You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA MARKETING

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM SỐ 2


Môn Marketing Chiến lược
Đề tài: Phân tích xu hướng metaverse marketing trong bối cảnh hiện tại và ứng dụng vào
doanh nghiệp Be Group.

Lớp học phần: Marketing Chiến lược (MKMA)_04


Giảng viên: Dương Thị Hoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Dương Ngọc Ánh – 11200463
Nguyễn Quốc Định – 11200805
Lương Quang Huy – 11201784
Nguyễn Thảo Nhi – 11202988
Lê Hồng Nhung – 11203020
Nguyễn Thu Thảo – 11203703

Hà Nội, T11/2022
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

Điểm
Stt Họ và tên Mã SV Lý do
đánh giá

Định hướng doanh nghiệp, đề xuất ứng


1 Dương Ngọc Ánh 11200463 10
dụng, slide

Tổng quan doanh nghiệp, mở đầu kết


2 Nguyễn Quốc Định 11200805 10
luận
Nguồn lực doanh nghiệp, đề xuất ứng
3 Lương Quang Huy 11201784 10
dụng
Tổng quan về metaverse marketing, đề
4 Nguyễn Thảo Nhi 11202988 10
xuất ứng dụng
Nhóm trưởng, bối cảnh thị trường, đề
5 Lê Hồng Nhung 11203020 10
xuất ứng dụng, báo cáo
Tổng quan về metaverse, đề xuất ưunsg
6 Nguyễn Thu Thảo 11203703 10
dụng, Slide

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I. Tổng quan về xu hướng metaverse marketing 5
1. Metaverse 5
1.1. Định nghĩa về metaverse 5
1.2. Một số thuật ngữ liên quan 5
1.3. Các đặc điểm nổi bật của metaverse 5
1.4. Ứng dụng Metaverse vào các lĩnh vực trong đời sống thực 6
1.5. Tiềm năng phát triển của metaverse trong tương lai 8
2. Metaverse marketing 8
2.1. Định nghĩa về metaverse marketing 8
2.2. Đặc điểm vượt trội của metaverse marketing so với marketing truyền thống 8
2.3. Một số chiến dịch metaverse marketing nổi bật trên Thế giới. 9
II. Tiềm năng ứng dụng metaverse marketing đối với doanh nghiệp Be Group. 11
1. Tổng quan về doanh nghiệp Be Group 11
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.2. Các sản phẩm của Be Group 11
1.3. Tình hình kinh doanh hiện tại của Be 11
1.4. Hoạt động marketing hiện tại của Be 12
1.4.1. Product 12
1.4.2. Price 12
1.4.3. Place 12
1.4.4. Promotion 12
1.4.5. People: 13
1.4.6. Process 13
1.4.7. Physical evidence 13

2
2. Tiềm năng ứng dụng metaverse marketing đối với Be Group 14
2.1. Bối cảnh thị trường 14
2.1.1. Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam hiện nay 14
2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Be 14
2.1.3. Vị thế hiện tại của Be 15
2.1.4. Xu hướng người dùng 15
2.2. Tiềm năng nguồn lực doanh nghiệp 16
2.2.1. Nguồn lực tài chính 16
2.2.2. Nguồn nhân lực và sản xuất 17
2.2.3. Nguồn lực marketing 17
2.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới của BE 17
III. Đề xuất ứng dụng metaverse marketing vào đối với Be Group 19
1. Đột phá truyền thông và xây dựng cộng đồng người dùng với trò chơi thế giới ảo.
19
1.1. Mục đích 19
1.2. Hình thức triển khai 19
1.2.1. Phát triển trò chơi 19
1.2.2. Mô tả trò chơi 19
2. Gia tăng trải nghiệm người dùng khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến 20
3. Cải thiện chất lượng đào tạo tài xế, nhân viên 21
KẾT LUẬN 22

3
LỜI MỞ ĐẦU
Với xã hội 4.0 hiện nay, công nghệ đang là nơi phát triển mạnh mẽ. Nhiều công nghệ
marketing mới được ra đời nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp đưa dịch vụ của mình đến gần
với khách hàng hơn. Một trong số đó không thể không nhắc đến ứng dụng Metaverse Marketing
nơi con người nhập vai và tương tác với nhau, cũng như với các trợ lý phần mềm dưới dạng các
avatar. Trên thị trường hiện tại mới chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng ứng dụng này, với công
nghệ tiên tiến ứng dụng giúp cho sản phẩm không những hiển thị trước mắt mà còn có thể sờ và
tương tác với những cảm giác thật nhất đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.
Tại đây, khách hàng sẽ được trải nghiệm một cảm giác mới không bị giới hạn về biên
giới, khoảng cách và doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh trong thị trường còn sơ khai
hiện nay. Ứng dụng Metaverse Marketing không chỉ vì mục đích giải trí, mà còn cho mục đích
kinh doanh và nghề nghiệp.
Từ những hiểu biết trên nhóm chúng em áp dụng Metaverse Marketing vào ứng dụng gọi
xe Be – thuộc tập đoàn Be Group của Việt Nam. Đứng trước các đối thủ cạnh tranh lớn nước
ngoài với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, giàu kinh nghiệm trên trường quốc tế, thì việc Be có thể
ứng dụng Metaverse Marketing để dẫn đầu xu hướng thời đại, có thể sẽ đánh dấu bước đột phá
quan trọng của thương hiệu này. Từ đó giúp Be phát triển thị phần, đem lại các giá trị vượt trội
cho người dùng và trở thành công ty công nghệ, lĩnh vực vận chuyển, đi lại hàng đầu Việt Nam,
thậm chí là trong khu vực.
Nhóm đề ra mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu và phân tích xu hướng metaverse marketing hiện nay trên thế giới.
- Đánh giá tiềm năng ứng dụng metaverse marketing đối với doanh nghiệp Be Group.
- Đưa ra các đề xuất ứng dụng metaverse marketig vào việc nâng cao hiệu quả marketing
và hoạt động kinh doanh cho Be Group.

