựa chọn. Có một điều chắc chắn là
nếu bạn không có tự do tài chính, bạn sẽ không có lựa chọn!

• Nhiều người có tình hình tài chính cá nhân đảo lộn.


• Họ không có tiền.
• Lúc nào họ cũng nghĩ đến tiền.
• Thẻ tín dụng của họ được đẩy đến mức giới hạn.
• Họ thường chỉ thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu hàng tháng (phần lớn trong
đó là lãi suất).
• Họ lâm vào cảnh nợ nần, cùng với các khoản nợ thế chấp.
• Có thể vào một lúc nào đó, họ bị mất việc làm, khiến tình hình càng trầm trọng thêm.
Và tất cả những điều này mang lại… NỖI LO LẮNG.

Nếu bạn nhận thấy mình đang ở trong một hố sâu như vậy, đừng lo, không phải một mình
bạn đâu. Nhưng có một điều bạn có thể làm để khiến mình khác biệt với những người không
bao giờ có thể quay lại đúng đường – đó là khi bạn đang ở dưới một cái hố thì ĐỪNG ĐÀO
THÊM NỮA!

Có một số cách thông thường để làm điều này: cắt giảm thẻ tín dụng và ngừng chi tiêu cho
những thứ linh tinh như đồ chơi hay đồ trang sức (chúng ta sẽ nói thêm về điều này sau).

Để có được sự tự do tài chính (và cuối cùng là tìm thấy Chìa khóa Hầm vàng của bạn),
bạn cần đánh giá những gì chúng ta biết về sự tự do.

Tự do không phải là không có mục đích. Tự do có sự tập trung của nó. Và sự tập trung đó
là: SỨC MẠNH, NĂNG LƯỢNG và LỰC LƯỢNG!

Rất nhiều lần, điều khiến chúng ta mất tập trung là sự thiếu kiên nhẫn và thiếu kỷ luật bản
thân. Hãy nghĩ về một số câu chuyện trong quá khứ của riêng bạn. Hãy dành một chút thời
gian để ghi lại những lúc mà sự thiếu kiên nhẫn, nhu cầu thỏa mãn tức thì và/hoặc sự thiếu
kỷ luật bản thân đã cướp đi kết quả bạn hằng mong ước:

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
3
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

Keith đã học các nguyên tắc cơ bản của việc kiếm tiền ngay từ khi còn nhỏ, khi ông mang
trứng của bà ngoại đi bán kiếm lời. Ông không chỉ có một ý tưởng tốt. Ông tìm ra những gì
mọi người cần, sau đó cung cấp nó cho họ với một mức giá để ông có thể có một khoản lợi
nhuận kha khá… Đây là một tiền đề khá đơn giản.

Tuy nhiên, trải nghiệm này có thể không mang lại thành công nếu ông không học được
phần thứ hai. Đó là khi cha ông cho ông một cuốn sổ ghi chép để theo dõi thu nhập và chi
phí.

“Một rò rỉ nhỏ có thể đánh chìm một con tàu lớn” - Benjamin Franklin

Hầu hết mọi người không biết mình đang bị rò rỉ ở đâu và không biết cách sửa chữa chúng.
Hãy bắt đầu bằng cách tự nói cho mình sự thật, và sau đó học cách đưa ra những quyết định
tích cực và sáng suốt.

Tất cả chúng ta đều có một “tiếng nói nhỏ”, đả kích chúng ta với những điểm yếu và những
thất bại trong quá khứ. Đó là những nỗi sợ hãi bí mật và không xác định, làm xói mòn
những niềm khao khát và khả năng đạt được thành tựu, tiến lên phía trước của chúng ta.

Hãy tự hỏi mình: Tiếng nói nhỏ trong đầu tôi – tiếng nói chỉ trích, đổ lỗi hoặc gợi nhắc về
những điều tồi tệ trong quá khứ – đang cản trở tôi như thế nào? (về các mặt cảm xúc, công
việc, cá nhân và tài chính).

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

Suy nghĩ của bạn kiểm soát những gì bạn làm.

Hãy tự hỏi mình: Những suy nghĩ tiêu cực của tôi đã cản trở những thành tựu của tôi như
thế nào (hãy viết ra thật cụ thể, đó chính là sự trung thực).

1. ______________________________________________________________________

4
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

Có những lĩnh vực nào mà bạn có khuynh hướng cố chấp muốn làm theo “cách bạn làm
mọi việc” thay vì thử những lựa chọn thay thế khác sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn
muốn? (Bài tập này chỉ dành cho BẠN, vì vậy, hãy trung thực với mình).

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

Hãy biết một sự thật đơn giản mà hầu hết mọi người không biết: Chìa khóa Hầm vàng…
vốn dĩ nằm trong tâm trí của bạn!

Đây là bước đầu tiên của bạn:

Hãy dọn dẹp những suy nghĩ của mình… HÃY ĐỐI DIỆN VỚI NÓ!

Hãy nhận thức những suy nghĩ nào có thể làm suy yếu khả năng đạt được tự do tài chính
của bạn.

“Định nghĩa của sự điên rồ là làm đi làm lại cùng một việc và mong đợi những kết quả
khác.” – Khuyết danh

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI SỬA NHỮNG THỨ LỖI THỜI.

Khi Keith kiếm được một gia tài rồi sau đó đánh mất tất cả, tuyên bố phá sản vào năm 1991,
ông quyết định rằng ông phải làm khác đi (và phải có kết quả khác).

Hãy nhớ…

“Họ không thể ăn thịt bạn”.

Ngay cả vào những thời điểm tồi tệ nhất, khi bạn đang ở mức thấp nhất, luôn có những cơ
5
hội mới để thay đổi và phát triển sẽ đến vào ngày mai.

Bạn không phải là thất bại của bạn.

Thất bại là một sự kiện. Nếu bạn gặp thất bại, có thể bạn sẽ nghĩ rằng mọi thứ là do mình,
và điều đó có thể khiến bạn gục ngã hoàn toàn. Có thể bạn đã không làm điều gì đó tốt hết
mức có thể, hoặc không hoàn thành điều gì đó mà bạn nghĩ bạn cần hoàn thành, hoặc bạn
đã cố gắng làm điều gì đó nhưng nó không diễn ra theo cách bạn muốn. Nhưng BẠN không
phải là một thất bại. Thất bại chỉ là một thứ mà bạn trải qua!

“Không có gì tốt hay xấu, mà tốt hay xấu là do suy nghĩ của con người.” - Shakespeare,
Hamlet II, ii 259

Thành công là một sự kiện.

Thành công không phải là một người. Những gì xảy ra với bạn không định nghĩa bạn, trừ
khi bạn chọn cách xử sự như vậy. Nếu bạn gặp vấn đề về mặt tài chính, tinh thần, cảm xúc
hoặc các mối quan hệ, thì điều đó không định nghĩa con người bạn. Đó chỉ là một sự kiện
xảy ra với bạn.

Rủi ro và phần thưởng

Trừ khi bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nếu không thì bạn sẽ không có được niềm vui hoặc
kết quả mà bạn thực sự mong muốn. Điều này đúng với các mục tiêu của bạn trong bất kỳ
lĩnh vực nào của cuộc sống, dù là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu bạn muốn có được một
phần thưởng lớn, bạn phải sẵn sàng chấp nhận một rủi ro lớn.

Nói sự thật (Bạn không thể sửa chữa một lời nói dối!)

Nếu bạn không thừa nhận nhu cầu phải thay đổi thì bạn sẽ không thể thay đổi. Bạn sẽ tiếp
tục bào chữa lan man để không phải đối mặt với sự thật.

Tình hình tài chính, cân nặng, tuổi tác và trình độ học vấn là những thứ mà mọi người rất
thường nói dối. Hãy thẳng thắn nào. Nếu bạn ngụy tạo sự thật, bạn đang nói dối chính mình
– và bạn không thể sửa chữa một lời nói dối.

Có những khía cạnh nào trong cuộc sống của bạn như các vấn đề về thói quen, thói “nghiện”
một thứ gì đó hay các vấn đề về kỷ luật bản thân mà bạn có khuynh hướng né tránh trách
nhiệm bằng cách thoái thác các chi tiết không?
6
Có lĩnh vực nào mà bạn làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn bằng cách đổ lỗi hoặc biện
minh không?

Hãy nói sự thật với chính mình:

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

Lập Báo cáo Thu nhập

Rất đơn giản: Một mặt tờ giấy ghi chi tiết chính xác số tiền thu nhập của cả gia đình bạn
hàng tháng. Mặt bên kia ghi chi tiết chính xác tất cả những khoản chi trong gia đình hàng
tháng.

Nhưng rất khó: Hầu hết mọi người không thể làm việc này trong lần thử đầu tiên! Chúng
ta không quan tâm nhiều đến việc tiền của chúng ta đang “chảy” đi đâu. Nhưng bạn cần
phải theo dõi chính xác tất cả tài khoản thu nhập của mình bởi vì “một rò rỉ nhỏ có thể đánh
chìm một con tàu lớn”.

