You are on page 1of 5

3.

Nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu - Lễ hội Cầu Ngư

Từ xưa đến nay, Lễ hội Cầu Ngư được xem là nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng cư
dân vùng ven biển Duyên hải Trung Bộ, nó được gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông.

Lễ hội Cầu Ngư không chỉ thể hiện bản sắc văn hoá dân gian độc đáo, nó còn mang tính
vùng miền của mỗi ngư dân địa phương có di sản mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu
và phát huy sự đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc, là cơ hội phát huy giá trị văn hóa
biển Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội Cầu ngư chính là nguồn sử liệu, là những bằng
chứng xác thực về chủ quyền biển đảo và kinh nghiệm ứng xử với biển đảo của các thế hệ
người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai…

Lễ hội Cầu ngư nhằm cầu quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, cầu cho ngư dân đi biển
được mùa bội thu. Đây còn là một nét đẹp văn hóa địa phương, thể hiện đạo lý uống nước
nhớ nguồn, tri ân các thế hệ tiền nhân đã góp phần xây dựng nghề biển.

Đồng thời, lễ hội còn là nơi lưu giữa các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống và là
một lễ hội quan trọng cần được duy trì bảo tồn và phát huy.

3.1 Nguồn gốc lễ hội

Lễ hội cầu ngư có bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, đây là một trong những vị thần
biển được thờ phụng bởi người dân vùng Nam Trung Bộ. Ông Nam Hải là cách gọi tên
của loài cá voi một cách trang nghiêm. Người dân coi cá voi chính là vua biển cả bởi
chúng có thân hình to lớn nhưng bản tính lại hiền lành, thường cứu giúp dân chài lưới khi
gặp nạn trên biển.

Thế nên nếu có cá voi nào chết và trôi dạt vào bờ ven biển thì các người dân vùng làng
chài có trách nhiệm phải làm tang lễ long trọng để thể hiện sự thành kính, biết ơn. Đồng
thời là cầu nguyện cho Ông Nam Hải sẽ luôn dõi theo và phù hộ cho ngư dân được bình
an và no ấm. Dần dần tục lệ tế lễ ngư ông được hình thành hàng năm, cho đến ngày nay
thì lễ hội mang tên là Cầu Ngư.

Chính bởi thế nên cứ vào độ từ tháng Giêng đến tháng Sáu âm lịch hàng năm, ngư dân
sinh sống tại các làng ven biển ở các địa phương ven biển lại cùng nhau tổ chức Lễ hội
Cầu Ngư. Lễ hội vừa là một nét đẹp, một phong tục trong đời sống văn hóa nhằm thể hiện
sự biết ơn của ngư dân dành cho Cá Ông, đồng thời là dịp để họ cầu mong, gửi gắm
những hy vọng về một năm dong buồm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những
khoang thuyền đầy ắp ‘lộc trời’.

3.2. Đặc điểm lễ hội Cầu Ngư


3.2.1 Thời gian, địa điểm lễ hội Cầu Ngư

 Thời gian lễ hội Cầu Ngư

Mùa Xuân cũng là mùa của lễ hội, ngay sau Tết Nguyên Đán cả nước lại rộn ràng với
hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh
của con người Việt Nam. Từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội đồng bào của người dân
Tây Nguyên…lễ cầu ngư của người miền xuôi và người vùng biển, đâu đâu cũng lấp lánh
vẻ đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Suốt một dải duyên hải miền
trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Tết Nguyên Đán vừa xong, người dân hầu hết các
làng chài đã bắt tay chuẩn bị ngay lễ hội Cầu Ngư.

Ngày tháng tổ chức lễ hội cầu ngư ở từng địa phương từ sau Tết Nguyên Đán mỗi nơi lấy
ngày tháng, thuận lợi của từng vùng tùy thuộc theo thời tiết, con trăng, mùa cá nổi có
khác nhau. Có nơi lấy ngày phát hiện cá Ông lụy, có nơi lấy ngày cá Ông được triều đình
sắc phong, có nơi kết hợp với lễ xuống mùa đi biển để tổ chức, cũng có nơi kết hợp với lễ
lệ nông nghiệp như lễ cầu mưa, lễ cầu an để tổ chức. Lễ hội này được tiến hành, coi như
một hình thức “ngày giỗ ông” vậy. Có nơi tổ chức hàng năm hay 2, 3 năm một lần hoặc
cũng có nơi khi có điều kiện mới tổ chức.

Nói chung chung lễ hội Cầu Ngư ở ven biển miền Trung được tổ chức trong khoảng thời
gian từ tháng Giêng âm lịch đến tháng 12 âm lịch tập trung nhiều nhất vào tháng Giêng
và tháng 2 âm lịch.

 Địa điểm lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại mỗi địa phương, địa điểm tổ chức khác nhau.

Lễ hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức
trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống,
mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Được tổ
chức trang nghiêm với lễ rước thuyền Long Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã
để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến
trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời
yên, biển lặng; đánh bắt được nhiều hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người,
phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi.

