You are on page 1of 22

Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

BÀI 5 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 5 (mục 5.1.6), Chương 6
(mục 6.1.8) và Chương 8 (mục 8.3).
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
 Hiệu năng hoạt động và ý nghĩa phân tích.
 Phân tích hiệu năng hoạt động.
Mục tiêu
 Nhận diện hiệu năng hoạt động và biểu hiện của hiệu năng hoạt động.
 Xác định nội dung phân tích hiệu năng hoạt động.
 Vạch rõ qui trình, nội dung, chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích hiệu năng hoạt động.

90 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Tình huống dẫn nhập


1 – 2 năm nữa Hoàng Anh Gia Lai sẽ chia cổ tức rất khủng
Đó là lời tuyên bố của “bầu” Đức, ông Đoàn Nguyên Đức,
Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai trước
Đại hội đồng cổ đông của công ty. Ông còn cho biết, vòng
quay nuôi bò là ngắn hạn và tỷ suất sinh lời khoảng 37% trong
6 tháng.
Hoàng Anh Gia Lai sẽ không bao giờ chết”.
(Bảo Bảo - Epress.vn, http://epress.vn/12-nam-nua-hoang-anh-gia-lai-se-chia-co-tuc-rat-
khung/20150416084711609p31c134.htm, Thứ sáu, 17/04/2015 08:32).

1. Liệu Hoàng Anh Gia Lai có bảo đảm được lời hứa với cổ đông trong 1 – 2
năm tới không?
2. Hiệu năng hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai ở mức nào?
3. Liệu sản xuất nông nghiệp có là cứu cánh cho Hoàng Anh Gia Lai trong thời
gian tới?
4. Mối quan hệ giữa hiệu năng hoạt động với khả năng sinh lợi?

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 91
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

5.1. Hiệu năng hoạt động và ý nghĩa phân tích


5.1.1. Hiệu năng hoạt động
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có
khả năng sinh lợi cao. Vì thế, để có khả năng sinh lợi cao, doanh nghiệp nhất thiết
phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn nhân tài, vật lực trong kinh doanh, nâng cao được hiệu suất (năng suất –
productivity) và hiệu năng hoạt động (efficiency). Nâng cao hiệu suất công việc và
hiệu năng hoạt động là những điều kiện tiên quyết để nâng cao khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.
Hiệu suất hoạt động thể hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả đầu ra thu được với
lượng yếu tố đầu vào sử dụng để tạo ra kết quả. Thông qua hiệu suất hoạt động, người
sử dụng thông tin biết được kết quả hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện được trong
một khoảng thời gian nhất định hay kết quả hoạt động mà một đơn vị yếu tố đầu vào
mang lại. Hiệu suất hoạt động chính là cơ sở, là điều kiện tiền đề để bảo đảm cho
doanh nghiệp có thể đạt được khả năng sinh lợi cao.
Hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp phản ánh
kết quả hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được
khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong hoạt động
kinh doanh. Về bản chất, hiệu năng hoạt động thể
hiện hiệu năng sử dụng các yếu tố đầu vào của hoạt
động kinh doanh và năng lực hoạt động thanh toán.
Hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua
nhiều chỉ tiêu khác nhau; trong đó, rõ nét nhất là
các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của từng yếu tố đầu vào (tổng tài sản, tài sản
dài hạn, tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, từng bộ phận hàng tồn kho,
vốn chủ sở hữu…) và tốc độ thanh toán nợ phải thu, nợ phải trả. Doanh nghiệp chỉ có
thể đạt được hiệu năng hoạt động khi và chỉ khi hiệu suất hoạt động cao. Cũng như
hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động cũng là một trong những điều kiện cần thiết
để bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp thu được khả năng sinh lợi cao.