Lập Bảng Cân đối Kế toán

Một thứ đơn giản nhưng khó làm khác là một Bảng Cân đối Kế toán. Bạn liệt kê các tài sản
và các khoản nợ của bạn. Khi bạn lấy tài sản trừ nợ, những gì còn lại là giá trị tài sản ròng
của bạn. (Nghĩa là nếu bạn bán tất cả những thứ bạn sở hữu và đem trả hết nợ, bạn sẽ còn
lại gì?)

TÀI SẢN GIÚP TĂNG TIỀN; NỢ LÀM GIẢM TIỀN.

Làm thế nào để bạn quyết định đâu là tài sản còn đâu là nợ?

Việc đó có thể khó hơn bạn nghĩ.

Quần áo và đồ trang sức có thể không được tính là tài sản vì chúng không có giá trị nhiều
khi bán lại. Đó chỉ là các thứ linh tinh.

7
Tài sản là các khoản đầu tư, những thứ như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản…

Hầu hết mọi người xem căn nhà họ đang ở là một tài sản. Tuy nhiên, nó thường xuyên hút
tiền của bạn vào các khoản thanh toán nợ thế chấp, sửa chữa và bảo trì. Đó là một khoản
nợ.

Nợ là những khoản tiền mà bạn phải trả: thuế, thẻ tín dụng, thế chấp bất động sản, tiền vay
từ những người khác hoặc các tổ chức…

Bạn phải lập một DANH SÁCH CHÍNH XÁC tất cả các mục này để có được một Báo cáo
Thu nhập và Bảng Cân đối Kế toán chính xác.

Bạn phải liệt kê mọi thứ một cách tỉ mỉ và chính xác.

Nếu bạn làm việc này, có thể bạn sẽ mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để mọi thứ đúng
đắn. Nhưng đây là bước quan trọng đầu tiên của bạn.

“Nếu bạn không biết mình đang đi đâu thì đi đường nào cũng vậy”. – Khuyết danh.

8
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

“Tiền của tôi đi đâu?”, “Giá trị tài sản ròng của tôi là bao nhiêu?”. Báo cáo Tài chính
Cá nhân giúp trả lời những câu hỏi này và hơn thế nữa. Tài liệu này sẽ giúp bạn giải
thích về logic và ngôn ngữ của các báo cáo tài chính, đồng thời bao gồm một báo cáo
mẫu với các hướng dẫn để điền vào đó.

BIẾT BẠN ĐANG Ở ĐÂU. Đối với cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, Báo cáo Tài chính là
một phương pháp tiêu chuẩn để ghi nhận các hoạt động tài chính. Bằng cách làm một bản
Báo cáo Tài chính, bạn có cơ hội phân tích thói quen tiền bạc của mình một cách khách
quan. Kết quả là một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính hiện tại của bạn, cho thấy
tiền của bạn đang đi đâu, và có thể được dùng để định hướng tình hình tài chính của bạn.

Các thông tin bạn điền vào báo cáo của mình sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giá trị
khi bạn đưa ra các quyết định tài chính như mua bán tài sản, thực hiện các khoản đầu tư
khác hoặc lập kế hoạch cho các chi phí trong tương lai như tiền học đại học cho con bạn
hoặc kế hoạch nghỉ hưu.

Việc có một Báo cáo Tài chính cũng rất giá trị khi bạn được yêu cầu cung cấp các thông tin
tài chính – ví dụ như khi bạn xin cấp thẻ tín dụng hoặc mua trả góp xe ô tô, thiết bị hay nhà
cửa. Mọi tổ chức cho vay đều cần một số dữ liệu xác minh rằng bạn có đủ tiền để trả khoản
nợ mới. Lượng thông tin họ yêu cầu sẽ khác nhau tùy theo tình huống. Ví dụ, các ngân hàng
sẽ cần nhiều dữ liệu khi xem xét một khoản vay mua nhà hơn là để cấp một tài khoản tín
dụng.

Bất cứ khi nào bạn được yêu cầu cung cấp thông tin tài chính về bản thân, việc có sẵn Báo
cáo Tài chính hiện tại có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh đưa ra những ước tính vội
vàng hoặc sử dụng các số liệu không chính xác.

ĐIỀN BẢNG BÁO CÁO

Báo cáo Tài chính Cá nhân có hai phần: Bảng Cân đối Kế toán và Báo cáo Thu nhập.

Bảng Cân đối Kế toán trả lời cho câu hỏi: Giá trị tài chính của tôi là bao nhiêu? Hoặc: Nếu
tôi bán tất cả những gì tôi có và trả hết các khoản nợ thì tôi sẽ còn lại bao nhiêu? Đơn giản
là lấy tổng số tiền bạn có (tài sản của bạn) trừ đi tổng số tiền bạn nợ (các khoản nợ phải
trả). Kết quả chính là giá trị tài chính ròng của bạn.

9
Bảng Cân đối Kế toán giống như một bức ảnh chụp nhanh: Đó là bức tranh tài chính của
bạn vào một ngày nhất định. Bằng cách lập Bảng Cân đối Kế toán mỗi năm một lần vào
cùng một ngày, bạn sẽ có thể theo dõi những thay đổi về tình hình tài chính của mình qua
các năm.

Bảng Cân đối Kế toán có hai cột. Cột Tài sản được liệt kê ở bên trái, bao gồm tất cả những
thứ bạn sở hữu, cho dù bạn sở hữu chúng hoàn toàn hay vẫn còn nợ chưa trả hết. Các số
liệu bạn điền vào là giá trị thị trường hiện tại của tài sản – nghĩa là hôm nay bạn có thể bán
chúng với giá bao nhiêu.

Cột bên phải là các khoản nợ của bạn – tất cả những gì bạn nợ – được ghi lại tổng số nợ
của bạn cho đến hôm nay. Giá trị tài sản ròng của bạn cũng được tính ở cột bên phải, bên
dưới nợ phải trả. Nó cho biết số tiền còn lại sau khi lấy tài sản trừ nợ.

Tại sao lại gọi là Bảng Cân đối Kế toán? Bởi vì tài sản của bạn (cột bên trái) bằng tổng giá
trị tài sản ròng của bạn (cột bên phải) cộng với số nợ (cũng cột bên phải), và hai cột này
bằng nhau.

Báo cáo Thu nhập

Phần này của Báo cáo Tài chính liệt kê các nguồn và số tiền thu nhập và chi phí của bạn
trong một khoảng thời gian quá khứ. Nó có thể đóng vai trò như một phương tiện để phát
triển ngân sách hoặc đơn giản là một cách để có được bức tranh toàn cảnh về cách chi tiêu
của bạn.

Khi lấy thu nhập trừ tổng chi phí, bạn sẽ biết được mình còn lại bao nhiêu tiền để tiết kiệm
thêm, dành cho những chi phí chưa dự trù hoặc để trả cho một khoản tín dụng mới. Việc so
sánh chi phí và thu nhập cũng có thể giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng về những cách điều
chỉnh chi phí.

Bạn có thể lập Báo cáo Thu nhập cho bất kỳ khoảng thời gian nào – năm, quý hoặc tháng.
Nếu bạn thường xuyên giữ các phiếu báo lương, hóa đơn và biên lai, bạn sẽ có thể tính toán
thu nhập và chi phí của mình trong năm qua. Nếu không, hãy thu thập các chứng từ này
trong một tháng và bắt đầu bằng cách lập một báo cáo tháng.

Thu nhập của bạn được liệt kê ở cột bên trái và được ghi lại dưới dạng số tiền ròng – số
tiền còn lại sau bất kỳ khoản trừ nào. Các khoản chi phí được liệt kê ở cột bên phải.

10
Khi bạn điền vào cột bên phải, hãy nhớ rằng có hai loại chi phí: chi phí cố định và chi phí
biến đổi. Chi phí cố định bao gồm các khoản chi cố định thường xuyên với những số tiền
đã định, chẳng hạn như thuế tài sản hoặc tiền cấp dưỡng. Chi phí biến đổi là những chi phí
mà số tiền có thể thay đổi qua mỗi tháng, ví dụ như các khoản thanh toán cho các tiện ích,
điện nước, thực phẩm, đi lại… Một số chi phí, chẳng hạn như chi phí nhà ở hoặc bảo hiểm,
có thể là chi phí cố định hoặc biến đổi, tùy theo hình thức thanh toán của bạn (ví dụ, một
khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh có thể được coi là chi phí biến đổi). Để có được các
số liệu chi phí biến đổi, bạn có thể ước tính hoặc tính trung bình các số liệu quá khứ.

BÁO CÁO MẪU VÀ THUẬT NGỮ

Bạn có thể sử dụng biểu mẫu bên dưới để lập Báo cáo Tài chính Cá nhân của mình. Mẫu
này bao gồm các hạng mục được liệt kê trên Bảng Cân đối Kế toán và Báo cáo Thu nhập.
Chúng cũng bao gồm các nguồn thông tin mà bạn có thể cần để điền vào Báo cáo Tài chính
Cá nhân, vì không phải mọi biểu mẫu đều hoàn toàn giống nhau.

Bảng thuật ngữ bên dưới giải thích các thuật ngữ thông dụng mà bạn có thể gặp trên Báo
cáo Tài chính Cá nhân.

