You are on page 1of 46

Bài 1 (5 câu) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Câu 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh (QP-AN):

A. Đường lối quân sự của Đảng, công tác Quốc phòng –An ninh và kỹ năng quân sự cần thiết.

B. Quan điểm đường lối quân sự của Đảng, nội dung biện pháp công tác QP-AN

C. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác QP-AN

D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 1.2. Những quan điểm cơ bản có tính chất lý luận của Đảng về đường lối quân sự
gồm:

A. Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

B. Xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

C. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 1.3. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng an
ninh của Đảng hiện nay:

A. Xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng chiến tranh

B. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

D. Xây dựng tiềm lực và thế trận chiến tranh nhân dân.

Câu 1.4. Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học bao gồm những kiến thức khoa học:

A. Xã hội, nhân văn, khoa học cơ bản và kỹ thuật quân sự

B. Xã hội, nhân văn, khoa học công nghệ và khoa học quân sự

C. Xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự

D. Xã hội nhân văn và kỹ thuật công nghệ.

Câu 1.5. Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên là góp phần:

A. Nêu cao tinh thần trách nhiệm ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống

B. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân

C. Đào tạo cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật và tình yêu quê hương đất nước
D. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý thức, năng lực cao cùng tham gia bảo vệ Tổ
quốc.

Bài 2: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC
THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Câu 1: Quan hệ giữa “Diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ như thế nào?

A.. Diễn biến hoà bình tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.

B. Diễn biến hoà bình là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ.

C. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ.

D. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược.

Câu 2: Trong các thủ đoạn sau, thủ đoạn nào không phải của chiến lược diễn biến hòa
bình?

A. Xâm nhập về văn hóa

B. Phát động chiến tranh hạt nhân

C. Chống phá về chính trị tư tưởng

D. Vô hiệu hóa lực lượng vũ trang

Câu 3: Kẻ thù thực hiện thủ đoạn diễn biến hoà bình phá hoại kinh tế của ta nhằm:

A. Đặt ra các điều kiện để buộc ta phải theo quĩ đạo của chúng.

B. Đặt ra các điều kiện và tạo cớ để tiến công quân sự.

C.Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị.

D. Đặt ra các điều kiện để lật đổ hệ thống chính trị.

Câu 4: Thực hiện thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” về văn hoá, kẻ thù tập trung tấn công:

A. Vào truyền thống yêu nước và giá trị của văn hoá Việt Nam.

B. Vào những sản phẩm văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam.

C. Vào bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.

D. Vào nền văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Mục tiêu của các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hoà bình” chống phá cách
mạng Việt Nam

A. Xóa bỏ chế độ XHCN, chuyển hoá nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc vào chúng.

C. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN.

D. Xoá bỏ nhà nước XHCN và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.

Câu 6: Một trong những mục tiêu phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”:

A. Bảo vệ vững chắc nhà nước XHCN.

B. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước

C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc

D. Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 7: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn
lật đổ:

A. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các chế độ chính trị trên thế giới.

B.Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ.

C. Tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản trên thế giới.

D. Xây dựng lực lượng chuyên trách để phòng chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

Câu 8: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện chống phá ta về chính trị:

A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị.

B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội.

C. Cô lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN với quân đội và nhân dân.

D. Kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập”.

Câu 9: Mục đích thủ đoạn chống phá về kinh tế của các thế lực thù địch đối với nước ta là
gì?

A. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam, gây sức ép chính trị, cấm viện trợ, chuyển giao công nghệ.

B. Ngăn cảm sự giúp đỡ, viện trợ, chuyển giao công nghệ của các nước để gây sức ép chính trị.

C. Khích lệ kinh tế nhà nước phát triển trở thành thành phần kinh tế chủ đạo

D. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Câu 10: Một trong những nội dung kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân
tộc là:

A. Lợi dụng các mâu thuẫn của đồng bào dân tộc để kích động.
B. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động.

C. Lợi dụng tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc để kích động.

D. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 11: Để góp phần làm thất bại chiến lược “DBHB”BLLĐ cần nắm vững một trong những
mục tiêu?

A. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

B. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

D. Bảo vệ An ninh Chính trị của đất nước.

Câu 12:Thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, kẻ thù triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo
của Đảng ta để:

A. Truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống chủ nghĩa xã hội.

B. Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc.

C. Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng.

D. Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng khủng bố.

Câu 13: Đặc điểm gây rối là gì?

A. Diễn ra tự phát do bị các lực lượng quá khích kích động.

B. Diễn ra bất ngờ, không gian hẹp, thời gian ngắn

C. Diễn ra tự phát do các thế lực thù địch kích động

D. Diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội

Câu 14: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà
bình”

A. Đối lập Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

B. Phủ định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng

C. Đối lập nhiệm vụ kinh tế- xã hội và quốc phòng – an ninh

D. Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Câu 15: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà
bình”:
A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước.

C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Câu 16: Kẻ thù thực hiện thủ đoạn diễn biến hoà bình chống phá ta về chính trị tư tưởng,
một trong những nội dung đó là gì?

A. Tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn tổ chức của ta

C. Cô lập Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân Việt Nam

D. Chia rẽ nội bộ, gây rối loạn tổ chức chính quyền

Câu 17: Chống phá ta về tư tưởng-văn hoá trong chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ nhằm:

A. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

B. Phá hoại sự đoàn kết của toàn đảng, toàn quân, toàn dân.

C. Phá hoại nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta

D. Phá hoại, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Câu 18: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược
“Diễn biến hoà bình”:

A. Chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ.

B. Chia rẽ Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Chia rẽ Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ.

D. Chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 19: Thực hiện diễn biến hoà bình phá hoại về tư tưởng - văn hoá, kẻ thù tập trung
tiến công:

A. Vào truyền thống, tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

B. Vào truyền thống kinh nghiệm của văn hoá Việt Nam.

C. Vào nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Vào những giá trị văn hoá của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 20: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà
bình”

A. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta.

B. Phá vỡ sự thống nhất của các tổ chức, nhất là tổ chức chính trị.

C. Phá vỡ sự thống nhất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Phá vỡ nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 21: Trong quá trình bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để:

A. Mở rộng quy mô, lực lượng, kêu gọi nước ngoài can thiệp.

B. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, kêu gọi tài trợ của nước ngoài.

C. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, đập phá trụ sở, uy hiếp chính quyền địa phương.

D. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, đập phá trụ sở, lật đổ chính quyền địa phương.

Câu 22: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào:

A. Bạo loạn chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và gây rối.

B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với bạo loạn chính trị và gây rối.

C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

D. Bạo loạn chính trị kết hợp với gây rối và vũ trang.

Câu 23: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ

A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù.

B. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.

C. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh.

D. Xây dựng các lực lượng vũ trang đặc biệt là công an vững mạnh.

Câu 24: Địch thường lợi dụng gây rối để làm gì?

A. Địch lợi dụng để tập duyệt âm mưu phá hoại, lật đổ chính quyền

B. Địch lợi dụng để gây bạo loạn, gây chiến tranh

C. Địch lợi dụng để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ

D. Địch lợi dụng để phá hoại, gây rối, mất trật tự an ninh.
Câu 25: Một trong những quan điểm trong đấu tranh phòng chống chiến lược “Diễn biến
hoà bình”:

A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trên mọi lĩnh vực.

B. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.

C. Là cuộc đấu tranh giai cấp; dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.

D. Là một cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội.

Câu 26: Phòng chống chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh tổng hợp
của:

A. Toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Toàn dân, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 27: Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ được xác
định là:

A. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

B. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt trong các nhiệm vụ QP- AN ở nước ta hiện nay.

C. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong các nhiệm vụ QP- AN ở nước ta hiện nay.

D. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

Câu 28: Nguyên tắc xử lí khi có bạo loạn diễn ra là:

A. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

B. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

C. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

D. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, mềm dẻo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

Câu 29: Các thế lực thù địch "Lợi dụng vấn đề tôn giáo – dân tộc" để chống phá ta như thế
nào?

A. Lợi dụng chính sách bình đẳng, tự do dân chủ của ta

B. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, nhà nước ta để truyền đạo trái phép.
C. Lợi dụng những sai sót, sơ hở của Đảng và nhà nước ta để vu cáo.

D. Triệt để lợi dụng, dân chủ, tự do của ta để tuyên truyền xuyên tạc

Câu 30: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn
lật đổ:

A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế.

B. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.

C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên.

Câu 31: Sinh viên cần làm gì để góp phần làm thất bại chiến lược "DBHB", BLLĐ của kẻ
thù:

A. Luôn học tập phấn đấu, nâng cao cảnh giác tự bảo vệ mình, bảo vệ nơi mình cư trú.

B. Luôn nâng cao cảnh giác tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở nhà trường và địa
phương.

C. Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, đấu tranh,
ngăn ngừa

D. Tích cực học tập, rèn luyện tham gia xây dựng thế trân quốc phòng, an ninh nhân dân trong
mọi tình huống

BÀI 3( 25 câu ) XÂY DỰNG LƯC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Câu 9-1: Dân quân tự vệ ra đời từ đâu?

A. Dân quân tự vệ ra đời từ phong trào cách mạng do Đảng phát động.

B. Dân quân tự vệ ra đời từ đấu tranh cách mạng của nhân dân ta

C. Dân quân tự vệ ra đời từ phong trào cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo.

D. Dân quân tự vệ ra đời từ phong trào cách mạng do Đảng xây dựng và lãnh đạo.

Câu 9-2: Dân quân tự vệ có vai trò gì?

A. Là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ địa phương cơ sở.

B. Trong thời bình DQTV là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế

C. Trong thời chiến DQTV làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

D. Tất cả a, b, c đều đúng


Câu 9-3: Ban Chỉ huy quân sự cơ sở của dân quân tự vệ gồm những thành phần nào?

A. Chỉ huy trưởng; phó chỉ huy trưởng hậu cần.

B. Chỉ huy trưởng; chính trị viên và phó chỉ huy trưởng.

C. Chỉ huy trưởng; phó chỉ huy trưởng.

D. Chỉ huy trưởng; chính trị viên, chỉ huy phó chính trị

Câu 9-4: Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào:

A. Lực lượng dự bị và lực lượng rộng rãi

B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi

C. Lực lượng quân sự và lực lượng an ninh nhân dân.

D. Lực lượng thường trực và lực lượng đánh địch tại chỗ.

Câu 9-5: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là
phải:

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.

B. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, trình độ kỹ chiến thuật tốt, sẵn sàng chiến
đấu cao.

C. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.

D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Câu 9-6: Xây dựng lực lượng DBĐV bảo đảm giữa số lượng và chất lượng như thế nào?

A. Số lượng đông, chất lượng cao, phải xây dựng toàn diện

B. Số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

C. Xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

D. Số lượng hợp lý, chất lượng cao, nhất là chất lượng chính trị.

Câu 9-7: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là:

A. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao toàn diện, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu cao.

B. Bảo đảm toàn diện nhưng có trọng điểm chủ yếu xây dựng chất lượng.

C. Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

D. Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị sẵn sàng chiến đấu.
Câu 9-8: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay cần lưu ý nhất nội dung nào?

A. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, coi trọng chất lượng chính trị.

B. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp coi trọng chất lượng là chính.

C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp toàn diện có sức chiến đấu cao.

D. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, toàn diện

Câu 9-9: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cần chú ý phương châm:

A. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng chính trị.

B. Vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính .

C. Xây dựng toàn diện sẳn sàng chiến đấu cao.

D. Xây dựng toàn diện, coi trọng chất lượng chính trị là chính.

Câu 9-10: Dân quân tự vệ có nhiệm vụ tăng cường cho quân đội để làm gì?

A. Luôn bổ sung cho quân đội để chiến đấu và tải thương.

B. Bổ sung, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

C. Trực tiếp bổ sung cho quân chủ lực.

D. Luôn bổ sung cho quân đội để chiến đấu và tải thương ở hỏa tuyến.

Câu 9-11: Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng vì:

A. Dân quân tự vệ là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân.

B. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng nhân dân.

C. Dân quân tự vệ là lưc lượng nòng cốt chiến đấu bảo vê địa phương .

D. Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Câu 9-12: Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên phải theo nguyên tắc:

A. Theo mức độ sức khoẻ, theo tuổi đời và theo cư trú.

B. Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.

C. Theo quân hàm, theo chức vụ và theo sức khoẻ.

D. Theo hạng, theo trình độ văn hoá và theo tuổi đời.

Câu 9-13: Phương châm huấn luyện đối với lực lượng dự bị động viên:
A. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.

B. Cơ bản, thống nhất coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng.

C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, sát thực tế chiến đấu tại địa bàn.

D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.

Câu 9-14: Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như
thế nào?

A. Trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt..

B. Trực tiếp về mọi mặt.

C. Tuyệt đối về mọi mặt.

D. Toàn diện về mọi mặt.

Câu 9-15: Một biểu hiện của sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLDBĐV là:

A. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của các địa phương.

B. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ, Nghành.

C. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của toàn xã hội.

D. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ Quốc phòng.

Câu 9-16: Xây dựng lực lượng dự bị động viên là:

A. Nhiệm vụ quan trọng thường xuyên tất cả các cấp các nghành, của toàn xã hội.

B. Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

C. Nhiệm vụ hệ trọng trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân

D. Nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của toàn xã hội và quân đội

Câu 9-17: Dân quân tự vệ được bảo đảm hậu cần như thế nào?

A. Tự cung tự cấp về mọi mặt.

B. Được bảo đảm hậu cần tại chỗ

C. Được địa phương bảo đảm về công tác chiến đấu.

D. Được địa phương bảo đảm về mọi mặt công tác.

Câu 9-18: Một trong những nội dung xây dựng LLDBĐV là:

A. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.


B. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.

C. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.

D. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo pháp lệnh qui định.

Câu 9-19: Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên
nhằm:

A. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

B. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.

C. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.

D. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng LLDBĐV .

Câu 9-20: Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dự bị động viên nhằm đạt mục
đích:

A. Duy trì sức mạnh chiến đấu của LLDBĐV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

B. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và tăng cường chất lượng cho lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Bảo đảm sức mạnh của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.

D. Hoàn thiện và tăng cường số lượng, chất lượng cho lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

Câu 9-21: Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng là:

A. Lực lượng cơ động và lực lượng rộng rãi.

B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

C. Lực lượng quân sự và lực lượng an ninh nhân dân.

D. Lực lượng cơ động tại chỗ đánh địch và lực lượng dự bị.

Câu 9-22: Huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ bao gồm những đối tượng nào?

A. Toàn thể cán bộ, công nhân viên các ngành, các cấp.

B. Toàn thể cán bộ dân quân tự vệ.

C. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ.

D. Toàn thể cán bộ, Đảng viên, dân quân tự vệ.

Câu 9-23: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ là:

A. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến 35 tuổi cho nữ công dân.
B. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 30 cho nữ công dân.