5.1.2. Ý nghĩa phân tích


Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường giá trị và vị thế doanh nghiệp, hoạt
động của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có hiệu quả (effect). Hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là kết quả đích thực – kết quả cuối cùng – của hoạt động kinh doanh
mang lại và được đo bằng lượng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị yếu tố hay một
đơn vị chi phí đầu vào hoặc lượng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị doanh thu. Việc
tạo ra lượng lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầu vào
hoặc trên một đơn vị doanh thu phản ánh tương quan so sánh giữa tổng lợi nhuận thu
được với tổng chi phí bỏ ra hay với tổng yếu tố đầu vào sử dụng hoặc tổng doanh thu
thu được. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chỉ có thể có được khi doanh nghiệp
có hiệu suất hoạt động và hiệu năng hoạt động cao.
Vì thế, phân tích hiệu năng hoạt động sẽ giúp cho những người sử dụng thông tin
không những đánh giá được hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp mà quan trọng

92 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

hơn, nắm nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động. Từ đó, có
những nhận định về khả năng nâng cao hiệu năng hoạt động cùng những giải pháp mà
doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao hiệu năng hoạt động, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2. Phân tích hiệu năng hoạt động


5.2.1. Nội dung và chỉ tiêu phân tích
Hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện
qua các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của các
yếu tố đầu vào hay tốc độ thanh toán nợ của doanh
nghiệp. Do vậy, để phân tích hiệu năng hoạt động, các
nhà phân tích cần tính ra các chỉ tiêu phản ánh số lần
luân chuyển1, số lần thanh toán tiền hàng2, số lần thu
hồi tiền hàng3 và thời gian luân chuyển4 của từng đối
tượng (từng yếu tố đầu vào, từng hoạt động thu nợ, trả nợ).
Do các đối tượng tác động đến hiệu năng hoạt động (yếu tố đầu vào, hoạt động) của
doanh nghiệp khá đa dạng, phong phú; mức độ và cách thức tác động khác nhau nên
để thuận tiện cho việc xem xét nguyên nhân ảnh hưởng, tìm ra giải pháp phù hợp để
nâng cao hiệu năng hoạt động, hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp thường được
xem xét theo hiệu năng sử dụng tài sản (tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn,
tài sản dài hạn), sử dụng vốn chủ sở hữu, sử dụng hàng tồn kho (tổng số hàng tồn kho,
từng bộ phận hàng tồn kho) và hiệu năng của hoạt động thanh toán (thanh toán nợ
phải thu, thanh toán nợ phải trả).
Công thức chung để xác định tốc độ luân chuyển của các yếu tố, các bộ phận đầu vào
hay các hoạt động như sau:

Số lần luân chuyển của Doanh thu thuần


=
từng đối tượng Trị số bình quân của từng đối tượng

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, đối tượng nghiên cứu luân chuyển được
mấy lần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, tốc độ luân chuyển của đối tượng nghiên cứu
càng cao, hiệu năng hoạt động càng cao và ngược lại.

1
Các tên gọi khác của chỉ tiêu: Số vòng quay, hệ số quay vòng, số vòng luân chuyển, hệ số luân
chuyển, sức sản xuất… (TG).
2
Các tên gọi khác của chỉ tiêu: Số lần trả nợ, số vòng quay các khoản phải trả, số lần luân chuyển các
khoản phải trả, hệ số quay vòng các khoản phải trả, số vòng luân chuyển các khoản phải trả, hệ số luân
chuyển các khoản phải trả… (TG).
3
Các tên gọi khác của chỉ tiêu: Số lần thu nợ, số vòng quay các khoản phải thu, số lần luân chuyển các
khoản phải thu, hệ số quay vòng các khoản phải thu, số vòng luân chuyển các khoản phải thu, hệ số
luân chuyển các khoản phải thu… (TG).
4
Các tên gọi khác của chỉ tiêu: Thời gian một vòng quay, thời gian một vòng luân chuyển, thời gian
một vòng quay, số ngày luân chuyển, số ngày một vòng luân chuyển, số ngày một vòng quay, số ngày
quay vòng… (TG).