4
NỘI DUNG
I. Tổng quan về xu hướng metaverse marketing
1. Metaverse
1.1. Định nghĩa về metaverse
Metaverse (vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã
hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử để cho
phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác.
Metaverse như một thế giới bản sao, tồn tại song song với thế giới thực tại. Trong thế giới
này, thông qua những công cụ hoặc tính năng các nhà phát triển cung cấp mà tất cả rào cản cho
sự sáng tạo gần như được loại bỏ.
Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa
chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong
Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi của thế giới kỹ thuật số ảo. Với metaverse,
người dùng sẽ có thể hiện thực hóa mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng từ gặp gỡ với bạn bè và
gia đình, làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm, sáng tạo – cũng như những trải nghiệm hoàn toàn
mới…
1.2. Một số thuật ngữ liên quan
- Blockchain: có thể được xem là một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy
tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay
đổi dưới bất kỳ hình thức nào.
- Non-fungible token (NFT): là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực
như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, và video
- Augmented reality (AR): Công nghệ này sử dụng thế giới thực để thiết lập và áp dụng
công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính vào chế độ xem.
- Virtual reality (VR): Đây là một trải nghiệm sống động yêu cầu sử dụng tai nghe. Có
những trò chơi VR đưa người dùng đến các thế giới khác nhau cũng như các buổi đào tạo lấy bối
cảnh trong thế giới thực.
1.3. Các đặc điểm nổi bật của metaverse
- Mở rộng quy mô lớn: Nếu metaverse được ví von là một vũ trụ thì quy mô của nó không
thể bị giới hạn được.

5
- Có thể tương tác: Khác với phim ảnh, chúng ta có thể hòa mình vào trong thế giới metaverse
và tương tác trong đó.
- Kết xuất thời gian thực: Thời gian trong metaverse phải được đồng bộ với thời gian thực
cho dù bạn có “online” hay không.
- Thế giới ảo 3D: Thế giới trong metaverse được dựng trong một không gian 3D. Điều này
tượng trưng cho “độ chân thực” của vũ trụ ảo.
- Đồng bộ và liên tục của dữ liệu: Thế giới metaverse liên tục được cập nhật và đồng bộ đến
tất cả người dùng.
- Không giới hạn số lượng người dùng: Không giống như các trò chơi điện tử ngày nay,
metaverse hướng tới một khái niệm to lớn hơn rất nhiều, nó đương nhiên không thể có giới hạn
về dữ liệu hay người dùng.
- Ý thức cá nhân về sự hiện diện: Người tham gia có ý thức về sự hiện diện của mình trong
metaverse cho dù là dưới nhiều dạng khác nhau.
- Tính sở hữu và nền kinh tế: Tham gia vào metaverse, bạn sẽ những quyền sở hữu và tài sản
(ảo) nhất định, chúng có thể được giao dịch trong các nền kinh tế trong thế giới số này.
1.4. Ứng dụng Metaverse vào các lĩnh vực trong đời sống thực
• Trong giáo dục
Ứng dụng của metaverse trong lĩnh vực giáo dục: hỗ trợ cả giáo viên và học sinh có thể
gặp nhau bất kể vị trí trong thế giới thực của họ. Từ đó, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức của
mình đến cho sinh viên một cách chân thực hơn. Giáo viên không chỉ có thể nói về khám phá
của họ mà còn có thể cho học sinh xem và nhập vai trong môi trường 3D.
• Trong thể thao
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu rèn luyện sức khỏe tăng
cao nhưng điều kiện luyện tập lại bị hạn chế. Nhận thấy vấn đề tồn tại, đội ngũ sáng lập Calo
Metaverse đã phát triển ứng dụng sức khỏe, tạo động lực cùng nhau vận động.
Nếu như trước đây mỗi người có thể dễ dàng ra công viên, tới phòng tập hay giao lưu với
bạn bè thì vào thời điểm Covid-19 chỉ có thể luyện tập một mình trong trong không gian chật
hẹp. Thậm chí có nhiều người bỏ tập thể thao luôn vì chán và không tìm được niềm vui khi vận
động.

6
Calo Metaverse ứng dụng hệ sinh thái blockchain và metaverse, tạo ra một thế giới luyện
tập thú vị, thúc đẩy mọi người tập luyện. Người dùng có thể trải nghiệm những không gian luyện
tập mới mẻ và độc đáo như chạy bộ qua sa mạc Sahara hay bơi lội qua Đại Tây Dương... dù thực
tế là họ đang ở công viên hoặc trong nhà.
Calo Metaverse xây dựng nền tảng cho cộng đồng người dùng bằng việc tạo ra những thử
thách theo nhóm, địa phương và xa hơn là giữa các quốc gia. Toàn bộ dữ liệu tính theo nhóm để
trả phần thưởng tương ứng. Người dùng cũng có thể tham gia thử thách để từ thiện, tạo ý nghĩa
tốt đẹp đến với cộng đồng. Toàn bộ hoạt động đều được ghi nhận một cách minh bạch và rõ ràng.
• Trong mua sắm:
Mua sắm trực tuyến là một trong những metaverse. Nhưng nó không chỉ là thử đồ kỹ thuật
số trên quần áo mà mọi người có thể mua trong cuộc sống thực. Thời trang ảo, “skin” hình đại
diện và bất động sản ảo (nhà ở, ô tô, v.v.) sẽ có giá trị riêng trong metaverse.
Thời trang là một phần quan trọng trong việc tạo ra một nhân vật hoặc được thể hiện bằng
hình đại diện. Các nhà thiết kế và nhà thời trang ảo có cơ hội thâm nhập vào một thị trường hoàn
toàn mới của quần áo kỹ thuật số metaverse là về danh tính theo những cách mà trước đây không
thể thực hiện được.
• Trong du lịch
Việc ứng dụng của Metaverse vào trong du lịch với mong muốn sẽ thay đổi thói quen du
lịch truyền thống, cung cấp trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch đồng thời tạo điều kiện cho
khách hàng có thể đến nhiều địa điểm hơn mà trước giờ họ không có khả năng đi. Từ đó kích
cầu ngành du lịch trở nên mạnh mẽ hơn, phát triển hơn.
Với công nghệ này thực tế ảo, khách du lịch có thể thoải mái điều khiển (xoay, di
chuyển...) đối tượng trên màn hình, tương tác với vật, khám phá môi trường xung quanh trong
không gian ảo, đặc điểm này nhằm mang lại trải nghiệm chân thực nhất cho người xem như họ
đang có thật trong chính không gian đó.
• Trong giải trí
Metaverse đem đến cho người chơi những cảm giác thích thú, mới mẻ khi tham gia các
trò chơi thực tế ảo qua kính thực thế ảo VR cũng như các trò chơi thực tế tăng cường AR ở các
trung tâm thương mại. Và đặc biệt trong Metaverse còn áp dụng vào các trò chơi, tăng cảm giác
cho người chơi đem đến cảm giác mới lạ hơn. Buổi triển lãm hay hòa nhạc giúp mọi người có
thể cùng nhau tham gia mà không bị rào cản về không gian, địa lí.

