You are on page 1of 87

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA ĐIỆN
--------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mô phỏng các đặc tính động cơ không đồng bộ ba pha


với Motor - CAD
Người hướng dẫn : TS. LÊ ANH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện:
MAI MINH TÙNG 2017600437
NGUYỄN MINH HIẾU 2017600710
BÙI VĂN QUANG 2017600461
NGUYỄN TẤT THÀNH 2017600345
CAO HỮU CƯƠNG 2017603391
Lớp : Điện 1 – K12 Khoa : Điện

Hà Nội, 05/2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
--------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mô phỏng các đặc tính động cơ không đồng bộ ba pha


với Motor - CAD
Người hướng dẫn : TS. LÊ ANH TUẤN
Nhóm sinh viên thực hiện:
MAI MINH TÙNG 2017600437
NGUYỄN MINH HIẾU 2017600710
BÙI VĂN QUANG 2017600461
NGUYỄN TẤT THÀNH 2017600345
CAO HỮU CƯƠNG 2017603391
Lớp : Điện 1 – K12 Khoa : Điện

Hà Nội, 05/2021
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống càng hiện đại, thì việc xuất hiện nhiều loại động cơ mới để đáp ứng
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng, tuy nhiên ưu thế của loại động cơ
không đồng bộ vẫn là rất lớn trong nền kinh tế. Là loại máy điện có kết cấu đơn giản,
dễ chế tạo, làm việc chắc chắn ít phải chăm sóc bảo dưỡng và giá thành thấp hơn nhiều
so với các loại động cơ khác có cùng công suất, do đó động cơ không đồng bộ là loại
động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nổi bật hơn cả là động cơ không đồng
bộ roto lồng sóc công suất vừa và nhỏ. Được sử dụng trong công nghiệp làm máy động
lực, máy công cụ… trong nông nghiệp dùng làm động cơ bơm nước, dùng trong các lò
sấy nông sản, ... trong các thiết bị dân dụng như quạt gió, thiết bị điện tử - điện lạnh.
Ngày nay nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, trong khi đó chưa tìm được năng
lượng thay thế mới, việc sử dụng những nhiên liệu hóa thạch truyền thống đang làm
môi trường sống bị đe dọa nặng nề, như chúng ta thấy, đó là hiệu ứng nhà kính, thiên
tai lũ lụt gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, giải pháp của thế giới là sử dụng
tiết kiệm nguồn tài nguyên ít ỏi này sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhằm góp phần vào
nỗ lực bảo vệ môi trường sống. Chúng ta phải làm sao để việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả nhất, với việc nghiên cứu chế tạo ra những hệ thống, thiết bị có hiệu
suất cao.
Là một sinh viên chuyên ngành Điện – Điện tử, em nhận đề tài: “Mô phỏng
các đặc tính động cơ không đồng bộ ba pha với Motor - CAD” để làm đồ án tốt
nghiệp.
Hiện nay có 2 phương pháp thiết kế máy điện đó là thiết kế trực tiếp và thiết kế
thông thường. Thiết kế trực tiếp tức là từ tính năng của máy, xác định các tham số và
tham số quyết định kích thước hình học. Đối với thiết kế thông thường ta chọn kích
thước hình học trước rồi tính các tham số, sau đó kiểm nghiệm lại tính năng. Nếu kiểm
nghiệm không đạt thì chọn lại kích thước và tính lặp lại.
Với phương pháp trực tiếp đòi hỏi có một số lượng thống kê rất lớn các số liệu
kinh nghiệm về các sản phẩm hiện có làm cơ sở để tính toán. Theo em, đối với một
sinh viên nên học và thiết kế theo cách thông thường trước, để từ đó xây dựng được
một tư duy thiết kế không quá phụ thuộc vào các hệ số kinh nghiệm. Việc tính toán lặp
lại nhiều lần có thể sử dụng sự hỗ trợ từ máy tính. Nhằm tự xây dựng cho mình một cơ
sở dữ liệu để sau này sẽ phát triển và ứng dụng phương pháp thiết kế trực tiếp.
Đối với thiết kế này em có sử dụng một phần mềm hỗ trợ thiết kế động cơ của
phần mềm MOTOR CAD để thuận tiện cho việc tính toán tự động.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Trong quá trình làm đồ án em đã được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô bộ môn Thiết bị điện, đặc biệt là tiến sĩ Lê Anh Tuấn cùng với sự nỗ lực của
bản thân em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế theo các chương sau:S
Chương I. Tổng quan về phần mềm Ansys Motor-CAD.
Chương II. Phân tích các công cụ mô phỏng và khảo sát động cơ không đồng
bộ trong phần mềm Ansys Motor-CAD.
Chương III. Tính toán các thông số động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc để
mô phỏng và khảo sát đặc tính.
Chương IV. Mô phỏng đánh giá kết quả với phần mềm Ansys Motor-CAD.
Do vừa tìm hiểu, vừa làm đồ trong một thời gian tương đối hạn chế, vì vậy đồ án
này không tránh được những sai sót. Em mong các thầy cô thông cảm và bỏ qua cho
em. Em cũng rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô trong bộ
môn để em học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho việc học tập công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

Sinh viên

Mai Minh Tùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MOTOR-CAD ................................1
1.1. Giới thiệu về phần mềm Motor-CAD ..................................................................1
1.1.1. Lịch sử phát triển ..........................................................................................1
1.1.2. Giới thiệu về phần mềm Motor-CAD ...........................................................2
1.1.3. Khả năng mô phỏng ......................................................................................3
1.1.4. Ứng dụng ......................................................................................................3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ TRONG PHẦN MỀM MOTOR-CAD ................5
2.1. Giới thiệu ứng dụng chuỗi phần mềm MOTOR-CAD trong mô phỏng số máy
điện ..............................................................................................................................5
2.2. Model E – Magnetics .........................................................................................16
2.2.1. Geometry ....................................................................................................16
2.2.2. Winding ......................................................................................................17
2.2.3. Input Data ...................................................................................................19
2.2.4. Calculation ..................................................................................................23
2.2.5. E-Magnetics ................................................................................................24
2.2.6. Output Data .................................................................................................26
2.2.7. Graphs .........................................................................................................26
2.2.8. Các công cụ khác ........................................................................................27
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
7.5kW ROTO LỒNG SÓC ĐỂ MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH .........28
3.1. Thông số của động cơ cần thiết kế .....................................................................28
3.2. Phân tích và hướng thiết kế ................................................................................28
3.3. Vật liệu sử dụng trong thiết kế ...........................................................................29
3.4. Thiết kế các thông số hình học cơ bản của động cơ ..........................................31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỚI PHẦN MỀM MOTOR-
CAD...............................................................................................................................52
4.1. Hướng dẫn tạo project và nhập dữ liệu cần thiết vào phần mềm ANSYS Motor-
CAD ..........................................................................................................................52
4.1.1. Tạo project mô phỏng động cơ không đồng bộ ..........................................52
4.1.2. Cài đặt dữ liệu chung ..................................................................................53
4.1.3. Cài đặt cấu tạo của Stator và Rotor ............................................................55
4.1.4. Cài đặt dây quấn .........................................................................................57
4.2. Mô phỏng động cơ không đồng bộ 3 pha, roto lồng sóc 7.5kW với các thông số
thiết kế sử dụng phần mềm Motor-CAD...................................................................61
4.3. Kết luận, ứng dụng phần mềm trong việc hỗ trợ thiết kế động cơ.....................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72
CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN ..........................73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1.Khả năng của chuỗi phần mềm MOTOR CAD làm được ...............................5
Hình 2.2.Interior PM machine design .............................................................................7
Hình 2.3.Switched reluctance machine design ................................................................7
Hình 2.4.Linear winding layout.......................................................................................7
Hình 2.5.Radial winding pattern .....................................................................................7
Hình 2.6.Visualisation of oil spray cooling .....................................................................8
Hình 2.7. Thermal network .............................................................................................8
Hình 2.8.Radial temperature distribution ........................................................................8
Hình 2.9.Thermal transient solution ................................................................................8
Hình 2.10.Fan cooled machine with cowling ................................................................9
Hình 2.11.Through ventilation with radial ducts .........................................................9
Hình 2.12.Water jacket with axial channels ..................................................................9
Hình 2.13.Cross-Section Showing Axial Temperatures ..............................................10
Hình 2.14.Slot cross section for a concentrated winding .............................................10
Hình 2.15.Thermal Resistance Network .......................................................................10
Hình 2.16.Slot cross section for ....................................................................................10
Hình 2.17.Bản đồ hiệu quả được tính toán trong khu vực vận hành và tạo ra ..............11
Hình 2.18.Tổn thất được tính toán theo thời gian cho một chu kỳ ...............................11
Hình 2.19.Đồ thị đường cong tốc độ / mô-men xoắn cực đại .......................................13
Hình 2.20.Đồng giải quyết hành vi điện từ và nhiệt trong chu kỳ ................................14
Hình 2.21.Von Mises Stress in IPM rotor at maximum speed ......................................15
Hình 3.1.Lưu đồ thiết kế động cơ ..................................................................................29
Hình 3.2.Sơ đồ dây quấn của stato ................................................................................34
Hình 3.3.Quan hệ giữa hệ số bão hòa với hệ số cung cực từ và hệ số sóng .................35
Hình 3.4.Kích thước cơ bản của rãnh quả lê .................................................................37
Hình 3.5.Kích thước rãnh roto.......................................................................................40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 3.6.Mặt cắt ngang vòng ngắn mạch ......................................................................41


Hình 4.1.Tốc độ của động cơ theo thời gian .................................................................65
Hình 4.2.Mômen của động cơ theo thời gian ................................................................65
Hình 4.3.Biến thiên dòng điện cuộn dây stato ..............................................................66
Hình 4.4.Các loại tổn hao theo thời gian .......................................................................67
Hình 4.5.Phân bố từ thông tại thời điểm 0,01s ..............................................................68
Hình 4.6.Mật độ từ trường tại thời điểm 0,01s ..............................................................68
Hình 4.7. Phân bố từ thông tại thời điểm 0,45s .............................................................69
Hình 4.8. Mật độ từ trường tại thời điểm 0,45s .............................................................69
Hình 4.9. Lưu đồ thiết kế động cơ khi có sự hỗ trợ của phần mềm ..............................71

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Bảng giá trị đường cong từ hóa của sắt kỹ thuật điện ...................................30
Bảng 3.2. Bảng tỉ lệ đường kính trong và đường kính ngoài stato ...............................31
Bảng 3.3. Bảng bước rãnh theo cực ..............................................................................32
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp giá trị điện trở, điện kháng ...................................................48
Bảng 4.1. Bảng nhập, xuất dữ liệu của phần mềm Motor - CAD .................................61
Bảng 4.2. Bảng so sánh các đường đặc tính của động cơ giữa mô phỏng và thực tế ...67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MOTOR-CAD