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 93
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
của từng đối tượng Số lần luân chuyển của từng đối tượng
Thời gian luân chuyển cho biết thời gian bình quân để từng đối tượng luân chuyển
được một lần. Thời gian luân chuyển càng dài, tốc độ luân chuyển của đối tượng nâng
cao càng thấp, hiệu năng hoạt động càng thấp và ngược lại.
Để đơn giản trong tính toán, thời gian của kỳ nghiên cứu được tính tròn theo ngày của
kỳ phân tích. Thời gian theo tháng tính tròn 30 ngày, thời gian theo quí tính tròn
90 ngày, còn thời gian theo năm tính tròn 360 ngày. Việc tính tròn thời gian kỳ nghiên
cứu vừa thuận lợi cho việc tính toán, vừa không ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động của từng đối tượng được xác định
như sau:
o Hiệu năng hoạt động của tổng tài sản:

Số lần luân chuyển Doanh thu thuần


=
tài sản Tổng tài sản bình quân

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
tài sản Số lần luân chuyển của tài sản
o Hiệu năng hoạt động của tài sản dài hạn:
Số lần luân chuyển Doanh thu thuần
=
tài sản dài hạn Tài sản dài hạn bình quân

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
tài sản dài hạn Số lần luân chuyển của tài sản dài hạn
o Hiệu năng hoạt động của tài sản ngắn hạn:
Số lần luân chuyển Doanh thu thuần
=
tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bình quân

Thời gian luân chuyển tài Thời gian kỳ nghiên cứu


=
sản ngắn hạn Số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn
o Hiệu năng hoạt động của tài sản cố định:
Số lần luân chuyển Doanh thu thuần
=
tài sản cố định Tài sản cố định bình quân

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
tài sản cố định Số lần luân chuyển của tài sản cố định
o Hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở hữu:
Số lần luân chuyển Doanh thu thuần
=
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân

Thời gian luân chuyển vốn Thời gian kỳ nghiên cứu


=
chủ sở hữu Số lần luân chuyển của vốn chủ sở hữu

94 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

o Hiệu năng hoạt động của hàng tồn kho:


Số lần luân chuyển Tổng giá vốn hàng tiêu thụ
=
hàng tồn kho Giá vốn hàng tồn kho bình quân

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
hàng tồn kho Số lần luân chuyển của hàng tồn kho
o Hiệu năng hoạt động của sản phẩm, hàng hóa tồn kho:
Số lần luân chuyển Tổng giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ
=
sản phẩm, hàng hóa Giá vốn sản phẩm, hàng hóa tồn kho bình quân

Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ nghiên cứu


=
sản phẩm, hàng hóa Số lần luân chuyển của sản phẩm, hàng hóa
o Hiệu năng hoạt động của sản phẩm, dịch vụ dở dang:
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm,
Số lần luân chuyển
dịch vụ hoàn thành
sản phẩm, dịch vụ =
Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang
dở dang
bình quân
Thời gian luân Thời gian kỳ nghiên cứu
chuyển sản phẩm, = Số lần luân chuyển của sản phẩm,
dịch vụ dở dang dịch vụ dở dang trong kỳ
o Hiệu năng hoạt động của vật tư dự trữ cho sản xuất:
Số lần luân chuyển vật tư Tổng giá vốn của vật tư sử dụng
=
dự trữ sản xuất Giá vốn vật tư tồn kho bình quân

Thời gian kỳ nghiên cứu


Thời gian luân chuyển
=
vật tư dự trữ sản xuất Số lần luân chuyển của vật tư
dự trữ sản xuất trong kỳ
Khi xác định hiệu năng hoạt động của hàng tồn kho cũng như từng bộ phận của
hàng tồn kho (sản phẩm, hàng hóa tồn kho; vật tư dự trữ sản xuất; sản phẩm,
dịch vụ dở dang), tử số của công thức xác định số vòng quay không sử dụng
doanh thu thuần mà thay vào đó là giá vốn của hàng tồn kho cũng như giá vốn
của từng bộ phận tương ứng. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của
hàng tồn kho và cũng hết sức thuận lợi cho việc tính toán khi tử số và mẫu số
cùng liên quan đến một chỉ tiêu phải có cùng một đơn vị tính toán.
o Hiệu năng hoạt động thanh toán nợ phải thu:
Tổng tiền hàng bán chịu5
Số lần thu hồi tiền hàng =
Nợ phải thu bình quân

5
Trường hợp không có thông tin về tổng tiền hàng bán chịu, có thể sử dụng chỉ tiêu “Doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ” để tính toán (TG).

