You are on page 1of 3

Nội dung quan điểm:

- Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định và
tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn.
- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được
5 hình thái kinh tế xã hội: … chỉ từ hình thái kinh tế xã hội thứ hai trở đi mới xuất
hiện nhà nước…
I) Chế độ cộng sản nguyên thủy
 Kinh tế:
- Hai hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắt và hái lượm
- Hoạt động của con người phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, tự cung,
tự cấp, không dư thừa sản phẩm lao động
- Chưa có khả năng lao động độc lập → Chế độ kinh tế của xã hội cộng sản
nguyên thủy là chế độ sỡ hữu chung: Công hữu tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động.
 Xã hội
- Phân công lao động tự nhiên theo giới tính và độ tuổi (ví dụ: nam giới
săn bắt trong khi phụ nữ hái lượm, người già và trẻ nhỏ làm các công
việc nhẹ khác)
- Xã hội không có giai cấp, mọi người đều bình đẳng
- Do nhu cầu của việc trao đổi sản phẩm, liên kết chống xâm lược nhiều
bào tộc liên kết với nhau tạo thành bào tộc, nhiều bào tộc liên kết với
nhau tạo thành bộ lạc.
 Tổ chức quản lý xã hội
- Tế bào của xã hội này là thị tộc (hình thành trên cơ sở huyết thống, cùng
sinh sống trên cùng một địa bàn, lãnh thổ nhất định, tổ chức theo chế
độ mẫu hệ, sau chuyển thành chế độ phụ hệ)
- Cơ quan quyền lực cao nhất: Hội đồng thị tộc, gồm những người lớn
tuổi, không phân biệt nam nữ, có uy tín, bàn bạc những vấn đề quan
trọng của xã hội: tổ chức lao động sản xuất, chiến tranh, di cư.
- Người đứng đầu của thị tộc-thủ lĩnh quân sự, tù trưởng: do hội đồng thị
tộc bầu ra, thường là người lớn tuổi, có kinh nghiệm, uy tín, để điều
hành, quyết định những công việc được giao.
* Tóm lại:
- Quyền lực được tổ chức và thực hiện trên cơ sở nguyên tắc và dân chủ, xuất
phát từ những yêu cầu của xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho những thành viên
trong cộng đồng.
- Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền lực là uy tín của người đứng đầu và sự tự
nguyện của các thành viên trong thị tộc.
- Xã hội không có bộ máy riêng làm nhiệm vụ cưỡng chế.
→ Đã có quyền lực nhưng chỉ là quyền lực xã hội, phân biệt với các quyền lực nhà
nước ở xã hội sau này.
II) Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước: Sự tan rã của thị tộc, bộ
lạc
 Nguyên nhân kinh tế:
- Kim loại tham gia vào quá trình sản xuất → năng suất lao động không
ngừng tăng lên
- Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc: bộ lạc thắng trận lập ra bộ máy nhà
nước nô dịch kẻ bại trận, tù binh bị bắt thành nô lệ ngày càng nhiều
→ lực lượng sản xuất phát triển, họ được coi là lực lượng lao động
chính
- Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều→ chế độ tư hữu xuất hiện →
hình thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
 Nguyên nhân xã hội:
(Sự phát triển của lực lượng sản xuất , sự phân công lao động theo hướng chuyên
môn hóa kết hợp với công cụ lao động bằng kim loại đã nâng cao năng suất lao
động. Từ đó nền kinh tế phát tiển, bắt đầu xuất hiện giai cấp gây ra những mâu
thuẫn không điều hòa được) Xã hội công sản nguyên thủy đã trải qua ba lần phân
công lao động xã hội, tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan rã của xã hội cộng
sản nguyên thủy:
- Lần thứ nhất : nghề chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt
+ Con người thuần dưỡng được động vật đã hình thành nên đàn gia súc và
trở thành nguồn tích lũy quan trọng, là mầm mống chế độ tư hữu. Xuất hiện
tầng lớp nô lệ là tù binh chiến tranh tha, vào quá trình sản xuất. Giai cấp
trong xã hội phân chia thành chủ nô và nô lệ dẫn đến thay đổi quan hệ hôn
nhân. Từ chế độ mẫu hệ dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Lực lượng gia đình
cá thể đe dọa sự tồn tại của thị tộc.
- Lần thứ hai : thủ công nghiệp tách kjoir nông nghiệp
+ Công cụ lao động bằng kim loại đã nâng cao năng suất lao động từ đó các
nghề thủ công phát triển như nghề chế tạo đồ kim loại, nghề dệt, làm đồ gốm
phát triển. Nô lệ trở thành lực lượng lao động chính. Sự phân hóa xã hội
khiến cho mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc
- Lần thứ ba : thương nghiệp phát triển
+ Nhu cầu trao đổi hàng hóa làm xuất hiện tầng lớp thương nhân tham gia
nắm quyền lãnh đạo sản xuất. Sự phát triển của thương mại đã dẫn đến sự
xuất hiện của đổng tiền: nạn cho vay, quyền tư hữu ruộng đất, chế độ cầm cố
phát triển. Mâu thuẫn từ đó càng trở nên sâu sắc.
Qua ba lần phân công lao động xã hội
- Kinh tế phát triển dẫn đến có sản phẩm sư thừa
 Tư hữu xuất hiện
- Tính chuyên môn của hoạt động kinh tế
 Không cần lao động của toàn bộ tập thể
- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng
 Đơn vị kinh tế độc lập
 Phá vỡ điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc
Từ đó tổ chức mới ra đời, đại diện cho quyền lợi, giai cấp nắm ưu thế về kinh tế
và chính trị, nhằm quản lý xã hội, dập tắt sự xung đột công khai giữa các giai
cấp; tổ chức đó là nhà nước
Tổng kết
- Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào vào lúc mà ở đó đã xuất hiện sự phân chia
xã hội thành giai cấp.
- Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội

You might also like