7
• Trong chăm sóc sức khỏe
Các bác sĩ là một trong những nhóm đầu tiên sử dụng AR để hợp tác. Tai nghe thực tế
hỗn hợp của Microsoft cũng cho phép các chuyên gia y tế trên toàn cầu cộng tác hầu như trong
các quy trình tiến hành phẫu thuật ở thế kỷ 21. Do đó bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng HoloLens
của Microsoft bằng cử chỉ tay và lệnh thoại để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét, truy cập
dữ liệu của bệnh nhân và liên hệ với các chuyên gia khác. Điều khiển rảnh tay này là một lợi ích
đáng kể của phần cứng đối với các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
1.5. Tiềm năng phát triển của metaverse trong tương lai
Hiện nay nhiều công ty về sức khỏe, giải trí... đã sử dụng Metaverse để đào tạo từ xa.
Song những tiềm năng mà môi trường ảo Metaverse mang lại vẫn còn nhiều điều chưa được giải
đáp.
Ngoài những tiềm năng đáng được mong chờ trong tương lai thì Metaverse cùng mang lại
một số rào cản vì Metaverse vẫn còn chưa đến giai đoạn đi xa hơn vì phần mềm và thiết bị vẫn
chưa sẵn sàng. Bên cạnh đó Metaverse còn yêu cầu sức mạnh về mặt tính toán, và cần một nguồn
lớn nhân lực kỹ sư, nhà thiết kế, quản trị viên để giữa cho Metaverse có thể hoạt động. Đồng thời
Metaverse có thể sẽ được hưởng lợi từ các mạng lưới thành phố thông minh là nền tảng cơ sở hạ
tầng điện toán mạnh mẽ.
Trong tương lai Metaverse vẫn là một công nghệ được nhiều công ty tìm hiểu để xây dựng
và bên cạnh đó cũng còn nhiều ẩn số về công nghệ này chưa được giải đáp.
2. Metaverse marketing
2.1. Định nghĩa về metaverse marketing
Metaverse marketing hiểu đơn giản là ứng dụng vũ trụ ảo metaverse vào các hoạt động
marketing của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đây là một sự thay đổi vượt qua khỏi quảng
cáo truyền thống và hướng tới việc tạo ra các tương tác với thương hiệu mang tính trải nghiệm
hơn trong khi ít mang lại cảm giác khó chịu cho người dùng hơn với quảng cáo marketing truyền
thống.
2.2. Đặc điểm vượt trội của metaverse marketing so với marketing truyền thống
- Metaverse marketing giúp xóa bỏ ranh giới giữa “Physical” và “Digital”: Metaverse
marketing không có giới hạn, người dùng có thể thực hiện bất kì điều gì trên thế giới ảo này. Các
công ty có thể xây dựng một cộng đồng người dùng tương tác mà không cần mất quá nhiều công

8
sức trong việc xây dựng bởi chính người dùng sẽ thay marketer làm điều này. Người dùng có thể
ở nhà nhưng vẫn trải nghiệm cảm giác như đang đi mua đồ, tiếp nhận dịch vụ.
- Metaverse marketing mang lại trải nghiệm cá nhân hóa với sự đồng ý tự nguyện của
người dùng. Người dùng tình nguyện tham gia vào các hoạt động marketing trên Metaverse mà
không cần quá nhiều hoạt động khuyến khích trải nghiệm.
2.3. Một số chiến dịch metaverse marketing nổi bật trên Thế giới.

• Nike:
Nike đã phát triển metaverse - NikeLand trên Roblox mời những người ủng hộ Nike từ
khắp nơi trên thế giới tạo hình đại diện và chơi các trò chơi thể thao để kiếm phần thưởng. Nike
- đã mua RTFKT Studios, một công ty sưu tầm kỹ thuật số - bán giày thể thao ảo dưới dạng sản
phẩm kỹ thuật số cho hình đại diện của người dùng. Nike đã sử dụng những đôi giày thể thao kỹ
thuật số này làm NFT và mỗi khi người tiêu dùng mua một đôi giày thể thao từ buổi ra mắt sản
phẩm cũng nhận được bản NFT của chúng. Những đôi giày thể thao này là NFT, chỉ tồn tại trong
thế giới kỹ thuật số. Nhưng, mức lợi nhuận của Nike tăng lên 12,2 tỷ USD- một con số cực kì ấn
tượng so với mức chi phí đầu tư ban đầu.

• Facebook Metaverse:
Lấy cảm hứng từ metaverse và NFT, Mark Zuckerberg quyết định thay đổi Facebook
thành một "công ty meta". Facebook sẽ trở thành một vũ trụ ảo cho phép người dùng xã hội hóa,
tương tác, chơi game, giáo dục và làm việc trực tuyến thực tế hơn. Facebook sẽ đổi tên thành
Meta. Các phần của Facebook Metaverse bao gồm các phòng làm việc ảo dành cho các chuyên
gia kỹ thuật số, các trò chơi hướng đến thực tế ảo và Spark, một nền tảng dành cho các quảng
cáo kỹ thuật số. Facebook cũng đã tung ra một cặp kính thông minh (hợp tác với RayBans) và
một tai nghe.

