You are on page 1of 14

Trường:THCS Ngô Thì Nhậm Họ và tên giáo viên:

Tổ:Sử - Địa - GDCD Đậu Thị Yến

Ngày soạn: 05/11/2023

Ngày dạy: 21/11/2023

CHỦ ĐỀ : HỆ THỐNG SÔNG NGÒI Ở ĐÀ NẴNG


Nội dung giáo dục của địa phương lớp 6

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. Mục tiêu bài học

a. Năng lực

* Năng lực đặc thù

Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng kênh hình và kênh chữ xác định được các con sông trên bản
đồ, tìm hiểu đặc điểm và vai trò của một số con sông chính ở Đà Nẵng.

Năng lực nhận thức khoa học địa lí: lý giải tại sao các con sông ở Đà Nẵng lại có các đặc điểm
trên (nêu các đặc điểm); tại sao cùng một hệ thống sông nhưng có nhiều tên gọi khác nhau …

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: phân tích được vai trò, thực trạng, tác động, … của các
dòng sông chảy qua địa bàn sinh sống của học sinh, của nơi trường đóng; nêu được phương án
bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng chảy của các con sông.

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, hình ảnh để trình bày
thông tin, ý tưởng và thảo luận.

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết vấn đề thực tiễn,
viết bài, hoàn thành sản phẩm của nhóm đã được giáo viên giao.

b. Phẩm chất

- Yêu nước: yêu quê hương, yêu thành phố Đà Nẵng.

- Trách nhiệm: thực hiện, tuyên truyền cho người thân về bảo vệ môi trường sông suối.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

- Nhân ái: chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn của người dân khi bị thiên tai như lũ
lụt, ở gần nơi sông ngòi bị ô nhiễm…

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên

Bản đồ sông ngòi thành phố Đà Nẵng (phóng to).


Các video bài hát: Thành phố đầu biển cuối sông,Thu Bồn ơi, Vàm Cỏ Đông.

Các tranh ảnh, video về sông ngòi Đà Nẵng, về hoạt động của con người đối với sông ngòi.

Phần mềm Google Earth.

Giấy A1, A2, A4.

Phiếu học tập cho các hoạt động nhóm.

2. Đối với học sinh: Sách giáo dục địa phương 6, vở ghi, bút màu, kéo….

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (10 phút) - Tiết 1

a. Mục tiêu

- HS nêu được tên các từ khóa về Đà Nẵng.

- Tạo hứng thú cho HS khi học chủ đề về sông ngòi.

b. Nội dung

- HS tham gia trò chơi “ Hiểu ý đồng đội”, nhóm nào nói đúng các từ khóa nhiều
nhất sẽ là nhóm giành chiến thắng.

c. Sản phẩm

- HS trả lời được tên các từ khóa.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Phương án 1.

- GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử ra 2 HS ( hoặc nhiều hơn tùy GV).

- GV phổ biến luật chơi:

+ Một HS được giao một phiếu nhỏ có ghi 5 từ khóa. Trong vòng 2 phút, HS này
phải mô tả làm sao để HS kia có thể nói đúng tên từ khóa.

+ Đội nào nói được nhiều từ khóa hơn, đội đó sẽ dành chiến thắng.

+ Lưu ý: Không dùng từ tiếng Anh, không được nói từ có trong từ khóa, quá thời
gian mà vẫn không chịu ngừng chơi sẽ hủy kết quả…

Phương án 2.

- GV mở một đoạn nhạc, yêu cầu HS lắng nghe và ghi ra tên của dòng sông được nhắc
đến trong bài hát đó.

+ Bài hát: Thành phố đầu biển cuối sông, Thu Bồn ơi, Vàm Cỏ Đông.

Link bài hát: https://youtu.be/ERcangde_58


https://youtu.be/PvfabrJtktM https://youtu.be/OjXT-J0bGm8

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

HS tham gia trò chơi một cách vui vẻ, trung thực.

