You are on page 1of 49

LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN

TÁC GIẢ: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương


SƯU TẦM-TẢI VỀ-ĐÓNG GÓI THÀNH EBOOK :

NGÔ ĐỨC KHẢI


PHẦN NỘI DUNG ĐƯỢC GIỮ NGUYÊN BẢN

1
Lời giới thiệu
Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Cho đến nay chúng ta đã biết khả năng tiên tri của các phương pháp trong Lý học Đông phương về
những gì mà trí tuệ hiện đại chưa đạt đến đuợc đã chứng tỏ sự chính xác cao hơn bất cứ một
phương tiện dư báo khoa học hiện đại nào...
Là người đã có gần 20 năm tìm hiểu về văn hoá cổ Lạc Việt và Lý học Đông Phương - Tôi xin trình
bày một phương pháp dự báo đã được chứng nghiệm qua nhiều năm mà sau nhiều lần chỉnh sửa
được đặt tên chính thức là Lạc Việt độn toán.
Như các môn tiên tri khác thuộc Lý học Đông phương, chỉ cần biết phương pháp độn Lạc Việt độn
toán thì cũng độn và toán được chuyện của thế nhân. Phần phương pháp độn của Lạc Việt độn toán
rất dễ hiểu vì nó là sự kết hợp những phương pháp độn toán đơn giản còn lưu truyền trong dân gian,
được bổ sung và hiệu chỉnh của cả một hệ thống lý thuyết phục hồi lại từ văn minh Lạc Việt, trên
cơ sở nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Bởi vậy, những di sản độn toán đơn giản còn lưu
truyền trong dân gian như Lục Nhâm Đại độn và Bát môn độn giáp được bổ sung, hiệu chỉnh phối
hợp trong Lạc Việt độn toán đã trở thành một môn dự báo vi diệu, có khả năng tiên tri trên xem
thiên văn, dưới xét địa lý, nhân sự, xã hội vạn sự đều có thể dự báo, không thua kém gì các môn dụ
báo đã lưu truyền hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương cổ. Điều này đã chứng nghiệm từ gần
20 năm qua. Kể từ năm 2004 những dự báo nhân danh Lạc Việt độn toán đã chứng tỏ khả năng của
nó trên website tuvilyso.com qua lời dự báo sóng thần tại Indonesia và Philippine. Cùng với rất
nhiều các hiện tượng xã hội, thiên tai, cuộc sống được dự báo đều đặn hàng năm từ 2004 đến nay
với hiệu quả dự báo cao, kể cả những việc được quan tâm trên thế giới. Phương pháp dự báo Lạc
Việt độn toán được chính thức công bố và truyền đạt thử nghiệm lần đầu tiên trên website
vietlyso.com. Nay Lạc Việt độn toán được hoàn chỉnh và tổng hợp nâng cao về cả phương pháp lẫn
lý thuyết và đồng thời được công bố trên trang web chính thức của Trung tâm nghiên cứu lý học
Đông phương để mọi người đều có thể tham khảo ứng dụng.
Lạc Việt độn toán là hệ quả nghiệm chứng trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ
hành, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nó nhằm chứng tỏ
nhân danh tiêu chí khoa học cho yếu tố tiên tri của một lý thuyết được coi là khoa học.
Ứng dụng được môn này, ngoài việc tự giúp mình còn phải có tâm hồn khoáng đạt, thánh thiện giúp
ích được cho đời. Những ai sử dụng phương pháp độn toán này, hãy tôn vinh tổ tiên của người Lạc
Việt từ thời Hùng Vương đã tạo dựng nên một nền văn hiến vĩ đại với giá trị tri thức siêu việt, đầy
chất nhân bản và tình yêu con người.
Hàng năm vào những ngày lễ Tết, những ai đang học hỏi tìm về cội nguồn của nền minh triết Đông
phương, hãy ngắm nhìn chiếc bánh Chưng, bánh Dày và chiêm nghiệm sẽ thấy được ý nghĩa vi diệu
sâu lắng trong tâm linh. Bốn sợi Lạc Hồng buộc trên chiếc bánh chưng - hình thành cửu cung
nguyên thuỷ cho tất cả các môn độn toán Đông phương và sự vi diệu của Lạc Việt độn toán cũng
bắt đầu từ cửu cung này.

2
Lời tựa
Tiến sĩ Phạm Thị Minh Hoàng
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

Lời tựa

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, tên thật là Nguyễn Vũ Diệu, có nickname thường sử dụng
trên các diễn đàn lý học Đông phương là Thiên Sứ. Ông sinh năm 1949 tại Hà nội, hiện nay là
Giám đốc Trung Tâm Lý Học Đông Phuơng, có trụ sở tại TP HCM thuộc Hội nghiên cứu khoa học
Việt Nam – ASIA.

Trong quá trình tìm hiểu nhằm chứng minh một thực tế khách quan về nền văn minh Lạc Việt trải
gần 5000 năm văn hiến, dựa trên những nguyên lý lý thuyết được phục hồi của thuyết Âm Dương
Ngũ hành và Bát quái là ký hiệu siêu công thức của học thuyết này, ông đã kết tập hai phuơng pháp
độn toán còn lưu truyền trong dân gian là “Lục nhâm tiểu độn"(Có sách viết "Lục Nhâm đại độn”)
và “Bát môn độn giáp” để hiệu chỉnh và phục hồi lại môn Lạc Việt độn toán của tổ tiên. Lạc Việt
độn toán không phải là sự kết hợp khô khan giữa hai môn dự báo đơn giản nói trên. Lạc Việt Độn
Toán chính là hệ quả của tính hoàn chỉnh và thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ Hành với
nguyên lý nhất quán là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ và nhân danh những tiêu chí khoa học hiện
đại.

Từ một giả thuyết ban đầu về cội nguồn Kinh Dịch, cho đến phương pháp Lạc Việt độn toán đã
được nghiệm đúng và kiểm chứng về cả lý thuyết lẫn thực hành trên thực tế từ gần 20 năm nay cho
chính tác giả là ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và cho những người tìm hiểu và ứng dụng môn này
trong những năm gần đấy. Lạc Việt độn toán ngày càng hoàn thiện về nhiều mặt trong quá trình tìm
hiểu và tiến tới phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành . Với chút duyên may khi đến với
Lạc Việt Độn Toán, tôi đuợc ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nguời đã có công phục hồi lại phuơng
pháp độn của tổ tiên Lạc Việt giao cho công việc biên soạn cuốn sách từ khối luợng đồ sộ những
bài viết mà thời gian qua ông đã rất tận tình truyền tải kiến thức và kinh nghiệm tới học viên lớp
Lạc Việt độn toán và tới các bạn đọc giả quan tâm. Nhiều, rất nhiều những dự đoán của ông và các
học viên đã ứng nghiệm trong thời gian qua trong thực tế đã chứng tỏ phuơng pháp Lạc Việt Độn
Toán rất dễ hiểu và có tính ứng dụng thực tiễn rất cao .

Nhu cầu muốn biết truớc, dự đoán việc, nắm bắt thông tin để mong gặp đuợc điều tốt, tránh đuợc
điều dữ là lòng mong muốn chính đáng của con nguời. Cuốn Lạc Việt Độn toán phuơng pháp và
ứng dụng đuợc viết ra chính là thể theo yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc khăp nơi, nhằm giới
thiệu một cách có hệ thống phần cơ bản phương pháp và cách ứng dụng .

Tiến sĩ Phạm Thị Minh Hoàng

3
Lạc Việt độn toán phần 1
Nguyên lý lý thuyết của Lạc Việt độn toán
Tri thức khoa học hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. Vấn đề ở đây là qui luật đó là qui luật
gì, phản ánh một thực tại nào và khi đã chứng tỏ một khả năng tiên tri thì đằng sau nó phải là một
lý thuyết khoa học...
1 - Sự ra đời của Lạc Việt Độn Toán
Một phương pháp hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì phải có tính hệ thống, tính nhất
quán, tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri. Tiêu chí khoa học.Tri thức khoa học
hiện đại thừa nhận tiêu chí khoa học này. Vấn đề ở đây là qui luật đó là qui luật gì, phản ánh một
thực tại nào và khi đã chứng tỏ một khả năng tiên tri thì đằng sau nó phải là một lý thuyết khoa học.
Vậy khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo thuộc Lý học Đông phương cổ phải phản ánh
một qui luật nào đó của vũ trụ, tính khái quát càng lớn chứng tỏ tính quy luật càng rất bao trùm.
Vấn đề là chúng ta hiểu gì về thực tại vận động của những qui luật đó qua những phương pháp dự
đoán thuộc Lý học Đông phương. Lạc Việt độn toán đã thoả mãn yêu cầu đó bởi tính khái quát cao:
chỉ có 48 quẻ để dự báo cho tất cả sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn so với quẻ Dịch có 64 quẻ và tính
chi tiết hoàn hảo cho từng hào. Điều này chứng tỏ Bốc Dịch với 64 quẻ là sản phẩm được hoàn hảo
ở một giá trị nhận thức về vũ trụ, trái đất và con người sâu hơn Lạc Việt độn toán. Chúng ta có thể
nhận xét rằng Lạc Việt độn toán trên thực tế ra đời trước khi có phương pháp Bốc Dịch. Nói một
cách khác: Lạc Việt độn toán có tính khái quát và gần với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm
Dương Ngũ hành, tuy không sâu và chi tiết bằng Bốc Dịch. Nhưng vì tính thất truyền của một
nguyên lý lý thuyết phản ánh một thực tại đã tạo dựng ra nó và sự sai lệch do thất truyền nên
phương pháp Bốc Dịch trở nên huyền bí và có những sai lệch và đây cũng là tình trạng chung của
các phương pháp tiên tri phương Đông. Trên đây cũng chỉ là ý tưởng ban đầu về sự suy luận tính
lịch sử thời gian của sự ra đời hai phương pháp Bốc Dịch và Lạc Việt độn toán. Hy vọng đó sẽ là
những ý tưởng để sau này có ai nghiên cứu về lịch sử hình thành các phương pháp tiên tri của Lý
Học Đông phương sẽ tiếp tục tìm hiểu và tìm ra những lời giải cho các hiện tượng từ hàng ngàn,
thậm chí hàng chục ngàn năm trước.
Tôi không tự cho mình là người sáng taọ ra môn Lạc Việt độn toán. Mà chỉ là người phục hồi lại
môn này và những nguyên lý của nó từ những di sản còn lại lưu truyền trong văn hoá phương
Đông. Hay nói cách khác: Nội dung của Lạc Việt độn toán đã tồn tại trên thực tế từ hàng thiên niên
kỷ trước. Nó đã bị thất truyền khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Nay được
phục hồi lại nhân danh nền văn hiến Lạc Việt.

Lạc Việt độn toán phần 1 - 1


2 –Những di sản còn lại – Bát môn độn giáp và Lục Nhâm Đại độn
Lạc Việt độn toán coi Bát Môn và Lục Nhâm là hai yêú tố cấu thành quan trọng khi phối với Âm
Dương Ngũ hành và nguyên lý căn của Lý học Đông phương thuộc về văn minh Việt là “Hậu Thiên
Lạc Việt phối Hà Đồ’’. Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” và “Hà Đồ trong văn minh Lạc
Việt”.

4
Nhưng Bát môn độn giáp và Lục Nhâm đại độn nguyên thuỷ vốn chỉ là hai phương pháp dự báo rất
đơn giản còn lưu truyền trong dân gian và không liên quan gì đến nhau. Phương pháp độn của Bát
Môn và Lục Nhâm lần lượt như sau:
2-1/ Phương pháp độn Lục Nhâm Đại độn lưu truyền trong dân gian

Đồ hình lục nhâm đại độn (Lời truyền trong dân gian)
Phương pháp này căn cứ trên một đồ hình chia làm 6 cung và mỗi cung có tên gọi như hình trên. Có
hai cách lấy quẻ cho phương pháp này là:
2 – 1 – 1: Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc Việt Nam
* Bắt đầu từ cung Đại An là năm Tý, tính thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt mỗi năm một
cung, đến năm định toán thì dừng lại. * Lấy cung đó làm tháng Giêng cũng theo chiều kim đồng hồ
mỗi tháng một cung, đến tháng định toán thì dừng lại. * Lấy cung đó làm ngày mùng Một của
tháng, thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt mỗi ngày một cung cho đến ngày định toán thì dừng
lại. * Lấy cung đó làm giờ Tý, thuận theo chiều kim đồng hồ, mỗi cung một giờ, đến giờ định toán
thì dừng lại. Khi giờ dừng ở cung nào thì được quẻ đó.Thí dụ:* Năm Mậu Tý, Tháng Hai, ngày 24,
giờ Mùi (Từ 13g đến 15 giờ).Năm Tý tại cung Đại An. Tháng Giêng cũng tại đây, tháng Hai sẽ ở
cung Lưu Niên. Ngày mùng Một tháng Hai cũng bắt đầư từ cung Lưu Niên. Đếm thuận mỗi cung
một ngày thì ngày 24 ở cung Đại An. Giờ Tý tính từ cung Đại An lần lượt mỗi cung một giờ thì giờ
Mùi sẽ ở cung Lưu Niên. Đến đây chúng ta được quẻ Lưu Niên theo phương pháp lưu truyền ở
miền Bắc Việt Nam.* Năm Kỷ Sửu, tháng Năm, ngày 19 giờ Ngọ (Từ 11g đến 13g)
Năm Tý ở cung Đại An thì năm Sửu ở cung Lưu Niên. Tháng Giêng cũng tại đây. Tháng Năm theo
thuận tự từ Lưu Niên là 1 đếm đến tháng 5 sẽ ở Vô Vong. Ngày mùng Một từ Vô Vong đếm thuận
đến ngày 19 cũng tại cung Vô Vong. Giờ Tý của ngày 19 tại cung Vô Vong đến thuận đến giờ toán
quẻ là Ngọ cũng là an tại cung Vô Vong. Như vậy t6a được quẻ Vô Vong cuả Lục Nhâm Đại độn.
2 – 1 – 2: Phương pháp lưu truyền ở miền Nam Việt Nam
Tôi trích dẫn dưới đây là bài của Thái Tuế trên trang tuvilyso.com giới thiệu về phương pháp toán
Lục Nhâm Đại độn còn lưu truyền phổ biến ở miến Nam Việt Nam, để tham khảo.
Môn độn toán này do ông Lý Thuần Phong sáng chế. Tài liệu môn này đã thất truyền.
Qua sự tìm tòi cổ thư ghép nhặt và tổng hợp các yếu tố có liên quan trong môn học này (không biết
có trùng với bản chính không?) khi mang ra ứng dụng thấy xác liệu dự đoán rất phù hợp với công
việc của nhiều người.

5
Vì khảo cứu trong tình huống thiếu thốn tài liệu, nên đỉnh cao của môn học không đạt tới được. Rất
ước mong sự đóng góp khảo cứu của nhiều người có cơ hội biết môn này.
Khởi tháng Giêng ở cung Đại An, thứ tự theo chiều kim đồng hồ, mỗi cung một tháng, cho đến
tháng cần toán. Sau khi có cung của tháng, ta khởi ngày mùng MỘT ở cung đó, đếm thuận mỗi
cung một ngày tới ngày hiện tại. Ta khởi cung đó là giờ TÝ, đếm mỗi giờ một cung cho tới giờ hiện
tại.
Thí dụ: Ngày 09 tháng 09 âm lịch, giờ Tị, có người nhờ tính, ta lấy cung như sau:
- Tháng 09 ở cung Tốc Hỉ, ngày 9 ở cung Tiểu Cát, giờ Tị ở cung Xích Khẩu. Vậy ta có tháng Tốc
Hỷ, ngày Tiểu Cát, giờ Xích Khẩu.
- Ở độn toán, người ta chỉ dùng ngày và giờ để tính, còn cung tháng chỉ phụ giúp thôi.
- Ngày là chủ, là mình. Giờ là khách, là việc.
- Tháng phụ gúp cho hai ý trên theo tuổi.
Như vậy, so sánh giữa hai phương pháp tính quẻ Lục Nhâm Đại độn (Có nơi gọi là Lục Nhâm Tiểu
độn) lưu truyền ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam thì chúng khác nhau ở chỗ căn bản là: Phương
pháp toán lưu truyền ở miến Bắc có tính năm theo Âm lịch và phương pháp ở miền Nam thì chỉ tính
tháng.
Lưu ý:
* Xuất phát từ tính hợp lý của vấn đề về vị trí của Lục Nhâm đại độn trong Lạc Việt độn toán thì
chúng ta ứng dụng việc toán quẻ Lục Nhâm Đại độn theo phương pháp toán quẻ lưu truyền ở miến
Bắc. Tức là có tính năm. Năm Tý bắt đầu từ cung Đại An.
* Để tiện việc tính nhanh, các ngày mùng 1, mùng 7, 13, 19, 25 bao giờ cũng cùng một cung.
2 – 1 – 3: Kết luận
Lạc Việt độn toán dùng phương pháp độn Lục Nhâm Đại độn lưu truyền ở miến Bắc Việt Nam làm
phương pháp độn chính thức cho Lục Nhâm đại độn Lạc Việt độn toán.

2 – 2 : Phương pháp độn Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian
Bát môn có ký hiệu các cung hoàn toàn giống môn Thái Ất thần kinh và Kỳ môn độn giáp. Đồng
thời 9 cung trên Bát môn cũng là đồ hình căn bản của thuật toán Thái Ất và Độn giáp.

Đồ hình Bát môn độn giáp (Lưu truyền trong dân gian.)

6
2 – 2 – 1: Phương pháp toán quẻ Bát Môn Đại độn lưu truyền ở miền Bắc Việt Nam
Phương pháp này không tính năm, mà bắt đầu từ cung Sinh tính là tháng Giêng, đếm thuận theo
chiều kim đồng hồ đến tháng cần toán. Từ cung này tiến lên một cung là tính là ngày mùng Một của
tháng đó, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến ngày cần toán. Tiến lên một cung là giờ Tý, đếm
thuận mỗi cung một giờ đến giờ cần toán. Dừng lại ở cung nào ta được quẻ Bát Môn Đại độn ở
cung đó.
Thí dụ:
* Tháng ba, ngày 24, giờ Tỵ (Từ 9g đến 11g).
Bắt đầu từ cung Sinh là tháng thứ nhất, đếm đến tháng Ba là cung Đỗ. Tiến lên một cung là cung
Cành là ngày mùng Một đếm đến ngày 24 là cung Đỗ. Tiến lên một cung là cung Cảnh lấy là giờ
Tý đếm đến giờ Tỵ lại là cung Đỗ. Quẻ lấy được theo phương pháp Bát Môn Đại độn là quẻ Đỗ.*
Tháng 9, ngày 19, giờ Thân.Tháng Giêng từ cung Sinh đếm đến tháng 9 vẫn là cung Sinh. Tiến lên
một cung ngày mùng Một vào cung Thương. Từ cung này đếm thuận đến ngày 19 ở cung Cảnh.
Tiến lên một cung thì giờ Tý ở cung Tử, đếm thuận đến giờ Thân là cung Tử. Quẻ Bát Môn độn
giáp lấy được là quẻ Tử.
2 – 2 – 2: Phương pháp toán quẻ Bát Môn Đại độn lưu truyền ở miền Nam Việt Nam
Có hai cách toán Bát môn độn giáp:
2 – 2 – 2 – 1: Phương pháp toán Bát Môn thứ nhất:
Tính thuận theo chiều kim đồng hồ khởi tháng Giêng từ cung Sinh, tiếp đến
Tháng 2/3 đồng cung tại Thương.
Tháng 4 cung Đỗ.
Tháng 5/ 6 đồng cung tại Cảnh.
Tháng 7 cung Tử.
Tháng 8/ 9 đồng cung tại Kinh.
Tháng 10 cung Khai
Tháng 11/ 12 đồng cung tại Hưu.
Trong phương pháp này, các tháng Mộ của tứ hành vào chung một cung với tháng vượng của hành
đó. Xuân thuộc Mộc. Tháng 3 là Mộ của Xuân, ghép vào tháng 2......Như vậy ta có đủ 12 tháng
phối với Bát môn.
Với phương pháp này ta thấy:
* Phép độn Bát Môn thuận theo 4 mùa, điều này phối Hà Đồ là hợp lý. Đây cũng là đồ hình của 12
thiên bàn Tử Vi - Ngũ hành tương sinh thuận theo chiều kim đồng hồ của Hà Đồ. Cách phối này
xác quyết sự phối Bát Môn với Hà đồ ở trên.
* Do có hai tháng bị trùng quẻ theo mùa, nên sự tuần hoàn bị chựng lại theo mùa, có nghĩa là đến
tháng cuối của mùa nào thì quẻ sẽ trùng với tháng trước đó.

