You are on page 1of 3

Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử - Triết học Mac- Lênin

Với tư cách là một hình thái phát triển cao của tư tưởng triết học nhân loại, đối
tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin tất yếu vừa có sự đồng nhất, vừa có sự
khác biệt so với đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử.
Triết học Mác - Lênin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Với triết học Mác - Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa
học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng. Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy
luật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy. Triết học nghiên
cứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba lĩnh vực này.
- Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể.
Triết học Mác - Lênin là sự khái quát cao những kết quả của khoa học cụ thể, vạch
ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; do đó, trở thành cơ sở
thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học cụ thể.
+ Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề khoa học mới,
làm tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học.
+ Các khoa học cụ thể tuy có đối tượng và chức năng riêng của mình nhưng đều
phải dựa vào một thế giới quan và phương pháp luận triết học nhất định.
+ Quan hệ giữa quy luật của triết học và quy luật của khoa học cụ thể là quan hệ
giữa cái chung và cái riêng.
- Vladimir Ilyich Lenin:
+Là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga
+ là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen
+Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản, đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga
tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga ⇒ thành lập ra Nhà nước công nông đầu
tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917)
- Vai trò của V.L.Lênin:
+Bảo vệ, phát triểnchủ nghĩa Mác để chỉ dẫn hành động cho phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
+Có vai trò xây dựng và chỉ đạo tổ chức quốc tế vững mạnh để lãnh đạo phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế trong thời kỳ mới.
+Lênin tập hợp lực lượng cách mạng, gắn kết phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế với phong trào giải phóng dân tộc để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc.
Vai trò của Ph.Ăngghen & Các Mác:
+ Sáng lập nên chủ nghĩa Mác, học thuyết khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân và những người cộng sản
⇒ Xoá bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ
nghĩa.
+ Nhiệt tình truyền bá tư tưởng cách mạng, xây dựng các tổ chức cách mạng của
giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân các nước Châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX.
LENIN:
* Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:
- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ
chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là
mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.
- Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập
nhưng không hoạt động
- Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân
Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.
* Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:
- Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm
truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
- Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm
của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng
tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị
trong sự nghiệp giải phóng người lao động.
KARL MARX:
- Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội để thành lập Quốc tế thứ nhất.
- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch,
thông qua các nghị quyết đúng đắn.
- Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
⟹ Vì vậy, C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.

You might also like