You are on page 1of 10

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/351176854

Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng
đường ruột ở người bán rau tại các chợ trong Thành phố Trà Vinh năm 2019

Article in Tạp chí Y học Dự phòng · April 2021


DOI: 10.51403/0868-2836/2020/262

CITATIONS READS

0 871

6 authors, including:

Hong Tuyen Thi Nguyen


Can Tho University of Medicine and Pharmacy
8 PUBLICATIONS 19 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Hong Tuyen Thi Nguyen on 11 November 2021.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI NHIỄM MẦM BỆNH
KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI BÁN RAU TẠI CÁC CHỢ
TRONG THÀNH PHỐ TRÀ VINH NĂM 2019

Trần Thanh Quang*, Nguyễn Thị Hồng Tuyến, Huỳnh Thị Hồng Nhung, Nguyễn
Tiến Thành, Trần Trúc Ngọc Sơn, Phạm Thị Loan
Trường Đại học Trà Vinh

TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột và một
số yếu tố liên quan trên rau ăn sống tại các chợ trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2019. Định danh kí
sinh trùng trên 240 mẫu rau bằng phương pháp Romanenko. Đồng thời khảo sát các thông tin chung và
kiến thức về ký sinh trùng trên rau của người bán rau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh
trùng đường ruột trên rau là 61,67%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng là giun đũa 19,17%, giun
móc 35,83%, giun lươn 25,83%, chưa tìm thấy sự xuất hiện của sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và sán lá
ruột. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên từng loại rau lần lượt là xà lách 50%, rau đắng 70,83%, hẹ 83,33%, rau
má 58,33%, rau nhút 45,83%, rau muống nước 12,50%, xà lách xoang 79,17%, rau răm 62,50%, diếp cá
62,50%, húng quế 91,67%. Có liên quan giữa tình trạng nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột với dân
tộc, trình độ học vấn và việc rửa rau trước khi bán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ rau bị ô nhiễm
ký sinh trùng ở thành phố Trà Vinh là một nguy cơ để lây truyền ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun
móc. Vì vậy, các cơ quan y tế cần quan tâm đến việc giáo dục người dân về việc sử dụng rau an toàn.

Từ khoá: Ký sinh trùng đường ruột; rau ăn sống; Trà Vinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ trùng túc chính là vật truyền bệnh từ người bệnh
sang người lành hoặc từ súc vật sang người, có
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt thể gây thành dịch [1].
Nam, việc ăn rau sống đã dần trở thành một nét
Trên thế giới, bệnh ký sinh trùng phổ biến
đặc trưng, từ các quán ăn lề đường đến các nhà
ở các nước quanh vùng xích đạo, các nước
hàng sang trọng, từ bữa cơm gia đình đến các
nhiệt đới – cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu
món ăn nhanh, rau sống không thể thiếu trong Phi, châu Mỹ Latinh [2]. Theo tổ chức WHO,
bữa ăn của người Việt Nam. bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14 triệu ca tử
Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn
chất lượng rau đáng quan tâm nhất đó là các cầu – một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn
loại ký sinh trùng, đặc biệt là các loại ký sinh cầu [3].
trùng đường ruột thường có trong rau sống như Hầu hết các loại ký sinh trùng được mô tả
giun đũa, giun tóc, sán lá gan, sán lá ruột,… trên thế giới đều xuất hiện ở Việt Nam nhưng
Những tác hại thường gặp như chiếm chất dinh với mức độ phổ biến khác nhau. Hàng đầu là
dưỡng của cơ thể; tác hại tại chỗ (ký sinh trùng các bệnh giun sán: Giun đũa, giun móc, giun
gây viêm, loét, chèn ép, tắc, tạo nhân sỏi,...); tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi,
gây nhiễm độc toàn thân, rối loạn chức năng giun chỉ. Khoảng 70 - 80% người dân nhiễm ít
nhiều cơ quan; gây đáp ứng miễn dịch; ký sinh nhất một loại giun sán nào đó [2].

