You are on page 1of 97

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG ( 6 TIẾT )

Giới thiệu chủ đề:

- Chủ đề: Đại dương mênh mông nhằm giới thiệu về màu sắc và phong cảnh biển của
đất nước Việt Nam.
- Thông qua các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán với các hoạt động cá nhân, nhóm
nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của đại dương, thêm yêu thiên nhiên và có ý
thức giữ gìn môi trường sạch đẹp hơn.

Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:


1. Quan sát, nhận thức:
- Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt. Nêu được cách phối hợp các màu
đậm, màu nhạt trong các sản phẩm mỹ thuật.
- Nhận ra được vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi
trường sạch, đẹp.
2. Sáng tạo và ứng dụng: Tạo được sản phẩm mỹ thuật về cảnh vật và sự sống
dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.
3. Phân tích và đánh giá: Cảm nhận được sự hài hoà, chuyển động của chấm,
nét, hình, màu,… trong sản phẩm mỹ thuật.

TUẦN: 1 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN CẢ ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.
2. Kỹ năng:
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.
- HS : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán,…
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 1


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Khám phá


* Nhận biết màu sắc:
* Khởi động:
Trình chiếu PowerPoint:
- Bài hát: “ Bé yêu biển lắm” để tạo không - Hs quan sát và lắng nghe.
khí. - HS trả lời: ( Biển, bầu trời, các bé,..).
Yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ xem có - HS lấy SGK, VBT Mỹ thuật.
những hình ảnh gì xuất hiện trong bài hát? - Hs lấy đồ dùng.
- Giới thiệu SGK và Vở bài tập Mỹ thuật 2.
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng cho bài học hôm - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi
nay. ý của GV:
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan
- HS mở SGK trang 6.
sát các loại màu, pha màu và thảo luận về
- HS quan sát màu, pha màu.
các màu mới được tạo ra để nhận biết và
- Chỉ ra nhóm màu đậm, nhóm màu
cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.
nhạt.
Trình chiếu PowerPoint:
- Nêu tên các màu được pha từ 2 màu
- Câu hỏi thảo luận:
cơ bản.
1.Theo con, màu đậm là những màu nào?
2. Màu nhạt là màu nào?
- HS thảo luận nhóm đôi.
3. Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta có
- Đại diện nhóm trả lời.
những màu gì?
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm
giác đậm hay nhạt? * Ghi nhớ: Các màu cơ bản có thể pha
5. Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm trộn với nhau để tạo ra các màu sắc
giác gì? mới có độ đậm, nhạt khác nhau.
6. Màu đỏ, nâu, cam,… cho ta cảm giác - HS lắng nghe.
gì?...
- GV nhận xét chung, biểu dương nhóm trả - HS làm bài thực hành.
lời tốt.
- Yêu cầu HS làm BT trong VBT trang 4.
Hoạt động 2: Kiến tạokiến thức –
kĩ năng. - HS quan sát trình chiếu trên bảng:
* Cách vẽ tranh về bầu trời và biển: (H1, 2, 3 trang 7/SGK )
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan - HS thảo luận nhóm đôi.
sát hình minh hoạ trong SGK để nhận biết - Đại diện nhóm trả lời.
cách vẽ tranh về bầu trời và biển, cách sử - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
dụng màu khi vẽ tranh về bầu trời và biển. * Các bước vẽ tranh về bầu trời và
Trình chiếu PowerPoint: biển:
- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. B1. Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở B2. Vẽ hình mặt trời và sóng nước
SGK trang 7, thảo luận để nhận biết các bằng nét màu.
bước thực hiện bài vẽ. B3. Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời
- Câu hỏi thảo luận: và mặt biển.
1. Theo con, có mấy bước để vẽ tranh về - HS nhắc lại các bước vẽ tranh.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 2


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
bầu trời và mặt biển? * Ghi nhớ: Màu sắc có thể tạo nên độ
2. Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? đậm, nhạt trong tranh.
3. Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?
- GV gọi HS nhắc lại các bước vẽ.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo
* Vẽ và cắt, dán tranh về bầu trời và
biển: - HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV: - HS trả lời và nhận thức.
Hướng dẫn HS thực hành bài vẽ và cách - HS nhận xét, bổ sung.
phối hợp các màu hài hoà, linh hoạt khi vẽ.
Khuyến khích, hỗ trợ HS vẽ và cắt hình - Cách vẽ:
thuyền để dán vào mặt biển trong bài vẽ sau + Chọn màu để vẽ.
khi vẽ xong màu. + Tạo bức tranh về bầu trời và biển
Trình chiếu PowerPoint: theo ý thích.
- Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau: + Vẽ và cắt, dán thêm thuyền, mây,…
1. Con chọn những màu nào để vẽ phần bầu cho tranh thêm sinh động.
trời, màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao? Lưu ý: Hình vẽ thêm cần có kích
2. Màu nào pha với nhau được màu có cảm thước phù hợp với bức tranh, không
giác nhạt? quá to, hoặc quá nhỏ.
3. Tại sao mặt biển cần màu đậm?
4. Con sẽ vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt, - HS nhắc lại các bước vẽ tranh.
dán vào sản phẩm mỹ thuật?
5. Hình dáng thuyền thế nào? Có buồm - HS quan sát.
không?
6. Con muốn trang trí thêm gì cho bức - HS làm bài tập.
tranh?...
- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ
đề để HS tham khảo.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT trang
5.

* Dặn dò: Quan sát hình ảnh một số con vật dưới đại dương: Cá mực, cá, cua,
rùa, sao biển,….

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 2 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 3


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN CẢ ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.
2. Kỹ năng:
- Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
- Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.
- HS : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán,…
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá


* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: - HS gắn bài lên bảng.
Nhiệm vụ của GV:
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài
- Khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ mình, bài bạn.
cảm nhận của cá nhân về màu sắc, độ - Tìm ra bài mình thích.
đậm, nhạt trong các sản phẩm của mình
hay của các bạn. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh
+ Con thích màu sắc ở sản phẩm nào? giá.
Màu nào nhạt, màu nào đậm? - Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của
+ Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì mình để thể hiện rõ màu đậm, nhạt hơn?..
sao con thích?
+ Con thấy bài của con thế nào? Con còn
muốn điều chỉnh gì ở sản phẩm của mình - HS nghe.
để rõ màu đậm, nhạt hơn?...
+ Sản phẩm mang đến cho con cảm giác
gì về thời tiết?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ
đẹp. Động viên HS cả lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển
* Tìm hiểu màu đậm, màu nhạt trong
tự nhiên: - HS quan sát trên màn hình.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích và cho

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 4


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
HS quan sát ảnh chụp thiên nhiên ở các - Thảo luận, chia sẻ về cảnh vật thiên
thời điểm khác nhau; chia sẻ cảm nhận về nhiên với thời tiết, thời gian qua các câu
vẻ đẹp của thiên nhiên, chỉ ra màu đậm, hỏi
màu nhạt trong mỗi bức ảnh. - HS trả lời câu hỏi.
Trình chiếu PowerPoint: - HS nhận xét, bổ sung.
- Hãy quan sát các bức ảnh trên màn hình + Bức ảnh có màu đậm, màu nhạt xen kẽ.
và trả lời các câu hỏi sau:
+ Màu sắc của khung cảnh những ngày
1. Nêu cảm nhận của con về thời gian
trong mỗi bức ảnh? trời mưa, trời nắng,…
2. Bức ảnh nào cho ta cảm giác nhiều + Cảm giác về thời gian trong ngày qua
màu nhạt? màu sắc, đậm, nhạt trong thiên nhiên.
3. Bức ảnh nào có màu đậm, màu nhạt
xen kẽ?
4. Những khi trời sắp mưa, khung cảnh * Ghi nhớ: Đậm, nhạt của màu sắc có thể
thường có màu như thế nào? diễn tả được thời gian trong tranh, ảnh.
- Có thể gợi ý HS chia sẻ những kỉ niệm
hay câu chuyện liên quan đến những dự
báo về thời tiết thông qua độ đậm, nhạt
của cảnh vật ngoài thiên nhiên.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

* Dặn dò: Quan sát hình ảnh một số con vật dưới đại dương: Cá mực, cá, cua,
rùa, sao biển,….

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 5


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 3 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 2: NHỮNG CON VẬT DƯỚI ĐẠI DƯƠNG (tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được vẻ đẹp phong phú, đa dạng về hình dáng, màu sắc của các con vật dưới
đại dương.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và trang trí được con vật dưới đại dương.
- Nêu được cách kết hợp hài hoà chấm, nét, hình, màu trong vẽ hình và trang trí.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Yêu thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh vẽ các con vật dưới đại dương
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khám phá
* Nhận biết vẻ đẹp của các con vật dưới - HS nhảy và hát theo.
đại dương: - HS trả lời câu hỏi: ( Phong cảnh biển:
* Nhận biết có nhiều con cá dưới biển,..).
* Khởi động:
Trình chiếu PowerPoint:
- Cho HS khởi động cùng bài hát “ Baby - HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu.
Shark’’. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi
Một màn khởi động rất sôi động phải ý của GV:
không các con? Và bạn nào nhớ trên màn
hình là phong cảnh gì? Có hình ảnh gì?
- Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập
theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi.
quan sát hình ảnh để nhận biết đặc điểm
- Đại diện nhóm trả lời.
của các con vật sống dưới đại dương.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Trình chiếu PowerPoint:
- Mời trưởng ban học tập điều khiển * Ghi nhớ: Dưới đại dương có muôn
lớp. vàn các con vật. Mỗi con vật có vẻ đẹp
- Hãy quan sát và thảo luận nhóm đôi theo phong phú, đa dạng về hình dáng, màu
các câu hỏi sau:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 6


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
1. Trong những hình trên, hình nào là hình sắc.
các con vật sống dưới đại dương?
2. Trong các con vật đó, con thích con vật
nào? Vì sao?
3. Con vật con thích có hình dáng, màu sắc
và hoạ tiết như thế nào?
4. Ngoài những con vật trên, con còn biết
những con vật nào sống dưới đại dương?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ
năng.
* Cách vẽ con vật dưới đại dương: - HS quan sát
Nhiệm vụ của GV:
Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ - HS thảo luận nhóm đôi.
trong SGK, thảo luận để nhận biết cách vẽ - Đại diện nhóm trả lời.
con vật dưới đại dương và sử dụng các - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
chấm, nét, màu để trang trí. - Các bước vẽ:
Trình chiếu PowerPoint: + Bước 1: Vẽ hình con vật bằng nét.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang + Bước 2: Trang trí bằng các chấm,
11, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi nét, màu.
sau: + Bước 3: Vẽ nền để bức tranh thêm
1. Hình con vật được vẽ ở vị trí nào trên sinh động.
trang giấy? To hay nhỏ? - HS nhắc lại các bước vẽ.
2. Các chấm, nét được vẽ và trang trí trên
con vật như thế nào? * Ghi nhớ: Kết hợp hình với chấm,
3. Ngoài hình con vật, còn có hình ảnh gì nét, màu có thể diễn tả được đặc điểm
để bức tranh thêm sinh động? và hình dáng của của một số loài vật
4. Màu sắc trong tranh con vật dưới đại dưới nước.
dương được diễn tả như thế nào? - HS làm bài tập.
- Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các
bước thực hành bài vẽ cũng như sử dụng
các loại chấm, nét, màu để trang trí con
vật.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT trang
6.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo - HS quan sát.
* Vẽ con vật dưới đại dương mà em
thích: - HS trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích và hỗ - HS nhận xét, bổ sung.
trợ HS thao tác thực hiện bài vẽ theo ý
thích.
- Hướng dẫn và hỗ trợ HS các kĩ năng và - Lưu ý:
kiến thức khi cần thiết, phù hợp với năng + Gợi ý HS sử dụng các loại nét đa
lực của HS. dạng, xen kẽ nhau để hình con vật thêm

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 7


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Trình chiếu PowerPoint: sinh động.
- Câu hỏi: + Khuyến khích HS vẽ thêm các hình
1. Con chọn con vật nào sống dưới đại rong rêu, sóng nước, bong bóng,… cho
dương để vẽ? Con vật đó có hình dáng, phần nền của bài vẽ thêm sinh động..
màu sắc như thế nào? - HS quan sát.
2. Con sẽ trang trí những nét, màu nào cho
con vật con thích? - HS làm bài tập.
3. Con có thể vẽ thêm gì cho phần nền của
bài vẽ?
Trình chiếu PowerPoint:
- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ
đề để HS tham khảo.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT trang
7.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 8


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
*Dặn dò: Quan sát các con vật và cảnh vật dưới đại dương: Tôm, cua, cá, rùa, san
hô, rong, rêu,…Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán, màu vẽ.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 4 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 9


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 2: NHỮNG CON VẬT DƯỚI ĐẠI DƯƠNG ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được vẻ đẹp phong phú, đa dạng về hình dáng, màu sắc của các con vật dưới
đại dương.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và trang trí được con vật dưới đại dương.
- Nêu được cách kết hợp hài hoà chấm, nét, hình, màu trong vẽ hình và trang trí.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Yêu thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh vẽ các con vật dưới đại dương
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá
* Trưng bày bài vẽ và chia sẻ:
Nhiệm vụ của GV: - HS trưng bày bài vẽ.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài
Trình chiếu PowerPoint: mình, bài bạn.
1. Con ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? - Tìm ra bài mình thích.
2. Bạn đã vẽ con vật nào dưới đại
dương? - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh
3. Những chấm, nét, màu nào được lặp giá.
lại nhiều trong bài vẽ?
- Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của
4. Bài vẽ của bạn khác bài vẽ của con ở
mình để bài vẽ được sinh động hơn.
điểm gì?
5. Con thích nhất chi tiết gì ở bài vẽ của
mình, bài vẽ của bạn? - HS lắng nghe.
6. Con còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ
của mình hoặc của bạn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản
phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển
* Xem tranh của hoạ sĩ:
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
quan sát bức tranh trong SGK để chỉ ra
được nét đẹp trong tạo hình, cách sử
dụng chấm, nét, màu của hoạ sĩ.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
- Cho HS quan sát bức tranh ở SGK

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 10


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
trang 13. - HS tự trả lời.
Câu hỏi thảo luận:
1. Bức tranh của hoạ sĩ diễn tả các con * Ghi nhớ: Có nhiều cách tạo chấm, nét,
vật nào? màu để tạo hình và trang trí con vật sống
2. Hình dáng các con vật có gì đặc biệt? dưới đại dương.
3. Bức tranh có những nét, chấm, màu
nào?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

*Dặn dò: Quan sát các con vật và cảnh vật dưới đại dương: Tôm, cua, cá, rùa, san
hô, rong, rêu,…Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán, màu vẽ.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 11


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
TUẦN: 5 Ký duyệt BGH
Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 3: ĐẠI DƯƠNG TRONG MẮT EM ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được hình, màu đậm, màu nhạt và không gian trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Biết cách tạo bức tranh từ các hình có sẵn.
- Tạo được bức tranh chung về khung cảnh và sự sống dưới đại dương.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được nét đẹp phong phú của đại dương.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh, video có hình ảnh cuộc sống dưới đại dương, giấy vẽ khổ to., máy
tính, màn hình ti vi.
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì, kéo, hồ dán,..
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Khám phá


* Khám phá hình các con vật dưới đại - HS cùng nhảy và hát theo nhạc.
dương:
* Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - HS lấy ĐD học tập.
- Cho HS khởi động cùng bài hát: Bống - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu,
bống bang bang. gợi ý của GV:
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
- HS quan sát và tư duy.
Nhiệm vụ của GV:
Khuyến khích HS cắt hình các con vật dưới - HS cắt rời con vật và tập hợp con
đại dương ở bài trước để tạo các nhân vật vật theo nhóm.
cho sản phẩm mỹ thuật chung.
- Hướng dẫn HS sử dụng kéo để cắt hình - HS thảo luận nhóm.
con vật các con đã vẽ ở bài trước ra khỏi - Đại diện nhóm trả lời.
giấy: - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu HS lấy bài vẽ con vật dưới đại
dương ở bài học trước và quan sát cô cắt
mẫu: Lưu ý: Có thể cắt hình con vật dưới
+ Tập hợp hình các con vật theo nhóm đôi đại dương trong sách báo cũ đã sử
để cùng thực hiện hoạt động tiếp theo. dụng để bổ sung tư liệu hình ảnh thêm

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 12


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Câu hỏi thảo luận nhóm: phong phú.
1. Nhóm con có những con vật nào được vẽ
từ bài học trước? Các con vật đó có hình - HS lắng nghe và tiếp thu.
dáng, màu sắc thế nào?
2. Nhóm con sẽ tạo sản phẩm mỹ thuật
chung về các loài vật dưới đại dương như
thế nào?
- GV nhận xét chung, khen nhóm (cá nhân )
HS trả lời tốt, cắt được nhiều con vật dưới
đại dương đẹp.
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ
năng.
* Cách tạo bức tranh với hình có sẵn:
- HS quan sát, và tư duy.
Nhiệm vụ của GV:
Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK, - HS thảo luận nhóm.
thảo luận để nhận biết các bước tạo bức
tranh từ hình có sẵn. - Đại diện nhóm trả lời.
Trình chiếu PowerPoint: - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình - Các bước thực hiện:
trong SGK trang 15), thảo luận để nhận biết + Bước 1: Vẽ màu nền tạo nước và
cách tạo nền và sắp xếp hình động vật biển sóng biển.
tạo bức tranh về sự sống dưới đại dương. + Bước 2: Sắp xếp và dán hình các
Câu hỏi thảo luận: con vật trên nền vừa tạo ra.
+ Bước 3: Vẽ, cắt và dán thêm hình
1. Tạo bức tranh với hình có sẵn cần mấy
trang trí để bức tranh sinh động hơn.
bước?
- HS nhắc lại các bước.
2. Bước nào sử dụng hình có sẵn?
* Ghi nhớ: Từ những hình có sẵn, có
3. Để bức tranh sinh động hơn, cần làm thế thể sắp xếp để tạo được bức tranh.
nào?
- HS làm bài thực hành
- Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước
thực hiện tạo bức tranh với hình có sẵn.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT trang
8.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu,
* Tạo sản phẩm mỹ thuật về sự sống dưới gợi ý của GV:
đại dương: - HS về nhóm, tự phân công nhau
nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của GV: - HS quan sát, tư duy, học hỏi.
Khuyến khích và hỗ trợ HS cách vẽ nền và - HS thảo luận nhóm.
các thao tác tạo sản phẩm mỹ thuật về sự
sống của các loài vật dưới đại dương theo ý - Đại diện nhóm trả lời.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 13


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
thích. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho HS lập nhóm 4 em; thảo luận, * Lưu ý:
phân công nhiệm vụ cho các thành viên - Các con hãy tưởng tượng câu
trong nhóm để thực hiện bài tập. chuyện cho những con vật của mình
Trình chiếu PowerPoint: và dán chúng vào nền màu của đại
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi dương.
sau: - Các con hình dung và nhớ lại sự
Câu hỏi thảo luận: sống dưới đại dương để các em thấy
1. Nhóm con sẽ tạo sản phẩm mỹ thuật về sự phong phú, đa dạng về hình, màu
cuộc sống dưới đại dương với những con của các loài sinh vật biển.
vật nào? - Các con vẽ và cắt dán thêm hình
2. Ngoài các con vật, các con sẽ trang trí rong rêu, san hô, bong bóng nước,...
thêm những gì cho sản phẩm mỹ thuật? cho phần nền của sản phẩm sinh động
hơn.
3. Trong nhóm con, bạn nào sẽ vẽ nền cho
- HS quan sát, học hỏi.
sản phẩm? Ai sắp xếp các con vật vào nền
sản phẩm? - HS thực hành.
4. Các con sẽ vẽ thêm gì cho phần nền của
sản phẩm?
Trình chiếu PowerPoint:
- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ
đề để HS tham khảo.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT trang
9.
*Dặn dò: Quan sát đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các loại phương tiện giao
thông trong cuộc sống.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 14


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 6 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG


BÀI 3: ĐẠI DƯƠNG TRONG MẮT EM ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được hình, màu đậm, màu nhạt và không gian trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Biết cách tạo bức tranh từ các hình có sẵn.
- Tạo được bức tranh chung về khung cảnh và sự sống dưới đại dương.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được nét đẹp phong phú của đại dương.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh, video có hình ảnh cuộc sống dưới đại dương, giấy vẽ khổ to., máy
tính, màn hình ti vi.
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì, kéo, hồ dán,..
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá


* Trưng bày và chia sẻ:
Nhiệm vụ của GV:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm.
Trình chiếu PowerPoint: - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài
1. Con ấn tượng với bài của nhóm nào? Vì nhóm mình, bài nhóm bạn.
sao? - Tìm ra bài mình thích.
2. Con thích cách sắp xếp hình các con vật
- Tham gia nhận xét, đánh giá và tự
và màu sắc ở bài nào?
đánh giá.
3. Màu đậm và màu nhạt trong sản phẩm
có tác dụng gì?
4. Con còn muốn điều chỉnh gì ở bài của
nhóm mình hoặc của nhóm bạn? - HS lắng nghe.
5. Điều gì khiến con thấy thú vị khi làm

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 15


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
việc chung với các bạn?
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS có sản
phẩm đẹp. Động viên HS tích cực phát
biểu.
Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển
* Khám phá cuộc sống dưới đại dương:
Nhiệm vụ của GV:
- Cho HS xem video clip và quan sát cuộc - HS quan sát
sống dưới đại dương của các loài vật và
vận động cơ thể theo cách di chuyển của
các loài vật yêu thích.
Trình chiếu PowerPoint: - HS trả lời theo cảm nhận.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu - HS mô tả cách vận động của con vật
hỏi sau: mình thích.
1. Con ấn tượng với con vật nào dưới biển?
Hình dáng, màu sắc của nó thế nào?
2. Cuộc sống của các loài vật dưới đại
dương cho con thấy vẻ đẹp của thiên nhiên
như thế nào?
3. Cách di chuyển của con vật nào khiến * Ghi nhớ: Các con vật dưới đại
con thấy thú vị? Con có thể mô tả bằng dương có nhiều hình dạng, màu sắc và
động tác cơ thể của mình cách vận động đặc điểm bên ngoài khác nhau. Chúng
của con vật đó như thế nào? cũng cần có môi trường sống trong
4. Để giữ gìn môi trường sống cho các con lành.
vật dưới đại dương, khi đi biển chúng ta
cần làm gì?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
Dặn dò: Quan sát đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các loại phương tiện giao
thông trong cuộc sống.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:


 Chủ đề: Đại dương mênh mông được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như
vẽ, cắt dán (Thủ công 2D) với các hoạt động cá nhân, nhóm.
 Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của đại dương, thêm yêu
thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp hơn.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 16


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Sau khi học xong chủ đề, các con hãy tự mình vẽ những bức tranh phong cảnh biển
như: cảnh Bình minh; (Hoàng hôn) trên biển; Vẽ (xé dán) về các con vật dưới đại
dương. Yêu thích, khám phá cuộc sống dưới đại dương

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM ( 6 TIẾT )


Giới thiệu chủ đề:

- Chủ đề: Đường đến trường em nhằm giới thiệu về các hình ảnh thân quen khi đến
trường.
- Thông qua các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán với các hoạt động cá nhân, nhóm
nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của cảnh vật trên đường đi học; Có văn hoá
trong ứng xử nơi công cộng và khi tham gia giao thông. Xác định được giá trị của đồ
dùng các nhân, thêm yêu quý đồ vật và có ý thức giữ gìn đồ vật.

Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:


1. Quan sát, nhận thức: Chỉ ra được cách thực hiện một số hình thức mỹ thuật
để thể hiện các hình ảnh thân quen khi đến trường.
2. Sáng tạo và ứng dụng: Vẽ, cắt, dán được sản phẩm mỹ thuật về cảnh vật trên
đường đi học.
3. Phân tích và đánh giá:
- Cảm nhận được vẻ đẹp về sự hài hoà của nét, hình, màu,… trong sản phẩm mỹ
thuật.
- Xác định được giá trị của đồ dùng cá nhân. Có văn hoá trong ứng xử nơi công
cộng và khi tham gia giao thông.

TUẦN: 7 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ có phương tiện giao thông trên đường.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong
tranh. Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 17


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh, video về các phương tiện và hoạt động giao thông, máy tính, màn
hình ti vi.
- HS : Giấy vẽ, bút màu, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo thủ công, …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 1: Khám phá


* Nhận biết các phương tiện giao thông
* Khởi động:
Trình chiếu PowerPoint: - HS nghe
- Gv mở bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường - HS kể tên các phương tiện giao
phố”. thông có trong bài hát.
- Yêu cầu HS lắng nghe và kể tên các - HS lấy ĐD học tập.
phương tiện giao thông xuất hiện trong bài
hát?
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS
quan sát và thảo luận để nhận biết hình
dáng, màu sắc và đặc điểm riêng của mỗi
loại phương tiện giao thông. - HS quan sát và nhận thức.
Trình chiếu PowerPoint:
- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp.
- Cho HS quan sát hình ảnh, video có các
loại phương tiện giao thông và thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi.
nhóm bàn theo các câu hỏi sau:
- Câu hỏi thảo luận: - Đại diện nhóm trả lời.
1. Kể tên các phương tiện giao thông có trên - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
màn hình?
2. Hình dáng, màu sắc của các phương tiện
đó như thế nào? - HS lắng nghe.
3. Ngoài các phương tiên giao thông ở trên,
con còn biết phương tiên giao thông nào - HS trả lời theo hiểu biết.
nữa? Phương tiện đó di chuyển trên địa hình
nào? * Ghi nhớ: . Khi đi qua các đoạn
4. Con thường đến trường bằng phương tiện đường sắt cắt ngang, để đảm bảo an
nào? toàn cho chính bản thân và cho mọi
- GV lưu ý: ở TP Nam Định của chúng ta, người, chúng ta cần đi chậm lại và
ngoài các phương tiện giao thông đường bộ, chú ý quan sát các hướng. Nghiêm túc
còn có giao thông đường sắt. Có nhiều đoạn thực hiện theo hiệu lệnh của nhân
cắt ngang TP, tuy có rào chắn nhưng cũng viên đường sắt).
vẫn rất nguy hiểm. Khi đi qua các đoạn
đường sắt cắt ngang, để đảm bảo an toàn
cho chính bản thân và cho mọi người, chúng
ta cần chú ý điều gì?

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 18


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ
năng.
* Cách vẽ tranh về phương tiện giao
thông: - HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan - Đại diện nhóm trả lời.
sát và đọc các bước hướng dẫn vẽ tranh về - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
phương tiện giao thông trong sách để thực - HS nêu các bước vẽ tranh.
hiện bài tập. - Các bước vẽ:
Trình chiếu PowerPoint: + Bước 1: Vẽ hình phương tiện giao
- Yêu cầu HS quan sát SGK trang 19 và thông.
thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về + Bước 2: Vẽ thêm người và cảnh vật
phương tiện giao thông. phù hợp.
1. Hình ảnh chính cần diễn tả trong bức + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
tranh là hình gì? - HS nhắc lại các bước vẽ tranh.
2. Bức tranh diễn tả cảnh vật ở đâu? Gồm - HS quan sát và tư duy.
có những hình gì? * Ghi nhớ: Các phương tiện giao
3. Vẽ màu như thế nào để hình ảnh chính thông có hình dáng, màu sắc,…
được nổi bật trong bức tranh? phong phú, được thể hiện đa dạng
4. Hãy nêu các bước vẽ tranh? trong tranh.
- Gọi HS nhắc lại các bước vẽ tranh về - HS làm bài thực hành.
phương tiện giao thông.
- GV phác minh hoạ nhanh các bước vẽ nét
trên bảng để HS quan sát.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

- Yêu cầu Hs làm bài tập trong VBT trang


10.
Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo
* Vẽ tranh về phương tiện giao thông:
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS lựa - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu,
chọn phương tiện giao thông mình biết và gợi ý của GV:
yêu thích để thực hiện bài vẽ; cho HS thực
hành bài vẽ theo ý thích.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh phương tiện - HS quan sát.
giao thông trên màn hình và trả lời câu hỏi
sau:
1. Con chọn phương tiện giao thông nào để - HS trả lời.
vẽ? Hình phương tiện đó vẽ ở vị trí nào - HS nhận xét, bổ sung.
trong bài? Lưu ý: Bài vẽ có thể bao gồm nhiều
2. Phương tiện đó có đặc điểm gì? Hình phương tiện giao thông.
dáng, màu sắc của phương tiện đó?
3. Con dự định vẽ thêm cảnh vật gì? - HS quan sát, học hỏi.
4. Con sẽ sử dụng màu sắc như thế nào để - HS thực hành.
thực hiện bài vẽ?
- Cho HS xem bài tham khảo.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 19


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Yêu cầu HS làm bài trong VBT trang 11.

* Dặn dò: Quan sát chiếc cặp sách của mình, của bạn. Chuẩn bị giấy thủ công,
kéo, hồ dán kh
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 8 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ có phương tiện giao thông trên đường.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong
tranh. Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh, video về các phương tiện và hoạt động giao thông, máy tính, màn
hình ti vi.
- HS : Giấy vẽ, bút màu, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo thủ công, …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá


* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: - HS trưng bày SP.
Nhiệm vụ của GV: - HS quan sát SP.
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài
Trình chiếu PowerPoint: mình, bài bạn.
- Yêu cầu HS quan sát bài vẽ của mình, của - Tìm ra bài mình thích.
bạn, thảo luận để khám phá và tìm hiểu nét

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 20


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
đẹp trong các bài vẽ. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự
1. Con ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? đánh giá.
2. Con thích hình phương tiện giao thông
trong bài vẽ nào? Đó là phương tiện gì? - HS trả lời theo hiểu biết.
3. Hình dáng, màu sắc của phương tiện giao
thông và cảnh vật trong bài vẽ được thể hiện
như thế nào? - HS lắng nghe.
4. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao
thông, chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
Động viên HS cả lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển
* Tìm hiểu các loại hình giao thông ở Việt
Nam:
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS kể về - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu,
các loại hình, phương tiện giao thông mình gợi ý của GV:
đã được đi hay mong muốn được trải
nghiệm trong tương lai. - HS quan sát.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm - HS thảo luận nhóm đôi.
đôi theo các câu hỏi sau:
1. Nhóm con biết có những loại hình giao - Đại diện nhóm trả lời.
thông nào? Đó là các phương tiện gì? - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Các phương tiện đó di chuyển trên địa
hình nào? * Ghi nhớ: Có 4 loại hình giao thông
3. Nhóm con đã được tham gia giao thông chính ở Việt Nam: đường bộ, đường
bằng phương tiện gì? sắt, đường hàng không và đường thuỷ.
4. Nhóm con mong muốn được trải nghiệm
bằng phương tiện gì?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm, cá nhân HS
trả lời tốt. Động viên nhóm, cá nhân HS còn
rụt dè cần mạnh dạn bày tỏ ý kiến hơn.

* Dặn dò: Quan sát chiếc cặp sách của mình, của bạn. Chuẩn bị giấy thủ công,
kéo, hồ dán khô.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 21


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 9 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 2: CẶP SÁCH XINH XẮN ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách tạo hình và trang trí sản phẩm bằng cách gấp, cắt, dán giấy.
2. Kiến thức:
- Tạo hình và trang trí được chiếc cặp sách bằng giấy, bìa màu.
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp về tạo hình, cách trang trí và tác dụng của cặp sách.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về chiếc cặp sách, 1 số cái cặp sách có hình dáng, màu sắc khác
nhau, máy tính, màn hình ti vi.
- HS : Màu, giấy thủ công, hồ dán, kéo, tẩy, bút chì …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint:
Khám phá - Câu đố: “ Đi học lóc cóc theo cùng - HS quan sát.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 22


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Khi về lại bắt khom lưng cõng về” - HS trả lời: ( Chiếc cặp sách).
Là cái gì ?
* Khám phá - Con thấy cặp sách có tầm quan trọng - HS trả lời theo cảm nhận.
chiếc cặp và ý nghĩa như thế nào đối với các bạn
sách: học sinh?
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
Nhiệm vụ của GV:
- Khuyến khích HS tìm hiểu về hình
dáng, màu sắc, các bộ phận, chất liệu
và vai trò của cặp sách của mình, của
bạn trong lớp.
- Mời trưởng ban học tập điều khiển
lớp. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
- Chia nhóm, phát mỗi nhóm 1 chiếc
cầu, gợi ý của trưởng ban học
cặp sách và phiếu học tập, yêu cầu các
tập:
nhóm quan sát chiếc cặp sách của
nhóm mình và thảo luận nhóm theo
các câu hỏi sau: - HS quan sát.
Câu hỏi thảo luận: - HS thảo luận nhóm.
1. Chiếc cặp của nhóm con có hình gì? - Đại diện nhóm trả lời.
Chiếc cặp có những bộ phận nào? - Nhóm khác nhận xét, bổ
2. Các bộ phận đó có hình dạng giống sung.
nhau không? Vì sao?
3. Chiếc cặp của nhóm con có những - Ghi nhớ: Có nhiều loại cặp
màu gì? Được trang trí như thế nào? sách, mỗi loại có hình dáng,
4. Theo nhóm con, có thể tạo hình và màu sắc và trang trí khác
trang trí được chiếc cặp bằng những nhau. Chúng ta có thể dùng
vật liệu gì? bìa, giấy thủ công để tạo ra
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: những chiếc cặp sách xinh
- GV nhận xét chung, khen ngợi xắn.
trưởng ban học tập và các nhóm, cá - HS lắng nghe, nhận thức.
nhân HS trả lời tốt, tích cực làm việc.
Nhiệm vụ của giáo viên: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Hoạt động 2: - Khuyến khích HS quan sát hình trong cầu, gợi ý của GV:
Kiến tạo SGK và theo dõi thao tác mẫu của GV
kiến thức - để nhận biết các bước tạo hình cặp - HS quan sát.
kĩ năng. sách. - HS thảo luận nhóm.
Trình chiếu PowerPoint: - Đại diện nhóm trả lời.
* Cách tạo - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - Nhóm khác nhận xét, bổ
hình chiếc (hình SGK trang 23) và thảo luận sung.
cặp sách: nhóm đôi theo các câu hỏi sau: - Các bước tạo hình chiếc
1. Theo nhóm con có mấy bước để tạo cặp sách:
được chiếc cặp sách? Bước 1: Chia giấy thành 3
2. Chiếc cặp sách có những bộ phận phần:
chính nào cần vẽ và gấp? + Hai phần lớn bằng nhau làm
3. Những bộ phận nào nên sử dụng thân cặp.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 23


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
giấy màu khác? Vì sao? + Phần nhỏ làm nắp cặp ( vẽ
4. Hoàn thiện sản phẩm chiếc cặp sách và cắt theo nét cong của nắp
bằng cách nào? cặp ).
- Yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu để Bước 2: Gấp theo nét chia
nhận thức cách tạo ra các hình. giấy tạo thân cặp.
Bước 3: Cắt giấy màu khác
tạo quai đeo, quai xách, khóa
- Gọi HS nhắc lại các bước tạo hình cặp.
cặp sách. Bước 4: Dán các bộ phận vào
thân cặp để tạo thành chiếc
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: cặp sách.
- Ghi nhớ: Gấp, cắt, dán giấy
có thể tạo được hình chiếc cặp
- Yêu cầu Hs làm BT trong VBT trang sách.
12. - HS làm bài thực hành.
Nhiệm vụ của giáo viên:
Hoạt động 3: - Hướng dẫn và hỗ trợ HS các thao tác, - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Luyện tập – kỹ thuật cắt, dán cặp; gợi ý và khuyến cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo khích để HS trang trí cặp theo ý thích.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
* Tạo hình - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS trả lời câu hỏi, nêu dự
và trang trí (hình SGK trang 24 ) và trả lời các câu định chọn màu, chọn hình
cặp sách: hỏi sau: dáng cặp sẽ làm.
1. Con định chọn giấy màu nào làm
thân cặp? Giấy màu nào làm quai cặp? - HS nêu: trình tự tạo hình và
2. Cặp sách con định làm có hình gì? trang trí cặp sách:
Con làm quai đeo hay quai xách? + Chọn giấy màu.
3. Vị trí khóa cặp ở đâu trên thân cặp? + Tạo chiếc cặp sách theo ý
Con chọn giấy màu gì để làm khóa thích.
cặp? + Trang trí để cặp sách thêm
4. Con sẽ trang trí gì cho cặp sách đẹp sinh động và đẹp mắt.
hơn? - Lưu ý: có thể kết hợp các vật
Trình chiếu PowerPoint: liệu khác nhau để hoàn thiện
- Cho HS xem bài tham khảo. sản phẩm.
- Yêu cầu Hs làm BT trong VBT trang - HS quan sát, học hỏi.
13. - HS làm bài thực hành.
- GV hỗ trợ HS các thao tác gấp, cắt
chiếc cặp theo ý thích.
* Dặn dò: Quan sát, ghi nhớ các hoạt động diễn ra ở cổng trường trước và sau giờ
học. Chuẩn bị màu vẽ.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 24


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 10 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 2: CẶP SÁCH XINH XẮN ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách tạo hình và trang trí sản phẩm bằng cách gấp, cắt, dán giấy.
2. Kiến thức:
- Tạo hình và trang trí được chiếc cặp sách bằng giấy, bìa màu.
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp về tạo hình, cách trang trí và tác dụng của cặp sách.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về chiếc cặp sách, 1 số cái cặp sách có hình dáng, màu sắc khác
nhau, máy tính, màn hình ti vi.
- HS : Màu, giấy thủ công, hồ dán, kéo, tẩy, bút chì …
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của giáo viên:


Hoạt động 4: - Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của
Phân tích- mình, của bạn được trưng bày trên - HS trưng bày giới thiệu bài.
đánh giá bảng, nhận xét về:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 25


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
1. Con thích sản phẩm cặp sách của - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận
* Trưng bày bạn nào? Vì sao? xét bài mình, bài bạn.
sản phẩm và 2. Màu sắc, cách trang trí chiếc cặp - Tìm ra bài mình thích.
chia sẻ: sách của bạn nào nổi bật, gây ấn tượng
với con? - Tham gia nhận xét, đánh giá
3. Để tạo ra chiếc cặp, theo con khó và tự đánh giá.
hay dễ? Vì sao?
4. Con có kinh nghiệm gì khi sử dụng
và bảo quản chiếc cặp của mình? - HS trả lời theo hiểu biết
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản
phẩm tốt. Động viên HS còn vụng về - HS lắng nghe.
lần sau làm tốt hơn.
Nhiệm vụ của giáo viên:
Hoạt động 5: * GV chia lớp thành 2 nhóm: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Vận dụng - - Nhóm 1 gồm dãy bàn 1 (đóng vai cầu, gợi ý của GV:
phát triển người bán) và dãy bàn 2 (đóng vai
người mua). - HS về nhóm và cùng nhau
* Trò chơi - Nhóm 2 gồm dãy bàn 3 (đóng vai trưng bày những chiếc cặp của
bán hàng: người bán) và dãy bàn 4 (đóng vai nhóm.
người mua). - HS mua cặp.
* Các nhóm tự sắp xếp những chiếc - HS bán cặp.
cặp sao cho đẹp mắt. Mỗi nhóm cử 1 - HS phỏng vấn người mua
bạn làm phóng viên để phỏng vấn: cặp.
+ Phỏng vấn người bán: bạn sẽ giới - HS phỏng vấn người bán
thiệu như thế nào về những chiếc cặp cặp.
sách khi có người đến mua?... - Ghi nhớ: Có nhiều cách để
+ Phỏng vấn người mua: tại sao bạn lại tạo hình và trang trí chiếc cặp.
chọn mua chiếc cặp này?.... Cặp sách là đồ dùng học tập
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: thân thiết, con cần giữ gìn.

