You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

-----------------------

BÁO CÓ GIỮA KỲ

MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ĐẾN CUỘC SỐNG
NGƯỜI DÂN QUẬN THANH XUÂN TRUNG

Giảng viên hướng dân: TS Trịnh Khánh Vân

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10

HÀ NỘI, 2023
Thành viên Nhóm 10 thực hiện

1. Chu Thị Phương Anh – 21031890


2. Vũ Thế Bảo – 19032804
3. Vũ Thị Thu Hằng – 22030146
4. Phan Thanh Hoàn – 19010351
5. Lê Thị Mai – 20031208
6. Bùi Thị Trà My – 22031642
7. Nguyễn Long Nhật – 22030044
8. Bùi Thị Thu Ngân – 20031275

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................5

4. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5

6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...............................................................6

6.1 Trên thế giới...........................................................................................................6

6.2 Tại Việt Nam..........................................................................................................7

7. Bố cục đề tài.................................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.....................................9

1.1Âm thanh.................................................................................................................9

1.2 Độ ồn và ô nhiễm tiếng ồn...................................................................................11

1.3 Phân loại tiếng ồn.................................................................................................11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG THANH


XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................13

2.1 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh Xuân Trung.........................13

2.2 Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thạnh Xuân Trung...16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG


THANH XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........18

3.1 Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.....................................................................18

3.2 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn..............................................................18

KẾT LUẬN.......................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................20

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị trên toàn cầu, tiếng ồn từ môi
trường cũng vượt lên mức đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong vòng 30
năm trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành một vấn nạn gây bức xúc toàn xã hội, nó
là một trong những mối đe dọa từ môi trường nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Chỉ tính
riêng ở Châu Âu, mỗi năm có khoảng hơn 72.000 ca nhập viện và 16.600 ca tử vong mà
nguyên nhân là do ô nhiễm tiếng ồn. Âm thanh vượt quá mức cho phép gây nguy hại
nghiêm trọng đến sức khỏe và cản trở các hoạt động hàng ngày của con người. Mang
nhiều tác động tiêu cực như thế, tuy nhiên nó lại ít được quan tâm hơn so với các dạng ô
nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,...

Tại Việt Nam, một trong những đô thị lớn đang phải gánh chịu những tác động
không nhỏ của loại ô nhiễm môi trường này chính là Thành phố Hà Nội. Ô nhiễm tiếng
ồn là vấn đề tồn tại ở nơi đây từ nhiều năm và ngày càng trở nên đáng báo động. Ở các đô
thị, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ hoạt động giao thông vận tải nên mức ồn lớn
thường ghi nhận trên các trục giao thông chính. Mức ồn đo được ở các tuyến phố chính tại
các đô thị lớn ở Việt Nam hầu hết đều xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng của QCVN
26:2010/BTNMT đối với khung giờ từ 06 - 21h (70 dBA). Vấn nạn tiếng ồn còn trầm
trọng hơn ở những khu vực trung tâm tập trung nhiều nhà hàng, cửa hàng buôn bán có sử
dụng loa di động phục vụ hát và quảng cáo. Thực tế nhiều người vẫn cho rằng việc này là
bình thường nên chấp nhận chung sống với tiếng ồn, chứ ít để ý đến tác hại nguy hiểm
của nó. Có lẽ chỉ những người buộc phải trực tiếp bị tiếng ồn tra tấn mới thấy rõ nguy cơ.
Mặc dù có nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự không cao, còn nhiều
hạn chế và thiếu sót.

Đứng trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội, cách
riêng tại quận Thanh Xuân và những vấn đề liên quan, triển khai các giải pháp cơ bản để
giải quyết thực trạng là công việc hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, chúng em đã
chọn đề tài “Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến cuộc sống của người dân phường
Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: đề xuất một số giải pháp thiết thực làm giảm ô nhiễm tiếng ồn, góp phần
nâng cao nhận thức của con người về ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện chất lượng sống cho
người dân phường Thanh Xuân Trung.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao nhận thức
của người dân về ô nhiễm tiếng ồn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: tiếng ồn
- Phạm vi không gian: phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.
- Phạm vi thời gian: Năm 2023
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu chính: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở phường Thanh
Xuân Trung?

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

+ Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn?
+ Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân?
+ Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn tới cuộc sống người dân phường Thanh Xuân
Trung, quận Thanh Xuân như thế nào?
+ Những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở phường Thanh Xuân Trung,
quận Thanh Xuân?
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: nhóm tiến hành quan sát tại các tuyến đường chính, các khu
dân cư, các địa điểm tập trung nhiều hoạt động mua bán, giải trí,... tại phường Thanh
Xuân Trung.