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 95
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Chỉ tiêu này cho biết số lần thu hồi tiền hàng
bán ra bình quân trong kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp. Do số nợ phải thu trong các
doanh nghiệp chủ yếu phát sinh do bán chịu
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên chỉ tiêu này
được xác định đối với số tiền hàng bán chịu
cho người mua. Trị số của chỉ tiêu càng lớn,
chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra càng
nhanh chóng, kịp thời, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, trị số của
chỉ tiêu nhỏ, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra càng chậm trễ và do vậy,
doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Tuy nhiên, trị số của chỉ tiêu này
quá cao cũng không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ của
doanh nghiệp do phương thức thanh toán của doanh nghiệp quá chặt chẽ (chủ
yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn), gây khó khăn cho khách hàng nên
sẽ khó tiêu thụ.
Thời gian kỳ nghiên cứu
Thời gian thu hồi tiền hàng6 =
Số lần luân chuyển nợ phải thu
Thời gian thu hồi tiền hàng cho biết thời gian cần thiết bình quân để thu hồi
tiền hàng bán ra trong kỳ. Thời gian thu hồi tiền hàng bán ra càng ngắn, chứng
tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Ngược lại, thời gian thu hồi tiền hàng bán ra càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi
tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên,
thời gian thu hồi tiền hàng ngắn quá sẽ gây khó khăn cho người mua, không
khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bán hàng.
Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhịp điệu kinh doanh ổn
định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ, khi tính toán chỉ tiêu "Thời gian thu hồi
tiền hàng" có thể sử dụng công thức sau:
Thời gian thu hồi Nợ phải thu người mua cuối năm
=
tiền hàng Mức tiền hàng bán chịu bình quân một ngày
Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải thu người mua cuối năm), người
sử dụng thông tin biết được khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể
thu hồi hết các khoản nợ phải thu người mua hiện tại.
o Hiệu năng hoạt động thanh toán nợ phải trả:
Số lần thanh toán Tổng tiền hàng mua chịu
=
tiền hàng Nợ phải thu bình quân

6
Chỉ tiêu này còn được gọi với các tên gọi khác như: Thời gian thu nợ, thời gian thu tiền, thời gian luân
chuyển các khoản phải thu, thời gian quay vòng các khoản phải thu, thời gian một vòng quay các khoản
phải thu, thời gian một vòng luân chuyển các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, thời gian thu tiền
bình quân, thời gian thu hồi nợ, số ngày thu nợ, số ngày thu hồi tiền hàng… (TG).

96 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

“Số lần thanh toán tiền hàng” phản ánh mức độ


hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán
và hiệu quả của việc thanh toán nợ, cho biết số
lần thanh toán tiền hàng mua vào bình quân
trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tương
tự như chỉ tiêu "Số lần thu hồi tiền hàng", do nợ
phải trả trong các doanh nghiệp chủ yếu là nợ
người bán về tiền hàng mua chịu vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ nên chỉ tiêu
này được tính cho khoản nợ phải trả người bán.
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng
mua vào càng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu trị số của hệ số
quay vòng nợ phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để
trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ…).
Thời gian thanh toán Thời gian của kỳ nghiên cứu
=
tiền hàng7 Số lần luân chuyển nợ phải trả
Thời gian thanh toán tiền hàng cho biết thời gian cần thiết bình quân để doanh
nghiệp thanh toán tiền hàng cho chủ nợ trong kỳ kinh doanh. Thời gian thanh
toán tiền hàng càng dài, số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của người bán
trong thanh toán càng lớn và ngược lại; thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn,
tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn.
Cũng như chỉ tiêu "Thời gian thu hồi tiền hàng", trong các doanh nghiệp có chu
kỳ kinh doanh ngắn, nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính
thời vụ, để biết được khoảng thời gian cần thiết cho doanh nghiệp có thể thanh
toán hết các khoản nợ phải trả người bán hiện tại, chỉ tiêu này có thể xác định
theo công thức:
Nợ phải trả người bán cuối năm
Thời gian thanh =
toán tiền hàng Mức tiền hàng mua chịu người bán
bình quân một ngày
Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải trả người bán cuối năm), người sử
dụng thông tin biết được khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể
thanh toán hết các khoản nợ phải trả người bán hiện tại.
 Các chỉ tiêu bộ phận trong các công thức trên được thu thập như sau:
o Thời gian kỳ nghiên cứu: Thời gian kỳ nghiên cứu (còn gọi là thời gian kỳ phân
tích) được qui ước lấy trong (năm: 360 ngày, quí: 9 ngày, tháng: 30 ngày).