*Tác giả: Trần Thanh Quang Ngày nhận bài: 17/05/2020


Địa chỉ: Đại học Trà Vinh Ngày phản biện: 30/05/2020
Điện thoại: 0798 910 260 Ngày đăng bài: 25/06/2020
Email: ttq160397@gmail.com

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 63


Trà Vinh là một trong những tỉnh có hơn 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
87% dân số sống ở khu vực nông thôn. Người
dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp là Nghiên cứu được thực hiện tại các chợ trên
chính như trồng trọt và chăn nuôi. Đây cũng địa bàn thành phố Trà Vinh trong năm 2019.
là nguồn lan truyền mầm bệnh ký sinh trùng ra 2.3 Thiết kế nghiên cứu
môi trường và lây sang người đang được báo
động. Mô tả cắt ngang.

Với mục đích tìm tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký 2.4 Cỡ mẫu


sinh trùng đường ruột cũng như những yếu tố
liên quan đến thực trạng này giúp các cơ quan Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng
có chức năng và thẩm quyền quản lý, đồng thời cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:
cảnh báo người dân có nhận thức tốt hơn về
p(1-p)
thực trạng và các mối nguy cơ nhiễm ký sinh n = Z2(1 - /2)
trùng đường ruột khi sử dụng rau ăn sống mua d2
tại các chợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này Trong đó: n là mẫu nghiên cứu cần có; p
nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên = 0,979 (Theo nghiên cứu của Lê Công Văn
quan tới nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên và cộng sự “Xác định mầm bệnh ký sinh trùng
rau ăn sống ở người bán rau tại các chợ trên địa
nhiễm trên rau và thử nghiệm một số phương
bàn thành phố Trà Vinh năm 2019.
pháp rửa rau dùng làm thực phẩm trên địa bàn
thành phố Trà Vinh”). d = 0,02: Khoảng sai
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lệch mong muốn giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật
của quần thể; α = 0,05: Mức ý nghĩa thống kê.
2.1 Đối tượng nghiên cứu Z2(1 - /2) = (1.96)2: Giá trị Z thu được từ bảng Z
tương tự với giá trị α được chọn.
Rau ăn sống (rau xà lách (Oak leaf), rau
đắng, hẹ, rau má, rau nhút, cải xà lách xoang, Vậy cỡ mẫu cần có là n = 197. Để tránh
rau muống (nước), rau răm, diếp cá, húng quế) sai sót trong quá trình thu mẫu chúng tôi nhân
và người bán rau tại các chợ thuộc địa bàn thêm 20% hao hụt vậy n=236, chúng tôi làm
thành phố Trà Vinh. tròn lên 240 mẫu. Cụ thể như sau:

Bảng 1. Phân bố mẫu ở các chợ

Địa điểm lấy mẫu Số mẫu dự kiến


Chợ phường 1 40
Chợ Trà Vinh 40
Chợ Bạch Đằng 40
Chợ Sóc - Ruộng 40
Chợ phường 6 40
Chợ phường 7 40
Tổng 240

64 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020


2.5 Phương pháp chọn mẫu sạp mua từ 2 - 4 loại rau sau cho đủ 40 mẫu/chợ
(mỗi loại rau thu được 4 mẫu).
Các bước thu mẫu rau và định danh KST
đường ruột: Bước 3: Xét nghiệm ở phòng thí nghiệm
bằng phương pháp Romanenko [4].
Bước 1: Chọn địa bàn các chợ của thành
phố Trà Vinh. Bước 4: Xác định ký sinh trùng trên rau bằng
phương pháp soi trực tiếp dưới kính hiển vi.
Bước 2: Tiến hành thu mẫu trực tiếp ở các
sạp rau ngoài chợ. Mua ngẫu nhiên các sạp mỗi Bước 5: Đánh vào phiếu khảo sát.