• Balenciaga:
Balenciaga đã phát hành một dòng sản phẩm gồm bốn ngoại trang trong trò chơi Fortnite.
Họ cũng phát triển Balenciaga Hub trong trò chơi Fortnite, bao gồm cả một cửa hàng ảo. Game
thủ có thể mua các sản phẩm từ cửa hàng ảo và Balenciaga cũng cung cấp một dòng quần áo
thực tế đi kèm với nó. Giống như Nike, Balenciaga kết hợp việc cung cấp NFT và các sản phẩm
vật lý. Trong thế giới Fortnite, Balenciaga trưng bày bảng quảng cáo hoạt hình và đặt song song
với quảng cáo ở Tokyo, New York và London.

• Coca Cola:

9
Coca-Cola đã công bố về việc phát hành một loại đồ uống metaverse phiên bản giới hạn
mang nhãn hiệu Coca-Cola Zero Sugar Byte vào tháng 4 vừa qua. Cụ thể, vào ngày 4/4, công ty
đã phát hành thức uống này với số lượng giới hạn tại một số quốc gia Mỹ Latinh. Coca-Cola
Zero Sugar Byte hiện đã đang có sẵn tại Hoa Kỳ từ ngày 2/5, thiết lập một “cánh cửa” giữa thế
giới thực và thực tế ảo (VR) thông qua một pack đồ uống gồm 2 lon nước nhỏ gọn 12,5 oz. Coca-
Cola đã giới thiệu bộ sưu tập NFT đầu tiên của mình, tiếp theo là 4 bộ NFT khác của Coca-Cola.
Coca-Cola đã giới thiệu một bộ trò chơi mới dành cho người dùng đã mua gói Zero Sugar Byte.
Bằng cách thâm nhập vào Fortnite, người dùng có thể truy cập trò chơi AR bằng cách quét mã
trên trang creative web của Coca-Cola.

10
II. Tiềm năng ứng dụng metaverse marketing đối với doanh nghiệp Be Group.
1. Tổng quan về doanh nghiệp Be Group
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 2018: Be Group hình thành với tên gọi ban đầu là VEEP, cho ra mắt beCar và
beBike tại TP HCM và Hà Nội.
- Năm 2020: Be mở rộng khu vực hoạt động lên 10 thành phố.
- Năm 2021: Be ra mắt Ngân hàng số Cake by VPBank và mở rộng khu vực hoạt động
lên tới 21 thành phố.
- Tính đến tháng 3 năm 2022: Be đã hoạt động tại 28 tỉnh, thành phố. Lượt tải và lượt sử
dụng đứng TOP 2 trong thị trường gọi xe tại Việt Nam.
1.2. Các sản phẩm của Be Group
- Vận chuyển: Di chuyển thật tiện lợi với beBike, beCar, beTaxi – đã có mặt tại nhiều
tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Di chuyển tiện lợi và nhanh chóng đến bất cứ đâu.
- Giao hàng: Giao nhanh chóng. Nhận tức thì. Giao hàng chuẩn 5 sao với Dịch vụ giao
hàng beDelivery.
- Đi chợ: Mua đồ ăn và giao đến tận nhà với be đi chợ. Với be đi chợ là dịch vụ mua hàng
hộ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian di chuyển và mua sắm, để góp phần tạo sự thuận tiện
trong cuộc sống tất bật hàng ngày.
- Mua vé máy bay: Bay siêu đã – Vé siêu rẻ. Người tiêu dùng có thể mua vé máy bay giá
cực tốt chỉ trong vài thao tác nhanh gọn đơn giản với ứng dụng be.
Ngoài ra Be còn cung cấp các chương trình hợp tác, dịch vụ quảng cáo trên phương tiện
giao thông cho các doanh nghiệp khác.
1.3. Tình hình kinh doanh hiện tại của Be
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Be tại thị trường trọng điểm của cả nước
(TP.HCM) tăng gấp 2 lần. Be Group bắt đầu có lãi góp dương từ quý 3-2022.
Sau 4 năm hoạt động, Be ghi nhận hơn 20 triệu lượt tải về, hơn 1,5 triệu người dùng hoạt
động hàng tháng có giao dịch trên toàn quốc.

11
Be hiện là một trong những công ty công nghệ Việt Nam phát triển nhất trong mảng dịch
vụ vận tải, riêng về phân khúc gọi xe, công ty đã đạt được thị phần 30-40% tại Hà Nội và 25-
35% tại TP.HCM
1.4. Hoạt động marketing hiện tại của Be
1.4.1. Product
Be định hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình với 3 mũi
nhọn:
- Phát triển nâng cao chất lượng công nghệ vận tải với các dịch vụ: BeTaxi, BeDelivery,
BeExpress, Befood.
- Dịch vụ Mobility như: mua vé máy bay, vé xe khách, bảo hiểm chuyến đi… Trong thời
gian tới, Be sẽ phát triển mô hình hành trình trọn gói, giúp khách hàng có thể di chuyển nhanh
chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau chỉ trong một bước đặt xe.
- Ngân hàng số: Cake by Vpbank được tích hợp hiển thị ngay trên ứng dụng của Be.
1.4.2. Price
Be định giá sản phẩm hợp lý cùng với mức độ ổn định cao phù hợp nhiều đối tượng, từ
học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng, kinh doanh tự do.
1.4.3. Place
Be xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng:
- Hiện nay Be đã có mặt tại 28 tỉnh thành, hằng năm Be thường sẽ triển khai những kế
hoạch để phát triển và mở rộng thêm một số tỉnh khác.
- Tiên phong có những dịch vụ ưu việt nhằm hỗ trợ tối đa cuộc sống của người dân, như:
đi chợ, giao hàng, thuê xe theo giờ, thuê xe đi tỉnh…
- Là nền tảng xe công nghệ đầu tiên và duy nhất hiện nay có điểm đỗ đón nhận khách
riêng tại sân bay Tân Sơn Nhất.
1.4.4. Promotion
- PR: Tài trợ web drama và phim lẻ ăn khách: “Bố Già” do Trấn Thành đạo diễn; tài trợ
của chương trình Rap Việt. Cả 2 đều là những chương trình được đông đảo giới trẻ ưa thích,
quan tâm → giúp Be gắn kết được với đối tượng khách hàng của mình hơn.