* Dặn dò: Quan sát, ghi nhớ các hoạt động diễn ra ở cổng trường trước và sau giờ
học. Chuẩn bị màu vẽ.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 26


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 11 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 3: CỔNG TRƯỜNG NHỘN NHỊP ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong
tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ về hoạt động của học sinh ở cổng trường.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện trong
tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Thêm yêu ngôi trường, có ý thức chấp hành quy định chung về trật tự, an toàn nơi
công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh chụp về các hoạt động ở cổng trường trước và sau giờ học.
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: - HS lắng nghe và quan sát.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 27


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Khám phá - GV mở phát nhạc bài “ Thương lắm
Thầy Cô ơi!” - HS trả lời: ( Cô giáo, HS,
- Yêu cầu HS kể về các nhân vật, hình cổng trường, lớp học,..).
* Mô tả các ảnh xuất hiện trong bài hát?
hoạt động - GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
quen thuộc ở - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
cổng trường Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
diễn tả lại những hoạt động thường
diễn ra ở trước cổng trường vào thời
điểm trước và sau giờ học.
Trình chiếu PowerPoint:
- Mời trưởng ban học tập điều khiển - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
lớp. cầu, gợi ý của trưởng ban học
-Yêu cầu HS quan sát trên màn hình tập:
(hoặc tranh, ảnh trong SGK trang 26,
thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi - HS quan sát.
sau:
1. Cổng trường thường có hình dạng - HS thảo luận nhóm đôi.
thế nào? Cổng trường gồm có những - Đại diện nhóm trả lời.
bộ phận chính nào? Hình dáng và màu - Nhóm khác nhận xét, bổ
sắc của các bộ phận đó như thế nào? sung.
2. Biển của cổng trường viết nội dung
gì?
3. Khi đến trường, các con thường gặp
những ai ở cổng trường? Khi gặp nhau * Ghi nhớ: có nhiều hoạt
ở cổng trường, chúng ta thường làm gì? động quen thuộc ở cổng
Khi tan học, các con chia tay ở cổng trường trước và sau giờ học.
trường như thế nào? Các con nên nhớ lại những
4. Để diễn tả hoạt động nhộn nhịp ở hoạt động chào hỏi thân mật
cổng trường chúng ta cần vẽ những hoặc chia tay vui vẻ với Thầy
hình ảnh gì? cô, với bạn bè, với các bác bảo
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: vệ,…ở cổng trường để thể
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT hiện trong bài vẽ.
trang 14. - HS làm bài thực hành.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
Hoạt động 2: quan sát hình, thảo luận để nhận biết
Kiến tạo cách tạo sản phẩm mỹ thuật có nhiều - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
kiến thức - kĩ nhân vật tạo sự đông vui, nhộn nhịp. cầu, gợi ý của GV:
năng. Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
* Cách tạo (hoặc hình trong SGK trang 27), thảo - HS quan sát
sản phẩm mỹ luận để nhận biết cách tạo sản phẩm
thuật có mỹ thuật có nhiều nhân vật từ những
nhiều người: -
hình tròn. HS thực hành theo GV.
- Vẽ hình minh hoạ trên bảng cho HS - HS thảo luận nhóm đôi.
quan sát và nhận biết cách tạo dáng

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 28


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
nhân vật từ các hình tròn ở vị trí khác - Đại diện nhóm trả lời.
nhau. - Nhóm khác nhận xét, bổ
Câu hỏi thảo luận: sung.
1. Vì sao các hình tròn to, nhỏ được vẽ - Các bước vẽ tranh:
ở vị trí khác nhau? + Bước 1: Vẽ một số hình
2. Dáng người được vẽ từ các hình tròn tròn to, nhỏ ở các vị trí khác
to, nhỏ giống hay khác nhau? Vì sao? nhau.
3. Có thể vẽ thêm cảnh vật gì để tạo + Bước 2: Tưởng tượng và vẽ
được quang cảnh cổng trường? dáng người từ các hình tròn.
4. Màu sắc được diễn tả thế nào trong + Bước 3: Vẽ thêm hình để
sản phẩm mỹ thuật để có cảm giác thể hiện quang cảnh cổng
đông vui, nhộn nhịp? trường.
5. Hãy nêu các bước vẽ tranh? + Bước 4: Vẽ màu theo ý
- Gọi HS nêu lại các bước vẽ tranh. thích và hoàn thiện bài vẽ.
- GV làm vẽ mẫu và hướng dẫn HS làm - HS quan sát GV làm mẫu.
theo: * Ghi nhớ: Kết hợp nhiều
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: dáng người và cảnh vật có thể
diễn tả được sự nhộn nhịp
trong tranh.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: – Khuyến khích HS tưởng tượng, nhớ
Luyện tập – lại hình ảnh những người bạn, người
sáng tạo thân hay thầy cô giáo mình thường gặp - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
ở cổng trường khi đến trường hoặc lúc cầu, gợi ý của GV:
* Vẽ tranh ra về.
cổng trường Trình chiếu PowerPoint:
nhộn nhịp: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
(hoặc H1,2,3,4 ở SGK trang 28), trả lời
các câu hỏi sau:
1. Con sẽ vẽ các nhân vật từ bao nhiêu - Hs quan sát.
hình tròn? Mỗi hình tròn ở vị trí nào
trên giấy? - HS trả lời theo ý thích.
2. Hình tròn nào vẽ người ở trước, ở
sau? Đó là các bạn trai hay gái? Hình - HS tư duy.
dáng bạn đó thế nào? Tóc bạn đó dài
hay ngắn?
3. Hình tròn nào có thể vẽ thầy, cô giáo
hay người lớn tuổi? Vị trí người đó ở
xa hay gần?
4. Con sẽ vẽ cổng trường và cảnh vật
xung quanh các nhân vật như thế nào?
5. Con chọn những màu nào để vẽ các
nhân vật chính trong bài vẽ?
- Cho Hs xem bài vẽ tham khảo để có ý
- Hs quan sát.
tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình.
- HS thực hành.
- Cho Hs làm bài trong VBT trang 15.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 29


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
* Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của các chú mèo. Chuẩn bị đất nặn.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 12 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM


BÀI 3: CỔNG TRƯỜNG NHỘN NHỊP ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong
tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ về hoạt động của học sinh ở cổng trường.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện trong
tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Thêm yêu ngôi trường, có ý thức chấp hành quy định chung về trật tự, an toàn nơi
công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh chụp về các hoạt động ở cổng trường trước và sau giờ học.
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: - Yêu cầu HS quan sát các bài vẽ của - HS trưng bày bài vẽ.
Phân tích- mình, của bạn được trưng bày trên - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 30


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
đánh giá bảng, nhận xét về: xét bài mình, bài bạn.
1. Cách vẽ dáng người bắt đầu từ - Tìm ra bài mình thích.
* Trưng bày những hình tròn cho con cảm giác thế
sản phẩm và nào? - Tham gia nhận xét, đánh giá
chia sẻ: 2. Con thích bài vẽ nào? Vì sao? và tự đánh giá.
3. Màu sắc bài vẽ nào tạo cảm giác vui
nhộn?
4. Con sẽ thực hiện và nói với những - HS trả lời theo hiểu biết của
người xung quanh con điều gì khi tham mình..
gia giao thông và ở nơi công cộng.
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ
đẹp. Động viên HS cả lớp.
Trình chiếu PowerPoint:
Hoạt động 5: - Yêu cầu HS quan sát và nêu cảm - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Vận dụng - nhận về: cầu, gợi ý của GV:
phát triển + Con có cảm nhận như thế nào về
- HS quan sát.
cách sắp xếp nét, hình, màu trong bức
* Xem tranh tranh dân gian Rồng rắn lên mây? - Hs trả lời theo cảm nhận của
dân gian: bản thân.
- Giới thiệu về bức tranh: Tác phẩm
* Ghi nhớ: Nhịp điệu trong
Rồng rắn lên mây hiện đang được lưu
tranh có thể được tạo nên từ sự
giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và
sắp xếp của nhiều hình dáng
thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ.
người.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

* Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của các chú mèo. Chuẩn bị đất nặn.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:


 Chủ đề: Đường đến trường em được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như
vẽ, cắt dán (Thủ công 3D) với các hoạt động cá nhân, nhóm.
 Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của cảnh vật trên đường đi
học; Có văn hoá trong ứng xử nơi công cộng và khi tham gia giao thông. Xác
định được giá trị của đồ dùng các nhân, thêm yêu quý đồ vật và có ý thức giữ gìn
đồ vật.
 Sau khi học xong chủ đề, các con hãy vẽ, cắt dán những chiếc cặp sách xinh xắn
hay các loại phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu hỏa,…để làm đồ chơi
hay làm đồ dùng học t

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 31


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ ( 6 TIẾT )

Giới thiệu chủ đề:

- Chủ đề: Gia đình nhỏ nhằm giới thiệu về cảnh sinh hoạt vui vẻ, tình cảm yêu
thương, gắn kết trong gia đình.
- Thông qua các hình thức Mỹ thuật như vẽ, nặn tạo hình với các hoạt
động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của con
vật, đồ vật quen thuộc, cảnh sinh hoạt vui vẻ của các thành viên trong
gia đình, thêm yêu thương gia đình.
Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:
1. Quan sát, nhận thức: Nêu được cách kết hợp hài hoà các nét, hình, màu,
khối cơ bản để tạo sản phẩm mỹ thuật.
2. Sáng tạo và ứng dụng: Nặn được con vật, đồ vật quen thuộc và thực hiện
được bài vẽ về cảnh sinh hoạt vui vẻ trong gia đình.
3. Phân tích và đánh giá:
- Cảm nhận được vẻ đẹp, nhịp điệu của nét, hình, màu, khối trong tạo hình và
trang trí sản phẩm mỹ thuật.
- Thêm yêu thương gia đình.

TUẦN: 13 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 1: CON MÈO TINH NGHỊCH ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 32


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Chỉ ra được khối tròn, khối trụ, khối tam giác và cách kết hợp các khối cơ bản để tạo
hình con vật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được con mèo từ các hình, khối cơ bản.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp, tỉ lệ, sự hài hoà của hình, khối trong sản phẩm mỹ
thuật.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Đất nặn, tăm bông, que nhỏ,…
- Giáo viên: Đoạn video có hình ảnh con mèo ( hoặc tranh, ảnh con mèo ), ảnh sản
phẩm con mèo từ đất nặn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
*Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint:
Khám phá - Chúng mình cùng nghe và hát bài:
“Chú mèo con”. - Hs nghe và hát
* Khám phá - Trong bài hát có hình ảnh con vật gì? - HS trả lời: ( mèo mẹ và
khối tròn, trụ, Con có thích con vật này không? những chú mèo con ).
tam giác bằng - GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
cách nặn: - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
nói về các khối cơ bản đã học và tạo
- Thực hiện nhiệm vụ theo
cơ hội cho HS nặn các hình khối cơ
bản để củng cố kiến thức, kĩ năng thực yêu cầu, gợi ý của GV:
hành đã được học.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
(hình trong SGK trang 30), trả lời các
câu hỏi sau:
1. Kể tên các khối con đã học? - Trả lời theo quan sát thực
2. Cách nặn mỗi khối như thế nào? tế, theo cảm nhận.
3. Con có liên tưởng gì về hình khối - HS nhận xét, bổ sung.
của con mèo khi nặn các hình khối
đó?
4. Theo con, làm thế nào để tạo ra * Ghi nhớ: Các khối cơ bản
được con mèo? đã học là khối tròn, khối trụ,
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: khối tam giác.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 VBT trang - HS làm bài tập 1 VBT trang
16: Nối khối phù hợp để nặn được bộ 16.
phận của chú mèo.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT trang - HS làm bài tập 2 VBT trang
17: Vẽ chú mèo con sẽ nặn bằng nét 17.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 33


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
vào trang 17.

Hoạt động 2: Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS - Thực hiện nhiệm vụ theo
Kiến tạo quan sát hình trong SGK và thao tác yêu cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – mẫu để các em nhận biết cách nặn con
kĩ năng. mèo. - HS quan sát.
Trình chiếu PowerPoint: - HS thảo luận nhóm đôi.
* Cách nặn - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - Đại diện nhóm trả lời.
hình con mèo (hình trong SGK trang 31), thảo luận - Nhóm khác nhận xét, bổ
từ khối hình: nhóm đôi theo các câu hỏi sau: sung.
1. Những khối nào có thể dùng để tạo - Các bước nặn con mèo:
nên thân, đầu con mèo? B1: Tập hợp các khối đã nặn
2. Kích thước của khối nào phù hợp ở HĐ1. Cắt khối trụ dài lớn
làm chân và đuôi mèo? thành 4 phần bằng nhau làm
3. Hình minh hoạ cho biết có mấy chân mèo.
bước tạo hình con mèo? Con hãy nêu B2: Ghép các khối tạo hình
những bước đó? con mèo.
- Gọi HS nêu lại các bước nặn con B3: Thêm chi tiết mắt, mũi,
mèo. râu,... đặc điểm riêng và tạo
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: dáng sinh động cho con mèo.
* Ghi nhớ: Kết hợp khối
- Thao tác mẫu để HS quan sát biết tròn, trụ và tam giác có thể
cách nặn và tạo hình con mèo. tạo được hình con mèo.
- HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
Hoạt động 3: quan sát hình trong SGK để nhận biết
Luyện tập – thêm hình dáng, đặc điểm riêng của
sáng tạo con mèo. Cho HS lựa chọn, điều chỉnh - Thực hiện nhiệm vụ theo
khối đất màu và tạo hình con mèo theo yêu cầu, gợi ý của GV:
* Nặn tạo ý thích.
dáng và trang Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
trí con mèo: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
(hình trong SGK trang 32), trả lời các - Trả lời theo quan sát thực
câu hỏi sau: tế, theo cảm nhận.
1. Con mèo con sẽ nặn gồm những bộ - HS nhận xét, bổ sung.
phận gì?
2. Con sẽ dùng những khối gì để nặn
các bộ phận của con mèo?
3. Con mèo có màu sắc như thế nào?
Con mèo đó đang trong tư thế hoạt
động như thế nào?
4. Con sẽ thêm chi tiết nào để con mèo
có đặc điểm riêng và sinh động?
- Cho Hs xem bài nặn tham khảo để
có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của - HS quan sát, tham khảo
mình.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 34


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Yêu cầu HS: Nặn chú mèo theo hình
con đã vẽ. - HS nặn, tạo dáng con mèo.
- Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện bài
tập thực hành.
* Lưu ý: Khuyến khích HS tạo dáng,
tạo đặc điểm riêng của con mèo bằng
cách thêm các chi tiết với màu đất nặn
khác nhau.

* Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của chiếc bánh sinh nhật. Chuẩn bị đất
nặn.
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

TUẦN: 14 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 1: CON MÈO TINH NGHỊCH ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được khối tròn, khối trụ, khối tam giác và cách kết hợp các khối cơ bản để tạo
hình con vật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được con mèo từ các hình, khối cơ bản.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp, tỉ lệ, sự hài hoà của hình, khối trong sản phẩm mỹ
thuật.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Đất nặn, tăm bông, que nhỏ,…
- Giáo viên: Đoạn video có hình ảnh con mèo ( hoặc tranh, ảnh con mèo ), ảnh sản
phẩm con mèo từ đất nặn.

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS
Hoạt động 4: trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản
Phân tích- phẩm mỹ thuật yêu thích: con mèo - HS trưng bày sản phẩm.
đánh giá yêu thích, các khối để tạo hình con
mèo, cách tạo đặc điểm riêng cho con - HS giới thiệu, chia sẻ về sản
* Trưng bày mèo, cảm xúc khi tạo hình con mèo. phẩm của mình, của bạn.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 35


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
sản phẩm và 1. Con thích con mèo của bạn nào? Vì - HS chọn sản phẩm mình
chia sẻ sao? thích.
2. Màu sắc và hình dáng của con mèo
nào tạo cảm giác vui nhộn, đáng yêu?
3. Con thấy con mèo con nặn thế nào
so với con mèo các bạn nặn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản - Học sinh lắng nghe và rút
phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. kinh nghiệm cho mình.
Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS
Hoạt động 5: quan sát hình các con vật trong SGK
Vận dụng - và liên tưởng với các hình khối có thể
phát triển tạo ra chúng. - Thực hiện nhiệm vụ theo
Trình chiếu PowerPoint: yêu cầu, gợi ý của GV:
* Tìm hiểu - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình:
dạng hình hình các con vật (trong SGK trang
khối của các 33), trả lời các câu hỏi sau: - HS quan sát.
con vật: 1. Con có ấn tượng với con vật nào?
Vì sao? - Trả lời theo quan sát thực
2. Con vật đó có cấu tạo giống con vật tế, theo cảm nhận.
khác ở điểm nào? - HS nhận xét, bổ sung.
3. Đặc điểm riêng của mỗi con vật thể
hiện ở bộ phận nào?
4. Con hãy nêu những hình khối có thể - Ghi nhớ: Kết hợp khối tròn,
tạo ra con vật đó. trụ, tam giác cũng có thể tạo
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: được hình các con vật khác.

* Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của chiếc bánh sinh nhật. Chuẩn bị đất
nặn.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 36


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 15 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 2: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mỹ thuật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn hoặc vật liệu khác.
3. Phẩm cất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm.
- Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh chụp về hình ảnh bánh sinh nhật với các hình khối khác nhau.
- HS: Đất nền, đất sét, vật liệu dẻo,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint:
Khám phá - GV mở phát nhạc bài “ Vũ điệu rửa - HS nhảy và hát theo nhạc.
tay!” - HS lắng nghe.
- GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
* Nhận biết - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
hình dáng Nhiệm vụ của GV:
của bánh Tạo cơ hội cho HS quan sát chiếc bánh - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
sinh nhật: sinh nhật, thảo luận để nhận biết các cầu, gợi ý của trưởng ban học

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 37


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
khối, màu sắc, cách trang trí chiếc tập:
bánh.
- HS quan sát.
Trình chiếu PowerPoint:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Mời trưởng ban học tập điều khiển
- Đại diện nhóm trả lời.
lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
sung.
(hình các chiếc bánh sinh nhật trong
SGK trang 34), thảo luận nhóm đôi
theo các câu hỏi sau:
1. Chiếc bánh có hình khối gì? Bánh
* Ghi nhớ: Có nhiều cách làm
mấy tầng?
bánh sinh nhật. Những chiếc
2. Những tầng đó giống với khối gì?
bánh được làm theo hình thức
Những khối nào được lặp lại?
lặp lại các khối trong tạo hình
3. Màu sắc của chiếc bánh như thế nào?
và trang trí chiếc bánh sinh
4. Chi tiết nào làm chiếc bánh đẹp hơn?
nhật.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- HS làm bài thực hành.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT
trang 18.

Hoạt động 2: Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Kiến tạo Khuyến khích HS quan sát hình trong cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – SGK, thảo luận để nhận biết và ghi nhớ - HS quan sát
kĩ năng. cách tạo hình và trang trí chiếc bánh - HS thảo luận nhóm đôi.
sinh nhật. - Đại diện nhóm trả lời.
* Cách nặn Trình chiếu PowerPoint: - Nhóm khác nhận xét, bổ
chiếc bánh - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình sung.
sinh nhật: (hoặc hình trong SGK trang 35), thảo - Các bước nặn bánh sinh
luận để nhận biết cách tạo hình bánh nhật:
sinh nhật. + Bước 1: Tạo các khối trụ
Câu hỏi thảo luận: (hoặc tròn, vuông,..) khác
1. Có thể tạo thân bánh từ các khối gì? nhau làm thân bánh.
2. Hình khối của chiếc bánh được tạo + Bước 2: Ghép chồng các
ra bằng cách nào? 3. Chiếc bánh được khối lên nhau tạo thành hình
trang trí bằng cách nào để sinh động, chiếc bánh.
đẹp mắt? + Bước 3: Trang trí chiếc
4. Hãy nêu các bước nặn bánh sinh bánh sinh nhật bằng khối dạng
nhật? nét, chấm, màu.
Lưu ý: Có thể dùng các dạng khối
khác để tạo hình chiếc bánh sinh nhật. * Ghi nhớ: Có thể sử dụng
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. các khối trụ, tròn, vuông... để
tạo hình và trang trí chiếc
- Gọi HS nêu lại các bước nặn bánh bánh sinh nhật.
sinh nhật. - HS nhắc lại các bước nặn.
- GV làm nặn mẫu và hướng dẫn HS - HS thực hành theo GV.
làm theo:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 38


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Hoạt động 3: Nhiệm vụ của GV:
Luyện tập – Khuyến khích HS nặn các khối để tạo
sáng tạo hình, trang trí chiếc bánh sinh nhật theo - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
ý thích. cầu, gợi ý của GV:
* Tạo hình Trình chiếu PowerPoint:
và trang trí - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - Hs quan sát.
bánh sinh (hoặc H1,2,3,4 ở SGK trang 36), trả lời
nhật: các câu hỏi sau: - HS trả lời theo ý thích.
1. Con lựa chọn đất nặn màu gì và sẽ - HS nhận xét, bổ sung.
nặn chiếc bánh từ hình khối cơ bản
nào?
2. Có thể trang trí chiếc bánh với các
khối dạng nét, chấm, màu như thế nào?
3. Con sẽ dùng khối trụ dài để trang trí
tạo nét thẳng, nét dích dắc hay xoắn
ốc?
4. Các nét đó ở vị trí nào, màu gì trên
bánh? Vì sao con sắp xếp như vậy? - HS tư duy.
* Lưu ý: Có thể trang trí chiếc bánh
bằng cách ấn lõm hoặc đắp nổi. - Hs quan sát có ý tưởng sáng
- Cho HS xem sản phẩm đã nặn để HS tạo riêng cho sản phẩm của
tham khảo, có ý tưởng sáng tạo riêng mình.
cho sản phẩm của mình. - HS thực hành.
- Cho HS làm bài thực hành.