Hình 1. Ảnh ngâm rau trong phòng thí nghiệm Hình 2. Ảnh kí sinh trùng từ kinh hiển vi quang học
với vật kính x40

Các bước thu thập thông tin người bán rau: tin cậy 95% để tìm ra yếu tố liên quan giữa tình
Tiến hành thu mẫu trực tiếp ở các sạp rau ngoài trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột
chợ. Sử dụng phiếu khảo sát hỏi trực tiếp người chung với thông tin của người bán rau.
bán rau (người mà ta đã thu mẫu rau).
2.7 Đạo đức nghiên cứu
2.6 Thu thập và xử lý số liệu
Nghiên cứu có liên hệ và được sự chấp
Sau khi thu thập số liệu được kiểm tra lại rồi thuận của Ban quản lý chợ cho thực hiện. Tất
mới nhập vào Excel và phân tích, xử lý số liệu cả đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng
bằng phần mềm STATA 13.
mục đích nghiên cứu, tự nguyện đồng ý tham
Kết quả phân tích được chia làm 2 phần: gia vào nghiên cứu, nghiên cứu không làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, kinh tế và uy tín của đối
- Phần mô tả: Thể hiện tần số, tỷ lệ của các tượng tham gia khảo sát. Đối tượng nghiên cứu
biến trong nghiên cứu.
không muốn tham gia có thể từ chối bất kỳ lúc
- Phần phân tích: Sử dụng test hồi quy logistic nào. Thông tin thu thập được đều sẽ được giữ
để so sánh có sự khác biệt hay không giữa các bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích
tỷ lệ và sử dụng tỉ số số chênh OR và khoảng nghiên cứu.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 65


III. KẾT QUẢ

3.1 Nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột chung

Bảng 2. Trình trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột chung trên rau

Rau bị nhiễm giun chung Tần Số Tỷ lệ (%)


Có 148 61,67
Không 92 38,33
Tổng 240 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mẫu rau bị nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột chung
là 148 mẫu (chiếm 61,67% tổng số mẫu).

Hình 3. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng chung ở các chợ

Trong nghiên cứu, tỷ lệ rau bị nhiễm mầm (75%), chợ Sóc - Ruộng (45%), chợ phường
bệnh ký sinh trùng chung ở các chợ lần lượt 7 (57,5%), chợ phường 1 (57,5%) và chợ Trà
là chợ Bạch Đằng (67,5%), chợ phường 6 Vinh (67,5%).

66 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020


3.2 Tình trạng nhiễm từng loại ký sinh trùng đường ruột trên từng loại rau

Hình 4. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên các loại rau

Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường rau nhút (45,83%), rau muống nước (12,50%), xà
ruột chung ở các rau lần lượt là xà lách (50,00%), lách xoang (79,17%), rau răm (62,50%), diếp cá
rau đắng (70,83%), hẹ (83,33%), rau má (58,33%), (62,50%), hung quế (91,67%).

Bảng 2. Tình trạng nhiễm từng loại ký sinh trùng đường ruột trên từng loại rau

Giun Giun Sán lá Sán lá Sán lá


Giun móc Giun lươn
đũa tóc gan nhỏ gan lớn phổi
N (%) N (%)
N (%) N (%) N (%) N (%) N (%)
Xà lách (n=24) 3 (12,5) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 7 (29,17) 6 (25,00)
Rau đắng (n=24) 7 (29,17) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 8 (33,33) 8 (33,33)
Hẹ (n=24) 6 (25,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 12 (50,00) 10 (41,67)
Rau má (n=24) 5 (20,83) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 6 (25,00) 7 (29,17)
Rau nhút (n=24) 2 (8,33) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 7 (29,17) 2 (8,330
Rau muống nước (n=24) 1 (4,17) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 2 (8,33) 1 (4,17)
Xà lách xoang (n=24) 6 (25,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 7 (29,17) 13 (54,17)
Rau răm (n=24) 8 (33,33) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 8 (33,33) 4 (16,67)
Diếp cá (n=24) 2 (8,33) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 9 (37,50) 7 (29,17)
Hung quế (n=24) 6 (25,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 20 (83,33) 4 (16,67)
Tổng (n=240) 46 (19,17) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00) 86 (35,83) 62 (25,83)

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 67


Tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng là giun 3.3 Một số yếu tố liên quan giữa người bán
đũa (19,17%), giun móc (35,83%), giun lươn rau với tình trạng nhiễm ký sinh trùng
(25,83%). đường ruột trên rau ăn sống tại các chợ trên
địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2019
Không định danh được giun tóc, sán lá gan
nhỏ, sán lá gan lớn, sán lá phổi trong nghiên cứu.

Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm của người bán rau ở các chợ và tình trạng nhiễm mầm bệnh
ký sinh trùng đường ruột trên rau

Nhiễm giun OR
Đặc điểm người bán rau p
Có (%) Không (%) KTC 95%

Nam 6 (50,00) 6 (50,00)


Giới 1,65 (0,52 – 5,28) 0,39
Nữ 142 (62,28) 86 (37,72)
Kinh 50 (52,08) 46 (47,92)
Dân tộc 1,96 (1,15 – 3,34) 0,01
Khmer 98 (68,06) 46 (31,94)
Mù chữ 30 (78,95) 8 (21,05) 1
Học vấn Phổ thông 116 (58,00) 84 (42,00) 0,37 (0,16 – 0,84) 0,02
Trên phổ thông 2 (100,00) 0 (0,00) Không xác định kết quả
<1 năm 13 (72,22) 5 (27,78) 1
1-5 năm 43 (58,11) 31 (41,89) 0,53 (0,17 – 1,65) 0,28
Số năm bán rau
>5 – 10 năm 25 (60,98) 16 (39,02) 0,60 (0,18 – 2,01) 0,41
> 10 năm 67 (62,62) 40 (37,38) 0,64 (0,21 – 1,94) 0,44
Trồng tại nhà 19 (55,88) 15 (44,12) 1
Lấy từ vựa 87 (63,04) 51 (36,96) 1,35 (0,63 – 2,88) 0,44
Nguồn góc
Không rõ nguồn gốc 8 (72,73) 3 (27,27) 2,11 (0,48 – 9,34) 0,33
Nhiều nguồn 34 (59,65) 23 (40,35) 1,17 (0,49 – 2,76) 0,73
Trên sạp 107 (60,80) 69 (39,20)
Vị trí đặt rau 1,15 (0,64 – 2,08) 0,65
Dưới đất 41 (64,06) 23 (35,94)
Có 78 (61,90) 48 (38,10)
Biết về rau sạch 0,98 (0,58 – 1,65) 0,94
không 70 (61,40) 44 (38,60)

Thông tin kí sinh Có 40 (68,97) 18 (31,03)


0,66 (0,35 – 1,23) 0,19
trùng trên rau không 108 (59,34) 74 (40,66)

Biết có kí sinh Có 51 (60,00) 34 (40,00)


1,11 (0,65 – 1,92) 0,69
trùng trên rau không 97 (62,58) 58 (37,42)

Kể tên kí sinh Đúng 22 (52,38) 20 (47,62)


1,59 (0,81 – 3,11) 0,18
trùng trên rau Sai 126 (63,64) 72 (36,36)

Rửa rau trước Có 106 (57.92) 77 (42,08)


2,03 (1,05 – 3,93) 0,04
khi bán Không 42 (73.68) 15 (26,32)

Có mối liên giữa tình trạng nhiễm mầm Có mối liên giữa tình trạng nhiễm mầm
bệnh ký sinh trùng đường ruột chung và dân tộc bệnh ký sinh trùng đường ruột chung và trình
với OR = 1,96 (KTC 95%: 1,15-3,34, p=0,01). độ học vấn với OR = 0,37 (KTC 95%: 0,16-