C. Đủ 20 tuổi đến 45 tuổi cho nam công dân; đủ 20 tuổi đến hết 35 tuổi cho nữ công dân.

D. Đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi cho nữ công dân.

Câu 9-24: Một trong những nội dung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ hiện nay là:

A. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng chính trị

B. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện

C. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện có sức chiến đấu cao

D. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng là chính.

Câu 9-25: Dân quân tự vệ được xác định là lực lượng như thế nào trong nền quốc phòng
toàn dân:

A. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

B. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

C. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân

D. Dân quân TV là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân.

BÀI 4 ( 25 câu ) XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GI¡I QUỐC GIA

Câu 8-1: Lãnh thổ quốc gia là?

A. Phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia.

B. Phạm vi không gian bao gồm vùng đất và vùng nước, vùng biển.

C. Phạm vi không gian giới hạn bởi biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.

D. Một phần của trái đất bao gồm vùng đất và vùng trời của quốc gia.

Câu 8-2: Việt Nam có đường biên giới dài bao nhiêu km?

A. 4550 km

B. 4500 km

C. 5450 km

D. 4450 km

Câu 8-3: Lãnh thổ quốc gia được cấu thành bởi các bộ phận sau:
A. Vùng đất, vùng biển, vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia.

B. Vùng đất, vùng biển, nội địa và vùng nội thuỷ.

C. Vùng đất, vùng biển, vùng trời và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.

D. Vùng đất, vùng lãnh hải và vùng trời.

Câu 8-4: Vùng nội thuỷ của lãnh thổ quốc gia:

A. Là vùng nước được giới hạn bởi một bên là bờ biển và một bên khác là lãnh hải.

B. Là vùng nước biển nằm ở phía trong của đường cơ sở.

C. Là vùng nước nằm ở bên ngoài đường cơ sở.

D. Là vùng nước được giới hạn bởi đường cơ sở và đường biên giới trên biển.

Câu 8-5: Việt Nam có đường bờ biển dài bao nhiêu km?

A. 3620 km

B. 2360 km

C. 3260 km

D. 3206 km

Câu 8-6: Vùng nước lãnh hải của lãnh thổ quốc gia:

A. Là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng tiếp giáp lãnh hải.

B. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

C. Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở vào trong.

D. Là vùng biển nằm bên ngoài vùng nội thuỷ có chiều rộng 24 hải lý.

Câu 8-7: Tàu thuyền của các quốc gia khác có được đi lại trong vùng lãnh hải của VN
không?

A. Không được phép đi lại

B. Được phép đi lại tự do

C. Được phép đi lại khi chính phủ Việt Nam cho phép

D. Được phép đi lại không gây hại

Câu 8-8: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào của Việt Nam?

A. Tỉnh Kiên Giang


B. Tỉnh Khánh Hoà

C. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

D. Tỉnh Bình Thuận

Câu 8-9: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố và biển nào của Việt Nam?

A. Thành phố Đà Nẵng, Biển Đông

B. Thành phố Vũng Tàu, Biển Đông

C. Tỉnh Quảng Ninh, Vịnh Bắc Bộ

D. Tỉnh Khánh Hoà, Biển Đông

Câu 8-10: Thế nào là chủ quyền quốc gia?

A. Là quyền tối cao của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình.

B. Là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và
tư pháp.

C. Là quyền thiêng liêng mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội do quốc gia quyết định.

D. Là quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia.

Câu 8-11: Tác dụng của đường biên giới quốc gia trên biển?

A. Phân định lãnh thổ trên biển cho tất cả các quốc gia.

B. Là ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.

C. Là ranh giới phía ngoài của thềm lục địa

D. Phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau

Câu 8-12: Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 xác định:

A. Xây dựng biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, của quân đội và công an do Nhà nước

thống nhất quản lý.

B. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý.

C. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp của quân đội do Nhà nước thống nhất quản
lý.

D. Bảo vệ khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

Câu 8-13: Đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất nhất của một quốc gia là gì?
A. Quyền lực công cộng nhà nước

B. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

C. Chủ quyền quốc gia

D. Hoà bình, độc lập, tự chủ

Câu 8-14: Thế nào là chủ quyền lãnh thổ quốc gia?

A. Là quyền tối cao, tuyệt đối, riêng biệt đối với quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình.

B. Là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một quốc gia, quyết định mọi vấn đề của quốc

gia trên vùng lãnh thổ của mình.

C. Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên
vùng lãnh thổ của mình.

D. Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội.

Câu 8-15: Biên giới quốc gia trên không được xác định độ cao như thế nào?

A. Độ cao 100Km

B. Độ cao ngang bầu khí quyễn

C. Độ cao tàu vũ trụ

D. Chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể

Câu 8-16: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

A. Xây dựng và phát triển nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế kết hợp với quốc phòng - an ninh.

C. Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên mọi mặt.

D. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị.

Câu 8-17: Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận nào sau đây?

A. Biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển và trên không.

B. Biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên biển.

C. Biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trên biển và trong lòng đất

D. Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
Câu 8-18: Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng yếu tố nào?

A. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền, các mốc quốc giới trên biển.

B. Hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, các tọa độ trên hải đồ.

C. Hệ thống các đường biên giới, các toạ độ trên hải đồ.

D. Hệ thống các mốc quốc giới trên đất liền bằng các tọa độ.

Câu 8-19: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là:

A. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng và trên thế giới.

B. Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới vì hoà bình, ổn định và phát triển lâu dài.

C. Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

D. Tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

Câu 8-20: Một trong những nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:

A. Phối hợp với các nước trong khu vực ngăn chặn mọi âm mưu gây bạo loạn lật đổ của kẻ thù.

B. Phối hợp với các nước đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết hữu nghị.

C. Phối hợp chặt chẽ giữa chống giặc ngoài và dẹp thù trong để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

D. Phối hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

Câu 8-21: Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia:

A. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một bộ phận rất quan trọng của Nhà nước Việt
Nam.

B. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc VN.

D. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

Câu 8-22: Quan điểm xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà
nước ta thể hiện:

A. Là vấn đề quan trọng, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

B. Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

C. Là quan điểm nhất quán phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
D. Là xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước
ta.

Câu 8-23: Để xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt
Nam phải:

A. Có nghĩa vụ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

B. Có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc
gia.

C. Có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

D. Tất cả các câu đều đúng.

Câu 8-24: Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp
lãnh thổ, biên giới:

A. Vừa hợp tác vừa đấu tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình

B. Thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau

C. Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.

D. Kết hợp nhiều biện pháp kể cả biện pháp đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Câu 8-25: Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt
Nam là gì?

A. Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên
Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Việt Nam khẳng định chủ quyền tuyệt đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

C. Việt Nam khẳng định chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối với vùng biển, đảo trong đó có hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

D. Việt Nam khẳng định chủ quyền thiêng liêng hoàn toàn không cãi đối với vùng biển, đảo của

Việt Nam trên Biển Đông.

BÀI 5 ( 22 câu ) MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Câu 32: Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với quá trình nào?

A. Xóa bỏ xã hội cũ, tiến hành đổi mới toàn diện xã hội

B. Xây dựng xã hội mới, đồng thời.tiến hành đổi mới toàn diện xã hội cũ

C. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
D. Cải tạo xã hội cũ, tiến hành đổi mới toàn diện xã hội

Câu 33: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin:

A. Các dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng.

B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

C. Các dân tộc phải tự trị ly khai.

D. Các dân tộc phải có nền văn hoá chung.

Câu 34: Đồng bào các dân tộc Jrai, Êđê, BaNa sinh sống chủ yếu ở khu vực nào?