7
Chỉ tiêu này còn được gọi với các tên gọi khác như: Thời gian trả tiền, thời gian luân chuyển nợ phải
trả, thời gian quay vòng các khoản phải trả, thời gian một vòng quay các khoản phải trả, thời gian một
vòng luân chuyển các khoản phải trả, kỳ trả tiền bình quân, thời gian trả tiền bình quân, thời gian trả
nợ”, số ngày trả tiền, số ngày thanh toán tiền hàng… (TG).

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 97
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

o Doanh thu thuần: Bao gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(chỉ tiêu có mã số 10) và doanh thu hoạt động tài chính (chỉ tiêu có mã số 21)
trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
o Tổng số tiền hàng mua chịu: Căn cứ vào Thuyết minh báo cáo tài chính hoặc
sổ chi tiết tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”.
o Tổng số tiền hàng bán chịu: Căn cứ vào Thuyết minh báo cáo tài chính hoặc sổ
chi tiết tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”.
o Tổng tài sản bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 270 trên Bảng cân đối kế
toán để xác định. Tổng tài sản bình quân xác định theo công thức
Tổng tài sản Giá trị tài sản đầu năm + Giá trị tài sản cuối năm
=
bình quân 2
o Nợ phải thu bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 131 “Phải thu ngắn hạn
của khách hàng” và chỉ tiêu có mã số 211 “Phải thu dài hạn của khách hàng”
trên Bảng cân đối kế toán. Nợ phải thu bình quân được xác định theo công thức:
Nợ phải thu người Nợ phải thu người mua
Nợ phải thu +
= mua đầu năm cuối năm
bình quân
2
o Nợ phải trả bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 311 “Phải trả người bán
ngắn hạn” và chỉ tiêu có mã số 331 “Phải trả người bán dài hạn” trên Bảng cân
đối kế toán. Nợ phải trả bình quân được xác định theo công thức
Nợ phải trả người bán Nợ phải trả người bán
Nợ phải trả +
= đầu năm cuối năm
bình quân
2
o Tài sản cố định bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 220 trên Bảng cân đối
kế toán. tài sản cố định bình quân được xác định theo công thức
Giá trị tài sản cố định Giá trị tài sản cố định
Tài sản cố định +
= đầu năm cuối năm
bình quân
2
o Tài sản ngắn hạn bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 100 trên Bảng cân
đối kế toán. Tài sản ngắn hạn bình quân được xác định theo công thức
Giá trị tài sản ngắn Giá trị tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn +
= hạn đầu năm cuối năm
hạn bình quân
2
o Hàng tồn kho bình quân: Căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 140 trên Bảng cân đối
kế toán. Hàng tồn kho bình quân được xác định theo công thức
Giá trị hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho +
= đầu năm cuối năm
bình quân
2
Các bộ phận tài sản khác của hàng tồn kho cũng xác định tương tự.