12
- Quảng cáo: TVC được phát trên các nền tảng Internet với thông điệp về sự quan tâm,
đồng hành cùng khách hàng của thương hiệu Be. OOH kết hợp cùng Vpbank ngay tại ngã tư
Láng Hạ - Thái Hà thu hút được nhiều sự chú ý.
- Xúc tiến bán: Nhiều khuyến mãi hàng tuần, hàng ngày cho khách hàng và các voucher
giảm giá liên kết với đối tác như Vpbank, Momo, ví SmartPay.
- Marketing trực tiếp qua thông báo từ ứng dụng đế cá nhân người dùng: vào những giờ
trưa, hay những giờ tan tầm, Be sẽ gửi tới khách hàng thông báo về các ưu đãi hoặc dịch vụ của
Be.
- Internet tương tác: Những nội dung mà Be đề cập trên Fanpage tới thiên về hướng “ẩn
ý”, “cà khịa” một cách có duyên khiến người đọc phải bật cười và thích thú.
1.4.5. People:
Ngay từ khi thành lập, Be đã xây dựng chiến lược “lấy tài xế làm gốc”. Chương trình đào
tạo tài xế được chú trọng, với nhiều hoạt động:
- Học viện Đào tạo Đối tác Tài xế - beAcademy: đây không chỉ là nơi đào tạo kiến thức
mà còn là nơi môi trường khích lệ học tập, chia sẻ để cùng phát triển của các tài xế.
- Cộng đồng đối tác tài xế be – beCommunity: Hỗ trợ đối tác trong suốt quá trình làm
việc, chạy xe; Chăm sóc đời sống tinh thần, người thân, gia đình của đối tác; Thể hiện sự quan
tâm của Be đến cộng đồng đối tác tài xế; Tạo sân chơi lành mạnh, là nơi giao lưu của cộng đồng
tài xế be.
Bên cạnh đó, Be cũng quyết tâm củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa bằng
việc hoàn thiện, bổ sung chế tài chất lượng dịch vụ cho tài xế be nhằm hướng đến môi trường di
chuyển văn minh cho cả tài xế và khách hàng.
1.4.6. Process
- Quy trình đặt xe tương đối đơn giản với điện thoại kết nối internet là khách hàng có thể
dễ dàng, nhanh chóng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Be ngay trên app. Sau khi đặt xe thành
công, tài xế của Be sẽ liên hệ lại với khách hàng để xác nhận chuyến xe và địa điểm đón khách.
Thời gian đón khách của Be sẽ giao động từ 5 - 7p tùy vào khoảng cách của tài xế và tình trạng
giao thông hiện tại
- Quy trình liên hệ CSKH được đánh tốt, nhanh chóng và hiệu quả.
1.4.7. Physical evidence

13
- Phương tiện di chuyển của tài xế được kiểm tra đảm bảo đầy đủ các giấy tờ đăng ký và
bảo hiểm.
- Tài vế có đồng phục áo, mũ, túi đựng đồ ăn chuyên dụng đảm bảo chất lượng món ăn
được giao đến khách hàng.
- Giao diện trải nghiệm app: rõ ràng, đơn giản.
2. Tiềm năng ứng dụng metaverse marketing đối với Be Group
2.1. Bối cảnh thị trường
2.1.1. Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam hiện nay
- Năm 2014, sự xuất hiện của Uber và Grab tại Việt Nam đã làm thay đổi bộ mặt của
ngành vận tải, xe ôm và taxi truyền thống dịch chuyển dần sang các hình thức công nghệ. Năm
2021, thị trường này đem về tới 2,4 tỷ USD doanh thu và duy trì tốc độ tăng trưởng 30% - 35%
hàng năm, kể từ 2015 đến nay. Thị trường gọi xe công nghệ có mức tăng trưởng cao thứ hai tại
VN, chỉ sau thương mại điện tử bán lẻ.
→ Một thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, giàu tiềm năng phát triển và đem lại nguồn doanh
thu lớn.
- Hiện thị trường này đang có sự tham gia của 20 nền tảng gọi xe khác nhau, trong đó có
Grab, Gojek là của công ty nước ngoài, còn lại là đến từ doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu
của Statista năm 2020, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gồm Grab,
Gojek và Be đã đạt gần 99%. Nghĩa là, 17 ứng dụng gọi xe “made in Vietnam” còn lại chỉ chia
nhau hơn 1% thị phần.
→ Xu hướng thị trường Winner take all. Các doanh nghiệp mới, nhỏ thường tập trung vào
thị trường ngách, trong khi các Key Player thì tập trung vào công nghệ, mở rộng vùng hoạt động,
và khuyến mãi để gia tăng thị phần.
2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Be
- Grab: đang là ứng dụng gọi xe đầu tiên trên thị trường Việt Nam (không tính Uber Việt
Nam đã được Grab mua lại), có độ nhận diện cao, quen thuộc với người dân, kể cả người lớn
tuổi. (Tới mức, câu cửa miệng của nhiều người khi nhắc đến gọi xe công nghệ là “Bắt Grab” dù
cho họ dùng Be, hay Gojek). Độ phủ của Grab cũng rất lớn với số lượng tài xế rất cao và phân
bổ ở nhiều địa phương, không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội hay HCM → Tiếp cận được
nhiều thị trường hơn, thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