GHI CHÚ

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________

11
BÁO CÁO THU NHẬP
Từ ngày ___________ đến ngày ___________

THU NHẬP CHI PHÍ


Số tiền bạn thu vào Số tiền bạn chi ra, bao gồm các mục
tiêu tiết kiệm tự thiết lập
TIỀN LƯƠNG ________$ THUÊ NHÀ Bao gồm các ________$
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ - _______$ khoản thanh toán tiện ích nếu đã
Thuế thu nhập, tiền BHXH, được bao gồm trong tiền thuê
v.v… NỢ THẾ CHẤP Bao gồm thuế ________$
LƯƠNG THỰC TẾ Thu nhập ________$ tài sản và bảo hiểm nếu đã được
ròng thực nhận sau các khoản bao gồm trong các khoản thanh
khấu trừ toán
CÁC KHOẢN THU NHẬP ________$ CHI PHÍ BẤT ĐỘNG SẢN ________$
KHÁC TRONG HỘ GIA KHÁC Các khoản nợ thế chấp
ĐÌNH khác, khoản vay sửa nhà (nếu
CÁC KHOẢN KHẤU TRỪ - _______$ thế chấp bằng nhà), thế chấp
PHỤ CẤP, HOA HỒNG, ________$ nhà nghỉ dưỡng, tiền thuê kho
THƯỞNG… bãi, các loại phí chủ nhà
LỢI NHUẬN RÒNG TỪ ________$ BẢO DƯỠNG / SỬA CHỮA ________$
KINH DOANH, TRANG HỘ GIA ĐÌNH Làm vườn, dọn
TRẠI, BUÔN BÁN, DỊCH dẹp nhà cửa / sửa chữa thiết bị
VỤ… (vật liệu, nhân công…)
LÃI SUẤT HOẶC CỔ TỨC, ________$ TIỆN ÍCH Gas, điện, sưởi, ________$
LỢI NHUẬN TỪ TIỀN TIẾT nhiên liệu, điện thoại, nước,
KIỆM, CỔ PHIẾU, TRÁI truyền hình cáp, rác…
PHIẾU, CHỨNG KHOÁN… THỰC PHẨM Thực phẩm và ________$
LỢI NHUẬN RÒNG TỪ ________$ các hàng hóa phi thực phẩm
KINH DOANH TÀI SẢN mua kèm trong hóa đơn siêu thị
LỢI NHUẬN RÒNG TỪ ________$ VẬN CHUYỂN Chi phí vận ________$
CHO THUÊ TÀI SẢN hành xe ô tô (xăng, dầu, sửa
THU NHẬP TỪ CÁC ________$ chữa, bảo dưỡng), đậu xe, giao
KHOẢN HỖ TRỢ, CẤP thông công cộng…
DƯỠNG CON CÁI TÍN DỤNG Thanh toán cho tài ________$
TIỀN HOÀN TRẢ / CHIẾT ________$ khoản phí, thẻ tín dụng, hạn
KHẤU TRẢ SAU mức tín dụng cá nhân. $
QUÀ TẶNG TIỀN MẶT ________$ CÁC KHOẢN TRẢ GÓP Các ________$
CÁC THU NHẬP KHÁC khoản thanh toán trả góp trong

12
- Các phúc lợi An sinh Xã hội ________$ một khoảng thời gian cụ thể để
- Tài khoản hưu trí cá nhân ________$ mua xe, đồ nội thất, v.v…
- Lương hưu, niên kim ________$ PHÍ BẢO HIỂM Phí bảo hiểm ________$
- Trợ cấp cựu chiến binh ________$ tài sản, bất động sản (hỏa hoạn,
- Trợ cấp thất nghiệp ________$ trách nhiệm pháp lý, trộm cắp…
- Trợ cấp người khuyết tật ________$ nếu không được bao gồm trong
- Quyền lợi bảo hiểm nhân thọ ________$ tiền nhà), bảo hiểm tài sản cá
- Thu nhập từ Quỹ tín thác ________$ nhân, nhân thọ, sức khỏe và các
- Tiền bản quyền, nhuận bút ________$ bảo hiểm khác
THUẾ TÀI SẢN Nếu chưa bao ________$
gồm trong khoản thanh toán
tiền nhà
CÁC LOẠI THUẾ KHÁC Ví ________$
dụ thuế quà tặng hoặc thuế bất
động sản…
CHĂM SÓC CÁ NHÂN Quần ________$
áo, giặt là, cắt tóc, thẩm mỹ, các
sản phẩm chăm sóc sức khỏe và
sắc đẹp…
HỌC TẬP / PHÁT TRIỂN ________$
CÁ NHÂN Sách, báo, tạp chí,
hội thảo, khóa học, chi phí ăn ở,
đi lại cho các khóa học xa, v.v…
GIẢI TRÍ Nhà hàng, phim ảnh, ________$
thể thao, kỳ nghỉ, giải trí cuối
tuần, tiệc tùng…
TIẾT KIỆM Tài khoản tiết ________$
kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, trái
phiếu tiết kiệm…
CÁC KHOẢN TIỀN THUÊ ________$
TÀI SẢN CÁ NHÂN ô tô, nội
thất, thiết bị…
CÁC KHOẢN THANH ________$
TOÁN THƯỜNG XUYÊN
CHO NGƯỜI KHÁC Hỗ trợ,
cấp dưỡng…
CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP ________$
THƯỜNG XUYÊN Nhà thờ,
từ thiện…
13
HỘI PHÍ, ĐOÀN PHÍ Công ________$
TỔNG THU NHẬP ________$ đoàn, câu lạc bộ, các đội nhóm
thành viên…
CHĂM SÓC CON CÁI ________$
TRỪ TỔNG CHI PHÍ - _______$
Trường học, quản gia, giữ trẻ…
Y TẾ / NHA KHOA Chi phí ________$
SỐ TIỀN CÓ THỂ SỬ
chữa bệnh và thuốc men điều trị
DỤNG CHO TIẾT KIỆM
________$ không được bảo hiểm chi trả
THÊM, ĐẦU TƯ HOẶC
TRẢ NỢ TỔNG CHI PHÍ ________$

14
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Từ ngày ___________ đến ngày ___________

TÀI SẢN NỢ
Mọi thứ bạn sở hữu có giá trị tiền mặt Những gì bạn nợ
TIỀN Số tiền bạn có trong tay, ________$ NỢ PHẢI TRẢ Những gì bạn ________$
bao gồm tiền cất ở nhà, séc và số nợ
dư tài khoản thanh toán. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ________$
TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN Các ________$ Tổng số tiền bạn đang nợ ngày
khoản tiền gửi trong một khoảng hôm nay trên các hóa đơn hàng
thời gian nhất định, chẳng hạn hóa và dịch vụ (ví dụ như hóa
như chứng chỉ tiền gửi. đơn bác sĩ), thẻ tín dụng, tài
CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU, ________$ khoản thấu chi… Công ty phát
CÁC CHỨNG KHOÁN hành thẻ tín dụng thường liệt kê
KHÁC Trái phiếu tiết kiệm nhà tổng số dư tài khoản đến hạn của
nước, cổ phiếu quỹ, các khoản bạn trên bảng sao kê hàng tháng
đầu tư vào thị trường tiền tệ và thị được gửi cho bạn. Nếu bạn
trường chứng khoán khác. Hãy không có các hồ sơ này, hãy liên
kiểm tra hồ sơ của bạn để tìm tài hệ bộ phận tín dụng của công ty
liệu về các khoản nắm giữ hiện mà bạn mở tài khoản.
tại. Giá trị thị trường hiện tại của CÁC HỢP ĐỒNG PHẢI TRẢ ________$
một số loại chứng khoán có thể Dư nợ còn lại trên các hợp đồng
được tìm thấy trên các trang báo tín dụng trả góp như mua xe ô tô,
tài chính; muốn biết những thông nội thất, thiết bị gia dụng hoặc
tin khác, hãy liên hệ nhà môi giới dịch vụ theo hợp đồng. Để tính
của bạn. tổng số tiền, hãy nhân khoản
GIÁ TRỊ HOÀN LẠI HỢP ________$ thanh toán hàng tháng của bạn
ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN với số tháng còn lại trên hợp
THỌ Đầu tư hoặc vốn chủ sở đồng.
hữu được tích lũy trong hợp đồng THƯƠNG PHIẾU PHẢI TRẢ ________$
bảo hiểm nhân thọ của bạn; Dư nợ phải trả của các khoản vay
không phải là mệnh giá. Tìm giá tiền mặt, cả các khoản có bảo
trị hoàn lại này từ hợp đồng bảo đảm và không bảo đảm. Hãy liên
hiểm của bạn. hệ với những nơi bạn vay tiền
CÁC KHOẢN PHẢI THU Các ________$ nếu bạn không có các số liệu này.
khoản nợ hàng hóa và dịch vụ cần THUẾ Thuế thu nhập hoặc các ________$
thu của bạn. Hãy kiểm tra hồ sơ loại thuế tài sản phải trả (bao
về các khoản này. gồm cả các khoản quá hạn).