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS nói được các từ khóa mà Gv đưa ra.

- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

1. Cầu Rồng 1. Sông Cu Đê


2. Sông Hàn 2. Sông Cẩm Lệ
3. Cầu Thuận Phước 3. Giao thông
4. Du thuyền 4. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
5. Thủy sản 5. Giao thông

+ GV nhận xét phần tham gia trò chơi của HS, khen thưởng HS làm việc tốt.

+ Từ những từ khóa GV đã cho, GV dẫn dắt HS biết được một số con sông ở thành phố
Đà Nẵng. Sông ngòi có vai trò rất lớn đối với đời sống và sự phát triển của người dân
thành phố? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề trên thông qua chủ đề: Hệ thống sông
ngòi ở Đà Nẵng.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30-35 phút)

a. Mục tiêu:

Kể được tên các con sông chính của thành phố Đà Nẵng.

Nêu được đặc điểm chung của sông ngòi thành phố.

Trình bày được vai trò của hệ thống sông ngòi đối với đời sống và sự phát triển kinh tế ở
thành phố Đà Nẵng.

b. Nội dung: Tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của hệ thống sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng.

c. Sản phẩm: thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ sông ngòi thành phố Đà Nẵng.

+ Xác định các sông chính của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (HS phải chỉ được trên bản
đồ).

+ Xác định các đoạn/nhánh sông ở Đà Nẵng như: sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Túy Loan,
sông Quá Giáng, sông Phú Lộc, … chảy qua quận/ huyện ở địa phương của các em.

+ Tại sao cùng một hệ thống sông nhưng các con sông lại có nhiều tên gọi khác nhau?

- Nhiệm vụ 2. Nhóm cặp

GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ sông ngòi thành phố Đà Nẵng để hoàn thành
phiếu học tập.

Tìm hiểu về đặc điểm sông ngòi thành phố Đà Nẵng.

Đặc điểm Nội dung chính

Nơi bắt nguồn

Đặc điểm sông

Chế độ nước sông

Vai trò

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ HS hoàn thành nhiệm vụ.

HS: làm việc theo nhóm cặp, đọc sgk và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả


GV: lắng nghe, yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Nhiệm vụ 1. GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ các con sông chính (sông Cu Đê, sông Hàn)
ở thành phố Đà Nẵng, xác định các nhánh sông chảy qua quận/ huyện thuộc nơi HS sinh sống.

(GV cho HS quan sát hình ảnh hoặc video về một số con sông của Đà Nẵng, hoặc sử dụng
Google Earth để mô tả)

Nhiệm vụ 2. GV chuẩn kiến thức theo bảng. (Có thể tùy theo trình độ HS hỏi thêm :

+ Vì sao sông ngòi Đà Nẵng có đặc điểm là ngắn và dốc?.

+ Vì sao các sông ở Đà Nẵng lại có chế độ nước sông theo mùa: mùa lũ và mùa cạn?)

Đặc điểm Nội dung

Nơi bắt nguồn Tây, Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam và dãy Bạch Mã thuộc
huyện Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế).

Đặc điểm sông Ngắn, dốc.

Chế độ nước sông Theo mùa:

Mùa lũ: tháng 9-12.

Mùa cạn: tháng 1-8.

Vai trò Nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Giao thông.

Du lịch.

Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Cuối cùng, GV có thể cho HS tham gia một trò chơi để củng cố kiến thức các em vừa tìm
hiểu (nếu còn thời gian) : Quizizz (hoặc Kahoot, hoặc Ai là triệu phú, trả lời nhanh….)

- Câu hỏi:
Câu 1. Đặc điểm các sông ở thành phố Đà Nẵng là
A. ngắn, không dốc. B. ngắn, dốc.
C. dài, không dốc. D. dài, hơi dốc.
Câu 2. Chế độ nước của các sông ngòi thành phố Đà Nẵng
A. đầy nước quanh năm. B. cạn nước quanh năm.
C. mùa đông ít nước. D. thay đổi theo mùa.
Câu 3. Mùa lũ của các sông ở thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian nào sau
đây?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10. B. Từ tháng 11 đến tháng 4 .
C. Từ tháng 9 đến tháng 12 . D. Từ tháng 7 đến tháng 11.
Câu 4.
Ai về nhắn với bạn nguồn.

Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.

Em hãy cho biết câu ca dao này thể hiện vai trò gì của sông ngòi thành phố Đà Nẵng?

A. Thủy điện . B. Thủy lợi. C. Thủy sản. D. Giao thông.


TIẾT 2. KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu

Kể được tên các con sông chính của thành phố Đà Nẵng.

Nêu được đặc điểm một số con sông của thành phố: sông Hàn, sông Cu Đê, sông Vĩnh Điện,
sông Cổ Cò.

Trình bày được vai trò của từng con sông đối với đời sống và sự phát triển kinh tế của
thành phố Đà Nẵng.

b. Nội dung

HS dựa vào sách giáo khoa thảo luận theo các nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập mà GV
giao để tìm hiểu về các con sông ở thành phố Đà Nẵng: sông Hàn, sông Cu Đê, sông Vĩnh
Điện, sông Cổ Cò.

c. Sản phẩm: các phiếu học tập mà HS đã hoàn thành

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.

GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-5 HS) thảo luận .

Mỗi nhóm sẽ nhận nhiệm vụ tìm hiểu về một con sông.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sông Hàn.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sông Cu Đê.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về sông Vĩnh Điện.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về sông Cổ Cò.

HS đọc kĩ sách giáo khoa trang 22, 23, 24 và hoàn thành phiếu học tập, xác định được vị trí
các sông trên bản đồ sông ngòi thành phố Đà Nẵng và hoàn thành phiếu học tập.

Sông Hàn Sông Cu Đê Sông Vĩnh Điện Sông Cổ Cò

Đặc điểm sông

Hướng chảy

Sông chảy qua


địa bàn các
quận/ huyện

Vai trò
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Đại diện các nhóm lên trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá, nhận định

Trong quá trình tổng kết, GV cần nhấn mạnh cho HS một số nội dung .

+ Một số thuật ngữ địa lí: hạ lưu, chi lưu, hợp lưu.

+ Các cây cầu bắc qua sông Hàn.

+ Sông Vĩnh Điện là sông do con người đào ra, sông Cổ Cò đã từng có vai trò quan trọng và
hiện nay đang có dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy…(hình ảnh hoặc video minh họa).

GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, chuẩn kiến thức.

Sông Hàn Sông Cu Đê Sông Vĩnh Điện Sông Cổ Cò


Phần hợp lưu Sông Bắc và Là sông nối Sông nối từ
của sông Vu sông Nam từ sông Thu xã Thanh
Gia – Thu hợp lưu Bồn ở Quảng Châu (Hội
Bồn tính từ thành sông Nam chảy ra An) kéo dài
Đặc điểm đoạn hợp lưu Cu Đê. Đà Nẵng. đến phía Tây
sông giữa sông Ngũ Hành
Cẩm Lệ và Sơn nhập với
sông Vĩnh sông Cẩm Lệ
Điện. đổ ra Cửa
Đại.
Hướng Nam - Bắc Tây – Đông Nam - Bắc Nam - Bắc
chảy
Sông Hải Châu, Hòa Vang, Huyện Hòa Ngũ Hành
chảy qua Ngũ Hành Liên Chiểu Vang, Ngũ Sơn, Cẩm Lệ.
địa bàn Sơn, Sơn Trà. Hành Sơn,
các quận, Cẩm Lệ.
huyện
Giao thông, Khoáng Phục vụ phát Từng giữ vai
du lịch, cân sản: cát triển nông trò kết nối
bằng sinh trắng, sỏi, nghiệp, thủy tuyến hàng hải
Vai thái… phát triển sản giao quốc tế đến với
trò du lịch… thông, du lịch. thương cảng
Hội An trong
thế kỉ XVII-
XVIII.
GV cho các nhóm chơi trò chơi ghép thẻ (hoặc kahoot, quizizz, ai là triệu phú…) để đánh
giá mức độ nắm kiến thức của HS
GV phổ biến luật chơi: (GV có thể in và phát phiếu cho HS).