68 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020


0,84; p=0,02). Có mối liên giữa tình trạng địa bàn Tp.HCM” của bộ môn Ký sinh trùng
nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột (2005) [7] ta thấy tỷ lệ là xà lách (92,3%), rau
chung và việc rửa rau trước khi bán với OR = đắng (100%), rau má (100%), xà lách xoang là
2,03 (KTC 95%: 1,05-3,93, p=0,04). Không có (100%) rõ ràng tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so
mối liên quan giữa giới tính, số năm bán rau, với nghiên cứu của chúng tôi. Lý do dẫn đến sự
nguồn gốc rau, vị trí đặt rau, kiến thức vè rau thay đổi này là do nghiên cứu của bộ môn Ký
sạch và kí sinh trùng trên rau của người bán sinh trùng đã thực hiện cách nghiên cứu chúng
với tình trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng tôi 14 năm và đã đưa ra các kiến nghị nhằm áp
đường ruột chung trên rau. dụng vào tuyên truyền an toàn thực phẩm đặc
biệt là sử dụng rau sạch vì vậy ý thức của người
dân đã dần thay đổi dẫn đến nguy cơ nhiễm đã
IV. BÀN LUẬN bắt đầu có thiên hướng giảm.

4.1 Nhiễm mầm bệnh kí sinh trùng đường 4.2 Tình trạng nhiễm từng loại ký sinh trùng
ruột chung đường ruột trên các rau

Qua nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng Theo bảng 2, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa
số 240 mẫu rau có tỷ lệ nhiễm mầm bệnh KST chung trên các loại rau là 46 mẫu (19,17%), So
đường ruột chung là 61,67% (Bảng 1). Tỷ lệ sánh tỷ lệ nhiễm giun đũa chung của nghiên
này thấp hơn nghiên cứu của Lê Công Văn cứu với nghiên cứu cứu “Khảo sát ký sinh
năm 2013 - 2014 tại Trà Vinh” (97,9%) [5] trùng trên rau sống bán tại các chợ trên địa bàn
và nghiên cứu của Lê Lợi năm 2010-2011 tại Tp.HCM” của bộ môn Ký sinh trùng (21,1%)
Nam Định là 85,0% [6]. thấp hơn 1,9%. Nhưng so với nghiên cứu của
Lê Công Văn năm 2013-2014 tại Trà Vinh
Tỷ lệ rau bị nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng (13,54%) [5] thì cao hơn 5,63%.
chung ở các chợ lần lượt là chợ Bạch Đằng
(67,5%), chợ phường 6 (75%), chợ Sóc-Ruộng Tỷ lệ nhiễm giun móc chung ở các loại rau
(45%), chợ phường 7 (57,5%), chợ phường là 86 mẫu (35,83%). So sánh tỷ lệ nhiễm giun
1 (57,5%) và chợ Trà Vinh (67,5%). Kết quả móc chung của “Xác định mầm bệnh ký sinh
này thấp hơn nghiên cứu của Lê Công Văn về trùng nhiễm trên rau và thử nghiệm một số
“Xác định mầm bệnh ký sinh trùng nhiễm trên phương pháp rửa rau dùng làm thực phẩm trên
rau và thử nghiệm một số phương pháp rửa rau địa bàn thành Phố Trà Vinh” của Lê Công Văn
dùng làm thực phẩm trên địa bàn thành Phố Trà (15,62%) cao hơn khoảng 2,3 lần. Và khi so
Vinh” với chợ phường 1 (100%), chợ phường 6 sánh tỷ lệ này với nghiên cứu của Lê Lợi “Xác
(100%), chợ phường 7 (100%), chợ Sóc-Ruộng định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại
(100%) và chợ Trà Vinh (91,6%) [5]. một số chợ, cửa hàng rau tại thành phố Nam
Định” (2,2%) [6] thì tỷ lệ này lại cao lên đến
Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng khoảng 16,3 lần.
đường ruột chung ở các rau lần lượt là xà lách
(50,00%), rau đắng (70,83%), hẹ (83,33%), rau Tỷ lệ nhiễm giun lươn chung ở các loại rau
má (58,33%), rau nhút (45,83%), rau muống là 62 mẫu (25,83%). Tỷ lệ này lớn hơn so với
nước (12,50%), xà lách xoang (79,17%), rau nghiên cứu của João Gabriel Guimarães LUZ
răm (62,50%), diếp cá (62,50%), húng quế và cộng sự năm 2013 “Contamination by
(91,67%). Theo bảng 2, cho ta thấy rau muống intestinal parasites in vegetables marketed in
có tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường an area of Jequitinhonha Valley, Minas Gerais,
ruột thấp nhất và rau húng quế có tỷ lệ cao Brazil” (12,9%) [8] cao hơn gấp 2 lần và so sánh
nhất. So sánh với nghiên cứu “Khảo sát ký với nghiên cứu của Lê Công Văn (12,50%) cao
sinh trùng trên rau sống bán tại các chợ trên hơn khoảng 2,1 lần.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 69