Trong vận hành, thiết kế động cơ thì các đặc tính của động cơ không đồng bộ là
rất quan trọng và cái đặc tính này giúp người vận hành tránh lỗi trong quá trình vận
hành , tuy nhiên đối với người sử dụng các đặc tính vận hành phải đo lường thực tế,
nếu chúng ta mô phỏng được trên máy tính mà các thông số sát với thực tế, rút ngắn
được thời gian chế tạo. Việc ứng dụng phần mềm hiện đại( Motor – CAD) trong thiết
kế, khảo sát động cơ không đồng bộ, giúp sinh viên làm chủ bài toáncông nghệ. Phần
mềm này giúp người thiết kế khảo sát được các đặc tính của động cơ qua đó đánh giá
để có những điều chỉnh trong thiết kế. Việc này sẽ làm giảm các bước trong quá trình
thiết kế động cơ theo phương pháp truyền thống (chế tạo và thử nghiệm động cơ mẫu).
Giới thiệu về phần mềm Motor-CAD
Lịch sử phát triển
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Các nước trên thế giới đã sử dụng phần mềm Motor-CAD để thiết kế và phân
tích các thiết bị điện 3-D, 2-D, bao gồm động cơ điện, cơ cấu truyền điện, máy biến
áp, cảm biến và cuộn dây...
Motor-CAD có thể làm việc nhanh chóng, chính xác đó là việc ứng dụng
phương pháp mô phỏng số - dựa trên nền tảng là phương pháp phần tử hữu hạn (FEA)
kết hợp với lý thuyết trường điện từ để nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế
máy điện nói chung. Hầu hết ở các nước phát triển mạnh như Nga, Trung Quốc, Nhật,
Hàn … đều có các diễn đàn về ứng dụng mô phỏng số và FEA.
Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp số để giải các bài toán được mô
tả bởi các phương trình vi phân riêng phần cùng với các điều kiện biên cụ thể. Cơ sở
của phương pháp này là làm rời rạc hóa các miền liên tục phức tạp của bài toán. Các
miền liên tục được chia thành nhiều miền con, các miền này được liên kết với nhau tại
các điểm nút. Trên miền con này, dạng biến phân tương đương với bài toán được giải
xấp xỉ dựa trên các hàm xấp xỉ trên từng phần tử, thoả mãn điều kiện trên biên cùng
với sự cân bằng và liên tục giữa các phần tử.
Về mặt toán học, phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng để giải gần đúng
bài toán phương trình vi phân từng phần và phương trình tích phân, ví dụ như phương
trình truyền nhiệt. Lời giải gần đúng được đưa ra dựa trên việc loại bỏ phương trình vi
phân một cách hoàn toàn là những vấn đề về trạng thái ổn định, hoặc chuyển phương

1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

trình vi phân từng phần sang một phương trình vi phân thường tương đương mà sau đó
được giải bằng cách sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn.
Trong lĩnh vực kỹ thuật điện FEA được áp dụng để giải các phương trình vi tích
phân của hệ phương trình Motor-CAD viết cho trường điện từ. Kết quả lời giải sẽ cho
ta biết được phân bố trường điện từ trong các loại máy điện, từ đó tính toán được các
tham số của máy điện.
FEA được đánh giá là có tính vạn năng, phù hợp cả mới những mô hình phức
tạp về hình học, hoặc đặc tính vật liệu biến đổi thời thời gian.
Tuy nhiên, khi ứng dụng mô phỏng số trong thiết kế máy điện cũng vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, do các thông số đưa vào mô hình mô phỏng và thông số chế tạo
thực tế có thể sai khác, FEA cũng không thể phản ánh được toàn bộ tác động của yếu
tố công nghệ chế tạo nên giữa mô hình mô phỏng và mô hình thực tế sẽ có sai số. Do
đó, trong phương pháp mới này vẫn rất cần kết hợp của phương pháp mô phỏng và
kinh nghiệm chế tạo.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong nước phần mềm Motor-CAD chưa được sử dụng phổ biến.
Tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thì phần mềm chưa được ứng dụng
rộng rãi trong các môn học đặc biệt là các môn như: Máy điện, truyền động điện, đo
lường và cảm biến. Nhiều sinh viên chưa biết tới phần mềm Motor-CAD.
Phần mềm này có thể áp dụng vào nhiều môn học như máy điện, truyền động
điện, hệ thống điện, trang bị điện… nếu sử dụng phần mềm này việc tính toán diễn ra
nhanh hơn không gặp sai sót và tiết kiệm được thời gian.
Giới thiệu về phần mềm Motor-CAD
Motor-CAD là phần mềm thiết kế động cơ điện hàng đầu thế giới cho phép
mô phỏng đa trường vật lý của máy điện trên toàn bộ dải tốc độ - mô men xoắn.
Đánh giá các ý tưởng và các cấu trúc động cơ trên toàn bộ dải hoạt động và tạo
ra các thiết kế được tối ưu cho kích thước, hiệu năng và hiệu suất. Bốn mô đun được
tích hợp của phần mềm Motor-CAD – Emag, Therm, Lab và Mech – thực hiện tính
toán đa trường vật lý một cách nhanh chóng và lặp lại, do đó bạn có thể đi từ ý tưởng
đến thiết kế cuối cùng trong thời gian ngắn.
Với chu kì phát triển ngày càng giảm, người thiết kế động cơ cần phải đưa ra
các thiết kế nhanh chóng, và chắc chắn họ sẽ không đối mặt với các vấn đề sau này.

2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Quy trình tính toán nhanh và nhập dữ liệu được sắp xếp hợp lý giúp người dùng
Motor-CAD có thêm thời gian để khám phá các cấu trúc của động cơ và đánh giá đầy
đủ các tác động của các hiệu ứng tổn thất nâng cao ở giai đoạn đầu của thiết kế.
Thiết lập dựa trên mẫu, trực quan của phần mềm Motor-CAD và các chuyên
môn về đa vật lý được nhúng giúp đơn giản hóa quá trình thiết kế, giảm sự phụ thuộc
vào nhiều các nhóm kinh nghiệm riêng về điện từ, nhiệt hoặc cơ học - vì vậy các nhà
thiết kế động cơ có thể kiểm soát nhiều hơn thiết kế của họ.
Các mô phỏng có thể được hoàn thành trong vài giây do đó cho phép có nhiều
thời gian và phạm vi để khám phá không gian thiết kế rộng rãi. Ansys Motor-CAD cho
phép các kỹ sư tạo ra các thiết kế động cơ điện và máy phát điện được tối ưu hóa để
giúp đáp ứng kích thước, trọng lượng, hiệu quả năng lượng, chi phí và các thông số kỹ
thuật khác.
Để phân tích sâu và xác nhận thiết kế động cơ, mô hình Motor-CAD có thể
được truyền tới Ansys Maxwell, Ansys Icepak và Ansys Fluent. Việc kết hợp các bộ
giải này với Motor-CAD mang lại khả năng phân tích 2D/3D có độ trung thực cao, cho
phép người dùng phân tích các hiệu ứng cuối, khử từ, suy hao lõi, độ trễ và các hiện
tượng điện từ tiên tiến khác, tính toán đường bao nhiệt cho hoạt động và thiết kế hệ
thống làm mát động cơ hoàn chỉnh.
Khả năng mô phỏng
Điện từ: Tính toán mômen, công suất, dòng điện, hiệu suất, gợn sóng mômen
quay, tổn hao (đồng, sắt và dòng điện xoáy), liên kết từ thông, điện cảm và lực.
Nhiệt: Tối ưu hóa khả năng làm mát của máy điện bằng cách sử dụng kỹ thuật
lập mô hình nhiệt tham số tập trung, để tính toán điện trở nhiệt và điện dung.
Cơ khí: Ước tính biến dạng cơ học, ứng suất và chuyển vị gây ra trong rôto bởi
lực ly tâm để định kích thước cho hiệu năng điện từ tối ưu.
Chu trình truyền động: Nhanh chóng tạo bản đồ hiệu suất và tổn thất, vẽ biểu
đồ đặc tính mô-men xoắn/tốc độ và phân tích hiệu năng của máy điện trong suốt các
chu kỳ truyền động.
Ứng dụng
- Ứng dụng mô phỏng từ trường trong động cơ BPM, IM, SRM, SYNRC,
IM1PH, ... với các yêu cầu:

3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

+ Yêu cầu về không tải như: Xác định dòng đường cong từ hóa, tổn hao không tải,
điện cảm từ hóa...
+ Về có tải như: Xác định điện cảm tản, tổn thất từ trễ, tổn thất do dòng Fuco, suất
điện động cảm ứng...
+Các yêu cầu về ngắn mạch như: Xác định điện cảm tản, suất điện động...
- Giúp phân tích quá độ và phân tích nhiệt trong động cơ điện.
- Áp dụng phân tích báo cáo tính toán phục vụ cho các môn học liên quan tới
máy điện, tác động của từ trường, từ tĩnh.

4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

PHÂN TÍCH CÁC CÔNG CỤ MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT


ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ TRONG PHẦN MỀM MOTOR-CAD
Giới thiệu ứng dụng chuỗi phần mềm MOTOR-CAD trong mô phỏng số máy
điện
Nhà phát triển Motor-CAD - công cụ hàng đầu thế giới về thiết kế và phân tích
động cơ điện. Cho phép phân tích điện từ, nhiệt và cơ học nhanh chóng và chính xác
của máy điện trên toàn bộ hoạt động. Được thiết kế và phát triển với sự cộng tác chặt
chẽ của các nhà thiết kế máy điện chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật nhúng. Hỗ trợ
khách hàng tuyệt vời và phản hồi phản hồi của người dùng. Phần mềm cho phép người
dùng phân tích thiết kế trực tiếp trên máy tính, cung cấp một môi trường nền chung
cho việc phát triển sản phẩm nhanh, hiệu quả với chi phí hợp lý, từ giai đoạn thiết kế ý
tưởng cho đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và kiểm nghiệm bằng thực tế.

Hình 2.1.Khả năng của chuỗi phần mềm MOTOR CAD làm được

Các module được tích hợp trong phần mềm MOTOR CAD

5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 Motor-CAD – Emag
 Motor-CAD – Therm
 Motor-CAD – Lab
 Motor-CAD – Mechanical
 Motor-CAD – Emag
Motor-CAD – Emag là phần mềm tính toán về điện, có nhiều loại mẫu & hình
học được tham số. Nó giúp giảm khối lượng công việc cho kỹ sư thiết kế, người dùng
chỉ cần nhập các thông tin về kết cấu của động cơ, thông tin về vật liệu sử dụng, phần
mềm sẽ tự động tính toán các thông số còn lại. Cho phép các kỹ sư tính toán sớm các
hiệu ứng điện từ phức tạp trong quá trình thiết kế. Phần mềm giúp tính toán mô-men
xoắn, công suất, tổn thất, điện áp, dòng điện, độ tự cảm, liên kết từ thông và lực. Các
thiết kế có thể được nhập và tính toán trong vài phút cho phép lặp lại nhiều lần và
khám phá toàn bộ không gian thiết kế; đảm bảo các quyết định thiết kế tối ưu. Tự
động thiết lập tính toán cho các hiệu suất khác nhau. Các tính toán nâng cao như dòng
điện xoáy trong nam châm, thanh rôto máy cảm ứng và tổn hao cuộn dây AC.