15
THƯƠNG PHIẾU PHẢI THU ________$ Không cần tính thuế tài sản nếu
Các thương phiếu, hối phiếu, đã tự động bao gồm trong các
chứng từ nhận nợ cần thu của khoản thanh toán thế chấp hoặc
bạn. Hãy kiểm tra hồ sơ về các đã khấu trừ trong thuế thu nhập.
khoản này. Nếu bạn kinh doanh tự do, bạn
TIỀN HOÀN Các khoản đặt cọc ________$ nên bao gồm luôn các khoản thuế
được hoàn lại, tiền hoàn thuế An sinh Xã hội nếu có. Hãy kiểm
hoặc tiền giảm giá. Hãy kiểm tra tra trong báo cáo thuế thu nhập
hồ sơ về các khoản này. hoặc thuế tài sản của bạn.
XE Ô TÔ / CÁC PHƯƠNG ________$
TIỆN KHÁC Xe tải, xe kéo, xe VAY BẤT ĐỘNG SẢN Dư nợ ________$
máy, thuyền và máy bay. Các đại trên các khế ước (thế chấp) trên
lý bán xe và hầu hết các thư viện tài sản của bạn. Hãy liên hệ nơi
đều có những cuốn sách báo giá bạn vay tiền nếu bạn không có
đặc biệt như Sách xanh Kelley các số liệu này. Cũng liệt kê luôn
dành cho xe ô tô mới và đã qua bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào
sử dụng. Bạn cũng có thể tìm đối với tài sản mà bạn phải chịu
thấy các thông tin bạn cần trên trách nhiệm và phải trả.
Internet. Nếu không có thông tin CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ________$
nào được công bố, các đại lý có KHÁC Phán quyết tòa án về các
thể ước tính giá trị thị trường hiện khoản bạn phải trả, các khoản
tại của chiếc xe cho bạn. kiện tụng, tài khoản quá hạn,
BẤT ĐỘNG SẢN Đất đai ________$ v.v..
và/hoặc các công trình trên đất, TỔNG NỢ PHẢI TRẢ ________$
cùng với các quyền hợp pháp mà
bạn có thể có đối với các tài
nguyên trong đất: cây trồng,
nguồn nước, khoáng sản, v.v…
Để ước tính giá trị thị trường hiện
tại, hãy liên hệ đại lý bất động sản
địa phương hoặc thuê chuyên gia
thẩm định.
TRỢ CẤP HƯU TRÍ Các quyền ________$
lợi không thể tướt đoạt mà bạn
tích lũy được sau một thời gian
nhất định theo chương trình
lương hưu của chủ doanh nghiệp
hoặc kế hoạch hưu trí của riêng
bạn, nếu bạn kinh doanh tự do.

16
Nếu bạn được bảo hiểm theo kế
hoạch của chủ doanh nghiệp, hãy
hỏi quản lý chương trình để biết
số tiền phúc lợi hiện tại của bạn.
TÀI KHOẢN HƯU TRÍ CÁ ________$
NHÂN Một tài khoản bạn dành
riêng để trợ cấp hưu trí cho mình. CÁC KHOẢN NỢ TƯƠNG ________$
Hãy ghi lại số dư tài khoản này. LAI Các khoản nợ mà bạn có thể
CÁC TÀI SẢN KHÁC Bất kỳ có hoặc có thể không trong tương
tài sản nào khác ngoài bất động lai. Nếu bạn cùng ký một khoản
sản có giá trị tiền mặt, hãy ước vay với người khác và người kia
tính giá trị hiện tại của nó. Để tìm không thanh toán, bạn có thể phải
giá trị của một cái gì đó, hãy xem chịu trách nhiệm thanh toán toàn
các quảng cáo rao vặt của các thứ bộ. Nếu có một vụ kiện chống lại
tương tự hoặc hỏi ước tính từ các bạn đang chờ xử, bạn có thể bị xử
đại lý hay thẩm định chuyên thua và phải trả một khoản tiền
môn. nào đó.
Đồ nội thất, thiết bị gia dụng ________$
Trang thiết bị thể thao, sở thích ________$
Nghệ thuật, đồ cổ, bộ sưu tập, ________$ GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG Tài ________$
trang sức, lông thú… sản trừ Nợ phải trả
Các công cụ và thiết bị chuyên ________$ TÀI SẢN ________$
môn, thương mại
Gia súc, thú nuôi có thể biểu diễn ________$ TRỪ NỢ PHẢI TRẢ - ________$
hoặc sinh sản
Bằng sáng chế, hội viên, các lợi ________$ GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG ________$
ích trong bất động sản
Các lợi ích trong các doanh ________$ Để kiểm tra số liệu, hãy đảm bảo:
nghiệp/ trang trại/ vận hành Tài sản = Nợ phải trả + Giá trị tài sản ròng
thương mại/ câu lạc bộ đầu tư…
(quyền sở hữu toàn bộ hoặc một
phần)
TỔNG TÀI SẢN ________$

GHI CHÚ

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
17
Sự Tự do Tài chính cuối cùng được xác định dựa trên việc bạn biết mình muốn đi đâu. Báo
cáo Thu nhập và Bảng Cân đối Kế toán của bạn sẽ cho bạn biết hiện tại bạn đang ở đâu, để
bạn có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi thông minh đến điểm đến tài chính của mình.

Chúc mừng bạn! Khi đã lập được một Báo cáo Thu nhập và Bảng Cân đối Kế toán, bạn đã
tạo ra một “tấm gương phản chiếu” trung thực!

Báo cáo Thu nhập và Bảng Cân đối Kế toán của bạn không có gì khác ngoài sự phản ánh
các quyết định trong quá khứ. Nếu bạn muốn thay đổi mọi thứ trong tương lai, hãy bắt đầu
có những hành động khác đi ngay từ hôm nay.

Bạn có thể tạo ra một thực tế tài chính khác cho mình.

Xác định thói quen tài chính của bạn

Ví dụ, trong gia đình Keith, họ có thói quen gọi pizza mỗi tuần một lần. Với mức giá từ
25$ đến 30$ mỗi tuần, chi phí pizza hàng tuần của họ xấp xỉ 1500$ mỗi năm – và ông không
hề nghĩ đến điều đó trong các báo cáo. Đó chỉ là một thói quen.

Có một số quyết định mà bạn đưa ra trước đây là những thói quen. Những hành động đó
được phản ánh trong Báo cáo Tài chính của bạn. Những việc như đi ăn ngoài, đi nhậu, hút
thuốc hoặc thói quen mua sắm đều ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của bạn ngày hôm
nay.

Hãy dành một chút thời gian để xác định những quyết định của bạn trong quá khứ được
phản ánh trong tình hình tài chính hiện tại của bạn:

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________

• Bạn đã nói thật với chính mình. Bạn đã tạo Báo cáo Tài chính và Bảng Cân đối Kế
toán hoàn toàn chính xác, không có sai lệch hay mơ hồ.
• Bạn đã xác định được những quyết định bạn đã đưa ra trong quá khứ, những hành
động bạn đã thực hiện dẫn đến tình hình tài chính hiện tại của bạn.

18
Giờ là lúc bạn phải – NGỪNG LẠI và BẮT ĐẦU.

Hãy lập danh sách tất cả những việc bạn cần phải NGỪNG LÀM (ví dụ như chi tiêu nhiều
hơn số tiền bạn kiếm được).

• Nói cho cùng, số tiền bạn KIẾM được không khác biệt gì mấy; quan trọng là số tiền
bạn GIỮ được.
• Hãy liệt kê những hành động và thói quen mà bạn cần phải ngừng làm, để hoàn toàn
chịu trách nhiệm về cách chi tiêu tiền của bạn. Hãy tìm những “lỗ rò rỉ nhỏ” của bạn.

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________
6. ______________________________________________________________________
7. ______________________________________________________________________
7. ______________________________________________________________________
9. ______________________________________________________________________
10. _____________________________________________________________________

Lập danh sách tất cả những việc bạn cần phải BẮT ĐẦU LÀM (ví dụ như duy trì một
ngân sách thực tế).

Quyết định số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu để có được phong cách sống mà bạn cần có. Dùng
toàn bộ phần tiền còn lại để trả nợ.

Sau khi trả hết nợ, hãy lên kế hoạch sử dụng số tiền đó để tăng tài sản và đạt được sự tự do
tài chính.

1. ______________________________________________________________________
2. ______________________________________________________________________
3. ______________________________________________________________________
4. ______________________________________________________________________
5. ______________________________________________________________________
6. ______________________________________________________________________
7. ______________________________________________________________________
7. ______________________________________________________________________
19
9. ______________________________________________________________________
10. _____________________________________________________________________

Định hướng lại suy nghĩ của bạn

Thành công đòi hỏi sự cam kết và kỷ luật, và ban đầu nghe đến điều này, bạn sẽ cảm thấy
hơi ngán ngại. Nói cho cùng, trông nó có vẻ khó khăn và có thể hơi đau đớn.

Bạn có thể tập trung vào cái giá mà bạn phải trả – nhưng đó là một quan điểm sai lầm mà
bạn không nên tập trung vào!