5
Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến ô nhiễm
tiếng ồn.
Phương pháp phân tích nội dung: Bài nghiên cứu phân tích các bài báo đã đăng tải
viết về đề tài ô nhiễm tiếng ồn, qua đó chỉ ra được những vấn đề mà người dân đang gặp
phải từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu và khắc phục tình trạng này.

Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn trực tiếp, khảo sát người dân
sinh sống và làm việc trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.
6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
6.1 Trên thế giới
Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới hiện nay đang ở mức báo động đỏ. Trên
thực tế, Hoa Kỳ được xếp hạng là một trong những thành phố ồn ào nhất thế giới. Chỉ số
tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn (ENPI) xác định mức độ mà một người tiếp xúc với âm
thanh khó chịu, trung bình là 40% trên toàn quốc, cao nhất là ở New York. Hơn 30 triệu
người dân Hoa Kỳ bị suy giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Vào năm 1981, Cục
Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) ước tính rằng gần 100 triệu người ở Hoa Kỳ (khoảng
50% dân số) có mức độ tiếp xúc hàng năm với tiếng ồn giao thông đến mức gây hại cho
sức khỏe. Tại thành phố New York, chỉ trong năm 2012, chính quyền nơi đây đã nhận
được hơn 40.000 đơn khiếu nại về những vấn đề xoay quanh tiếng ồn. Gần 1/6 người lớn
cho biết họ bị ù tai hoặc mất thính lực và khoảng 20% người dân New York nói rằng họ
thường xuyên bị làm phiền bởi tiếng ồn khi ở nhà. Một nghiên cứu của bộ Y tế năm 2012
cho thấy mức độ tiếng ồn trung bình ngoài trời tại nhiều địa điểm xung quanh thành phố
vượt quá các hướng dẫn của liên bang và quốc tế.
Tại Ấn Độ, có 70 trạm quan trắc tiếng ồn thuộc mạng lưới giám sát tiếng ồn xung
quanh quốc gia tại 7 thành phố: Bangalore, Chennai, Delhi, Hyderabad, Kolkata,
Lucknow và Mumbai. Dữ liệu về mức độ tiếng ồn xung quanh của 7 thành phố này cho
thấy khoảng 90% các trạm này phát hiện thấy mức độ tiếng ồn vượt quá giới hạn cho
phép cả ban ngày và ban đêm. Tại một số trạm, mức độ tiếng ồn được ghi nhận đã cao
hơn gần gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép. Tranh chấp giữa những người hàng xóm
hoặc tiếng ồn giữa các tầng nhà đã gia tăng trong thời gian giãn cách xã hội của đại dịch

6
Covid-19 khi nhiều người ở nhà hơn kể từ đầu năm 2020 tại Hàn Quốc. Dữ liệu do Tổng
công ty Môi trường Hàn Quốc công bố hồi đầu tháng 1 năm 2021 cho thấy số lượng phàn
nàn về tiếng ồn từ những người hàng xóm ở tầng trên của các chung cư đã tăng vọt lên
42.250 vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng 60,9% và gây lo ngại về các vấn đề xã hội của
cuộc sống trong các chung cư cao tầng. Dậm chân trên sàn là vấn đề lớn nhất (61%), tiếp
theo là kéo đồ đạc, đập búa, đóng sầm cửa và mở nhạc lớn. Khoảng 60% dân số Hàn
Quốc sống trong các căn hộ và biệt thự nhiều tầng, nhưng từ năm 2005, nước này đã ban
hành luật yêu cầu sàn phải dày ít nhất 21cm để có thể cách âm đầy đủ. Hầu hết các tòa
nhà được xây dựng trước đó đều có sàn dày 13,5cm.
6.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam ta hiện nay người dân ở thủ đô và những thành phố lớn đã và đang sống
chung với tiếng ồn quá mức quy định. Nhiều con số được đưa ra làm bằng chứng cho hậu
quả của tiếng ồn: 5% dân số thế giới tương đương 360 triệu người bị mất thính lực. Mà
quan trọng trong đó trẻ em chiếm tới 32 triệu người. Việc mất đi thính lực là điều rất tồi tệ
về tinh thần lẫn sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống. Tại Việt Nam có khoảng 10-15
triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.
Đối với các khu vực thông thường (tòa nhà chung cư, nhà trong hẻm, khu nghỉ
dưỡng, nhà nghỉ, văn phòng hành chính…), từ 6:00 đến 21:00 là 70dB, từ 21:00 đến 6:00
sáng là 55dB. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta phải sống với âm thanh vượt quá mức
cho phép một cách thường xuyên.
Một số thông tin tiếng ồn ở tại Hà Nội đã được đưa ra rằng: Ở thủ đô có đến 12
đường và nút giao thông có tiếng ồn ban ngày trung bình đạt từ 77.8-78.1dBA, lớn hơn so
với quy định thực tế từ 7.8-8.1dBA. Còn riêng với thành phố Hồ Chí Minh lượng tiếng ồn
đo được bào ban ngày có khi lên đến 85-90dBa cao hơn mức quy định 15 dBA. Còn riêng
với ban đêm giao động từ 83-97dBA cao hơn rất nhiều so với quy định là 25dBA. Với tất
cả những số liệu được nêu trên ta có thể thấy người dân hằng ngày phải đối mặt với tình
trạng tiếng ồn cực lớn. Ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sức khỏe và tâm sinh lý của
người dân trong khu vực này.
Theo nghiên cứu của bộ Y tế năm 2012, trong tổng số khoảng 52 triệu người lao
động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn ở mức cao hơn so với mức
7
cho phép. Trung bình một ngày khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề thường gặp là về khả năng
nghe kém (15-20%).
7. Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG THANH
XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG THANH
XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN


1.1Âm thanh
1.1.1 Khái niệm âm thanh

8
Về mặt vật lý, âm thanh là những sóng dao động xuất hiện trong các môi trường vật
chất (chất khí, chất lỏng, chất rắn - gọi chung là môi trường đàn hồi) khi chịu các lực kích
thích. Những lực kích thích là nguồn âm, sóng dao động được gọi là sóng âm, và môi
trường trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm.
Do đặc tính sinh lí của tai, để âm thanh gây được cảm giác âm, mức cường độ âm
phải lớn hơn một giá trị cực tiểu nào đó gọi là ngưỡng nghe.
Cảm giác nghe âm “to” hay “nhỏ” không những phụ thuộc vào cường độ âm mà còn
phụ thuộc vào tần số của âm. Với cùng một cường độ âm, tai ta nghe được âm có tần số
“to” hơn âm có tần số “thấp”.
1.1.2. Đặc trưng của âm thanh
Âm thanh có hai đặc trưng cơ bản, đó là: vật lí và sinh lí.
a, Đặc trưng vật lí:
Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần
số là Hertz . Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.
Cường độ âm là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt
vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo là W/m².
b, Đặc trưng sinh lí:
Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ to và âm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ
thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định.
1.1.3. Tai người và cơ chế thính giác
Gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
- Tai ngoài:
Nhiệm vụ: thu, nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài và dẫn truyền đến các cơ
quan bên trong.
Gồm ( 2 phần chính ): vành tai và ống tai ngoài. Âm thanh sẽ đi từ vành tai tới màng
nhĩ.
Vành tai: chứa các lớp sụn được da phủ bên ngoài và một số ít mạch máu được mỡ
bảo vệ. Trên vành tai có nhiều đường cong, xoắn ốc nhằm hứng âm thanh từ mọi phía đến
ống tai.
Ống tai: có hình ống, hơi cong như chữ “S”, được nối từ vành tai tới màng nhĩ.
9
- Tai giữa:
Gồm: màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con (xương búa, xương đe, xương
bàn đạp)
Nhiệm vụ: tạo thành cầu nối giữa màng nhĩ và tai trong. Khi tiếp nhận âm thanh,
chuỗi các xương con rung lên, phản hồi cùng các chuyển động của màng nhĩ để khuếch
đại và truyền âm đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.
Màng nhĩ: là một màng mỏng hình elip, bán trong suốt, hơi lõm vào trong được cấu
tạo bởi các mô, nó ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Ngoài chức năng tiếp
nhận sóng âm từ bên ngoài vào, màng nhĩ còn giúp tai ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể
lạ xâm nhập.
Hòm nhĩ: qua giải phẫu được biết đến là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương
thái dương chứa không khí. Phía trước thông với mũi họng, phía sau nối liền xoang chũm,
bên trong tiếp xúc trực tiếp tới tai trong. Trong hòm nhĩ chứa các chuỗi xương thính giác
bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền
xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.
Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo gồm 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi
sụn. Vòi nhĩ sẽ điều chỉnh để cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài. Trong trạng thái
bình thường vòi nhĩ thường đóng kín, chỉ mở ra khi chúng ta nuốt hoặc ngáp để cân bằng
lượng áp suất trong hòm nhĩ.
- Tai trong:
Gồm: ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình.
Nhiệm vụ: chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh, góp phần điều
chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
Ốc tai: có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa nhiều chất dịch
và hạch thần kinh. Ốc tai có các cấu trúc vi thể được gọi là cơ quan Corti gồm phần lớn tế
bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động giống như một microphone, chuyển âm thanh
thành tín hiệu điện thông qua dây thần kinh thính giác đến não bộ. Cũng chính vì thế mà
chúng ta nhận biết được âm thanh.
Ba ống bán khuyên: ở vị trí trước, sau, mặt bên nằm thẳng vuông góc với nhau. Các
ống bán khuyên cũng tương tự như ốc tai chứa nhiều chất dịch và tế bào lông. Tuy nhiên,
10
chúng có chức năng giữ thăng bằng, cảm nhận chuyển động của cơ thể chứ không phải
âm thanh.
Tiền đình: là khoang chứa cấu trúc nối với các ống bán khuyên có hình bầu dục, ở
giữa phình rộng. Nó giúp con người cảm nhận các chuyển động lên, xuống, tiến, lùi.