6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 2.2.Interior PM machine design Hình 2.3.Switched reluctance machine


design

Hình 2.4.Linear winding layout Hình 2.5.Radial winding pattern

 Motor-CAD Therm
Motor-CAD Therm là loại tính toán về nhiệt là công cụ tiêu chuẩn công nghiệp
để phân tích nhiệt của máy điện với hơn 20 năm kinh nghiệm sẵn có:
- Tính toán nhiệt độ của các thành phần động cơ ở trạng thái ổn định và điều kiện
hoạt động thoáng qua.
- Cho phép lập mô hình chính xác về hành vi nhiệt trong vòng vài giây sau khi
tính toán
- Cho phép hiểu biết về các đường truyền nhiệt chính và cơ hội để cải thiện đáng
kể sản lượng.
- Cho phép lặp lại và khám phá toàn bộ không gian thiết kế, cùng với phân tích
điện từ; đảm bảo các quyết định thiết kế tối ưu

7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 2.6.Visualisation of oil Hình 2.7. Thermal network


spray cooling

Hình 2.8.Radial temperature


distribution
Hình 2.9.Thermal transient solution

 Các loại làm mát


• TENV: Hoàn toàn kín không thông gió.Đối lưu tự nhiên từ nhà ở
• TEFC: Làm mát bằng quạt hoàn toàn kèm theo. Đối lưu cưỡng bức từ nhà ở
• Thông qua hệ thống thông gió
• TE với không khí tuần hoàn bên trong
• Đường dẫn lưu thông không khí bên trong
• Vỏ bọc nước làm bộ trao đổi nhiệt

8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

• Mở tấm chắn cuối làm mát


• Vỏ bọc nước
• Trục hoặc chu vi
• Làm mát chìm
• Làm mát Rotor ướt & Stator ướt
• Phun làm mát
• ví dụ. Phun dầu tiếng kêu của các cuộn dây cuối
• Làm mát dây dẫn trực tiếp
- Ví dụ. Khe ống dẫn dầu

Hình 2.10.Fan cooled machine with


cowling

Hình 2.11.Through ventilation with


radial ducts

Hình 2.12.Water jacket with axial


channels

9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 Mạng lưới nhiệt


• Mạng lưới nhiệt và dòng chảy được tạo tự động
• Mạng 3D bao gồm truyền nhiệt xuyên tâm và dọc trục
• Hình dung chi tiết và tính toán mặt cắt rãnh
• CFD, FEA và mối tương quan thực nghiệm đằng sau tất cả các tính toán.

Hình 2.13.Cross-Section Showing Axial Hình 2.14.Slot cross section for a


Temperatures concentrated winding

Hình 2.15.Thermal Resistance Network


Hình 2.16.Slot cross section for

10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 Dữ liệu sản xuất


• Mô hình nhiệt của máy điện có thể là một thách thức vì hành vi nhiệt bị ảnh
hưởng đáng kể bởi các khía cạnh sản xuất.
• Ví dụ về sự không chắc chắn trong sản xuất ảnh hưởng đến tăng nhiệt độ:
– Độ tốt của giao diện hiệu quả giữa stator và vỏ
– Giải pháp tốt khi cuộn dây được ngâm tẩm hoặc trong chậu
- Experience được tích hợp sẵn trong phần mềm để hỗ trợ người dùng lựa chọn
các giá trị phù hợp.
 Motor – CAD Lab
Motor – CAD Lab là motor –CAD thử nghiệm ảo có những đặc điểm sau:
• Bản đồ hiệu quả và tổn thất
• Đường cong tốc độ / mô-men xoắn cực đại
• Đường cong mô-men xoắn / tốc độ liên tục
• Phân tích chu kỳ nhiệm vụ
• Kiểm tra hở và đoản mạch
• Tự động áp dụng các chiến lược điều khiển mô-men xoắn / amp tối đa để tái tạo
hiệu suất của máy với biến tần
• Các tính toán cần thiết để thiết kế và phân tích máy điều khiển biến tần với
nhiều điều kiện hoạt động.

Hình 2.17.Bản đồ hiệu quả được tính toán Hình 2.18.Tổn thất được tính toán theo thời
trong khu vực vận hành và tạo ra gian cho một chu kỳ

11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 Phương pháp tiếp cận


• Để tạo bản đồ và dữ liệu chu kỳ, hàng nghìn điểm hoạt động phải được tính
toán.
• Chúng tôi sử dụng FEA và bộ giải EMag phân tích để xây dựng bản đồ điện
cảm và tổn thất của thiết kế máy.
• Kết hợp với bộ giải nhiệt để dự đoán EMag kết hợp và hành vi nhiệt.
• Tất cả các bản đồ hiệu quả tính toán, chu kỳ nhiệm vụ, v.v. có thể được tính
bằng phút và do đó được sử dụng trong quá trình thiết kế lặp đi lặp lại.

Giao diện xây dựng mô


hình trong Phòng thí
nghiệm Motor-CAD

Bề mặt phản ứng của tổn


thất sắt so với cường tính
độ và góc hiện tại, được
toán bằng bộ giải FEA

12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hoạt động cao điểm và liên tục


• Máy móc thường được quy định về đặc tính hoạt động cao điểm và liên tục của
chúng.
• Đường cong đỉnh thường bị giới hạn bởi giới hạn dòng điện biến tần và điện áp
liên kết DC.
• Đường cong hoạt động liên tục thường bị giới hạn bởi cuộn dây và / hoặc nhiệt
độ rôto.
• Mô hình phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để dễ dàng tạo ra các đường
cong đặc tính này cho bất kỳ thiết kế máy điện nào.

Hình 2.19.Đồ thị đường cong tốc độ / mô-men xoắn cực đại
 Phân tích chu kỳ
• Có thể tính toán tổn thất, hiệu quả và sử dụng năng lượng trong bất kỳ chu kỳ
làm việc nào.
• Hoạt động của máy được giải quyết bằng mô hình nhiệt để tăng nhiệt độ theo
thời gian.
• Sự biến thiên của tổn thất và từ thông nam châm (mômen / amp) theo nhiệt độ
được tính đến.
• Điều này cho phép các kỹ sư thiết kế một máy với kích thước / chi phí tối thiểu
và tối ưu hóa thiết kế để đạt hiệu quả chu trình tối đa.

13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 2.20.Đồng giải quyết hành vi điện từ và nhiệt trong chu kỳ

14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 Motor –CAD Mechanical


Motor –CAD Mechanical là module phân tích cho roto tốc độ cao dựa trên giải
pháp FE giúp kỹ sư. Những tính năng chính:

 Tính toán ứng suất và chuyển vị trong roto trong suốt quá trình hoạt động.
 Tối ưu thiết kế của roto để đạt hiệu suất điện từ lớn nhất trong các giới hạn về
cơ khí.
 Cung cấp bộ giải 2D FE với chia lưới tự động.
 Đảm bảo cấu hình bài toán chính xác.
 Cung cấp các lời giải nhanh chóng trong vòng vài giây.
 Cho phép các kỹ sư cân nhắc cân bằng hiệu suất Từ tính và Cơ học trong việc
tối ưu hóa thiết kế

Hình 2.21.Von Mises Stress in IPM rotor at maximum speed

15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Model E – Magnetics
E – Magnetics là chế độ mô phỏng điện từ dùng để tính toán các thông số như:
mômen, công suất, dòng điện, hiệu suất, gợn sóng mômen quay, tổn hao (đồng, sắt và
dòng điện xoáy), liên kết từ thông, điện cảm và lực.
E – Magnetics bao gồm các công cụ tính toán như:
Geometry
Geometry là công cụ có chức năng thiết kế các thông số về hình học của
động cơ như là số rãnh, chiều dài, kiểu rãnh,…trên 2 phương ngang và dọc
Công cụ này được chia làm 3 phần:
– Radial: Thiết kế theo phương cắt ngang trục

– Axial: Thiết kế theo phương cắt dọc trục

16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– 3D: Hiển thị động cơ trong mặt phẳng 3D

Winding
Công cụ Winding được sử dụng để thiết kế phần dây quấn của động cơ bao
gồm 2 trang:

17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– Winding Pattern:Sơ đồ trải dây

– Winding Definition: Thiết kế thông số dây quấn

18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Input Data
Công cụ Input Data được sử dụng chủ yếu để nhập thông số đầu vào của vật
liệu
Kèm theo 1 vài thông số về tính toán và hiển thị
– Materials: Chọn vật liệu và tính toán khối lượng động cơ

– Setting: Cài đặt 1 vài thông số tính toán và hiển thị

19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– Geometry

– E-Magnetics

20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– Calculation

– Graphs

21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– Losses

– Preferences

22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– Material database

Calculation
Công cụ Calculation là công cụ chính để tính toán và mô phỏng. Các thông
số chính điện áp, tốc độ, tần số…đưa vào vào tại cảu sổ công cụ này. Ngoài ra,
Calculation còn có thể chọn công cụ tính toán Analynic (tính toán nhanh) hoặc
FEA (tính toán chuyên sâu) và chọn hiển thị 1 số các đường đặc tính theo thời gian.

23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

E-Magnetics
Là công cụ hiển thị phân tích các tính toán số theo phương pháp FEA.
– FEA

24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

– FEA Editor

– FEA Paths

25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Output Data
Đây là công cụ hiển thị tất cả thông số của động cơ như các thông số cơ bản,
thông số về tính toàn từ thông từ trường, thông số tổn thất,…

Graphs
Graphs cũng là một công cụ hiển thị thông số đầu ra của động cơ nhưng
thay vì hiển thị số liệu dưới dạng bảng thì Graphs lại hiển thị các thông số dưới
dạng biểu đồ để người dùng có thể dễ dàng so sánh và khảo sát các đường đặc tính
theo thời gian. Người dùng có thể xem các đường đặc tính mặc định sẽ hiển thị về
dòng điện, Mômen, tổn thất, từ thông,hệ số công suất, hiệu suất và có thể hiển chọn
hiển thị thêm về tốc độ theo thời gian, dòng điện theo thời gian, tổn thất cuộn, các
điểm tải,…

26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Các công cụ khác


Ngoài các công cụ hỗ trợ thiết kế, khảo sát động cơ không đồng bộ mô
phỏng điện từ đã được liệt kê và giới thiệu ở trên, Phần mềm Motor-CAD còn có
các công cụ mô phỏng ở các chế độ mô phỏng khác như chế độ mô phỏng nhiệt,
chế độ mô phỏng phòng thí nghiệm và chế độ mô phỏng về cơ khí. Người dùng
cũng có thể tùy biến mô phỏng các loại động cơ khác nhau như:
– BPM - mô hình máy cho động cơ nam châm vĩnh cửu không chổi than
rôto bên trong và bên ngoài
– BPMOR - mô hình nhiệt cho động cơ nam châm vĩnh cửu không chổi
than rôto bên ngoài
– SyncRel - mô hình máy cho động cơ điện trở đồng bộ rôto bên trong (đây
là mô hình được mô phỏng như một máy BPM không có nam châm)
– IM1PH - kiểu máy cho máy cảm ứng
– SYNC - mô hình máy cho máy điện đồng bộ
– SRM - mô hình máy cho động cơ điện trở chuyển mạch rôto bên trong
– PMDC - mô hình máy cho động cơ cổ góp DC nam châm vĩnh cửu
– CLAW-Therm - mô hình nhiệt cho máy móc cực

