You are on page 1of 2

1.

Phân công nhiệm vụ


Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh: Giáo viên đưa ra những hình thức
thực hiện của dự án “Văn học và người lính”, học sinh có thể lựa chọn nhiệm vụ phù
hợp với khả năng, sở thích, hứng thú của bản thân ,nâng cao khả năng nhận thức của từng
học sinh, buộc từng học sinh phải tư duy và đưa ra ý tưởng cho phần thảo luận nhóm.
1. Học văn từ tư liệu lịch sử
2. Học văn bằng hình thức sân khấu hóa
3. Ngâm thơ hoặc diễn xướng (tự chọn cá nhân)
Thời gian chuẩn bị dự án của các nhóm học sinh là 2 tuần từ ngày giao nhiệm vụ. Các
nhóm thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn.
Buổi báo cáo và tổng kết dự án sẽ diễn ra trong 2 tiết.
2. Nội dung cụ thể
a, Nhiệm vụ 1: Học văn từ tư liệu lịch sử ( 20 phút )
Như chúng ta đã biết, để có thể hiểu và đồng cảm với một tác phẩm văn học, người học
phải thực sự có vốn hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại của tác phẩm thì
mới có thể thực sự đồng cảm, thấu hiểu thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải. Nhiệm
vụ 1 yêu cầu nhóm học sinh trình bày bối cảnh sáng tác chung của những tác phẩm viết
về đề tài người lính bằng hình thức sáng tạo. Nội dung chủ yếu tập trung vào hai cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp.
Gợi ý nhiệm vụ: Học sinh có thể tiến hành theo những hình thức sáng tạo như sau:
 Sách ảnh: Học sinh sưu tầm những hình ảnh liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ, trình
bày và có ghi chú trên giấy, đóng thành một quyển sách ảnh về những năm tháng
chiến tranh. Cần lồng ghép các tác phẩm văn học tương ứng với từng giai đoạn trong
sản phẩm của nhóm
Lưu ý: Cần đặt tên cho cuốn sách của nhóm bằng một cái tên ấn tượng, thu hút người
đọc; trình bày sáng rõ; ghi chú rõ ràng, trung thực, tôn trọng lịch sử.
 Sơ đồ tư duy: Nhóm học sinh có thể trình bày khái quát bối cảnh lịch sử bằng sơ đồ
tư duy và thuyết trình dựa trên sản phẩm của nhóm mình. Tuy nhiên, hạn chế lớn
nhất của cách làm này là dung lượng của sản phẩm không nhiều, khó có thể truyền
đạt đầy đủ, khơi gợi được hứng thú của nghe.
Lưu ý: Cần trình bày sáng rõ những nội dung của vấn đề; bố cục, màu sắc hợp lý.
 Biên tập video: Đây là hình thức trực quan nhất, hữu dụng nhất để tái hiện lại bối
cảnh lịch sử của các tác phẩm văn học viết về đề tài người lính. Nhóm học sinh có
thể sưu tầm những đoạn video, hình ảnh từ các nguồn và tổng hợp lại trong 1 video
dựa trên ý đồ và kịch bản mà nhóm đã xây dựng. Hình ảnh kết hợp với âm thanh có
khả năng tác động mạnh đến người xem. Tuy nhiên giáo viên cần có sự giám sát chặt
chẽ, tránh trường hợp học sinh lấy video có sẵn trên mạng để trình bày kết quả.
Lưu ý: Nội dung video cần có sự đầu tư, tìm tòi. Cần có thuyết minh, lồng tiếng cho
video, hình ảnh chọn lọc kỹ càng, bố cục video hợp lý.
c, Nhiệm vụ 2: Học văn bằng hình thức sân khấu hóa (30 phút )
Nhóm học sinh lựa chọn nhiệm vụ này sẽ tiến hành chuyển thể 1 tác phẩm văn học về đề
tài người lính hoặc xây dựng một kịch bản về đề tài người lính dựa vào nội dung kiến
thức đã học. Học sinh đồng thời thể hiện sự sáng tạo của mình qua việc xây dựng kịch
bản, diễn xuất, thiết kế đạo cụ. Có thể lựa chọn giữa hình thức quay video hoặc chuyển
thể trực tiếp trên lớp học. Các thành viên trong nhóm phân công viết kịch bản, chuẩn bị
đạo cụ diễn.
Lưu ý: Kịch bản phù hợp, tôn trọng tác phẩm. Đạo cụ ấn tượng, phù hợp với nội dung
kịch bản.
e, Nhiệm vụ 3: Ngâm thơ hoặc diễn sướng ( 20 phút )
Đây là nhiệm vụ tự chọn cho cá nhân, học sinh nào có khả năng ngâm thơ, đọc diễn cảm,
ca hát có thể lựa chọn nhiệm vụ này để lấy thành tích cá nhân.
Yêu cầu: Ngâm thơ, đọc diễn cảm một tác phẩm viết về đề tài người lính hoặc thể hiện
một ca khúc cùng chủ đề.
3. Tổng kết dự án
Sau khi kết thúc 1 tuần thực hiện dự án, giáo viên sắp xếp buổi báo cáo sản phẩm trong 2
tiết học.
Các nhóm sẽ lần lượt báo cáo sản phẩm của nhóm mình, giáo viên và các nhóm khác
cùng theo dõi, nhận xét, đánh giá sản phẩm theo thang điểm 100, trong đó: 40 điểm nội
dung cụ thể, chính xác, khoa học; 30 điểm hình thức đẹp, trình bày rõ ràng, sáng tạo; 30
điểm thuyết minh nhóm cho sản phẩm, làm rõ được mục đích, hiệu quả của sản phẩm
nhóm.
Giáo viên cử 2 học sinh làm nhiệm vụ thư ký, tổng kết các đánh giá và ghi điểm của
nhóm sau khi trình bày sản phẩm. Cuối cùng, giáo viên nhận xét chung và chấm điểm
cho từng nhóm trên cơ sở đánh giá từ các nhóm trong lớp.
Giáo viên có phần thưởng khích lệ cho các nhóm dựa trên kết quả đạt được gồm 1 giải
nhất, 1 giải nhì và 2 giải khuyến khích.
Những học sinh làm nhiệm vụ cá nhân sẽ được thể hiện xen kẽ các sản phẩm nhóm, tạo
không khí thoải mái, hào hứng cho lớp học. Mỗi học sinh sẽ được giáo viên và các bạn
nhận xét, góp ý và nhận phần thưởng từ giáo viên.
Dự kiến nội dung buổi tổng kết dự án
- Giáo viên tuyên bố lý do của buổi học
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 1: Học văn từ tư liệu lịch sử
Nhóm 1 trả lời câu hỏi chất vấn từ giáo viên và các nhóm
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 2: Học văn bằng hình thức sân khấu hóa
Nhóm 3 trả lời câu hỏi chất vấn từ giáo viên và các nhóm
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 3 : Ngâm thơ hoặc diễn xướng ( Cá nhân )
Cá nhân học sinh ngâm thơ hoặc diễn xướng trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tổng kết, đánh giá điểm, trao phần thưởng cho các nhóm và cá nhân.

You might also like