Luật chơi:

+ GV đã chuẩn bị mỗi nhóm 1 bộ thẻ gồm 8 câu hỏi, vế hỏi có màu xanh và vế đáp án có
màu cam (màu GV tự chọn, soa cho khác nhau, thẻ in trên bìa cứng).

+ Các nhóm sẽ ghép thẻ cho đúng giữa vế hỏi và vế trả lời.
+ Nhóm nào nhanh nhất, đúng sẽ là nhóm chiến thắng. ( GV
có thể cho các nhóm còn lại chấm chéo).

a. Bài tập về nhà


- Dựa vào bản đồ sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng 4,3, hãy xác định trên bản đồ tên
các con sông chính của thành phố Đà Nẵng.
- Nêu các đặc điểm nổi bật của một số dòng sông chính của thành phố.
- Nêu vai trò của hệ thống sông ngòi đối với đời sống và sự phát triển kinh tế ở thành
phố Đà Nẵng.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP


(Tiết 3)
a. Mục tiêu
Hệ thống hóa, củng cố kiến thức đã học và đồng thời nêu được tác động của các con sông đối
với đời sống con người và tác động của con người đối với sông ngòi Đà Nẵng.
b. Nội dung
HS làm việc theo nhóm nhỏ để hoàn thành các bài tập mà GV giao.
c. Sản phẩm
Những kết quả mà Hs đã hoàn thành trong phiêú học tập.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1.
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh 4.12, 4.13, 4.14 trang 25 sgk và các video GV cung
cấp https://youtu.be/xC4YFJQfIek, sử dụng các kiến thức đã học để liệt kê các tác động
của người dân đối với hệ thống sông ngòi ở Đà Nẵng theo gợi ý:

Tác động tích cực Tác động tiêu cực


Nuôi trồng thủy sản Làm ô nhiễm môi trường
? ?
? ?
… …

Nhiệm vụ 2. Nêu những hoạt động cần thiết để sử dụng hợp lí và bảo vệ sông ngòi của thành
phố Đà Nẵng .
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhiệm vụ 1 theo cá nhân để hoàn
thành bảng gợi ý (GV sử dụng kĩ thuật tia chớp).
- Sau đó làm việc theo nhóm để làm nhiệm vụ
2 (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn).
- GV: theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS hoàn
thành nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
* Nhiệm vụ 1
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Nuôi trồng thủy sản Làm ô nhiễm môi trường
Xây dựng nhà máy nước Cầu Đỏ Dùng mìn để đánh bắt thủy sản
Phát triển du lịch Khai thác cát, sạn trái phép trên sông
Phát triển giao thông, tưới tiêu cho nông Gây lũ lụt, ngập úng, gây đuối nước cho
nghiệp…. trẻ em …

* Nhiệm vụ 2. HS có thể nêu nhiều hoạt động khác nhau, ví dụ như:


- Vớt và thu gom rác thải trên sông.
- Không vứt rác bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là bên cạnh các dòng sông.
- Khai thác thủy sản trên sông hợp lí.
- Không được khai thác cát sạn bừa bãi.
……
- GV đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, sau đó giáo dục các em ý thức bảo
vệ môi trường sông ngòi thành phố Đà Nẵng.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG (Tiết 4)


a. Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với hiểu biết của bản thân để đề xuất ý
tưởng khai thác các lợi ích của các dòng sông; đề xuất và thực hành các biện pháp bảo vệ
dòng chảy, bảo vệ môi trường sông ngòi, phòng tránh những tác động tiêu cực của sông
ngòi trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- HS có ý thức và hành động bảo vệ môi trường sông ngòi.
b. Nội dung
- HS hoạt động cá nhân và theo nhóm ở nhà và trên lớp để hoàn thành nhiệm vụ
giáo viên giao.
c. Sản phẩm
Những sản phẩm :
+ Các mô hình (bằng Lego, đồ nhựa tái chế, đồ gỗ, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt ..) khai thác,
sử dụng dòng sông như: tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy sản, vườn rau thủy canh, máy
phát thủy điện mi ni, guồng xe nước …
+ Đề ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ dòng chảy, bảo vệ môi trường sông ngòi, phòng
tránh những tác động tiêu cực của sông ngòi.
+ Khẩu hiệu, áp phích về chủ đề bảo vệ môi trường sông, suối.
+ Những đoạn văn, thơ…về dòng sông ở Đà Nẵng mà HS yêu thích nhất.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- 5 phút cuối của tiết 1, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm nội dung sau:
+ Đề xuất các ý tưởng khai thác thế mạnh của sông ngòi; tập làm các dự án thiết kế mô hình
(bằng Lego, đồ nhựa tái chế, đồ gỗ, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt ..) khai thác, sử dụng dòng
sông như: tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thủy sản, vườn rau thủy canh, máy phát thủy điện
mi ni, guồng xe nước …
+ Đề ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ dòng chảy, bảo vệ môi trường sông ngòi, phòng
tránh những tác động tiêu cực của sông ngòi.
+ Sáng tác khẩu hiệu, áp phích về chủ đề : Bảo vệ môi trường sông, suối.
+ Viết đoạn văn, bài thơ, bài hát ….về dòng sông của thành phố Đà Nẵng mà em yêu
thích nhất hoặc dòng sông chảy trên địa bàn mà em đang sinh sống.
- GV cho HS tự lựa chọn hình thức làm áp phích, khẩu hiệu (khuyến khích làm trên
giấy A1).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà trong 2 tuần.
- Trong quá trình 2 tuần các em làm việc ở nhà, GV thường xuyên theo dõi, hỗ trợ
kịp thời để các em hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức một cuộc thi, các nhóm sẽ lần lượt thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Hoặc GV có thể tổ chức triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm, sử dụng kĩ
thuật phòng tranh, treo các bảng khẩu hiệu, ap phích và HS được tham quan và nghe các
nhóm thuyết trình.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
Bước 4. Kết luận, đánh giá
- GV đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, sự tham gia của các thành viên
trong nhóm (Bảng kiểm đánh giá).
- Tổng kết sự hoạt động của các nhóm trong cả chủ đề và ghi điểm kiểm tra thường
xuyên.

Phụ lục
1. Thang đo. Thang đánh giá nội dung thảo luận của các nhóm trong mục 2. hình thành
kiến thức mới, mục 3. luyện tập.

Tiêu chí đánh giá Điểm


Nội dung - Đầy đủ, chính xác. 5
Hình thức - Đẹp, sạch sẽ, sáng tạo. 2
Trình bày - Lưu loát, ngắn gọn, diễn cảm. 3
2. Phiếu đánh giá tham gia làm việc nhóm (hoạt động 4. Vận dụng)
Các thành viên trong nhóm
Họ và tên học sinh Nhiệm vụ Ghi chú Ghi chú
1 Nhóm trưởng
2 Thành viên
3 Thành viên
4 Thành viên

- Các mức độ đánh giá: Giỏi: (9-10 điểm); khá (7 – 8 điểm); Trung bình (5-6 điểm); Yếu
( dưới 5 điểm).
Tiêu mục Điểm tự đánh giá của Điểm đánh giá
thành viên của giáo viên

1. Đánh giá kĩ năng làm việc nhóm


2. Đánh giá bố cục, nội dung và hình
thức sản phẩm
3. Đánh giá kĩ năng trình bày, thảo
luận, cải tiến

You might also like