7
2 – 2- 2- 2: Phương pháp toán Bát Môn thứ hai:
Tháng Giêng tại cung Sinh, tính thuận mỗi cung một tháng cho đến hết 12 tháng. Phương pháp độn
này sẽ cho 4 tháng cuối năm có các quẻ lặp lại với 4 tháng đầu năm. Vì đồ hình Bát Môn được luận
theo thuận tự 12 tháng trong năm, nên cũng xác quyết cho chúng ta về sự phối Bát Môn với Hà Đồ
(Hà Đồ: Bốn mùa - Ngũ hành tương sinh - theo chiều thuận kim đồng hồ).
Như vậy, thoạt nhìn dễ nhận thấy sự hợp lý của phương pháp 1. Nhưng nếu so sánh với qui luật vận
động liên tục và lặp lại của tự nhiên và vũ trụ, thì không thể có sự lặp lại theo cùng đơn vị thời gian
trong tự nhiên. Bởi vậy, không thể có quẻ lặp lại theo từng tháng mùa.
Theo phương pháp thứ hai - cũng là điều liên quan đến phương pháp Bốc Dịch theo giờ do ông
Thiệu Khang Tiết công bố vào thời Tống - chúng ta sẽ có 8 quẻ Dịch liên tiếp nhau thuộc 8 giờ đầu
trong ngày và 4 quẻ dịch lặp lại trong 4 giờ cuối, giờ ta là 2 giờ đồng hồ Tây,cho thấy có sự trùng
khớp hợp lý giữa tự nhiên và phương pháp bốc Dịch, nên tôi đã chứng nghiệm và chọn cách tính
tháng theo phương pháp 2 cho Lạc Việt độn toán.
Tuy nhiên tôi công nhận tính thiếu vắng của toán năm trong quá trình tìm hiểu Bát môn trong Lạc
Việt độn toán. Hy vọng sau này bạn đọc nghiên cứu Lạc Việt độn toán phát hiện ra phương pháp
tính năm mà thấy hợp lý về nhiều phương diện thì chúng ta có thể hiệu chỉnh và thay đổi.
Lưu ý:
* Xuất phát từ tính hợp lý của vấn đề về vị trí của Bát Môn độn giáp trong Lạc Việt độn toán thì
chúng ta ứng dụng việc toán quẻ Bát Môn độn giáp theo phương pháp toán quẻ lưu truyền ở miến
Bắc, tức cũng phương pháp một ở Miền Nam. Tức là mỗi tháng thuận tự tiến lên một cung, bắt đầu
từ cung Sinh.
* Để tiện việc tính nhanh, các tháng 1, tháng 9 bao giờ cũng cùng một cung. Các ngày mùng 1,
mùng 9, 17, 25 cùng một cung.
2 – 2 – 3: Kết luận
Lạc Việt độn toán dùng phương pháp độn Bát Môn Độn giáp lưu truyền ở miến Bắc Việt Nam và
phương pháp 1 trùng khớp lưu truyền ở miền Nam Việt Nam làm phương pháp độn chính thức cho
Bát Môn trong Lạc Việt độn toán

Lạc Việt độn toán phần 1 – 2


3 – Năng lượng cực lớn
Chúng ta chắc chẳng bao giờ biết được năng lượng của một que diêm cháy loé lên cách chúng ta
10 km, đơn giản vì năng lượng của que diêm quá nhỏ. Nhưng người ta vẫn nhận ra hình ảnh một
ngôi sao bùng vỡ cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng, vì năng lượng của chúng cực lớn. Đây
chỉ là một hình ảnh thí dụ để chúng ta xem xét sự tồn tại của Bát Môn và Lục nhâm dưới một hình
thức đơn giản .
Tại sao những phương pháp độn đơn giản như Bát Môn và Lục Nhâm ít thông tin hơn cả bói chân
gà, mà lại có thể xuyên suốt hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử?

8
Phải chăng trước đây nó vốn là một môn dự đoán rất chính xác và hoàn chỉnh, nhưng sự thăng trầm
của lịch sử đã làm nó mai một và rời rạc một cách vô tình hoặc cố ý?
Phải chăng trước đây nó đã từng như một vì sao chứa năng lượng cực lớn còn tồn tại đến bây giờ
cùng với sự bùng vỡ của một nền văn minh từ hàng ngàn năm trước? Chính từ ý nghĩ đó tôi đã đi
đến quyết định ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành - là một học thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh,
nhất quán với nguyên lý căn của học thuyết này là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ từ văn minh Lạc
Việt mà sách cổ chữ Hán không thể hiện điều này để phục hồi môn Lạc Việt độn toán.
Phương pháp dự báo của Lạc Việt độn toán ứng dụng trên thực tế từ nhiều năm qua trên mọi
phương diện do tác giả và những anh chị em nghiên cứu tham khảo thực hiện đã cho thấy khả năng
dự báo rất hiệu quả của môn này. Sự phục hồi môn Lạc Việt độn toán từ những di sản văn hoá phi
vật thể lưu truyền trong dân gian chính là một bằng chứng sắc sảo không chỉ minh chứng cho sự
hoàn chỉnh nhất quán và tính khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc
Việt mà còn là một bằng chứng cho thấy một nền văn minh đã thất truyền vì lịch sử bị vùi lấp. Đó
chính là nền văn hiến của người Lạc Việt trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở miền nam Dương
Tử.

Lạc Việt độn toán phần 1 – 3


4 – Nguyên lý căn đế của Lạc Việt độn toán.
Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp
thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng ứng dụng một cách rộng rãi trên khắp
các lĩnh vực từ vũ trụ đến mọi vấn đề của cuộc sống và con người?...
Nếu chúng ta chỉ học và tìm hiểu phương pháp ứng dụng để dự trắc không thôi, thì đó là hiểu phần
ngọn. Muốn biết sâu thêm, ngoài việc chúng ta dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ
hành thì chỉ là hệ quả của một lý thuyết, không phải là bản thân lý thuyết đó, chúng ta cũng cần
phải tìm hiểu cả nguyên lý và thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành nguyên lý lý
thuyết đó. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết đã thất truyền hoàn toàn. Tất cả
những cái gì còn lại chỉ là sự giải thích theo phương pháp luận của nó. Trong các bản văn chữ Hán
cổ kim, không thể hiện tính hoàn chỉnh của học thuyết này. Trong Hoàng Đế Nội kinh tố vấn,
thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện bằng phương pháp luận của nó. Nhưng phương pháp luận chỉ
là hệ quả của một lý thuyết và không phải bản thân lý thuyết đó.
Ngay chính cả các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng như cổ xưa, đến bây giờ cũng thừa
nhận chưa thể biết được nguồn gốc đích thực của học thuyết này.
Do đó, khi chúng ta dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đó cũng chỉ là hệ
quả của một lý thuyết, không phải chính bản thân lý thuyết đó. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm
hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ
hành có khả năng ứng dụng một cách rộng rãi trên khắp các lĩnh vực từ vũ trụ đến mọi vấn đề của
cuộc sống và con người? Hiện nay, nếu coi hệ thống những luận điểm nhân danh nền văn hiến Việt
là đúng thì chúng ta mới chỉ dừng lại ở mối liên hệ hợp lý và nhất quán giữa các vấn đề liên quan
trên một nguyên lý nhất quán. Nhưng chưa xác định được định lượng các mối liên hệ thực tại nào
làm nên lý thuyết này. Đây sẽ là quá trình lâu dài, gian khổ và tốn nhiều tâm huyết của nhiều thế hệ.
9
Tuy nhiên, căn cứ vào những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp hay giả
thiết khoa học, chúng ta đủ cở sở để ứng dụng một cách nhất quán nguyên lý được phục hồi để phục
chế lại những giả trị văn hoá khoa học cổ đại, mà một trong những giá trị này chính là phương pháp
dự báo Lạc Việt độn toán.
Ngay trong Lạc Việt độn toán, nếu không hiểu gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chỉ biết
phương pháp độn thì cũng có thể độn quẻ và dự báo được. Bởi vì ý nghĩa của từng quẻ đã cho một
khái niệm định tính của sự kiện cần chiêm đoán.
Tình trạng chung của tất cả các môn dự báo Đông Phương có liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ
hành đều như vậy: Chúng ta chỉ biết phương pháp ứng dụng, còn nguyên lý và lý thuyết thì rất mơ
hồ.
Bởi vậy, tôi chẳng quản tài hèn, cố gắng đem đến cho các bạn những phát kiến của mình, nhằm
phục hồi lại những nguyên lý và giá trị đích thực của nền Lý học Đông phương.
Những phát kiến này căn cứ theo tiêu chí khoa học hiện đại nhất cho rằng:
* Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết
những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, thể hiện được tính khách quan, tính
qui luật và khả năng tiên tri.
* Một lý thuyết khoa học mới phải dung nạp được những lý thuyết khoa học trước đó phản ánh
những qui luật thực tại đã được thừa nhận. Đây cũng chính là lý do để tôi thấy cần phải trình bày
những nguyên lý căn bản của môn này trước khi nêu cụ thể phương pháp độn của Lạc Việt độn
toán.
4 – 1: Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt
Trong các sách và bài viết của mình, đặc biệt là cuốn ’’Hà đồ trong văn minh Lạc Việt” và “Tìm về
cội nguồn Kinh Dịch”, tôi đã chứng minh Hà đồ chính là đồ hình căn bản trong Lý học Đông
phương và hoàn toàn không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói tới.
Hà Đồ chính là một đồ hình phản ảnh một thực tế sự vận động và tương tác có tính qui luật của Ngũ
tinh trong Thái Dương hệ với Địa cầu, được qui ước hoá với tri thức thuộc về nền văn minh cổ thể
hiện trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Trước đây trong những cuốn sách và bài viết của tôi chỉ mang tính lập luận hợp lý giữa những hiện
tượng và vấn đề liên quan. Nhưng với trình thiên văn Sky mapro kiểm chứng vị trí của Ngũ tinh
trên bầu trời từ hàng ngàn năm trước CN và hàng ngàn năm sau thì có thể khẳng định đây là một
vấn đề không cần phải bàn cãi về tính khoa học và cả tính hợp lý trong lý luận cũng như trên thực
tế. Tất cả các nhà khoa học về vật lý thiên văn trên thế giới và mọi người có điều kiện quan sát
thiên văn có thể kiểm chứng điều này. Từ đó, tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng:
Huyền thoại Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà mang Hà Đồ và vua Phục Hy căn cứ vào đó để làm
ra Tiên thiên bát quái là một câu chuyện... huyền thoại đúng nghĩa và không có giá trị thực tế.
Tiêu chí khoa học đã xác quyết rằng:

10
Tính quy luật làm nên khả năng tiên tri và vạn vật đều có tương tác. Căn cứ trên cơ sở khoa học này
thì chúng ta có thể khẳng định rằng sự vận động có tính quy luật của các hành tinh trên Thái Dương
hệ (Hậu Thiên), chính là cơ sở của Hậu Thiên Bát quái. Bởi vậy, Lạc Việt độn toán lấy “Hà Đồ
phối Hậu thiên Lạc Việt” làm nguyên lý căn để về nguyên lý lý thuyết. Điều này thể hiện tính nhất
quán trong nguyên lý học thuật cổ Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, có khả năng lý giải
một cách hợp lý những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó. Nguyên lý này ứng dụng một cách
nhất quán trong việc lý giải mọi phương pháp và hiện tượng liên quan đến Lý học Đông phương từ
Tử Vi, bốc Dịch, phong thuỷ..vv... Là cơ sở cho sự hiệu chỉnh và phục hồi những giá trị của học
thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền. Tính nhất quán là một trong yếu tố cần chứng tỏ một lý
thuyết được coi là khoa học. Bởi vậy sự trùng khớp giữa đồ hình Bát Môn và Hà Đồ một lần nữa
chứng tỏ tính hoàn chỉnh và nhất quán của nguyên lý ’’Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”.
So sánh hai hình sau đây, chúng ta sẽ nhận thấy điều này.

Đồ hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt (Đã xoay lại theo qui ước của bản đồ hiện đại)

Để chứng tỏ rõ hơn nguyên lý này, chúng ta nghiệm lý như sau: trên Cửu cung Hà Đồ và Cửu Cung
Lạc thư đều có từng cặp Ngũ hành cho tám cung (Bát Môn) - Hà Đồ tính thuận theo chiều kim
đồng hồ theo chiều Ngũ hành tương sinh và Lạc Thư tính nghịch theo chiều kim đồng hồ theo chiều
Ngũ hành tương khắc. Điều này được minh hoạ bằng hình dưới đây:

Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc


Nguyên lý căn để thuộc về văn hiến Việt

Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương

11
Tương truyền có xuất xứ từ trên lưng con rùa thần trên sông Lạc.Vua Văn Vương căn cứ vào đấy để
làm ra Hậu Thiên Văn Vương. So sánh hai đồ hình trên chúng ta thấy hai cụm: Thuỷ (Hiển thị màu
xanh Dương) - Càn (Tây Bắc), độ số 6, Khảm (Chính Bắc) độ số 1 và Mộc (Hiển thị màu xanh lá
cây) – Cấn (Đông Bắc) độ số 8, Chấn (Chính Đông) độ số 3 có vị trí và phương vị hoàn toàn giống
nhau.

Nhưng đến hai cụm Hoả và Kim thì có những khác biệt sau đây:

* Ở Lạc Thư: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Ly
Hoả và quái Tốn Mộc (Theo sách Hán) .

Ở Hà Đồ: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Hoả số 2 – 7 phối quái Ly Hoả và
quái Khôn Thổ.

Ở Lạc Thư: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Hoả, số 2 – 7 phối quái Khôn Thổ
và quái Đoài Kim.

Ở Hà Đồ: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Tốn Âm
Kim và quái Đoài Dương Kim. Ta thấy:

Về nguyên tắc (Về lý): Bát môn chỉ có thể hoặc phối Lạc Thư hoặc phối Hà Đồ. Và dù phối với đồ
hình nào thì trên Bát môn độn giáp cũng phải có hai cặp cùng hành tương ứng. Đây là tiền đề thứ
nhất. Từ đó cho chúng ta một hệ quả là sự nghiệm suy sau:

4-1-1:
Chúng ta nhận thấy rằng:

Khai - sự trôi chảy, sự dẫn hướng hành Thuỷ. Như vậy cặp cùng hành với Khai là Hưu trên Bát
Môn cũng phải thuộc Thuỷ (Hưu: Thuỷ Tù - sự ngưng trệ). Trong các sách cổ như Thái Ất, Kỳ
Môn đều coi Khai Hưu thuộc Thuỷ.

Khai Hưu thuộc Thuỷ thì Sinh Thương tiếp theo phải thuộc Mộc dù phối Bát Môn với Lạc Thư hay
Hà Đồ (xem hình trên).

4-1-2:
Nếu chúng ta sắp Bát môn với bất cứ Lạc Thư hoặc Hà Đồ thì cũng sẽ có hai hành hợp lý tiếp nối
là:
* Lạc thư: Đỗ Cảnh thuộc Kim, độ số 4 - 9.
Hà Đồ : Đỗ Cảnh thuộc Hoả, độ số 2 - 7.
* Lạc thư: Tử Kinh thuộc Hoả, độ số 2 - 7
Hà Đồ: Tử Kinh thuộc Kim, độ số 4 - 9.

Theo suy lý về khái niệm trực tiếp của danh từ thì tôi thấy Đỗ Cảnh : Sự thành đạt, vẻ đẹp thì đây
chính là nội dung gần gũi của quẻ Ly thuộc Hoả.

Do đó hai cung Đỗ Cảnh hoàn toàn phù hợp với Hà Đồ nằm ở phương Nam tương ứng với quái Ly.
12
Tương tự, sự chứng nghiệm cho thấy hai cung Tử Kinh phù hợp với hành Kim, có tính sát phạt,
đồng nghĩa với khái niệm trực tiếp của hai danh từ này. Sự phối Bát môn với Hà Đồ còn cho chúng
ta phương vị của Bát Môn cũng chính là phương vị của Hà Đồ. Tính hợp lý của sự phối hợp này
còn cho chúng ta sự hợp lý của mọi vần đề liên quan.

Bởi vậy: Đồ hình căn bản và là nguyên lý của Bát Môn chính là Hà Đồ.

Ta cũng dễ dàng nhận thấy: Trong Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian, các quẻ không có
ngũ hành và phương vị từng quẻ riêng biệt chỉ có khái niệm của quẻ đó qua tên quẻ.

Đồ hình Lạc thư nếu không phối Hậu Thiên, cũng không thể xác định phương vị qua độ số. Bởi vì,
nếu xét riêng Lạc Thư gọi 1 Thuỷ là phương Bắc thì không thể độ số 9 - độ số của - Kim lại ở
phương Nam. Nhưng ngược lại, Hà Đồ nếu đứng riêng một mình thì tự nó có phương vị tương ứng
với Hậu Thiên qua độ số 1 Chính Bắc hợp với Khảm Thủy, 7 chính Nam hợp với Ly Hoả, 9 chính
Tây hợp với Đoài Kim và 3 Mộc chính Đông hợp với Chấn Mộc. Bởi vây:

Hậu Thiên phối với Hà Đồ thì phương vị và ngũ hành của Tứ chính (Khảm - Chấn - Lý - Đoài),
hoàn toàn phù hợp với phương vị ngũ hành của Hà Đồ và tính chất của các quái thuộc tứ chinh.

Do đó:

Bát Môn khi phối với Hà Đồ thì tám cung Bát môn sẽ có phương vị của Hà Đồ và đuợc ứng dụng
trong Lạc Việt Độn Toán.

4 – 1 – 3: Kết luận

Hà Đồ phối Hậu Thiện Lạc Việt chính là nguyên lý căn để của phương pháp ứng dụng Bát Môn độn
giáp trong phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.

4 – 2: Hậu Thiên Lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương

Nếu bạn chưa tìm hiểu gì về Bát quái gồm hai đồ hình căn bản là Tiên Thiên Bát quái và Hậu thiên
bát quái, bạn có thể tham khảo các sách đã xuất bản sau đây:
* Kinh Dịch – tác giả Ngô Tất Tố.
* Kinh Dịch – Đạo của người quân tử. Tác giả Nguyễn Hiến Lê.
* Kinh Dịch – Vũ trụ quan Đông phương. Tác giả Nguyễn Hữu Lượng.

Trên cơ sở này bạn sẽ có khái niệm về Hậu Thiên Văn Vương để từ đó bạn sẽ tiếp tục tham khảo
cuốn:
* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
* Hà Đồ trong văn mijnh Lạc Việt. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Để tìm hiểu về Hậu Thiên Lạc Việt. Tạm thời tôi giới thiệu hai đồ hình này để các bạn có thể tham
khảo:

13
Hậu Thiên Văn Vương Hậu Thiên Lạc Việt

Tương truyền do vua Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý nghĩ ra đồ hình này, căn cứ vào Lạc Thư
là đồ hình xuất hiện trên lưng rủa thần trên sông Lạc

Do Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi trên cơ sở sự phân tích hợp lý các hiện tượng liên quan. Nhân
danh nền văn minh Lạc Việt.

