You are on page 1of 7

Phép tính vi phân hàm nhiều biến số

Bài 25.
Một công ty độc quyền tiến hành sản xuất một loại sản phẩm ở hai cơ sở với các hàm chi
phí tương ứng là: C1  128  0, 2Q12 ;C2  156  0,1Q22 (Q1, Q2 : lượng sản phẩm sản xuất tại cơ
sở 1 và 2). Hàm cầu ngược về sản phẩm của công ty có dạng: p=600-0,1Q, trong đó:
Q  Q1  Q 2 và Q<6000.
a) Hãy xác định lượng sản phẩm cần sản xuất ở mỗi cơ sở để tối đa hoá lợi nhuận.
b) Tại mức sản lượng làm tối đa hoá lợi nhuận, hãy tính độ co giãn của cầu theo giá.

Bài 26.
Một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm. Gọi Q1 và Q 2 là sản lượng tương ứng của
các loại sản phẩm đó. Giả sử hàm lợi nhuận là:   15Q1  12Q2  3Q1Q22  Q13
Hãy xác định các sản lượng cần sản xuất Q1 và Q 2 sao cho doanh nghiệp thu được lợi
nhuận tối đa.

Bài 27.
Một doanh nghiệp độc quyền bán hàng ở hai thị trường với giá khác nhau. Hàm cầu của
các thị trường về hàng hoá này: Q1  20  0,5p1 ;Q 2  31, 2  0, 4p 2 . Hàm chi phí cận biên của
doanh nghiệp là MC=15+Q, trong đó Q  Q1  Q 2 . Doanh nghiệp nên chọn giá bán và sản
lượng ở mỗi thị trường bao nhiêu để có lợi nhuận cực đại? Biết chi phí cố định bằng 100.
Câu 3.
Một trung tâm thương mại nhận thấy rằng doanh thu của trung tâm phụ thuộc vào thời
lượng quảng cáo trên đài phát thanh (x - phút) và trên truyền hình (y - phút) với hàm doanh
thu như sau:
TR  320x  2x 2  3xy  5y 2  540y  2000
Chi phí cho mỗi phút quảng cáo trên đài phát thanh là 1 triệu đồng, trên truyền hình là 4
triệu đồng. Ngân sách chi cho quảng cáo là 180 triệu đồng.
a) Hãy xác định x,y để cực đại doanh thu
b) Nếu ngân sách chi cho quảng cáo tăng 1 triệu đồng thì doanh thu cực đại sẽ tăng
bao nhiêu?

Bài 28.
Một doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên MC(Q)  3Q 2  4Q  6 , với Q là sản lượng.
a) Hãy tìm hàm tổng chi phí của doanh nghiệp, biết chi phí cố định bằng 15.
b) Hãy xác định hàm chi phí biến đổi bình quân AVC(Q) và mức sản lượng cực
tiểu hóa hàm này.

Bài 29. Công ty độc quyền B sản xuất và cung ứng cho thị trường một loại sản phẩm trong
điều kiện thực hiện chiến lược phân biệt giá, với các hàm cầu sau:
Q1  16  0, 4p1 ; Q 2  12  0, 25p 2 ; ở đây pi , Qi kí hiệu là giá và sản lượng tại thị trường i, (i
= 1, 2). Hãy xác định mức cung và giá bán tại mỗi thị trường để tổng doanh thu của công
ty đạt cực đại.

Bài 30.
Một doanh nghiệp độc quyền sản xuất hai loại sản phẩm. Cho biết hàm cầu đối với hai loại
p
sản phẩm đó như sau: Q1  210  p1 , Q 2  60  2 ; với hàm chi phí kết hợp
3
C  30(Q1  Q 2 ) , hãy cho biết mức sản lượng Q1 , Q 2 và giá bán tương ứng để doanh
nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
1 1
Bài 31. Tìm lượng lao động L và lượng vốn K để hàm lợi nhuận   3L3 K 3  L  0, 01K đạt
cực đại toàn cục.