Hãy nhớ rằng, có hai loại nỗi đau:

• Nỗi đau của kỷ luật (ngắn hạn)… mang lại kết quả (thành công)
• Nỗi đau của sự hối tiếc (dài hạn)… mang lại lý do (thất bại)

Đôi lúc dọc đường đi, bạn trồng nên cái cây mà bây giờ bạn đang hái quả. Đã đến lúc phải
thay đổi những gì bạn đang trồng để có được quả ngọt mà bạn muốn hái trong tương lai.

Khi bạn làm bài tập này, hãy tập trung và trung thực.

Hãy dành thời gian để làm tốt bài tập này, vì nó sẽ tạo ra cho bạn một công thức hành động
thành công.

Hãy đương đầu với nỗi sợ của bạn (nếu bạn bình thường, bạn sẽ cảm thấy sợ).

• Tony Robbins định nghĩa nỗi sợ (F-E-A-R) là: False Evidence Appearing Real –
nghĩa là “những bằng chứng sai lầm trông có vẻ rất thật”
• Chúng ta đi rón rén qua cuộc sống để có thể đến ngưỡng cửa cái chết một cách an
toàn.
• Nỗi sợ có thể khiến chúng ta tê liệt đến mức chúng ta không dám bước dù chỉ một
bước vì sợ bị vấp ngã.

Vậy làm thế nào bạn xử lý nỗi sợ của mình để nó không chế ngự bạn? Hãy thử những việc
này:

• Hãy suy nghĩ trong đầu về những gì thực sự có thể xảy ra sai lầm.
• Hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì trong những trường hợp đó.

20
(Đừng lo lắng nếu nó SẼ xảy ra sai lầm, lo sợ là một điều phi lý trí, vì vậy, hãy đương đầu
với nó).

Hãy nhớ:

• Hầu hết mọi nỗi sợ đều là phi logic.


• Hầu hết những điều chúng ta lo lắng không bao giờ xảy ra.

“Hầu hết cuộc đời tôi đều hết bi kịch này đến bi kịch khác, nhưng không có bi kịch nào
thực sự xảy ra cả.” - Voltaire

Hãy làm bài tập dưới đây:

Hãy nghĩ về những gì bạn nên làm (nghĩa là bạn sẽ muốn làm gì nếu bạn không cảm thấy
sợ) để chấp nhận rủi ro và tiến lên về mặt tài chính. Hãy viết ra tất cả những điều có thể
xảy ra sai lầm và bạn sẽ đối phó với chúng như thế nào nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Sau khi
bạn viết xong hết những điều này, hãy viết ra tất cả những cách bạn sẽ tốt hơn vì đã chấp
nhận rủi ro so với nếu bạn không làm gì cả.

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________

“Những người chưa bao giờ phạm lỗi sẽ phải làm việc cho những người phạm lỗi”. –
Khuyết danh

Đừng lo lắng về thất bại, hãy lo lắng về những cơ hội bạn bỏ lỡ khi bạn thậm chí không cố
gắng. Lý do số người không phải triệu phú nhiều hơn số triệu phú là bởi vì họ chưa bao giờ
bị phá sản!

• Henry Ford đã phá sản hai lần trước khi kiếm được một triệu đô-la vào những năm
1920.
• Đại tá Sanders bị từ chối 1109 lần trước khi tiệm gà KFC trở nên nổi tiếng.
• Thomas Edison đã thử làm bóng đèn điện 10.000 lần.

Đâu là sự khác biệt giữa những người này và những người vẫn đang cúi mặt trong cát bụi?

21
Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn tiếp tục chấp nhận rủi ro, cuối cùng bạn sẽ thành
công.

Có 4 chìa khóa để phục hồi sau thất bại:

• Hãy linh hoạt.


• Hãy lạc quan.
• Thất bại là một sự việc chứ không phải một con người.
• Thái độ: Hãy tìm điều gì đó tích cực trong hoàn cảnh của bạn.

Hãy nhớ:

Chấp nhận rủi ro và thử những điều mới là cách chúng ta học tập.

BÂY GIỜ BẠN CẦN PHẢI… BẮT ĐẦU

Mọi thứ bạn làm cho đến lúc này chỉ mới là đánh giá và sửa chữa những “suy nghĩ lệch
lạc”. Nhưng bây giờ, bạn phải bắt đầu LÀM, dù chỉ từng bước nhỏ.

• Hãy đảm bảo thu nhập của bạn nhiều hơn chi phí.
• Thực hiện những thay đổi thường xuyên cho phép bạn lấy lại số tiền đã bị mất trước
kia.
• Bắt đầu với một khoản đầu tư nho nhỏ.
• Đừng lo lắng nếu lúc đầu nó không nhiều; hãy tích lũy vốn để bạn có thể tham gia
vào một “thương vụ”.

“Thương vụ” là gì? Bạn có những lựa chọn nào?

Thị Trường Chứng Khoán

Hãy tìm hiểu về thị trường chứng khoán và tham gia trò chơi. Mọi người đang kiếm
tiền, bất kể thị trường đang giao dịch ở mức cao hay thấp.

Bất Động Sản

Nhà cho thuê có thể là một cách tuyệt vời để kiếm tiền. Sau một khoản đầu tư nhỏ
ban đầu, những người thuê nhà sẽ tiếp tục trả nợ cho bạn, và cuối cùng bạn sẽ được
tự do sở hữu một tài sản có giá trị.
22
Đừng ngồi chờ cho đến khi tất cả các loại đèn đều bật xanh. Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Hãy
làm gì đó trong năm nay, đừng để cơ hội vụt qua. Tiết kiệm vốn và sẵn sàng chấp nhận một
chút rủi ro để thu được lợi nhuận lớn hơn. Tiền có một “giá trị thời gian”. Đừng lo lắng về
thời gian hoặc những cơ hội bạn đã bỏ lỡ. Hãy bắt đầu ngay bây giờ.

Món hời lớn nhất mọi thời đại.

Hòn đảo Manhattan được mua lại từ người da đỏ với một số lượng vải vóc và đồ
trang sức trị giá 24$ vào năm 1626. Tất nhiên, đây là một số tiền nhỏ đến mức nực
cười so với hòn đảo được mua. Nhưng hãy nghĩ về điều này: Nếu những người da
đỏ nhận được 24$ hàng hóa, chuyển chúng thành tiền và bỏ 24$ đó vào một khoản
đầu tư sinh lợi 8% hàng năm, khoản đầu tư của họ bây giờ sẽ trở thành… 40 nghìn
tỷ đô-la. Số tiền đó quá dư để mua hòn đảo Manhattan ngày nay… cùng với tất cả
các tòa nhà và những cải tiến hiện đại trên đó.

Tiền không phân biệt đối xử.

Tiền không quan tâm bạn thuộc giới tính nào, màu da gì, tôn giáo nào.

Tiền không quan tâm bạn thông minh đến mức nào, bạn được giáo dục ra sao hay cha mẹ
bạn là ai.

Khi bạn bắt đầu cho tiền của mình ra ngoài để “sinh trưởng”, hãy nhớ hai điều:

• Bạn không thể ngừng đầu tư. Một khi đã bắt đầu, bạn phải theo đuổi chương trình
đầu tư của mình. Đừng phá hoại bản thân và đánh mất lợi thế của bạn.
• Đừng bao giờ chi tiêu phạm vào các khoản đầu tư của bạn. Nếu bạn kiếm được lợi
nhuận vững chắc, hãy tiếp tục đầu tư. Đừng bao giờ chi tiêu nó cho những nhu cầu
hay mong muốn khác của bạn. (Bạn có thể xén lông cừu hàng năm, nhưng chỉ lột da
nó được một lần!)

Kinh nghiệm thực tế của Keith cho người mới bắt đầu đầu tư.

• Hãy bắt đầu đầu tư qua các phương tiện mà chúng ta đã thảo luận.
• Nghiên cứu các lựa chọn của bạn và chọn một phương tiện đầu tư. Hãy trang bị kiến
thức cho mình.
• Tìm ra “khẩu vị rủi ro” của bạn khi bạn nghiên cứu các cổ phiếu, thị trường chứng
khoán hoặc quỹ tương hỗ. (Lãi suất cao hơn thường đòi hỏi rủi ro cao hơn, và đó là
23
một quyết định cá nhân).
• Bạn có thể tìm ý tưởng đầu tư từ báo chí địa phương và tạp chí Wall Street Journal
để có cảm nhận về thị trường. Ngoài ra còn có các tạp chí kinh doanh trong nước và
địa phương với rất nhiều bài viết thách thức tư duy của bạn.
• Theo dõi chi tiêu của bạn. Lập Báo cáo Thu nhập và Bảng Cân đối Kế toán chi tiết
từng tháng.
• So sánh chi tiêu của bạn trong năm nay với những gì bạn đã chi năm ngoái. Học
cách lập ngân sách cho năm tiếp theo.
• Các tạp chí chuyên ngành có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin về các loại hình
đầu tư kinh doanh mà có thể bạn quan tâm (tiệm rửa xe, tiệm giặt là, v.v…)
• Tìm hiểu những quỹ tương hỗ nào đang hoạt động hiệu quả. Hàng năm, tạp chí
Business Week đều báo cáo về 100 quỹ tương hỗ hàng đầu ở Hoa Kỳ. Họ đã làm
giúp bạn việc đó.
• Nếu bạn thấy hấp dẫn với bất động sản, có thể bạn muốn mua bất động sản cho thuê
hoặc tham gia một liên doanh trách nhiệm hữu hạn để mua bất động sản. Hãy dành
thời gian mỗi ngày để tìm hiểu về giá trị bất động sản địa phương và lãi suất.