4.3 Một số yếu tố liên quan giữa người bán đó, giun đũa chiếm 19,17%, giun móc chiếm
rau với tình trạng nhiễm ký sinh trùng 35,83%, giun lươn chiếm 25,83%. Nghiên cứu
đường ruột trên rau ăn sống tại các chợ trên không thấy giun tóc, sán lá gan nhỏ, sán lá gan
địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2019 lớn và sán lá phổi trên các loại rau trên tại các
chợ chính thuộc thành phố Trà Vinh.
Tình trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng
đường ruột chung ở người bán rau thuộc dân Cũng trong nghiên cứu cho thấy, người bán
tộc Khmer cao hơn gấp 1,96 lần (KTC 95%: rau có trình độ văn hóa thấp, người dân tộc và
1,15-3,34) so với người bán rau thuộc dân tộc người bán không rửa rau trước khi bán là nguy
Kinh và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê cơ dẫn đến tăng tỷ lệ nhiễm mẫm bệnh ký sinh
với p=0,01. Lý do mà dân tộc có mối liên quan trùng trên rau. Tuy nhiên, những yếu tố giới
đến tình trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng tính, số năm bán rau, nguồn gốc rau, vị trí đặt
đường ruột có thể là do tập quán sinh sống của rau, kiến thức về kí sinh trùng và rau sạch là
từng dân tộc có sự khác biệt. không có mối liên quan với tình trạng nhiễm
mầm bệnh kí sinh trùng đường ruột trên rau.
Sự nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường
ruột chung ở người bán rau học đến phổ thông
có nguy cơ rau nhiễm thấp hơn 63% (KTC TÀI LIỆU THAM KHẢO
95%: 0,16-0,84) so với người mù chữ. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Số 1. Nguyễn Văn Đề. Ký sinh trùng trong lâm sàng –
liệu này cho ta thấy trình độ học vấn có mối Sách đào tạo Cử nhân kỹ thuật Y học. 2013; 28-81.
liên quan với tình trạng nhiễm mầm bệnh KST 2. Phạm Văn Thân. Ký sinh trùng – sách đào tạo Bác
sĩ Đa khoa 2007; 145-205.
đường ruột. Giải thích nguyên này là vì người
3. Jones D, Wache S, Chhokar V. Toxins produced
đã được tham gia học tập sẽ được tiếp xúc với by arthropod parasites: salivary gland proteins of
nhiều nguồn kiến thức tốt hơn và giúp cho họ human body lice and venom proteins of chelonine
có tư duy trong việc bảo vệ an toàn cho khách wasps. 1996; 34: 11-2.
hàng của mình cũng như là làm hài lòng khách 4. Romanenko NA. Methods for the examination of
về nguồn rau sạch. soil and sediment of wastewater on helminth eggs
(in Russian). Med Parazit Parazit Bolez 6. 1968;
Mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột ở các 723-9.
mẫu rau ở người bán rau không rửa rau trước 5. Lê Công Văn, cộng sự. Xác định mầm bệnh ký
sinh trùng nhiễm trên rau và thử nghiệm một số
khi bán cao hơn gấp 2,03 lần (KTC 95%: 1,05-
phương pháp rửa rau dùng làm thực phẩm trên địa
3,93) so với người bán có rửa rau trước khi bàn thành phố Trà Vinh. Khoa Nông nghiệp Thủy
bán và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê sản trường Đại học Trà Vinh. 2013-2014.
với p=0,04. Khi so sánh với nghiên cứu của 6. Lê Lợi, Hoàng Tiến Cường, Nguyễn Văn Đề,
Bekele, ta thấy tình trạng nhiễm mầm bệnh ký Nguyễn Thị Hồng Thúy. Xác định mầm bệnh ký
sinh trùng đường ruột chung ở người bán không sinh trùng trên rau xanh tại một số chợ, cửa hàng
rau tại thành phố Nam Định. Y Học TP Hồ Chí
rửa rau trước khi bán có tỷ số số chênh cao hơn
Minh. 2010-2011.
gấp 3,6 lần (KTC 95%: 1,9-4,6) so với người 7. Bộ môn Ký sinh trùng. Khảo sát ký sinh trùng trên
bán có rửa rau trước khi bán và hoàn toàn có ý rau sống bán tại các chợ trên địa bàn Tp.HCM.
nghĩa thông kê với p=0,001 [9]. Qua 2 nghiên Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành
cứu, chúng tôi đã đủ cơ sở để kết luận việc rửa phố Hồ Chí Minh. 2005.
rau trước khi bán có ảnh hưởng rất lớn đến tình 8. João Gabriel Guimarães LUZ, et al. Contamina-
trạng nhiễm mầm bệnh KST đường ruột. tion by intestinal parasites in vegetables marketed
in an area of Jequitinhonha Valley, Minas Gerais,
Brazil. 2013.
9. Bekele F, Tefera T, Biresaw G, Yohannes T. Par-
V. KẾT LUẬN asitic contamination of raw vegetables and fruits
collected from selected local markets in Arba
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ rau nhiễm Minch town, Southern Ethiopia. Infectious dis-
mầm bệnh ký sinh trùng là 61,67%. Trong eases of poverty. 2017; 6(1): 19.