A. Các tỉnh Tây Nguyên

B. Ở các tỉnh miền núi tiếp giáp biên giới

C. Các tỉnh Nam Trung Bộ

D. Các tỉnh miền núi phía Bắc

Câu 35: Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp ở phạm vi:

A. Châu Phi và châu Mỹ Latinh.

B. Châu Á và châu Âu.

C. Các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Quốc gia, khu vực và quốc tế.

Câu 36: Vấn đề dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về lĩnh vực nào?

A. Văn hoá, xã hội, đe doạ hoà bình thế gới

B. Văn hóa, quân sự, chính trị, an ninh toàn bộ khu vực và quốc tế.

C. Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia,

D. Kinh tế, khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới

Câu 37: Tư tưởng Hồ Chí Minh, về nội dung giải quyết vấn đề dân tộc:

A. Phải toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng.

B. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

C. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

D. Phải bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ cùng phát triển.
Câu 38: Một trong những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là:

A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú du canh, du cư.

B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú tập trung.

C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở rừng núi.

D. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ.

Câu 39: Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, cần chống các biểu hiện gì

A. Tư tưởng dân tộc lớn, Kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc

B. Thiếu hiểu biết các phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam

C. Lợi dụng vấn đề dân tộc đòi tự trị gây mất ổn định chính trị.

D. Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá khối đại đoàn kết dân tộc

Câu 40: Một trong những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là:

A. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển cao.

B. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển còn hạn chế.

C. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều.

D. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển đồng đều.

Câu 41: Xu thế lớn trong mối quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới trong giai đoạn hiện
nay:

A. Toàn cầu hóa diễn biến phức tạp.

B. Hòa bình hợp tác và phát triển

C. Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang.

D. Độc lập,tự chủ, tự lực, tự cường, chống can thiệp.

Câu 42: Một trong những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là:

A. Là lịch sử đánh giặc ngoại xâm

B. Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất

C. Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

D. Cần cù sáng tạo trong xây dựng đất nước

Câu 43 Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo:
A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người

B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia

C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.

D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận tin theo

Câu 44: Tôn giáo là gì?

A. Là một hình thức ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang
đường.

B. Là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang
đường.

C. Là một hình thái phản ánh ý thức xã hội, hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang
đường.

D. Là sự nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan điểm hoang đường.

Câu 45: Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố:

A. Kinh tế - xã hội, ý thức và hành vi.

B. Chính trị xã hội, tinh thần và tâm lý.

C. Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý.

D. Chính trị - xã hội, kinh tế và tinh thần.

Câu 46: Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội có yếu tố nào sau đây?

A. Hệ thống tôn giáo với các hoạt động của tu sĩ

B. Hệ thống giáo lý; nghi lễ và tổ chức tôn giáo

C. Tín ngưỡng tôn giáo, các hoạt động tôn giáo trong nước

D. Hệ thống chính trị của tôn giáo và tín ngưỡng.

Câu 47: Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất gì của tôn giáo?

A. Tính lịch sử .

B. Tính quần chúng .

C. Tính chính trị .

D. Tất cả a, b,c đều đúng

Câu 48: Khi nào thì tôn giáo mất đi?


A. Khi những nguồn gốc sinh ra tôn giáo mất đi

B. Khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.

C. Khi chế độ CNXH được xây dựng thành công trên phạm vi toàn thế giới.

D. Tôn giáo không bao giờ mất đi.

Câu 49: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách
mạng XHCN là:

A. Quán triệt quan điểm tôn trọng luật pháp.

B. Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể.

C. Quán triệt quan điểm tôn trọng quần chúng.

D. Quán triệt quan điểm tôn trọng giáo lý.

Câu 50: Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là
gì?

A. Con người còn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

B. Con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy.

C. Do thiên tai, song thần, động đất…, ảnh hưởng đến dời sống xã hội.

D. Tất cả a, b,c đều đúng.

Câu 51: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là:

A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”.

B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”.

C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.

D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”.

Câu 52: “Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất
phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nào của tôn giáo?

A. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.

B. Nguồn gốc kinh tế - xã hội.

C. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

D. Nguồn gốc nhận thức, tâm lý.


Câu 53: Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, giải pháp chung
cơ bản nhất là:

A. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội

C. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo.

D. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa.

Bài 6 Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

Câu 52. Đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm:

A. Không để tội phạm xảy ra, hạn chế, ngăn chặn, làm giảm tội phạm

B. Tìm ra các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội

C. Không để tội phạm chạy thoát, loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

D. Khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội

Câu 53. Một trong những nguyên tắc hoạt động phòng chống tội phạm là:

A. Tuân thủ pháp luật

B. Nghiên cứu pháp luật

C. Giáo dục pháp luật

D. Căn cứ pháp luật

Câu 54. Hậu quả và tác hại của tệ nạn cờ bạc đối với xã hội, với cộng đồng là:

A. Gây tác hại lớn cho đời sống xã hội và khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội

B. Gây tổn thất lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái.

C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư

D. Gây tổn thất về kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng đến an ninh chính trị

Câu 55. “Quá trình toàn xã hội tham gia nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện
phát sinh, phát triển của tội phạm” là nội dung của biện pháp gì?

A. Phòng ngừa chung

B. Phòng chống chung

C. Phòng ngừa riêng


D. Phòng chống riêng

Câu 56. Bộ luật phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay là:

A. Bộ luật Hình sự

B. Luật công an nhân dân

C. Bộ luật Tố tụng hình sự

D. Luật An ninh quốc gia

Câu 57. Một trong những nội dung nhiệm vụ của phòng chống tội phạm là:

A. Tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm

B. Đấu tranh các hoạt động ngăn chặn tội phạm

C. Tổ chức các hoạt động khắc phục tội phạm

D. Tuyên truyền công tác phòng chống tội phạm

Câu 58. Hình thức sử dụng ma túy phổ biến trong giới trẻ ở nước ta hiện nay là:

A. Sử dụng ma túy tổng hợp

B. Hút, hít heroin.

C. Tiêm, chích thuốc phiện

D. Tiêm chích heroin

Câu 59. Để phòng chống tội phạm, cả nước ta đã và đang thực hiện:

A. Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm

B. Chương trình đoàn kết phòng chống tội phạm

C. Chương trình toàn dân phòng chống tội phạm

D. Chương trình cả nước phòng chống tội phạm

Câu 60. Một trong những nội dung giữ gìn trật tự an toàn xã hội là:

A. Phòng chống tệ nạn xã hội

B. Bài trừ mê tín dị đoan

C. Bài trừ tệ nạn cờ bạc

D. Phòng chống mại dâm


Câu 61. Tư tưởng chỉ đạo trong phòng chống tội phạm là:

A. Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính

B. Kiên quyết, nghiêm minh, liên tục và triệt để

C. Phòng ngừa thường xuyên và triệt để

D. Chủ động, kiên quyết, thường xuyên và liên tục

Câu 62. Một trong những bộ luật về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là:

A. Bộ luật Tố tụng hình sự

B. Bộ luật An ninh quốc gia

C. Bộ luật Công an nhân dân

D. Bộ luật Tố tụng dân sự

Câu 63. Hậu quả và tác hại của tệ nạn mại dâm là:

A. Làm xói mòn đạo đức dân tộc, là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh HIV/AIDS

B. Trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội

C. Phá vỡ tình yêu, là một trong những nguyên nhân làm mất phẩm giá con người

D. Làm ảnh hưởng đến đạo đức, nhân phẩm, giá trị con người và ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Câu 64. Trong phòng chống tội phạm thì phòng ngừa:

A. Mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc

B. Mang tính quần chúng, bảo đảm cuộc sống bình yên

C. Có tính đồng bộ giữa nhà nước với nhân dân

D. Có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội là chủ yếu

Câu 68. Để phòng chống tội phạm có hiệu quả phải gắn phòng chống tội phạm với:

A. Phát triển kinh tế - xã hội

B. Phát triển văn hóa - đạo đức

C. Phát triển văn hóa - giáo dục

D. Phát triển văn hóa - xã hội

Câu 69. Trong công tác phòng chống tội phạm, sinh viên phải:
A. Phát hiện và cung cấp những thông tin có liên quan đến phòng chống tội phạm

B. Xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, có chuyên môn giỏi

C. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm

D. Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân

Câu 70. Những người có hành vi phạm tội gây thiệt hại đến tài sản, đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, phẩm giá con người, hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội, nhưng không
có mục đích chống lại Nhà nước là:

A. Đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội

B. Đối tượng xâm phạm an ninh, lợi ích quốc gia

C. Đối tượng xâm phạm an ninh, lợi ích xã hội

C. Đối tượng xâm phạm trật tự xã hội, quốc gia

Câu 71. Một trong những giải pháp phòng chống tội phạm:

A. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

B. Liên tục tiến công tội phạm

C. Hoàn thiện hệ thống chính sách

D. Thận trọng không để lọt tội phạm

Câu 73. Trong công tác phòng chống tội phạm, sinh viên phải:

A. Tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động phòng chống tội phạm

B. Nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật bảo vệ an ninh

C. Không tham gia tệ nạn xã hội, cảnh giác làm chủ bản thân không để sai phạm

D. Tích cực học tập nâng cao nhận thức, làm cơ sở thực hiện trách nhiệm công dân

Câu 74. Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, sinh viên phải:

A. Tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động và ký cam kết không tham gia vào các tệ
nạn xã hội

B. Học tập nâng cao nhận thức về pháp luật để có ý thức phòng chống tội phạm và tuyên
truyền cho mọi người

C. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động của nhà trường, địa phương để bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội
D. Phát hiện và cung cấp những thông tin có liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn
trật tự an toàn xã hội

Câu 78. “Bài trừ tệ nạn xã hội” là một trong những nội dung của:

A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

B. Biện pháp bảo đảm an toàn xã hội

C. Nhiệm vụ bảo vệ an toàn xã hội

D. Yêu cầu giữ gìn trật tự xã hội

Câu 88. Một trong những đặc điểm của tệ nạn xã hội là:

A. Có tính lây lan nhanh trong xã hội

B. Có mối quan hệ với các hiện tượng tiêu cực khác

C. Có phương thức hoạt động tinh vi

D. Có tính liên kết thành ổ nhóm

Câu 89. “Nghiên cứu xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội” là
một trong những nội dung của:

A. Nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

B. Biện pháp hoạt động phòng chống tội phạm

C. Nhiệm vụ đấu tranh với các loại tội phạm

D. Giải pháp hoạt động phòng chống tội phạm

Câu 90. Trong phòng chống tội phạm, phải thực hiện nguyên tắc:

A. Khoa học và tiến bộ

B. Tiến bộ và hiện đại

C. Kết hợp và phối hợp

D. Gia đình và xã hội

Câu 91. Công tác phòng chống tội phạm phải:

A. Mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội và các công dân

B. Mang tính hệ thống, thống nhất giữa các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế từ trung
ương đến cơ sở
C. Mang tính đồng bộ và có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cá
nhân trong cả nước

D. Mang tính hệ thống, đồng bộ trong lực lượng công an và sự đoàn kết thống nhất trong các
tầng lớp xã hội

Câu 92. Để đấu tranh phòng chống tội phạm, sinh viên phải:

A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp, pháp luật

B. Tích cực, chủ động điều tra phát hiện và đấu tranh với các loại tội phạm

C. Thường xuyên tham gia nhiệt tình đạt hiệu quả cao vào các hoạt động ngăn chặn tội phạm.

D. Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ở nhà trường, địa phương.

Câu 93. Một trong những mục đích của công tác phòng chống tệ nạn xã hội là:

A. Ngăn ngừa, chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển lan rộng trên địa
bàn.

B. Ngăn ngừa, từng bước xóa bỏ những mâu thuẫn, hành vi dẫn đến tệ nạn xã hội

C. Ngăn ngừa, kết hợp xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc

D. Ngăn ngừa, phát hiện những hành vi hoạt động của bọn tội phạm dẫn đến tệ nạn xã hội

Câu 94. Tệ nạn cờ bạc thường có mối quan hệ chặt chẽ với:

A. Tội phạm hình sự và các hiện tượng tiêu cực khác

B. Các hành vi và hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

C. Các hành vi lừa đảo và tội phạm ma túy

D. Tội phạm kinh tế và các tệ nạn xã hội khác

Câu 95. Để góp phần phòng ngừa hậu quả của tệ nạn xã hội và tội phạm ở nhà trường,
sinh viên cần phải :

A. Có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời các hành vi tệ nạn xã hội và phạm tội cho nhà
trường

B. Nhận thức rõ hậu quả, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất cứ hình thức nào.

C. Nhận thức rõ trách nhiệm, không ngừng học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật.

D. Có trách nhiệm tự bảo vệ mình, ký kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội

Câu 96. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, loại tội phạm mới đang
phát triển là:
A. Tội phạm công nghệ cao

B. Tội phạm điện tử

C. Tội phạm máy tính

D. Tội phạm bàn phím

Câu 99. “Tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và làm giảm
tai nạn, tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự kỷ cương”, là nội dung của:

A. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

B. Quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

C. Tính chất bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

D. Biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Câu 100. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và phòng
chống tội phạm là:

A. Thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
thực hiện nhiệm vụ

B. Nhận thức cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một
bộ phận của đấu tranh giai cấp

C. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ tố tụng trong phòng
chống tội phạm

D. Thực hiện mọi yêu cầu của cơ quan, tổ chức chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội

BÀI 8 (31 Câu) CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 4.1 Đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là:

A. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa ly khai.

B. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

C. Các thế lực phản cách mạng trong và ngoài nước.

D. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Câu 4.2 Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khó khăn cơ bản của địch là:
A. Phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại
xâm.

B. Tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án.

C. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4.3 Trong chiến tranh nhân dân điểm yếu cơ bản của kẻ thù là:

A. Không biết được địa hình thời tiết của ta.

B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa bị loài người phản đối.

C. Không phát huy được hiệu quả của vũ khí trang bị.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4.4 Tiến hành chiến tranh xâm lược kẻ thù có điểm mạnh:

A. Có ưu thế tuyệt đối về quân sự, kinh tế, khoa học quân sự.

B. Được sự giúp sức của nhiều nước đồng minh.

C. Được huấn luyện cơ bản, trang bị vũ khí hiện đại.

D. Có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

Câu 4.5 Điểm mạnh cơ bản của địch khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta là:

A. Vũ khí trang bị tương đối hiện đại.

B. Tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học quân sự rất lớn.

C. Có lực lượng đồng minh tham gia.

D. Có thể cấu kết với bọn phản động trong nước.

Câu 4.6 Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:

A. Là cuộc chiến tranh toàn dân, lấy lực lương vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.

B. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.