“Một kế hoạch tốt được thực hiện hôm nay tốt hơn một kế hoạch hoàn hảo được thực hiện
vào ngày mai”. – Tướng George S. Patton

Vì thế …

• Hãy thực hiện kế hoạch tốt của bạn ngay hôm nay.
• Cho dù kế hoạch của bạn là gì, hãy trang bị kiến thức cho mình theo hướng bạn
muốn đi.
• Dành riêng thời gian và tiền bạc để bạn có thể “tham gia trò chơi”.
• Bỏ 100$ vào một tài khoản tiết kiệm ngay ngày mai.

Bắt đầu nào!

24
PHẦN 2:

Huy Động Vốn Để Xây Dựng Tài Sản

Trong 30 năm qua, Keith đã đàm phán và huy động được hơn một tỷ đô-la cho các thương
vụ của mình. Ông đã thương lượng được ít nhất 200 thương vụ mà mỗi thương vụ trị giá
một triệu đô-la trở lên.

Ông có một khả năng tuyệt vời có thể dạy cho bạn: Làm thế nào để huy động được toàn bộ
số tiền bạn muốn cho bất kỳ thương vụ nào bạn có.

Ông sẽ dạy bạn tất cả các thủ thuật mà ông biết và giúp bạn tìm ra: Chìa Khóa Để Tự Do
Tài Chính!

Để bắt đầu, bạn không thể thiếu vốn. Trên thực tế, có rất nhiều người có rất nhiều tiền đang
muốn tìm nơi đầu tư!

Vào năm 1995, có 30 tỷ đô-la được đầu tư vào Mỹ bởi các… thiên thần! (Một “thiên thần”
là một nhà đầu tư tư nhân).

• 4 tỷ đô-la khác được đầu tư bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm.
• Điều này có nghĩa là 34 tỷ đô-la đã được đầu tư vào Mỹ chỉ trong năm 1995!

Nhưng các nhà đầu tư có hai vấn đề ở Mỹ:

• Có quá nhiều tiền theo đuổi quá ít thương vụ.


• Các thương vụ ngoài kia không đạt tiêu chuẩn.

Hãy hiểu điều này:

• Nhà đầu tư thì phải đầu tư.


• Người cho vay thì phải cho vay.

Hãy nhớ điều này:

• Ngân hàng phải cho vay để kiếm tiền. Họ sẽ phá sản nếu chỉ cung cấp dịch vụ tiền
gửi tiết kiệm mà không có dịch vụ cho vay.
• Các thương vụ lớn dễ hơn các thương vụ nhỏ (các nhà đầu tư phải thực hiện cùng

25
một lượng công việc cho dù đó là thương vụ lớn hay nhỏ, vì vậy, họ thà làm các
thương vụ lớn để thu được lợi nhuận nhiều hơn).

Nhà đầu tư phải đầu tư.

• Họ luôn tò mò về những cơ hội mới.


• Họ luôn tìm cách mua các doanh nghiệp tuyệt vời.
• Họ sẵn sàng tìm hiểu về các doanh nghiệp mới nếu có.
• Keith cũng luôn huy động vốn cho các thương vụ khác từ các nhà đầu tư khác… -
tiền của người khác (OPM – Other People’s Money).
• Cố gắng sử dụng càng nhiều OPM càng tốt (hạn chế đầu tư của chính bạn).

Hãy viết ra điều này: “Tôi có 10 triệu đô-la để đầu tư”.

Hãy khám phá xem bạn sẽ có thái độ như thế nào nếu điều đó là sự thật. Bạn sẽ mong đợi
gì và sẽ lo ngại điều gì? Bạn muốn nhận được gì từ một thương vụ?

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________

Hãy nhớ:

• Các nhà đầu tư biết rằng họ có nhiều tiền.


• Họ liên tục được chào mời các cơ hội đầu tư.
• Họ rất chọn lọc, “bới lông tìm vết”.
• Họ luôn nghi ngờ các vấn đề về quản lý, tiếp thị, v.v…

Nếu bạn định tiếp cận một nhà đầu tư, bạn cần viết ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi mà
một nhà đầu tư có thể hỏi, trước khi bạn đến gặp họ.

Hãy nhớ rằng phần lớn các nhà đầu tư chưa bao giờ điều hành một công ty.

Hầu hết các nhà đầu tư chưa bao giờ phát triển một sản phẩm hoặc phát triển một thị trường
cho một sản phẩm. Các nhà đầu tư thường là “những người chỉ biết về con số”.

Họ là những người quản lý rủi ro (trái ngược với một người cho vay, về cơ bản sẽ không
26
chấp nhận rủi ro nào cả).

Danh sách 14 câu hỏi của Keith

Có 14 câu hỏi phải được trả lời trên giấy trước khi bạn đến gặp một nhà đầu tư để huy động
vốn. Việc bạn làm điều này trước khi tiếp cận nhà đầu tư sẽ đảm bảo bạn là một ưu tiên
trong các lựa chọn của họ.

1. Bạn là ai? Đội nhóm của bạn có những ai, lý lịch, thành tích, lịch sử của họ?
2. Bạn đang ở đâu? Thương vụ của bạn đang ở giai đoạn nào? Nó có phải là một doanh
nghiệp khởi nghiệp? Hay doanh nghiệp đã kinh doanh được 3 năm?
3. Bạn sẽ đi đâu? Hãy nói rõ các mục tiêu của bạn.
4. Nó là gì? Sản phẩm hay dịch vụ là gì? Hãy giải thích bằng cách nói bình thường,
đừng dùng những thuật ngữ kỹ thuật cao siêu khó hiểu. Mọi người không bỏ tiền
vào các thương vụ mà họ không hiểu.
5. Ai muốn có nó? Nếu bạn không thể nói cho nhà đầu tư biết thị trường là ai thì bạn
có một vấn đề nghiêm trọng.
6. Tại sao họ muốn nó? Nó cần giải quyết một vấn đề hoặc tăng thêm giá trị. Nếu nó
không làm được một trong hai việc đó thì có lẽ bạn không cần hỗ trợ tài chính.
7. Có bao nhiêu người trong thị trường đó muốn có nó? Quy mô thị trường là gì? Một
thị trường quá nhỏ thì không hấp dẫn. Một thị trường lớn có thể tốt vì có sức hấp
dẫn rộng hơn, nhưng cũng có thể không tốt vì sẽ thu hút nhiều cạnh tranh. Hãy
nghiên cứu điều này.
8. Bạn sẽ nói với người tiêu dùng về nó như thế nào? Bạn sẽ thông tin cho thị trường
như thế nào về vấn đề mà nó giải quyết hoặc giá trị mà nó mang lại (tiếp thị)?
9. Ai khác có nó? Đối thủ của bạn là ai? Nếu chỉ nói rằng “không ai có thứ gì giống hệt
như vậy” là không đủ. Hãy cho họ biết những ai đang cố gắng thu hút nguồn tiền từ
người tiêu dùng trong thị trường này.
10. Bạn khác biệt như thế nào? Thị trường ngách của bạn là gì? Hãy chỉ ra rằng bạn
đang làm việc đó nhanh hơn một chút, rẻ hơn một chút, tiện lợi hơn một chút, dễ
dàng hơn một chút hoặc bền lâu hơn một chút… Điều gì đó phải khác biệt! Rất hiếm
có một sản phẩm hay dịch vụ không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.
11. Rủi ro là gì? Nền kinh tế có thể sụp đổ, chiến tranh có thể nổ ra, hai công ty đối thủ
lớn nhất của bạn có thể hợp nhất, hoặc nhà cung cấp lớn nhất của bạn có thể phá sản.
Nếu đó là một thương vụ rủi ro cao, hãy nói với họ điều đó. Họ sẽ không bỏ chạy
đâu.
12. Phần thưởng là gì? Nếu đồng ý thực hiện thương vụ, nhà đầu tư có thể nhận được
27
gì? Các con số kể một câu chuyện, và chất lượng của các con số phản ánh chất lượng
của những quyết định được đưa ra.
13. Bạn muốn gì? Bạn cần phải chuẩn bị để chia sẻ điều này thật cụ thể. Bạn muốn nợ
hay vốn chủ sở hữu? Bạn có chuẩn bị tinh thần để cho họ phần nhiều hơn bạn không?
Bạn có muốn giấy nhận nợ có thể chuyển đổi được không? Bạn muốn có cổ phiếu
không? Bạn có sẵn sàng từ bỏ 25% công ty không? Hay 51% (quyền kiểm soát công
ty)? Bạn có muốn họ tham gia Hội đồng Quản trị không? Có hàng nghìn vấn đề,
nhưng điều bạn cần làm là nói với nhà đầu tư rằng: “Đây là cấu trúc thỏa thuận mà
tôi muốn”. Hãy nhớ rằng đó phải là một thỏa thuận công bằng cho cả hai bên, nếu
không thì sẽ không hoàn thành được.
14. Chiến lược thoát là gì? Làm thế nào để nhà đầu tư thoát ra? Hầu hết mọi người
không muốn trở thành đối tác của bạn vĩnh viễn. Bạn có định đưa công ty ra đại
chúng không? Bạn có kế hoạch bán công ty trong 5 năm tới không? Hay bạn có định
huy động thêm vốn bổ sung trong tương lai? Bạn phải có một chiến lược thoát tốt
cho nhà đầu tư. Họ sẽ muốn rút vốn cùng với lợi nhuận. Bạn lên kế hoạch cho điều
đó như thế nào?