70 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020


SITUATION AND RELATED FACTORS TO INTESTINAL PARACITE
INFECTION AMONG RAW VEGETABLES SELLERS AT MARKETS
IN TRA VINH CITY IN 2019

Tran Thanh Quang, Nguyen Thi Hong Tuyen, Huynh Thi Hong Nhung,
Nguyen Tien Thanh, Son Tran Truc Ngoc, Pham Thi Loan
Tra Vinh University

A cross - sectional descriptive study was of parasitic infection on each vegetable is: 50%
conducted to describe situation and related lettuce, 70.83% bitter vegetable, 83.33% chilli,
factors to intestinal paracite infection among raw 58.33% vegetables, 45.83% water spinach,
vegetables sellers at markets in Tra Vinh City in 12.50% water spinach, sinus lettuce 79.17%,
2019. Identify parasites on 240 vegetable samples
vegetables 62.50%, fish lettuce 62.50%, basil
by Romanenko method. At the same time, we
91.67%. It is related to keeping intestinal parasite
surveyed general information and knowledge
infection with ethnicity, education level and
about safe vegetables of greengrocers. The
results of this study show that the percentage washing vegetables before selling. The results
of intestinal parasites infection on vegetables of this study show that consumption of parasitic
is 61.67%. In particular, the prevalence of contaminated vegetables in Tra Vinh city is a
each parasite is Ascaris lumbricoides 19.17%, risk to transmit intestinal parasites, especially
hookworm (Ancylostoma duodenale or Necator hookworms. Therefore, health authorities need
americanus) 35.83%, Strongyloides stercoralis to educate citizens about using safe vegetables.
25.83%, and the occurrence of Fasciola gigantica,
Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini and Keywords: Intestinal parasitic; raw
Fasciolopsis buski have not been found. The rate vegetable; Tra Vinh

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 71

View publication stats

You might also like