27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG


BỘ 7.5kW ROTO LỒNG SÓC ĐỂ MÔ PHỎNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC
TÍNH
Thông số của động cơ cần thiết kế
Ta thiết kế một động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc với các thông
số cho như bên dưới:
- Công suất định mức đầu trục Pn=7.5kW
- Điện áp định mức U1n=380/220V Nối Y/Δ
- Tần số định mức f1=50 Hz
- Số cực 2p1=4
- Máy kiểu kín, làm việc liên tục, tự làm mát bằng gió, cách điện cấp B
- Hiệu suất định mức ηn ≥ 87.5%
- Hệ số công suất định mức cosφ1n ≥ 0.86
- Dòng điện khởi động ILR ≤ 7I1n
- Momen khởi động TLR ≥ 2Tn
Phân tích và hướng thiết kế
Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc ta thiết kế có công suất trung bình.
Như đã phân tích ở phần mở đầu, nhận thấy ưu điểm của việc thiết kế trực tiếp (Xác
định thông số hình học sau đó mới tính toán các tham số, nếu không đạt thì làm lại),
tuy công việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng người thiết kế, đặc biệt là sinh
viên sẽ học được nhiều điều từ kiểu thiết kế này. Sự tính toán lặp lại có thể sử dụng sự
hỗ trợ của công cụ máy tính bằng cách lập trình. Ở trong đồ án này em sử dụng công
cụ hỗ trợ là phần mềm Motor-CAD.
Do thời gian không có hạn chế, và vốn kiến thức về cơ khí không có nhiều nên
việc thiết kế động cơ còn thiếu rất nhiều, em chỉ tập trung thiết kế để ra được
- Kết cấu hình học của động cơ để ra được tham số, đặc tính của động cơ
- Tính toán nhiệt cho động cơ
- Chọn kết cấu cơ khí cơ bản để có được tổng lắp ráp

28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 3.1.Lưu đồ thiết kế động cơ


Việc kiểm tra trong mỗi giai đoạn tùy vào kinh nghiệm của người thiết kế, độ
chính xác của kết quả phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá của người thiết kế
Vật liệu sử dụng trong thiết kế
a. Vật liệu từ
Dùng sắt kỹ thuật điện với các giá trị của đường cong từ hóa cho trong bảng
sau:

29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Bảng 3.1. Bảng giá trị đường cong từ hóa của sắt kỹ thuật điện

B[T] H[A/m] B[T] H[A/m]

0.05 22.8 1.05 237

0.10 35 1.10 273

0.15 45 1.15 310

0.20 49 1.20 356

0.25 57 1.25 417

0.30 65 1.30 482

0.35 70 1.35 585

0.40 76 1.40 760

0.45 83 1.45 1050

0.50 90 1.50 1340

0.55 98 1.55 1760

0.60 106 1.60 2460

0.65 115 1.65 3460

0.70 124 1.70 4800

0.75 135 1.75 6160

0.80 148 1.80 8270

0.85 162 1.85 11170

0.90 177 1.90 15220

0.95 198 1.95 22000

1.00 220 2.00 34000

30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Tổn hao tại mật độ từ trường B=1T, tần số 50Hz là p10=2.5W/Kg


b. Vật liệu dẫn điện
Vật liệu dẫn điện ở stato là loại dây đồng nguyên chất có độ dẫn điện lớn, có
điện trở suất tại nhiệt độ 20oC là: (pCo)20oC=1.78*10-8 Ωm
Bảng tiêu chuẩn dây đồng có đề cập trong phụ lục của đồ án
Vật liệu dẫn điện ở roto là nhôm nguyên chất có độ dẫn điện lớn, có điện trở
suất tại nhiệt độ 20oC là:(pAl)20oC=3.1*10-8Ωm
c. Vật liệu phụ
Băng cách điện, giấy cách điện rãnh, nêm…
Thiết kế các thông số hình học cơ bản của động cơ
Đường kính ngoài Stato Dout
Theo bảng IV-TL [1]: Dãy công suất chiều cao tâm trục của động cơ điện
không đồng bộ roto lồng sóc kiểu IP44 theo TCVN-1987-94 cách điện cấp B (tr.601-
TL [1]) với máy có 2p1=4 và Pn=7.5 kW thì chiều cao tâm trục h=132mm (Ký hiệu
chiều dài là M).
Theo bảng 10.3 (tr.230 - TL [1]), với chiều cao tâm trục h=132 thì ta có đường
kính ngoài tiêu chuẩn Dout = 225mm (Dãy 4A kiểu IP44). Đường kính ngoài tiêu
chuẩn có thể tùy vào tình hình sản xuất của nhà máy cũng như tiêu chuẩn của nhà
máy, đối với đồ án này em dựa trên tiêu chuẩn trong sách “Thiết kế máy điện – Trần
Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh”
Đường kính trong Stato Dis
Theo bảng kinh nghiệm tỉ lệ đường kính trong và đường kính ngoài stato (cho
trong bảng 15.2 -TL [2]):
Bảng 3.2. Bảng tỉ lệ đường kính trong và đường kính ngoài stato

2p1 2 4 6 8

Dis
0.54-0.58 0.61-0.63 0.68-0.71 0.72-0.74
Dout

Như vậy với 2p1= 4 và đường kính ngoài Dout=225mm thì đường kính trong Dis
nằm trong khoảng Dis = (137.25-141.75 mm)
Ta chọn Dis=140 mm

31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Bước cực τ
πDis 140π
τ= = =109.95mm
2p1 4

Bước rãnh trên Stato τs


Chọn số rãnh của một pha dưới một cực sao cho q càng lớn càng tốt, nhưng
phải đảm bảo độ dày răng stato không quá nhỏ:
Bảng 3.3. Bảng bước rãnh theo cực

Số rãnh của một pha dưới một cực q Bước rãnh stato τs(mm)

1 36.35

2 18.32

3 12.44

4 9.16

Đối với thiết kế này ta chọn q=3


Bước rãnh trên Stato
τ 109.95
τs = = =12.22mm
3q 9

Xác định chiều dài khe hở không khí


Chiều dài khe hở không khí được tính theo công thức kinh nghiệm (Công thức
15.5-TL [2]). Với 2p1=2: g=0.1+0.012 3 Pn =0.1+0.012 3 7500=0.335mm

Việc chọn chiều dài khe hở không khí còn phụ thuộc vào trình độ công nghệ
sản xuất. Việc chọn khe hở không khí càng nhỏ càng tốt nhưng gia công, chế tạo sẽ rất
khó khăn. Ở đây ta chọn g = 0.35 mm
Chiều dài của lõi sắt stato
Quan hệ giữa đường kính trong Stato và chiều dài lõi sắt Stato nó sẽ đặc trưng
cho chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của máy. Quan hệ này được biểu thị qua quan hệ giữa
chiều dài lõi sắt stato với bước cực:

32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

L
λ=
τ

Theo hình 10.3b (tr.235-TL [1]), với 2p1=4 thì λ=(0.65-1.15)


Ta chọn λ=1
Như vậy theo chiều dài lõi sắt:
L=λ τ = 109.95 mm
Làm tròn L=110 mm
Cuộn dây Stato
Số rãnh stato
Ns=2p1qm=2*2*3*3=36 rãnh
Chọn kiểu dây quấn: đồng tâm, bước ngắn với y/τ=7/9=0.777 ≈ 0.8. Do theo
công thức tính hệ số bước ngắn

 vπy 
K yv =sin  
 2τ 

Với y/τ=0.8 thay vào ta sẽ được Kyv=sin(0.4vπ) như vậy sẽ triệt tiêu được hoàn
toàn sóng v=5;
Ước chung với nhất của Ns,p1=(36,2) là t=p1=2
Như vậy đồ thị sao sức điện động sẽ có Ns/t=36/2=18 tia

33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 3.2.Sơ đồ dây quấn của stato


Ở tần số cơ bản (v=1) ta có:
Hệ số quấn rải
π π
sin sin
K q1 = 6 = 6 =0.9598
π π
qsin 3*sin
6q 6*3

Hệ số bước ngắn:
πy π7
K y1 =sin =sin =0.9397
2τ 29

Hệ số dây quấn:
K w1 =Kq1*K y1 =0.9598*0.9397=0.9019

Tra hệ số cung cực từ αi và hệ số sóng Kf (tr.436-TL [2])

34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 3.3.Quan hệ giữa hệ số bão hòa với hệ số cung cực từ và hệ số sóng


với hệ số bão hòa của động cơ ta chọn : 1+ksd = 1.48
Từ đó tra được: αi = 0.739
Kf = 1.0812
Chọn mật độ từ thông khe hở không khí: Bg =0.78 T
Từ thông khe hở không khí cần thiết:

Φ = αi *τ*L*Bg = 0.739*109.95*110*0.78*10-6 = 7*10-3 Wb

Hằng số điện từ theo công thức kinh nghiệm (tr.449-TL [2]) chọn sơ bộ:
KE=0.98-0.005p1=0.97
Số vòng dây trên một pha W1 được tính sơ bộ:
K E *V1ph 0.97*220
W1 = = =156.516 vòng
4*K f *K w1*f1*Φ 4*1.0812*0.9019*50*7*10-3

Số lượng thanh dẫn trong một rãnh:

35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

a1*W1 156.516
ns = = =26.086
p1*q 2*3

Chọn a1=1 (tất cả các cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau)
Số thanh dẫn trong một rãnh luôn luôn phải là số chẵn nên ta chọn ns = 26
Số vòng dây trên một pha được tính lại:
W1=ns*p1*q=26*2*3=156 vòng
Lúc này mật độ từ thông khe hở không khí được xác định:

156.516
Bg=0.78 =0.783T
156
Dòng điện định mức của động cơ:
(Đầu tiên sẽ lấy hệ số công suất định mức và hiệu suất định mức theo tiêu
chuẩn, sau đó khi có kết quả thì thay ngược vào. Ở đây hệ số công suất định mức và
hiệu suất định mức lấy kết quả sau khi tính đặc tính của mấy vòng lặp)
Pn 7500
I1n = = =14.5A
ηn *cosφn * 3*U1 0.8795*0.894* 3*380

Chọn mật độ dòng điện dây dẫn Stato


Jcos = 6.4 A/mm2
Tiết diện dây dẫn Stato
I1n 14.5
ACo = = =2.26mm2
J cos *a1 6.4

Đường kính tính toán của dây dẫn Stato:

4*ACo 4*2.26
d Co = = =1.7mm
π π

4I1n 4*14.5
J cos '= = =3.194(A/mm2 )
π*d co ' *a p π*1.7 *2
2 2

Thiết kế rãnh Stato


Chọn rãnh Stato là rãnh hình quả lê.
Chọn hệ số điền đầy rãnh Kfill=0.4
Vậy tiết diện hữu ích của rãnh cần thiết sẽ là:

36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

π*(d Co ') 2 *a p *n s π*1.7 2 *2*26


Asu = = =295mm 2
4*K fill 4*0.4

Các kích thước của rãnh Stato

Hình 3.4.Kích thước cơ bản của rãnh quả lê


Chọn: Bề rộng miệng rãnh bos = 2.5 mm
Chiều cao cổ rãnh hos = 1 mm
Giả sử tất cả từ thông khe hở không khí đều đi qua răng stato thì ta có:
Bg .τs .L  Bts .bts .L.K Fe

Chọn hệ số ép chặt lõi thép KFe=0.95 đối với lá tôn dày 0.5 mm
Chọn mật độ từ thông răng stato Bts=1.6 T
Như vậy độ rộng của răng được xác định là:

Bg τs L 0.783*12.21
b ts = = =6.29mm
Bts K Fe L 1.6*0.95

Đối với rãnh quả lê ta có:


π.(Dis +2h os +d1 )
=d1 +b ts
Ns

37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

π h
Asu = (d12 +d 2 2 )+ 12 (d1 +d 2 )
8 2

 π 
d 2 - d1 =2h12 tan  
 Ns 

Vậy các kích thước còn lại của rãnh được xác định như sau:
π(Dis +2h os )-Ns b ts π(140+2*1)-36*6.29
d1 = = =6.7mm
Ns -π 36-π

 
   
π 1  
Asu -d12  -  2 π

1

8  π  147-6.7 -
 π 
 4tan     8
 4tan  36  
  Ns     
d2 = = =8.9mm
1 π 1 π
+ +
 π  8  π  8
4tan   4tan  
 Ns   36 

d 2 -d1 8.9-6.7
h12 = = =12.6mm
 π   π
2tan   2tan  
 Ns   36 

Chiều cao rãnh stato


hs =h12 +0.5(d1 +d2 +2h os )=12.6+0.5*(6.7+8.9+2*1)=21.4mm

Chiều cao gông stato


Dout - Dis - 2h s 225 - 140 - 2*21.4
h cs = = = 21.1 mm
2 2

Tính toán lại mật độ từ thông gông stato

 7*10-3
Bcs = = = 1.502 T
2Lh cs 2*110*21.1*10-6

Như vậy mật độ từ thông gông stato là chấp nhận được.


Thiết kế rãnh roto
Roto lồng sóc của động cơ được thiết kế với dạng đúc, nên tiết diện rãnh roto
cũng chính là tiết diện của thanh dẫn roto.
Chọn số rãnh roto theo kinh nghiệm để giảm momen cản ký sinh, giảm tổn thất,
tiếng ồn và độ rung.

38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Ở trường hợp chúng ta, với máy 2p1=4 cực chọn Ns # Nr= 36#30
Chọn dạng rãnh roto là rãnh quả lê
Với KI là hằng số đặc trưng cho sự chênh lệch sức điện động trên stato và trên
roto, được tính theo công thức kinh nghiệm:
K I  0.8cosφ1n +0.2=0.8*0.894+0.2=0.9152

Dòng điện định mức trên thanh dẫn roto


2mW1K W1 2*3*156*0.9019
Ib =K I I1n =0.9152* *14.65=373.44 A
Nr 30

Chọn mật độ dòng điện thanh dẫn roto: Jb= 3.5A/mm2


Như vậy tiết diện thanh dẫn roto:
Ib 373.44
Ab = = =106.7 mm2
Jb 3.5

Dòng điện trên vòng ngắn mạch


Ib 373.44
Ier = = =898.08 A
πp1 2π
2sin 2sin
Nr 30

Chọn mật độ dòng điện của vòng ngắn mạch Jer=0.75 đến 0.8Jb. Các giá trị mật
độ dòng điện cao hơn sẽ làm cho nhiệt sinh ra ở vòng ngắn mạch chuyển vào bên trong
lõi roto.
Ta chọn Jer=0.75Jb= 0.75*3.5=2.625 A/mm2
Ier 898.08
Tiết diện vòng ngắn mạch: Aer = = =342.13 mm2
J er 2.625

π(Dis -2g) π*(140-2*2.35)


Khoảng cách giữa các rãnh roto: τ r = = =14.59 mm
Nr 30

Chọn mật độ từ thông răng roto Btr=1.61T, bề rộng răng stato btr sẽ được tính
Bg 0.783
như sau: b tr  *τ r = *14.59=7.46 mm
K Fe *Btr 0.95*1.61

39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Chọn:
Bề rộng miệng rãnh bor = 1.5 mm
Chiều cao miệng rãnh hor = 0.5 mm

Hình 3.5.Kích thước rãnh roto

Đường kính ngoài của roto


Dre =Dis - 2g =140 - 2*0.35 = 139.3 mm

Với kiểu rãnh roto là hình quả lê ta có:


π(Dre - 2h or - d1r )
= d1r + b tr
Nr

π  d +d  h
Ab =
8
 d1r 2 +d 2r 2  +h or bor 1r 2r r
2

π
d1r -d 2r =2h r tan
Nr

Ta có:

π(Dre -2h or )-N r .b tr π 139.3-2*0.5  -30*7.46


d1r = = = 6.4 mm
π+N r π+30

 
   
2π 1   
2 π 1
A b -h or b or -d1r
8
+ 106.7-0.5*1.5-6.4  + 
 π   8  π 
 4tan     4tan   
  Nr    30  
d 2r = = = 1.8 mm
π 1 π 1
- -
8  π  8  π 
4tan   4tan  
 Nr   30 

40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

d1r -d 2r 6.4-1.8
hr = = =21.2mm
π π
2tan 2tan
Nr 30

Chọn mật độ từ thông gông roto Bcr=1.4 T


Chiều cao gông roto được xác định:

Φ 7*10-3
h cr = = = 22.6 mm
2LBcr 2*110*1.4*10-3

Vậy đường kính lớn nhất của trục:

 d1r +d 2r 
 Dshaft max  Dis - 2g - 2
 h or + +h r +h cr 
 2 
 6.4+1.8 
=140 - 2*0.35-2*  0.5 + + 21.2 + 22.6  = 42.5 mm
 2 

Với điều kiện như vậy, ta chọn Dshaft= 42 mm


Kiểm tra xem đường kính trục có đảm bảo momen xoắn trên trục động
cơ bằng cách tra phụ lục III tr.600 -TL [1]: Kích thước đầu trục máy điện
Tính toán vòng ngắn mạch

Hình 3.6.Mặt cắt ngang vòng ngắn mạch


Der=Dre-3=139.3-3=136.3 mm

 d +d 
b= 1.0-1.2   h r +h or + 1r 2r 
 2 

 d +d  6.4+1.9
b = 1.0  h r +h or + 1r 2r  = 21.36 + 0.5 + = 26.01 mm
 2  2

Làm tròn b=26 mm

41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Aer 343.2
a= = = 13.2 mm
b 26
Làm tròn a=13 mm
Tính hệ số Cater Kc
Hệ số cater Kc đặc trưng cho đường đi của từ thông trong khe hở không khí. Nó
được tính bằng một chuỗi các công thức sau:

bos 2 2.52
γ1 = = =1.4706
5g+bos 5*0.35+2.5

bor 2 1.52
γ2 = = =0.6923
5g+bor 5*0.35+1.5

τs 12.21
K c1 = = =1.1368
τs -γ1 12.21-1.4706

τr 14.58
K c2 = = =1.0498
τ r -γ 2 14.58-0.6923

Kc =Kc1*Kc2 =1.1368*1.0498=1.1935

Kiểm tra hệ số bão hòa răng


Từ đường cong từ hóa của vật liệu dẫn từ (Thép kỹ thuật điện) ta tra cường độ
điện trường tương đương với mật độ từ thông.
Với
Bts = 1.6 T Hts = 2460 A/m
Btr = 1.61 T Htr = 2631.5 A/m
Bcs = 1.509 T Hcs = 1399.3 A/m
Bcr =1.4 T Hcr = 760 A/m
Sức từ động khe hở không khí:

Bg 0.783
Fmg  K c .g =1.1935*0.35* =260.14 A.vòng
μo 4π*10-7

Sức từ động trên răng stato:


Fmts = Hts.hs =2460*21.4=52.64 A.vòng
Sức từ động trên răng roto:

42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 d +d   6.4+1.8 
Fmtr =H tr  h r +h or + 1r 2r  =2631.5*  21.2+0.5+  =68 A.vòng
 2   2 

Để xác định sức từ động gông stato và gông roto thì phải đi tính hệ số Ccs và Ccr
là các hệ số kinh nghiệm xác định chiều dài trung bình đường đi của từ thông trong
gông stato và gông roto.(TL [2])

Ccs  0.88e-0.4Bcs
2

Ccr  0.88e-0.4Bcr
2

Sức tử động trên gông stato:

π  Dout -h cs  2 π(225-21.1)
Fmcs =Ccs Hcs =0.88e-0.4*1.509 * 1399.3=38.63 A.vòng
2*2p1 4*2

Sức từ động trên gông roto:

π  Dshaft +h cr  2 π  42+22.63
Fmcr =Ccr Hcr =0.88e-0.4*1.4 * *760=7.75 A.vòng
2*2p1 4*2

Giả sử hiệu ứng bão hòa răng stato và răng roto đều như nhau lúc này ta có:
Fmts +Fmtr 52.64+68
1+K st =1+K sd =1+ =1+ =1.4637
Fmg 260.14

Hệ số này sát với hệ số bão hòa răng giả thiết ban đầu!