Câu trả lời đầy đủ cho 14 câu hỏi này sẽ tạo thành một kế hoạch kinh doanh vững
chắc.

• Một kế hoạch kinh doanh tốt nên có tối thiểu 30 trang và tối đa 60 trang.
• Nó không phải là một vài trang mà bạn dành một buổi tối để viết ra.
• Nó sẽ mất vài tháng để tạo nên.
• Nó không thể sơ sài được; nó phải thể hiện một chiều sâu kiến thức.
• Hãy khiến nhà đầu tư thoải mái tin rằng khoản đầu tư của họ sẽ thành công.
• Cho họ thấy rằng bạn sẽ chăm sóc tốt số tiền của họ.
• Đảm bảo với họ rằng bạn sẽ mang lại một khoản lợi nhuận tốt từ khoản đầu tư của
họ.

14 câu hỏi này là chìa khóa để chuẩn bị một kế hoạch tiếp thị thành công. Nếu bạn nghiên
cứu và trả lời những câu hỏi này một cách thấu đáo, bạn sẽ có thể có được sự chấp nhận
của bất kỳ nhà đầu tư nào bạn gặp.

Khi làm theo bản kế hoạch này, bạn sẽ trở nên nổi bật so với những người khác và sẽ có
được sự tín nhiệm của mọi người (giả định rằng thương vụ của bạn là loại đầu tư mà họ
quan tâm). Bạn sẽ có thể làm cho đề xuất của bạn dễ hiểu. Các nhà đầu tư đầu tư cho các
công ty mà họ hiểu.
28
Hai chìa khóa để gây ấn tượng cho một nhà đầu tư với tài quản lý của bạn:

• Các nhà đầu tư là những người thích các con số, nhưng đừng nghĩ rằng họ chỉ quan
tâm đến các dự báo hoặc dòng tiền chiết khấu. Điều đó không đúng. Ai cũng có thể
so sánh các bảng tính được. Họ muốn biết ai là đội ngũ quản lý sẽ giải quyết tất cả
những trở ngại.
• Nếu bạn có thể chứng minh một hồ sơ thành tích trong việc quản lý tiền của người
khác, hoặc trong lĩnh vực đó, bạn sẽ vượt trội hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh khác
để thu được tiền đầu tư của nhà đầu tư này.

Ví dụ: Dreamworks

Steven Spielberg, David Geffen và Jeffrey Katzenberg đã thành lập một công ty tên
là Dreamworks. Họ gặp nhau và nghĩ ra một cái tên. Sau đó, họ đi ra ngoài và huy
động được 500 triệu đô-la mà chỉ đổi lấy 25% quyền sở hữu công ty... chỉ với một ý
tưởng!

Họ có thể làm được điều đó bởi vì ba người này có những thành tích lẫy lừng trong
ngành của họ. Mọi người thích ủng hộ những người chiến thắng.

Điều gì xảy ra nếu bạn có một ý tưởng xuất sắc nhưng lại nằm trong một lĩnh vực mà bạn
không có kinh nghiệm?

• Hãy tìm một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó tham gia vào đội nhóm của
bạn (quản lý, cố vấn hoặc Hội đồng Quản trị)
• Bạn có được sự tín nhiệm và có thể chứng minh những thành công trong quá khứ.

Con người là yếu tố tạo nên thành công của thương vụ.

• Không có thương vụ nào diễn ra suôn sẻ 100% trong toàn bộ thời gian cả.
• Các vấn đề được giải quyết như thế nào phụ thuộc vào đội ngũ quản lý.

Phần quan trọng thứ hai của một kế hoạch kinh doanh là tiếp thị.

• Doanh nhân nào cũng đều rất tập trung vào sản phẩm, họ yêu sản phẩm tuyệt vời
của họ và thích nói về nó.
• Mọi nhà đầu tư đều biết rằng không nhất thiết phải có một sản phẩm tuyệt vời mới
có thể có được một thành công tuyệt vời.
29
Bạn có thể đánh bại thị trường mà không cần một sản phẩm tuyệt vời.

• Một số người cho rằng Apple tốt hơn Microsoft.


• Không ai nghĩ rằng McDonald là tiệm bánh hamburger ngon nhất.
• Đồng hồ Rolex là đồng hồ tốt, nhưng thực tế nó chạy không đều như Casio.

Bạn phải có một chiến lược để nói với mọi người về “giá trị gia tăng” của bạn là gì
hoặc bạn giải quyết vấn đề gì.

Sản phẩm của McDonalds là bánh hamburger… nhưng thị trường ngách của họ là:
rẻ, nhất quán, nhanh chóng và sạch sẽ.

Sản phẩm của Nike là giày quần vợt… nhưng thị trường ngách của họ là: thái độ,
một logo hình dấu tick trên quần áo, giày dép, mũ nón.

Sản phẩm của Federal Express là dịch vụ chuyển phát… nhưng thị trường ngách của
họ là: “tuyệt đối, chắc chắn chỉ qua một đêm, bảo đảm”.

Việc phát minh ra một sản phẩm tốt hơn không đảm bảo thành công.

• Mọi người phải biết về nó, và/hoặc


• Mọi người phải nhận thức được rằng nó giải quyết một vấn đề.

Chúng ta hãy xem lại những gì bạn đã làm được cho đến lúc này:

Bạn đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh gồm 14 điểm, với hai thành phần quan trọng:

• Phần quản lý (thể hiện hồ sơ thành tích của bạn)


• Phần tiếp thị (nhấn mạnh lợi thế ngách vốn có của bạn)

Bạn đã dành nhiều công sức để trả lời mọi câu hỏi một cách thấu đáo.

• Việc nghiên cứu đã hoàn tất


• Kế hoạch hoàn hảo

Kế hoạch kinh doanh của bạn được xây dựng để tạo ấn tượng cho nhà đầu tư của bạn.

• Nó dài khoảng 45 trang, bao gồm mọi khía cạnh hoàn chỉnh.
• Nó sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, bởi vì mọi người đầu tư vào những gì họ hiểu.
30
Nếu bạn giải quyết thành công 5 điểm được chia sẻ dưới đây trong kế hoạch kinh doanh
của mình…. (và bạn đang thương lượng với một nhà đầu tư đúng loại đầu tư mà họ quan
tâm), chắc chắn bạn sẽ được hỗ trợ tài chính.

Một khi tất cả điều này được hoàn thành một cách hoàn hảo… bạn đã sẵn sàng có được: 5
Chìa Khóa Huy Động Vốn!

Chìa khóa Hầm vàng bao gồm 5 mục mà bạn phải thể hiện trong kế hoạch kinh doanh của
mình (được hình thành từ 14 câu hỏi ở trên) để đảm bảo thành công với nhà đầu tư (đạt
chuẩn) của bạn. Đây là các chìa khóa:

1. Nhu cầu dồn nén. Cho nhà đầu tư thấy lý do tại sao có một nhu cầu dồn nén đối với
sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cho họ thấy rằng có những nhu cầu của thị trường
chưa được đáp ứng, và kế hoạch của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu đó.
2. Sự chấp nhận của khách hàng. Cho nhà đầu tư thấy rằng trước đây mọi người đã
mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có sự chấp nhận rộng rãi và mọi người sẵn
sàng mua nó.
3. Đội ngũ quản lý. Chúng ta đã nói về vấn đề quản lý giỏi quan trọng như thế nào đối
với phương trình này. Bạn phải gây ấn tượng với nhà đầu tư bằng thành tích và kinh
nghiệm trong các dự án kinh doanh tương tự đã kết thúc thành công trong quá khứ.
Các nhà đầu tư muốn hỗ trợ một người chiến thắng.

Các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, nhưng họ muốn quản lý rủi ro đó. Nếu thành
tích của bạn không tốt và bạn không có lịch sử kinh doanh/ tài chính tích cực
để cho họ xem thì đừng mong được họ đầu tư.

4. Nó có độc quyền không? Yếu tố phân biệt bạn với các sản phẩm tương tự là gì?
Điều này có nghĩa là bạn có thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế hoặc một “công
thức bí mật”.

Hãy nghĩ đến Coca Cola hoặc Gà rán Kentucky: các công thức này không thể
sao chép chính xác được.

