You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

BÀI TẬP
MÔN CAD/CAM VÀ CNC
ỨNG DỤNG CỦA CAD/CAM VÀ IN 3D
TRONG SẢN XUẤT
BT môn CAD/CAM và CNC

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................... 2

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3

2. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 3

PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 5

CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG CỦA CAD/CAM TRONG NHA KHOA ............................ 5

1.1. Khái quát về ứng dụng CAD/CAM trong nha khoa ........................................ 5

1.1.1. Khái quát lịch sử ứng dụng CAD/CAM trong nha khoa .......................... 5

1.1.2. Khái quát về việc ứng dụng CAD/CAM trong y học ............................... 8

1.2. Quy trình khôi phục, chỉnh hình nha khoa phi kim loại (Metal-free
restoration/CEREC) ...................................................................................................... 9

1.2.1. Quy trình phục hồi, chỉnh hình nha khoa .................................................. 9

1.2.2. Đặc điểm của việc ứng dụng CAD/CAM vào nha khoa ......................... 14

1.3. Kết luận .......................................................................................................... 15

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG SẢN XUẤT MẪU
QUẢNG CÁO .................................................................................................................... 16

2.1. Khái quát về in 3D ............................................................................................. 16

2.2. Ứng dụng công nghệ LOM trong sản xuất mẫu quảng cáo 3D ......................... 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 20

2
BT môn CAD/CAM và CNC
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới
mọi hoạt động của đời sống xã hội trong đó có đặc biệt là các ngành sản xuất. Công nghệ
mới giúp tất cả các bên tham gia tiếp cận dự án hiệu quả hơn từ khâu thiết kế, thi công tới
vận hành. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy phát triển các
ngành, lĩnh vực công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang những tác động hết sức mạnh mẽ
tới nền sản xuất của mỗi quốc gia, đặc biệt là từ lúc đại dịch Covid - 19 bùng nổ, quá trình
ứng dụng các công nghệ mới, thực hiện chuyển đổi số rong các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội diễn ra với tốc dộ chóng mặ. Tài nguyên số, nguồn lực số bây giờ đnag là nguồn
tăng trưởng mới và động lực gia tăng năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và của
ngành công nghiệp sản xuất nói riêng.

Mặc dù đi sau so với thế giới, nhưng phát triển những công nghệ nền tảng như công
nghệ số rất có giá trị, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các ngành sản
xuất, các công nghệ CAD/CAM và công nghệ in 3D đã không còn quá xa lạ với những
người có kiến thức chuyên môn, nhưng đối với nhiều người thì không biết nhiều về các ứng
dụng của nó. Vậy nên hôm nay nhóm chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ứng dụng trong các
ngành nghề khác nhau của công nghệ CAD/CAM và công nghệ in 3D trong sản xuất.

2. Nhiệm vụ

Khi nghiên cứu ứng dụng trong các ngành nghề khác nhau của công nghệ CAD/CAM
và công nghệ in 3D trong sản xuất, chúng em xin phép chia làm 2 phần là ứng dụng
CAD/CAM trong nha khoa và ứng dụng công nghệ in 3D trong sản xuất mẫu quảng cáo:

Về ứng dụng CAD/CAM trong nha khoa, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số vấn đề như
sau:

• Khái quát về ứng dụng CAD/CAM trong y khoa;

3
BT môn CAD/CAM và CNC
• Ứng dụng công nghệ CAD/CAM vào y khoa, ưu – nhược điểm của công nghệ.

Về ứng dụng của công nghệ in 3D trong quảng cáo:

• Khái quát về công nghệ in 3D;


• Ứng dụng công nghệ LOM trong sản xuất mẫu quảng cáo 3D.

4
BT môn CAD/CAM và CNC
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG CỦA CAD/CAM TRONG NHA KHOA

1.1. Khái quát về ứng dụng CAD/CAM trong nha khoa

1.1.1. Khái quát lịch sử ứng dụng CAD/CAM trong nha khoa

Hiện nay, công nghệ máy tính đang được áp dụng vào y học đã đạt được rất nhiều thành
tựu, trong đó có nha khoa. Việc áp dụng công nghệ máy tính không chỉ mang lại sự thuận
tiện cho nha sĩ mà cho cả người dùng, bệnh nhân, giúp rút ngắn thời gian cũng như tăng
tính chính xác cho việc chỉnh sửa, phục hồi hay thẩm mỹ cho răng miệng.