Tính sức từ động tổng và dòng điện từ hóa


Sức từ động tổng sinh ra:

F1m =2  Fmg +Fmts +Fmtr +Fmcs +Fmcr 


=2  260.14+52.64+68+38.62+7.75 = 854.3 A.vòng

Dòng điện từ hóa được tính theo công thức:

F   854.3 
πp1  1m  2π  
Iμ =  2  =  2  =4.496 A
3 2W1K W1 3 2*156*0.9019

Tỉ lệ giữa dòng điện từ hóa so với dòng điện định mức:

Iμ 4.496
iμ = 100% = 100% = 31.01 %
I1n 14.5

Điện trở một pha của Stato:

43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

ρCo là điện trở suất của đồng ở nhiệt độ làm việc tức là T= 80oC.
Ta có ở 20oC điện trở suất của đồng là: (ρCo )20oC =1.78*10-8 Ωm
Như vậy ở nhiệt độ 80oC điện trở suất của đồng sẽ là:

 80-20 
(ρCo )80oC =(ρCo )20oC 1+  =2.1712*10
-8

 273 

Theo công thức kinh nghiệm, chiều dài đầu nối:


Lend=2y-2 =2*85.5-20=151 mm
Vậy chiều dài một vòng của cuộn dây là:
Lc=2(L+Lend)=2*(110+151)=371 mm
Điện trở một pha của stato:

4.Lc .W1 4*371*103 *156


R s =ρCo =2.1712*10 -8
* =0.7819
π.a p .d Co 2  *2*1.22 *106
Điện trở của lồng sóc và vòng ngắn mạch Rbe
Ở nhiệt độ 20oC điện trở suất của nhôm là:
(ρAl)20oC=3.1*10-8 Ωm
Vậy ở nhiệt độ làm việc của động cơ là 80oC, điện trở suất của nhôm sẽ là:
(ρAl)80oC=(ρAl)20oC (1+(80-20)/273)=3.781*10-8 Ωm
Khi bắt đầu khởi động, có xét đến hệ số hiệu ứng mặt ngoài của lồng sóc, tức
là điện trở của lồng sóc lúc khởi động lớn hơn lúc hoạt động ở chế độ định mức, biểu
thị nó là hằng số KR
sinh2ξ+sin2ξ
K R =ξ
cosh2ξ-cos2ξ

Với ξ=βs h r s=79.8*21.37*10-3 s=1.705 s

ωμ -7
Trong đó β = 1 o = 2π*50*4π*10 =79.8
s 2ρ
Al 2*3.1*10-8
Ler Độ dài cung tròn giữa 2 rãnh roto tính trên vòng ngắn mạch

π  Der -ber  π 136.3-26 


Ler = = =11.55mm
Nr 30

Điện trở roto:

44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

 
 
R be =ρ Al  L
K +
Ler 
 Ab R  πp  
 2A er sin 2  1  
  N r  

Điện trở của roto quy đổi về phía stato


4m 4*3
 W1K W1  R be = 156*0.9019  R be =7918.2R be
2 2
R r '=
Nr 30

Điện kháng của stato:


Được xác định bởi các từ hệ số từ dẫn:
Hệ số từ dẫn rãnh stato λs

h1.k β  b h h 
λs = +  0.785- os + 2 + os  k β1
3.d1  2.d1 d1 bos 
20*0.875  2.5 2 1 
= +  0.785- - +  *0.833
3*6.7  2*6.7 6.7 2.5 
= 1.4132

Trong đó:
7+9*β
kβ = =0.875
16

1+3*β
k β1 = =0.833
4

h1 =hs -0.1d 2 -2c-c1 =20mm

2 
h =- 0.5d -2c-c =-2mm
1 1 

c: chiều dày cách điện rãnh stato c=0.4 mm


c1: chiều dày nêm c1=0.5 mm
Hệ số từ dẫn tạp λds

0.45τs q 2 K W12Cs γ ds 0.45*12.22*10-3 *32 *0.90192 *0.95*0.0115


λ ds = =
K c g(1+K st ) 1.1935*0.35*10-3 *1.4637
= 0.7205

45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

bos 2
Với Cs =1-0.033 =0.95
gτs

γds=(0.11sinφ1+0.28)*10-2 ; với q=8


γds=(0.11sinφ1+0.41)*10-2 ; với q=6
γds=(0.14sinφ1+0.76)*10-2 ; với q=4
γds=(0.18sinφ1+1.24)*10-2 ; với q=3
γds=(0.25sinφ1+2.6)*10-2 ; với q=2
γds=9.5*10-2 ; với q=1
φ1=π(6β-5.5)= -5π/6
Với q=3, γds=(0.25sin(5π/6)+2.6)*10-2 = 0.0115;
Hệ số từ dẫn đầu nối λec

 Lend -0.64β.τ  =0.34* 151-0.64* *109.96  =0.8930


q 3 7
λ ec =0.34
L 110  9 

Vậy điện kháng stato Xs1

W12
Xs1 = 2μ o ω1L  λs +λ ds +λ ec 
p1q
1562
= 2*4π*10-7 *110*10-3 * 1.4132+0.7205+0.8930 
2*3
= 1.0662 Ω

Điện kháng của roto


Điện kháng của roto cũng bao gồm 3 thành phần:
Từ dẫn rãnh λr

h r +0.9d 2r  πd1r 2 b  h
λr = 1- +0.66- or  + or
3d1r  8A b 2d1r  b or
21.2+0.9*1.8  π*6.42 1.5  0.5
= 1- +0.66- +
3*6.4  8*106.3 2*6.4  1.5
= 1.7349

Từ dẫn tản tạp λdr


2
 N r  0.9*14.58*0.0144  30 
2
0.9τ r γ dr
λ dr =   =   =2.8287
Kcg  6p1  1.1935*0.35  6*3 

46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Với
2
 6p 
γ dr =9  1  .10-2 =0.0144
 Nr 

Từ dẫn lồng sóc:

6(Der -b) 6 136.3-26 


λ er = = =0.3657
2  πp1  -3 2  2π 
4N r Lsin   4*30*110*10 *sin  30 
 Nr   

Khi khởi động điện kháng tản của rãnh roto sẽ giảm, được thể hiện bởi hệ số KX
3 sinh2ξ-sin2ξ
KX =
2ξ cosh2ξ-cos2ξ

Vậy điện kháng roto:

X be = 2πf1μ 0 L(λ r K X +λ dr +λ er )=2π*50*4π*10-7 *110*10-3 *1.7349*K X +2.8287+0.3657 


= 4.3426* 1.47K X +3.1944  =  7.534K X +1.3872  *10-5 Ω
Điện kháng quy đổi về phía Stato:

W K 
2
4*3
 Xr   Xbe  = 156*0.9019  Xbe =7918.2Xbe
2
'=4m 1 W1
Nr 30

Lúc khởi động điện kháng tản ở cả 2 phía stato và roto đều giảm do từ thông bị
bão hòa.

 Xs1 sat =XS1  0.7-0.8


S=1

 Xr sat =Xr  0.4-0.7 


S=1

Điện kháng từ hóa Xm sẽ là:


2
 U1ph 
2
 220 
 - 0.7818 - 1.0662 = 47.72 
2 2
Xm =   -R S -Xs1 = 
 Iμ   4.496 

Xét sự ảnh hưởng của rãnh chéo với điện kháng của động cơ
Sự ảnh hưởng của rãnh chéo được đặc trưng bởi một hằng số Kskew tức là sự
ảnh hưởng của rãnh chéo làm giảm từ điện kháng từ hóa, ở đây ta làm rãnh chéo bằng
khoảng cách một rãnh ở stato. c=τs
Xm1=Xm* Kskew = 42.72*0.9949 = 47.48 Ω

47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Trong đó:
πc π τs sin π 1
sin sin
K skew = 2τ= 2 τ = 2 3q
=0.9949
πc π τs π 1
2τ 2 τ 2 3q

Điện kháng của roto tăng một lượng khi tính đến yếu tố rãnh chéo
X’r1skew=0.5Xm(1-Kskew2) = 0.5*47.42*(1-0.99492) = 0.2401 Ω
Ta có được bảng tổng hợp các giá trị điện trở điện kháng của động cơ ở tôc độ
khác nhau (hệ số trượt s khác nhau)
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp giá trị điện trở, điện kháng

Không tính đến yếu tố rãnh chéo Có tính đến yếu tố rãnh chéo

s 1 0.0279 1 0.0279

Rs [Ω] 0.7818 0.7818 0.7818 0.7818

Xs1 [Ω] 0.7997 1.0662 0.7940 1.0586

Xm [Ω] 47.7248 47.7248 47.4829 47.4829

KR [Ω] 1.5547 1.0006 1.5715 1.0006

KX [Ω] 0.8444 0.9998 0.8398 0.9998

Rr’[Ω] 0.6 0.4280 0.6 0.4280

Xr’[Ω] 0.6409 1.6949 0.8810 1.935

X’r1skew [Ω] 0.2401 0.2401 0.2401 0.2401

Tính toán tổn hao


Tổn hao gió và cơ học: Với p1=2, pmv=0.012*Pn=0.012*7500=90 W
Các tổn hao phụ: pstray=0.01*Pn=0.01*7500=75 W
Đối với tổn hao sắt: Chúng ta chỉ xét tổn hao sắt trên gông và răng stato do ở
tốc độ định mức tần số dòng điện cảm ứng trên roto rất nhỏ (3-4)Hz
Trọng lượng của răng stato:

48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

G t1 = γiron *Ns *b ts *h s *L*K Fe


= 7800*30*6.29*10-3 *21.4*10-3 *110*10-3 *0.95
= 4.7523 Kg

Tổn hao sắt trên răng stato:


1.3
f 
p t1 = K t p10  1  Bts1.7 G t1 = 1.7*2.5*1*1.62 *4.7523 = 44.9 W
 50 

Với p10 là suất tổn hao của thép kỹ thuật điện được dùng ở đây ta có
p10=2.5W/Kg
Trọng lượng gông stato:

G y1 = γiron
π
4
 
Dout 2 -  Dout -2h s  LK Fe
2

π
 
= 7800* 2252 -  225-2*21.4  *110*0.95*10-9
4
2

= 11.157 Kg

Tổn hao sắt trên gông Stato:


1.3
f 
p y1 = K y p10  1  Bcs1.7 G y1
 50 
= 1.7*2.5*1*1.50171.7 *11.157
= 94.65 W

Vậy tổng tổn hao sắt cơ bản


p1iron=pt1+py1=44.9+94.65=139.55 W
Sự mất mát từ thông trên răng stato và răng roto tạo nên thành phần gây tổn
hao:

 f1 
2
 f1 
2

p s
iron =0.5*10  N r K ps Bps  G ts +  Ns K pr Bpr  G tr 
-4

 p1   p1  

Trong đó:
1 1
K ps = = =1.6667
2.2-Bts 2.2-1.6

1 1
K pr = = =1.6949
2.2-Btr 2.2-1.61

49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Bps =(Kc2 -1)Bg = 1.0498-1 *0.779=0.0388

Bpr =(Kc1 -1)Bg =0.1062

Khối lượng răng roto:

 d +d 
G tr = γiron *L*K Fe *N r *  h r + 1 2  *b tr
 2 
 6.4+1.8  -9
= 7800*110*0.95*30*  21.1+  *7.43*10
 2 
= 4.6244 Kg

Vậy:

 50 
2
 50 
2

p s
iron = 0.5*10  30* *1.6667*0.0388  4.73+  36 1.6949*0.1062  *4.6244
-4

 2   2  
= 6.735 W

Vậy tổng tổn hao lõi sắt

piron = p1iron +psiron = 139.55+6.735 = 146.28 W

Điện trở gây tổn hao sắt sẽ là:

3*  K E *V1ph  3*  0.97*220 
2 2

Rc = = = 933.92 Ω
piron 145.12

Tổn hao đồng trên stato


pCo = 3RsI1n2 = 3*0.7818*14.52 = 492.14 W
Tổn hao nhôm roto

pAl =3  R r Sn Irn 2 =3R r K I 2 I1n 2 =3*0.428* 0.9152*14.5 =255.66 W


2

Khối lượng gông roto:

π  d1r  d 2 r  
2

G y2 = γiron   re
D -2(h r  hor   -D shaft  LK Fe
2

4  2  
π  6.4  1.8  
2

 7800*  139.3-2(21.7  0.5   - 42 2


 *110*0.95*10
-9

4  2  
 3.683Kg

Tổng khối lượng lõi thép sẽ là:

50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Gthep=Gt1+Gy1+Gtr+Gy2=4.7523+11.157+4.6244+3.683=24.2167Kg
Khối lượng đồng sử dụng:

π.a p .d Co 2
G Cu = 3γCu W1 Lc
4
 * 2*1.22
 3*8900*156*371* *10 9
4
 4.45 Kg

Khối lượng nhôm sử dụng (Chưa tính đến cánh quạt đúc liền)

GAl  γ Al  Ab L  aer ber  Der  ber  


 2700 105.95*110  13* 26*  136.3  26   *109
 0.3477 Kg

51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỚI PHẦN MỀM


MOTOR-CAD
Hướng dẫn tạo project và nhập dữ liệu cần thiết vào phần mềm ANSYS
Motor-CAD
Tạo project mô phỏng động cơ không đồng bộ
Click Start > All Programs > ANSYS Motor-CAD > ANSYS Motor-CAD
v14.1.4 hoặc khởi động phần mềm từ màn hình desktop

Giao diện của phần mềm như sau:

Click File > New để tạo project mới hoặc có thể chọn File > Open để mở
project có sẵn

52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Click File > Save Chọn ổ để lưu file và đặt tên cho Project của mình.