Kết luận: Căn cứ vào những luận cứ đã chứng minh trong các sách được giới thiệu ở trên. Căn cứ
theo tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học; căn cứ vào thực tế chứng nghiệm và
khả năng lý giải hợp lý các vấn để liên quan. Đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là nguyên lý
căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông Phương, trong đó có phươpng
pháp ứng dụng dự báo Lạc Việt độn toán.

Lạc Việt độn toán phần 1 – 4


Thiệu Vĩ Hoa đã viết: ”Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác
định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch.
Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu ,bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng”.

5 – Lạc Thư hoa giáp nguyên tắc ứng dụng trong Lạc Việt độn toán
Sự phục hồi những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành căn cứ theo tiêu chí khoa học
được cộng đồng của tất cả các ngành khoa học thế giời thừa nhận. Sự phát kiến đầu tiên mà tôi
mong các bạn tìm hiểu Lạc Việt độn toán là "Nguyên lý nạp âm trong bảng 60 hoa giáp". Đây cũng
chính là nguyên lý của sự thay đổi vị trí Thuỷ Hoả để các bạn quan tâm thấy được tính qui luật và
tính nhất quán, hoàn chỉnh của một học thuyết - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - hoàn toàn không có
gì là huyền bí, huyễn hoặc. Nhưng với bản Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, thì
ngay chính giới học thuật, nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng như cổ xưa, đến bây giờ cũng thừa
nhận chưa thể biết được nguồn gốc đích thực của nó và họ vẫn cho là huyền bí khó hiểu.

Thiệu Vĩ Hoa đã viết:

”Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có
bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí
khó hiểu, bảng 60 Giáp tý biến hoá vô cùng”.

14
Với 48 quẻ Lạc Việt độn toán, mà mỗi năm chỉ có 24 quẻ đã chứng tỏ tính đơn giản của Lạc Việt
độn toán so với các phương pháp tiên tri khác. Nhưng điều dễ hiểu là sự đơn giản đó phải được bù
đắp bằng tính chính xác của hệ thống lý thuyết, hoặc sự chính xác của các nguyên lý liên quan hỗ
trợ, thì mới có khả năng chứng tỏ tính tiên tri hiệu quả của nó. Một trong những nguyên lý chính
xác và có qui luật chính là Lạc thư hoa giáp -sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ 60 tuần hoàn
của trái đất trong vũ trụ.

Lạc thư hoa giáp với tính hợp lý, tính qui luật và có hệ thống cũng như khả năng giải thích hầu hết
những vấn đề liên quan đã chứng tỏ tính khoa học của nó. Điều này đã được chứng minh trong cuốn
“Thời Hùng vuơng và bí ẩn Lục thập hoa giáp” và cuốn “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”, trong đó
các tài liệu sưu tầm được có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán cổ kim, liên quan và đuợc phân tích.

Không có tính qui luật thì không có khả năng tiên tri.
Đây là một tiêu chí khoa học mà tôi luôn nhắc nhở.

Bây giờ chúng ta so sánh bảng Lạc Thư hoa giáp nhân danh nền văn hiến Việt và bảng Lục thập
hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, để thấy tính hợp lý, tính quy luật và tính hiệu quả hơn
hẳn bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán.

Để có phương tiện khảo chứng trong ứng dụng của Lạc Việt độn toán, tôi xin trình bày toàn bộ
bảng Lạc thư hoa giáp từ văn minh Lạc Việt dưới đây:

Ngũ vận - Kỳ thứ nhất

Lục khí - Vận 1


Tam Âm Tam Dương
Giáp Tí. Ất Sữu: Hải Trung Kim
Bính Dần. Đinh Mão: Giáng Hạ Thuỷ
Mậu Thìn. Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2


Tam Âm Tam Dương
Canh Ngọ. Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ
Nhâm Thân. Quí Dậu: Kiếm Phong Kim
Giáp Tuất. Ất Hợi: Tuyền trung Thuỷ

Lục khí – Vận 3


Tam Âm Tam Dương
Bính Tí, Đinh Sữu: Lư Trung Hoả
Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ
Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4


Tam Âm Tam Dương

15
Nhâm Ngọ, Quí Mùi: Dương Liễu Mộc
Giáp Thân, Ất Dậu: Sơn Đầu Hoả
Bính Tuất, Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5


Tam Âm Tam Dương
Mậu Tí, Kỷ Sữu: Trường Lưu thuỷ
Canh Dần, Tân Mão: Tùng Bách Mộc
Nhâm Thìn, Quí Tỵ: Tích Lịch Hoả

Ngũ vận-Kỳ thứ II


Lục khí - vận 1
Tam Âm Tam Dương
Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa Trung Kim
Bính Thân, Đinh Dậu: Thiên Hà Thuỷ
Mậu Tuất, Kỷ Hợ: Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2


Tam Âm Tam Dương
Canh Tí, Tân Sữu: Bích Thượng Thổ
Nhâm Dần, Quí Mão: Kim Bạch Kim
Giáp Thìn, Ất Tỵ: Đại Khê Thuỷ

Lục Khí - Vận 3


Tam Âm Tam Dương

16
Bính Ngọ, Đinh Mùi: Sơn Hạ Hoả
Mậu Thân, Kỷ Dậu: Đại Dịch Thổ
Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4


Tam Âm Tam Dương
Nhâm Tí, Quí Sữu: Tang Đố Mộc
Giáp Dần, Ất Mão: Phúc Đăng Hoả
Bính Thìn, Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5


Tam Âm Tam Dương
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Đại Hải Thuỷ
Canh Thân, Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc
Nhâm Tuất, Quí Hợi: Thiên Thượng Hoả.

Như vậy, chúng ta cũng nhận thấy tính qui luật và nhất quán, hoàn chỉnh của bảng Lạc thư hoa
giáp. Trong Lạc thư hoa giáp, sự khác biệt với Lục thập hoa giáp có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán
chỉ ở hai hành thuỷ và hoả. Mọi sự minh chứng về tính hợp lý trong các vấn để liên quan xin xem
sách và tư liệu đã dẫn.

Kết Luận: Bảng Lạc Thư hoa giáp – Sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ vận động trong 60
năm của trái Đất trong vũ trụ - theo cách giải thích với những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ
hành là nguyên tắc ứng dụng chính thức trong Lạc Việt độn toán để tính sự tương tác của các hiện
tượng liến quan theo thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.

6/ Nguyên lý của Lục Nhâm và Hậu thiên Lạc Việt trong Lạc Việt độn toán.

Tôi đưa các dị bản khác nhau của Lục Nhâm tiểu độn nhằm chứng tỏ những nguyên lý lý thuyết căn
bản của các phương pháp độn toán Đông phương (bao gồm cả Tử Vi; Tử Bình....) và sự nhận thức
về một thực tại là tiền đề của nó đã bị thất truyền , mà trong trường hợp này đó chính là những dị
bản của Lục Nhâm tiểu độn.

Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc có tính năm, giống cách tính trong bài viết của Thái Tuế bắt
đầu năm Tý ở cung Đại An. Phương pháp ở miền Nam toán từ tháng 1 bắt đầu ở cung Đại An và
không toán năm. Còn một dị bản thứ ba khác là các cung Đại An, Tốc hỷ, Tiểu cát bị lệch sang phải
và thay chỗ cho nhau,dị bản này cũng tính tháng Giêng từ cung Đại an và không tính năm. Về cách
gọi thì miền Bắc gọi môn này là Lục Nhâm đại độn, ở miền Nam gọi là Lục Nhâm tiểu độn. Dù với
cách gọi nào thì cả ba phương pháp này đều có một nền tảng đồ hình giống nhau và đều không có
sự liên hệ với Ngũ Hành. Lục Nhâm đại độn có 6 cung, có sự lien hệ với Lục khí và tương quan
thực tại với chu kỳ của sao Thái tuế và chỉ có Hậu thiên bát quái Lạc Việt mới có khả năng kết hợp
hai cặp quái Điên đảo dịch thành 2 cặp bất dịch và tạo thành 6 cực như sau:

17
Cặp bất dịch
Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn mới tạo được cặp bất dịch này
Trên cơ sở này mới tạo thành 6 cực liên hệ với 6 quẻ Lục Nhâm như sau:

Từ cơ sở này, tính chất của 6 cung Lục Nhâm như sau Lưu Niên: Giữ lại thời gian. Biểu tương cho
sự ngăn trở hiểm ác, âm mưu… Đây chính là hành thuỷ, vậy liên hệ với quẻ Khảm. Tốc Hỷ: Niềm
vui đến nhanh. Biểu tượng cho sáng sủa, vẻ đẹp… Đây chính là hành Hoả, vậy liên hệ với quẻ Ly.
Xích khẩu: Tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát… Đây là thuộc tính của hành Kim, vậy liên hệ với
Tốn – Đoài.Tiểu Cát: Niềm vui nhỏ, dịu dàng, mềm mỏng, vươn lên… Đây là thuộc tính của hành
Mộc.vậy liên hệ với Cấn - Chấn. Như vậy tứ hành đã an vị . Còn hai quẻ nữa khởi đầu của vạn sự
chính là Càn Khôn… liên hệ với: Càn – Đại An và Khôn – Vô vong. Từ đó ta thấy Lục Nhâm chính
là sự sắp xếp theo những cặp đối xứng và xung sát nhau như Khảm Thuỷ - Ly Hoả; Tốn Đoài Kim
- Cấn Chấn Mộc; Khôn Âm Hoả đới Thổ - Càn Âm Kim đới thuỷ theo chiều tương khắc của Ngũ
Hành. Xin xem sự mô tả dưới đây:

Khảm Ly Tốn và Đoài


Thuỷ Hoả Kim
Lưu niên Tốc Hỷ Xích Khẩu
Càn Khôn Cấn và Chấn
Dương Thổ Âm Thổ Mộc
Đại an Vô Vong Tiểu Cát
Lạc Việt độn toán phần 1 - 6

7/ Bát môn và Lục Nhâm cấu thành phương pháp Lạc Việt độn toán.
Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy có sự liên hệ của Hà Đồ với Bát môn và Hà Đồ - Hậu thiên
Lạc Việt với Lục Nhâm. Cả hai, Bát Môn và Lục Nhâm đều có gốc từ Hà Đồ. từ đó suy luận ra
chúng phải có liên hệ với nhau.

Bát Môn trực tiếp từ Hà Đồ - cái có trước - thuộc Dương sẽ Tĩnh.


Lục Nhâm có sau từ Hậu thiên Lạc Việt - hệ quả của hệ quả - thuộc Âm sẽ động.
18
Xin lưu ý Dương Tịnh - Âm Động là lý thuyết căn bản được phục hồi từ Văn hiến Lạc Việt. còn
sách Hán thì ngược lại Dương Động - Âm Tịnh. Đến đây ta đã thấy hai phương pháp độn Lục
Nhâm và Bát Môn phải có một sự liên hệ với nhau trong một phương pháp tiên tri hoàn chỉnh.

Xét hai phương pháp ta thấy 6 cung trong Lục Nhâm chính là tượng của lục khí tương tác và là một
nửa chu kỳ Âm Dương của vòng Thái Tuế. Chu kỳ sao Thái Tuế - Sao Mộc quay quanh mặt trời là
12 năm, phân Âm Dương mỗi chu kỳ là 6 năm. Trong Lạc Thư Hoa Giáp thì 6 năm vừa đúng một
vận có tính qui luât. 10 vận vừa đúng một hoa giáp 60 năm; phân Âm Dương thành 2 kỷ, mỗi kỷ 30
năm, khác với Lục thập hoa giáp từ sách Hán, không thể hiện được một vận là 6 năm. Đối chiếu
với các hiện tượng liên quan thì việc tính thêm năm vào phương pháp độn Lục Nhâm là hợp lý.

Phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ của Bát Môn và Lục Nhâm trong
cùng một thời điểm toán quẻ.

* Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nến quẻ
Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc,
sự vật cần luận đoán.
* Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc
sự vật cần luận đoán.

Tóm lại Lạc Việt độn toán hoàn toàn dựa trên sự phục hồi của Thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn
minh Lạc Việt, trong đó lấy Hà Đồ làm đồ hình là nguyên lý và Lục Nhâm Đại độn và Bát môn độn
giáp là những mảnh còn sót lại của một phương pháp độn toán rất kỳ vĩ từ ngàn xưa. Đó là lý do
môn độn toán này tồn tại hàng ngàn năm, cùng các phương pháp rất trí tuệ khác mà sự thất truyền
không lớn là Thái Ất, Tử vi. Lạc Việt độn toán có tính qui luật, tính minh triết về những giá trị căn
bản liên quan đến con người. Hay nói một cách khác: nó mang dấu ấn của một tri thức Hàn lâm.
Lạc Việt độn toán là một phương pháp không hề tồn tại trong cổ thư chữ Hán. Do đó nó khẳng định
tính nhất quán, tính hệ thống và khả năng tiên tri theo tiếu chí khoa học mình chứng cho nền văn
hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử với lịch sử trải gần 5000 năm.

Kết Luận
Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm đại độn là hai nội dung căn bản của phương pháp dự báo Lạc Việt
độn toán. Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn và Lục Nhâm trong cùng một
thời điểm toán quẻ.
* Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nến quẻ
Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc,
sự vật cần luận đoán.
* Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc
sự vật cần luận đoán.

Lạc Việt độn toán phần 2


Phương pháp độn quẻ Lạc Vệt độn toán

19
Phương pháp độn quẻ trong Lạc Việt độn toán đã trình bày ở phần trên 2 – 1 và 2 – 2 thuộc phần
Một của sách này. Chúng ta thấy rằng rất đơn giản, dễ học, nhưng việc luận quẻ lại tuỳ thuộc hoàn
toàn vào câu hỏi của nguờì độn dùng quẻ để toán việc gì và sự chính xác tuỳ thuộc khả năng của
người luận đoán. Tuy nhiên những việc đơn giản với câu hỏi cụ thể thì quẻ Lạc Việt độn toán đặc
biệt dễ ứng dụng. Phương pháp độn Lạc Việt độn toán gồm hai bộ phận cấu thành trong quẻ là độn
Bát Môn và Lục Nhâm. Cũng và cũng như tất cả các môn dự báo tiên tri khác của Lý học phương
Đông, đều dùng âm lịch.

Phần này giới thiệu với các bạn phương pháp độn quẻ đơn giản trên bàn tay:

1 – Độn Bát môn.


Độn Bát Môn Đại Độn: Dùng 8 đốt ngón tay trên bàn tay

1 – 1: Bắt đầu từ cung Sinh ở đốt thứ nhất ngón trỏ là tháng thứ nhất trong năm, tính thuận theo
chiều kim đồng hồ - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán.
1 - 2: Tiến 1 cung là ngày mùng 1 của tháng đó, tính thuận mỗi ngày một cung - đến ngày cần toán.
1 - 3: Tiến 1 cung là giờ Tí của ngày đó, tính thuận - mỗi giờ một cung - đến giờ cần toán trong
ngày, dừng tại cung nào ra quẻ tên cung đó.

Thí dụ:
Giờ Tuất, ngày 19 tháng 5.
Bắt đầu từ cung Sinh là tháng 1 đếm thuận chiều kim đồng hồ đến tháng 5, dừng ở cung Tử. Tiến 1
cung là cung Kinh, đếm thuận đến 19 là cung Hưu. Tiến 1 cung là cung Sinh giờ Tí đếm đến giờ
Tuất, toán được là cung Đỗ, tức quẻ Đỗ.

2 - Độn Lục Nhâm

Độn Lục Nhâm: Dùng 6 đốt ngón tay trên bàn tay

2 – 1: Năm Tí từ cung Đại An, trên đốt thứ nhất ngón trỏ, chiều thuận kim đồng hồ - mỗi năm một
cung - đến năm cần toán, dừng ở cung nào là tháng 1 của năm đó.
2 – 2: Từ tháng 1 tính thuận - mỗi tháng một cung - đến tháng cần toán, dừng ở cung nào là ngày 1
của tháng đó.

20
2 - 3: Từ ngày 1 tính thuận mỗi ngày một cung – đến ngày cần toán dừng lại ở cung nào là giờ Tí
của ngày đó.

Từ giờ Tí tính thuận đến giờ cần toán, ta sẽ được quẻ Lục Nhâm cần toán.

Thí dụ: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 năm Tỵ.

Bắt đầu từ cung Đại an là năm Tí, đếm thuận theo chiều kim đồng hồ đến năm Tỵ là cung Vô Vong.
Từ cung Vô Vong là tháng 1, đếm thuận đến tháng 5 là cung Xích khẩu.

Từ cung Xích khẩu là ngày 1, đếm thuận đến ngày 19 là cung Xích khẩu. Từ cung Xích khẩu là giờ
Tí, đếm thuận đến giờ Tuất là cung Lưu niên,toán được cung Lưu Niên.

3 – Quẻ Lạc Việt độn toán


Như vậy, kết hợp hai cung của Bát môn và Lục Nhâm trong cùng đơn vị thời gian luận quẻ trong
bài trên là:
* 1 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Bát Môn = Đỗ.
* 2 – 3: Giờ Tuất ngày 19 tháng 5 - Quẻ Lục Nhâm = Lưu Niên.

Ta có quẻ của Lạc Việt độn toán là: Đỗ - Lưu Niên - năm âm

* Quẻ Bát môn trong Lạc Việt độn toán tương ứng hoàn cảnh, điều kiện môi trường của sự vật sự
việc, với quẻ Thượng trong bốc Dịch.* Quẻ Lục Nhâm trong Lạc Việt độn toán tương ứng với hiện
trạng, bản chất sự vật, sự việc, với tương ứng với quẻ Hạ trong Bốc Dịch.

3 – 1: Cách lấy quẻ Lạc Việt độn toán bằng công thức.
Cũng có một cách độn quẻ Lạc Việt độn toán tính theo số dư do Ninh Thuận – Học viên lớp Lạc
Việt độn toán - giới thiệu.

Xin giới thiệu để các bạn tham khảo.

3 – 1 – 1: An quẻ Bát môn:


Lấy số Tháng + Ngày + Giờ chia cho 8 còn dư bao nhiêu so số dư với thứ tự của các quẻ Bát môn
sẽ ra quẻ Bát môn.
Ví dụ : Tháng 9 + ngày 25 + giờ Dần 3 = 37 chia 8 dư 5, 5 là quẻ Tử của Bát môn

3 – 1 – 2: An quẻ Lục nhâm:


Lấy số Năm + Tháng + Ngày + Giờ - 3 chia cho 6 còn dư bao nhiêu so số dư với thứ tự của quẻ
Lục nhâm sẽ ra quẻ Lục nhâm
* Ví dụ : Năm Tuất ( 11 ) + Tháng 9 + ngày 25 + giờ dần (3 ) = 48 – 3 = 45 chia cho 6 còn dư 3 , 3
là Tốc Hỉ. Đại An được tính là quẻ thứ nhất.

Như vậy kết hợp hai quẻ Bát Môn và Lục Nhâm ra quẻ Lạc Việt độn toán là:
Tử - Tốc Hỉ

3 – 1 – 3: Kết Luận

21
Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Lục Nhâm và Bát môn lấy trong cùng một không
thời gian toán quẻ.

4 – Một số nguyên tắc khi độn quẻ:

4 – 1: Thời gian lấy quẻ


Ở địa phương nào thì dùng giờ địa phương đó khi độn quẻ. Cứ hai giờ quốc tế thì bằng một giờ Âm
lịch. Nếu rơi vào thời gian giữa hai giờ – từ chuyên dùng gọi là giờ khe - thì dùng cả hai quẻ của hai
giờ đó để luận.

Khái niệm giờ khe: Giờ khe là thời điểm giao nhau của hai giờ âm lịch .
Thí dụ: Động quẻ vào khoảng 9 giờ sáng tức giữa hai giờ là Thìn – Tỵ. Quẻ giờ Thìn là Thương Vô
Vong; quẻ giờ Tỵ là Đỗ Tốc Hỷ thì lấy cả hai quẻ để luận. Quẻ trước là tiền vận, là hiện trạng. Quẻ
sau là kết quả.