Cấu tạo tai người


1.2 Độ ồn và ô nhiễm tiếng ồn
1.2.1. Khái niệm độ ồn
Độ ồn là mức cường độ âm thanh của tiếng ồn, đơn vị đo là dB (decibel). Tiếng ồn là
những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe. Những âm thanh phát ra từ
nhà máy, xe cộ, động cơ, máy bay hay những thiết bị gia dụng như máy giặt cũng được xem là
tiếng ồn.
Dưới đây là mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường xung quanh chúng ta:

Độ ồn - Decibel (dB) Tương ứng với môi trường xung quanh

0 dB Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh

10 dB Hơi thở của chúng ta

20 dB Tiếng lá rơi

30 dB Tiếng lá xào xạc

40 dB Tiếng thì thẩm

11
50 dB Lượng mưa vừa phải

60 dB Cuộc nói chuyện bình thường

70 dB Văn phòng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường

80 dB Hội trường ồn ào, nhà in

90 dB Nhà máy sản xuất

110 dB Tiếng nhạc Rock

130 dB Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

Bảng 1.1. Mức độ ổn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường
1.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn
Đối với nhiều người trong chúng ta, khái niệm ô nhiễm chỉ giới hạn trong tự nhiên và tài
nguyên. Tuy nhiên, tiếng ồn có xu hướng phá vỡ nhịp sống tự nhiên là một trong những tác nhân
gây ô nhiễm lớn nhất. Không phải tất cả âm thanh đều được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, tiếng ồn trên 65 dB là tiếng ồn gây ô nhiễm. Nói một cách
chính xác, tiếng ồn trở nên có hại khi vượt quá 75 dB và gây đau đớn khi trên 120 dB. Về mặt
sinh lý, tiếng ồn là những loại âm thanh không có giá trị được phát ra từ môi trường, không đem
lại bất cứ thông tin nào cho vỏ não, không có cường độ ổn định và không theo quy luật nào. Về
mặt tâm lý, ô nhiễm tiếng ồn được hiểu là một môi trường mà tại đó ngưỡng âm thanh có giá trị
vượt quá mức quy định cho phép hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, điều này gây nên cảm
giác nhức nhối, khó chịu cho những người ở trong môi trường đó.
Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng
ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, tiếng ồn từ giao thông đường bộ là tác nhân gây stress
nghiêm trọng lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau ô nhiễm không khí. Tuy nhiên trên thực tế vì
nó là một loại ô nhiễm vô hình nên không nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý như ô nhiễm
không khí hay ô nhiễm nguồn nước.

12
Hình 1.2. Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel và ảnh hưởng của nó đến
não bộ
(Nguồn: khoa hoc phat trien.vn)
1.3 Phân loại tiếng ồn
1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh và đặc điểm lan truyền
Tiếng ồn khí động: những tiếng ồn phát ra và lan truyền trong không khí, tiếng nói,
tiếng hát, tiếng từ các loa phát thanh, tiếng ồn do dòng khí chuyển động gây ra.
Tiếng ồn va chạm: tiếng ồn tạo ra do sự va chạm của các vật thể, kim loại, máy móc,
thiết bị...lan truyền theo kết cấu nhà cửa, trong các vật thể rắn, kim loại, trong đất.
Tiếng ồn kết cấu (hay vật liệu): tiếng ồn lan truyền trong các kết cấu nhà cửa hay
trong các vật chất ở thể rắn nói chung. Nguồn gốc của nó có thể là tiếng ồn khí động hay
tiếng ồn va chạm.
1.3.2. Phân loại theo thời gian của tiếng ồn
Tiếng ồn ổn định: những tiếng ồn có mức ồn theo thời gian thay đổi không quá 5
dB. Chẳng hạn tiếng ồn của các trạm biến thể, những máy móc khi hoạt động.