* Dặn dò: Quan sát, nhớ lại khung cảnh, không khí đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh
nhật trong gia đình. Chuẩn bị màu vẽ, bút chì,....

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 39


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 16 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 2: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mỹ thuật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn hoặc vật liệu khác.
3. Phẩm cất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm.
- Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh chụp về hình ảnh bánh sinh nhật với các hình khối khác nhau.
- HS: Đất nền, đất sét, vật liệu dẻo,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Khuyến khích HS:
Phân tích- - Tưởng tượng về một cửa hàng bánh - HS về nhóm và cùng nhau
đánh giá sinh nhật. trưng những chiếc bánh sinh
- Trưng bày sản phẩm bánh sinh nhật nhật của nhóm.
* Trưng bày theo nhóm. - HS mua bánh.
sản phẩm và - Sắm vai người bán hàng và người - HS bán bánh.
chia sẻ mua để giới thiệu về sản phẩm của cửa - HS phỏng vấn người mua
hàng. bánh.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 40


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
* Trò chơi bán hàng: - HS phỏng vấn người bán
* GV chia lớp thành 2 nhóm: bánh.
- Nhóm 1 gồm dãy bàn 1 (đóng vai - HS trả lời phỏng vấn.
người bán) và dãy bàn 2 (đóng vai + Phỏng vấn người bán: bạn
người mua). sẽ giới thiệu như thế nào về
- Nhóm 2 gồm dãy bàn 3 (đóng vai những chiếc bánh sinh nhật
người bán) và dãy bàn 4 (đóng vai của cửa hàng khi có người
người mua). đến mua?...
* Các nhóm tự sắp xếp những chiếc cặp + Phỏng vấn người mua: tại
sao cho đẹp mắt. Mỗi nhóm cử 1 bạn sao bạn lại chọn mua những
làm phóng viên để phỏng vấn. chiếc bánh sinh nhật này?
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS có Bạn mua tặng ai? Khi tặng bạn
sản phẩm đẹp, những HS tích cực tham nói như thế nào với người bạn
gia mua bán, phỏng vấn. Động viên HS tặng?,....
cả lớp.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Giới thiệu để HS nhận biết có thể tạo - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Vận dụng - hình chiếc bánh từ những vỏ hộp bằng cầu, gợi ý của GV:
phát triển bìa, nhựa, cốc nến,... đã qua sử dụng.
Trình chiếu PowerPoint:
* Tìm hiểu - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát.
cách tạo (hình trong SGK trang 37) và trả lời
hình bánh từ câu hỏi: - Hs trả lời theo cảm nhận: vỏ
vật liệu đã 1. Các đồ vật đã qua sử dụng với dạng hộp sữa, cốc nến, bìa...
qua sử dụng: hình khối cơ bản nào có thể tạo hình - Dùng đất nặn, giấy màu, màu
chiếc bánh sinh nhật? vẽ,…
2. Con có thể sử dụng vật liệu nào để * Ghi nhớ: Hình khối của đồ
tạo dáng và trang trí cho chiếc bánh vật đã qua sử dụng có thể
sinh nhật hấp dẫn và đẹp mắt? dùng để tạo hình chiếc bánh
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: sinh nhật.

* Dặn dò: Quan sát, nhớ lại khung cảnh, không khí đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh
nhật trong gia đình. Chuẩn bị màu vẽ, bút chì,....

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 41


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 17 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 3: SINH NHẬT VUI VẺ ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được sự kết hợp nét, hình, màu để diễn tả hoạt động trong tranh.
- Nhận ra sự hài hoà, nhịp điệu trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được sự đầm ấm của buổi sinh nhật trong bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh chụp về một số hình ảnh buổi sinh nhật; tranh vẽ về buổi sinh nhật..
- HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, các dụng cụ học tập,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint:
Khám phá - GV mở phát nhạc bài “ Happy
Birthday ” - HS nhảy và hát theo nhạc.
* Tìm hiểu - Trong bài hát có những hình ảnh - HS trả lời theo cảm nhận.
các hoạt động gì? Con có thích bài hát này không?
trong buổi - GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
sinh nhật: - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo - HS lấy ĐD học tập.
bài.
Nhiệm vụ của GV:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 42


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Tạo cơ hội cho HS tưởng tượng, tạo
dáng và diễn lại một số hoạt động - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
trong buổi sinh nhật. cầu, gợi ý của GV:
Trò chơi: Chúc mừng sinh nhật!
Trình chiếu PowerPoint: mở phát
nhạc bài “ Happy Birthday ”
GV kê bàn, đặt 1 số đồ vật: quà,
nến, bánh, mời 5 HS lên bảng tham
gia trò chơi tạo dáng động tác quen - HS quan sát.
thuộc trong buổi sinh nhật như: tặng - HS tham gia trò chơi sắm vai.
quà, thổi nến, múa hát,…
- Yêu cầu HS dưới lớp quan sát và - HS quan sát và trả lời câu hỏi.
trả lời các câu hỏi sau: - HS nhận xét, bổ sung.
1. Bạn đang tạo dáng hoạt động gì?
Vì sao con biết?
2. Hoạt động đó còn có động tác
nào? Con thể hiện động tác đó như
thế nào?
3. Hoạt động đó cần có đồ vật nào?
- Gợi ý để HS nhận biết sự đa dạng
của hình dáng người trong trò chơi.
- Chú ý: Quan sát, nhớ lại khung
cảnh, không khí đầm ấm, vui vẻ - HS lắng nghe, tư duy, hồi
của buổi sinh nhật trong gia đình, tưởng.
trong lớp.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong - HS làm bài thực hành.
VBT trang 20.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát, thảo
Kiến tạo luận để nhận biết cách vẽ tranh đề - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
kiến thức – tài sinh nhật. Khuyến khích HS nêu cầu, gợi ý của GV:
kĩ năng. các bước vẽ tranh.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát
* Cách vẽ - Yêu cầu HS quan sát trên màn - HS thảo luận nhóm đôi.
tranh với hình ( hoặc hình trong SGK trang - Đại diện nhóm trả lời.
chiếc bánh 39), thảo luận để nhận biết cách vẽ - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
sinh nhật: tranh với chiếc bánh sinh nhật. - Các bước vẽ tranh với chiếc
Câu hỏi thảo luận: bánh sinh nhật:
1. Hình gì được vẽ trước ở trung + Bước 1: Vẽ hình chiếc bánh
tâm của bức tranh? sinh nhật.
2. Bức tranh sinh nhật vui vẻ cần có + Bước 2: Vẽ người thân, bạn bè
thêm những hình ảnh gì? và đồ vật trong buổi sinh nhật.
3. Vẽ màu như thế nào để tạo cảm + Bước 3: Vẽ màu vui tươi, rực
giác vui tươi cho bức tranh? rỡ cho bức tranh.
4. Hãy nêu các bước vẽ tranh? - HS nhắc lại các bước vẽ.
- Gọi HS nêu lại các bước vẽ tranh - HS quan sát.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 43


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
với bánh sinh nhật. - Ghi nhớ: Cách phối hợp hình,
màu để vẽ nhân vật và đồ vật
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: trong tranh có thể diễn tả được
hoạt động và tình cảm của con
- GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn HS người.
cách vẽ tranh. - HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Khuyến khích HS thực hiện bài vẽ
Luyện tập – về buổi sinh nhật vui vẻ theo ý
sáng tạo thích.
Trình chiếu PowerPoint: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
* Vẽ bức - Yêu cầu HS quan sát trên màn
tranh sinh cầu, gợi ý của GV:
hình ( hoặc H1,2 ở SGK trang 40),
nhật vui vẻ: trả lời các câu hỏi sau: - Hs quan sát.
1. Con sẽ vẽ hoạt động nào trong
buổi sinh nhật? - HS trả lời theo ý thích.
2. Những người trong bài vẽ đang
làm gì? Ở đâu? Lưu ý: Có thể nhờ bạn tạo dáng
3. Hình dáng các nhân vật trong bài hoạt động để vẽ; không tì tay vào
vẽ khác nhau như thế nào? mảng màu đã vẽ.
4. Con sẽ dùng những màu nào để
vẽ? Con vẽ thêm chi tiết nào cho rõ - Hs quan sát.
hơn khung cảnh buổi sinh nhật?
- Cho Hs xem bài vẽ cùng đề tài để
HS tham khảo, có ý tưởng sáng tạo - HS làm bài thực hành.
riêng cho mình.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong
VBT trang 21.

* Dặn dò: Nhớ lại hoặc quan sát cây cối trong khu rừng. Chuẩn bị giấy màu, hồ
dán,…

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 44


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 18 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH NHỎ


BÀI 3: SINH NHẬT VUI VẺ ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được sự kết hợp nét, hình, màu để diễn tả hoạt động trong tranh.
- Nhận ra sự hài hoà, nhịp điệu trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được bài vẽ diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được sự đầm ấm của buổi sinh nhật trong bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh chụp về một số hình ảnh buổi sinh nhật; tranh vẽ về buổi sinh nhật..
- HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, các dụng cụ học tập,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Khuyến khích HS chia sẻ về: - HS trưng bày sản phẩm.
Phân tích- 1. Con thích bài vẽ nào? Vì sao?
đánh giá 2. Bài vẽ của con thể hiện hoạt động - HS giới thiệu, chia sẻ về sản
gì? Bài vẽ gồm những nhân vật phẩm của mình, của bạn.
* Trưng bày nào? Họ đang làm những gì?
sản phẩm và 3. Màu sắc bài vẽ nào tạo cảm giác - HS chọn sản phẩm mình thích.
chia sẻ: vui nhộn?
4. Nhịp điệu của hình, màu trong - HS nêu cảm xúc khi vẽ tranh

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 45


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
bài vẽ thể hiện không khí vui vẻ, sinh nhật.
ấm áp trong buổi sinh nhật như thế
nào?
5. Bài vẽ của bạn có điểm gì giống
hay khác bài vẽ của con? Cảm xúc
của con khi thực hiện bài vẽ sinh
nhật?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài - Học sinh lắng nghe và rút kinh
vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp. nghiệm cho mình.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Khuyến khích học sinh khám phá
Vận dụng - nhịp điệu của nét, hình, màu thể - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
phát triển hiện trong tranh HS ở SGK trang cầu, gợi ý của GV:
41.
* Xem sản Trình chiếu PowerPoint:
phẩm mỹ - Yêu cầu HS quan sát trên màn
thuật của hình ( hình trong SGK trang 41) và - HS quan sát.
bạn: trả lời câu hỏi:
1. Hình, màu trong bài vẽ được thể - Hs trả lời theo cảm nhận: vỏ
hiện như thế nào? hộp sữa, cốc nến, bìa...
2. Con hãy chỉ ra nhịp điệu trong - Dùng đất nặn, giấy màu, màu
bài vẽ. vẽ,…
3. Không khí buổi sinh nhật qua bài
vẽ đó được thể hiện như thế nào? - Ghi nhớ: Nét, hình, màu có thể
4. Con học tập được gì ở bài vẽ của tạo nên nhịp điệu trong tranh và
các bạn? ghi lại những khoảnh khắc kỉ
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: niệm đáng nhớ của cuộc sống.

* Dặn dò: Nhớ lại hoặc quan sát cây cối trong khu rừng. Chuẩn bị giấy màu, hồ
dán,…

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:

 Chủ đề: Gia đình nhỏ được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như vẽ, nặn
tạo hình 3D với các hoạt động cá nhân, nhóm.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 46


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
 Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của con vật, đồ vật quen
thuộc, cảnh sinh hoạt vui vẻ của các thành viên trong gia đình, thêm yêu thương
gia đình.
 Sau khi học xong chủ đề, về nhà các con hãy nặn tạo hình các con vật quen
thuộc (Cách nặn tương tự như các con đã nặn con mèo). Nặn tạo hình những
chiếc bánh sinh nhật, nặn một số quả cây để cùng nhau tạo bữa tiệc sinh nhật vui
vẻ.

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI ( 10 TIẾT )

Giới thiệu chủ đề:

- Chủ đề: Khu rừng nhiệt đới nhằm giới thiệu về vẻ đẹp của các con vật, cây cối,..
phong cảnh núi rừng Việt Nam.
- Thông qua các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán, in chà xát với các hoạt động cá
nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các con vật, cây cối, phong
cảnh núi rừng,... qua chấm, nét, hình, màu, không gian trong sản phẩm mỹ thuật. Từ đó
giúp HS có ý thức chăm sóc con vật, ý thức bảo vệ rừng và thêm yêu quê hương, đất
nước.

Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:


1. Quan sát, nhận thức:
- Chỉ ra được cách thực hiện một số hình thức mỹ thuật để diễn tả vẻ đẹp của
phong cảnh núi rừng.
2. Sáng tạo và ứng dụng:
- Tạo được các sản phẩm mỹ thuật theo chủ đề Khu rừng nhiệt đới bằng cách vẽ,
xé, dán.
3. Phân tích và đánh giá:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các con vật, cây cối, phong cảnh,... qua chấm, nét,
hình, màu, không gian trong sản phẩm mỹ thuật.
- Thêm yêu quê hương, đất nước.

TUẦN: 19 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 1: RỪNG CÂY RẬM RẠP ( tiết 1 )

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 47


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách tạo các nét, chấm, màu bằng giấy tạo không gian trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Tạo được bức tranh rừng cây bằng cách xé, dán giấy màu.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Chỉ ra được cách tạo không gian bằng nét, chấm và giấy màu trong sản phẩm mỹ
thuật.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của rừng cây trong
cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh về rừng cây ở các vùng miền ( hoặc Video ) để trình chiếu.
- HS: Giấy vẽ A3, giấy màu, hoạ báo, tạp chí, giấy gói quà và hồ dán.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint (Nếu có)
Khám phá - GV mở phát nhạc bài “ Lý cây - HS nghe và hát theo
xanh” để vào bài học.
* Khám phá Nhiệm vụ của GV:
các loại - Khuyến khích và hướng dẫn HS xé - HS lấy giấy và xé thành các
chấm, nét giấy thành những sợi dài (dạng nét) sợi dài, chấm, nét theo ý thích.
bằng cách xé rồi xé sợi dài thành các mẫu giấy - HS lắng nghe.
giấy: (dạng chấm) khác nhau.
- Nếu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết
các sợi giấy được xé dài có dạng nét,
các mẫu giấy ngắn có dạng chấm - Xé thẳng theo chiều dọc tờ
trong nghệ thuật tạo hình. giấy.
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
1. Để có sợi dài, con xé bằng cách - Là yếu tố tạo hình trong mỹ
nào? thuật.
2. Làm thế nào để có được các mẫu - HS trả lời theo ý hiểu:
giấy gần bằng nhau? Có thể là hoa, lá, quả, mây,
3. Những sợi và chấm giấy có thể pháo hoa v.v
được coi là yếu tố mỹ thuật nào?
4. Các nét, chấm giấy gợi cho con về
những hình ảnh nào trong cuộc sống?
5. Những sợi giấy dài, chấm và nét
vừa xé giống bộ phận nào của cây? * Ghi nhớ: Chấm và nét có thể
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: được tạo bằng cách xé giấy.
Nhiệm vụ của GV: - HS quan sát
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát hình minh - HS thảo luận nhóm đôi.
Kiến tạo hoạ trong SGK và thảo luận để các - Đại diện nhóm trả lời các

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 48


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
kiến thức – em nhận biết được các bước tạo bức bước.
kĩ năng. tranh rừng cây từ chấm và nét bằng - Nhóm khác nhận xét, bổ
giấy. sung.
* Cách tạo Trình chiếu PowerPoint: - Các bước tạo bức tranh
bức tranh - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình rừng cây:
rừng cây: (hình trong SGK trang 43), thảo luận B1: Xé, dán giấy màu tạo nền
theo các câu hỏi sau: cho bức tranh.
1. Có thể tạo nền cho bức tranh bằng B2: Sắp xếp và dán các nét
cách nào? bằng giấy tạo nhiều thân, cành
2. Các thân, cành cây được sắp xếp cây.
như thế nào để tạo cảm giác rừng có B3: Dán các chấm bằng giấy
nhiều cây? để tạo lá cây, hoa, quả ...
3. Tạo thêm lá cây, hoa, quả bằng *Ghi nhớ: Xé giấy có thể tạo
cách nào? thành chấm và nét. Sắp xếp xen
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: kẽ các chấm, nét bằng giấy có
thể tạo được bức tranh về
- GV có thể thực hành mẫu xé dán rừng cây.
một cây hoàn chỉnh. - HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Cho HS quan sát tranh trang 44 SGK - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Luyện tập – giúp HS hình dung và lựa chọn nét, cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo chấm giấy có màu phù hợp để tạo sản
phẩm rừng cây như tranh của các bạn
* Tạo sản đã làm.
phẩm mỹ Trình chiếu PowerPoint: + Kể về rừng cây mình biết.
thuật rừng - Cho HS quan sát H1, 2, 3, 4 trang + Chọn vật liệu tạo nền cho sản
cây bằng 44 SGK trả lời các câu hỏi sau: phẩm.
cách xé, dán 1. Con sẽ chọn màu giấy nào để tạo + Chỉ ra chấm, nét có thể tạo
giấy: nền cho sản phẩm? Vì sao? thân, cành và lá cây.
2. Nét giấy, màu nào con dùng làm + Tạo sản phẩm rừng cây theo
thân, cành cây? ý thích.
3. Làm thế nào để tạo cảm giác cây + Trang trí thêm con vật, cảnh
này đứng trước cây kia? cho sinh động.
4. Những chấm, màu nào dùng làm lá
cây? Lá cây sẽ có ở đâu trong tranh?
5. Cây còn có những bộ phận nào Lưu ý: Thân, cành, lá .. .cây có
ngoài lá? thể dán chồng lên nhau.
- Hướng dẫn và hỗ trợ HS lựa chọn,
sắp xếp cách dán các nét, chấm bằng
giấy theo ý thích.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 23.

* Dặn dò: Mang bút chì, màu và vài lá cây khô các loại để in, chà xát tạo hình chú
chim nhỏ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 49


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 20 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 1: RỪNG CÂY RẬM RẠP ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách tạo các nét, chấm, màu bằng giấy tạo không gian trong tranh.
2. Kỹ năng:
- Tạo được bức tranh rừng cây bằng cách xé, dán giấy màu.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Chỉ ra được cách tạo không gian bằng nét, chấm và giấy màu trong sản phẩm mỹ
thuật.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của rừng cây trong
cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, ảnh về rừng cây ở các vùng miền ( hoặc Video ) để trình chiếu.
- HS: Giấy vẽ A3, giấy màu, hoạ báo, tạp chí, giấy gói quà và hồ dán.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - HS trưng bày bài theo nhóm
Phân tích- trên lớp để sử dụng cho các bài học từ 3 đến 4 bài
đánh giá sau. - HS giới thiệu, chia sẻ về sản
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm phẩm của mình, của bạn về:
* Trưng bày theo nhóm (3 đến 4 bài) và chia sẻ + Nét, chấm, màu sử dụng
sản phẩm và cảm nhận về: trong sản phẩm.
chia sẻ: Trình chiếu PowerPoint: + Điểm độc đáo của nét, chấm
1. Con thích sản phẩm nào? Vì sao? giấy trong sản phẩm.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 50


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
2. Bài nào có nhiều chấm, nét, màu - HS chọn sản phẩm mình
3. Khu vực nào trong sản phẩm có thích.
nhiều kiểu nét, chấm màu? - HS trả lời theo ý hiểu của
4. Nét, chấm, màu nào cho ta cảm mình.
giác rừng cây rậm rạp?
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen - Học sinh lắng nghe và rút
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS kinh nghiệm cho mình.
cả lớp.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS: Chia sẻ những điều
Vận dụng - con biết về khu rừng trong cuộc sống
phát triển và chỉ ra các loại nét trên thân, cành
cây trong ảnh.
* Xem ảnh Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
rừng cây - Hãy quan sát trên màn hình ( H1, 2, - HS trả lời theo ý hiểu của
hoặc qua 3, 4 ) trong SGK trang 45. mình.
Video: - Khuyến khích HS chia sẻ những - HS chia sẻ những hiểu biết về
hiểu biết về các khu rừng và chỉ ra các khu rừng và chỉ ra các loại
các loại nét quan sát được trong các nét quan sát được trong các
hình rừng cây. hình rừng cây.
1. Con đã từng được đến khu rừng - HS nêu các tác dụng của cây
nào? xanh với đời sống con người.
2. Con biết rừng cây nào khác với các
rừng trong ảnh? * Ghi nhớ: Rừng có rất nhiều
3. Quan sát cây trong rừng ở những loại cây. Mỗi loại cây có hình
bức ảnh, con liên tưởng đến các loại dáng thân, cành, lá, hoa, quả…
nét nào? khác nhau. Rừng được coi là lá
- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: phổi xanh của Trái Đất.