14
- Gojek: gia nhập thị trường Việt với tên gọi GoViet và cũng nhanh chóng chiếm được
thị phần đáng kể, trước khi đổi tên thành Gojek. Tuy nhiên hiện Gojek mới chỉ phát triển mô
hình gọi xe taxi tại Hà Nội và Tp. HCM.
Điểm chung của Grab và Gojek đó là định hướng phát triển không chỉ dừng lại là một ứng
dụng gọi xe, mà trở thành một siêu ứng dụng, cung cấp các dịch vụ đi lại, vận chuyển và thanh
toán. VD với Grab có: GrabTaxi (gọi Taxi), GrabCar (gọi xe 4 bánh), GrabBike (gọi xe 2 bánh),
GrabExpress (giao hàng), GrabShare (đi chung xe), Grabfood (giao đồ ăn), Grabmart (đi chợ
hộ), Moca (ví điện tử thanh toán) … còn với Gojek thì có Goride (gọi xe 2 bánh), Gofood (gọi
đồ ăn), Gosend (giao hàng), Gocar (gọi xe 4 bánh).
Cả Grab và Gojek đều tập trung vào việc duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ với mức
giá hợp lý, nhiều khuyến mãi. Với tiềm lực về tài chính lớn, đây có thể coi là chiến lược đủ tốt ở
thời điểm hiện tại giúp 2 thương hiệu này giữ vững và nâng cao thị phần người dùng của mình.
Các chiến dịch truyền thông của Grab và Gojek cũng tập trung phát triển trên nền tảng digital
đặc biệt là tận dụng sự lan truyền của mạng xã hội, với rất nhiều chiến dịch tạo cảm xúc mạnh
mẽ (Grab) hay hiện đại, trending (Gojek).
2.1.3. Vị thế hiện tại của Be
Một khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6.2021 dựa trên số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ gọi xe 2 bánh tại VN thì Grab hiện chiếm khoảng 60% thị phần, Gojek chiếm 19%, Be
chiếm 18%. Đối với ô tô, thị phần của Grab áp đảo với 66%, Be chiếm 22% và phần còn lại chia
cho các ứng dụng khác. Trong khi đó, dịch vụ giao đồ ăn được Be triển khai năm 2021 trong giai
đoạn Covid-19 thì lại chưa để lại được nhiều dấu ấn trên thị trường (Shopee Food, Baemin,
Grabfood, Gofood vẫn chiếm tới 98% thị phần).
→ Grab vẫn là thương hiệu có thị phần cao nhất. Gojek có nhiều sự tăng trưởng trong
năm 2021, 2022. Đòi hỏi Be cần phải có những chiến lược mới để giữ vững thị phần cũng như
tạo ra sự tăng trưởng.
2.1.4. Xu hướng người dùng
Đối tượng mục tiêu tiềm năng của thị trường công nghệ vận tải là người dân độ tuổi 18 –
45 tại các thành phố lớn và các tỉnh lân cận.
Theo một nghiên cứu của Q&Me với người dùng tại các thành phố lớn, 72% đối tượng
khảo sát trả lời họ có nhiều hơn 1 ứng dụng đặt xe, giao đồ ăn trên điện thoại và có xu hướng
(hoặc luôn luôn) so sánh đơn giá giữa các ứng dụng và ưu tiên chọn ứng dụng thanh toán nhiều

15
ưu đãi hơn → Người dùng có xu hướng không trung thành với một thương hiệu nhất định, mà bị
ảnh hưởng rất nhiều về giá.
Nguyên nhân người dùng bị ảnh hưởng về giá nhiều như vậy là vì chất lượng dịch vụ giữa
các ứng dụng này không quá khác biệt. Các thương hiệu đều cung cấp đa dạng các dịch vụ vận
chuyển, sử dụng dịch vụ nào cũng giải quyết được nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dùng.
Đặc biệt trong nội thành các thành phố lớn thì độ phủ của các ứng dụng này đều rất lớn, gần như
đáp ứng ngay nhu cầu của người dùng. Chỉ có Be mở rộng nhiều hơn các dịch vụ đi tỉnh, Grab
thì có thị trường ở nhiều thành phố lớn nhỏ khác nhau. Services performances trực tiếp mà khách
hàng được trải nghiệm nhiều nhất chính là giao diện app và tiếp xúc với tài xế, hai phương diện
này thì cả 3 thương hiệu cũng đều chưa tạo được những dấu ấn khác biệt vượt trội.
Tuy nhiên khác với Grab hay Gojek có nguồn hậu thuẫn từ công ty mẹ lớn mạnh và nhiều
kinh nghiệm đã có từ các quốc gia Đông Nam Á khác, thì Be là một doanh nghiệp Việt, nguồn
vốn Việt, việc “đốt tiền” vào khuyến mãi, giảm giá để chiếm thị phần, sẵn sàng chịu lỗ 5 năm,
10 năm là gần như không thể mà phải nhanh chóng thu về lợi nhuận để duy trì công ty tồn tại
trên thị trường.
→ Vấn đề của Be là phải tạo ra sự khác biệt và nổi trội hơn so với 2 thương hiệu ngoại
còn lại về sản phẩm, phân phối, quy trình, môi trường vật chất… làm giảm nhiệt của cuộc chiến
về khuyến mãi cũng như đánh chiếm các thị trường ngách chưa được khai thác. Áp dụng
Marketing Metaverse có thể là một phương án để tạo ra sự khác biệt to lớn của Be trong trải
nghiệm của người dùng. Đồng thời tạo được tiếng vang lớn, thu hút truyền thông và sự chú ý khi
một doanh nghiệp Việt ứng dụng được xu hướng mới này.
2.2. Tiềm năng nguồn lực doanh nghiệp
2.2.1. Nguồn lực tài chính
Be Group được sự đầu tư và hợp tác từ các đối tác chiến lược là Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng VPBank và Công ty Bảo hiểm Opes. Trong đó VP Bank sử dụng dịch vụ vận
chuyển của Be, hỗ trợ tài chính cho Be trong quá trình vận hàng, hoạt động đồng thời cùng nhau
nghiên cứu, triển khai các gói tín dụng cá nhân để hỗ trợ tài xế. Be có tiềm lực tài chính khá vững
với tham vọng biến nó trở thành Startup Việt có mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay.
Mới đây, Be đã nhận khoản vay với hạn mức lên tới 100 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche
Bank - một định chế tài chính uy tín toàn cầu và hàng đầu nước Đức, điều này góp phần khẳng
định vị trí xứng tầm của công ty trong mắt đối tác cũng như nhà đầu tư lớn quốc tế.