Công nghệ CAD/CAM ứng dụng trong nha khoa được xem như hình thức thiết kế quá
trình phục hồi không trực tiếp nhờ máy tính (CAD – Computer Aided Design) và phục hình
răng miệng nhờ máy tính (CAM – Computer Aided Manufacturing). Hệ thống đầu tiên ứng
dụng CAD/CAM vào nha khoa được phát triển bởi BS. Francois Duret (Khoa Y - Nha, Đại
học Paris, Pháp) cùng với các cộng sự của mình bằng phương pháp quang học không tiếp
xúc, nhưng không quá phổ biến bởi độ chính xác thấp của việc số hóa, sức mạnh xử lý của
máy tính thời đó không đáp ứng được cũng như công nghệ vật liệu chưa quá phát triển
trong lĩnh vực này. Thập kỉ sau đó, Mormann và Brandestini phát triển hệ thống CEREC
tại Zurich, Phần Lan. Cụm từ CEREC viết tắt cho CEramic REConstrution (khôi phục bằng
vật liệu ceramic). Nhờ có hệ thống phục hồi CEREC, việc ứng dụng CAD/CAM trong y
khoa được phổ biến ra khắp thế giới nhưng nó cũng đối mặt với những thử thách đến từ độ
chính xác của việc khôi phục, nhất là về việc tạo ra các bề mặt phức tạp cũng như độ chính
xác trong quá trình gia công trong thời bấy giờ. Qua những quan ngại đó, việc ứng dụng
CAD/CAM đã được phát triển mạnh mẽ trong 2 thập kỉ vừa qua và được áp dụng rộng rãi
trong cả phục hồi trong phòng lab cũng như phục hồi tại chỗ.

Từ đây việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM vào nha khoa ngày càng được nghiên cứu
kỹ hơn. Một loạt các nhà sản xuất lớn khác về sản phẩm nha khoa cũng lần lượt giới thiệu
các hệ thống CAD/CAM nha khoa đóng của riêng mình. Trong thập niên 2000, lần lượt các
hệ thống CAD/CAM đóng tiêu biểu khác cũng tuần tự được giới thiệu và thương mại hóa:

5
BT môn CAD/CAM và CNC
- Kavo electronical work GmbH (Đức) thương mại hóa hệ thống CAD/CAM nha
khoa Everest® (từ năm 2002 đến nay), đến các lab phục hình răng quy mô trung
bình tại châu Âu, với cấu trúc được thiết kế gồm: máy quét quang học để bàn sử
dụng công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc và thu hình bằng camear CCD,
được OEM bởi Bruëckmann GmbH (Đức), mở đầu cho trào lưu về máy quét quang
học dùng ánh sáng trắng cấu trúc trong nha khoa, phần mềm thiết kế CAD Kavo®
MultiCAD®, phần mềm CAM và máy phay CNC 4 trục được OEM bởi các nhà
sản xuất máy phay CNC công nghiệp hàng đầu, với khả năng gia công được các
vật liệu phục hình như sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim titanium CP (Grade 1-
3).

Hình 1: Ghế tích hợp dụng cụ nha khoa cùng máy quét quang học Kavo Estetica E30

6
BT môn CAD/CAM và CNC

Hình 2: Máy tạo hình Kavo Arctica


- Cùng trong khoảng thời gian đó, công ty 3M ESPE Dental AG (Đức), thuộc Hãng
3M (Hoa Kỳ), cũng giới thiệu giải pháp CAD/CAM nha khoa riêng của mình, gồm
các giải pháp cho phòng khám, lab phục hình và cả cho trung tâm gia công
CAD/CAM nha khoa - hệ thống CAD/CAM nha khoa LAVA® với nhiều chọn lựa
khác nhau, gia công được cả 3 loại vật liệu sứ thủy tinh, sứ zirconia và hợp kim
titanium CP (Grade 1-3), gồm: máy quét quang học trong miệng LAVA® C.O.S.
(được OEM bởi Cadent (Hoa Kỳ)) và máy quét để bàn sử dụng ánh sáng trắng và
camera CCD để bàn sử dụng công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu trúc LAVA®
Scanner (cũng được OEM bởi Brueckmann GmbH (Đức)), phần mềm thiết kế
LAVA Design (được phát triển riêng), phần mềm CAM được OEM bởi nhiều nhà
cung cấp, như: Sum3D (Dental) (CIMSystem S.r.l., Ý), WorkNC (Dental) (Sescoi,
Pháp), HyperMILL (OpenMIND, Đức), v.v..., máy phay CNC 4/5 trục được OEM
bởi các nhà sản xuất máy phay CNC công nghiệp lớn (từ khoảng năm 2007 đến
nay). Công ty Hilt-Els GmbH (Đức) cũng không bỏ lỡ cơ hội giới thiệu và thương
mại hóa hệ thống CAD/CAM nha khoa Hint-ELS® DentaCAD® (2008 đến nay),
cũng sử dụng công nghệ máy quét tương tự của hệ thống Everest, chỉ có thể gia
công được các vật liệu sứ zirconia và hợp kim titanium CP (Grade 1-2).