Bài 32.
Một hộ gia đình có hàm lợi ích tiêu dùng với hai loại hàng hóa như sau
U(x1 , x 2 )  5x10,4 x 0,6
2

Ngân sách tiêu dùng là 3000 USD, giá một đơn vị hàng hóa thứ nhất là 3USD và giá một
đơn vị hàng hóa thứ hai là 5USD.
a) Tìm gói hàng hóa mà tại đó hộ gia đình có lợi ích tiêu dùng đạt giá trị lớn nhất,
với điều kiện x1  0, x 2  0.
b) Nếu ngân sách tiêu dùng của hộ giảm 1USD thì mức lợi ích tối đa giảm bao
nhiêu?

Bài 33.
Doanh nghiệp độc quyền C có hàm cầu ngược p   0,1Q 2  30 . Hãy xác định mức cung và
giá bán của doanh nghiệp để tối đa hóa doanh thu.

Bài 34.

Công ty độc quyền A sản xuất và cung ứng cho thị trường một loại sản phẩm trong điều
kiện thực hiện chiến lược phân biệt giá với các hàm cầu ngược:
p1  920  4Q1 ; p 2  440  3Q 2 ; ở đây pi , Qi kí hiệu là giá và sản lượng tại thị trường i, (i =
1, 2).Hàm tổng chi phí có dạng:
C(Q)  4Q12  Q1Q2  5Q22  C0

a) Với C0  500 , hãy xác định mức sản lượng và giá bán tại mỗi thị trường để tổng
lợi nhuận đạt cực đại; Tìm hệ số co dãn của tổng lợi nhuận cực đại theo C 0 và
giải thích ý nghĩa.
b) Tại mức sản lượng xác định ở câu a), tổng doanh thu của công ty có đạt cực đại
không? Tại sao?

Bài 35.
Một doanh nghiệp có hàm chi phí cận biên MC(Q)  0,9Q 2  6Q  19 , với Q là sản lượng.
a) Hãy tìm hàm tổng chi phí của doanh nghiệp, biết chi phí cố định bằng 30.
b) Hãy xác định hàm chi phí biến đổi bình quân AVC(Q) và mức sản lượng cực
tiểu hóa hàm này.

Bài 36.
Cho hàm chi phí trung bình của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
AC(Q)  12 / Q  0,5Q  0, 25Q 2  10 , (Q- số đơn vị sản phẩm)
a) Tìm hàm chi phí cận biên.
b) Với giá bán p  106 , Tìm Q* thỏa mãn điều kiện cần cực đại lợi nhuận.

Bài 37.
Một công ty độc quyền có hàm tổng chi phí C(Q)  4000  10Q  0,1Q2 (Q- sản lượng) và
hàm cầu Q  212  2p (p-giá bán).
a) Tìm Q để cực tiểu hàm chi phí bình quân.
b) Tại mức sản lượng Q tìm được ở câu a), cho biết khi Q tăng 1 đơn vị thì lợi
nhuận thay đổi như thế nào? Mức sản lượng này có làm lợi nhuận cực đại không?

Bài 38.
Một công ty độc quyền sản xuất hai loại hàng hóa 1và 2. Hàm cầu đối với hai loại hàng
hóa lần lượt là: p1  300  7Q1; p 2  525  4Q 2 ; ở đây Q i kí hiệu là sản lượng hàng hóa i,
(i = 1, 2).Hàm tổng chi phí(hỗn hợp) có dạng:
C(Q)  600  2Q12  3Q1Q2  Q22

Hãy tìm các mức sản lượng sao cho cực đại lợi nhuận.

Bài 39.
1. Hàm lợi ích tiêu dùng của hộ gia đình có dạng
U  x, y   10xy  3x 2  2y 2 , (x, y) – gói hàng hóa, (x  0, y  0)

a) Hàm lợi ích có thể hiện quy luật lợi ích cận biên giảm dần không?
b) Hãy viết phương trình bàng quan di qua điểm  x  2, y  2  và tìm độ dốc của
đường này tại  x  2, y  2  và giải thích ý nghĩa của giá trị tìm được.
Bài 40.
Một hộ gia đình có hàm lợi ích tiêu dùng với hai loại hàng hóa như sau
U(x1 , x 2 )  20x10,45 x 0,55
2 , (x1  0, x 2  0)

Trong đó x1 , x 2 tương ứng là số đơn vị của hai loại hàng hóa với giá p1  6, p 2  11 . Ngân
sách tiêu dùng là B = 600.
a) Lập hàm Lagrange để tìm cực trị hàm lợi ích trong điều kiện ràng buộc ngân
sách dành cho tiêu dùng.
b) Tìm gói hàng cực đại hàm lợi ích.
c) Khi ngân sách tiêu dùng tăng 1đơn vị thì mức lợi ích cực đại tăng bao nhiêu đơn
vị?