Tại Thừa Thiên - Huế, lễ hội cầu ngư làng Thái Dương thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang đã diễn ra ngày 17 và sáng 18 tháng 2 tại sân đình Thái Dương theo chu kỳ cứ 3
năm tổ chức một lần (tam niên đáo lệ).

Tại thành phố Đà Nẵng, lễ hội cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển các phường
Hòa Hiệp, Xuân Hà, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Mân Thái, An Hải Tây, Quận Thanh
Khê, Bắc Mỹ An… Lễ hội được diễn ra trong hai ngày đêm vào các ngày trong tuần
tháng 3 âm lịch hàng năm Lễ hội cầu ngư ở Bình Định, cúng "ông Nam Hải" hay cá voi
để cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Lễ hội
cầu ngư thường được tổ chức ở lăng thờ cá voi vào dịp mùa xuân. Đây là nơi cải táng hài
cốt của cá voi (cá Ông) chết trôi dạt vào bờ. Như vậy, địa điểm diễn ra lễ hội cầu ngư ở
từng địa phương có sự khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn được tổ chức trên bãi biển hay lăng
thờ cá Ông.

3.2.2. Quy trình lễ hội Cầu Ngư

Về cách thức thực hiện, với từ Lễ Hội Cầu Ngư thì chúng ta có thể hình dung được Lễ hội
này gồm 2 phần là phần Lễ với các nghi thức cầu cúng trang nghiêm, phần Hội được tổ
chức với các trò chơi dân gian tạo không khí vui vẻ.

 Phần Lễ

Tùy theo mỗi địa phương, lễ hội Cầu Ngư được tổ chức trong vòng 2 hoặc 3 ngày. Tuy
diễn ra chỉ vài ngày nhưng công tác chuẩn bị cho phần lễ khá công phu.

Đầu tiên là phần Lễ của Lễ hội Cầu Ngư, bao gồm Lễ Nghinh Ông, lễ cầu an, cầu ngư
trên biển với mục đích tưởng nhớ các bậc tiền nhân quá cố. Ở phần này, bàn thờ sẽ được
trang hoàng hết sức rạng rỡ và trang nghiêm. Còn ở nhà, các ngư dân sẽ đặt bàn hương
án, bày đồ lễ cúng. Trên tàu thuyền đều sẽ được giăng đèn kết hoa, trang trí vô cùng bắt
mắt.

Ngay từ sáng sớm, nghi thức lễ nghinh Ông đã được diễn ra rất uy nghiêm bên bờ biển,
có những nơi sẽ tổ chức Lễ Cầu Ngư từ làng này sang làng khác để tỏ thái độ đoàn kết
giữa mọi người với nhau. Sau đó, đại diện các bô lão trong làng sẽ đứng ra quỳ lạy, làm lễ
trước kiệu thờ Cá Ông được đặt hướng ra biển. Khi tham gia làm lễ, mọi người đều ăn
mặc trang phục truyền thống, khăn áo chỉnh tề vì Lễ hội Cầu Ngư có ý nghĩa quan trọng
với đời sống tâm linh của các ngư dân. Kế đó, trong phần tế lễ sẽ có đầy đủ lễ tế Sanh, tế
Đình, tế Bà Thiên YANA và cuối cùng là tế ông Nam Hải. Thông thường, vật phẩm dâng
cúng bao gồm các loại đặc sản Phú Yên và hương, hoa. Sau khi

dâng lễ vật, chủ tế sẽ đọc văn tế ca ngợi công đức các vị tiền hiền, thủy thần đã phù hộ
cho ngư dân lưới nặng cá đầy, giúp họ có được cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm
qua.

 Phần Hội

Sau phần Lễ nghiêm trang, là đến phần Hội nhộn nhịp và sôi động của Lễ hội Cầu Ngư.
Với mục đích nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các ngư dân khi lênh đênh trên biển
cả, tạo khí thế cho một mùa đánh cá mới, người dân và các tín đồ “xê dịch” sẽ tham gia
các trò chơi dân gian mang đậm đặc trưng vùng biển, có thể kể đến như lắc thúng, đua
thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… Còn về văn nghệ, bạn sẽ được nghe những dòng nhạc
truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như hát tuồng, hò bá khoan, đặc biệt là múa hát bả
trạo (bả: có nghĩa là nắm, trạo mang ý nghĩa chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các
thành viên trong một con thuyền, khi phải vượt qua muôn ngàn sóng to gió lớn mới mang
về một mùa bội thu.

