You are on page 1of 1

- Lượng cặn từ khu xử lý: 2.500m3/ngày x 80g/m3 SS = 200kg/ngày.

- Lượng cặn sinh ra từ hóa chất PAC: 25kg/ngày (theo tính toán châm PAC)
 Tổng lượng cặn: 200+25 = 225kg/ngày
- Nồng độ bùn đầu vào đối với nước từ bể lắng ngang và bể lọc được xử lý bằng
phèn, xả định kỳ liên tục trong ngày có nồng độ từ 0,1%-0,5% (theo giáo trình
xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp của tác giả Trịnh Xuân Lai –
NXB xây dựng – trang 497): với dự án này chọn bùn có nồng độ 0,2%, tỷ
trọng bùn tươi là 1,01tấn/m3. Thể tích nước chứa bùn mỗi ngày được xả vào
sân phơi là: 225/(0,2%*1010) = 112,5m3/ngày
- Nồng độ bùn đầu ra sau 4 ngày phơi đạt nồng độ cặn khoảng 15%, ứng với tỷ
trọng 1,1tấn/m3 => thể tích bùn sau khi được phơi là: 225*/(15%*1100)=
1,36m3/ngày.
Tổng diện tích sân phơi thiết kế là 160m 2, được chia làm 05 ô, mỗi ngày xả
vào 01ô có diện tích 32m2 => chiều dày lớp bùn hình thành trong sân phơi là:
t = V/F = 1,36/32 = 0,0425m = 42,5mm
- Do sân phơi được chia làm 05 ô, do đó sau khi phơi 04 ngày bùn được xúc ra
khỏi sân phơi và chuyển về nơi xử lý theo quy định để thực hiện các quy trình
xả tiếp theo.

You might also like