16
Doanh thu của Be tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay, Be Group bắt đầu có lãi góp dương
từ quý 3-2022.
→ Với nguồn vốn cùng với tiềm lực tài chính khá lớn như vậy thì Be Group có thể đầu tư
vào metaverse marketing vì chi phí khi tham gia, nghiên cứu và phát triển Metaverse marketing
cũng không phải là thấp. Hiện nay Metaverse đang tiềm năng rất lớn, tổng giá trị thị trường của
nền tảng này đã đạt xấp xỉ 500 tỷ USD trong năm 2020 và có thể lên tới 8000 tỷ USD vào năm
2024. Với nguồn vốn đầu tư khá lớn thì Be Group có thể đưa hình thức quảng cáo ngoài trời
(Quảng cáo OOH) vào thế giới “Metaverse” hay có thể tổ chức những sự kiện ảo nhằm kích thích
thị giác người xem.
2.2.2. Nguồn nhân lực và sản xuất
Ứng dụng Be được phát triển bởi startup Be Group do ông Trần Thanh Hải đứng tên. Ông
từng là đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật của Vinagame, nay là CTCP VNG. Trước đó,
ông từng có gần 5 năm là thành viên hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín.
Thêm nữa, ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam có kinh nghiệm, đã từng làm
việc tại các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ, Singapore và các tập đoàn công nghệ lớn ở
cả Việt Nam và quốc tế.
→ Dựa trên những kinh nghiệm của Startup cũng như đội ngũ kỹ sư và đội ngũ nhân viên
thì Be có thể tận dụng lợi thế này để phát triển và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
mới cho doanh nghiệp mình, ở đây có thể nhắc đến Metaverse.
2.2.3. Nguồn lực marketing
Với độ nhận diện cao trên thị trường, màu sắc nổi bật, khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh, Be đã có vị thế nhất định trên bản đồ thương hiệu của ngành.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Be cũng đã đạt được nhiều mối quan hệ hợp tác
với các đối tác công nghệ, niềm tin, tình cảm của khách hàng, các thông tin dữ liệu quan trọng
về người dùng và kinh nghiệm ứng dụng các hoạt động marketing mới mẻ, tiên phong,
→ Be có tiềm năng để khai thác và tiên phong trong xu hướng tương lai metaverse
marketing.
2.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới của BE
Be Group tập trung vào chiến lược tiếp tục đẩy mạnh các mảng dịch vụ hiện tại và đưa
Be trở thành hệ sinh thái số mở vững chắc và đa dạng, mang tới giải pháp liên kết các dịch vụ

17
Hợp tác với Emddi, Liên minh taxi Việt Nam và liên kết với hệ thống bán vé xe toàn quốc
Vexere.vn để đưa dịch vụ xe taxi, mua vé máy bay lên ứng dụng. Đây chính là cách tạo thế cân
bằng trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, tránh tình trạng độc quyền của các ứng dụng từ nước
ngoài, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Be đang hướng đến mô hình ngân hàng số để cung cấp giải pháp ngân hàng cho khách
hàng
Thay vì đổ tiền vào thu hút người dùng trong lĩnh vực mới, Be tập trung vào phát triển
các dịch vụ cốt lõi nhằm mang đến lợi ích đồng bộ cho người dùng.
→ Và khi ứng dụng Metaverse sẽ giúp tăng trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa. Bên
cạnh đó, đây cũng là điểm nổi bật để giúp Be ghi được dấu ấn rõ ràng và nổi bật hơn so với đối
thủ cạnh tranh đã chiếm được khoảng lớn thị trường như Grab, Gojek.

