You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1

I. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC:


1. Học thuyết Phi mác xít:
a. Thuyết thần học:
- Mọi sự việc, hiện tượng trên Trái Đất đều do Thượng đế sáng tạo và sắp đặt.
 Nhà nước là sản phẩm được tạo ra bởi lực lượng siêu nhiên. Quyền lực Nhà nước là
vĩnh cửu, bất biến, Sự phục tùng quyền lực ấy là tất yếu.
 Trong Nhà nước, vua được mệnh danh là Thiên tử (con trời), thay trời hành đạo
b. Thuyết gia trưởng:
- Nhà nước là kết quả từ sự phát triển của gia đình. Nhà nước là một gia đình lớn được
hợp thành từ nhiều gia đình trong xã hội
- Quyền lực thuộc về người đàn ông đứng đầu
c. Thuyết khế ước xã hội:
- Nhà nước là sản phẩm của hợp đồng được kí kết giữa những người sống trong trạng thái
tự nhiên chưa có Nhà nước
- Nhà nước không mang tính giai cấp, bảo vệ lợi ích của tất cả thành viên trong xã hội
- Chủ quyền Nhà nước thuộc về nhân dân
- Trong trường hợp Nhà nước không bảo vệ được lợi ích của nhân dân => vi phạm hợp
đồng => nhân dân có quyền đứng lên làm cách mạng xóa bỏ hợp đồng, lật đổ Nhà nước
hiện tại và kí kết hợp đồng mới => thiết lập Nhà nước mới.
d. Thuyết bạo lực:
- Nhà nước là sản phẩm của các cuộc chiến tranh
- Trong quá trình lao động và sinh sống, các bộ lạc xâm chiếm lẫn nhau để giành lấy đất
đai, chiến lợi phẩm => tìm ra kẻ thắng
- Bộ lạc thắng lập ra bộ máy cai trị, trấn áp bộ lạc bại trận
e. Thuyết tâm lý:
- Trong thời kỳ Công xã nguyên thủy, con người yếu về thể lực cũng như trí tuệ => luôn có
tâm lý sợ hãi trước tai họa của thiên nhiên. Với nhu cầu rất lơn về mặt tâm lý để được
bảo vệ, con người trong xã hội này đã ủng hộ, tôn sùng các thủ lĩnh, giáo sĩ,… (những
người được cho là có sứ mệnh lãnh đạo xã hội)
- Cá nhân người đứng đầu và bộ máy quản lí là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh bảo
vệ cho cả cộng đồng

 Hạn chế của các học thuyết trên:


- Chưa lý giải được sự ra đời của Nhà nước
- Chưa phản ánh được bản chất giai cấp của Nhà nước
2. Học thuyết Mác Lê nin:
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội, khi tư hữu xuất hiện và có phân hóa giai cấp.
- Nhà nước là sản phẩm của những biến đổi trực tiếp trong lòng xã hội Công xã Nguyên
thủy
 Xã hội Công xã Nguyên thủy:
o Kinh tế:
 Săn bắt và hái lượm
 Phân công lao động tự nhiên theo giới tính, độ tuổi
 Phụ thuộc vào thiên nhiên
 Công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
o Xã hội:
 Chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ
 Thị tộc => bào tộc => bộ lạc
 Không có giai cấp
 Quyền lực của thị tộc được đảm bảo bằng uy tín người đứng đầu và
bằng dư luận xã hội
 Không có quyền lực tách riêng
 Quyền lực gắn liền với lợi ích chung của cộng đồng
 Không có bộ máy cưỡng chế
 Sự tan rã của chế độ thị tộc và Nhà nước ra đời:
o Lực lượng sản xuất phát triển => kinh tế phát triển => xuất hiện của cải dư
thừa => xuất hiện giai cấp => mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được =>
Nhà nước ra đời
o Phân công lao động thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt (sự xuất hiện
của công cụ lao động bằng kim loại thay cho công cụ đá)
 Con người có khả năng lao động độc lập
 Phân chia giàu nghèo
 Xuất hiện tư hữu
 Xuất hiện mâu thuẫn giai cấp
o Phân công lao động thứ hai: Thủ công tách khỏi nông nghiệp
 Xuất hiện nghề thủ công nghiệp
o Phân công lao động thứ ba: Thương nghiệp ra đời
 Tạo ra giai cấp thương nhân
 Đồng tiền xuất hiện => đẩy nhanh sự bần cùng hóa
 Giai cấp giàu lập ra nhà nước để thống trị, đàn áp các giai cấp khác

You might also like