4 – 1 – 1: Quy ước chung giờ Âm lịch và giờ Quốc tế

1) 11 – 01 giờ =Giờ Tý 2) 01 – 03 giờ =Giờ Sửu


3) 03 – 05 giờ =Giờ Dần 4) 05 – 07 giờ =Giờ Mão
5) 07 – 09 giờ =Giở Thìn 6) 09 – 11 giờ =Giờ Tỵ
7) 11 – 13 giờ =Giờ Ngọ 8) 13 – 15 giờ =Giờ Mùi
9) 15 – 17 giờ = Giờ Thân 10)17 - 19 giờ= Giờ Dậu
11) 19 – 21 giờ=Giờ Tuất 12) 21 – 23 giờ=Giờ Hợi.

4 – 1 – 2: Bảng tra giờ mặt trời dùng trong dự báo tương ứng tại Việt Nam.
Trên thực tế giữa giờ qui ước theo bảng trên dùng cho bất cứ quốc gia nào và giờ địa phương nơi cư
trú của người luận quẻ, lấy số Tử Vi...vv... lại có một chênh lệch giữa múi giờ qui ước và giờ địa
phương. Bởi vì giờ qui ước lấy theo vị trí địa lý thủ đô của quốc gia sở tại. Nhưng giờ địa phương
thực tế so với mặt trời đôi khi cách nhau hàng nửa giờ, thâm chí ở những quốc gia lớn như Nga,
lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ thì sự chênh lệch giữa giờ qui ước và giờ địa phương là rất lớn.

Bởi vậy, chúng ta cần bảng này dùng trong dự báo tại Việt Nam và từ đó suy ra các địa phương
khác nhau trên thế giới.

Lưu ý:
Bảng tra giờ chênh lệch này do một trí giả ở Sài Gòn vào những năm 60 đã kỳ công trong nhiều
năm đo bóng mặt trời để so sánh tìm ra. Khi tìm được danh tính vị này tôi sẽ xin bổ xung sau. Giờ
Dương lịch trong bảng này đã được hiệu chỉnh phù hợp với giờ qui ước của nhà nước.

4 – 2: Điều kiện thời gian luận quẻ:


Giả sử vào giờ Ngọ định bấm quẻ mà không độn vì lý do gì đó, đến giờ Mùi mới độn thì tính quẻ
giờ Mùi. Nếu giờ Ngọ đã bấm thành quẻ rồi thì tính quẻ giờ Ngọ. Nếu do biết trước - do học thành
thạo nên biết an quẻ trước trong ngày, rồi đợi giờ tốt quẻ tốt mới an quẻ để hỏi việc thì quẻ không
nghiệm.

22
4 – 3: Khái niệm ngẫu nhiên và tính cảm ứng khi độn quẻ:
Khái niệm ngẫu nhiên này thuờng được hiểu theo cách nhìn thông dụng của đời thường là một sự
tương tác phi qui luật, không thể tiên liệu. Nhưng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì không hề có
cái gì là ngẫu nhiên trong sự tương tác chằng chịt của tự nhiên, xã hội và con người cả. Ngay cái
goị là "cảm ứng tiên tri" cũng không hề ngẫu nhiên.Chính sự tương tác có tính qui luật lên ngay ý
thức của chúng ta, để chúng ta phải độn quẻ vào giờ này, chứ không phải giờ khác và quẻ phải là
"a", chứ không phải "b" để quyết định tiên tri sự việc sẽ là thế này, chứ không phải thế kia là một
chuỗi tất yếu có tính qui luật.

Tôi xin được bắt đầu bằng tính ngẫu nhiên xâu chuỗi của các vấn đề liên quan như sau:

* Một sự kiện xảy ra gây thắc mắc cần hỏi.


* Thời gian người trong cuộc cần hỏi vào giờ này chứ không phải giờ khác.
* Thời gian nguời luận gieo quẻ và trả lời.

23
Thông thường thì thời gian hỏi và trả lời trùng khớp. Ở quẻ Dịch với việc thả ba đồng chinh thì tính
ngẫu nhiên rất cao ở chính phương pháp gieo quẻ.

Tất cả những yếu tố liên hệ xâu chuỗi này đều mang tính ngẫu nhiên. Nhưng - giả thiết - nó ra một
quẻ nghiệm và sự lý giải tiên tri đúng thì tất cả những chuỗi ngẫu nhiên đó có vẻ như là tính tất yếu.

Nguyên nhân nào để có hiện tượng này? Điều này được giải thích - chứ chưa phải chứng minh -
qua thí nghiệm của vật lý lượng tử: Chính là sự tương tác có tính quy luật của ý thức với các hạt cơ
bản. Tôi đã phân tích và chứng minh rằng: Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có
tính quy luật của vũ trụ. Tính tương tác này là hai chiều. Xin xem kỹ hơn luận đề này trong tiểu
luận ’’Định mệnh có thật hay không?”. Chính vì tính tương tác có tính quy luật của ý thức với quy
luật của thiên nhiên và ngược lại, nên hoàn toàn không có vấn đề ngẫu nhiên trong chuỗi sự kiện
dẫn đến việc gieo quẻ trong Bốc Dịch, hay độn quẻ trong Lạc Việt độn toán. Nhưng đó là ý thức
rất tập trung. Như vậy, chúng ta không thể có một phân tích sáng suốt và được quẻ nghiệm, nếu
không có sự tập trung tư tưởng. Và sự tập trung này cần cảm hứng với việc độn quẻ. Thông thường
thì các nhà chiêm tinh trả lời ngay khi được hỏi, vì tính chuyên nghiệp và cảm hứng tiên tri sẵn có
của họ. Nhưng bản chất của vấn đề vẫn là cảm hứng.

Những nguời mới học Lạc Việt độn toán không phải là tiên tri chuyên nghiệp, tôi khuyên khi có
cảm hứng hãy độn quẻ. Tuy nhiên mọi nguời vẫn có thể độn quẻ trả lời ngay khi được hỏi, nếu họ
có cảm hứng tức thời

4 – 3 – 1: Nguyên tắc chọn quẻ trong hợp nhiều người cùng độn một việc:
Trường hợp có nhiều nguời cùng độn quẻ và cho những quẻ khác nhau vào thời điểm không thời
gian khác nhau sẽ chọn quẻ hợp lý nhất cho sự việc để giải và mọi chi tiết của sự việc cần báo sẽ là
sự tổng hợp các quẻ đã độn của người khác.

Chúng ta giả thiết rằng: Tất cả các quẻ khác nhau đều nghiệm cho một sự việc. Mới nghe có vẻ như
vô lý. Nhưng thực ra thì mỗi quẻ sẽ phản ánh một phần của sự việc. Người giỏi và kiến thức rộng
có thể suy ra toàn bộ sự việc từ quẻ đã độn. Điều này cũng giống như nhà khảo cổ tìm ra mấy cái
xương con khủng long để suy ra toàn bộ con Khủng long.

4 – 3 – 2: Nguyên tắc chọn quẻ do người hỏi độn:


Nếu nguời hỏi tự độn quẻ rồi lấy quẻ đó hỏi nguời luận giải thì mọi chuyện sẽ toán theo quẻ đã độn.

4 – 3 – 3: Phương vị trong quẻ Lạc Việt độn toán


Khi xem sự việc với những câu hỏi như: Anh A có khỏi bệnh không? Hoặc cháu B lớn lên có
nghịch không? Trường hợp này không tính phuơng vị. Phương vị chỉ được xét đến khi câu hỏi có
yếu tố phương vị. Thí dụ: Người này ở đâu tới? Việc này xảy ra ở đâu?...vv....

Phạm vi không gian độn quẻ cho sự việc trong trong nước (Quốc gia) thì lấy nơi mình cư trú là tâm
để định phương vị. Xem việc có tính quốc tế thì lấy thủ đô nơi mình độn quẻ làm tâm định phương
vị. Quẻ Bát Môn xác định phương vị xảy ra sự kiện.

Quẻ Bát môn kết hợp Lục Nhâm xác định tính chất sự kiện, hoặc hậu quả sự kiện.
24
Lạc Việt độn toán phần 3
Ý nghĩa của quẻ Lạc Việt độn toán
Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm Đại độn. Sự
tương tác theo tính chất ngũ hành và vị trí tương tác Âm Dương của hai quỷe này với tính chất
của từng quẻ sẽ quyết định tính chất của dự báo cho các sự kiện. Bởi vậy phần này chứng ta
tìm hiểu vể ý nghĩa của các qủe trong Lạc Việt độn toán.

1 - Ý nghĩa của quẻ Bát Môn độn giáp


1 – 1: Sinh (Mộc): Sinh nghĩa là: Sống, là sự bắt đầu (cho một việc, một cái gì đó), là ý tưởng
ban đầu, là mầm cây, là cỏ, là cây nhỏ, là loại cây mềm yếu (cây Liễu chẳng hạn), là mùa xuân,
là sự hứa hẹn, là hy vọng… Cung Sinh là Âm Mộc, nhưng nghĩa Sinh thuộc Dương Mộc. Độ số
là 3. Về phương vị là chính Đông. Về màu sắc là xanh lá mạ, xanh non.

1 – 2: Thương (Mộc): Thương nghĩa là: Buồn, là thuộc trạng thái tình cảm, là cây lớn, là sự
phát triền sung mãn sắp chuyển sang giai đoạn suy vi. Cung Thương là Dương Mộc, nhưng
nghĩa của Thương thuộc Âm Mộc. Độ số là 8. Về phương vị là Đông Bắc. Về màu sắc là xanh
lá cây xậm.

1 – 3: Đỗ (Hoải): Đỗ nghĩa là: Đạt, là sự thành đạt, là kết quả tốt đẹp, là được việc, là quí nhân
phù trợ. Cung Đỗ là Âm Hoả, nhưng nghĩa của Đỗ thuộc Dương Hoả. Độ số là 7. Về Phương vị
là chính Nam. Về màu sắc là màu đỏ.

1 – 4: Cảnh (Hỏa): Cảnh nghĩa là: Đi chơi ở trong sự nhàn hạ, phong lưu. Là từ xa tới, là du
lịch, là đi xa, là vẻ đẹp, là nhà đẹp, cao rộng có vườn cây hoặc nội thất rực rỡ. Cung Cảnh thuộc
Dương Hoả, nhưng nghĩa của Cảnh thuộc Âm Hoả. Độ số là 2. Về phương vị là Đông Nam. Về
màu sắc là màu đỏ nâu. Cảnh, vì là Âm Hỏa – chính vị Khôn Thổ (Theo Hậu thiên Lạc Việt) –
nên còn có ý nghĩa là Âm Thổ: miếng đất đẹp.

1 – 5: Tử (Kim): Tử nghĩa là: Chết, sự chấm dứt, kết thúc, là cắt đứt, là sát phạt, là tiền bạc tài
sản lưu động, là người làm nghề cơ khí, kim khí, là võ nghiệp, nếu là bác sĩ thì liên quan đến
mổ xẻ, là nghe… Cung Tử thuộc Âm Kim, nhưng nghĩa của Tử thuộc Dương Kim. Độ số là 9.
Về phương vị là chính Tây. Về màu sắc là màu trắng. Tử, cũng còn có nghĩa là con cái.

1 – 6: Kinh (Kim): Kinh nghĩa là: Kinh sợ, đột ngột, sự bất ngờ, là giật gân, là người làm việc
táo bạo, mạo hiểm … Cung Kinh thuộc Dương Kim, nhưng nghĩa của Kinh thuộc Âm Kim. Độ
số là 4. Về màu sắc là trắng xám.

1 – 7: Khai (Thủy): Khai nghĩa là dòng nước chảy, là sự khai thông, là trôi đi, là thoát khỏi sự
bế tắc, là đi xa thuận lợi, tượng là âm thanh, dài, mềm… Cung Khai thuộc Âm Thuỷ, nhưng
nghĩa của Khai thuộc Dương Thuỷ. Độ số là 1. Về màu sắc là xanh dương, là đen bóng.

25
1 – 8: Hưu (Thủy): Hưu nghĩa là: Nghỉ, sự ngưng trệ, sự nghỉ ngơi do bất lực, kiệt sức, là bế
tắc. Cung Hưu thuộc Dương Thuỷ, nhưng nghĩa của Hưu thuộc Âm Thuỷ. Độ số là 6. Về màu
là màu đen xỉn, xanh đen.

2 - Ý nghĩa các quẻ Lục Nhâm Đại độn

2 – 1: Đại an (Thổ): Đại an thuộc Dương Thổ, nghĩa là bình yên lớn. Tính chất chậm chạp
nhưng chắc chắn, thuộc về tài sản là nhà đất lớn, là miếng đất hoặc vùng đất lớn, là nguồn lợi
ổn định, chắc chắn. Về người là bậc quân tử chín chắn, nữ hiền hậu tính cách điềm đạm, là
người đầy đặn, béo tốt. Về công việc là sự ổn định, là người làm tại nơi trung tâm, có quyền
chức địa vị. Về nơi làm việc là cơ quan hoặc bộ phận quan trọng. Về bệnh liên quan đến dạ dày
hoặc tỳ. Về phương vị là nơi trung tâm. Về màu sắc là màu vàng thổ. Tượng là vật to… Độ số
là 5
Tính chất cung này hiền lành, cầu an, gặp xấu giảm xấu, gặp tốt giảm tốt.
Tượng hình: Căn nhà, bất động sản, hộp gỗ
Kinh nghiệm: Xuất hành vào giờ, ngày Đại An, thì tìm người hay vắng nhà, lo việc hay bị dời ngày,
chỉ có đi xa là bình an vô sự.

2 – 2: Lưu niên (Thủy): Lưu niên thuộc Thuỷ, nghĩa là giữ lại thời gian. Có tính hiểm độc, lừa
dối, âm mưu, là mưu toan, là sự do dự, lo lắng. Thuộc về tài sản là thất thoát, phá sản. Thuộc về
sự việc là trì trệ. Là công việc không chính danh, có tính phiêu lưu mạo hiểm, là phi pháp, phi
đạo đức. Là chết chóc tai nạn. Về bệnh thì liên quan đến máu huyết hoặc thận. Về phương vị là
phương Bắc hoặc Tây Bắc. Về màu là màu đen hoặc xanh dương. Về độ số là 1 và 6.
Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt, vì nó là hành Hoả.
Tượng hình: Cơ quan luật pháp, nhà thương, nhà tù, giấy tờ.
Kinh nghiệm: Xuất hành vào giờ Lưu Liên dễ gặp người, và hay ngồi lâu, rất nhiều người có thư
tín ở ngày Lưu Liên.

2 – 3: Tốc Hỷ (Hỏa): Tốc hỷ thuộc Hoả, nghĩa là sự vui vẻ, may mắn, là nhanh chóng, là tốt
đẹp sáng sủa. Về người là quí nhân hay giúp đỡ người khác, là người thông minh, tài cao học
rộng. Về công việc là chính danh, về học vấn là sự thành đạt, có học vị cao, là những dịch vụ
phục vụ cho vẻ đẹp, cho nhu cầu tinh thần. Về hiện tượng là thuộc về văn hóa, giáo dục. Là
người mang những giá trị tinh thần cao quí. Về bệnh liên quan đến tim hoặc tinh thần. Về màu
sắc là màu đỏ, về phương vị là hướng Nam hoặc Đông Nam. Về độ số là 2 và 7.
Tính chất cung này là thông tin, thư tín, nói chung là các phương tiện và tính chất thông tin.
Tượng hình: Đám cưới, tình cảm, tin thư.
Kinh nghiệm: Đang mong người ở xa mà gặp cung Tốc Hỷ thì người ở xa sẽ về.

2 – 4: Xích Khẩu (Kim): Xích khẩu thuộc Kim. Nghĩa là sự tranh luận, cãi nhau, tiếng ồn ào,
tiếng động. Về sự việc là tranh chấp kiện tụng. Về nghề nghiệp là nghề liên quan đến kim khí,
máy móc; liên quan đến miệng như: dạy học, luật sư, quảng cáo, thông tin… Về người là người
hay nói, lý luận khúc chiết, là người thấp, đầy đặn, nhiều lý trí. Về bệnh tật là bệnh liên quan

26
đến phổi, tai, xương cốt. Về hướng là hướng Tây hoặc Tây Nam. Về màu sắc là màu trắng hoặc
xám trắng. Về độ số là 4 và 9.
Tính chất cung này là ăn uống, bàn cãi, nói chung là các chất có liên quan tới Miệng.
Tượng hình: Đám tiệc, đại hội, xe cộ, quán xá.
Kinh nghiệm: Xuất hành mà gặp ngày hay giờ Xích Khẩu thì hay bặp chuyện bàn luận, ăn uống.

2 – 5: Tiểu Cát (Mộc): Tiểu cát thuộc Mộc. Nghĩa là niềm vui nhỏ, là tin tức vui, là tình cảm,
tình yêu, sự quí mến. Về sự vật là sách vở, là tri thức, học hành, là cây cối. Về người là người
giàu tình cảm, là hôn nhân, tình duyên. Về nghề nghiệp là người buôn bán nhỏ, có tiểu lợi, là
người làm ăn liên quan đến gỗ cây, sách vở, tri thức… Về hình thể là người yểu điệu, mình dây,
duyên dáng; đàn ông cao gầy có tính hiền, ham học hỏi. Về bệnh liên quan đến gan.Về hướng là
hướng Đông hoặc Đông Bắc. Về màu sắc là màu xanh lá cây. Về độ số là 3 và 8.
Tính chất cung này chủ về lợi lộc, làm ăn giao dịch, buôn bán.
Tượng hình: Chợ búa, nơi giao dịch buôn bán.
Kinh nghiệm: Xuất hành vào ngày giờ Tiểu Cát thì hay gặp bạn, công việc trôi chảy tốt đẹp.

2 – 6: Vô Vong (Thổ): Vô vong thuộc Âm Thổ. Nghĩa là không được việc gì, hoặc không sao
cả; là đất bỏ hoang. Về người là người vô tích sự, thất nghiệp. Gặp hạn thì hoá giải. Về màu sắc
là màu vàng đất xỉn. Về phương vị là ở cạnh nơi trung tâm, ở phía dưới, là nền nhà. Về độ số là
10.
Tính chất cung này là ma quái, tai nạn, trộm cắp, nói chung các tính chất xấu.
Tượng hình: Đám ma, nghĩa địa, vũng lầy.
Kinh nghiệm: Ngày giờ Không Vong rất xấu, rất nhiều người mất của vào ngày giờ này mà không
tìm lại được.

4 – Ý nghĩa của 6 cung kết hợp


Khởi THÁNG ở cung ĐẠI AN, bắt đầu từ tháng GIÊNG, thứ tự theo chiều kim đồng hồ, mỗi cung
một tháng. Sau khi có cung của tháng, ta khởi ngày MỒNG MỘT ở cung đó, đếm thuận mỗi cung
một ngày tới ngày hiện tại. Ta khởi GIỜ ở cung đó là giờ TÝ, đếm mỗi giờ một cung cho tới giờ
hiện tại.
Thí dụ: Ngày 09 tháng 09 âm lịch, giờ Tị, có người nhờ tính, ta lấy cung như sau:
- Tháng 09 ở cung TỐC HỈ, ngày 9 ở cung TIỂU CÁT, giờ Tị ở cung XÍCH KHẨU. Vậy ta có
tháng TỐC HỶ + ngày TIỂU CÁT + giờ XÍCH KHẨU
- Ở độn toán, người ta chỉ dùng NGÀY và GIỜ để tính, còn cung THÁNG chỉ phụ giúp thôi.
- NGÀY là chủ, là mình. GIỜ là khách, là việc.
- Tháng phụ gúp cho hai ý trên theo tuổi

1- ĐẠI AN
+ Đại An: Bình an không có việc gì hết
+ Lưu Niên: Dùng dằng khó quyết định, nửa muốn nửa không
+ Tốc Hỉ: Nếu Tốc Hỉ là giờ, thì lợi việc tiến hành nhanh, gấp.
+ Xích Khẩu: Dời đổi, đi đứng liên quan vận chuyển
+ Tiểu Cát: Thất nghiệp chờ việc, sửa nhà
27
+ Vô Vong: Buồn phiền, bế tắc.

