You are on page 1of 4

2.1.

1 Các khái niệm liên quan đến vi phạm giao thông đường bộ
*tham gia giao thông là gì?
- Tham gia giao thông là hoạt động của những người tham gia giao thông, điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông thực hiện theo các nguyên tắc an toàn giao thông và văn
hóa giao thông.
- Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường
bộ.
- Tính pháp lý khi tham gia giao thông là được biểu hiện thông qua văn hóa giao thông,
chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là
thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an
toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Để làm được điều này, cần phải loại
bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn,
bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây
phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những
người xung quanh.
– Tính cộng đồng khi tham gia giao thông đó chính là bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc
luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng.
Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi
tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham
gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua
đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người
khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi
liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
*Vi phạm luật giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
-Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm giao thông.
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động.
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể
hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ
điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm.
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của
chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải
được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc
các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.

2.2.1 Thực trạng vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của
người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết
lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông
không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao
thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ
khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời
gian ngắn lại đâu vào đấy.
Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn
báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay,
90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống
rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất
khó kiểm soát.
Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính
mạng. Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 3 tháng đầu năm
2022 toàn quốc xảy ra 2.762 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.676 người, bị thương 1.741
người. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ TNGT giảm 662 vụ(-19,33%), số người chết
giảm 67 người(-3,84%), số người bị thương giảm 739 người(-29,80%). Trong đó vi phạm
giao thông đường bộ: xảy ra 2.731 vụ, làm chết 1.630 người, bị thương 1.734 người. So
với cùng kỳ năm trước giảm 655 vụ (-19,34%), giảm 80 người chết (-4,68%), giảm 739
người bị thương (-29,88%). Nguyên nhân: có 15,47% do người điều khiển phương tiện vi
phạm làn đường, phần đường; 7,49% do chuyển hướng không đảm bảo an toàn; 3,69%
do vượt xe sai quy định; 3,28% do vi phạm tốc độ; 1,76% do sử dụng rượu, bia, chất kích
thích có cồn; 1,52% do người đi bộ sang đường sai quy định; 0,12% do công trình giao
thông đường bộ không đảm bảo an toàn; 0,52% do dừng đỗ sai quy định; 0,08% do
phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; 27,42% do các nguyên nhân khác; 38,61%
chưa xác định được nguyên nhân.

Dưới đây là biểu đồ thống kê số vụ tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2018 đến năm
2021

Tai nạn giao thông từ năm 2018 đến 2021


10,000 9,200
8,587
9,000 11,872
11,331 11,495
8,018
8,000
6,727
7,000 9,170
6,000
5,000
5,366 5,779
5,006
4,000 4,342
3,000
2,000
1,000
0
2018 2019 2020 2021

Số vụ Người chết Người bị thương/thương nhẹ

Tài liệu tham khảo:


1. Ngô Xuân Thắng, “Giao thông đường bộ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”,
https://mt.gov.vn/matgt/Pages/ChiTietTin.aspx?groupID=988&IDNews=32099,
Thứ ba, 09/01/2007 00:00 GMT+7.
2. Việt Hùng, “Năm 2021: Cả nước có gần 5.800 người tử vong vì tai nạn giao
thông”, https://www.vietnamplus.vn/nam-2021-ca-nuoc-co-gan-5800-nguoi-tu-
vong-vi-tai-nan-giao-thong/764905.vnp, Thứ sáu, 24/12/2021.
3. Nguyễn Văn Dương, “ Tham gia giao thông là gì? Các khái niệm cơ bản trong
giao thông đường bộ?”, https://luatduonggia.vn/tham-gia-giao-thong-la-gi-cac-khai-niem-
co-ban-trong-giao-thong-duong-bo/ , 22/02/2021.
4. Phạm Kim Oanh, “ Vi phạm luật giao thông là gì”, https://luathoangphi.vn/vi-
pham-luat-giao-thong-la-gi/, 25/05/2022.

You might also like