Một ví dụ khác: Andy Grove của Intel liên tục phát minh ra các chip máy tính
mới, tiêu hủy lượng hàng tồn kho hiện có của Intel dưới một hình thức đổi
mới độc đáo. Không ai sao chép thành công công thức này được.

Michael Dell ngày nay có giá trị hàng tỷ đô-la vì ông đơn giản là đã loại bỏ
31
các khâu trung gian và cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính. Việc này
không được cấp bằng sáng chế hay đăng ký nhãn hiệu gì cả, nhưng nó là độc
quyền.

5. Lợi tức đầu tư là bao nhiêu? Nếu bạn chỉ có thể mang lại cho nhà đầu tư một khoản
lợi tức 2% hàng năm, hoặc nếu bạn mang lại cho họ 100% lợi nhuận hàng năm nhưng
với những rủi ro cao đến mức lố bịch… thì bạn sẽ không có được thương vụ này.

Công thức trong kế hoạch kinh doanh của bạn phải cho nhà đầu tư thấy được bạn
sẽ làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Một cách là cung cấp
lợi tức ưu tiên hoặc giấy nhận nợ có thể chuyển đổi (bắt đầu dưới dạng nợ và khi
nhà đầu tư muốn thì họ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu). Vì vậy, nếu
khoản đầu tư không thành công, nhà đầu tư là người đầu tiên được thanh toán
bằng tài sản.

Hãy nhớ rằng phần lớn mọi người tìm đến các nhà đầu tư thường không có một bài thuyết
trình chuyên nghiệp; họ mang lại những ý tưởng lỏng lẻo, được phác thảo sơ sài. Nếu bạn
có thể trình bày thấu đáo toàn bộ 5 điểm trên trong kế hoạch kinh doanh của mình, bạn sẽ
rất tuyệt vời!

Bây giờ bạn đã sẵn sàng đưa ra đề nghị của mình… nhưng cho ai?

Tìm ai đó bỏ ra 2,5 triệu đô-la cho dự án của bạn nghe có vẻ không khả thi. Nhưng bạn có
thể gây ngạc nhiên cho chính mình đấy. Hãy nghĩ về những người bạn đã biết. Nó thực sự
không khó như bạn nghĩ.

Bạn có biết ít nhất một kế toán viên không?

Bạn có biết một luật sư, một nhà hoạch định tài chính, nhà môi giới chứng khoán hoặc đại
lý bảo hiểm không?

Bạn có thể là thành viên trong một câu lạc bộ đồng quê, hoặc một cái gì đó như một tổ chức
phúc lợi xã hội…

Hầu hết mọi người đều biết một số người môi giới bất động sản.

Bạn có thể biết một người thợ làm tóc.

Bạn có thể tìm thấy một số địa chỉ liên lạc bằng cách đăng ký một tạp chí đầu tư mạo hiểm.
32
Bạn có biết một nhà truyền giáo hay một mục sư không? Tất cả những người này đều biết
ai trong Hội Thánh của họ là người giàu có.

Có những cuốn sách liệt kê tất cả các nhà đầu tư mạo hiểm ở Hoa Kỳ. Nó bao gồm những
thông tin chi tiết như các loại hình kinh doanh mà họ thích đầu tư và thông tin liên hệ của
họ.

Bạn có biết ai không? Hãy sử dụng các gợi ý trên, bắt đầu viết ra danh sách liên hệ gồm
những cái tên mà bạn có thể gọi để kết nối cho kế hoạch kinh doanh của bạn và tìm kiếm
nguồn tiền cho dự án của mình.

__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________
__________________________________ __________________________________

Với danh sách này trong tay, hãy gọi điện thoại cho họ! Nói với họ rằng bạn có một ý tưởng
tuyệt vời, bạn đã chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh đầy ấn tượng và bạn đang muốn huy
động vốn cho dự án kinh doanh của mình. Việc này được gọi là: kết nối mạng lưới.

Nếu bạn ngại làm việc này, hoặc nếu bạn thấy ngượng nghịu… thì không việc gì phải chuẩn
bị kế hoạch kinh doanh để làm gì cả.

Việc kết nối này giống như một cuộc truy tìm kho báu vậy. Bạn liên tục truy theo các manh
mối cho đến khi bạn đến được kho báu. Một người bạn biết quen biết một người khác,
người đó biết một người khác nữa, và người khác nữa có thể biết ai đó có số tiền mà bạn
cần để đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Đôi khi việc tìm kiếm này diễn ra khá nhanh
chóng, đôi khi sẽ cần phải kiên trì.

Cho dù bạn đang ở đâu, vẫn có một cách để bắt đầu quá trình, chỉ bằng cách hỏi: “Bạn biết
ai?”. Với điều kiện là bạn đã có một kế hoạch kinh doanh phù hợp và bạn đã giải quyết
được Chìa khóa Hầm vàng.

Bây giờ, bạn đã tìm được một nhà đầu tư để tiếp cận và bạn muốn gọi cho họ
33
để đặt lịch hẹn.

Hãy giới thiệu bản thân và nói đến người đã giới thiệu họ cho bạn (người quen chung của
hai bên).

Hãy chuẩn bị một bài trình bày dài 2 phút qua điện thoại, nói cho họ biết bạn đang làm gì
và tại sao đó là một thương vụ tuyệt vời.

Đây phải là một bản rút ngắn cô đọng của Chìa khóa Hầm vàng.

Trong 2 phút, bạn phải nói với họ:

1. Kế hoạch của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu dồn nén như thế nào
2. Tại sao sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
3. Giới thiệu về thành tích của đội ngũ quản lý
4. Các khía cạnh độc đáo, độc quyền trong kế hoạch của bạn.
5. Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên vốn đầu tư?

Hãy rõ ràng, ngắn gọn và đi vào trọng tâm, ngay cả khi bạn chưa bao giờ làm điều này
trước đây. Rất có thể, bạn sẽ nhận được một cuộc hẹn.

Hãy chuẩn bị gửi bản kế hoạch kinh doanh để họ xem xét trước cuộc họp.

Đừng bao giờ yêu cầu họ ký Thỏa Thuận Bảo Mật hay Thỏa Thuận Không Tiết Lộ.

Hãy nhớ rằng các nhà đầu tư luôn hoài nghi, đó là cách họ giữ tiền của mình.

Hãy chuẩn bị tinh thần để bị chất vấn về những thông tin trong kế hoạch kinh doanh của
bạn, trả lời bằng các dữ kiện và đánh giá thích hợp.

Mọi người thích kinh doanh với những người họ thích.

Nếu bạn tỏ ra:

Giống như một người thông minh nhất hành tinh


Kiêu căng ngạo mạn
Ném ra toàn những thuật ngữ kỹ thuật
Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn cẩu thả hoặc đầy lỗi chính tả
Nếu các con số không tăng trưởng
34
Nếu không có các ghi chú và giả định, giải thích các con số của bạn
Nếu bạn không tỏ ra là bạn thích họ

Bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn.

Một vài chia sẻ về việc… hiểu các nhà đầu tư

Mọi người đều muốn kinh doanh với những người họ thích và những người thích họ.

Một số nhà đầu tư đơn giản là sẽ không kinh doanh với một người:

Mang lại cho họ những cảm giác xấu.


Xu nịnh họ sai cách.
Mang lại cho họ một “trực giác” không tốt.
Để lộ những kẽ hở cho thấy anh ta đã có nhiều thất bại trước đây.

Hãy hiểu rằng tiền của nhà đầu tư cho phép họ được lựa chọn.

Họ có thể muốn có một ghế trong Hội đồng Quản trị của công ty.
Họ có thể muốn có khả năng can thiệp vào công việc công ty (nhưng không phải can
thiệp mỗi ngày).
Họ muốn biết rằng bạn sẽ nhận cuộc gọi của họ và lắng nghe những gì họ nói.
Bạn không cần phải làm mọi thứ họ bảo, nhưng bạn phải lắng nghe.

Kiểu nhà đầu tư muốn điều hành mọi thứ là một nhà đầu tư tồi.

Bạn có thể hỏi họ: “Trước đây anh đã đầu tư với những ai?”
Hãy liên hệ các CEO, giới thiệu bạn đang cân nhắc mời ông A làm nhà đầu tư cho
bạn, và bạn có thể hỏi họ: “Làm việc với ông A cảm nhận như thế nào?”

Có rất nhiều yếu tố để huy động vốn thành công. Mặc dù không có công thức chắc chắn
nào nhưng có những quy tắc và hướng dẫn sẽ cho phép bạn cải thiện đáng kể tỷ lệ thu hút
nhà đầu tư đầu tư vào thương vụ của bạn.

Bằng cách sắp xếp tổ chức tốt vấn đề tài chính cá nhân của bạn – như trong Phần 1 của bài
viết này, và bằng cách làm theo các hướng dẫn trong Phần 2 liên quan đến việc huy động
tiền cho dự án kinh doanh của bạn, bạn đang tiến triển thành công trong cuộc hành trình
XÂY DỰNG SỰ GIÀU CÓ.

35
Chúc bạn đầu tư thịnh vượng !!!!!!!!!!

Keith J. Cunningham.

36

You might also like