13
Tiếng ồn không ổn định: những tiếng ồn có mức ồn thay đổi theo thời gian trên 5
dB, nh tiếng ồn của các phương tiện giao thông, tiếng ồn từ các sân chơi, sân thể thao, của
các loại máy xây dựng, thiết bị sản xuất. Loại tiếng ồn này có thể chia ra thành 2 loại:
Tiếng ồn ngắt quãng: mỗi tác động của tiếng ồn kéo dài trên 1 giây xen kế quãng
thời gian nghỉ.
Tiếng ồn xung: nếu mỗi tác động ổn kéo dài không quá 1 giây.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG THANH


XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh Xuân Trung
Ở Hà Nội, ô nhiễm tiếng ồn được xem là có xu hướng tăng lên không ngừng. Người
dân phải chịu đựng cảnh sống chung với ô nhiễm này bủa vây khắp mọi nơi. Lưu thông
trên các tuyến đường Hà Nội, người dân không khỏi rùng mình bởi những tiếng ồn từ các

14
phương tiện khác, tiếng còi xe tải, xe khách kéo dài inh ỏi. Khá nhiều trường hợp giật
mình vì những tiếng còi xe quá lớn.

Trên địa bàn TP Hà Nội, tiếng động từ các công trình xây dựng, các phương tiện vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào thường xuyên chưa kể bụi phát sinh khiến người
dân khó chịu. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tiếng ồn tại các nút giao thông và các tuyến
đường chính ở Hà Nội trung bình ngày khoảng 77,8 – 78,1 dBA vượt tiêu chuẩn cho phép
đến 7,8 – 8,1 dBA. Và tiếng ồn trung bình vào ban đêm khoảng 65,3 – 75,7 dBA vượt
tiêu chuẩn khoảng 10 – 20 dBA. Tại các khu công nghiệp, người lao động đều phải tiếp
xúc với tiếng ồn.

Tác hại của việc ô nhiễm tiếng ồn dao động khoảng 50 dBA sẽ khiến con người
giảm hiệu suất làm việc, tăng nhịp tim, huyết áp, dạ dày, giảm hứng thú lao động. Nghiêm
trọng hơn, tiếng ồn với cường độ 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương thính giác, mất
thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Và một trong những nơi chịu sự ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn nhất của Hà Nội
đó chính là Phường Thanh Xuân Trung. Vì đây là một trong những khu vực tập trung
đông dân cư, công ty, thương mại tại Hà Nội. Bên cạnh đó chạy dọc tại Phường là tuyến
đường Nguyễn Trãi - con đường giao thông trọng điểm của thành phố nên lượng xe cộ,
phương tiện đi lại dày đặc quá mức khiến lúc nào cũng gây tắc đường kèm theo đó là
tiếng còi xe, tiếng động cơ của rất nhiều phương tiện cùng di chuyển. Theo một số điều
tra định kỳ, mức độ ồn tại phường Thanh Xuân Trung thường dao động từ 60 đến 90
decibel vào giờ cao điểm vượt quá giới hạn an toàn của 50 decibel.

Biến thiên độ ồn (dB) từ 6h đến 18h trên đường Nguyễn Trãi (Ph.Thanh Xuân
Trung)

15
Nhận xét:
- Giá trị Leq dao động từ 78 – 89 dB, kết quả cho thấy, trong khoảng thời gian khảo
sát giá trị Leq đều vượt ngưỡng QCVN 26:2010/BTNMT quy định. Điều này cho thấy
mức ồn ở dọc tuyến đường Nguyễn Trãi luôn ở mức cao.

16
Hầu hết người dân làm việc và sinh sống tại địa bàn phường Thanh Xuân Trung cảm
thấy đau đầu, khó chịu khi đối mặt với ô nhiễm tiếng ồn hàng ngày. Ô nhiễm tiếng ồn
không những tác động cuộc sống của người dân lúc ban ngày mà còn cả ở ban đêm, khi
các địa điểm tụ tập ăn uống, vui chơi diễn ra hàng ngày, khiến nhiều người cảm thấy đau
đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,.... Bên cạnh đó là việc giảm đi thính lực đối với những
người chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm tiếng ồn quá mức, đặc biệt là người dân sinh sống ngay
mặt đường Nguyễn Trãi với mức độ giao thông dày đặc, ồn ào, thường xuyên bị tắc
nghẽn.