7
BT môn CAD/CAM và CNC

Hình 3: Hệ thống CAD/CAM Lava


1.1.2. Khái quát về việc ứng dụng CAD/CAM trong y học

Hiện nay, có rất nhiều hệ thống ứng dụng CAD/CAM (Cerec, Cercon Celaya, Lava,
Everest,…) vào nha khoa và được xem là xu hướng tương lai trong việc phục hồi, chỉnh
hình trong nha khoa.

Nhờ có CAD/CAM và những nghiên cứu khác, việc phục hồi, chỉnh hình trong nha
khoa ngày càng thuận tiện, cũng như cho ra kết quả vượt trội hơn so với phương pháp
truyền thống, cũng như hạn chế các kích ứng có hại cho người dùng, đáng chú ý nhất là là
công nghệ CEREC, hạn chế dùng kim loại trong việc phục hồi và chỉnh hình.

Bằng việc mô phỏng lại răng và nướu trên phần mềm CAD từ dữ liệu được cung cấp,
các nha sĩ có thể dễ lên ý tưởng phục hồi cho bệnh nhân, từ đó thiết kế ra tiến trình phù hợp
cũng như chính xác để có thể khớp với nướu cũng như chiếc răng ở hàm còn lại, làm cho
quá trình phục hồi nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Nhờ sự phát triển của công nghệ tạo hình cũng như công nghệ vật liệu, các ý tưởng đã
được lên từ phần mềm CAD có thể được tạo hình bằng các máy chuyên dụng thông qua

8
BT môn CAD/CAM và CNC
phần mềm CAM, tạo ra các khối ceramic có biên dạng cực kì phức tạp dùng để phục hồi
răng một cách chính xác gần như các thiết kế ở phần mềm CAD để phù hợp với bênh nhân
chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 giờ.

1.2. Quy trình khôi phục, chỉnh hình nha khoa phi kim loại (Metal-free
restoration/CEREC)
1.2.1. Quy trình phục hồi, chỉnh hình nha khoa

Hình 4: Sơ đồ phục hồi, chỉnh hình nha khoa

9
BT môn CAD/CAM và CNC
Quy trình phục hồi, chỉnh hình truyền thống:

- Bước 1: Khám, tư vấn, chụp X quang hoặc quét quang học để lấy dữ liệu;
- Bước 2: Gửi dữ liệu về lab, tạo mẫu bằng thạc cao, sáp;
- Bước 3: Đúc khuôn, tạo răng;
- Bước 4: Cấy ghép, chỉnh sửa.

Quy trình phục hồi, chỉnh hình ứng dụng CAD/CAM

- Bước 1: Quá trình lấy mẫu và quét: Sử dụng máy quét 3D để tạo mô hình chính
xác của răng và khuôn mẫu của bệnh nhân.

Hình 5: Máy quét 3D chuyển dữ liệu vào máy tính


• Quy trình thực hiện:
- Chụp hình trước khi thẩm mỹ nha khoa
- Lấy dấu trực tiếp hoặc dùng máy quét kỹ thuật số để đo
- Lưu lại trên máy tính các hình ảnh răng đã quét kỹ thuật số
- Chuyển dữ liệu cho bên thiết kế
• Máy quét quang học để bàn sử dụng công nghệ quét bằng tia sáng trắng cấu
trúc và thu hình bằng camear CCD:
- Cảm biến CCD (tiếng Anh là Charge-Coupled Device) là một loại cảm biến
điện tử được sử dụng để chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Nó được
sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như máy scan, máy ảnh kỹ thuật
số và máy quét mã vạch.
- Cấu tạo của cảm biến CCD: là một chip được thiết kế với hàng ngàn điốt
cảm biến sắp xếp theo lưới. Mỗi điốt cảm biến tương ứng với một pixel
trên ảnh. Cấu trúc của cảm biến CCD bao gồm ba phần chính: khu vực thu
tín hiệu ánh sáng, khu vực chuyển đổi tín hiệu và khu vực đọc tín hiệu.