Bài 41.
Một công ty độc quyền có hàm tổng chi phí C(Q)  4000  5Q  0,1Q2 (Q- sản lượng) và hàm
cầu Q  212  2p (p-giá bán).
a) Tìm Q để cực tiểu hàm chi phí bình quân.
b) Tại mức sản lượng Q tìm được ở câu a), cho biết khi Q tăng 1% thì lợi nhuận
thay đổi bao nhiêu %?

Bài 42.
Cho hàm lợi ích tiêu dùng của hộ gia đình có dạng U  x1 , x 2   x1x 2 , trong đó x1 , x 2 lần lượt
là số lượng sản phẩm thứ nhất và thứ hai được tiêu dùng. Cho giá một đơn vị sản phẩm
tương ứng với hai sản phẩm là p1 , p 2 , lợi ích hộ gia đình là u 0 ; p1 , p 2 , u 0  0 .
a) Sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange tìm lượng sản phẩm tiêu dùng mỗi loại
sao cho lợi ích bằng u 0 với ngân sách chi tiêu là cực tiểu.
b) Với p1  8, p 2  4, u 0  8 , hãy tìm lời giải cụ thể cho câu hỏi a).
c) Với dữ kiện câu b) nếu mức lợi ích u 0 tăng 1 đơn vị thì ngân sách chi tiêu cực
tiểu tăng bao nhiêu đơn vị?
d) Nếu mức lợi ích u 0 tăng 1% thì ngân sách chi tiêu cực tiểu tăng bao nhiêu %

Bài 43. Dùng phương pháp Lagrange, tìm L và K để cực tiểu hóa hàm chi phí
1 1
C  L  0, 01K (L  0, K  0) , với ràng buộc: L2 K 2  20 .

Bài 44.
Cho hàm sản xuất của doanh nghiệp như sau: Q  15K 0,4 L0,4 , trong đó Q là sản lượng, K là
vốn và L là lao động.
a) Phải chăng quá trình sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả giảm theo qui mô?
Giải thích.
b) Viết hàm lợi nhuận. Tìm giá trị của K và L thỏa mãn điều kiện cần để cực đại
hàm lợi nhuận biết giá vốn, giá lao động thứ tự là p K  2, p L  4 và giá bán sản
phẩm p = 1.
Bài 45.
Công ty M chuyên sản xuất một mặt hàng A, có hàm sản xuất phụ thuộc hai yếu tố vốn K
và lao động L như sau: Q  40K 0,4 L0,6 trong đó Q là sản lượng và K  0, L  0
a) Khi tăng vốn 1% và lao động 1,2% thì sản lượng tăng bao nhiêu %?
b) Cho biết giá vốn và lao động lần lượt là p K  11, p L  20 , với khả năng chi phí tối
đa cho vốn và lao động là C = 6600. Hãy sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange
tìm K và L cực đại sản lượng Q.

Bài 46.
Một hãng sử dụng hai yếu tố đầu vào số lượng x, y với giá tương ứng px  12, p y  8 . Biết
hàm sản xuất Q  10x 0,6 y0,4 , Q – sản lượng.
a) Xác định mức các yếu tố đầu vào sao cho tổng chi phí cho các yếu tố này là nhỏ
nhất nếu hãng cần mức sản lượng Q0  420 .
b) Hãy cho biết ở mức chi phí nhỏ nhất cho hai yếu tố tìm được ở câu a), nếu cần
thêm một đơn vị sản lượng thì chi phí sẽ tăng bao nhiêu đơn vị?

You might also like