* Dặn dò: Mang bút chì, màu và vài lá cây khô các loại để in, chà xát tạo hình chú
chim nhỏ.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 51


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 21 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 2: CHÚ CHIM NHỎ ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Trình bày được ý tưởng và cách sắp xếp hình in tạo sản phẩm mỹ thuật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình chú chim bằng cách in chà xát kết hợp nét, chấm, màu.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình của lá cây trong tự nhiên và trong tạo hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp một số chú chim. Tranh tạo hình chim từ in, chà xát lá cây.
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,... một số loại lá cây rụng...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: - HS hát theo.
Khám phá - GV mở phát nhạc bài “ Con chim - HS trả lời: chú chim…
non trên cành cây”
* Nhận biết - Trong bài hát có hình ảnh con vật gì?
hình được Con có thích con vật này không? - HS nhắc lại tên bài.
tạo từ cách - GV giới thiệu bài. - HS lấy ĐD học tập.
in chà xát: - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV:
Tạo cơ hội cho HS quan sát hình chú
chim được tạo ra từ cách in chà xát lá - Thực hiện nhiệm vụ theo
cây để các em nhận biết được hình yêu cầu, gợi ý của GV:
thức sáng tạo từ hình in lá.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát, thảo luận

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 52


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình nhóm đôi.
(tranh trang 46 SGK), thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết
đôi theo các câu hỏi: quả thảo luận.
1. Con nhìn thấy hình gì? Hình được - Nhóm khác nhận xét, bổ
tạo ra bằng cách nào? sung.
2. Hình chú chim được tạo ra từ chiếc
lá nào?
3. Chú chim nào được tạo ra với hơn - HS nêu lại cách in chà xát lá
một chiếc lá? cây.
4. Cách in chà xát lá cây đã được học ở * Ghi nhớ: Từ hình in lá cây,
lớp 1 thực hiện như thế nào? ta có thể tưởng tượng và vẽ
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: thành những chú chim sinh
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT động, đáng yêu…
trang 24. - HS làm bài tập thực hành.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát hình minh - Thực hiện nhiệm vụ theo
Kiến tạo hoạ trong SGK để nhận biết được các yêu cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – bước tạo chú chim nhỏ từ hình in chà - HS trình bày lại các bước
kĩ năng. xát lá cây. tạo hình chú chim sau khi
Trình chiếu PowerPoint: thảo luận.
* Cách tạo - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình B1: Chọn và in hình lá cây
hình chú (trang 47 SGK), thảo luận nhóm đôi lên giấy.
chim bằng theo các câu hỏi: B2: Vẽ thêm chấm, nét, màu
cách in chà 1. Hình lá cây được tạo ra bằng cách vào hình in lá để tạo hình chú
xát từ lá cây: nào? chim.
2. Từ hình in lá cây, có thể tạo hình B3: Vẽ thêm cảnh vật cho sản
chú chim bằng cách nào? phẩm mỹ thuật thêm sinh
3. Có thể tạo thêm cảnh vật gì để phù động hơn.
hợp với hình chú chim? B4: Vẽ màu, hoàn thiện sản
- Khuyến khích HS trình bày lại các phẩm.
bước tạo hình chú chim sau khi thảo - HS nhắc lại các bước vẽ.
luận. * Ghi nhớ: Từ cách in chà
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: xát, có thể tạo được hình chú
chim sinh động và đáng yêu.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chọn lá gợi hình thân,
Luyện tập – cánh chim để in và khơi gợi để HS vẽ
sáng tạo hình in lá thành những chú chim nhỏ
đáng yêu. - Thực hiện nhiệm vụ theo
* Tạo hình Trình chiếu PowerPoint: yêu cầu, gợi ý của GV:
chú chim nhỏ - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
yêu thích: (trang 48 SGK), theo các câu hỏi: + Tập hợp lá cây đã chuẩn bị.
1. Con sẽ chọn lá nào để in? Vì sao? + Chỉ ra các bộ phận của lá
2. Hình chú chim con tưởng tượng cần cây có thể tạo hình chú chim.
mấy chiếc lá? Con sẽ chọn màu nào để + Chọn màu in lá cây phù
in chiếc lá? hợp với chú chim định vẽ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 53


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
3. Chú chim con định vẽ có mấy màu?
Đó là những màu nào?
4. Con sẽ dùng nét màu nào để làm rõ Chú ý: Không nên vẽ thêm
hình chú chim? nhiều nét khi tạo hình chú
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: chim.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 25.
-Hỗ trợ HS thao tác tạo hình chú chim.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và quan sát trước chú tắc kè .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 54


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 22 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 2: CHÚ CHIM NHỎ ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Trình bày được ý tưởng và cách sắp xếp hình in tạo sản phẩm mỹ thuật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình chú chim bằng cách in chà xát kết hợp nét, chấm, màu.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình của lá cây trong tự nhiên và trong tạo hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp một số chú chim. Tranh tạo hình chim từ in, chà xát lá cây.
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,... một số loại lá cây rụng...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 4: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - HS trưng bày bài vẽ.
Phân tích- và chia sẻ cảm nhận về nét, hình, màu - Thực hiện nhiệm vụ theo
đánh giá của những chú chim được tạo ra từ yêu cầu, gợi ý của GV:
hình in lá. - HS giới thiệu, chia sẻ về sản
* Trưng bày Trình chiếu PowerPoint: phẩm của mình, của bạn về:
sản phẩm và - Yêu cầu HS quan sát và chia sẻ theo + Cách sử dụng hình chú
chia sẻ: các câu hỏi trên màn hình: chim trong học tập và vui
1. Con thích hình chú chim nào? Vì chơi.
sao? + Điểm độc đáo của chú
2. Hình, nét nào của lá cây đã tạo ra chim được tạo từ hình in lá.
chú chim? Cách con tạo ra chú chim - HS chọn sản phẩm mình
như thế nào? thích.
3. Hình chú chim nào chỉ vẽ thêm ít? - HS trả lời theo ý hiểu của

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 55


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Chú chim nào được in rõ nét, sạch sẽ? mình.
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen - Học sinh lắng nghe và rút
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS kinh nghiệm cho mình.
cả lớp.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: - Hướng dẫn HS: cắt hình chú chim đã - Thực hiện nhiệm vụ theo
Vận dụng - tạo được ra khỏi giấy và chọn vị trí yêu cầu, gợi ý của GV:
phát triển phù hợp trên sản phẩm rừng cây rậm
rạp, dán hình chú chim lên đó.
* Tạo bức - Khuyến khích HS kể về chú chim - HS cắt hình chú chim và
tranh với chú mình yêu thích và mô phỏng tiếng hót dán vào tranh rừng cây của
chim trong của chú chim đó cho các bạn biết. bài trước.
rừng cây: - Mở rộng thêm cho HS về cách bảo vệ
các loài chim khỏi sự săn bắt của con *Ghi nhớ: Hình in từ lá cây
người. có thể gợi rất nhiều ý tưởng
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: sáng tạo trong nghệ thuật.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và quan sát trước chú tắc kè .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 56


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 23 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 3: TẮC KÈ HOA ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách kết hợp các hình thức chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí con
vật.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích. Chỉ ra được sự lặp lại, hài hoà và
cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, ảnh chụp một số chú tắc kè hoa. Video về hoạt động của tắc kè và các
con vật trong rừng ( Nếu có).
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Câu đố: “ Là loài bò sát, lại biết đổi - HS làm theo hướng dẫn của
Khám phá màu, sống nơi rừng sâu, kêu như tên GV:
gọi?” Là con gì? - HS trả lời câu đố. ( Con tắc kè
Trình chiếu PowerPoint: hoa)
* Nhận biết - GV mở video về hoạt động và tiếng
đặc điểm của kêu của tắc kè ( nếu có) để vào bài. - HS quan sát.
tắc kè hoa: Nhiệm vụ của GV:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 57


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Tạo cơ hội cho HS xem hình ảnh hoặc
video để các em nhận biết hình dáng,
màu sắc của tắc kè hoa.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát, thảo luận nhóm
(hình tắc kè hoa trang 50 SGK ), khơi đôi.
gợi để các em thảo luận theo các câu - Đại diện nhóm trình bày kết
hỏi sau: quả thảo luận.
1. Con đã nhìn thấy tắc kè hoa bao giờ - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
chưa?
2. Tắc kè hoa có hình dáng như thế * Ghi nhớ: Tắc kè hoa thuộc
nào? loài bò sát bốn chân, đuôi dài,
3. Màu sắc, đặc điểm của tắc kè hoa đầu có sừng, nhiều màu và hình
có gì đặc biệt? dáng khác nhau. Chúng có thể
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: đổi màu để trốn tránh kẻ thù.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Kiến tạo luận để các em nhận biết được các cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – bước thực hiện.
kĩ năng. Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát, thảo luận để chỉ
*Cách vẽ tắc (hình tắc kè hoa trang 51 SGK ), thảo ra cách vẽ tắc kè hoa:
kè hoa: luận theo các câu hỏi sau: B1: Vẽ hình tắc kè hoa bằng
1. Có thể vẽ hình tắc kè hoa bằng nét nét.
gì? B2: Trang trí tắc kè hoa bằng
2. Trên thân tắc kè hoa có thể trang trí nét và màu.
bằng nét, chấm nào? Có thể vẽ thêm gì B3: Vẽ thêm màu cho tắc kè
xung quanh tắc kè? hoa sinh động hơn.
3. Hoàn thiện hình tắc kè hoa với màu
sắc như thế nào? - HS nhắc lại các bước vẽ.
4. Nêu các bước để vẽ tắc kè hoa? * Ghi nhớ: Tắc kè hoa có thể
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. được vẽ và trang trí bằng các
- Hướng dẫn và thao tác mẫu để HS chấm, nét, hình, màu khác nhau.
quan sát, ghi nhớ các bước thực hiện. - HS quan sát.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Khuyến khích và hỗ trợ HS lựa chọn
Luyện tập – tắc kè hoa có hình dáng, màu sắc mình
sáng tạo yêu thích để tạo hình và trang trí.
Trình chiếu PowerPoint:
* Vẽ tắc kè - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát.
hoa yêu (hình tắc kè hoa trang 52 SGK ), trả - HS trả lời câu hỏi.
thích: lời các câu hỏi sau:
1. Con sẽ chọn hình chú tắc kè nào để - HS nhận xét, bổ sung..
vẽ? Vì sao?
2. Hình chú tắc kè đó có gì ấn tượng - HS thực hành dưới sự hướng
với con? Các chấm, nét, màu có trên dẫn của GV:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 58


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
thân tắc kè trông thế nào? + Lựa chọn hình ảnh tắc kè hoa
3. Con sẽ dùng chấm, nét, màu nào để yêu thích để quan sát và vẽ theo
vẽ tắc kè hoa? ý thích.
+ Tham khảo các hình có cách dùng + Chọn màu yêu thích để thể
chấm, nét, màu phù hợp để có thêm ý hiện bài vẽ.
tưởng sáng tạo cho bài của mình.
- Hỗ trợ HS cách dùng nét, chấm, màu
phù hợp để trang trí chú tắc kè hoa
sinh động.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 27.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và quan sát và ghi nhớ đặc điểm, hình
dáng của chú hổ ( trên ti vi, trong truyện tranh,…) .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 59


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 24 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 3: TẮC KÈ HOA ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách kết hợp các hình thức chấm, nét, màu trong tạo hình và trang trí con
vật.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích. Chỉ ra được sự lặp lại, hài hoà và
cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, ảnh chụp một số chú tắc kè hoa. Video về hoạt động của tắc kè và các
con vật trong rừng ( Nếu có).
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Tổ chức cho HS trưng bày bài vẽ và - HS trưng bày bài vẽ.
Phân tích- chia sẻ cảm nhận về hình, chấm, nét, - Chia sẻ, nêu cảm nhận, đánh
đánh giá màu có trên tắc kè hoa. giá, nhận xét bài mình, bài bạn:
1. Con thích hình vẽ tắc kè nào? Vì + Hình dáng tắc kè yêu thích.
* Trưng bày sao? + Nét, chấm, màu trang trí trên
sản phẩm và 2. Các chấm nét, màu được lặp lại trên tắc kè.
chia sẻ: hình tắc kè như thế nào? + Điểm độc đáo và ấn tượng của

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 60


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
3. Con muốn điều chỉnh gì cho hình vẽ chú tắc kè.
đẹp hơn? - HS nêu ý tưởng điều chỉnh bài
– Khuyến khích HS tưởng tượng và vẽ.
chia sẻ về chú tắc kè trong thiên nhiên. - HS tưởng tượng và chia sẻ về
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen chú tắc kè trong thiên nhiên.
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS - Học sinh lắng nghe và rút kinh
cả lớp. nghiệm cho mình.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Tạo cơ hội cho HS kết nối sản phẩm
Vận dụng - của bài học với các bài trước trong
phát triển chủ đề giúp HS phát triển kĩ năng bố
cục và vận dụng nguyên lí tạo hình về
*Tạo bức tỉ lệ, nhịp điệu có hiệu quả hơn. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
tranh tắc kè - Hướng dẫn HS: cắt hình chú tắc kè cầu, gợi ý của GV:
hoa trong đã vẽ ra khỏi giấy, chọn vị trí phù hợp
rừng cây: và dán vào bài vẽ rừng cây rậm rạp.
1. Con thích hình chú tắc kè của mình - HS cắt hình chú tắc kè và dán
được đặt vào vị trí nào trong sản phẩm vào tranh rừng cây của bài
rừng cây? Vì sao con chọn vị trí đó? trước.
2. Vị trí con chọn để đặt hình tắc kè ở
xa hay gần trong sản phẩm?
3. Tỉ lệ giữa hình tắc kè với cảnh vật
xung quanh trong sản phẩm như thế * Ghi nhớ: Chấm, nét, màu...
nào? tạo nên vẻ đẹp phong phú, đa
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. dạng trong tranh.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và quan sát và ghi nhớ đặc điểm, hình
dáng của chú hổ ( trên ti vi, trong truyện tranh,…) .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 61


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 25 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 4: CHÚ HỔ TRONG RỪNG ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách kết hợp các hình cắt, dán giấy màu để tạo hình con vật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.
- Chỉ ra được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mỹ
thuật
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức bảo vệ động vật quý.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp một số chú hổ. Video về hoạt động của hổ (Nếu có).
- HS: Giấy màu, keo, hồ dán,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: Cho HS xem - HS trả lời: chú hổ…
Khám phá đoạn Video giới thiệu về con hổ.
- Trong đoạn video có hình ảnh con vật - HS nêu cảm nhận về con hổ:
* Nhận biết gì? Con có thích con vật này không? thích hay sợ,…
đặc điểm tạo - GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
hình của chú - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
hổ: Nhiệm vụ của GV:
Tạo cơ hội cho HS quan sát hình hổ
làm bằng cách cắt, dán giấy màu để các
em nhận biết các hình, màu, vật liệu và - HS quan sát và nhận ra hình
cách tạo ra chú hổ. hổ được làm từ giấy màu, hồ
Trình chiếu PowerPoint: dán....

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 62


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát, thảo luận nhóm
(H1, 2 trang 54 SGK ), thảo luận nhóm đôi.
đôi theo các câu hỏi sau: - Đại diện nhóm trình bày kết
1. Con thấy các chú hổ được tạo ra từ quả thảo luận.
những hình, màu nào? - Nhóm khác nhận xét, bổ
2. Chú hổ trong hình được tạo ra bằng sung.
cách nào?
3. Hình nào được lặp lại trên chú hổ?
4. Con thấy hổ là con vật như thế
nào?....
- Khuyến khích HS chỉ ra các hình, * Ghi nhớ: Hình hổ được làm
màu tạo ra hổ và cách tạo hình hổ. bằng cách cắt, dán các hình cơ
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. bản từ giấy màu.

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 2: Tạo cơ hội cho HS quan sát, thảo luận - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Kiến tạo những hình có thể tạo nên chú hổ và ghi cầu, gợi ý của GV:
kiến thức - nhớ các bước tạo hình hổ từ giấy màu.
kĩ năng. Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát, thảo luận để chỉ
- Yêu cầu HS quan sát ( hình trong ra cách tạo hình chú hổ:
*Cách tạo SGK trang 55), thảo luận để nhận biết B1: Cắt hình có màu phù hợp
hình chú hổ: các bước tạo hình chú hổ từ giấy màu. với các bộ phận của chú hổ.
CÂU HỎI GỢI MỞ (Hình tròn làm đầu và 2 tai;
1. Chú hổ có những bộ phận gì? Hình chữ nhật làm thân; hình
2. Những hình nào phù hợp để tạo tam giác, hình thang,…làm nét
thành hình chú hổ? vằn trên thân).
3. Các hình nào được lặp lại? Tỉ lệ các B2: Dán các hình để tạo chú
hình đó như thế nào? hổ.
4. Sử dụng các màu giấy như thế nào để B3: Trang trí cho chú hổ sinh
trang trí cho đặc điểm chú hổ được nổi động sinh động hơn.
bật?
5. Có thể tạo hình chú hổ theo các bước - HS nhắc lại các bước tạo
nào? hình chú hổ.
- Khuyến khích HS trình bày lại các
bước tạo hình chú hổ sau thảo luận. - HS quan sát.
- GV làm mẫu các bước để HS quan * Ghi nhớ: Hình cắt từ giấy
sát. màu có thể dùng để tạo hình
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. và trang trí chú hổ.

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 3: Giúp HS quan sát hình ảnh hổ trang 56 - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Luyện tập – sách MT2 và từ đó biết lựa chọn giấy cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo màu để tạo hình hổ theo ý thích.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
* Tạo hình - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh hổ - HS trả lời câu hỏi.
chú hổ theo trang 56 SGK và trả lời các câu hỏi sau: - HS nhận xét, bổ sung..

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 63


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
ý thích: 1. Con sẽ sử dụng màu nào để tạo hình
đầu thân, chân và đuôi chú hổ?
2. Màu nào trang trí thân chú hổ?
2. Tai chú hổ hình gì? To hay nhỏ so - Lựa chọn giấy màu để tạo
với đầu? hình chú hổ theo ý thích.
3. Con sẽ trang trí thân hổ bằng những
hình gì?
4. Mắt chú hổ con sẽ làm như thế nào?
– Hỗ trợ HS thao tác tạo hình chú hổ
theo ý thích.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 29.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và các sản phẩm của chủ đề “ Khu rừng
nhiệt đới’ để làm 5 bài khu rừng thân thiện .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 64


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 26 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 4: CHÚ HỔ TRONG RỪNG ( tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách kết hợp các hình cắt, dán giấy màu để tạo hình con vật.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.
- Chỉ ra được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mỹ
thuật
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức bảo vệ động vật quý.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp một số chú hổ. Video về hoạt động của hổ (Nếu có).
- HS: Giấy màu, keo, hồ dán,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 4: Nhiệm vụ của GV:


Phân tích- Tổ chức cho HS đính các chú hổ vào
đánh giá sản phẩm rừng cây rậm rạp đã thực - HS đính các chú hổ vào sản
hiện ở bài trước để chia sẻ cảm nhận về phẩm rừng cây rậm rạp đã
* Trưng bày hình, màu và điểm độc đáo trên các chú thực hiện ở bài trước.
sản phẩm và hổ.
chia sẻ: - Hướng dẫn HS sắp xếp các chú hổ - HS trưng bày sản phẩm.
vào sản phẩm rừng cây rậm rạp và chia - Chia sẻ, nêu cảm nhận, đánh
sẻ cảm nhận về: giá, nhận xét bài mình, bài
1. Con có ấn tượng với chú hổ nào? Vì bạn.
sao?
2. Chú hổ của con được làm bằng * Học sinh trả lời theo cảm

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 65


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
những hình gì? nhận của bản thân:
3. Hình nào trên thân chú hổ được lặp
lại nhiều? - Hổ thường sống trong rừng...
4. Hổ thường sống ở đâu? - Hổ thường ăn thịt sống.
5. Thức ăn hổ yêu thích là gì? - Hổ rất nguy hiểm với con
6. Hổ thân thiện hay nguy hiểm với con người.
người? - Hổ được coi là động vật quý
7. Hổ được coi là động vật như thế nào? hiếm.
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen - Học sinh lắng nghe và rút
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS kinh nghiệm cho mình.
cả lớp.