C. Là cuộc chiến tranh toàn diện, lấy lực lương quân sự an ninh là quyết định.

D. Là cuộc chiến tranh cách mạng chống thế lực phản cách mạng.

Câu 4.7 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có mấy tính chất?

A. Có 6 tính chất.
B. Có 5 tính chất.

C. Có 4 tính chất.

D. Có 3 tính chất.

Câu 4.8 Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:

A. Là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa.

B. Là cuộc chiến tranh cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc.

C. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa tự vệ cách mạng.

D. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội.

Câu 4.9 Tính hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được thể hiện
ở chỗ:

A. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để tiến hành chiến tranh.

B. Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để đánh bại kẻ thù có vũ khí hiện đại hơn.

C. Hiện đại về vũ khí trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.

D. Kết hợp sử dụng vũ khí tương đối hiện đại với hiện đại để tiến hành chiến tranh.

Câu 4.10 Quan điểm thực hiện toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc có nghĩa:

A. Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.

B. Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người trong chiến tranh.

C. Là điều kiện phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.

D. Là điều kiện để thực hiện đánh giặc rộng khắp.

Câu 4.11 Có mấy quan điểm chính của Đảng ta về chiến tranh nhân dân:

A. Có 5 quan điểm.

B. Có 4 quan điểm.

C. Có 6 quan điểm.

D. Có 7 quan điểm.

Câu 4.12 Trong bốn mặt trận sau, mặt trận nào có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh

A. Mặt trận kinh tế.


B. Mặt trận quân sự.

C. Mặt trận ngoại giao.

D. Mặt trận chính trị.

Câu 4.13 Theo quan điểm của Đảng ta, yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường là:

A. Vũ khí trang thiết bị hiện đại.

B. Vũ khí hiện đại, nghệ thuật tác chiến cao.

C. Con người và vũ khí, con người là quyết định nhất.

D. Vũ khí hiện đại và người chỉ huy giỏi.

Câu 4.14 Một trong những quan điểm của Đảng ta về chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc:

A. Chuẩn bị mọi mặt ở các Bộ, các ngành, các quân binh chủng để đánh lâu dài.

B. Chuẩn bị đầy đủ về tiếm lực kinh tế, quân sự để đánh lâu dài.

C. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước, cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài.

D. Chuẩn bị trên tất cả khu vực phòng thủ để đủ sức đánh lâu dài.

Câu 4.15 Phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất vì một trong
những lý do sau:

A. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, kẻ thù sử dụng vũ khí công nghệ hiện đại.

B. Cuộc chiến tranh rất ác liệt, tổn thất về người và vật chất rất lớn.

C. Cuộc chiến tranh mở rộng, không phân biệt tiền tuyến hậu phương.

D. Cuộc chiến tranh kẻ thù sử dụng một lượng bom đạn rất lớn để tàn phá.

Câu 4.16 Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ giữa:

A. Chống quân xâm lược và chống bọn khủng bố.

B. Chống địch tấn công từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong.

C. Chống bạo loạn với trấn áp bọn phản động.

D. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.

Câu 4.17 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm:

A. Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.


B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp bao gồm cả nội lực và ngoại lực.

C. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.

D. Tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của các nước XHCN.

Câu 4.18 Tiến hành chiến tranh nhân dân với tinh thần tự lực tự cường nhưng:

A. Cần sự giúp đỡ của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

B. Cần phát huy nội lực của đất nước không cần giúp đỡ của quốc tế.

C. Chỉ cần một số nước Xã hội Chủ nghĩa giúp đỡ.

D. Chỉ cần huy động mọi tiềm năng sẵn có của đất nước.

Câu 4. 19 Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân là:

A. Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.

B. Tổ chức thế trận đánh giặc của các lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.

D. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân.

Câu 4.20 Thế trận chiến tranh nhân dân là:

A. Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.

B. Sự tổ chức, bố trí, các lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.

C. Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.

D. Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.

Câu 4.21 Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận của chiến tranh được:

A. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở khu vực chủ yếu.

B. Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm.

C. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.

D. Bố trí rộng trên cả nước, tập trung ở các địa bàn trọng điểm.

Câu 4.22 Lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc gồm:

A. Lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân.

B. Lực lượng toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp các lực lượng vũ trang khác.

D. Là sự phối hợp giữa các lực lượng.

Câu 4.23 Một trong những âm mưu thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta là:

A. Tiến công hỏa lực với mức độ cao.

B. Tiến công quân sự với quân số đông.

C. Gây bạo loạn lật đổ với quy mô lớn.

D. Kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ bên trong.

Câu 4.24 Một trong những âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta
là:

A. Đánh nhanh, thắng nhanh.

B. Đánh chắc, tiến chắc.

C. Đánh lâu dài.

D. Tiến công từng bước.

Câu 4.25 Lực lượng toàn dân trong chiến tranh nhân dân được tổ chức thành:

A. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.

B. Lực lượng quân đội nhân dân và dân quân tự vệ.

C. Lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự.

D. Lực lượng chiến đấu và lực lượng sản xuất.

Câu 4.26 Một trong những mục đích của chiến tranh nhân dân Việt Nam là;

A. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

B. Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.


C. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4.27 Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc
là:

A. Diễn ra khẩn trương quyết liệt ngay từ đầu.

B. Diễn ra với tính chất phức tạp kéo dài.

C. Diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi cho chúng ta.
D. Diễn ra trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn.

Câu 4.28 Quan điểm nào mang tính chủ đạo xuyên suốt trong quá trình tiến hành chiến
tranh nhân dân là:

A. Kết hợp vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

B. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao.

C. Toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

D. Chuẩn bị mọi mặt trong cả nước để đánh lâu dài.

Câu 4.29 Trong các mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững mục tiêu nào?

A. Giữ vững ổn định đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh theo định hướng
XHCN

B. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng
XHCN.

C. Giữ vững ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng kinh tế củng cố QP an ninh.

D. Giữ vững ổn định chính trị, xã hội cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
phát triển.

Câu 4.30 Ngày 19/12/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể
hiện nội dung trong nghệ thuật chiến lược:

A. Đánh giá đúng kẻ thù.

B. Phương châm tiến hành chiến tranh.

C. Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.

D. Xác định đúng đối tượng tác chiến.

Câu 4.31 Lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân của Việt Nam gồm:

A. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.

B. Bộ đội thường trực, lực lượng dự bị, dân quân tự vệ.

C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.

D. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng.

BÀI 9 (30 CÂU) XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

Câu 5.1 Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là:
A. Là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam.

B. Là quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Là công an nhân dân Việt Nam.

D. Là quân đội và công an.

Câu 5.2 Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc có vị trí:

A. Là lực lượng xung kích trong các hoạt động quân sự.

B. Là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.

C. Là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

D. Là lực lượng quyết định của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5.3 Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang Việt Nam:

A. Có 3 đặc điểm.

B. Có 4 đặc điểm.

C. Có 5 đặc điểm.

D. Có 6 đặc điểm.

Câu 5.4 Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc:

A. Trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện.

B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

C. Tuyệt đối, toàn diện, lãnh đạo về chính trị là quyết định.

D. Tuyệt đối, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Câu 5.5 Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
là:

A. Phát huy nội lực kết hợp sức mạnh thời đại.

B. Độc lập tự chủ để phát triển lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Phát huy truyền thống dân tộc để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 5.6 Cơ quan quản lý lực lượng vũ trang nhân dân.