17
2.2 Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thạnh Xuân Trung

Tình trạng phát ra tiếng ồn do xe cộ: Khu vực này là nơi giao thoa của nhiều trục
đường lớn, vì vậy tình trạng tiếng ồn do xe cộ phát ra là khá nghiêm trọng đặc biệt là
trong giờ cao điểm.

18
Linh hồn từ các cơ sở kinh doanh và công trình xây dựng: Khu vực này có nhiều cơ
sở kinh doanh và công trình xây dựng đặc biệt là các dự án xây dựng, cao tầng, gây ra
tiếng ồn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Tiếng ồn từ các hoạt động giải trí và thể thao: Khu vực này có nhiều chỗ vui chơi
giải trí như phòng gym và sân bóng đá, gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng nhiều đến những
người xung quanh.
Ở rất nhiều các siêu thị điện máy, cửa hàng thời trang, điện thoại di động, giày dép
luôn phát nhạc từ dàn âm thanh với công suất lớn để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Hay tại các tụ điểm karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng lớn làm ảnh hưởng tới đời
sống xung quanh của người dân. Người dân sống tại một khu chung cư lâu đời trên địa
bàn đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân thời gian qua thường xuyên bị "tra tấn" bởi những
tiếng ồn từ các nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke xung quanh.
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh Xuân Trung gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân, gây ra các vấn đề về thần kinh, thính giác và mất ngủ. Ngoài ra tiếng
ồn gây khó chịu, tăng cường căng thẳng và giảm hiệu suất làm việc của con người.

Vì vậy việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn tại phường Thanh Xuân Trung Thành phố
Hà Nội là rất cần thiết để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân.

19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI PHƯỜNG THANH
XUÂN TRUNG, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Câu chuyện về ô nhiễm tiếng ồn hiện đang là vấn đề "nóng” được dư luận quan tâm
đồng thời cũng là nội dung được đưa ra bàn thảo tại nhiều cuộc họp, nhất là tại các thành
phố lớn.
3.1 Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Chúng ta có thể giải quyết trực tiếp tình trạng ô nhiễm tiếng ồn với nút bịt tai chống ồn
bằng cách sử dụng nó để đeo vào tai. Nút bịt tai chống ồn là sản phẩm chuyên dụng được thiết kế
nhằm mục đích ngăn chặn sự ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người.
Trồng nhiều cây sẽ giúp âm thanh gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau giúp
cho nguồn âm thanh phát ra lớn nhưng được tán xạ để làm giảm độ nguy hiểm của tiếng ồn đi.
Biện pháp này thường được sử dụng để chống ồn cho nhà ở, cho các tòa nhà chung cư, cho người
đi đường khi tham gia giao thông.
a. Biện pháp chống ồn bằng cách sử dụng các vật liệu cách âm
- Vật liệu cách âm là cao su non:

Cao su non cách âm thuộc chất nhựa đàn hồi, có cấu trúc là những lỗ tổ ong gần kề và liên
kết với nhau tạo nên khả năng hấp thụ tiếng ồn, chống rung do âm thanh quá cao và tạo thành lớp
bảo vệ bên ngoài chống lại sự ăn mòn của không khí.Cao su non cách âm thường được sử dụng ở
các vách ngăn, sàn, phòng thu, sàn, phòng hát, hội trường, hệ thống máy phát, máy nổ. Là một
trong những sản phẩm có tiêu chuẩn sạch cao.
- Bông thủy tinh:

Bông thủy tinh vốn được biết đến là sản phẩm cách nhiệt tốt, có tác dụng hấp thu nhiệt bức
xạ và ngăn cản việc truyền nhiệt khúc xạ xuống khu vực cách nhiệt. Tuy nhiên bên cạnh đó bông
thủy tinh còn được biết đến là sản phẩm cách âm giúp làm giảm thiểu độ ồn trong môi trường
nhiều âm thanh, tạp chất. Bông thủy tinh là tổ hợp sợi dệt đan xen có số lượng lớn các lỗ nhỏ. Là
vật liệu hút âm dạng xốp điển hình. Bông thủy tinh có thể đặt ở tường, trần, có thể hút được số
lượng lớn âm thanh, làm giảm thời gian dội âm, có lợi cho việc gia tăng độ rõ ràng của giọng nói,
làm giảm tạp âm.

- Thạch cao:

20
Ngoài tác dụng thẩm mỹ và trang trí, tấm thạch cao còn có tác dụng nổi bật khác như chống
nóng, chống ẩm, đặc biệt là hiệu quả chống ồn và chống cháy rất cao.