18
III. Đề xuất ứng dụng metaverse marketing vào đối với Be Group
1. Đột phá truyền thông và xây dựng cộng đồng người dùng với trò chơi thế giới ảo.
1.1. Mục đích
- Đối tượng mục tiêu: người trẻ (18 - 30).
- Trò chơi như một “thế giới song song” để thương hiệu và người dùng, người dùng và
người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau, mà qua đó Be có thể:
+ Tạo sự khác biệt, nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng và duy trì cộng đồng người dùng yêu thích, trung thành với thương hiệu.
+ Giới thiệu các tính năng, sản phẩm mới một cách thú vị, hấp dẫn.
+ Thu thập dữ liệu người dùng một cách tiện lợi, nhanh chóng.
1.2. Hình thức triển khai
1.2.1. Phát triển trò chơi
Có hai hình thức phát triển có thể triển khai:
- Hợp tác với các nền tảng game đã có (như Play Together) để đưa hình ảnh thương hiệu
của Be vào game (xe máy, ô tô, quán ăn, tiền điện tử…)
- Phát triển một ứng dụng trò chơi mới của Be.
Hình thức sau sẽ giúp Be tự chủ điều phối phát triển, cải thiện sản phẩm theo định hướng
của doanh nghiệp, cũng như dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên hình
thức này lại có nhiều rủi ro tiếp cận và thu hút được người chơi. Trong khi hình thức đầu tiên lại
có các ưu – khuyết điểm ngược lại.
→ Be có thể cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp.
1.2.2. Mô tả trò chơi
- Thể loại: MMORPG (game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi). Điểm đặc biệt là
người chơi sẽ được nhập vai chính mình, nhưng trong một thế giới song song.
- Đồ họa: 2D (để giảm dung lượng game, hạn chế rào cản tải game của người chơi).
- Bối cảnh: mô phỏng cơ bản đất nước Việt Nam hiện đại ngày nay.
- Tính năng:
+ Nhân vật có thể được tạo ngoại hình trang bị ngoại trang theo ý muốn của người chơi.
19
+ Người chơi hoàn thành nhiệm vụ, thử thách trong game để nhận được phần thưởng, quy
đổi trực tiếp ra coin, voucher để nhận giảm giá, ưu đãi trong các dịch vụ của Be ngoài đời thực.
+ Người chơi có thể kết nối với các người chơi khác trong game thông qua các tính năng
chat, hoạt động chung nhiệm vụ… Nhân vật có thể tham gia trải nghiệm cùng Be như đi xe của
Be, đặt đồ ăn tại những cửa hàng nổi bật trên ứng dụng Be, book vé máy bay đi du lịch (đến một
số địa danh nổi tiếng được mô phỏng trong game) hoặc về quê… Những hoạt động như vậy thì
sẽ tăng tính cộng đồng trong game cũng như phát triển hình ảnh thương hiệu sâu sắc hơn trong
tâm trí và trái tim người dùng.
Ngoài ra, những trải nghiệm khác có thể kể đến trong game đó là người chơi có thể thỏa
thích tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí khác như tham dự hội thảo, xem ca nhạc, events,
shopping cùng bạn bè tại trung tâm mua sắm, lái xe, câu cá và rất nhiều điều thú vị khác. Be cũng
có thể đưa những biển quảng cáo ngoài trời (OOH) vào bên trong game tại các trung tâm mua
sắm, khu vui chơi hay những khu du lịch ảo.
2. Gia tăng trải nghiệm người dùng khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến
Ngoài chất lượng đồ ăn thì không gian ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới trải nghiệm của khách hàng. Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn trong ngành giao
đồ ăn như Grab, Shopee Food, Beamin…, việc tạo ra trải nghiệm mới lạ khi khách hàng sẽ giúp
Be có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
Sau khi đặt đồ ăn về, người dùng có thể sử dụng các tính năng hình ảnh 2D/3D (nhà hàng,
bờ biển, trên thảo nguyên, quán vỉa hè), video, âm thanh (tiếng chợ búa, xe cộ, tiếng gió, tiếng
sóng biển…). Qua đó làm hiện lên một không gian ảo cuốn hút, kích thích khách hàng “check -
in” và chia sẻ lên mạng xã hội. Hầu hết những người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn đều không có
thời gian nấu nướng, lười đi ra quán ăn …, Be mang đến cho họ trải nghiệm mới lạ, không gian
yêu thích, một phần nào đó giúp người dùng giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chắc chắn, điều này sẽ
giúp Be ghi điểm trong mắt người dùng.
Ngoài ra, với công nghệ Metaverse, Be có thể giúp người dùng “nếm thử” mùi vị món ăn
trước khi đặt mua thông qua một lực điện cực làm khuếch đại các vị ngọt, mặn, chua, cay, … Dù
không có thức ăn vào miệng, nhưng người dùng cảm thấy như thể họ đang nhai một ít thức ăn
do thông tin phản hồi xúc giác bằng cách kích thích cơ điện. Đối với những người có chế độ ăn
hạn chế do vấn đề sức khỏe hay cân nặng, đây có thể nói là một tính năng tuyệt vời giúp họ thỏa
mãn sở thích của mình và tận hưởng cuộc sống hàng ngày mà không lo về vấn đề cân nặng.
Những đối tượng này có thể không phải khách hàng mục tiêu của Be nhưng sẽ xây dựng hình

20
ảnh cho ý nghĩa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm,
có thể cân nhắc về tính khả thi trước khi triển khai.
3. Cải thiện chất lượng đào tạo tài xế, nhân viên
Một trong những điểm chạm quan trọng nhất giữa khách hàng và các dịch vụ vận tải công
nghệ chính là người tài xế. Vậy nên việc đầu tư, nâng cao chất lượng hình ảnh thương hiệu, nhất
định phải bắt đầu từ nâng cao, xây dựng hình ảnh, thái độ, kỹ năng của người tài xế.
Nhóm đề xuất xây dựng hệ thống đào tạo nhân viên bằng metaverse kết hợp với
beAcademic để giúp tài xế, nhân viên trải nghiệm các tình huống thực một cách sống động nhất.
Các dữ liệu tình huống vận tải công nghệ (đưa đón khác, giao đồ ăn, giao hàng…) sẽ được
tổng hợp vào hệ thống metaverse và nhân viên, tài xế trước khi vào làm chính thức sẽ được tham
gia đào tạo trên nền tảng này.
Cụ thể các tài xế, nhân viên sẽ được nhập vai vào thế giới ảo, nơi diễn ra các tình huống
tiếp xúc khách hàng tương tự ngoài đời. Qua đó, nhân viên sẽ được thực hành và rèn luyện với
các tình huống phát sinh một cách vô cùng thực tế. Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện chất
lượng nhân viên, tài xế trước khi họ trực tiếp làm việc với khách hàng. Từ đó cải thiện chất lượng
dịch vụ của Be tốt hơn.

21
KẾT LUẬN
Nhận thấy được những tiềm năng to lớn của thị trường Metaverse, chúng em đã tự tìm
hiểu và đưa ra một số những đề xuất ứng dụng Metaverse Marketing vào Be để giúp khách hàng
có nhiều trải nghiệm mới hơn khi sử dụng dịch vụ. Có thể việc ứng dụng công nghệ marketing
mới này vào doanh nghiệp của mình chắc chắn sẽ có những khó khăn và trở ngại. Nhưng từ
những bài học mà các doanh nghiệp đã và đang sử dụng ứng dụng công nghệ mới này, ứng dụng
gọi xe Việt “Be” có thể rút ra những kinh nghiệm cho mình nhằm tránh những rủi ro không mong
muốn và đem lại cho khách hàng sự thú vị mới nhất.

22

You might also like