A. Quân đội, công an nhân dân.


B. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Đảng cộng sản Việt Nam.

D. Chính quyền địa phương các cấp.

Câu 5.7 Một trong những quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) là:

A. Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là trọng tâm , lấy chính trị làm chủ yếu.

B. Xây dựng LLVTND lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

C. Xây dựng LLVTND toàn diện cả về số lượng và chất lượng.

D. Xây dựng LLVTND toàn diện, tập trung xây dựng quân đội.

Câu 5.8 Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang trên lĩnh vực:

A. Trên tất cả các lĩnh vực.

B. Trên lĩnh vực chính trị,

C. Trên lĩnh vực tổ chức.

D. Trên lĩnh vực chiến đấu.

Câu 5.9 Phương hướng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay là:

A. Xây dựng rộng khắp.

B. Chú trọng cả số lượng chất lượng.

C. Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo tốt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5.10 Xây dựng LLVTND hiện nay có thuận lợi cơ bản:

A. Kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng phát triển vững mạnh.

B. Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiềm lực, vị thế của nước ta được tăng cường.

C. Quân đội, công an ngày càng phát triển lớn mạnh hiện đại.

D. Nhà nước quan tâm đầu tư rất mạnh cho quốc phòng an ninh.

Câu 5.11 Tại sao khi xây dựng lực lượng vũ trang phải tự lực tự cường?

A. Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang.

B. Để giữ vững tính độc lập tự chủ, không bị chi phối ràng buộc.
C. Để nhằm khai thác sức mạnh quân sự vốn có của ta.

D. Tất cả câu trên đều đúng.

Câu 5.12 Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang theo nguyên tắc:

A. Lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

B. Hệ thống lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.

C. Đề ra chủ trương đường lối lãnh đạo.

D. Tập trung dân chủ, phân công cá nhân phụ trách.

Câu 5.13 Nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVTND là;

A. Tự lực tự cường xây dựng LLVTND.

B. Xây dựng LLVT lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

C. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

D. Đảm bảo cho LLVT luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Câu 5.14 Tại sao phải xây dựng quân đội hiện đại?

A. Nhằm đảm bảo cơ động cho LLVT.

B. Nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội.

C. Bảo đảm cho LLVT giành thắng lợi.

D. Đảm bảo cho LLVT hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5.15 Xây dựng LLVTND phải đảm bảo luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu vì:

A. Đó là nhiệm vụ chủ yếu của LLVT.

B. Ngày nay kẻ địch đang luôn tìm cách phá hoại đất nước ta.

C. Đó là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của LLVTND.

D. Đó là yêu cầu nhiệm vụ cách mạng bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 5.16 Một trong những phương hướng xây dựng LLVT là:

A. Xây dựng LLVT 3 thứ quân theo hướng vững mạnh, đáp ứng tình hình mới.

B. Xây dựng quân đội, công an nhân dân theo hướng chính quy, thống nhất, hiện đại.

C. Xây dựng quân đội, công an ND theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước
hiện đại.
D. Xây dựng quân đội nhân dân theo hướng chính quy, hiện đại sẵn sàng chiến đấu cao.

Câu 5.17 Phương hướng xây dựng quân đội nhân dân hiện nay:

A. Xây dựng QĐND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

B. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại.

C. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

D. Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, hiện đại có tinh thần quốc tế vô sản.

Câu 5.18 Phương hướng xây dựng lực lượng dự bị động viên phải:

A. Có số lượng đông, chất lượng cao, sẵn sàng động viên khi cần thiết.

B. Hùng hậu, huấn luyện và quản lý tốt, đảm bảo khi cần động viên nhanh theo kế hoạch.

C. Luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

D. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng thường trực và dân quân tự vệ.

Câu 5.19 Một trong những biện pháp chủ yếu trong xây dựng LLVTND là:

A. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí cho LLVT nhân dân.

B. Từng bước trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại cho LLVTND.

C. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật cho LLVTND.

D. Từng bước đổi mới yêu cầu vũ khí hiện đại cho LLVTND.

Câu 5.20 Một biểu hiện của sự lãnh đạo theo nguyên tắc ”Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”
của Đảng đối với LLVT là:

A. Đảng không chia quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ ai trong thời bình.

B. Đảng chia sẻ quyền lãnh đạo LLVT cho giai cấp khác khi đất nước gặp khó khăn.

C. Đảng không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo LLVT cho bất cứ giai cấp, tổ chức, lực lượng
nào.

D. Đảng không nhường quyền lãnh đạo LLVT cho lực lượng chính trị khác.

Câu 5.21 Trong đầu tư cho QP-AN, xây dựng LLVT hiện nay còn một mâu thuẫn chủ yếu
giữa:

A. Nhu cầu về trang bị vũ khí hiện đại với khả năng kỹ thuật công nghệ.

B. Nhu cầu về tăng cường chất lượng huấn luyện với khả năng cơ sở vật chất.
C. Nhu cầu đầu tư cho quốc phòng an ninh, xây dựng LLVT với khả năng của nền kinh tế đất
nước.

D. Nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ với khả năng đào tạo huấn luyện.

Câu 5.22 Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm các tổ chức:

A. Quân đội, công an và lực lượng dự bị động viên.

B. Quân đội, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.

C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.

D. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.

Câu 5.23 Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sức mạnh của LLVT:

A. Chính trị tinh thần.

B. Kinh tế.

C. Vũ khí trang bị.

D. Chỉ huy tác chiến.

Câu 5.24 Xây dựng quân đội, công an tinh nhuệ trên các lĩnh vực:

A. Chính trị, tư tưởng, công tác huấn luyện.

BÀI 10 (30 CÂU) KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QP-AN
Câu 1 Một trong những cơ sở lý luận của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh là:̣
A. Kinh tế quyết định việc cung ứng vật chất cho quốc phòng – an ninḥ

B. Kinh tế quyết định việc cung cấp trang thiết bị cho quốc phòng – an ninḥ

C. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng – an ninh

D. Kinh tế quyết định việc cung cấp kỹ thuật, công nghệ cho quốc phòng – an ninḥ

Câu 2 Một trong những cơ sở lý luận của sự kết hợp kinh tế quốc phòng – an ninh là:̣

A. Quốc phòng an ninh tạo ra cơ sở vât chất xây dựng kinh tế

B. Quốc phòng an ninh tạo ra những biến đông kích thích kinh tế

C. Quốc phòng an ninh và kinh tế có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhaụ

D. Quốc phòng an ninh tạo ra quá trình sự phát triển kinh tế, xã hôị

Câu 3 Mục đích kết hợp phát triển kinh tế với QP trong giai đoạn hiện nay là:̣

A. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
B. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc̣

C. Phát triển kinh tế, quốc phòng – an ninh vững mạnh bảo vê Tổ quốc.̣

D. Nâng cao vị thế, tiềm lực mọi măt của đất nước.̣

Câu 4 Quốc phòng là:

A. Là sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vê Tổ quốc VNXHCN.̣

B. Là công việc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại.̣

C. Là huy đông mọi tiềm lực của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.̣

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 5 Mối quan hê giữa kinh tế và quốc phòng:̣

A. Kinh tế quyết định nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh.

B. Bản chất của kinh tế - xã hội quyết định bản chất của quốc phòng, an ninh

C. Quốc phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

D. Cả A,B,C đúng

Câu 6 “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào kinh tế” là khẳng định
của:

A. Hồ Chí Minh

B. Ph.Ăngghen

C. V.Iênin

D. Các Mác

Câu 7 “Động vi binh tĩnh vi dân” nghĩa là:

A. Khi đất nước hòa bình làm người lính sẵn sàng chiến đấu

B. Khi đất nước chiến tranh là người dân phát triển kinh tế

C. Khi đất nước có chiến tranh hoặc bình yên đều phải làm người dân xây dựng, phát triển kinh
tế.

D Khi đất nước có chiến tranh làm người lính, đất nước bình yên làm người dân phát triển xây
dựng kinh tế

Câu 8. Một trong những chủ trương của Đảng ta đã từng thực hiện việc kết hợp kinh tế
với quốc phòng an ninh là:
A. Vừa tiến hành chiến tranh vừa củng cố năng lực kinh tế.

B. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

C. Vừa tăng gia sản xuất vừa thực hành tiết kiệm.

D. Vừa xây dựng làng kháng chiến vừa tăng gia lao động sản xuất.

Câu 9. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta đến năm 2020 là:

A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước phát triển theo hướng hiện đại.

B. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại.

C. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN hóa phát triển theo hướng hiện đại.

D. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 10. Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng
cố quốc phòng an ninh là:

A. Kết hợp trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.

B. Kết hợp trong phát triển nguồn nhân lực để hiện đại hóa đất nước.

C. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

D. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển văn hóa xã hội.

Câu 11. Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ cần
phải quan tâm:

A. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận QP an ninh.

B. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng LLVT, lực lượng quần chúng.

C. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp QP với xây dựng thế trận phòng thủ.

D. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng các tổ chức chính trị đoàn xã
hội.

Câu 12. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP-AN thì vai trò là nền
tảng, động lực, là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển là:

A. Công nghiệp và bưu chính viễn thông.

B. Khoa học, công nghệ và giáo dục.

C. Giao thông vận tải.

D. Cả A,B,C đều đúng.


Câu 13. Một trong những nội dung kết hợp KT với QP trong giai đoạn hiện nay là:

A. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.

B. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân chia các khu vực kinh tế - địa lý.

C. Kết hợp kinh tế với quốc phòng giữa các vùng đầu tư và vùng kinh tế mới.

D. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân chia các khu vực kinh tế.

Câu 14. Một trong những nội dung kết hợp KT với QPAN ở các vùng kinh tế trọng điểm là:

A. Phát triển kinh tế phải đáp ứng nhu cầu dân sinh thời bình và nhu cầu chi viện cho chiến
trường khi có chiến tranh.

B. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh và nhu cầu dự trữ.

C. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ nhu cầu phòng thủ ở từng tỉnh thành phố.

D. Phát triển kinh tế phải đáp ứng phục vụ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dân sinh và nhu cầu quân
sự.

Câu 15 Kết hợp kinh tế với QPAN hiện nay cả nước chia thành những vùng kinh tế trọng
điểm:

A. Miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam bộ.

B. Miền núi, đồng bằng, thành thị, ven biển.

C. Miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

D. Miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị.

Câu 16 Một trong những nội dung kết hợp KT với QPAN ở các vùng biển, đảo cần tập
trung:

A. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài.

B. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để dân đầu tư tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

C. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để động viên ngư dân thành lập các tổ chức tự vệ trên biển.
D. Có cơ chế chính sách thỏa đáng để ngư dân xây dựng cac trận địa phòng thủ.

Câu 17. Một trong những nội dung kết hợp KT với QPAN trong giai đoạn hiện nay là:

A. Kết hợp trong nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

B. Kết hợp trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

C. Kết hợp trong xây dựng thế trận quốc phòng, thế trận chiến tranh nhân dân.
D. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân chia các khu vực kinh tế.

Câu 18. Một trong những nội dung kết hợp KT với QPAN trong công nghiệp là:

A, Phải kết hợp ngay từ khi thực hiện xây dựng các khu công nghiệp.

B. Phải kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp.

C. Phải kết hợp ngay chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.

D. Phải kết hợp ngay trong ý đồ bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng.

Câu 19. ‘Dựng nước đi đôi với giữ nước” có ý nghĩa đối với nước ta:

A. Là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.

B. Là sự phản ánh quá trình phát triển của dân tộc ta.

C. Là quy luật để phát triển và bảo vệ đất nước.

D. Là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. 20 Về kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh trong lâm nghiệp cần tập trung

A. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh, định cư xây dựng các cơ sở
chính trị.

B. Đẩy mạnh khai thác, trồng rừng gắn với công tác định canh, định cư xây dựng các tổ chức xã
hội

C. Đẩy mạnh khai thác lâm sản, phát triển hệ thống giao thông, xây dựng các đoàn thể.

D. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo gắn với công tác luân chuyển dân cư, xây dựng cơ sở chính trị
xã hội.

Câu 6. 21 Một nội dung kết hợp kinh tế với QP-AN trong xây dựng công trình:

A. Công trình trọng điểm, quy mô lớn phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ QP-
AN

B. Công trình nào, ở đâu đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ QP-AN

C. Công trình ở các vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ
QP-AN

D. Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ

Câu 6.22 Một trong những giải pháp để thực hiện kết hợp kinh tế với QP-AN là phải tăng
cường:

A. Sự lãnh đạo của Nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.
B. Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều chỉnh của cơ quan chuyên môn

C. Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, của chính quyền các cấp

D. Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.

Câu 6.23 Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển KT - XH với QP-AN cần tập
trung:

A. Cán bộ cấp tỉnh, bộ, ngành từ trung ương đến địa phương

B. Cán bộ cấc cấp từ xã, phường trở lên

C. Cán bộ chủ trì các cấp, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở.

D. Học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học

Câu 6.24 Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm

A. 3 vùng

B. 4 vùng

C. 5 vùng

D. 6 vùng

Câu 6 .25 Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-
AN trong giao thông vận tải:

A. Xây dựng kế hoạch giao thông cho thời bình

B. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông cho cả thời bình và thời chiến

C. Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến

D.Xây dựng kế hoạch động viên từng giai đoạn

Câu 6. 26 Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-
AN ở vùng biên giới:

A. Xây dựng các phương án bảo vệ an ninh chính trị, an ninh biên giới

B. Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

C. Tổ chức tốt định canh định cư, có chính sách phù hợp để động viên điều chỉnh dân số từ nơi
khác đến.

D. Xây dựng các khu kinh tế vùng biên giới kết hợp với bảo vệ an ninh chính trị.

Câu 6.27 Một trong những nội dung kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-
AN trong khoa học và công nghệ, giáo dục là:

A. Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước

B. Coi trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ của đất nước

C. Coi trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ quân sự

D. Cả A và B

Câu 6.28 Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội được thể hiện:

A. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

B. Ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

C. Ngay trong kế hoạch củng cố QPTD và xây dựng thế trận CTND.

D. Ngay trong việc hoạch định chiến lược xây dựng nền QPTD,ANND.

Câu 6.29 Thực chất của việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng – an ninh là:

A. Thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân

B. Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.

C. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược.

D. Phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh.

Câu 6.30. Tại sao trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp
cần chọn quy mô trung bình, phân tán, trải dài trên diện rộng?

A. Do trình độ khoa học ở nước ta còn hạn chế

B. Để hạn chế hậu quả tiên công hỏa lực của địch khi có chiến tranh.

C. Do ta còn nghèo chưa đủ trình độ xây dựng các khu công nghiệp lớn.

D. Để tận dụng tốt nguồn nhân lực tại chỗ cho xây dựng thành phố, khu công nghiệp.

You might also like