Hoạt động 5: Nhiệm vụ của GV:


Vận dụng - - Hướng dẫn HS xem tranh và chỉ ra
phát triển hình, màu, không gian của bức tranh.
- Giới thiệu khái quát về hoạ sĩ Hăng-ri - HS lắng nghe để hiểu về họa
* Xem tranh Ru-xô (Henri Rousseau)(1844-1910) và sĩ.
của họa sĩ: tác phẩm của ông được giới thiệu trong
“ Hổ trong SGK.
cơn bão Trình chiếu PowerPoint:
nhiệt đới” - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát tranh trong SGK
(1891) (tranh trang 57 SGK) và trả lời các câu trang 57), tìm kiếm hình chú
của hoạ sĩ hỏi sau: hổ trong tranh.
Hăng-ri Ru- 1. Con có ấn tượng gì về bức tranh của - Tìm hiểu cảnh vật trong bức
xô: họa sĩ? tranh, cách vẽ nét, hình, màu
2. Trong tranh, con nhìn thấy mấy chú trong tranh của hoạ sĩ.
hổ?
3. Theo con, hình dáng của chú hổ thể - HS trả lời câu hỏi.
hiện trạng thái gì? - HS nhận xét, bổ sung..
4. Tác giả thể hiện cảnh vật ở đâu? Có
những hình ảnh gì trong tranh? * Ghi nhớ: Hổ được thể hiện
5. Màu sắc trong tranh cho em cảm giác trong nhiều loại hình nghệ
gì? thuật. Chúng là loài động vật
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. quý hiếm cần được bảo tồn và
cấm săn bắn.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ và các sản phẩm của chủ đề “ Khu rừng
nhiệt đới’ để làm 5 bài khu rừng thân thiện .

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 66


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 27 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 5: KHU RỪNG THÂN THIỆN ( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Trình bày được cách kết hợp nét, hình, màu,... và đậm, nhạt để vẽ tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật.
- Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong
tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp về rừng cây hoặc Video về một số khu rừng ( nếu có)
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Khởi động:
Hoạt động 1: Cho HS hát một bài hát sôi động để gây - HS nghe và cùng hát theo
Khám phá hứng thú cho HS. nhạc.
- GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
* Xem tranh - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
khu rừng: Nhiệm vụ của GV:
Tạo cơ hội cho HS quan sát cuộc sống
của các loài vật trong SGK trang 58 cùng
sản phẩm khu rừng được tạo từ bài học
trước để hình dung và nhận biết thêm về
các con vật trong tự nhiên.
Trình chiếu PowerPoint:
- Mời trưởng ban học tập điều khiển

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 67


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
lớp. - Thực hiện nhiệm vụ theo
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình yêu cầu, gợi ý của trưởng
(tranh trang 58 SGK), thảo luận nhóm ban học tập:
đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1. Sản phẩm rừng cây có mấy con vật? - HS quan sát.
Con vật đó có tên là gì? To hay nhỏ? - HS thảo luận nhóm đôi.
2. Hình dáng, màu sắc của nó ra sao? - Đại diện nhóm trả lời.
3. Con vật đó di chuyển như thế nào? - Nhóm khác nhận xét, bổ
Chúng ăn gì? sung.
4. Trong rừng còn có những con vật nào
nữa? Hãy chia sẻ những điều con biết về
những con vật trong rừng đó?
5. Bạn thích con vật nào trong rừng? Vì * Ghi nhớ: Trong mỗi khu
sao? rừng đều có rất nhiều loài vật
- Tạo cơ hội để HS thảo luận và chia sẻ chung sống. Chúng có màu
những trải nghiệm của mình, những câu sắc, hình dáng và cách di
chuyện về các con vật sống trong rừng chuyển, kiếm sống khác
mà các em biết. nhau.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát hình trong - Thực hiện nhiệm vụ theo
Kiến tạo SGK trang 59 thảo luận để nhận biết yêu cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – cách vẽ tranh phong cảnh khu rừng với
kĩ năng. các con vật mình yêu thích. - HS quan sát.
Trình chiếu PowerPoint: - HS trả lời câu hỏi.
* Cách vẽ - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS nhận xét, bổ sung.
tranh với con (hình trong SGK trang 59) để nhận biết - HS chỉ ra cách vẽ:
vật trong các bước vẽ tranh phong cảnh khu rừng B1: Vẽ hình các con vật
rừng: với các con vật theo các câu hỏi sau: trong rừng.
1. Cảnh vật của khu rừng thường có B2: Vẽ cây và cảnh vật của
những hình ảnh gì? khu rừng.
2. Có thể vẽ tranh khu rừng với những B3: Vẽ màu cho bức tranh.
hình ảnh nào trước? Vì sao?
3. Khu rừng thân thiện thường có các
con - HS nhắc lại các bước vẽ.
vật gì? Chúng sống cùng nhau như thế
nào?
4. Các bước thực hiện vẽ tranh như thế
nào?
- Gọi HS nêu các bước vẽ tranh trong
sách để ghi nhớ. - HS quan sát.
- Vẽ minh họa các bước vẽ hình và sắp * Ghi nhớ: Kết hợp hình vẽ
xếp cảnh vật trên bảng để HS quan sát, các con vật và khung cảnh
nhận ra cách thực hiện. rừng cây có thể tạo được bức
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. tranh khu rừng thân thiện.
Nhiệm vụ của GV:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 68


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Hoạt động 3: Nhắc HS quan sát tranh trang 60 SGK - Thực hiện nhiệm vụ theo
Luyện tập – Khơi gợi để HS nhớ lại hoặc hình dung yêu cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo về những con vật và khung cảnh của khu
rừng để thực hiện bài tập.
* Tạo sản Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
phẩm mỹ - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS trả lời câu hỏi.
thuật về (hình 1, 2, 3 trong SGK trang 60) và trả + Chia sẻ hình ảnh về con
những con lời các câu hỏi sau: vật mình sẽ thể hiện.
vật trong 1. Con vẽ con vật nào? Hình dáng, màu + Diễn tả hình dáng, màu sắc
rừng: sắc của nó như thế nào? Vị trí con vật đó và cách di chuyển của các
ở đâu trong bài vẽ? con vật đó.
2. Con còn vẽ thêm con vật nào cho bài
vẽ? Ở vị trí nào? * Lưu ý:
3. Cảnh vật nào phù hợp với các con vật - Nên vẽ màu cho cảnh vật ở
trong bài vẽ? xa trước (trên đầu giấy vẽ),
4. Con chọn màu nào để hoàn thiện bài
gắn vẽ sau.
vẽ?
- Hướng dẫn học sinh thực hành bài vẽ - Có thể tạo sản phẩm nhóm
về những con vật trong rừng theo ý bằng cách cắt, dán, ghép
thích. GV bao quát lớp và giúp đỡ các hình các con vật vào khung
HS còn lúng túng. cảnh của khu rừng chung.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT
trang 31. - HS làm bài tập thực hành.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng và sưu tầm các vật tìm được để tạo khuôn mặt
ngộ nghĩnh ở bài học sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 69


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 28 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI


BÀI 5: KHU RỪNG THÂN THIỆN ( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Trình bày được cách kết hợp nét, hình, màu,... và đậm, nhạt để vẽ tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật.
- Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong
tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp về rừng cây hoặc Video về một số khu rừng ( nếu có)
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Tổ chức cho HS trưng bày các bài vẽ và - Thực hiện nhiệm vụ theo
Phân tích- chia sẻ về: hình dáng, màu sắc các con yêu cầu, gợi ý của GV:
đánh giá vật trong bài vẽ và khung cảnh tạo không
gian khu rừng trong bài vẽ.
*Trưng bày – Tổ chức cho HS trưng bày bài vẽ sát - HS trưng bày bài vẽ.
sản phẩm và nhau để sản phẩm của HS tạo thành một
chia sẻ: khu rừng với các loại muông thú.
– Khuyến khích HS tưởng tượng mình
đang dạo chơi trong một khu rừng; chia
sẻ cảm nhận về không gian, nét, hình, - Giới thiệu, chia sẻ, nêu cảm
màu ở các con thú trong bài vẽ. nhận, đánh giá, nhận xét bài
Trình chiếu PowerPoint: hãy quan sát mình, bài bạn.
nhận xét theo các câu hỏi sau:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 70


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
1. Con có ấn tượng với bài vẽ nào? Vì - HS nêu tưởng tượng mình
sao? đang dạo chơi trong một khu
2. Nét, hình, màu con vật nào con thích? rừng; chia sẻ cảm nhận về
Con vật đó to hay nhỏ? Nó đang làm gì? không gian, nét, hình, màu ở
3. Bài vẽ nào tạo không gian rừng cây các con vật trong bài vẽ.
con thích?
4. Con có cảm nhận như thế nào về cuộc
sống của những con vật trong rừng?
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen - Học sinh lắng nghe và rút
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả kinh nghiệm cho mình.
lớp.
Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo
Hoạt động 5: Khuyến khích HS quan sát, khám phá, yêu cầu, gợi ý của GV:
Vận dụng - chỉ ra các nét, hình, màu và không gian - HS quan sát trên màn hình.
phát triển trong bài vẽ tại SGK trang 61. - HS chỉ ra điểm giống và
Trình chiếu PowerPoint: khác nhau trong bài vẽ của
* Tìm hiểu - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
tranh của mình và bài vẽ của bạn Diệp
(hình trong SGK trang 61- Tranh sáp
bạn: Anh.
màu của Nguyễn Diệp Anh) và trả lời
các câu hỏi sau: - HS nhận xét, bổ sung.
1. Con thấy bài vẽ của bạn có điểm gì
* Ghi nhớ: Những con vật
giống và khác với bài vẽ của con?
trong rừng có hình dạng màu
2. Cách sắp xếp hình các con vật và cảnh
sắc và đặc điểm bề ngoài
trong khu rừng như thế nào?
khác nhau, tạo nên vẻ đẹp
3. Theo con, màu sắc trong bài vẽ thể
của thiên nhiên và cảm hứng
hiện khu rừng vào mùa nào?
sáng tạo trong tranh.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng và sưu tầm các vật tìm được để tạo khuôn mặt
ngộ nghĩnh ở bài học sau.
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:


 Chủ đề: Khu rừng nhiệt đới được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như vẽ,
cắt dán, in chà xát với các hoạt động cá nhân, nhóm.
 Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các con vật, cây cối,
phong cảnh núi rừng,... qua chấm, nét, hình, màu, không gian trong sản phẩm mỹ
thuật. Từ đó giúp HS có ý thức chăm sóc con vật, ý thức bảo vệ rừng và thêm
yêu quê hương, đất nước.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 71


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
 Sau khi học xong chủ đề, về nhà nếu có đồng tiền xu, cán thìa nhôm, hộp bánh
kẹo (bằng tôn) có các hình hoa văn in nổi, các con đặt tờ giấy trắng lên trên rồi
in chà xát bằng sáp màu, các con sẽ thấy thú vị đấy! Ngoài ra mỗi bạn cắt dán 1
con vật theo ý thích, buổi sau đem đến lớp để cùng nhau làm bức tranh khổ lớn
(A0) về Khu rừng thân thiện nhé!

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ ( 6 TIẾT )

Giới thiệu chủ đề:

- Chủ đề: Đồ chơi thú vị nhằm giới thiệu về vẻ đẹp của các loại đồ chơi được tạo từ
giấy, bìa màu và các vật liệu đã qua sử dụng.
- Thông qua các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán, dính kết,… với các hoạt động cá
nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của các đồ vật đã qua sử dụng
trong tạo hình sản phẩm mỹ thuật. Từ đó giúp HS phát triển trí tưởng tượng trong sáng
tạo đồ chơi. Có ý tưởng sử dụng các sản phẩm mỹ thuật để học tập. Biết tôn trọng sự
khác biệt của mỗi cá nhân.

Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề:


1. Quan sát, nhận thức:
- Nêu được cách kết hợp các nét, hình, màu, khối và vật liệu đã qua sử dụng
để tạo sản phẩm mỹ thuật.
2. Sáng tạo và ứng dụng:
- Tạo được đồ chơi từ vật liệu đã qua sử dụng và giấy bìa màu.
3. Phân tích và đánh giá:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật đã qua sử dụng trong tạo hình sản
phẩm mỹ thuật.
- Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo đồ chơi. Có ý tưởng sử dụng các sản
phẩm mỹ thuật để học tập. Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

TUẦN: 29 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 1: KHUÔN MẶT NGỘ NGHĨNH ( tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Trình bày được cách kết hợp nét, hình, màu,... và đậm, nhạt để vẽ tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng:

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 72


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật.
- Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong
tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp về rừng cây hoặc Video về một số khu rừng ( nếu có)
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: - HS nhảy và hát theo nhạc.
Khám phá Chúng mình cùng nhảy và hát theo nhé!
“ Bống bống bang bang ”
- GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
* Khám phá - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
hình các Nhiệm vụ của GV:
khuôn mặt: Tạo cơ hội cho HS quan sát hình một số - Thực hiện nhiệm vụ theo
khuôn mặt được làm bằng các vật liệu yêu cầu, gợi ý của trưởng ban
khác nhau để các em nhận biết cách tạo học tập:
hình từ những vật liệu tìm được.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát.
- Mời trưởng ban học tập điều khiển - HS thảo luận nhóm đôi.
lớp. - Đại diện nhóm trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - Nhóm khác nhận xét, bổ
(hình trang 62 SGK), thảo luận nhóm đôi sung.
và trả lời các câu hỏi sau:
1. Khuôn mặt được tạo ra bằng cách
* Ghi nhớ: Việc kết hợp các
nào?
đồ vật tìm được để tạo hình
2. Những vật liệu nào đã tạo nên các
khuôn mặt là một hình thức
khuôn mặt?
sáng tạo nghệ thuật, thường
3. Hình dạng các khuôn mặt có gì đặc
tạo ra được những sản phẩm
biệt? Những màu nào có trên khuôn mặt?
mỹ thuật rất ngộ nghĩnh và
4. Nét biểu cảm trên mỗi khuôn mặt có
độc đáo.
gì khác nhau?...
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát hình trong - Thực hiện nhiệm vụ theo
Kiến tạo SGK, thảo luận để nhận biết cách tạo yêu cầu, gợi ý của GV:
kiến thức - hình khuôn mặt từ các vật liệu khác
kĩ năng. nhau. - HS quan sát để chỉ ra cách
Trình chiếu PowerPoint: tạo khuôn mặt từ các vật liệu
* Cách tạo - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình khác nhau:
hình khuôn (hình trang 63 SGK), thảo luận nhóm đôi B1: Tạo hình khuôn mặt từ
mặt từ các và trả lời các câu hỏi sau: giấy bìa (vỏ hộp, đĩa nhựa...)

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 73


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
vật liệu khác 1. Hình khuôn mặt được tạo bằng những B2: Tạo các bộ phận trên
nhau: vật liệu gì? khuôn mặt bằng các vật liệu
2. Có thể sử dụng đồ dùng, vật liệu gì để có hình khối phù hợp ( cúc
tạo các bộ phận trên khuôn mặt? áo,nắp chai, các loại hạt,...).
3. Sắp xếp các chi tiết bộ phận như thế B3: tạo tóc bằng vật liệu dạng
nào để khuôn mặt có vẻ ngộ nghĩnh? nét như len, sợi, rơm, xé giấy
4. Khuôn mặt ngộ nghĩnh thể hiện ở đặc hình sợi....
điểm đáng chú ý nào? - HS nhắc lại các bước.
Lưu ý: Kết dính các bộ phận trên khuôn
mặt lại với nhau bằng hồ dán và keo * Ghi nhớ: Các đồ vật đã qua
dính,... sử dụng có thể dùng để tạo
- Gọi HS nêu các bước. được hình khuôn mặt ngộ
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. nghĩnh, đáng yêu.
- Thao tác mẫu để HS theo dõi cách thực - HS quan sát.
hiện.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Khuyến khích HS chủ động lựa chọn và - Thực hiện nhiệm vụ theo
Luyện tập – kết hợp các vật liệu hài hòa với nhau khi yêu cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo tạo hình khuôn mặt.
Trình chiếu PowerPoint:
* Tạo hình - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát và trả lời về:
khuôn mặt (hình trang 64 SGK), và trả lời các câu + Tưởng tượng về khuôn mặt
từ vật liệu hỏi sau: định tạo
tìm được: 1. Con sẽ lựa chọn vật liệu nào để tạo + Tập hợp các vật liệu tìm
hình khuôn mặt. được tạo kho vật liệu chung
2. Con sẽ sử dụng vật liệu nào để tạo của nhóm bàn hay cả lớp.
hình mắt, mũi, miệng cho khuôn mặt. + Chọn vật liệu hay hình đồ
3. Con sẽ tạo hình khuôn mặt bạn nam vật có hình dạng thích hợp
hay nữ. Tóc nhân vật ngắn hay dài? Vật làm khuôn mặt.
liệu nào phù hợp với kiểu tóc đó? + Tìm những vật liệu phù hợp
4. Em mong muốn khuôn mặt có biểu với nét, hình các bộ phận trên
cảm như thế nào? khuôn mặt để tạo hình.
- Khuyến khích HS tham khảo cách tạo
sản phẩm của các bạn trong lớp để các
em có thêm ý tưởng trong sáng tạo.
Lưu ý: Nên chọn vật liệu có hình dạng
phù hợp, tạo được nét biểu cảm cho các
bộ phận trên khuôn mặt.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 31.
* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng và sưu tầm các vật tìm được để tạo hình rô-bốt ở
bài học sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 74


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN: 30 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 1: KHUÔN MẶT NGỘ NGHĨNH ( tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách kết hợp nét, hình, màu,... và đậm, nhạt để vẽ tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật.
- Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong
tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh , ảnh chụp về rừng cây hoặc Video về một số khu rừng ( nếu có)
- HS: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Khuyến khích HS cùng trưng bày sản - Thực hiện nhiệm vụ theo
Phân tích- phẩm để thảo luận, chia sẻ về nét biểu yêu cầu, gợi ý của GV:
đánh giá cảm và ngôn ngữ tạo hình trên các khuôn
mặt theo các câu hỏi sau:
* Trưng bày 1. Con thích hình khuôn mặt nào? Vì - HS trưng bày bài vẽ.
sản phẩm và sao? - Giới thiệu, chia sẻ, nêu cảm
chia sẻ: 2. Những vật liệu gì tạo nên khuôn mặt nhận, đánh giá, nhận xét bài
ngộ nghĩnh? mình, bài bạn về:
3. Cách tạo hình khuôn mặt được thực + Khuôn mặt yêu thích.
hiện như thế nào? + Cách sử dụng vật liệu trong
4. Chi tiết nào tạo nên nét độc đáo, ngộ tạo hình khuôn mặt và các bộ
nghĩnh của khuôn mặt? phận.
5. Nét biểu cảm của từng khuôn mặt như + Điểm độc đáo, ngộ nghĩnh
thế nào? Điều con cảm nhận được trong của khuôn mặt.
quá trình thực hiện bài tập? + Nét biểu cảm của khuôn
Lưu ý: Khuyến khích HS giới thiệu cách mặt. Màu sắc trên khuôn mặt.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 75


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
mình thu nhặt và lưu giữ những đồ vật - HS giới thiệu cách mình thu
đã qua sử dụng để dùng trong học tập và nhặt và lưu giữ những đồ vật
sáng tạo. đã qua sử dụng để dùng trong
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen học tập và sáng tạo.
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả - Học sinh lắng nghe và rút
lớp. kinh nghiệm cho mình.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Khuyến khích HS quan sát nét biểu cảm - Thực hiện nhiệm vụ theo
Vận dụng - trên những khuôn mặt vừa tạo ra và biểu yêu cầu, gợi ý của GV:
phát triển cảm dựa trên các khuôn mặt đó. - HS mang sản phẩm vừa tạo
- Yêu cầu HS mô phỏng lại nét biểu cảm ra để thể hiện biểu cảm theo
* Biểu cảm theo hình khuôn mặt đã tạo ra để các em sản phẩm; đổi chéo sản phẩm
theo sản cảm nhận được sự khác biệt về trạng thái cho nhau để thực hiện biểu
phẩm khuôn tinh thần của chân dung. cảm.
mặt: CÂU HỎI GỢI MỞ - HS trả lời câu hỏi.
1. Khuôn mặt con tạo hình có cảm xúc - HS nêu cảm xúc khi mô
gì? phỏng trạng thái biểu cảm
2. Nét cảm xúc đó có gì khác biệt với theo khuôn mặt vừa tạo được.
khuôn mặt cùng biểu cảm của các bạn
khác? * Ghi nhớ: Cần tôn trọng và
3. Con có cảm nhận gì khi mô phỏng khuyến khích sự khác nhau
trạng thái biểu cảm theo khuôn mặt con trong cách sử dụng vật liệu để
đã tạo hình? biểu cảm trên các sản phẩm,
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. tác phẩm mỹ thuật.

* Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng và sưu tầm các vật tìm được để tạo hình rô-bốt ở
bài học sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 76


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 31 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 2: TẠO HÌNH RÔ-BỐT( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách kết hợp các hình cơ bản để tạo hình rô-bốt.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình rô-bốt từ cách cắt, ghép giấy màu và các vật liệu tìm được.
- Chỉ ra cách tạo hình và trang trí rô-bốt.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm.
- Cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong
học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các ảnh chụp rô-bốt và vài con rô-bốt đồ chơi. Video về rô-bốt ( nếu có)
- HS: Keo, hồ dán, giấy màu, bút màu,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Câu đố: “ Tên người mà chẳng phải
Khám phá người. Có nhiều hình dáng tùy nơi nào - HS nghe và giải đáp câu đố.
cần. Nghe lời làm việc chuyên cần. ( Người máy – Rô-bốt )
Khi trong nhà máy khi gần trẻ em”
* Tìm hiểu Là gì?
hình rô-bốt: - GV khen HS đoán đúng và giới thiệu - HS nhắc lại tên bài.
bài. - HS lấy ĐD học tập.
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Nhiệm vụ của GV: cầu, gợi ý của trưởng ban học
Tạo cơ hội cho HS quan sát, thảo luận tập:
để nhận biết các vật liệu tạo hình rô-
bốt và cách tạo rô-bốt. - HS quan sát.
Trình chiếu PowerPoint: - HS thảo luận nhóm đôi.
- Mời trưởng ban học tập điều khiển - Đại diện nhóm trả lời.
lớp. - Nhóm khác nhận xét, bổ
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình sung.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 77


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
(hình trang 66 SGK), thảo luận nhóm - HS chia sẻ và thảo luận về :
đôi và trả lời các câu hỏi sau: + Vật liệu tạo hình rô-bốt.
1. Rô-bốt có những bộ phận nào? + Các hình cơ bản tạo hình rô-
2. Những bộ phận đó có hình gì? bốt.
3. Hình nào được lặp lại nhiều lần? + Cách tạo hình rô-bốt.
4. Các vật liệu nào tạo nên rô-bốt ? * Ghi nhớ: Rô-bốt được tạo ra
Lưu ý: có thể cho HS xem video về bằng cách cắt, ghép các hình cơ
rô-bốt (nếu có) để HS nhận biết thêm bản từ giấy, bìa màu và trang
về nhiều hình dáng, cách tạo rô-bốt. trí bằng những vật liệu khác
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. nhau.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT - HS làm bài tập thực hành.
trang 34.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 2: Khuyến khích HS quan sát hình minh - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Kiến tạo họa trong SGK trang 67 thảo luận để cầu, gợi ý của GV:
kiến thức – chỉ ra cách tạo hình rô-bốt từ các hình
kĩ năng. cơ bản.
Trình chiếu PowerPoint: - HS quan sát để chỉ ra các
* Cách tạo - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình bước tạo hình rô-bốt:
hình Rô-bốt: (hình trang 67 SGK), thảo luận nhóm B1: Cắt giấy bìa thành các hình
đôi và trả lời các câu hỏi sau: cơ bản để làm các bộ phận của
1. Có những bước nào để tạo hình rô- rô-bốt.
bốt? B2: Lắp ghép và dán các bộ
2. Hình rô-bốt được tạo ra từ các hình phận tạo hình rô-bốt.
cơ bản nào? Thân, đầu, chân, tay B3: Trang trí để rô-bốt thêm
giống hình gì? sinh động và độc đáo.
3. Hình nào được lăp lại, tỷ lệ giữa - HS nhắc lại các bước tạo rô-
các hình ra sao? Con thấy cần trang trí bốt.
thêm gì để rô-bốt đẹp hơn?
- Khuyến khích HS nêu lại các bước * Ghi nhớ: Ghép, nối các hình
thực hiện tạo hình rô-bốt. cơ bản có thể tạo được hình rô-
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. bốt.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: - Hỗ trợ HS cắt các hình cơ bản từ - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Luyện tập – giấy, bìa màu tạo các bộ phận khác cầu, gợi ý của GV:
sáng tạo nhau để lựa chọn hình sáng tạo rô-bốt.
* Tạo hình Trình chiếu PowerPoint:
rô-bốt yêu - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
- HS quan sát để nắm các bước
thích: (hình trang 68 SGK) và trả lời các câu
tạo hình rô-bốt
hỏi sau:
+ Lựa chọn giấy màu, vật liệu
1, Rô-bốt của con được tạo từ những
phù hợp để cắt, tạo hình rô-bốt
hình cơ bản nào? Hình nào sẽ là đầu,
theo ý thích.
thân, chân tay của rô-bốt?
+ Kết hợp các vật liệu khác
2. Bộ phận nào cần to, bộ phận nào
nhau để tạo mắt, mũi, miệng
cần nhỏ?
rô-bốt.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 78


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
3. Con đã dùng màu nào để cắt các Lưu ý: Nên kết hợp các vật
hình? Vật liệu nào để tạo chi tiết? liệu khác nhau để tạo các chi
- Khơi gợi để HS chọn tỷ lệ các bộ tiết cho rô-bốt thêm sinh động.
phận của rô-bốt cân đối với nhau. - HS quan sát, học hỏi.
- Cho HS tham khảo thêm các sản
phẩm để có ý tưởng tạo hình độc đáo. - HS làm bài tập thực hành.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT
trang 35.

Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu và các vật liệu len, sợi để học bài “ Con rối đáng yêu”

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 79


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 32 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 2: TẠO HÌNH RÔ-BỐT( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Chỉ ra được cách kết hợp các hình cơ bản để tạo hình rô-bốt.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình rô-bốt từ cách cắt, ghép giấy màu và các vật liệu tìm được.
- Chỉ ra cách tạo hình và trang trí rô-bốt.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm.
- Cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong
học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các ảnh chụp rô-bốt và vài con rô-bốt đồ chơi. Video về rô-bốt ( nếu có)
- HS: Keo, hồ dán, giấy màu, bút màu,...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV:


Hoạt động 4: Tổ chức cho HS giới thiệu và chia sẻ - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Phân tích- sản phẩm rô-bốt. cầu, gợi ý của GV:
đánh giá - Tổ chức cho HS trưng bày bài sản
phẩm rô-bốt theo nhóm để chia sẻ về:
* Trưng bày 1. Con thích sản phẩm rô-bốt nào? Tại - HS tập hợp rô-bốt theo nhóm
sản phẩm và sao? 3 đến 4 HS
chia sẻ: 2. Đâu là điểm độc đáo trên rô-bốt của - Giới thiệu, chia sẻ, nêu cảm
mình, của bạn? Màu sắc rô-bốt như nhận, đánh giá, nhận xét bài
thế nào? mình, bài bạn về:
3. Rô-bốt được ghép từ những hình gì? - HS thuyết minh về sản phẩm
Hình nào được xuất hiện nhiều nhất? của mình trước lớp.
4. Con có ý tưởng gì trong việc kết - HS nêu ý tưởng về câu
hợp với bạn để tạo câu chuyện về gia chuyện gia đình rô-bốt.
đình rô-bốt?
- GV nhận xét, đánh giá chung. Khen - Học sinh lắng nghe và rút
ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS kinh nghiệm cho mình.
cả lớp.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 80


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Khuyến khích HS sử dụng rô-bốt tạo - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Vận dụng - nhóm để kể câu chuyện về gia đình rô- cầu, gợi ý của GV:
phát triển bốt:
1. Con và các bạn tập hợp hình rô-bốt - Nhóm HS kết hợp rô-bốt với
* Kể về gia phù hợp với các thành viên nào trong nhau tạo câu chuyện về gia
đình rô-bốt: gia đình? đình rô-bốt?
2. Nhóm con xây dựng gia đình có - HS tập hợp rô-bốt thàng
mấy thành viên? nhóm, phân vai các thành viên
3. Câu chuyện của nhóm con có nội trong gia đình, tưởng tượng, kể
dung gì? chuyện.
4.Qua câu chuyện con cảm nhận được * Ghi nhớ: Có thể sử dụng
điều gì? hình rô-bốt để kể câu chuyện
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. về gia đình.

Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu và các vật liệu len, sợi để học bài “ Con rối đáng yêu”

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 81


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 33 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 3: CON RỐI ĐÁNG YÊU( tiết 1 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình con rối đơn giản.
- Chỉ ra được hình, khối trong sản phẩm mỹ thuật.
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý tưởng sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình ảnh và sản phẩm về con rồi. Video về rối nước ( nếu có)
- HS: Giấy, bìa màu, giấy thủ công, tạp chí, dây, kéo, hồ dán, bút màu
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: Cho HS xem
Khám phá trích đoạn Video vở: “ Xuân về Bản
Mèo”- Nhà hát múa rối Việt Nam. - HS xem và trả lời câu hỏi.
* Khám phá - Trong đoạn video có hình ảnh gì? Con ( Con rối )
hình con rối: có thích các nhân vật này không?
* GV giới thiệu: Múa rối là nghệ thuật - HS lắng nghe và nhận thức.
tạo hình không gian, biểu cảm thông
qua cử chỉ, hành động con rối do nghệ
nhân điều khiển. Ở Việt Nam, ngoài
múa rối nước, thì múa rối cạn lại được
xem là phong phú, sinh động và dễ hiểu
hơn. Múa rối cạn có nhiều hình thức
biểu diễn như: rối tay, rối que, rối dây,
rối bóng,..
- GV giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. - HS lấy ĐD học tập.
Nhiệm vụ của GV:
Tạo cơ hội cho HS quan sát hình con rối

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 82


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
để nhận biết được vật liệu, hình thức tạo
con rối.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình cầu, gợi ý của GV:
(hình trang 70 SGK), thảo luận nhóm
đôi và trả lời các câu hỏi sau: - HS quan sát.
1. Các bộ phận của con rối được tạo bởi - HS thảo luận nhóm đôi và
những hình nào? chia sẻ cảm nhận về:
2. Nêu vật liệu để tạo hình con rối? + Các bộ phận của con rối.
3. Hãy nêu hình thức thể hiện của con + Vật liệu tạo hình con rối.
rối?. + Hình thức thể hiện của con
4. Con thấy thân rối có khối hình gì? Kể rối.
tên các màu sắc trang trí con rối?
Lưu ý: Có thể cho học sinh quan sát sản - Đại diện nhóm trả lời.
phẩm con rối để tìm hiểu và chia sẻ cảm - Nhóm khác nhận xét, bổ
nhận về vật liệu và hình thức tạo hình sung.
con rối đơn giản.
- GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực
phát biểu xây dựng bài.
Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
Hoạt động 2: Khuyến khích HS lựa chọn giấy, bìa cầu, gợi ý của GV:
Kiến tạo màu cắt hình nón để trang trí và tạo hình
kiến thức - con rối. - HS quan sát, thảo luận nhóm:
kĩ năng. Trình chiếu PowerPoint: - Đại diện nhóm trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - Nhóm khác nhận xét, bổ
* Cách tạo (hình trang 71 SGK), thảo luận nhóm sung.
hình con rối: đôi và trả lời các câu hỏi sau: * Cách tạo hình con rối:
1. Cần vật liệu gì để tạo hình con rối? B1: Vẽ và cắt hình tạo thân con
2. Thân rối được tạo ra bằng cách nào? rối.
3. Khuôn mặt con rối có thể được tạo ra B2: Trang trí cho phần thân
từ vật liệu gì? con rối.
4. Cần ghép các bộ phận của con rối với B3: Gấp đôi đoạn dây đính vào
nhau bằng cách nào để con rối chuyển mặt sau thân rối
động được linh hoạt? B4: Cuộn và dán hai cạnh của
- Gọi HS nhắc lại các bước tạo hình con thân rối với nhau.
rối. B5: Tạo hình và dán khuôn
- Hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc mặt, chân, tay cho rối.
gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi - HS nhắc lại các bước tạo con
nhớ. rối.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. * Ghi nhớ: Kết hợp hình cắt
Lưu ý: Có thể vẽ; xé, dán thiết kế thời dán, giấy với dây có thể tạo
trang, đồ dùng phụ kiện cho con rối được con rối đơn giản.
thêm sinh động. - HS lắng nghe.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tạo hình con rối từ giấy
Luyện tập – bìa, giấy màu, các vật liệu khác. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 83


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
sáng tạo Trình chiếu PowerPoint: cầu, gợi ý của GV:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
* Tạo hình - HS quan sát.
(hình trang 72 SGK) và trả lời các câu
con rối ngộ - HS trả lời câu hỏi.
hỏi sau:
nghĩnh: - HS nhận xét, bổ sung.
1. Con thích tạo rối hình bạn nam hay
bạn nữ?
+ Lựa chọn bìa, giấy màu tạo
2. Con sử dụng những vật liệu gì để tạo
hình con rối ngộ nghĩnh yêu
hình rối?
thích.
3. Con muốn tạo chi tiết gì trang trí cho
+ Tham khảo các sản phẩm rối
con rối?
để có ý tưởng tạo chi tiết và
4. Con rối khiến con liên tưởng đến
trang trí rối.
nhân vật nào trong gia đình, người thân?
- Hỗ trợ HS cách dán và tạo thêm các
bộ phận cho phù hợp tỉ lệ của rối.
Lưu ý: Trang trí trước cuộn
Lưu ý: Trang trí trước cuộn giấy dán
giấy dán tạo thân rối.
tạo thân rối.
- HS thực hành tạo sản phẩm.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT
trang 37.

* Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu và các vật liệu khác cùng các sản phẩm đã học
trong năm để tạo sơ đồ tư duy ở bài học sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 84


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 34 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ


BÀI 3: CON RỐI ĐÁNG YÊU( tiết 2 )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Nêu được cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây.
2. Kỹ năng:
- Tạo được hình con rối đơn giản.
- Chỉ ra được hình, khối trong sản phẩm mỹ thuật.
- Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý tưởng sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình ảnh và sản phẩm về con rồi. Video về rối nước ( nếu có)
- HS: Giấy, bìa màu, giấy thủ công, tạp chí, dây, kéo, hồ dán, bút màu
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu


Hoạt động 4: Khuyến khích HS kết hợp các con rối cầu, gợi ý của GV:
Phân tích- theo nhóm, trưng bày và chia sẻ về sản
đánh giá phẩm con rối theo các câu hỏi sau: - HS tập hợp con rối theo nhóm
1. Con thích hình con rối nào? Vì sao? 2 bàn hoặc trình bày trước lớp.
* Trưng bày 2. Nét, hình, màu trang trí của con rối - HS giới thiệu, chia sẻ sản
sản phẩm và có gì đặc biệt? phẩm con rối về:
chia sẻ: 3. Nét biểu cảm trên khuôn mặt rối vui + Nét, hình, màu trang trí trên
hay buồn? Điểm đáng yêu nhất của con con rối.
rối là gì? + Biểu cảm trên khuôn mặt rối.
4. Con có ý tưởng sử dụng con rối để + Điểm đáng yêu của con rối.
làm gì trong học tập và vui chơi? + Ý tưởng sử dụng con rối
trong học tập và vui chơi.
- Nếu thời gian cho phép khuyến khích Lưu ý: Có thể kết hợp các con
HS tưởng tượng tạo câu chuyện về gia rối để tạo thành một gia đình,
đình rối. nhóm bạn để chia sẻ hoặc kể
chuyện.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 85


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
Vận dụng - ảnh rối nước trong SGK (trang 73) hoặc - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu
phát triển video do GV chuẩn bị để thảo luận, tìm cầu, gợi ý của GV:
hiểu về nghệ thuật múa rối nước dân
* Tìm hiểu gian VN
nghệ thuật Trình chiếu PowerPoint:
múa rối - Cho HS xem video : tiết mục Chú Tễu
nước Việt giáo trò và tiết mục trả gươm cho rùa - HS thưởng thức nghệ thuật.
Nam: Thần của vua Lê Lợi. Các con hãy xem
và ghi nhớ các nhân vật rối trong các
tiết mục này nhé!
1. Cảm nhận của con khi quan sát các - HS trả lời các câu hỏi theo
hình ảnh nhân vật rối nước thế nào? quan sát và cảm nhận của
2. Các nhân vật được tạo hình như thế mình.
nào? Bằng chất liệu gì?
3. Trang phục, nét mặt của nhân vật có - HS nêu những điều mình biết
gì đặc biệt? về nghệ thuật múa rối nước
4. Những điều con biết về nghệ thuật Việt Nam.
múa rối nước Việt Nam là gì?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. * Ghi nhớ: Con rối là một sản
* GV giới thiệu: phẩm mỹ thuật dùng để biểu
- Múa rối nước là một loại hình nghệ diễn.
thuật sân khấu dân gian truyền thống
độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa - HS lắng nghe, ghi nhớ.
nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố
dân gian, múa rối nước đã trở thành
một nghệ thuật truyền thống, một sáng
tạo đặc biệt của người Việt Nam.

* Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu và các vật liệu khác cùng các sản phẩm đã học
trong năm để tạo sơ đồ tư duy ở bài học sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 86


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

TUẦN: 35 Ký duyệt BGH


Ngày soạn:.../…/… Ngày…/…/…
Thời gian thực hiện: …/…/…

NHỮNG BÀI EM ĐÃ HỌC( 1 tiết )

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Kiến thức:
- Kể tên được những bài Mỹ thuật đã học.
- Vẽ được sơ đồ thể hiện các dạng bài đã học.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh.
3. Phẩm chất, năng lực:
- Có ý thức trân trọng giữ gìn các sản phẩm Mỹ thuật trong học tập và trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các tranh , ảnh sản phẩm về sơ đồ tư duy
- HS: Keo, hồ dán, giấy màu bút màu,...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

* Khởi động:
Hoạt động 1: Trình chiếu PowerPoint: Chúng mình - HS hát theo nhạc .
Khám phá cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
nhé!
* Nêu tên Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo
các bài đã Tạo cơ hội cho HS quan sát các bài đã yêu cầu, gợi ý của GV:
học: học để nhớ lại chủ đề, tên bài và các sản
phẩm đã làm được.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình - HS quan sát, chia sẻ những
(hình trang 74 SGK) và trả lời các câu gì mình nhớ được ở các bài
hỏi sau: học trước.
1. Con đã học những bài nào trong môn + Nhớ lại và nêu chủ đề, tên
Mỹ thuật lớp 2? các bài đã học.
2. Con thích nhất bài nào? Vì sao? + Các sản phẩm đã tạo
3. Các sản phẩm con tạo được là gì? được.
4. Các vật liệu nào tạo nên các sản phẩm + Các vật liệu để tạo sản
đó? phẩm.
5. Con thích sản phẩm nào nhất? + Bài mà em yêu thích.
Lưu ý: Có thể cho học sinh quan sát các * Ghi nhớ: Từ đầu năm đến
bài trong SGK Mĩ thuật 2 hoặc sản phẩm nay chúng ta đã được học 5

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 87


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
các bài để tìm hiểu và chia sẻ cảm nhận. chủ đề với 17 bài: gồm các
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. loại hình thể hiện như vẽ, xé
- Bài hôm nay chúng ta sẽ tổng hợp bằng dán, nặn kết hợp thêm cả các
sơ đồ tư duy cho chúng ta dễ nhớ hơn. vật liệu tìm được.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài thực hành.
trang 38.
Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo
Hoạt động 2: Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK yêu cầu, gợi ý của GV:
Kiến tạo trang 75 thảo luận để chỉ ra cách tạo sơ - HS quan sát để chỉ ra cách
kiến thức - đồ tư duy theo các câu hỏi sau: tạo sơ đồ tên các bài học:
kĩ năng. 1. Quan sát con thấy các bước tạo sơ đồ B1: Cắt giấy màu theo hình
các bài đã học như thế nào? yêu thích.
* Cách tạo 2. Khi tạo hình sơ đồ các bài đã học, con B2: Viết tên các bài học vào
sơ đồ tên các cần chuẩn bị những vật liệu gì? giấy màu đã cắt.
bài học: 3. Con có ý tưởng gì về phân loại các bài B3: Sắp xếp tên các bài học
đã học theo chủ đề, bài học và cách tạo theo ý thích.
hình, trang trí sơ đồ của mình? - HS nhắc lại các bước vẽ.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. * Ghi nhớ: Sơ đồ tư duy có
- Hướng dẫn HS cắt giấy màu thành các thể được tạo ra từ sự sắp xếp
hình to, nhỏ khác nhau. Nhận biết cách các hình cắt giấy.
tạo bảng tổng kết sơ đồ các bài học bằng
giấy màu.
- GV hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc - HS quan sát, ghi nhớ.
gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi nhớ.
Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo
Hoạt động 3: Khuyến khích HS tạo sơ đồ tên các bài yêu cầu, gợi ý của GV:
Luyện tập – học từ giấy màu. + Lựa chọn giấy màu, cắt
sáng tạo Trình chiếu PowerPoint: các hình yêu thích để tạo sơ
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình đồ theo ý mình.
* Tạo sơ đồ (hình trang 76 SGK) và trả lời các câu + Tham khảo các bài mẫu để
tên các bài hỏi sau: tạo sơ đồ các bài đã học.
học: 1. Con thích cắt những hình nào? - HS quan sát cô làm mẫu.
2. Những hình đó giống hay khác nhau? Lưu ý: Có thể kết hợp vẽ,
3. Con muốn tạo sơ đồ hình gì? cắt, dán các hình theo ý thích
- Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh cách cắt, để tạo sơ đồ tư duy các bài
dán sơ đồ. mỹ thuật đã học.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài thực hành.
trang 39.
- GV bao quát lớp và giúp đỡ các HS còn
lúng túng.
Nhiệm vụ của GV: - Thực hiện nhiệm vụ theo
Hoạt động 4: Tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ và chia yêu cầu, gợi ý của GV:
Phân tích- sẻ về sản phẩm mình thích nhất theo các
đánh giá câu hỏi sau:. - HS trưng bày bài vẽ.
1. Nêu cách tạo sơ đồ mà con đã làm? - Giới thiệu, chia sẻ, nêu cảm
Trưng bày 2. Kể tên các hình có trong sơ đồ. Những nhận, đánh giá, nhận xét bài

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 88


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
sản phẩm và hình nào được lặp lại? Màu sắc của từng mình, bài bạn.
chia sẻ: hình thế nào? Lưu ý: Có thể sử dụng sơ đồ
3. Nêu thứ tự chủ đề, các bài mỹ thuật đã để hệ thống kiến thức những
học. bài đã học một cách nhanh
4. Chỉ ra sơ đồ con ấn tượng nhất. Vì chóng, hiệu quả.
sao?
- Khuyến khích HS thuyết minh về sản - HS thuyết minh về sản
phẩm của mình trước lớp. phẩm của mình trước lớp.
Nhiệm vụ của GV:
Hoạt động 5: Khuyến khích HS chia sẻ cách sử dụng - Thực hiện nhiệm vụ theo
Vận dụng - và bảo quản sản phẩm Mỹ thuật từ các yêu cầu, gợi ý của GV:
phát triển bài đã học để trang trí làm đẹp cho góc
học tập, ngôi nhà của mình hoặc làm quà - HS chia sẻ theo nhóm bàn
* Chia sẻ tặng cho người thân. về cách sử dụng, bảo quản
cách sử Trân trọng, có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm.
dụng và bảo sản phẩm của mình của bạn. - Đại diện nhóm trả lời.
quản sản Trình chiếu PowerPoint: - Nhóm khác nhận xét, bổ
phẩm Mỹ - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình sung.
thuật: (hình trang 77 SGK) thảo luận nhóm đôi * Ghi nhớ: Các bài học
và trả lời các câu hỏi sau: trong môn Mỹ thuật lớp 2
1. Sản phẩm Mỹ thuật từ các bài đã học đều có sự kết hợp hài hoà
có thể sử dụng để làm gì? chấm, nét, hình, màu, khối,...
2. Con bảo quản, giữ gìn và sử dụng sản giúp ta cảm thụ và khám phá
phẩm Mỹ thuật như thế nào? thế giới xung quanh.
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 89


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

THÔNG TIN TÁC PHẨM, TÁC GIẢ

HỌA SĨ NGUYỄN THU THỦY

Nguyễn Thu Thuỷ là nữ hoạ sĩ thiết kế tranh gốm thành

danh ở Hà Nội, được biết đến với công trình nghệ thuật

công cộng: Con đường gốm sứ ven sông Hồng, được xây

dựng trong 4 năm (2007 - 2010) để chào mừng kỉ niệm

1000 năm “Thăng Long - Hà Nội”. Tác phẩm “Con đường

gốm sứ ven sông Hồng” dài 4km và đạt kỉ lục Guinness

thế giới về tổng diện tích tranh ghép gốm lớn nhất

(6 950 mét vuông).

- Hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ có niềm yêu thích và đam mê

đặc biệt đối với chất liệu gốm sứ. Cảm hứng đến với nghệ thuật ghép gốm của chị bắt
nguồn từ chính những hình điêu khắc, mái ngói, gạch hoa trang trí từ thời Đông Sơn
qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn của Việt Nam. Hoạ tiết, hoa văn nghệ thuật dân
tộc đã thắp lên tình yêu của hoạ sĩ với chất liệu gốm.

- Hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ đã đạt được nhiều giải thưởng về thiết kế, nhiều bằng khen
trong và ngoài nước với những đóng góp đối với nghệ thuật và cộng đồng. Với thành
công của công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, hoạ sĩ đã nhận được Giải
thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội và danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú năm
2010. Những tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ và các cộng sự đều thể hiện một tình yêu
sâu sắc và niềm tự hào về đất nước Việt Nam, về vẻ đẹp của quê hương và nền nghệ
thuật nước nhà.

- Một số tác phẩm ghép gốm nổi bật của hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ là công trình tranh
tường trang trí tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, đạt Huy chương Đồng Cuộc thi Thiết kế
Quốc tế IDA (International Design Awards) tại Los Angeles (Hoa Kỳ) năm 2017; công

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 90


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
trình gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương trong công viên Thống Nhất, Hà Nội - đạt giải
Bạc cuộc thi Thiết kế Quốc tế A' Design Awards & Competition năm 2018 tại Italia;
công trình tranh Hoa sen trang trí tại Sân bay Quốc tế Nội Bài đạt Huy chương Vàng
tại cuộc thi Thiết kế Quốc tế A' Design Awards '& Competition năm 2019 tại Italis; lá
cờ bằng gốm rộng 312 mét vuông trên đảo Trường Sa Lớn - lập kỉ lục Lá cờ Tổ quốc
gắn gốm lớn nhất Việt Nam; công trình Đài phun nước Bộ ấm trà tri kỉ trên đồi chè
Tân Cương (Thái Nguyên) – kỉ lục bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam; công trình
Đài phun nước Bông sen Vàng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội); công trình
điêu khắc gắn gốm Trái tim Tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch.

- Trích đoạn tranh ghép gốm trang trí Nhà Gương ở công viên Thống Nhất, Hà Nội
được thể hiện trong SGK Mỹ thuật 2, trang 13, là một phần trong công trình cải tạo
Nhà Gương ở công viên Thống Nhất, Hà Nội vào năm 2017. Công trình này là món
quà ý nghĩa mà hoạ sĩ Thu Thuỷ và các cộng sự dành tặng cho công viên Thống Nhất
nói riêng và cho các bạn thiếu nhi Hà Nội nói chung.

- Trích đoạn tranh ghép gốm trang trí Nhà Gương ở công viênThống Nhất, Hà Nội
của hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ đã thể hiện hình ảnh thế giới đại dương thu nhỏ với màu
sắc được kết hợp một cách hài hoà, tươi sáng. Bức tranh ghép gốm trở nên lôi cuốn bởi
những mảnh ghép gạch gốm màu với tầng tầng, lớp lớp các hình ảnh sinh động. Những
chú cá được tạo nên từ sự hoà sắc rực rỡ của vô số mảnh gốm nhỏ xen lẫn các hoạ tiết,
đốm vẫn có nét cong uốn lượn cùng sự lặp lại của màu vàng, đỏ, cam và những nét
trắng trên thân cá trải dài bức tranh đã tạo nên một sản phẩm mỹ thuật vô cùng hấp
dẫn, nổi bật trên màu nền xanh dương của biển khơi.

- Bức tranh còn được tô điểm bởi những rặng san hô nhiều hình dáng, các màu đậm
và nhạt sắp xếp xen kẽ, tạo nên vẻ sống động của thềm đại đương đa dạng màu sắc.
Các sắc độ đậm và nhạt của màu xanh dương được sắp xếp hài hoà, được nhắc lại có
nhịp điệu, tạo nên chiều sâu của đáy biển. Nhờ có bàn tay khéo léo, tài tình của hoạ sĩ
và những nghệ nhân ghép gốm, từng mảnh gốm màu nhiều hình dạng trông xa như
những chấm màu rực rỡ đã tạo nên bức tranh có đường nét mềm mại, với những hình
ảnh ngộ nghĩnh, sinh động và đáng yêu.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 91


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

KHÁI QUÁT VỀ TRANH DÂN GIAN HÀNG TRỐNG


- Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ
yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống - Hà Nội. Trước đây, Hàng Trống thuộc đất cũ của
thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương; về sau tổng Tiền Túc được đối thành
tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương - một huyện của thành Thăng Long xưa. Ngày nay,
phố Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội.

- Tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm về trước và chịu ảnh hưởng rõ rệt
của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo của vùng miền. Dòng tranh Hàng Trống thực
sự phát triển vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tuy vậy, do những thăng trầm của
lịch sử và sự thay đổi về văn hoá, hiện nay, dòng tranh này gần như đã bị mai một gần
hết, chỉ còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng.

- Đề tài của tranh Hàng Trống rất phong phú, chủ yếu là dòng tranh thờ như: Hương
chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy, Phật Bà Quan Âm,...
Ngoài ra, dòng tranh thể hiện hoạt động sinh hoạt vui chơi của tranh Hàng Trống cũng
rất đa dạng như các bộ tranh Tứ bình (bốn bức) hay Nhị bình (hai bức). Tranh Tứ bình
có các loại tiêu biểu như: tranh Tố nữ, Tứ dân (ngữ, tiểu, canh, mục) hoặc Tứ quý (bốn
mùa). Tranh Nhị bình có các loại tiêu biểu như: Lý ngư vọng rguyệt (Cá chép trông
trăng) hoặc Chim công múa có tính chất cầu phúc, thái bình. Những bức tranh về đề tài
dân dã như Chợ quê, Trẻ con chơi rồng rắn hay Canh nông chi đồ.... cũng được thể
hiện trong tranh Hàng Trống.

- Tranh Hàng Trống sử dụng kĩ thuật nửa in, nửa vẽ, tô tranh theo Kĩ thuật vờn màu.
Tranh được tô màu bằng bút lông và phẩm màu nên màu sắc rất đậm đà, tươi sáng,
đường nét tạo hình mềm mại nhuần nhị. Màu sắc chủ yếu là lam, hồng, đôi khi có thêm
lục, đỏ, son, da cam, vàng, đen, chàm,...

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 92


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to
và dài, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng phục vụ nhu cầu trang trí và tín
ngưỡng của người dân nơi thành thị.

- Bức tranh Trẻ con chơi rồng rắn thuộc đề tài sinh hoạt vui chơi của tranh Hàng
Trống, diễn tả một trò chơi dân gian vui nhộn: “Trẻ con chơi rồng rắn”. Bức tranh thể
hiện sinh động hoạt động vui chơi nhộn nhịp của những đứa trẻ thông qua nét vẽ mềm
mại, có sự chuyển động về đường nét, hình hoạ; màu sắc tươi vui, hài hoà. Mỗi đứa trẻ
có dáng vẻ, khuôn mặt khác nhau, đều toát lên sự vui nhộn và hào hứng khi tham gia
trò chơi. Mười hai đứa trẻ tham gia trò chơi nối đuôi nhau tạo thành một đường lượn đã
tạo cho bố cục bức tranh trở nên đẹp mắt và mềm mại hơn. Sắc màu truyền thống rực
rỡ của tranh dân gian Hàng Trống tạo cho bức tranh Trẻ con chơi rồng rắn sự vui tươi,
nhộn nhịp và độc đáo.

- Tranh dân gian Hàng Trống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và giàu tính nghệ
thuật, thể hiện đời sống tình cảm và ước vọng của người dân, trở thành một phần
không thể thiếu trong kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam. Dòng tranh dân gian Hàng
Trống rất cần được quan tâm bảo tồn và gìn giữ.

Tài liệu tham khảo

1. Trang Thanh Hiển (2019), Tranh Tếi, nét ỉnh hoa truyền thống Việt, Nhà xuất bản
Thế Giới, Hà Nội.

2. 12 Phan Ngọc Khuê (2018), Tanh dân gian Hàng Trống Hà Nội, Nhà xuất bản Hà
Nội, Hà Nội.

3. Trịnh Thu Trang (2018), Hoạ sắc Việt tranh Hàng Trống Nhà xuất bản Thế Giới, Hà
Nội.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 93


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

HỌA SĨ HENRI ROUSSEAU (HEN-RI RU-SÔ) VÀ BỨC TRANH


Hổ trong cơn bão nhiệt đới – The tiger in a tropital storm

Tác phẩm Hổ trong cơn bão nhiệt đới – The tiger in a tropital storm là một trong
những tác phẩm đầu tiên giúp họa sĩ Henri Rousseau nổi tiếng.

- Hoạ sĩ Hen-ri Ru-sô (Henri Rousseau) (1844 - 1910), được sinh ra tại thị trấn La-van
Mây-en (Laval, Mayenne), Pháp.

- Ông quyết định theo đuổi con đường nghệ thuật khi đã ở vào độ tuổi 40 (trước đó,
ông làm việc cho Sở thuế Paris (Pa-ri) để dành toàn tâm, toàn ý cho đam mê hội hoạ.
Henri Rousseau là hoạ sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, theo trường phái Ngây thơ. Ông tự xây
dựng cho mình phong cách nghệ thuật riêng.

- Lúc đương thời, các nhà phê bình đánh giá tranh của ông thiếu cân đối, không đa
chiều và vẽ quá ngây ngô, thật thà. Rất lâu sau khi Rousseau mất (năm 1910), người ta
mới nhận ra giá trị nghệ thuật trong những bức tranh của ông và đã công nhận ông là
một thiên tài - thiên tài tự học.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 94


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
- Tranh của Rousseau thường cường điệu kích cỡ, màu sắc của cây, lá và hoa, tạo
khung cảnh ma mị, phác hoạ thêm những hình ảnh giống như cảnh thần tiên. Khi xem
tranh của Rouseeau, người xem dần nhận ra sự tinh tế trong tranh, ẩn dưới một kĩ thuật
đặc sắc, không phô trương. Cách sử dụng màu sắc trong các tác phẩm của Henri
Rousseau mang phong cách rất riêng.

- Bức tranh Hổ trong cơn bão nhiệt đới (The tiger in a tropical storm) là một trong
những tác phẩm đầu tiên giúp hoạ sĩ Henri Rousseau trở nên nổi tiếng. Bức tranh được
vẽ năm 1891 và được trưng bày tại Salon des Indépendants cùng năm. Bức tranh diễn
tả hình ảnh một con hổ mở to mắt, nhe hàm răng sắc nhọn đang bước đi trong lùm cây.
Phía xa của bức tranh là hình ảnh sấm chớp, cơn mưa lớn càn quét cây cối và bầu trời
tối thăm thẳm do bão tố gây ra. Bức tranh đã bị các nhà phê bình đương thời chế giễu,
nhưng ngày nay, nó được tôn vinh là một trong những tác phẩm hay nhất của ông.

- Henri Roussean đã từng có ý thức rằng, mình đã phát minh ra một cách mới để vẽ và
có thể coi ông là cha đẻ của “Nghệ thuật ngây thơ” nhưng không hề ngây thơ.

Tài liệu tham khảo

1. Michelle Markel (2012), The fantastic Äungie Pairưings: Henri Rousseøu, Eerdmans
Books for Young Readers Publithing House, America..

2.Cornelia Stsbenow (2018), Rousseøu, Taschen Publithing House, Erance.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 95


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024

NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM

- Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đặc sắc,
một sáng tạo đặc biệt của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng. Nghệ thuật múa rối
nước có thể sánh ngang với tuồng, chèo - những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong
nền sân khấu dân tộc.

- Múa rối nước ra đời và tồn tại cùng với nền văn minh lúa nước từ thời các Vua
Hùng dựng nước, tuy nhiên, vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225), môn nghệ thuật này
mới thực sự phát triển và để lại dấu ấn cho đến ngày nay.

- Múa rối nước là nghệ thuật được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành
một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội.

- Múa rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước
làm sân khấu biểu diễn (gọi là nhà rối hay thuỷ đình). Sân khấu múa rối nước thường
được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình, chùa của
vùng nông thôn Việt Nam. Xung quanh sân khấu được trang trí cờ, quạt, voi, lọng,
cổng hàng mã.

- Những con rối trên sân khấu được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi được trên mặt
nước, được đục, đẽo, gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để
tạo đặc điểm tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường ngộ nghĩnh,
màu sắc tươi vui, có tính hài hước và tượng trưng cao.

- Phần thân rối nổi trên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới
nước, giữ cho thân rối nổi bên trên và là nơi lắp hệ thống điểu khiển cử động của con
rối.

- Mấu chốt của nghệ thuật múa rối nước là bộ phận điều khiển được giấu trong lòng
nước, tận dụng sức nước để biểu diễn. Người nghệ nhân múa rối nước đứng trong
buồng trò để điều khiển con rối, thao tác từng cây sào, thừng, vọt, dây. Ngoài một số
con rối được điều khiển bằng cách dùng dây giật, cầm trên tay, phần lớn các con rối
được điều khiển qua các que tre. Sự thành công của con rối nước chủ yếu nhờ vào cử
động của thân hình, hành động làm trò, đóng kịch của nó.

- Buổi biểu diễn múa rối nước thường rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mõ, tù và,
kèm theo tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh
sáng lung linh và màn khói huyền ảo, cống hiến cho người xem nhiều điều kì lạ, bất
ngờ.

- Nội dung các vở diễn là những sinh hoạt đời thường như: công việc nhà nông, câu

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 96


Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 2 Năm học 2023- 2024
ếch, cáo bắt vịt; các lễ hội: múa rồng, múa sư tử, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu
hay trích đoạn một số tích cổ: Thạch Sanh, Tấm Cám...

- Nghệ thuật múa rối nước là đặc phẩm văn hoá của dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết
các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục (Đào Xá) - Đông Anh; chùa
Nành - Gia Lâm; phường rối nước xã Thanh Hải - Thanh Hà - Hải Dương; Bảo Hà -
Vĩnh Bảo - Hải Phòng và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Hiện nay, Nhà hát Múa rối Thăng Long tại Hà Nội đã phục hồi 17 trò rối nước: Bật
cờ, Chú Tếu, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu Ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh
quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền,
Múa lân, Múa tiên, Tứ Linh.

- Múa rối là môn nghệ thuật có ở nhiều quốc gia, nhưng múa rối nước chỉ có duy nhất
ở Việt Nam và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Tài liệu tham khảo

Phạm Hoàng Hải (2011), Vietnamese Water Puppetry, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà
Nội.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường TH Trần Tế Xương 97

You might also like