10
BT môn CAD/CAM và CNC
- Nguyên lý hoạt động của CCD: Khi ánh sáng chiếu vào cảm biến CCD thông
qua ống kính, mỗi điốt cảm biến sẽ tạo ra một điện thế tương ứng với mức độ
ánh sáng nhận được. Sau đó, tín hiệu điện được chuyển đổi thành tín hiệu số
bằng cách sử dụng các bộ chuyển đổi điện áp. Các tín hiệu số này sẽ được xử
lý để tạo ra ảnh số của tài liệu hoặc hình ảnh.

Hình 6: Quét 3D bằng CCD camera


- Bước 2: Thiết kế răng sứ: Sử dụng phần mềm CAD, nha sĩ tạo một mô hình 3D
của răng sứ dựa trên dữ liệu quét.

Hình 7: Thiết kế răng sứ trên phần mềm chuyên dụng


• Quy trình thực hiện:
- Nhận dữ liệu của mẫu
- Đánh giá tình trạng răng để đưa ra phương án phù hợp
- Sử dụng phần mềm CAD CAM để thiết kế theo phương án đã chọn
- Dự đoán tình trạng răng sau khi được lặp đặt

11
BT môn CAD/CAM và CNC
• Các phần mềm CAD/CAM được sử dụng để thiết kế: Chương trình phần mềm
cấu trúc CAD/CAM hiện có trên thị trường đang không ngừng được cải tiến,
tuy nhiên các hệ thống nha khoa thường sử dụng các phần mềm do chính họ tự
phát triển dẫn đến khó tìm được các thong tin về phần mềm này:
- Hệ thống CAD/CAM nha khoa Everest sử dụng phầm thiết kế CAD
KavoMultiCAD
- hệ thống CAD/CAM nha khoa LAVA: sử dụng phần mềm thiết kế LAVA
Design
- Bước 3: Sản xuất răng sứ bằng các máy CNC

Hình 8: Gia công răng trên máy CNC


• Quy trình thực hiện:
- Nhận dữ liệu từ phần mềm CAD sau đó được chuyển đổi thành mã máy.
- Mã này sẽ hướng dẫn máy móc CNC (Computer Numerical Control) trong
quá trình cắt hoặc đúc răng sứ từ vật liệu như sứ hoặc zirconia.
- Mã máy này được sử dụng để điều khiển máy móc thực hiện các quá trình
cắt, gia công, hoặc đúc để tạo ra răng sứ theo thiết kế từ phần mềm CAD.
- CAM đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra với độ chính xác cao.
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh răng sau khi hoàn tất quá trình sản
xuất

12
BT môn CAD/CAM và CNC

Hình 9: Răng đã được gia công từ quá trình trên


• Quy trình thực hiện
- Nhận răng sứ từ bộ phận sản xuất,
- So sánh với mô hình thiết kế ban đầu.
- Thực hiện các hiệu chỉnh cuối trước khi lắp đặt nếu có sự sai lệch so với mô
hình thiết kế
- Bước 5: Lắp đặt và điều chỉnh cuối cùng

Hình 10: Lắp đặt răng và điều chỉnh


• Quy trình thực hiện:
- Nhận răng sứ đã hoàn thiện, kiếm tra răng lần cuối trước khi lắp đặt
- Tiến hành lắp đặt vào miệng bệnh nhân

13
BT môn CAD/CAM và CNC
- Nha sĩ có thể tiến hành điều chỉnh cuối cùng để đảm bảo sự thoải mái và phù
hợp tốt nhất cho bệnh nhân.
- Theo dõi bệnh nhân sau quá trình lắp đặt

Quy trình phục hồi, chỉnh sửa nha truyền thống cũng có thể kết hợp với việc ứng dụng
CAD/CAM (do thiếu 1 số dụng cụ, điều kiện, tài chính không phù hợp, …).