Cài đặt dữ liệu chung


Chọn chế độ mô phỏng Model > E-Magnetic

53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Chọn loại động cơ Motor Type > IM

54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Cài đặt cấu tạo của Stator và Rotor

1. Slot Type: Chọn kiểu rãnh stator


2. Stator Ducts: Ống dẫn stator
3. Slot Number: Số rãnh Stator
4. Stator Lam Dia: Đường kính ngoài Stator
5. Stator Bore: Đường kính trong Stator
6. Slot Width (Bottom): độ rộng dưới của rãnh stator
7. Slot Width (Top): độ rộng trên của rãnh stator
8. Slot Depth: Độ cao của rãnh
9. Slot Corner Radius: Bán kính góc rãnh
10. Tooth Tip Depth: Chiều sau đầu răng
11. Tooth Tip Angle: Góc đầu răng
12. Top Bar: Kiểu rãnh Rotor
13. Bottom Bar: Kiểu phần dưới rãnh
14. Rotor Ducts: Ống dẫn Rotor
15. Rotor Bar: Số thanh Rotor

55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

16. Pole Number: Số cực


17. Bar Opening[T]: Phần mở thanh
18. Bar Opening Depth[T]: Chiều sâu phần mở thanh
19. Rotor Tooth width[T]: Chiều rộng răng Rotor
20. Bar Depth[T]: Độ sâu rãnh
21. Airgap: Khe hở không khí
22. Shaft Dia: Đường kính trục
23. Shaft Hole Diameter: Đường kính lỗ trục
24. Shaft Dia[F]: Đường kính trục phía trước
25. Shaft Dia[R]: Đường kính trục phía sau
26. Motor Length: Chiều dài động cơ
27. Stator Lam Length: Chiều dài Stator
28. Rotor Lam Length: Chiều dài Rotor

56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Cài đặt dây quấn

1. Winding Type: Kiểu quấn dây


2. Path Type: Kiểu xếp
3. Phases: Số pha
4. Turns: Số dây 1 rãnh
5. Parallel Layers: Số cuộn mắc song song
6. Winding Layers: Số lớp

Thêm sơ đồ trải dây vào phần Radial Pattern > bảng All Phases

57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

1. Coil Style: Kiểu cuộn dây


2. Divider Type: Kiểu xếp dây
3. Wedge Model: Kiểu nêm
4. Wire Diameter: Đường kính dây
5. Copper Diameter: Đường kính đồng
6. Number of Stands in Hand: Số loại dây trong rãnh
7. Liner Thickness: Độ dày cách điện
8. Conductor Separation: Khoảng cách giữa các sợi

58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Chọn vật liệu kĩ thuật ở cột Material from Database

59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Torque at ref Speed: Mômen ở tốc độ tham chiếu


1. Reference Speed: Tốc độ tham chiếu
2. Load inertia: Hệ số quán tính

1. Operating Point Definition > Power/Frequecy: Chế độ mô phỏng bằng P/f


2. Supply Definition: Kiểu nguồn
3. Voltage Drive > Definition > RMS Voltage: Điện áp hiệu dụng
4. Winding Connection: Kiểu đấu dây
5. Skew Angle: Góc nghiêng
6. Skew Definition: Chọn phần thiết kế nghiêng
7. Amature Winding Temperature: Nhiệt độ cuộn phần ứng
8. Bar Temperature: Nhiệt độ rãnh
9. Shaft Temperature: Nhiệt độ trục
10. Calculation Method: Kiểu tính toán

Tích vào Acceleration để hiện biểu đồ tính toán dựa vào tốc độ

60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Chọn Calculate Saturation Model để tính toán mô phỏng bão hòa. Sau khi
tính toán mô phỏng xong chọn Solve E-Magnetic Model để giải quyết mô hình từ tính
điện tử và đưa ra kết quả.
Cuối cùng xem kết quả đạt được ở Output Data và Graph
Mô phỏng động cơ không đồng bộ 3 pha, roto lồng sóc 7.5kW với các thông
số thiết kế sử dụng phần mềm Motor-CAD
Đầu tiên ta phải nhập thông tin về vật liệu sử dụng:

Vật liệu sắt kỹ thuật điện dùng trong mạch từ gồm:

- Khối lượng riêng

- Điện trở suất

- Hệ số nhiệt điện trở

Vật liệu dẫn điện:

- Độ dẫn điện của đồng dùng làm dây dẫn điện stato và của nhôm dùng làm vật
liệu dẫn điện ở roto.

Nhập thông tin cần thiết vào phần mềm Motor-CAD


Thông số cần thiết để nhập dữ liệu vào phần mềm
Bảng 4.1. Bảng nhập, xuất dữ liệu của phần mềm Motor - CAD

Tính toán bằng phần mềm

DỮ LIỆU NHẬP VÀO

Công suất đầu ra (kW): 7.5

Điện áp định mức (V): 380

Kiểu đấu dây: Sao

Số cực: 4

Tốc độ định mức (rmp): 1458

Tần số (Hz) : 50

Loại tải: Momen cản là hằng số

61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Nhiệt độ làm việc (C): 80

DỮ LIỆU STATO

Số rãnh của stato: 36

Đường kính ngoài Stato (mm): 225

Đường kính trong Stato (mm): 140

Kiểu rãnh stato: Răng thuôn nhọn

Các kích thước của rãnh stato

hs0 (mm): 1

hs2 (mm): 12.6

bs0 (mm): 2.5

bs1 (mm): 6.7

bs2 (mm): 8.9

Chiều dài lõi stato (mm): 110

Hệ số chặt lõi th stato: 0.95

Loại th sử dụng: Fe_C

Số mạch nhánh song song: 1

Kiều cuốn dây: đồng tâm

Bước dây quấn: 7

Số thanh dẫn tác dụng trong rãnh: 26

Số sợi chập: 1

Đường kính dây dẫn stato (mm): 1.7

Cách điện dây dẫn (mm): 0.0525

Độ dày của nêm (mm): 0.5

Cách điện rãnh (mm): 0.4

62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

DỮ LIỆU CỦA ROTOR

Số rãnh của roto: 30

Độ dài khe hở không khí (mm): 0.35

Đường kinh trong roto (trục) (mm): 42

Kiểu rãnh roto : Răng song song (quả lê)

Kích thước rãnh roto:

hs0 (mm): 0.5

hs2 (mm): 21.7

bs0 (mm): 1.5

bs1 (mm): 6.4

bs2 (mm): 1.8

Lồng sóc đúc: có

Chiều dài tác dụng của roto (mm): 110

Hệ số chặt lõi roto: 0.95

Loại théo sử dụng: Fe_C

Góc nghiêng rãnh rotor: 12

THÔNG SỐ VẬT LIỆU

Khối lượng riêng của đồng (Kg/m3): 8900

Khối lượng riêng của vật liệu lồng sóc (Kg/m3): 2700

Khối lượng riêng của vòng ngắn mạch (Kg/m3): 2700

Khối lượng riêng của thép kỹ thuật điện (Kg/m3): 7800

Khối lượng riêng của thép ở roto(Kg/m3): 7800

DỮ LIỆU ĐẦU RA

TÍNH TOÁN BẰNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN

63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

THỦ CÔNG

THÔNG SỐ CƠ BẢN
Tốc độ trục(rmp): 1455

Hệ số trượt: 0.02995

Dòng điện định mức trên tải(A): 14.63/25.3

Công suất đầu vào(W): 8642.82

Công suất đầu ra(W): 7500.2

Hệ số công suất: 0.893654

Hiệu suất(%): 86.8297


0.8946
Momen trục: 49.222

THÔNG SỐ VẬT LIỆU 87.95

Khối lượng lõi thép ở stator(Kg): 15.41

Khối lượng đồng sử dụng(Kg): 5.814

Khối lượng lá thép ở rotor(Kg): 6.678

Khối lượng nhôm sử dụng ở rotor(Kg): 1.529

Khối lượng thép ở trục(Kg): 1.418

Tổng khối lượng của động cơ (chưa tính vỏ) (Kg): 32.89

THÔNG SỐ TỔN HAO

Tổn hao đồng trên stator(W): 653

Tổn hao đồng trên rotor(W): 237

Tổn hao trên tải(W): 177.8

Tổn hao sắt trên stator(W): 68.21

Tổn hao sắt trên rotor(W): 1.151

Tổng tổn hao(W): 1136

64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Sau khi thực hiện tính toán, mô phỏng bằng phần mềm Motor – CAD ta thu
được kết quả như sau:
Với tải tuyến tính thì ta có kết quả momen của động cơ biến thiên như hình
dưới. Thời gian xác lập (kết thúc quá trình quá độ) là thời điểm tại đó độ sai lêch
không quá 2.5 % so với giá trị ổn định Ta có thể xác định thời điểm kết thúc quá trình
quá độ của động cơ khoảng 0,45s.

Hình 4.1.Tốc độ của động cơ theo thời gian


Tốc độ ổn định sau 0,45s và bằng 1484 v/p.

Hình 4.2.Mômen của động cơ theo thời gian

65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Mômen động cơ giao động trong quá trình khởi động sau 0,45s cũng ổn định
và bằng 47,9.

Hình 4.3.Biến thiên dòng điện cuộn dây stato


Khi khởi động dòng điện tăng lên ≈80A và giảm dần theo thời gian. Dòng điện
ổn định sau 0,45s và bằng 14,63A.