2- LƯU NIÊN
+ Lưu Niên: Trì trệ, chờ đợi, rắc rối pháp luật
+ Tốc Hỉ: Bực tức, thư tín xa
+ Xích Khẩu: Xung đột mang tới pháp lý, hoạ khẩu
+ Vô Vong: Chui luồn, trốn chạy, các việc làm phi pháp.
+ Đại An: Dùng dằng, khó quyết định.

3- TỐC HỈ
+ Tốc Hỉ: Có việc bất ngờ, tin thư xa.
+ Xích Khẩu: Cãi vã, tranh luận, khẩu thiệt
+ Tiểu Cát: Có quà cáp, lợi lộc bất ngờ.
+ Vô Vong: Du lịch, vui chơi
+ Đại An: Nếu Đại An là giờ, thì lợi việc lâu dài.
+ Lưu Niên: Bực tức, thư tín xa.

4- XÍCH KHẨU
+ Xích Khẩu: Bạn luận, tranh cãi, ăn uống.
+ Tiểu Cát: Bàn làm ăn, dịch vụ, môi giới
+ Vô Vong: Trước xấu sau tốt (tốt phần sau)
+ Đại An: Dời đổi, đi đứng, vận chuyển.
+ Lưu Niên: Xung đột đưa tới pháp lý, hoạ khẩu.
+ Tốc Hỉ: Cải vã, tranh luận, khẩu thiệt.

5- TIỂU CÁT
+ Tiểu Cát: Công việc làm ăn lớn, lợi lộc lớn
+ Vô Vong: Tổn tài, lỗ lã, ốm đau
+ Đại An: Thất nghiệp, chờ việc, sửa nhà.
+ Lưu Niên: Tài lộc lớn, buôn bán lớn
+ Tốc Hỉ: (coi phần trên)
+ Xích Khẩu: (coi phần trên)

6- VÔ VONG
+ Vô Vong: Chết chóc, xui rủi lớn, nói chung là các hiện tượng xấu ở độ cao.
+ Đại An: (coi phần trên)
+ Lưu Niên (coi phần trên)
+ Tốc Hỉ: (coi phần trên)
+ Xích Khẩu: (coi phần trên)
+ Tiểu Cát: (coi phần trên)

4 – Các quẻ Lạc Việt độn toán


Lạc Việt độn toán có tính khái quát rất cao. Các phương pháp bói toán từ nền lý học Đông phương
cổ với khả năng tiên tri phải phản ánh một qui luật nào đó của vũ trụ. Tính khái quát càng lớn càng

28
chứng tỏ tính quy luật rất bao trùm. Vấn đề là chúng ta hiểu gì về thực tại vận động của những qui
luật đó qua những phương pháp bói toán thuộc Lý học Đông phương.

Chúng ta cũng nhận thấy chỉ có 48 quẻ để dự báo cho tất cả sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn so với quẻ
Dịch có 64 quẻ với tính chi tiết hoàn hảo cho từng hào Có thể Lạc Việt độn toán đã ra đời trước khi
có phương pháp Bốc Dịch với 64 quẻ với chi tiết chiêm nghiệm đến từng hào. Nói một cách khác:
Lạc Việt độn toán có tính khái quát và gần với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ
hành. Nhưng vì tính thất truyền của một nguyên lý lý thuyết phản ánh một thực tại đã tạo dựng ra
nó và chưa thật chính xác do thất truyền, nên phương pháp Bốc Dịch trở nên huyền bí và có những
sai lệch như tình trạng chung của các phương pháp tiên tri phương Đông .

Đây chỉ là ý tưởng ban đầu của riêng tôi về sự suy luận tính lịch sử thời gian của sự ra đời hai
phương pháp Bốc Dịch và Lạc Việt độn toán . Nhưng hy vong từ gợi ý này, sẽ là những ý tưởng để
sau đây có ai nghiên cứu về lịch sử hình thành các phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương sẽ
tiếp tục tìm hiểu và tìm ra những lời giải cho các hiện tượng từ hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn
năm trước.

Bây giờ chúng ta quay lại với 48 quẻ của Lạc Việt độn toán. Trong Lạc Việt độn toán chỉ có 48 quẻ,
nhưng vì tính phân Âm Dương trong từng năm khi toán quẻ, nên thực tế mỗi năm chỉ dùng 24 quẻ.
Sự thay đổi 24 quẻ trong từng năm nằm ở Lục Nhâm.

3 – 1: Năm Âm Dương theo Thiên can:


* Những năm thuộc Dương tính theo Thiên Can là: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
* Những năm thuộc Âm tính theo Thiên Can là: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Tử khái niệm Âm Dương của Thiên Can, mà đứng đầu Dương là Giáp và đầu Âm là Ất cho chúng
ta thấy rằng: Mộn Độn giáp chính là dưới con Giáp. Môn Thái Ất chính là trên con Ất. Những cổ
thư chữ Hán còn lưu truyền chứng tỏ có hai môn tách biệt là “Kỳ Môn độn giáp” và “Thái Ất thần
kinh’’. Nhưng thực ra nguyên thuỷ của hai bộ sách này chỉ là một. Bởi vì nó đều phản ánh nguyên
lý của sự hoà hợp, tương tác Âm Dương trong vũ trụ. Đây chỉ là lời bàn thêm không chứng minh.

3 – 2: Năm Âm Dương theo Địa chi:

* Những năm thuộc Dương theo Địa chi là: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
* Những năm thuộc Âm theo Địa chi là: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Trong Lạc Việt độn toán thì quẻ Bát môn bao giờ đầu năm - giờ Tý, tháng Giêng - cũng là quẻ Đỗ.
Đây là tính bất di bất dịch của Lạc Việt độn toán.

Quẻ Đỗ cho tất cả các năm mang tính triết học rất sâu sắc: Nó chứng tỏ tính phát sinh và phát triển
không ngừng nghỉ của vũ trụ. Đỗ tức là đạt nhưng đây là cái Đạt của vũ trụ và tính khách quan vận
động và phát triển của nó, còn đối với con người thì vấn đề tốt xấu còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác. Bản thân vũ trụ thì sự phát triển tuần hoàn, có tính qui luật, tính khách quan. Nói theo ngôn
ngữ cổ chính là tính ’’tự nhiên, như nhiên”. Tốt xấu là theo quan niệm của con người. Ví dụ việc ăn
thịt bò là bổ với con người, nhưng là sự bi thảm với con bò...từ đó chúng ta suy luận ra.
29
4 – Ý nghĩa các quẻ Lạc Việt độn toán
Lạc Việt độn toán có 48 quẻ phân Âm Dương theo năm, là sự tương tác của hai quẻ Bát Môn và
Lục Nhâm với ý nghĩa khái quát như sau:

4 – 1: Quẻ Lạc Việt độn toán năm Dương.


Các quẻ Lạc Việt độn toán năm Dương gồm 24 quẻ trình bày lại như sau:
Đỗ: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Cảnh: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Tử: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Kinh: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Khai: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Hưu: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong
Sinh: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Thương: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong

4 – 1 – 1: Ý nghĩa các quẻ Lạc Việt độn toán năm Dương


4–1–1–1: Đỗ Tiểu Cát: Tiểu Cát Mộc sinh Đỗ Hoả. Nội sinh ngoại. Việc thành đạt do cố gắng,
Tiểu lợi.
4–1–1–2: Đỗ Đại An: Đỗ Hoả sinh Đại An Thổ. Ngoại sinh nội. Thuận lợi, Tốt. Chủ về Công
danh tài lợi.
4–1–1–3: Đỗ Tốc Hỷ: Đỗ Hoả ngang hoà Tốc Hỷ Hoả. Hoà hợp, đồng thuận. Mọi việc tốt đẹp.
Chủ về công danh, tiếng tăm, tri tuệ..
4–1–1– 4: Cảnh Xích Khẩu: Âm Hoả đới Thổ vừa khắc vừa sinh Xích Khẩu Kim.
4–1–1–5: Cảnh Vô Vong: Âm Hoả đới Thổ sinh Vô Vong Thổ. Ngoại sinh nội. Điều kiện
thuận lợi cho hoàn cảnh tự thân vốn không khả quan. Chủ quý nhân phù trợ.
4–1–1–6: Cảnh Lưu Niên: Âm Hoả đới Thổ xung khắc Lưu Niên Thuỷ. Hình thức bên ngoài
tốt đẹp không thể hiện nội dung bên trong đang xấu.
4–1–1–7: Tử Tốc Hỷ: Tốc Hỷ Hoả khắc Tử Kim. Nội lục mạnh khắc chế được hoàn cảnh
không thuận lợi. Chủ sự cố gắng vượt lên hoàn cảnh.
4–1–1–8: Tử Tiểu Cát: Tử Kim khắc Tiểu Cát Mộc. Hoàn cảnh không thuận lợi. Thiệt hại nhỏ.
Chủ tình cảm suy.
4–1–1–9: Tử Đại An: Đại An Thổ sinh Tử Kim. Chủ sinh xuất bất lợi. Sự nghiệp hao tổn,
nhưng không đáng kể.
4–1–1–10: Kinh Lưu Niên: Kinh Kim sinh Lưu Niên Thuỷ. Chủ bất ngờ suy bại lớn. (Ghi
chú: Đây là quẻ dự báo sóng thần Indonesia – Philippin. )
4–1–1–11: Kinh Xích Khẩu: Hai hành Kim ngang hoà. Chủ bất ngờ gây tranh chấp lớn. Về số
mệnh tuỳ câu hỏi chủ bất ngờ có tài lộc lớn nhưng không dễ dàng.
4–1–1–12: Kinh Vô Vong: Vô Vong Âm Thổ sinh xuất Kinh Kim. Tượng vàng nổi trên mặt
đất. Đem thân dâng hiến cho đời. Tuy có tiếng vang, nhưng việc không thành.
4–1–1–13: Khai Đại An: Đại An Thổ khắc Khai Thuỷ. Tượng nước chảy thông trên mặt đất.
Từ từ, thận trong việc thành. Quẻ Dịch tương ứng Thuỷ Địa Sư.

30
4–1–1–14: Khai Tốc Hỷ: Khai Thuỷ khắc Tốc Hỷ Hoả. Tượng dòng suối đẹp chảy ảo ạt. Mọi
việc hanh thông vì tương ứng tính chất tốt của quẻ. Nhưng thành việc phải biết dừng.
4–1–1–15: Khai Tiểu Cát: Khai Thuỷ sinh Tiểu Cát Mộc. Ngoại sinh nội. Hoàn cảnh tốt cho
bản thể. Phát chậm, nhưng chắc chắn.
4–1–1–16: Hưu Lưu Niên: Lưỡng Thuỷ thuỷ triệt. Quẻ xấu, lo buồn thế cuộc, thời vận.
4–1–1–17: Hưu Xích Khẩu: Xích khẩu Kim sinh Hưu Thuỷ tù. Chủ sự lưỡng lự, tranh chấp
nội bộ và không còn cơ hội.
4–1–1–18: Hưu Vô Vong: Tượng nước chảy ngầm dưới đất. Không dùng được việc gì.
4–1–1–19: Sinh Đại An: Sinh Mộc khắc Đại An Thổ. Tượng bãi cỏ xanh tốt rộng lớn. Quẻ tốt,
chậm chắc chắn sẽ thành công. Khó khăn không đáng kể.
4–1–1–20: Sinh Tốc Hỷ: Sinh Mộc sinh Tốc Hỷ Hoả. Tượng cỏ khô đốt lửa. Điều kiện tuy
thuận lợi nhưng không thoả mãn nhu cầu. Nôn nóng thất bại.
4–1–1–21: Sinh Tiểu Cát: Lưỡng Mộc thành Lâm. Quẻ tốt. Mọi việc tiệm tiến hanh thông, do
tính của mộc phát chậm. Phải biết thuận thế phát triển.
4–1–1–22: Thương Lưu Niên: Lưu Niên Thuỷ sinh Thương Mộc. Hoàn cảnh buồn bã, khiến
lo lắng không yên. Mưu sự cũng thất bại. Phải chờ đợi.
4–1–1–23: Thương Xich Khẩu: Xích khẩu Kim khắc thương Mộc. Chủ tranh chấp tổn hại.
Việc thành nhưng bất lợi về tình.
4–1–1–24: Thương Vô Vong: Thương Mộc khắc Vô Vong Thổ. Tượng nhà tranh xiêu veo,
sụp nát. Việc buồn không thành.

4 – 2 : Quẻ Lạc Việt độn toán năm Âm.


Các quẻ Lạc Việt độn toán năm Âm gồm 24 quẻ trình bày lại như sau:
Đỗ: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Cảnh: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Tử: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Kinh: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Khai: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Hưu: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.
Sinh: Lưu niên - Xích khẩu - Vô vong.
Thương: Tiểu cát - Đại An - Tốc Hỷ.

4 – 2 – 1: Ý nghĩa các quẻ Lạc Việt độn toán năm Âm.

4–2–1–1: Đỗ Lưu niên: Lưu Niên thuỷ khắc Đỗ Hoả. Nội khắc ngoại. Hình thức không phản
ánh nội dung. Cẩn thận với hình thức bên ngoài của đối tượng.
4–2–1–2: Đỗ Xích khẩu: Ngoại khắc nội. Bề ngoài tuy nhiệt tình, nhưng bên trong còn phân
vân chưa quyết. Cuối cùng sẽ đạt. Thích hợp với việc tiệc tùng, ăn nhâu, tranh luận, bàn cãi.
4–2–1–3: Đỗ Vô vong: Ngoại sinh nội. Một kẻ được nâng đỡ nhiệt tình,nhưng nội lực yếu.
Cuối cùng không được việc.

31
4–2–1–4: Cảnh Tiểu cát: Nội sinh ngoại với ý nghĩa Cảnh Âm Hỏa, Nội khắc Ngoại với ý
nghĩa Cảnh Âm Thổ Khôn chính vị. Nếu Hỏa Vượng thì nội sinh ngoại. Hỏa mộ thì nội khắc
ngoại. Thích hợp với du lịch, đi chơi xa. Làm ăn xa Tiểu Lợi.
4–2–1–5: Cảnh Đại An: Ngoại sinh nội. Công việc thuận lợi. Lợi kiến Đại Nhân. Sự thăng
quan tiến chức, công việc thuận lợi. Diễn tiến chậm như chắc chắn.
4–2–1–6: Cảnh Tốc Hỷ: Nôi sinh Ngoại. Âm Dương tương hợp. Đi xa vui vẻ. Mọi chuyện tốt
đẹp, bản thân có hao tổn, nhưng hại nhỏ, lợi lớn.
Lưu ý:
Đây là quẻ dự báo khi có cuộc đảo chính ở Liên Xô 1992. Hỏi (Vào giờ Tuất đúng ngày xảy ra
đảo chính): Ông Tổng Thống có bị mất chức không? Trả lời: Ông ta đang ở xa, hai ngày sau về.
Vẫn làm Tổng Thống. Cuộc đảo chính thất bại. Quẻ nghiệm.
4–2–1–7: Tử Lưu niên: Ngoại sinh nội. Kim Sinh Thủy. Hoàn cảnh bi đát, bế tắc dẫn đến bất
lợi cho chủ thể. Chủ sự chết chóc, đau buồn. Thích hợp với những việc không chính danh.
Nhưng hậu quả cũng rất xấu sau này.
Thí dụ như đi buôn lậu. Gặp quẻ này sẽ thoát nạn tức thời. Nhưng cuối cùng sự việc cũng bị
phanh phui. Hậu quả nặng nề. Quẻ nqaỳ khuyên người nên thận trọng, cân nhắc, suy nghĩ chín
chắn trước khi quyết định công việc. Lợi cho sự im lặng, nghiên cứu, tư duy. Nhưng rất chậm.
4–2–1–8: Tử Xích khẩu: Nội ngoại ngang hòa. Quẻ Thuần kim. Hình tượng của sự kiện cáo,
tranh chấp quyết liệt, chiến tranh tàn khốc. Hùn hạp làm ăn bất lợi, tiền bạc hao tán.
Lưu ý: Đây là quẻ xác định cuộc chiến ở Afganixtan giữa Hoa kỳ và Taliban.
4–2–1–9: Tử Vô vong: Nội sinh ngoại. Hoàn cảnh bế tắc, không được việc. Bi đát, hao tổn.
Nhưng cuối cùng vượt qua được.
4–2–1–10: Kinh Tiểu cát: Ngoại khắc nội. Dương Kim khắc Mộc. Khắc sát Dương Mộc,
nhưng không khắc Âm Mộc. Chủ sự bất ngờ liên quan đến, học hành , thi cử, giấy tờ....Sẽ thất
tình do sự kiện bất ngờ (Trường hợp tình duyên đang nồng thắm), nhưng có tình duyên bất ngờ,
hoặc chuyển biến bất ngờ về tình cảm (Nếu đang bất lợi về tình duyên).
4–2–1–11: Kinh Đại An: Nội sinh ngoại. Chủ sự bất ngờ ở trong bề trên có lợi cho đương số
(Chủ thể coi bói). Động đất lớn nhưng không gây tác hại. Về nhà cửa thì nguy nga tráng lệ.
4–2–1–12: Kinh Tốc Hỷ: Nội Khắc Ngoại. Chủ tin vui bất ngờ. Sự kiện bất ngờ. Nếu đang vui
vẻ, gặp quẻ này thì niềm vui không hoàn hảo.
4–2–1–13: Khai Lưu Niên: Quẻ thuần thủy. Tương đương với quẻ thuần Khảm trong Kinh
Dịch. Thành đạt nhờ tư duy sâu sắc. Cần thận trọng với chính mình. Vượng vào Xuân Thu.
4–2–1–14: Khai Xích Khẩu: Nội sinh Ngoại. Chủ sự tranh luận thành công, danh tiếng. Thuận
cho việc quảng cáo, du lịch, hội thảo, họp mặt; kinh doang du lịch lữ hành, nhà hàng. Hùn hạp
thành công. Đầu tư lúc đầu hao tốn nhưng sau phát triển...
4–2–1–15: Khai Vô Vong: Nội khắc ngoại. Nhưng Âm Thổ không khắc Dương Thủy. Tượng
nước chảy trên lòng sông. Việc hanh thông, nhưng chủ thể không lợi. Tượng của việc làm phúc,
từ thiện, nên hậu vận tốt đẹp. Quẻ này tượng cho người quân tử "Lo trước cái lo của thiên hạ.
Vui sau cái vui của thiên hạ". Kẻ tiểu nhân không dùng được.

32
4–2–1–16: Hưu Tốc Hỷ: Ngoại khắc nội. Nhưng Âm Thủy không khắc Dương Hỏa. Hình ảnh:
Quân tử được thời (Hỏa Vượng), đem điều chính giáo hóa tiểu nhân. Thất thể (Hỏa suy) giữ
mình ẩn dật. Lòng không thay đổi.
4–2–1–17: Hưu Tiểu Cát: Ngoại sinh nội. Bế tắc nhất thời. sau tốt. Chủ sự kiên trì sẽ thành
công.
4–2–1–18: Hưu Đại An: Nội khắc ngoại. Điều kiện bất lợi. kiên trì sẽ thành công.
4–2–1–19: Sinh Lưu Niên: Nội sinh ngoại. Hoàn cảnh thuận lợi. Nhưng trong lòng hồ nghi,
không quyết đoán. Chuyện xấu mới đến. Cần suy ngẫm chín chắn.
4–2–1–20: Sinh Xích Khẩu: Nội khắc ngoại. Việc quyết tâm thì sẽ thành, cần bàn bạc kỹ
lưỡng. Lợi đến từ tiền bạc, quan hệ. Cẩn thận tranh chấp cữ cãi liên quan đến giấy tờ.
4–2–1–21: Sinh Vô Vong: Ngoại khắc nội. Ngoại lực yếu không được việc, không khắc được.
Hy vọng đến, nhưng việc không thành. Lợi cho việc Thổ mộc (Sửa chữa nhà cửa).
4–2–1–22: Thương Tốc Hỷ: Ngoại sinh nội. Hoàn cảnh tuy khó khăn, nhưng nhờ trí tuệ và sự
trong sáng sẽ thành công. ứng xử vui vẻ. Giống như một người bị chủ nợ đến đòi, tiếp họ vui
vẻ, cứ hoàn cảnh thực mà khất nợ, sẽ qua được.
4–2–1–23: Thương Tiểu Cát: Nội ngoại ngang hòa. Vượng vào mùa Đông - Xuân. Hợp Hợi
Mão Mùi, Thân Tý Thìn. Chuyện tình cảm buồn. Nhưng có hậu về sau. Sự việc thành nhưng
chậm.
4–2–1–24: Thương Đại An: Ngoại khắc nội. lợi việc Thổ Mộc (Xây dựng nhà cửa). Chuyện
buồn, thương tổn. Nhưng quẻ nội mạnh sẽ qua.