Tấm thạch cao có khả năng làm giảm âm thanh từ khoảng giữa 35-60 dexiben. Kết cấu tấm
thạch cao làm giảm đáng kể lượng âm thanh phản hồi và do đó sẽ tạo ra khoảng không gian yên
tĩnh và dễ chịu. Đó là lý do vì sao thạch cao rất được ưa chuộng sử dụng ở những không gian như
hội nghị, nhà máy, rạp hát…thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm.Có thể khẳng định
rằng việc sử dụng các vật liệu cách âm này mang đến hiệu quả và công dụng đáng kể.

- Rèm cửa cách âm

Rèm có khả năng hấp thụ âm thanh khi chúng đi xuyên qua tường. Đặc biệt rèm cách âm sẽ
cách âm tốt nhất ở dạng trùng, khi không bị kéo căng. Nên khi cách âm bằng rèm cho không gian
nhà ở, văn phòng, hội nghị thì bạn nên treo rèm hơi trùng một chút, tính toán chiều dài chiều rộng
để mang đến hiệu quả cách âm tốt nhất.

- Cửa cách âm

Cửa cách âm được sử dụng nhiều trong các không gian nhà ở, văn phòng, chung cư, tòa nhà
cao ốc, hội nghị để làm giảm tiếng ồn từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến không gian bên trong.Một
số loại cửa cách âm tốt nhất như: cửa nhôm cầu cách nhiệt, cửa nhôm Xingfa, cửa nhựa lõi thép,
cửa kính cách âm cách nhiệt.

Các loại cửa cách âm được làm bằng chất liệu có khả năng cách âm và chống ồn cực kỳ
hiệu quả nên phương pháp cách âm này được rất là nhiều người lựa chọn.
Bạn có thể mua các vật liệu cách âm này ở các cơ sở chuyên về vật liệu xây dựng thì sẽ có.
Hoặc bạn có thể tham khảo trên vatgia.com, tiki, lazada… hoặc các website chuyên về đồ xây
dựng.
b. Giải pháp: Quy hoạch, quản lý

Quy hoạch giao thông vận tải phải được lồng ghép với quy hoạch phát triển toàn diện, ảm
bảo phát triển bền vững trên trục đường phường Thanh Xuân Trung. Hoàn thiện quy hoạch mạng
lưới giao thông công cộng để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Khi triển khai xây dựng lộ trình đường sắt đô thị và đường trên cao cần có quy định bắt
buộc về xây dựng tường chống ồn.

21
- Giải pháp kỹ thuật:

Việc giảm thiểu tiếng ồn bằng phương pháp tường chống ồn được ứng dụng phổ biến ở các
nước có hệ thống đường bộ phát triển như: Anh, Mỹ, Đức, Nhật,Trung… từ nhữg năm 1970.
Dạng kết cấu tường chống ồn cũng đã được ứng dụng trong thực tế khá phong phú. Vật liệu
chế tạo tường chống ồn rất đa dạng: là giải cây xanh, những dải đất đắp cao, bằng vật liệu
thép, Vũ bê tông,... các nước trên thế giới đã hoàn thành phương pháp thiết kế và công nghệ
chế tạo một số loại tường chống ồn thông thường, đã áp dụng khá đại trà vào những dự án
phát triển đường giao thông trong thành phố.

Giải pháp trồng cây xanh để giảm thiểu tiếng ồn rất hiệu quả và kinh tế ngoài việc giảm
tiếng ồn, kinh doanh còn có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ môi trường như cải tạo khí hậu,
hút bụi và khí độc…

Kim loại: tương chống ồn bằng kim loại được sơn hoặc phun phủ nhiều màu. Thép tấm có
thể làm thành các mặt cắt hơi võng xuống có thể chưa tâm sự ép hoặc bông xơ hút ẩm. Một
mặt của tấm kim loại có thể được đục lỗ cho phép âm thanh tiếp cận với vật liệu hút âm bên
trong và bị mất kết gấp khúc tạo ra độ cứng của cấu trúc.