Hình 11: Sơ đồ quy trình phục hồi, chỉnh sửa nha khoa
1.2.2. Đặc điểm của việc ứng dụng CAD/CAM vào nha khoa

Sự nổi trội của việc ứng dụng CAD/CAM là việc ứng dụng vào quy trình CEREC, nó
tạo ra nhiều đặc điểm nổi bật cho việc phục hồi và chỉnh sửa nha khoa

Ưu điểm:

- Có thể sử dụng hoàn toàn các vật liệu không gây kích ứng;
- Tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân;
- Tiết kiệm vật liệu cũng như gia tăng năng suất;
- Tạo ra cảm giác dễ chịu hơn khi phục hồi bằng kim loại;
- Tốt cho nướu;
- Độ chính xác cao hơn so với việc phục hồi, chỉnh sửa truyền thống;
- Giá trị thẩm mỹ cao.

14
BT môn CAD/CAM và CNC
Hạn chế:

- Chi phí đầu tư cao;


- Giá thành phục hồi, chỉnh sửa cao;
- Đòi hỏi nha sĩ có kiến thức về CAD/CAM.

1.3. Kết luận

Qua những kết quả lâm sàng, CAD/CAM đã chứng minh hiệu suất của mình trong việc
tạo ra các biên dạng phức tạp, tạo ra hiệu suất cao và sự thuận tiện cho người dùng hơn hẳn
phương pháp phục hồi truyền thống.

Ứng dụng CAD/CAM vào nha khoa cũng làm cho những nghiên cứu nha khoa dễ dàng
và thuận tiện hơn, và có thể kiểm soát hoặc dự đoán trước được chất lượng, đọ phù hợp
cũng như độ bền của việc phục hồi một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số vật liệu không
gây kích ứng cho người cũng được ứng dụng rộng rãi hơn, góp phần tăng trải nghiệm người
dùng.

Sự phát triển của công nghệ số, công nghệ sản xuất cũng thúc đẩy quá trình công nghệ
hóa lĩnh vực nha khoa, và giúp nâng cao chất lượng cũng như độ bền của việc phục hồi,
chỉnh sửa răng miệng.

15
BT môn CAD/CAM và CNC
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG
SẢN XUẤT MẪU QUẢNG CÁO

2.1. Khái quát về in 3D

In 3D (Three-Dimensional Printing) là một phương pháp sản xuất và tạo hình các đối
tượng bằng cách xây dựng chúng từ lớp này qua lớp khác, tạo ra các sản phẩm ba chiều với
độ chính xác và chi tiết cao. Công nghệ in 3D đã thay đổi cách chúng ta thiết kế, sản xuất
và tạo ra các đối tượng, cho phép chúng ta tạo ra hầu hết mọi thứ từ các chi tiết phức tạp
cho đến các sản phẩm hoàn chỉnh.

Các công nghệ in 3D hiện nay:

- Công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling) ...


- Công nghệ SLA (Stereolithography) ...
- Công nghệ DLP (Digital Light Processing) ...
- Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering) ...
- Công nghệ SLM (Selective Laser Melting) ...
- Công nghệ EBM (Electron Beam Melting) ...
- Công nghệ LOM (Laminated Object Manufacturing)
- Công nghệ Binder Jetting

Ứng dụng của in 3D rất đa dạng và trải rộng, từ sản xuất công nghiệp, y tế, đến giáo dục
và nghệ thuật. Công nghệ này đã thúc đẩy sự sáng tạo và tối ưu hóa trong nhiều ngành, cho
phép sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh và các mô hình thử nghiệm một cách hiệu quả.

2.2. Ứng dụng công nghệ LOM trong sản xuất mẫu quảng cáo 3D

Công nghệ LOM (Laminated Object Manufacturing) là một phương pháp sản xuất bằng
cách lớp lớp chồng các lớp vật liệu lại với nhau để tạo ra sản phẩm 3D. LOM thường được
sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất khuôn, mô hình, và các sản phẩm khác có yêu
cầu về độ chính xác không cao

Nguyên lý quá trình công nghệ LOM:

Đầu tiên, thiết bị nâng (đế) ở vị trí cao nhất cách con lăn nhiệt một khoảng bằng đúng
độ dày của lớp vật liệu, tiếp theo con lăn nhiệt sẽ cán lớp vật liệu này, dưới bề mặt của vật
16
BT môn CAD/CAM và CNC
liệu có chất kết dính mà khi được ép và gia nhiệt bởi trục lăn nó sẽ giúp lớp này liên kết với
lớp trước. Hệ thống quang học sẽ đưa tia laser đến để cắt vật liệu theo hình dạng hình học
của mô hình đã tạo từ CAD. Vật liệu được cắt bởi tia laser theo đường viền của mặt cắt lát.
Phần vật liệu dư sẽ được thu hồi bằng con lăn hồi liệu. Sau đó đế hạ xuống theo cẩu nâng
hạ xuống thấp và vật liệu mới được nạp vào, cơ cấu lại nâng lên chậm đến vị trí thấp hơn
chiều cao trước đó, trục cán sẽ tạo liên kết giữa lớp thứ hai với lớp thứ bằng đúng chiều dày
lớp vật liệu kế tiếp. Chu kỳ này được lặp lại cho đến khi kết thúc.

Những vật liệu dư đóng vai trò như cơ cấu phụ trợ để đỡ cho chi tiết. Vật liệu dư này
cũng được cắt thành những đường ngang dọc. Những đường giao tuyến song song này làm
bong những vật liệu dư để nó được lấy đi dễ dàng sau khi chế tạo. Sau đó, bề mặt của chi
tiết có thể được đánh bóng, xi mạ, hoặc sơn phủ theo yêu cầu.

Hình 12: Nguyên lý quá trình sử dụng công nghệ LOM trong quá trình in mẫu quảng cáo
3D
Lý do chọn công nghệ LOM để sản xuất mẫu quảng cáo 3D:

- Quy trình sản xuất có chi phí thấp


- Nguyên liệu đầu vào đa dạng, có thể là giấy, nhựa, chất dẻo, kim loại,..
- Với những nguyên liệu đầu vào rẻ tiền nhưng có thể làm ra mẫu với đa dạng màu
sắc, bắt mắt
- Tốc độ sản xuất nhanh
- Mẫu có thể đa dạng về kích thước cũng như hình dáng

17
BT môn CAD/CAM và CNC
Quy trình sản xuất 1 mẫu quảng cáo 3D:

Tạo mô Chuyển sang Kiểm tra Chế tạo chi tiết với Xử lý tinh
hình 3D file .STL file sự hỗ trợ của LOM
Spice

Hình 13: Sơ đồ sản xuất mẫu quảng cáo 3D


- Bước 1: Tạo mô hình 3D: Một mô hình 3D của đối tượng cần tạo được tạo
bằng phần mềm thiết kế Autocad 3D hoặc nhập từ một nguồn khác

Hình 14: Thiết kế bản vẽ mẫu


- Bước 2: Chuyển sang file .STL, kiểm tra file: Mô hình 3D được chuyển đổi
thành tệp dữ liệu phù hợp với máy in LOM. Phần mềm hệ thống LOM Spice
tính toán và điều khiển các chức năng cắt

Hình 15: Chuyển đổi file và nhập dữ liệu vào máy in 3D


- Bước 3: Chế tạo chi tiết: Máy in LOM sử dụng một cuộn chất liệu. Các lớp
của chất liệu này sau đó được cắt theo hình dạng của từng lớp của đối tượng
3D. Sau khi cắt, một lớp mới được đặt lên lớp trước đó và dán lại với nhau
bằng keo hoặc nhiệt độ.

18
BT môn CAD/CAM và CNC

Hình 16: Cho nguyên liệu dạng cuộn vào máy, chất kết dính, nguồn nhiệt,…

Hình 17: Bắt đầu quá trình in

Hình 18: Lấy sản phẩm ra và xử lý phần dư

Hình 19: Sản phẩm hoàn thiện

19
BT môn CAD/CAM và CNC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. The application of CAD / CAM technology in Dentistry, I Susic, Innovative Ideas in


Science 2016

2. CAD/CAM in dentistry – a critical review, Adriana Postiglione Bührer Samra, Journal


of Dental Science 2016

3. CAD/CAM in Restorative Dentistry, Dr. Anil K Tomer, International Journal of


Medical Science and Diagnosis Research 2021

4. Dentaly.org

5. Dental Advisor: CAD/CAM Dentistry – 2008, DrBicuspid.com

6. Sculpteo.com/en/glossary/lom-definition

7. What is Laminated Object Manufacturing? By Elizabeth Peterson – 2013

8. Laminated Object Manufacturing: Creating Strength With Layers by Benedict


O'Neill – 2021

9. Laminated Object Manufacturing (LOM) 3D Printing – pick3dprinter.com/lom-3d-


printing

20

You might also like