Tổng cộng 24 quẻ.


Lưu ý: Trong năm Dương, những quẻ tốt của Bát môn bao giờ cũng đi cùng với những quẻ tốt
trong Lục Nhâm và ngược lại.
Như vậy, những năm Dương sẽ có 24 quẻ Dương và năm Âm sẽ có 24 quẻ Âm. Năm nào sử
dụng quẻ của năm đó. Trong năm Âm thì quẻ không bao giờ cực xấu và cũng không có cực tốt.
Trong năm Dương thì ngược lại, có những quẻ cực xấu và cực tốt. Trong Lạc Việt độn toán chỉ
có 48 quẻ, nhưng vì tính phân Âm Dương trong từng năm khi toán quẻ, nên thực tế mỗi năm
chỉ dùng 24 quẻ. Sự thay đổi 24 quẻ trong từng năm nằm ở Lục Nhâm.

Lạc Việt độn toán phần 4


Phương pháp luận quẻ Lạc Việt độn toán
So với các phương pháp dự báo khác, Lạc Việt độn toán là con đường ngắn nhất để tới đỉnh cao
của cảm thông Thiên Địa. Nhưng chính bởi phương pháp độn quẻ đơn giản, nên đòi hỏi người toán
quẻ phải có cảm ứng nhậy cảm và có sự rèn luyện cảm ứng trong tất cả các cấp của nó. Các
phương pháp độn toán khác thì vì tính phức tạp của phương pháp phân tích quẻ, nên người học bị
chấp vào phương pháp tính toán phức tạp nên khả năng cảm ứng sẽ thấp hơn. Nhưng tất cả mọi
con đường đều tới La Mã.

1 – Cảm ứng và cấp độ luận giải


1 – 1: Tính cảm ứng trong Lạc Việt độn toán:
33
Đây là yếu tố quan quan trong cần khi luận quẻ, không chỉ trong Lạc Việt độn toán mà trong bất cứ
phương pháp tiên tri nào. Nó là một yếu tố cần, không thể thiếu và có tính quyết định tính chính xác
khi luận quẻ. Kết hợp với yếu tố là nội dung câu hỏi đã trình bày ở trên, nếu không có cảm hứng thì
dù đã định hướng được quẻ do câu hỏi cũng sẽ luận sai. Bởi vậy, trường hợp không có cảm hứng,
hoặc bị chi phối thì quẻ sẽ bớt tính chính xác, hoặc tệ hơn nữa là sẽ sai.

Cảm hứng luận quẻ được tạo ra chính là do người hỏi quẻ hòa nhịp đúng với cảm hứng luận quẻ
của người tư vấn. Bởi vậy, một trong những phương pháp của Lạc Việt độn toán là tính giờ độn quẻ
căn cứ vào cảm hứng của chính người độn, do người độn quyết định, chứ không tính theo giờ hỏi
quẻ.

So với các phương pháp dự báo khác, Lạc Việt độn toán là con đường ngắn nhất để tới đỉnh cao của
cảm thông Thiên Địa. Nhưng chính bởi phương pháp độn quẻ đơn giản, nên đòi hỏi người toán quẻ
phải có cảm ứng nhậy cảm và có sự rèn luyện cảm ứng trong tất cả các cấp của nó. Các phương
pháp độn toán khác thì vì tính phức tạp của phương pháp phân tích quẻ, nên người học bị chấp vào
phương pháp tính toán phức tạp nên khả năng cảm ứng sẽ thấp hơn. Nhưng tất cả mọi con đường
đều tới La Mã.

Cảm ứng trong khi hướng về đối tượng phải vô tư, trong sáng và khách quan. Nói theo ngôn ngữ cổ
tức là không để tạp niệm và bị chấp. Bởi vậy, người xưa dùng biện pháp thắp nhang và khấn vái
nhằm tập trung tư tưởng. Hình thức này dễ bị coi là "mê tín dị đoan". Đời sau chỉ biết ứng dụng
phương pháp mà không hiểu tại sao, nên không lý giải được mối liên hệ giữa sự khấn vái và sự ứng
nghiệm của quẻ. Thực ra đó chỉ là một hình thức tập trung tư tưởng.

Quẻ Lạc Việt độn toán rất dễ học. Chỉ cần tập trung trong nửa ngày, các bạn quan tâm có thể thành
thạo lập quẻ. Nhưng sự khó khăn và cũng là chỗ vi diệu của Lạc Việt độn toán chính là ở chỗ luận
quẻ. Liên hệ từ tên và tượng quẻ, bạn có thể cảm ứng luận đến tận cùng của tất cả những sự kiện
đến trong những điều muốn biết. Giống như một vạt nắng chiều gây cảm hứng cho nhà thơ, quẻ Lạc
Việt độn toán gây cảm hứng cho nhà tiên tri, giúp đạt đến sự tận cùng sự vi diệu qua sự thăng hoa
trong cảm hứng của bạn.

Tất cả các phương pháp tiên tri khác, đều có công thức chặt chẽ và phức tạp.thậm chí có thể lập
trình cho từng quẻ, dù phương pháp đó phức tạp đến đâu và lập ngay cả những lời giải đoán, nhưng
điều này là không thể với Lạc Việt độn toán.

Sẽ không có một trình nào hoàn chỉnh cho một phương pháp tiên tri của nền Lý học Đông phương
với lời giải các kết quả của nó. Bởi vì, không ai có thể lập trình được toàn bộ sự tương tác vũ trụ
cho một hành vi nhỏ nhoi của con người.

Những câu hỏi là vô định cho cùng một quẻ, mà quẻ lại phụ thuộc rất lớn vào chính câu hỏi. Lập
trình chỉ là động tác đơn giản hoá lao động khi phải viết hoặc tính cách lập quẻ bằng tay mà thôi,
trong khi còn nhiều sự huyền vĩ chưa đuợc khám phá.

34
Bởi những nguyên nhân tương tác phức tạp không thể dùng lý trí và sự hiểu biết giới hạn của cá
nhân đối với sự thiên biến vạn hoá của thiên nhiên, cuộc sống và con người, cho nên tính cảm ứng
được đặc biệt coi trọng trong dự báo. Cảm ứng càng cao, tri thức càng rộng thì dự báo càng chính
xác. Cảm ứng phải có định hướng về đối tượng cần hỏi. Nếu không định hướng được đối tượng - dù
rất mơ hồ và trừu tượng (Thí dụ:hỏi ’’Năm nay điều gì xẩy ra?” - là một câu hỏi trừu tượng với
nhiều đối tượng) - thì trong thế gian tỷ tỷ đối tượng, không có định hướng thì sẽ không thể luận quẻ
được. Trong trường hợp này chỉ có thể cảm ứng được những vấn đề chính.

Cảm ứng và tri thức của người tư vấn phải từ hình tượng của quẻ đã độn được, để xác định, một hay
nhiều yếu tố cấu thành nên đối tượng, hoặc luận ra toàn thể hính thái đối tượng đó . Bởi vậy, sự
hiểu biết càng rộng, suy đoán càng chính xác.

Tất cả những yếu tố nêu trên cho thấy: yếu tố cảm ứng của người độn quẻ với câu hỏi tự thân hay
khách quan do người khác hỏi là rất quan trọng trong Lạc Việt độn toán. Sự chính xác của Lạc Việt
độn toán và khả năng tiên tri của nó, hoàn toàn phụ thuộc vào độ cảm ứng của chính tâm hồn nguời
độn quẻ .

Nếu độn được nhiều quẻ khác nhau, do ở nhiều địa phương có múi giờ khác nhau, hoặc cùng một
địa phương nhưng luận nhiều quẻ trong những giờ khác nhau cho cùng một sự việc thì trường hợp
này – giả thiết quẻ nghiêm - mỗi quẻ sẽ chỉ ra một hoặc nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên sự
vật hoặc sự việc cần dự báo. Vì tính chất khác nhau của các yếu tố khác nhau cấu thành nên sự vật
hay sự việc cần dự báo, nên quẻ khác nhau.

Bởi vậy, khi độn quẻ xong thì quẻ đã cho chúng ta thấy một phần của yếu tố cấu thành nên đối
tượng. Điều này giống như một cái xe hơi bị bịt gần kín mít và chúng ta chỉ nhìn thấy một bộ phận -
yếu tố cấu thành xe hơi - của nó và chúng ta phải luận ra toàn thể chiếc xe hơi. Tất nhiên, nếu chúng
ta có kiến thức về chiếc xe hơi thì chúng ta sẽ luận ra chiếc xe hơi. Còn nếu chúng ta không có kiến
thức về chiếc xe hơi thì có nhìn cả cái xe cũng không hiểu nó là cái gì, vì nếu chúng ta sống ở thời
chưa có xe hơi, thì cùng lắm cũng chỉ luận ra cái xe mà thôi.

Như tất cả các phương pháp dự báo phương Đông khác, quẻ Lạc Việt độn toán có thể đoán từ chi
tiết của vụ việc nhỏ và khái quát đến những vụ việc lớn. Ưu điểm của Lạc Việt độn toán là học rất
dễ, nắm vững nhanh phương pháp độn quẻ, có thể trả lời nhiều câu hỏi một lúc với điều kiện không
bị lạc quẻ. Những việc bình thường trong sinh hoạt và đời sống thì chỉ cần một tri thức trung bình
hoặc sự từng trải đều luận được. Nhưng để luận quẻ Lạc Việt độn toán ở trường hợp có tính qui mô
lớn như: sóng thần, đại dịch... vv – tóm lại là có tính quốc tế, diện rộng - cần phải có một tư duy
logic cao và kiến thức sâu

1 – 2: Các cấp độ và khả năng luận giải Lạc Việt độn toán

1 – 2 – 1: Cấp I của Lạc Việt độn toán


Ở cấp này chỉ cấn thông thạo các độn quẻ, sự cảm ứng và câu hỏi chỉ đơn giản dùng quẻ để dự báo
trong sinh hoạt thường ngày, tự thân tính chất quẻ đã cho biết sự việc tốt xấu, nên dễ đoán trúng.

35
Lúc đầu thì tra sách để xem. Khi đến đỉnh cao của giai đoạn này, sẽ không cần dở sách nữa mà ý
nghĩa từng quẻ đều thuộc làu và cộng với kinh nghiệm đoán sẽ dễ trúng.

1 – 2 – 2: Cấp II của Lạc Việt độn toán


Đến cấp II thì đối tượng cần biết đã bắt đầu phức tạp vì vượt qua giới hạn của sinh hoạt quanh ta.
Bởi vậy cảm ứng của chúng ta phải rất nhạy cảm, tâm phải vô tư, kiến thức rộng và nhuần nhuyễn
phương pháp luận khi giải quẻ thì dự báo mới chính xác. Nhưng ở cấp này, vẫn nằm trong các quẻ
độn và không vượt ra được phương pháp luận và cảm ứng trong 48 quẻ Lạc Việt độn toán.

Đến cấp này cần phối hợp những quy luật sinh khắc của Ngũ hành trong không thời gian, Như tiết
khí, hành khí của tháng, năm, mệnh vận của người cần tư vấn tương tác với quẻ.

1 – 2 – 3: Cấp III của Lạc Việt độn toán:


Lúc này cảm ứng đã thuần thục, sự nhậy cảm tăng cao, không cần đến quẻ mà chỉ cần nhìn tượng
có liên quan đến quẻ để phán xét. Lúc này tượng có trước và quẻ có sau. Không phân biệt quẻ Âm
hay quẻ Dương.

* Thí dụ:
Một ô tô lớn phóng nhanh trên đường gây cảm ứng bất ngờ vì xốc do chiếc xe lớn chạy nhanh đưa
lại tượng quẻ Kinh - Xích khẩu nên luận rằng: sẽ có tai nạn lớn sau đó. Đây là trướng hợp giông
như Thiệu Khang Tiết cảm ứng với tiếng chim phương Bắc, nhưng hót ở phương Nam. Đoán rằng:
Nhà Nam Tống sắp mất .

* Thí dụ:
Có người lấy nickname ’’Nắng Chiều” nhờ tư vấn chuyện tình cảm.

Tôi đã cảm hứng luận quẻ theo nickname này: Nắng Chiều là tựa của bài hát về những kỷ niệm cũ
nơi quê nhà. Nắng chiều không gay gắt, nhưng gợi nhớ quá khứ của một ngày đã qua của những
người yêu nhau. Họ còn nhớ đến nhau, nhưng cuộc sống đã làm tình cũ chỉ còn là kỷ niệm cho mỗi
khi trống vắng trong tâm hồn.

Nắng chiều là sự tiếc nuối ngày qua, chứ không còn là tình yêu, tình người mãnh liệt. Nắng chiều là
cái đến tất nhiên sau trưa hè, chứng tỏ họ đã một thời sống với nhau, rất nồng ấm, chân thành và trải
lòng cho nhau, không hề gian dối. Nắng chiều chỉ còn ở phía cuối xa xa, phải chăng họ đã không
còn bên nhau, mà mỗi người mỗi nới, chân trời góc biển.

Nắng chiều tượng của mùa thu mà cả không gian cũng hiu hắt với tình người. Bởi vậy với sự suy
luận này thì cần nhanh lên để giữ lại hoàng hôn. Đừng để chiều tím phủ chân trời thì tình đi không
trở lại. Nắng chiều sẽ chỉ đẹp cho đến hết tháng 8 Âm lịch. Sau đó là ’’Chiều Tím’’. Bản thân Nắng
Chiều đã xác nhận chính xác 100% về cả quá khứ lẫn hiện tại.

1 – 2 – 4: Cấp IV của Lạc Việt độn toán:


Đến cấp IV trong lý gọi là cảm thông Thiên Địa, không cần gieo quẻ nữa. Lúc này chỉ thấy là biết,
tâm hồn thanh tịnh, vô tư, vô tính, trút bỏ tham hận và nhận thấy vũ trụ, trời, người cùng vạn vật, cỏ

36
cây đều đồng nhất thể. Đây là lúc nhìn thấy gì nói nấy, cứ thế mà toán… Không chỉ Lạc Việt độn
toán mà hầu như khắp trong các phương pháp dự báo Đông phương đều có thể đạt đến cấp này.

Đức Phật nói: "Một con cá vẫy đuôi, có thể chấn động tam thiên, đại thiên thế giới".
Lúc ấy, khi thốt nhiên hạnh ngộ, nhận thấy vô thường, vạn vật nhất thể cảm ứng mà đoán mọi
chuyện thế gian. Đó chính là sự tương quan tương hợp, là đỉnh cao nhất của cảm ứng tiên tri.

Ông Trịnh Xuân Thuận có viết: “Để giải thích bất cứ một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn
đến lịch sử của toàn thể vũ trụ”

Tôi quan niệm rằng:

Tất cả các phương pháp dự báo tiên tri đều phải là hệ quả của một hệ thống nguyên lý lý thuyết đã
hoàn chỉnh trước đó.

2 - Lac Việt độn toán luận giải

2 – 1: Điều đặc biệt cần chú ý là luận quẻ liên quan rất chặt chẽ đến câu hỏi.
Nếu không căn cứ vào câu hỏi thì không có cơ sở luận quẻ. Chính vì tính đa dạng của cuộc sống và
của mỗi con người chúng ta, cần xác định được mục đich của câu hỏi và suy xét, cân nhắc kỹ từng
từ của câu hỏi. Trong Lạc Việt độn toán, cùng một quẻ như nhau, cùng một sự việc giống nhau cho
một người hỏi; nhưng cách hỏi khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Câu hỏi là một yếu tố tương tác
rất quan trọng trong việc toán quẻ Lạc Việt độn toán. Bởi vì bản thân danh tự của quẻ Lạc Việt độn
toán sẽ không nói lên điều gì, ngoài định tính tốt xấu đơn giản. Nhưng trước một câu hỏi kết hợp
với quẻ độn được thì chính câu hỏi là sự định hướng cho việc luận quẻ từ tính chất quẻ đó, để dự
báo hay tìm hiểu bản chất sự việc.

Thí dụ:
Với một quẻ Sinh Tiểu Cát thì tự danh tính của quẻ đó sẽ không nói lên điều gì. Nhưng nếu có một
câu hỏi – như là: “Liệu tôi làm việc này, hoặc chuyện kia thì tốt hay xấu”...vv.... thì chính câu hỏi
đã định hướng cho việc luận quẻ Sinh Tiểu Cát, vốn là một quẻ tốt.

Hoặc: Cũng cùng quẻ Sinh Tiểu Cát, nhưng với câu hỏi:”Chúng tôi định đầu tư làm ăn lớn được
không?” thì quẻ này cho thấy không được vì tính chất của quẻ chỉ là tiểu lợi và sự mạnh.Như vậy,
cùng một quẻ, cùng một sự việc, nhưng cách hỏi khác nhau đã cho kết qủa khác nhau trong khả
năng tiên tri .

2 – 2 : Kết luận:
Luận quẻ, cần chú ý phân tích nội dung câu hỏi. Hiểu sai câu hỏi sẽ định hướng sai khi luận quẻ.

3 – 1: Luận giải và ý nghĩa của quẻ


3 – 1 – 1: Luận và giải quẻ đơn giản.
Một quẻ được coi là đơn giản khi câu hỏi chỉ mang một ý nghĩa đơn tuyến khi giải quẻ. Quẻ đơn
giản chỉ để trả lời cho các trường hợp là xấu – tốt, thắng – thua, đuợc - mất, vui - buồn, nên - không
v.v… .

37
Quẻ Lạc Việt độn toán có thể luận từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản nhất là luận theo ý nghĩa
trực tiếp của quẻ, thí dụ: Tử là chết, Vô vong là không được việc gì. Vậy Tử Vô vong là một quẻ
xấu, việc bất thành, bế tắc....

Ta thấy trong quẻ Lạc Việt độn toán,việc đầu tiên cần nhìn tổng quát tượng quẻ để thấy kết quả dự
báo của việc cần toán, ý nghĩa trực tiếp của tên quẻ. Tên quẻ biểu hiện cho tượng quẻ và tượng quẻ
cho biết ngay sự tốt xấu sẽ có ngay câu trả lời cho những trường hợp đơn giản trên. Đây là phương
pháp luận quẻ đơn giản nhất. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi trình độ.

* Ví dụ:
Một học viên lớp Lạc Việt độn toán thấy nguời bạn lo cho sức khỏe của nguời thầy vì thấy thầy
không được khỏe, hình như bị bệnh, bèn độn một quẻ hỏi sức khoẻ của thầy.
Tháng 3 ngày 6. Giờ Mùi năm Bính Tuất – 2006.

Quẻ: Sinh - Ðại An.


Luận quẻ: thầy vẫn khỏe, chỉ làm việc nhiều quá nên hơi mệt.

3 – 1 – 2: Luận và giải quẻ phức tạp.


Một quẻ được coi là phức tạp vì tính phức tạp của sự vật hay sự việc cần giải đoán, dẫn đến phương
pháp luận quẻ phức tạp. Để luận đoán loại câu hỏi này cần vận dụng sự tương tác của Âm Dương
Ngũ hành thể hiện trong quẻ, hoặc phải dùng quẻ độn để tìm hiểu sâu bản chất sự vật, sự việc cần
luận đoán.