3.2 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn


Các tiếng ồn nhân tạo, nên xây dựng nên luật cấm ồn ào về đêm và trưa, những giờ
nghỉ ngơi, hạn chế còi, Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn,cùng xây dựng ý thức
trật tự cho mọi người . Cấm các phương tiện xe máy độ pô tiếng to, phạt nặng để làm
gương, kiểm tra, đình chỉ hoạt động các loại giao thông cũ lạc hậu . tăng cường kiểm tra,
giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn trong khu dân
cư. rà soát, lập danh sách các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… có sử
dụng thiết bị phát âm thanh gây ồn, huyên náo,... gây mất an ninh trật tự để tiến hành yêu
cầu ký cam kết chấp hành quy định về tiếng ồn.
Tuyên truyền và giáo dục người dân, để cho mọi người nâng cao nhận thức về hậu
quả của ô nhiễm tiếng ồn. Các cơ quan quốc tế như WHO đồng ý rằng nhận thức về ô
nhiễm tiếng ồn là điều cần thiết để đánh bại kẻ thù vô hình này.
Hầu hết các ý kiến đều thống nhất rằng, hiện nay, cần tăng mức tiền phạt đối với
hành vi vi phạm về tiếng ồn. Đồng thời kiến nghị bổ sung thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi
22
phạm hành chính về tiếng ồn của UBND phường, xã. Đối với những nội dung về xử lý
tiếng ồn mà pháp luật chưa có chế tài thì nên đưa quy ước tại cộng đồng dân cư để người
dân cam kết tuân thủ. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi để "khai tử” nạn ô nhiễm tiếng ồn chính là
việc nâng cao ý thức của mỗi người dân, làm sao để người dân hiểu ra sai phạm và đồng
hành cùng chính quyền thì hiệu quả mới bền vững. Vấn đề cốt lõi là chúng ta Rất cần ý
thức trách nhiệm của mỗi người dân.

KẾT LUẬN

Tóm lại, tiếng ồn đến từ nhiều nguồn, thường bị xem là khó chịu, nhưng tác hại của
nó tới sức khỏe dân cư, nền kinh tế và văn hóa,... lại không hề dễ nhận diện. Bởi thế,
người dân dễ dàng chấp nhận tiếng ồn như một điều bình thường trong cuộc sống thường
nhật. Thậm chí tiếng ồn được coi là một đặc trưng của đời sống đô thị.

Có thể thấy, nếu người dân đô thị ai cũng gây ra tiếng ồn theo sở thích cá nhân của
mình thì tiếng ồn sẽ cộng hưởng với nhau tạo ra một không gian phá hủy thính giác, trở
thành một “cơn ác mộng đô thị” tương tự như các vấn đề chất thải và tệ nạn,... Hơn nữa,
trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng lan rộng, khu dân cư tại nông thôn giờ đây cũng dần
trở nên chật chội hơn. Vậy nên, đã đến lúc cần phải đẩy mạnh các biện pháp quản lý tiếng
ồn một cách nghiêm ngặt hơn, cũng như các công tác quản lý môi trường, y tế cộng đồng
và an ninh khu vực.

Để làm được điều này, việc giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức để thay đổi thói
quen cho người dân rất quan trọng, sâu rộng hơn là thay đổi cơ sở văn hóa của họ thông
qua những bài giảng, tập huấn và cả những quy định mang tính bắt buộc tại các khu dân
cư. Quan trọng hơn nữa, chính các cán bộ địa phương cũng cần phải ý thức được tiếng ồn
là một mối đe dọa đến cộng đồng chứ không phải là thói quen thường nhật. Từ nhận thức
đúng đắn đến hành động quyết liệt, lực lượng chức năng với vai trò thực thi pháp luật cần

23
tăng cường xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu
cực đến người dân, góp phần tạo ra một môi trường trong lành, thân thiệt hơn với người
dân sinh sống và làm việc tại đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. WiseVietnam (16/07/2022). Tiếng Ồn Là Gì? Tác Hại Của Ô Nhiễm Tiếng Ồn Đối Với
Cuộc Sống. truy cập từ https://wisevietnam.vn/tieng-on-la-gi/
2. Heargo.vn (2023). Cấu tạo tai người và cơ chế thính giác. Truy cập từ
https://heargo.vn/kien-thuc/40-cau-tao-tai-nguoi-va-co-che-thinh-giac.html/
3. Marathon Education (31/03/2022). Đặc trưng của Vật lý, lý thuyết môn vật lý lớp 12.
Truy cập từ https://blog.marathon.edu.vn/dac-trung-vat-li-cua-am/
4. Thông tin kĩ thuật (23/11/2021). Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn
hiện nay. Truy cập từ https://thongtinkythuat.com/o-nhiem-tieng-on-la-gi/
5. Kenhmuabanxehoi.net (2021) . Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam. Truy cập từ
https://kenhmuabanxehoi.net/details/o-nhiem-tieng-on-o-viet-nam.html
6. Tuyên giáo- Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương (30/06/2022). Ô nhiễm tiếng ồn đô
thị, vấn đề chưa được quan tâm. Truy cập từ https://tuyengiao.vn/khoa-giao/moi-
truong/o-nhiem-tieng-on-do-thi-van-de-chua-duoc-quan-tam-139559

24

You might also like