Sau đó, vào buổi tối, làng còn mời các đoàn hát bội, ca Huế và diễn miễn phí. Ngoài ra,
du khách còn được chiêm ngưỡng lễ thả thuyền cúng các linh hồn đã mất trên biển, lễ
phóng sanh, hay lễ phá cổ …

3.2.3. Ý nghĩa

Bắt nguồn từ nét hoạt động ngư nghiệp của cư dân tại các vạn chài, Lễ hội Cầu Ngư Đà
Nẵng gần giống như một tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông (Cá Voi) gắn liền đến sự phát triển
bền vững và lâu dài trên biển cả của các ngư dân. Lễ Cầu Ngư cũng sẽ là cơ hội để thể
hiện lòng biết ơn đối với vị phúc thần này bởi đã nhiều lần giúp đỡ ngư dân, ghe thuyền
vượt qua hoàn cảnh thiên nhiên khó khăn, sóng to gió lớn trên biển cả mênh mông. Tiếp
đến sẽ là lời cầu nguyện xin Thần Linh Nam Hải ban cho một năm mới “Trời yên biển
lặng, tôm cá đầy khoang”, “tấn tài, tấn lộc, tấn bình an”.

Hơn thế nữa, Lễ hội cầu Ngư sẽ là dịp để bà con ở đây động viên nhau giữ gìn nghề
truyền thống, bám biển mưu sinh, sau đó là giúp họ xây dựng nét sinh hoạt văn hóa
truyền thống qua các trò chơi dân gian, tạo động lực cho mùa ra khơi đánh bắt mới.

3.3. Kết luận

Lễ hội Cầu ngư là một tục lệ văn minh trong nghề biển, vừa mang ý nghĩa tâm linh là
không sát sinh cá trứng, vừa mang ý nghĩa nhân văn tôn trọng tự nhiên và bảo tồn nguồn
lợi thuỷ sản, tránh đánh bắt theo kiểu tận diệt.

Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống
tinh thần và tâm linh của ngư dân, lễ cầu cư - cúng cá Ông trong thời đại ngày nay cũng
cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cá voi, loài động vật đang đứng
trước nạn tuyệt chủng do bị khai thác, đánh bắt quá mức. Ngày nay, khi các quốc gia trên
thế giới kêu gọi tham gia công ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những người
dân chài Việt Nam đã tham gia bảo vệ loài vật này theo cách làm riêng của mình.

Lễ hội Cầu Ngư không chỉ đơn giản là hoạt động tín ngưỡng, “liều thuốc” tâm linh, mà
còn là nơi để giữ gìn nhiều loại hình nghệ thuật đã ra đời và vẫn được giữ gìn, lưu truyền
cho đến tận ngày nay. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và phát
huy.

Tổng kết

Vẻ đẹp của miền Trung không chỉ ở phong cảnh mà còn nằm ở trong tính cách, khí phách
của người dân ở đây. Một sự chất phác, dung dị mà ân cần, thơm thảo nhưng cũng lắm
ngang tàng được thể hiện trong cách ứng xử, giao tiếp hang ngày giữa người với người và
với sự đối chọi lại tự nhiên.
Có lẽ bởi, sinh ra trên dải đất nghèo khó, phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong cả
nước nên con người đất này dù có đi đâu về đâu, dù xuôi Nam ngược Bắc vẫn luôn biết
vươn lên, vượt trên hết thảy những đau thương để tồn tại.

Cái khí chất ăn sóng, nói gió của những cư dân miền biển lại cũng góp vào sắc thái tiếng
Việt cái mạnh mẽ, cái độ nồng như mang theo cả gió biển và cát nóng khiến người người
nghe là phải nhơ nhớ.

Bên cạnh đó, những câu hò Ví dặm, những điệu ca Huế, những bài Vè cá biển, Hò mái
ngơi… dặt dìu êm ái cũng đã góp phần nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ con dân miền Trung.
Ở nơi đó, nghe tiếng dạ thưa của người đất Quảng đã thấy mến, nhớ về các nữ sinh xứ
Huế với tà áo tím là thấy yêu, những ngư dân rắn rỏi trước biển khơi cho đến những con
người đã ngã xuống năm xưa để bảo vệ quê hương thì chắc rằng, bất cứ ai cũng không
khỏi bận lòng thương cảm.

Ngay trong mỗi tâm thức của người dân miền Trung xa xứ cũng vẫn luôn một lòng một
dạ nhớ về đất Mẹ thương yêu. Có lẽ, chính ở những nơi mà cuộc sống lo toan bộn bề nhất
lại là nơi cho những mầm yêu thương quê hương, tình yêu đất nước nở đóa hoa đẹp nhất.

Vâng, miền Trung là vậy, con người miền Trung là vậy - cứ âm thầm chịu đựng bao khó
khăn, bao đau khổ mà chưa một lần thống thiết kêu than, ngay cả cảnh sắc thiên nhiên
cũng vẫn cứ đẹp đến nao lòng trong chính sự nghiệt ngã của khí hậu xứ này. Dường như
niềm hạnh phúc của “con gánh đôi” là chỉ được thấy 2 đầu con gánh được tròn trịa, ấm
no? Phải rồi. Bởi thế nên cả nước Việt vẫn luôn hướng về mảnh đất này với tên gọi trìu
mến: “miền Trung ruột thịt”.

You might also like