* Ví dụ:
Anh Killbill yêu cầu dùng Lạc Việt độn toán để đoán một vật anh mới mua được. Đề nghị cho biết
là vật gì? Các học viên Lạc Việt độn toán lần lượt toán quẻ như sau:

* Quẻ của Ninh Thuận:


Khai Đại an .
Ninh Thuận đã thấy Khai Thuỷ liên quan đến nhạc - Thuỷ có tính chất sóng tượng âm thanh. Đại an
là cái hộp màu vàng và to. Khai còn có nghĩa là một vật dài kèm với một vật to màu vàng và âm
thanh "khai" từ đó mà ra.

* Quẻ của What:


Tử Đại An.
Quẻ này luận ra cây đàn - Tử Kim trên cái thùng gỗ màu vàng và to. Thùng gỗ màu vàng sinh kim,
tức dây đàn. Trong cây đàn guita, thùng gỗ là thể của cây đàn và nó là lý của âm thanh trên cây đàn.

* Quẻ của Mai Trâm:


Sinh Tốc Hỷ là mới có một niềm vui. Đây là một giá trị văn hoá, Tốc Hỷ là ánh sáng, là văn hoá .
Quẻ độn: Thương Xích khẩu

Thương là buồn là trạng thái tình cảm, Xích Khẩu là nói lên trạng thái đó. Xích khẩu Kim chính là
âm thanh phát ra từ dây đàn để nói lên tình cảm Thương Mộc. Chính là cây đàn.

38
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Cả 3 quẻ dù khác nhau đều có khả năng luận ra cây đàn và một quẻ đã
luận đúng. Qua đó ta thấy khi trong tâm tưởng chúng ta nghĩ về một đối tượng do tác động của câu
hỏi thì chính cảm ứng của chúng ta sẻ đưa suy luận theo chiều hướng đó. Vì vậy mỗi quẻ dù khác
nhau đều khai thác những yếu tố khác nhau của đối tượng cần khám phá hay nói cách khác: mỗi
quẻ chỉ ra một hoặc nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên đối tượng cần khám phá. Vì tính chất
khác nhau của các yếu tố khác nhau thuộc về đối tượng cần khám phá, nên quẻ khác nhau. Điều nay
tương tự như nhà khảo cổ khám phá ra một khúc xương của con Khủng long và suy luận ra toàn bộ
hình thể của con Khủng long khi còn sống.

3 – 1 – 3: Tính khách quan của quẻ và lợi ích của con người.
Lạc Việt độn toán có tính qui luật và khách quan. Cũng như thiên nhiên không có tốt xấu. Những
quan niệm tốt và xấu là do con người quan niệm. Ngày tốt mà con người khai trương lại là ngày xấu
của con heo bị mổ làm vật cúng tế. Trên cơ sở này người luận đoán theo bất cứ phương pháp nào –
Bốc Dịch, Mai Hoa, Lạc Việt độn toán ....- cần khách quan và chiêm nghiệm về quy luật của thiên
nhiên xã hội và con người thể hiện qua quẻ toán được – vốn bản chất chỉ là phản ánh một giai đoạn
tồn tại của tự nhiên ứng với quẻ và không có tốt xấu. Bởi vậy, quẻ tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào sự
việc cần hỏi và đối tượng, tùy tính chất câu hỏi và nguời đặt câu hỏi

Ví dụ trong năm Ất Đậu 2005 - quẻ Cảnh Tốc Hỷ được coi là quẻ tốt nhất, Tử Lưu Niên là quẻ xấu
nhất.

Nhưng sự xấu tốt đó phần nhiều phụ thuộc vào ý niệm phổ biến của con người. Bản chất của quẻ
chỉ phản ánh tính chất của qui luật thiên nhiên phản ánh qua tượng quẻ.

* Ví dụ: Một người già bệnh nặng gần chết. Thân nhân hỏi: Người này có chết không? Quẻ ra là
Cảnh Tốc Hỷ thì chưa thể luận là người này sẽ sống khỏe mạnh và sẽ đi du lịch được. Bản chất của
quẻ chỉ là sự nhàn hạ và nhanh chóng. Trường hợp cụ thể này phải luận là người bệnh sẽ chết nhanh
và thanh thản.

* Ví dụ: Nếu đánh đề, bán độ trong trận bóng mà gặp quẻ Tử Lưu Niên thì vụ bán độ đã không bị
phát hiện (Nếu là nguời bán độ đặt câu hỏi). Vì Tử - là chết, là ngăn chặn thuộc hành Kim, sinh
Lưu Niên - Âm mưu, lừa lọc - thuộc Thuỷ. Do đó với quẻ Tử Lưu Niên thì Tử Kim sinh Lưu Niên
Thuỷ, nên việc thành. Tuy nhiên vì bản chất quẻ xấu. Bởi vậy, nếu nghiện cờ bạc, làm việc mờ ám
thì sớm hay muộn cũng vướng vào pháp luật.

3 – 1 – 4: Tính giới hạn của quẻ và sự phong phú của cuộc sống.
Cũng như các phương pháp dự báo khác. Quẻ thì giới hạn. Như Bộc Dịch chỉ có 64 quẻ, Lạc Việt
độn toán 48 quẻ. Nhưng cuộc sống thì muôn hình vạn trạng mà quẻ cần chiêm đoán. Bởi vậy, mỗi
một quẻ phải quản hành trăm ngàn sự việc sự vật. Như bàn về nghề nghiệp gặp quẻ Khai Xích khẩu
thì cũng có hàng trăm nghề liên quan đến quẻ này:

Tiếp thị, ngoại giao, trực điện thoại, cô thày giáo, nhà hàng, phát thanh viên, luật sư...vv. Ngồi
trước màn hình lên mạng cũng là Khai Xích Khẩu (Xích Khẩu: cái miệng - màn hình. Khai: đường
truyền). Đó là chưa kể đến những nghề rất lạ đang xuất hiện vượt ra ngoài kiến thức phổ thông. Bởi

39
vậy, đôi khi trước sự muôn vẻ của cuộc sống, người luận đoán cần tham vấn thân chủ. Như khi
được hỏi về sự thành công trong nghề nghiệp thì nên hay hỏi thẳng: Anh/ Chị làm nghề gì rồi sau
đó mới khớp lại với quẻ xem có hợp không. Ngoài mấy nghề chính - có từ ngàn xưa dễ đoán vì
mang tính khái quát là: Sĩ, công, nông, thương, võ nghiệp, quan lại...còn những nghề mới bây giờ
thì rất khó đoán chính xác. Bởi vậy cần kiến thức rông và suy đoán logic phù hợp với hoàn cảnh.

Ví dụ:
Khi tôi ở Hanoi, một người bạn rất thân chỉ vào cửa hàng văn phòng phẩm và nói: “Tớ muốn mua
tặng cậu một món quà làm kỷ niệm . Nghe nói cậu bói toán giỏi lắm. Vậy đố cậu, tớ định mua cho
cậu cái gì ?”

Vì là bạn thân, tôi chẳng câu nệ, độn được ngay quẻ: Khai Tiểu Cát . Tôi luận rằng: Khai là một vật
dài, Tiểu cát là giá trị nhỏ, niềm vui nhỏ, chủ về tình cảm. Khai Thuỷ dưỡng Tiểu Cát Mộc. Như
vậy vật này nhằm mục đích kỷ niệm cho một tình cảm, chứ không phải mua chỉ để dùng. “Cậu đoán
đúng rồi ! Nhưng nó là cái gì?”

Thật khó quá! Tôi nghĩ chỉ có thể là cái bút hoặc quyển sách! Nhưng cũng ko phải vì đây là lý
tương sinh Khai Thuỷ dưỡng Tiểu Cát Mộc thì vật này bền vững về thời gian. Tiểu Cát Mộc lại là
trong cửa hàng văn phòng phẩm, nên tôi đoán là cái bút. “Thế mà cũng đoán ! Bạn tôi cười.”

Thì ra anh ấy mua tặng tôi cái cà vạt . Tôi cự lại: “Cậu chỉ vào cửa hàng văn phòng phẩm bảo đoán
thì đến tài Thánh tớ cũng ko tưởng tượng được là trong đó lại có thể bán cà vạt.”

Thông thường các cửa hàng văn phòng phẩm không bán cà vạt.

Qua đó để bạn đọc thấy: Quẻ không sai. Nhưng vấn đề là ở chỗ luận thế nào và nó tuỳ thuộc vào
sự hiểu biết với điều kiện môi trường. Nếu như tôi vào trong cửa hàng đó quan sát thì may ra có thể
đoán là cái cà vạt.

Trong bất cứ trường hợp nào, để luận đúng đến chi tiết một cách chính xác thì phải có kiến thức
rộng về vấn đề liên quan .

Thiếu tri thức thì chỉ đoán chung chung được thôi . Cụ thể trong trường hợp trên, phải có kiến thức
- thấy được - về các mặt hàng bán trong cửa hàng văn phòng phẩm, để đoán ra cái cà vạt trong hàng
trăm mặt hàng của cửa hàng. Còn ko biết trong đó nó bán cái gì thì... chịu.

Bởi vậy, những người muốn ứng dụng các phương pháp dự báo rất cần kiến thức rộng về nhiều
phương diện. Kiến thức càng rộng khả năng luận đoán càng chính xác. Bởi vậy những người dự
đoán xuất sắc thuờng là người uyên bác. Điều này đúng với tất cả các bộ môn dự đoán.

3 – 1 – 5: Quẻ và sự phản ánh cục bộ sự việc.


Quẻ đôi khi chỉ phản ánh cục bộ sự vật hay sự việc. Thí dụ điển hình là việc luận đoán cây đàn
guita ở trên. Bởi vậy, người luận đoán cần có kiến thức rộng để từ một phần của sự vật, sự việc suy
luận ra toàn bộ sự việc.

40
Với giả thiết quẻ luôn luôn ứng đúng sự việc nhưng do trình độ giải đoán hạn chế, nhất là đối với
nguời mới học nên kết quả giải đoán có khi đúng có khi sai, do ý nghĩa của quẻ thường thể hiện
trong thực tiễn dưới nhiều hình thức muôn màu muôn vẻ nên người giải đoán nhiều khi không hình
dung được hết các tình huống, cũng có khi người hỏi chỉ căn cứ vào câu hỏi của mình để đánh giá
đúng sai trong khi quẻ lại ứng vào phương diện khác của câu hỏi mà người hỏi vô tình không nghĩ
tới.

Một kinh nghiệm nữa là để chi tiết thêm về điều cần đoán: khi đã hiện quẻ và nêu đuợc bản chất nội
dung sự việc có thể cần phải hỏi thêm hoặc yêu cầu thân chủ mô tả thêm chi tiết điều ta cần đoán
để xem có ứng đúng với điều đoán không thì việc luận đoán sẽ theo sát và đúng hướng chúng ta
đưa ra.

Ví dụ trường hợp có người hỏi về việc giấy tờ xuất ngoại. Tôi không căn cứ vào thời gian hỏi quẻ
mà độn theo giờ tôi coi quẻ. Cụ thể là:
Người hỏi vào giờ Tỵ ngày 21 tháng 19.
Nhưng tôi lấy quẻ vào giờ Thìn, ngày 22 tháng 10 năm Ất Dậu:

Quẻ Tử Lưu Niên cho việc giấy tờ.


Quẻ Tử Lưu Niên có nghĩa đen là chết và giữ lại thời gian.Quẻ này phù hợp với hiện trạng đang lo
lắng của người hỏi. Lưu Niên trong trường hợp này là lo lắng, suy nghĩ trước một thực trạng khó
khăn (Tử - nghĩa là chết rồi, bị chăn lại, không còn hy vọng gì). Lưu Niên cũng còn có nghĩa là họ
đã tiến hành làm việc này từ lâu - ít nhất là trên 6 năm.

Khi làm thủ tục để đi cũng chẳng hy vọng gì. Tử có nghĩa là hoàn cảnh bên ngoài như: điều kiện
giấy tờ khó khăn, không hoàn chỉnh, phải bổ xung mất thì giờ và chờ đợi.

Nhưng Tử thuộc Kim sinh Lưu niên Thuỷ. Nên tuy có khó khăn vậy, nhưng về căn bản họ lại có thế
mạnh như là sự ưu tiên hoặc mối quan hệ với người bảo lãnh tốt, hoặc sự bảo lãnh chính danh phù
hợp với chính sách nhập cư của nước sở tại. Nên cuối cùng họ sẽ vượt qua được, tuy lâu.

Quẻ độn là Kinh Tốc Hỷ. Cho thấy họ sẽ có bất ngờ vào phút chót và vượt qua được hoàn cảnh.
Tốc Hỷ Hoả là bản mệnh của họ, là nội hàm của sự việc thắng Kinh Kim. Quẻ Tử - Kinh là điều
kiện môi trường đều thuộc Kim. Kinh còn có nghĩa là nước lớn nên cũng có thể luận là một cường
quốc lớn phương Tây, có thể là Hoa Kỳ.

Với quẻ này thì cuối xuân hoặc đầu hè sang năm họ sẽ đi.

Quẻ nghiệm.

3 – 1 – 6: Nhiều người cùng luận một việc.


Trường hợp đặc biệt này thường chỉ xảy ra khi luận đoán những sự kiện lớn trong xã hội được
nhiều người quan tâm; như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh....Hoặc được thực hiện bởi một nhóm tư
vấn dự báo các sự kiện mang tính xã hội, hoặc quốc gia; như Hội Chiêm tinh Hoàng gia Thái
Lan.....

41
Khi rơi vào trường hợp này thì về nguyên tắc ”chân lý chỉ có một” nên tất cả các quẻ nghiệm đều
phải nhất quán cho diễn biến trong tương lai của sự việc và phản ánh đúng toàn bộ hay một phần sự
việc. Cho dù dùng phương pháp dự báo nào: Lạc Việt độn toán, Bốc phệ, Mai hoa.....Xét riêng Lạc
Việt độn toán, nếu quẻ nghiệm thì dù ra quẻ khác nhau, nhưng để dự báo một việc như nhau thì
cũng sẽ rơi vào trường hợp trên: Hoặc phản ánh toàn bộ sự việc, hoặc một phần sự việc và tất cả
phải nghiệm đúng một cách nhất quán cho diễn biến tương lai của sự việc.

Trong cổ thư có ghi nhận về phương pháp ứng sử của nhà vua với các quẻ dự báo mà một phần
trong đó được miêu tả như sau: Nếu ba người cùng bói ra quẻ khác nhau thì vua theo hai người.

Nhưng đây chính là điều cần lưu ý:


Điều kiện này chỉ được coi là đúng với ba người (hoặc hơn) đều nắm vững phương pháp dự báo và
tài năng ngang nhau. Dự báo là một khoa học thực sự như tất cả các bộ môn khoa học khác, được
thừa nhận trong tiêu chí khoa học. Tất nhiên đã là khoa học thì không lệ thuộc vào số đông. Ngày
xưa khi vua Lý bị bệnh nan y, số đông những nhà lương y tài giỏi thời bấy giờ đều bó tay. Nhưng
một mình hòa thượng Khổng Minh Không đã chữa được cho nhà vua. Do đó, nguyên lý theo số
đông trong dự báo là một việc cần xem xét, nó chỉ có khả năng đúng trong điều kiện tôi đã trình bày
ở trên.

Chúng ta cùng quán xét hiện tượng thực tế dưới đây, minh họa cho trường hợp này. Năm 2006 –
Bính Tuất. Nước Pháp đang rộn lên vì luật lao động mới. Nghiệp đoàn và sinh viên rầm rập biểu
tình. Sự việc chưa ngã ngũ nên mới chứng tỏ được sự linh nghiệm của Lạc Việt độn toán.

Hai học viên lớp Lạc Việt độn toán là What và Luke cùng dự đoán cho câu hỏi:
- Bộ luật lao động của chính phủ Pháp có được thi hành không?
- Cuối cùng cái gì sẽ xảy ra liên quan đến bộ luật lao động này?

Học viên What:


Quẻ Tử Tốc Hỷ. Tốc Hỷ thuộc Hỏa, chủ về may mắn thành công. Tử thuộc Kim là khó khăn trắc
trở... Bộ luật này sẽ được áp dụng trên nước Pháp trong vòng 2-7 tháng nữa. Hơn nữa, dân Pháp có
truyền thống biểu tình đình công. Nên đâu lại vào đó. Ai biểu tình cứ biểu tình, chính phủ biểu áp
dụng thì cứ áp dụng.

Quẻ độn: Kinh Xích khẩu là sẽ có sự đối đầu quyết liệt giữa các nghiệp đoàn và sinh viên với chính
phủ Pháp. Hai hành Kim đối chọi nhau chan chát. Xích Khẩu tức là sự đối thoại, hô hào đình công
bãi thị rất lớn. Cuối cùng thì chính phủ Pháp sẽ dùng quyền lực của mình (Kinh) để quyết đoán vấn
đề, chấm dứt mọi sự chống đối theo luật pháp qui định.

Chủ thể của câu hỏi là "Bộ luật lao động" ứng với Tốc Hỷ Hoả thắng kim. Chứng tỏ nó sẽ được áp
dụng vào mùa hè này. Nhanh là tháng 4 (Hai tháng sau), Chậm là tháng 7/ 8 Âm lịch. Bộ luật này
sau khi áp dụng còn tiếp tục gây tranh cãi và sẽ là đề tài của phe đối lập trong chính trường Pháp về
sau (Kinh Xích khẩu ).

Học viên Luke:

42
Năm Bính Tuất, tháng 2 ngày 28, giờ Tuất.

Quẻ: Sinh - Đại An. Đây là sự áp đặt từ bộ máy lập pháp nên sẽ rơi vào tình trạng "trên bảo dưới
đành nghe". Quẻ này cho thấy điều luật này ít nhiều cũng có mặt tích cực của nó và là khởi mào cho
một cuộc cải tổ và mang tính bắt buộc.

Chống đối là có, nhưng chỉ từ những người dân thấp cổ bé họng mà thôi. Bộ luật lao động chắc
chắn sẽ được thi hành. Thời gian thi hành là tháng 8 âm lịch.

Quẻ độn Thương - Lưu Niên. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?


Dư luận sẽ xôn xao, người dân sẽ hoang mang. Sẽ có những cuộc đình công nhưng sẽ không có
những hành động cực đoan, nhưng rồi thì người dân cũng phải chấp nhận bộ luật này thôi.

Quẻ nghiệm.

3 – 2: Quẻ độn
Ưu điểm của quẻ Lạc Việt độn toán là có thể xem cho nhiều người một lúc và trả lời nhiều câu hỏi
một lúc, chính là nhờ quẻ độn. Nhưng cần lưu ý tất cả những quẻ độn trong một giờ đều là những
phần tử tập hợp của quẻ trong giờ đó và chịu ảnh hưởng của quẻ chính chủ giờ đó.

Ví dụ: Kinh –Vô vong /năm duơng/là một quẻ xấu, quản một giờ mà chúng ta độn được. Như vậy
tất cả những quẻ độn trong giờ này dù tốt thì cũng chỉ là những hiện tượng trong một phạm trù xấu
và ngược lại.

Trong cùng một giờ, có từ hai người trở lên cần vấn quẻ thì người đầu tính vào quẻ chính, người
thứ hai tính vào quẻ độn kế, người thứ 3 tính vào quẻ độn tiếp theo nữa....

Một người hỏi nhiều việc thì cứ thế độn tiếp.Trường hợp này chỉ ứng dụng đông người và coi liên
tục, cần chú ý vì rất dễ lạc quẻ .

Tôi đã có lần xem cho 2 cô bé cùng tuổi, đến cùng một giờ, tuổi bố mẹ như nhau, chỉ khác có tuối
và giới tính người em út. Trường hợp này phải ứng dụng độn quẻ’

Tuy nhiên Lạc Việt độn toán cũng có mặt hạn chế hơn so với Bốc Dịch là khó đoán thật chính xác
về thời gian.