66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 4.4.Các loại tổn hao theo thời gian


Tổn hao giảm dần khi tốc độ tăng xác lập ở 0.45s và bằng 1134W.
Bảng 4.2. Bảng so sánh các đường đặc tính của động cơ giữa mô phỏng và thực tế

Động cơ của công Động cơ của


Đặc tính kỹ thuật Động cơ mô phỏng ty CP Chế tạo máy công ty điện cơ
điện Việt - Hung Hà Nội

Công suất (W) 7500,2 7500 7500

Tốc độ (v/p) 1455 1460 1440

Điện áp (V) 219,4/380 220/380 220/380

Dòng điện (A) 25,3/14,63 25,2/14,6 26,3/15,2

Hiệu suất (%) 86,84 89 87

Hệ số công suất 0,8942 0,88 0,86

So sánh kết quả mô phỏng các đường đặc tính giữa động cơ mô phỏng, động cơ
của công ty CP Chế tạo Việt – Hung và động cơ của công ty Điện cơ Hà Nội có sai
lệch đều thỏa mãn độ sai lệch không quá 2,5% so với giá trị ổn định. Vậy nên thông số
của động cơ mô phỏng là hợp lý.

67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 4.5.Phân bố từ thông tại thời điểm 0,01s

Hình 4.6.Mật độ từ trường tại thời điểm 0,01s

68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Tại thời điểm này từ thông tập trung phía ngoài roto (bề mặt roto) nên gây ra
hiện tượng bão hòa tại răng roto và stato. Hiện tượng sẽ chấm dứt nhanh khi động cơ
có tốc độ lớn hơn, hay tần số dòng điện trên roto giảm xuống.

Hình 4.7. Phân bố từ thông tại thời điểm 0,45s

Hình 4.8. Mật độ từ trường tại thời điểm 0,45s

69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Tại thời điểm 0.45s tốc độ của động cơ khoảng 1484 vòng/phút, vì vậy hiện
tượng bão hòa mạch từ sẽ không còn vì lúc ấy từ thông được phân bố đều hơn. Mật độ
từ thông trung bình trên răng roto và stato khoảng 1.6T vì vậy mô phỏng từ trường của
động cơ như thông số thiết kế.
Kết luận, ứng dụng phần mềm trong việc hỗ trợ thiết kế động cơ
Theo như trên đã phân tích, việc tính toán lý thuyết và mô phỏng bằng phần
mềm Maxwell có kết quả gần tương đương nhau. Hơn nữa một số tính năng của phần
mềm còn rất tiện lợi, trực quan. Giúp người thiết kế đánh giá nhanh phương phương án
thiết kế, để từ đó tìm ra được phương án tối ưu nhất.
Khi có sự trợ giúp của phần mềm thì việc khảo sát đặc tính làm việc cũng như
các thông số của động cơ sẽ rất nhanh chóng. Người thiết kế sẽ không cần tính toán
bằng tay. Mà công việc thiết kế được rút gọn như lưu đồ phía dưới

70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Hình 4.9. Lưu đồ thiết kế động cơ khi có sự hỗ trợ của phần mềm
Khi có đầy đủ thông tin về vật liệu cũng như được tiếp xúc với thực tế sản xuất,
thì chúng ta có thể kiểm nghiệm độ chính xác của phần mềm khi ứng dụng vào thực tế.
Tức là lấy thông số của thiết kế, thông tin về vật liệu để mô phỏng bằng phần mềm, so
sánh với sản phẩm thực tế. Từ đấy sẽ làm cơ sở cho việc tối ưu thiết kế.
Kết hợp sử dụng các modun mô phỏng cơ, nhiệt của chuỗi phần mềm ANSYS,
sẽ cho chúng ta một cái nhìn trực quan về động cơ được chế tạo.

71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T. K. Hà and N. H. Thanh, THIẾT KẾ MÁY ĐIỆN.

[2] B. Đ. Hùng and T. V. Linh, MÁY ĐIỆN - Tập 2.

[3] D. Staton, "MOTOR - CAD HELP," Motor Design Ltd, 2014. [Online].
Available: https://www.scribd.com/document/399317241/Manual-Motorcad.

72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN

Ký hiệu Giải thích

Ab Tiết diện thanh dẫn roto

Aer Tiết diện vòng ngắn mạch

Asu Tiết diện có ích của rãnh stato

Ai Hệ số tải đường của động cơ

a1 Số mạch nhánh song song

a Độ rộng của vòng ngắn mạch

ap Số sợi chập

αi Hệ số sử dụng cực từ, được tra theo công thức kinh nghiệm.

Bts Mật độ từ thông răng stato

Bg Mật độ từ thông khe hở không khí

Btr Mật độ từ thông răng roto

Bcr Mật độ từ thông gông roto

Bcs Mật độ từ thông gông stato

y
β Hệ số bước ngắn 

bts Bề rộng của răng stato

bor Bề rộng miệng rãnh roto

btr Độ rộng răng roto

Bề rộng miệng rãnh stato


bos
bos =(2...3) mm < 8g

73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

b Chiều cao của vòng ngắn mạch

Hệ số kinh nghiệm xác định chiều dài trung bình đường đi của từ thông
gông stato. Được xác định dựa trên công thức
Ccs
Ccs  0.88e0.4 Bcs
2

Hệ số kinh nghiệm xác định chiều dài trung bình đường đi của từ thông
gông roto. Được xác định dựa trên công thức
Ccr
Ccr  0.88e0.4 Bcr
2

Cosφ1n Hệ số công suất định mức.

c Chiều dày cách điện rãnh

c1 Chiều dày nêm cách điện

Dout Đường kính ngoài stato

Dis Đường kính trong stato

Dre Đường kính ngoài roto

Dshaft Đường kính của trục

Der Đường kính của vòng ngắn mạch. Với Dre- Der=(3...4)mm

dco Đường kính dây dẫn stato

d1 Đường kính nhỏ của rãnh stato

d2 Đường kính lớn của rãnh stato

d1r Đường kính lớn của rãnh roto quả lê

d2r Đường kính nhỏ của rãnh roto quả lê

Fmcs Sức từ động gông stato

Fmcr Sức từ động gông roto

74
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

F1m Sức từ động tổng của động cơ

Fmg Sức từ động khe hở không khí

Fmts Sức tử động trên răng stato

Fmtr Sức điện động trên răng roto

f1 Tần số định mức của động cơ

Htr Cường độ điện trường răng roto

Hcr Cường độ điện trường gông roto

Hts Cường độ điện trường của răng stato

Chiều cao miệng rãnh


hos
hos= (0.5...1) mm

h12 Chiều cao phần thẳng của rãnh stato

hs Chiều cao rãnh stato

hcs Chiều cao gông stato

hor Chiều cao miệng rãnh

hr Chiều cao phần thẳng của rãnh

I1n Dòng điện định mức của động cơ

Ib Dòng điện định mức trên thanh dẫn roto

Ier Dòng điện trên vòng ngắn mạch

Iμ Dong điện từ hóa của động cơ

iμ Tỉ lệ dòng điện từ hóa so với dòng điện định mức của động cơ

Mật độ dòng điện dây dẫn stato A/mm2


Jcos
Theo kinh nghiệm:

75
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

Với p1=1,2 thì Jcos= (4...7) A/mm2


Với p1=3,4 thì Jcos=(5...8) A/mm2

Jb Mật độ dòng điện trên thanh dẫn roto

Jer Mật độ dòng điện trên vòng ngắn mạch

Kw1 Hệ số dây quấn Stato Kw1=Kq*ky

Kq Hệ số quấn rải ở tần số cơ bản

Ky Hệ số bước ngắn ở tần số cơ bản

Kfill Hệ số điền đầy rãnh

Hệ số chặt lõi sắt stato được lấy từ (0.9...0.95) với các lá th dày từ 0.35-
KFe
0.5 mm

Kc Hệ số Cater (đặc trưng cho đường đi của từ thông qua khe hở không khí)

Là hệ số đặc trưng cho sự chênh lệch về sức điện động của stato vả roto,
với KI =1 thì sức điện động stato bằng sức điện động roto. Nhưng trên
KI
thực tế sức điện động stato lớn hơn, và KI được tính theo công thức:
K I  0.8cos 1n  0.2  0.88

Hằng số điện từ, được tính sơ bộ theo công thức kinh nghiệm
KE
K E  0.98  0.005 p1

Kf Hệ số hình dáng sóng (khi sóng hình sin Kf=1.11)

Hằng số đặc trưng cho sự ảnh hưởng của rãnh chéo đến điện kháng của
Kskew
động cơ

Hăng số đặc trưng cho hiệu ứng mặt ngoài, phụ thuộc vào vật liệu, tốc độ
KR
của động cơ (hay nói cách khác tần số của dòng điện)

Hệ số đặc trưng cho sự giảm điện kháng của rãnh roto khi động cơ khởi
KX
động

76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

1+Ksd Hệ số bão hòa của động cơ

1+Kst Hệ số bão hòa răng

L Chiều dài tác dụng Stato

Chiều dài đầu nối của động cơ. Được tính theo công thức kinh nghiệm:
Lend=2y-0.04 m với 2p1=2;
Lend Lend=2y-0.02 m với 2p1=4;
Lend=πy/2-0.018 m với 2p1=6;
Lend=2.2y-0.012 m với 2p1=8

Ler Độ dài cung tròn giữa 2 rãnh roto tình trên vòng ngắn mạch

Lc Tổng chiều dài một vòng dây của cuộn dây stato Lc= 2(Lend +L)

m Số pha của động cơ

Ns Số rãnh trên Stato

Số rãnh roto
Chọn theo bảng kinh nghiệm sau:

2p1 Ns Nr

24 18,20,22,28,30,33,34

Nr 2 36 25,27,28,29,30,43

48 30,37,39,40,41

24 16,18,20,30,33,34,35,36

4 36 28,30,32,34,45,48

48 36,40,44 57,59

77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

72 42,48,54,56,60,61,62,68,76

36 20,22,28,44,47,49

6 54 34,36,38,40,44,46

72 44,46,50,6 ,61,62,82,83

48 26,30,34,35,36,38,58
8
72 42,46,48,50,52,56,60

72 69,75,80
12
90 86,87,93,94

ηn Hiệu suất định mức của động cơ

λs Hệ số từ dẫn rãnh stato

λds Hệ số từ dẫn tạp stato

λec Hệ số từ dẫn đầu nối stato

λr Hệ số từ dẫn rãnh roto

λdr Hệ số từ dẫn tạp roto

λer Hệ số từ dẫn lồng sóc

λ Tỉ số giữa chiều dài tác dụng stato L và độ dài cung cực từ τ:

Rbe Điện trở roto lúc động cơ khởi động

Rr ’ Điện trở roto quy đổi về phái stato lúc động cơ khởi động

Rs Điện trở một pha của stato

Sgap Công suất điện từ (công suất được truyền tải qua khe hở không khí)

s Hệ số trượt

78
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mô phỏng động cơ không đồng bộ 7.5kW

W1 Số vòng dây trên một pha của động cơ

τ Độ dài cung cực từ

τs Bước rãnh trên stato

τr Khoảng cách giữa các rãnh roto

ρCo Điện trở suất của đồng ở nhiệt độ làm việc tương ứng

ρAl Điện trở suất của nhôm

p1 Số đôi cực của động cơ

q Số rãnh của một pha dưới một cực

Khoảng cách giữa 2 rãnh trong một cuộn dây tính theo đơn vị chiều dài
y
y  

79

You might also like