Ví dụ :
Trong cuộc chiến vùng Vịnh II - kết hợp với Tử Vi của ông Hussen - tôi chỉ đoán được: "Cuối
tháng hai xảy ra chiến tranh và đầu tháng ba Âm lịch kết thúc". Trong khi đó Thiên Cơ dùng Dịch
đoán chính xác tới ngày chiến tranh, và Dương Tường (Tức Thanh Long) thì dung sai đoán trước
ngày kết thúc chiến tranh chỉ có 3 ngày.

Đây là việc tôi đang tìm hiểu thêm về mặt lý thuyết. Hy vọng với thời gian các bạn sẽ cùng chúng
tôi nghiên cứu phát hiện và hoàn chỉnh.

Lưu ý:

43
Quẻ độn nằm trong phạm trù của quẻ chính. Nhưng nếu là người khác hỏi, hoặc là sự việc khác thì
tính chất của quẻ độn vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Quẻ chính chỉ là yếu tố xét để gia giàm.

3 – 2 – 1: Lạc Việt độn toán và khả năng hóa giải sự xấu
Trên thực tế khả năng hoá giải của Lạc Việt độn toán đã đuợc chững nghiệm qua thực tế, chuyện
nhỏ hoá giải nhỏ, chuyện lớn hoá giải lớn...nhưng cũng có những chuyện không thể hóa giải ,vì quẻ
cho biết không thể hoá giải được.

Ví dụ: Đây là một truờng hợp rất cụ thể độn quẻ cho thấy khả năng hoá giải rất cao ,và tôi cảm ơn
hội viên Bluepearl đã đồng ý cho chứng nghiệm công khai.

Bluepearl yêu cầu giúp đỡ vì một việc nan giải. Cụ thể là hợp đồng đã ký với khách hàng có nguy
cơ bị hủy bỏ do trục trặc về nguồn cung cấp. Hậu quả là sẽ bị khiếu kiện bồi thường rất rắc rối, mặc
dù đang rất nỗ lực để cứu vãn hợp đồng này không biết có được không?

Quẻ Sinh - Xích Khẩu


Quẻ này cho thấy rõ: Qua mùa xuân mọi việc sẽ trở nên rắc rối, Xích Khẩu chủ sự tranh chấp, cự
cãi. Quẻ Sinh cho thấy sự việc đã manh nha bắt đầu. Nhưng Sinh Mộc vượng vào mùa Xuân nên sự
việc chưa xảy ra bây giờ. Bởi vậy khi sự việc tiên đoán xấu và bản chất sự việc cho thấy khả năng
xấu xảy ra thì tất yếu chúng ta phải tìm một phương pháp hóa giải. Quẻ Lạc Viêt Độn Toán đồng
thời đã chỉ ra một hướng hóa giải.

Phương pháp hóa giải của sự kiện này nằm ngay trong quẻ độn của Sinh Xích Khẩu là Thương Tiểu
Cát.Thương Tiểu Cát là thuần Mộc, xét hai quẻ liên tiếp liên quan đến nhau ta thấy ba hành Mộc
chống lại một hành Kim là Xích Khẩu – vốn là quẻ mang tính tranh chấp cự cãi, kiện tụng trong
trương hợp này ....

Mộc trong trường hợp này sắp thứ tự sẽ thấy :

Sinh = Sự bắt đầu, mới xuất hiên...


Thương= Trạng thái tình cảm buồn,...
Tiểu Cát = Sự vui vẻ, lợi nhỏ, tình cảm...

Kim khắc Mộc là lý của Ngũ hành. Nhưng Mộc quá vượng Kim sẽ không khắc nổi, đó là dụng của
Ngũ Hành.

Như tôi đã trình bày: Quẻ Bát Môn là điều kiện môi trường. Quẻ Luc Nhâm là bản chất nội dung
của sự việc, sự vật đây là quẻ thuần về tình cảm. Vậy sách lược đối phó là dùng tình cảm để thuyết
phục: Quẻ thuộc Mộc (Tiểu Cát) còn có nghĩa là giấy tờ hợp đồng. Như vậy đối sách cụ thể là dùng
tình cảm (ăn nhậu, tâm sự, nói khó, kêu gọi sự thông cảm..), để sửa lại hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Biến hành Kim của Xích Khẩu mang yếu tố kiện cáo, thành sự hủy hợp đồng, dùng tình cảm để xóa
đi sự mâu thuẫn. Nếu có người nữ khoảng 30 tuổi hợp tác trong việc này chắc thành công.

44
Xác nghiệm: Bluepearl đã đi gặp khách hàng để thương thuyết và đã áp dụng kế sách hóa giải theo
huớng tình cảm, trình bày hoàn cảnh, năn nỉ,... cuối cùng đối tác đồng ý sửa hợp đồng. Mong muốn
của Bluepearl đổi nhà cung cấp đã thành công hoàn toàn.

Lưu ý:
Không phải quẻ độn nào cũng hóa giải được

Lạc Việt độn toán phần 5


Khả năng và giá trị của Lạc Việt độn toán

Lạc Việt Độn Toán là hệ quả của một lý thuyết vũ trụ quan cổ Đông phương được phục hồi, xác
định trên cơ sở hợp lý lý thuyết nguyên lý tạo ra là ’’Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Lạc Việt
độn toán hoàn toàn ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành với tư cách là
một lý thuyết nhất quán và hoàn chỉnh...

I – Vị trí của Lạc Việt độn toán trong văn hóa cổ Đông phương.
Lạc Việt Độn Toán là hệ quả của một lý thuyết vũ trụ quan cổ Đông phương được phục hồi, xác
định trên cơ sở hợp lý lý thuyết nguyên lý tạo ra là ’’Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Lạc Việt
độn toán hoàn toàn ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành với tư cách là một
lý thuyết nhất quán và hoàn chỉnh. Lý thuyết này và Lạc Việt độn toán không hề tồn tại trong cổ thư
chữ Hán. Chưa một triều đại nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ coi thuyết Âm Dương Ngũ hành
như một học thuyết chính thống trong xã hội. Lạc Việt độn toán cũng chưa bao giờ được ứng dụng
trong lịch sử văn hóa cổ Hoa Hạ cho đến ngày nay với phương pháp và nội dung này. Điều này
chứng minh rằng Thuyết Âm Dương ngũ hành đã tồn tại trên thực tế trong văn minh cổ nhân loại.
Chính thực tế này là cơ sở phục hồi Lạc Việt độn toán.

Bởi vậy, nên tính tích cực của môn này chính là sự chứng tỏ khả năng phát triển của một luận điểm
nhân danh khoa học, theo tiêư chí khoa học chứng minh rằng: Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000
năm.

1 – Tính khoa học của Lạc Việt độn toán


Tính khoa học này được xác định theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc phương pháp khoa
học: ”Một lý thuyết khoa học được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên
quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri”

Căn cứ theo tiêu chí khoa học trên thì chúng ta thấy rằng:
- Lạc Việt độn toán với tư cách là một phương pháp tiên tri đã dự đoán tất cả những vấn đề liên
quan đến nó và chứng tỏ hiệu quả rất cao của phương pháp dự báo.
- Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và nguyên lý căn để ’’Hậu thiên Lạc Việt phối
Hà Đồ” được ứng dụng một cách nhất quán và hoàn chỉnh trong phương pháp Lạc Việt độn toán.
- Lạc Việt độn toán hoàn toàn mang tính quy luật và tất yếu là khách quan trong phương pháp.

45
Cũng như một giả thuyết khoa học hoặc một phương pháp khoa học, Lạc Việt độn toán cũng cần có
thời gian để hoàn thiên, nhưng đó là những điều kiện cần bổ sung chứ không phải lý do để phản
bác.

2 – Tính ưu việt của phuơng pháp Lạc Việt Độn Toán

Tính ưu việt của phương pháp Lạc Việt Độn Toán chỉ là so sánh với các phương pháp dự báo khác
đang lưu truyền trên thực tế hiện nay, chứ không phải so sánh với nhu cầu về hiệu quả dự báo và
thực tế thiên nhiên và cuộc sống.

2 – 1: Những ưu điểm của Lạc Việt động toán ở chỗ là hệ quả của một lý thuyết vũ trụ quan cổ
Đông phương được phục hồi, trên cơ sở đó xác định được nguyên lý tạo ra nó chính là ’’Hậu Thiên
Lạc Việt phối Hà Đồ” . Bởi vậy, sự tiếp thu Lạc Việt độn toán hoàn toàn phù hợp với tính hệ thống
và hợp lý trong tư duy. Do đó, sự tham khảo và nghiên cứu Lạc Việt độn toán sẽ được tiếp thu
nhanh chóng so với tất cả các phương pháp dự báo khác. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội
nhất của Lạc Việt độn toán. Trên thực tế, nhưng người tham khảo, nghiên cứu ứng dụng Lạc Việt
độn toán đều tiếp thu một cách nhanh chóng phương pháp ứng dụng với khả năng dự báo xuất sắc.
Ngoài ra Lạc Việt độn toán còn có những khả năng sau đấy:

2 – 2: Cùng một thời điểm có thể trả lời nhiều câu hỏi một lúc bằng cách lấy quẻ độn liên tiếp
nhau. So với phương pháp dự báo khác thường bị hạn chế không thể trả lời nhiều câu hỏi một lúc
thì đây là ưu điểm của Lạc Việt độn toán.

2 – 3: Phối hợp với phương pháp tính giờ để có thể chủ động chọn quẻ̉ tốt, giờ đẹp để tiến hành
công việc. Sau khi chọn được một ngày tốt - theo các cách phổ biến - để "Lợi kiến đại nhân" thì ta
chọn giờ tốt hợp lý. Thí dụ giờ Hoàng Đạo vào các giờ trong ngày có thể giao tiếp như buổi trưa,
buổi chiều...Sau đó dùng quẻ Lạc Việt độn toán để tìm một quẻ tốt trùng khớp với một giờ Hoàng
Đạo và giờ Hoàng Đạo lại trùng với một quẻ tốt vào khoảng giờ hợp lý cho công việc cần tiến hành
sẽ có khả năng dễ thành công hơn. Có quẻ thật tốt trong ngày nhưng lại rơi vào giờ Dần, Sửu chẳng
hạn thì cũng bỏ.

Trong thực tế chọn một giờ cực tốt để có thể thay đổi số phận là rất khó. Ngày giờ tốt thường là chỉ
có thể làm giảm nhẹ cái xấu. Đây không phải ưu điểm nổi bật vì Chu Dịch cũng thực hiện được
điều này.
2 – 4: Tính đơn giản của Lạc Việt độn toán khiến người biết toán quẻ có thể có ngay dự báo cần
thiết để ứng xử.
2 – 5: Lưu ý: Một số ưu điểm của Lạc Việt độn toán so với các phương pháp dự báo khác mang
tính thời gian. Trong tương lai, khi thuyết Âm Dương Ngũ hành và mối liện hệ của nó với các
phương pháp ứng dụng được phục hồi thì sẽ có một số ưu điểm của Lạc Việt độn toán mất tính vượt
trội.

3 - Tính hạn chế của Lạc Việt độn toán.


Lạc Việt độn là một phương tiên của con người dùng để dự báo tương lai, nên nó cũng phải có tính
hạn chế của nó như tất cả những phương tiện mà con người đã tạo ra. Đây cũng chính là sự hạn chế

46
chung của tất cả các phương pháp ứng dụng của con người nhân danh khoa học. Có thể nói rằng:
Tất cả các phương pháp ứng dụng và công cụ dù là vật thể hay phi vật thể do con người tạo ra đều
có những giới hạn của nó. Tất cả đều không tuyệt đối vì không nhân danh Thượng Đế.
Không riêng Lạc Việt độn toán mà có thể nói rằng: Tất cả những phương pháp ứng dụng dự báo
của nền Lý học Đông phương cổ đều có những hạn chế chính bởi bản chất khoa học của nó - Cho
dù người ta giải thích nó như thế nào: ”mê tín dị đoan”, hay sản phẩm của thần thánh....
Tính hạn chế này cũng nằm ngay tại phương pháp của nó, bao gồm:

3 – 1:Tính quy ước của thời gian và thực tế vận động của vũ trụ.

3 – 2:Sự khái quát của nội dung quẻ và tính cụ thể của muôn mặt sự việc, sự vật.

3 – 3 :Tính quy ước của thời gian lên không gian bề mặt địa cầu khiên vị trí người luận đoán dễ sai
lệch về phương pháp. Thí dụ như thời gian ở hai cực. Từ đó suy ra: Sự luận đoán tiên tri khó chính
xác ở vùng Hàn đới hoặc cận hàn đới gần hai cực Địa cầu.

Tuy nhiên, mặc dù có những hạn chế trên thì phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán và có thể nói
rằng: Hầu hết những phương pháp dự báo đều là hệ quả của một học thuyết vũ trụ quan rất cao cấp
vượt ra ngoài khả năng nhận thức của tri thức khoa học hiện đại và phù hợp với tiêu chí khoa học
cho một lý thuyết khoa học. Việc này đã thể hiện qua hiệu quả dự báo trải hàng ngàn năm trong xã
hội loài người của các phương pháp dự báo Đông phương.

HÌNH TƯỢNG VÀ QUẺ


Trong thực tế cuộc sống có những phương pháp bói toán, mà những dữ kiện ban đầu của nó có vẻ
như không tuân thủ một qui luật nào cả. Thí dụ như bói Avata của chị Laviedt, bói theo tên của
Mai Tím....Những phương pháp bói này chỉ cần một dữ kiện có vẻ như như ngẫu nhiên và không
có qui luật nhất định. Nhưng điều kỳ lạ là sự dự báo cũng rất hiệu quả. Vậy đằng sau tính hiệu quả
tiên tri ấy là một thực tại nào?
Bởi vì, trước những hiện tượng tồn tại trên thực tế , bao giờ cũng có một thực tại khác là nguyên
nhân của nó. Chúng ta đang tìm hiểu phương pháp dự báo và thực tại nào là nguyên nhân của nó,
chứ chúng ta không xét tính độ tin cậy vào lời tiên tri một cách mù quáng.
Trở lại với các phương pháp dự báo trên - theo cái nhìn của tôi sẽ chứng minh sau - chúng chính là
hệ quả tiếp nối của các phuơng pháp dự báo có tính quy luật, tương tự như: Bốc Dịch, Mai Hoa,
Lạc Việt độn tóan ..vv.. Những phương pháp đó đã thất truyền, chỉ còn lại hệ quả của nó, nên đời
sau khó hiểu thấy mơ hồ .
Đó chính là phương pháp dùng hình tượng để lập quẻ. Một phương pháp lập quẻ cao cấp hơn với
phương pháp truyền thống dựa vào ngày giờ tháng năm độn quẻ. Đây cũng chính là phương pháp
dự báo của cấp III Lạc Việt độn toán.
Trong Lạc Việt độn toán khi lập được quẻ, chúng ta có tính chất của quẻ và nội dung quẻ. Thí dụ
như: Tiểu Cát là quyển sách, là giấy tờ, là lợi nhỏ, là cô gái trẻ ....
Vậy thì ngược lại trong mối tương quan liên hệ của nó, nếu chúng ta nhìn thấy quyền sách đẹp và
xinh xắn thì đấy chính là quẻ Tiểu Cát.

47
Về lý thuyết, chu kỳ 64 quẻ dịch - cũng như 48 quẻ Lạc Việt độn toán - và nội dung từng quẻ, có
khả năng tiên tri và giải thích tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ.
Như vậy, một quẻ Lạc Việt độn toán, cũng như một quẻ Dịch đều tương trưng cho một tập hợp vô
cùng lớn các sự vật, sự kiện...trên thế gian.....
Hay nói một cách khác: Tất cả các hiện tượng trên thế gian đều có thể là những phần tử nằm trong
tập hợp của 1/64 của quẻ Dịch, hoặc 1/48 của Lạc Việt độn toán ....
Do đó, càng tập hợp được nhiều hiện tượng liên quan thì khái niệm của chúng ta về một quẻ bói
liên quan đến các hiện tượng nội hàm trong nó càng phong phú.
Trong quá trình tương tác và tiến hoá của vật chất trong vũ trụ - được diễn tả bằng khái niệm của
thuyết Âm Dương Ngũ hành - một quái Dịch có thể có hình tượng, như:
Khảm thuỷ, là cây có lõi cứng và to, là tên ăn trộm....
Tương tự như vậy, một quẻ của Lạc Việt độn toán cũng phân Ngũ Hành và Âm Dương và nó cũng
phản ánh một sự tương tác tiến hoá của vũ trụ có tính qui luật. Đây chính là điều làm nên khả năng
tiên tri của quẻ Dịch, hoặc Lạc Việt độn toán ...
* Nguyên lý lý thuyết tiếp theo là:
Do vũ trụ xuất phát từ một bản thể duy nhất - theo cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành -
là Thái Cực. Do trong quá trình tương tác và vận động có tính quy luật mà hình thành vạn vật, nên
tất cả mọi hiện tượng đều có liên thông với nhau bởi tính duy nhất ban đầu - Thái cực - đó. Chính vì
tính liên thông này là cơ sở để nhìn tượng lập quẻ và tạo ra khả năng tiên tri, khi mà mỗi quẻ phản
ánh tính quy luật và sự vận động của mọi hiện tượng.
Các nhà khoa học hiện đại đã nhận thấy rằng: Vạn vật từ các thiên hà khổng lồ đến siêu vi khuẩn
đều được cấu thành từ những hạt cơ bản khởi nguyên của vũ trụ (Tương tự khái niệm về Âm -
Dương - Ngũ hành trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành), Nhưng do sự tương tác khác nhau mà hình
thành các hiện tượng khác nhau và phân biệt giữa một thiên hà với siêu vi khuẩn. Các nhà khoa học
hàng đầu thường ví von sự giống và khác nhau này giữa chiếc chìa khóa và bông hoa hồng. Bởi
vậy, sự tồn tại của chiếc chìa khoá hay bông hoa hồng chính là kết quả của một quá trình hình thành
tương tác trong lịch sử vũ trụ.
Đó là lý do ông Trịnh Xuân Thuận đã diễn đạt:
Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ .
Qua những trí thức khoa học hiện đại trên, chúng ta có cơ sở nhận thức để khẳng định tính liên
thông và đồng tính chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ từ qua khứ, hiện tại và vị lai - tất cả chúng
đều mang tính qui luật và có khả năng tiên tri. Tất nhiên, điều này mang tính lý thuyết.
Chính vì tính liên thông và là hiện tượng nội hàm trong một quẻ ấy, nên chính hình tượng của hiện
tượng có thể liên hệ với quẻ và tạo ra khả năng tiên tri.
Điều kiện này chỉ có thể thể thực hiện được - trong điều kiện lý thuyết đã thất truyền - là chúng ta
phải rất thành thạo độn và toán quẻ ở cấp II Lạc Việt độn toán. Bởi - trong điều kiện lý thuyết thất
truyền - chúng ta phải tập hợp những khái niệm về các hiện tượng nội hàm trong một quẻ, càng
nhiều càng tốt, để có một khả năng hình thành một khái niệm tổng quát về hình tượng trong một
quẻ. Hay nói đơn giản hơn, chúng ta phải làm bài tập chăm chỉ.
Trên đây, tôi đã khái quát có tính lý thuyết về những cơ sở của sự liên hệ giữa hình tượng và quẻ
Lạc Việt độn toán không theo tính độn toán truyền thống (Dựa vào ngày giờ tháng năm toán quẻ).
Anh chị em cũng lưu ý:

48
Việc cảm ứng hình tượng liên hệ với quẻ Lạc Việt độn toán, không giống việc Ngài Thiệu Khang
Tiết cảm ứng dựa trên tiếng chim phương Bắc hót ở phương Nam mà đoán: "Nhà Nam Tống sắp
mất". Khả năng dự báo của Ngài Thiệu Khang Tiết dựa trên một thực tại khác, không liên quan
đến vấn đề tôi trình bày. Khi nào có dịp tôi sẽ trình bày sau để anh chị em tham khảo.

49

You might also like