98 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

5.2.2. Qui trình phân tích


Phân tích hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp tiến hành theo qui trình sau:
 Đánh giá khái quát hiệu năng hoạt động
Đánh giá khái quát hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo
từng yếu tố đầu vào (tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản cố định,
hàng tồn kho, vốn chủ sở hữu…) hay từng hoạt động thanh toán (thanh toán nợ
phải thu, thanh toán nợ phải trả). Để đánh giá khái quát hiệu năng hoạt động, các
nhà phân tích tiến hành tính ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động của từng
đối tượng rồi sử dụng kỹ thuật so sánh: So sánh giữa năm nay với năm trước, kỳ
này với kỳ trước, thực hiện với kế hoạch… Căn cứ vào kết quả so sánh và ý nghĩa
của từng chỉ tiêu để nêu lên nhận xét, đánh giá khái quát hiệu năng hoạt động giữa
kỳ phân tích so với kỳ gốc.
 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiệu năng hoạt động
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động, các nhà phân
tích xác định nhân tố ảnh hưởng rồi tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động của hiệu năng hoạt động bằng kỹ thuật thích hợp (kỹ thuật thay thế
liên hoàn).
Hiệu năng hoạt động được biểu hiện qua số lần luân chuyển và thời gian luân
chuyển, thời gian thu nợ, thời gian trả nợ nên các nhà phân tích có thể dựa vào một
trong hai chỉ tiêu trên để phân tích nhân tố ảnh hưởng. Thông thường, đối với hiệu
năng hoạt động của tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu,
các nhà phân tích thường dựa vào công thức xác định số lần luân chuyển để phân
tích nhân tố ảnh hưởng. Đối với hiệu năng hoạt động của tài sản ngắn hạn, của
hàng tồn kho, của từng bộ phận hàng tồn kho, hiệu năng hoạt động thanh toán, các
nhà phân tích sử dụng công thức xác định thời gian luân chuyển, thời gian thu nợ,
thời gian trả nợ để phân tích nhân tố ảnh hưởng.
Nếu phân tích hiệu năng hoạt động của từng đối tượng theo số lần luân chuyển sẽ
có 2 nhân tố ảnh hưởng: Doanh thu thuần ở tử số và trị số bình quân của từng đối
tượng ở mẫu số (tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu).
Mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của số lần luân chuyển được
xác định bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn. Theo đó, nhà phân tích sẽ lần lượt xác
định ảnh hưởng của nhân tố thuộc mẫu số trước rồi mới đến ảnh hưởng của doanh
thu thuần ở tử số. Trường hợp phân tích hiệu năng hoạt động của từng đối tượng
theo thời gian luân chuyển hay thời gian thu nợ, trả nợ, trước khi xác định nhân tố
ảnh hưởng, cần thiết phải biến đổi công thức xác định thời gian luân chuyển hay
thời gian thu nợ, trả nợ của từng đối tượng bằng cách thay mẫu số bằng công thức
xác định số lần luân chuyển. Từ đó, tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự biến động thời gian luân chuyển hay thời gian thu nợ, trả nợ.
 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kết luận, kiến nghị
Trên cơ sở kết quả phân tích ở trên, các nhà phân tích tiến hành tổng hợp ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt
động. Từ đó, rút ra các nhận xét, kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp.

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 99
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

5.2.3. Phân tích hiệu năng sử dụng tổng tài sản


Trong số các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng sinh lợi, khả năng tạo doanh
thu luôn giữ vai trò quan trọng – đặc biệt là khả năng tạo doanh thu của tài sản. Sử
dụng hợp lý, hiệu quả từng yếu tố hay chi phí đầu vào sẽ nâng cao được hiệu suất và
hiệu năng hoạt động, tăng được doanh thu đầu ra, góp phần tăng lợi nhuận thu được.
Khả năng tạo doanh thu của tài sản cho biết một đồng tài sản bình quân sử dụng trong
kinh doanh mang về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua việc xem xét, phân
tích khả năng tạo doanh thu của tài sản có thể đánh giá được trình độ quản lý, đầu tư
và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Khả năng tạo doanh thu của tài sản được đo lường qua chỉ tiêu “Số lần luân chuyển tài
sản” (TAT). Trị số của chỉ tiêu TAT càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần của tài
sản càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lợi. Ngược
lại; trị số của TAT càng nhỏ, khả năng tạo doanh thu thuần của tài sản càng thấp,
doanh nghiệp càng ít có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lợi.
Phân tích khả năng tạo doanh thu của tài sản bao gồm các nội dung sau:
 Phân tích tình hình biến động về khả năng tạo doanh thu của tài sản
Thông qua việc đánh giá tình hình biến động và xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tạo doanh thu của tài sản, các nhà phân tích sẽ đề xuất các giải pháp
thích hợp để không ngừng nâng cao hiệu năng sử dụng tài sản và khả năng tạo
doanh thu của tài sản. Qui trình phân tích bao gồm:
o Đánh giá khái quát tình hình biến động:
Đánh giá khái quát tình hình biến động khả năng tạo doanh thu của tài sản
được tiến hành bằng cách tính ra và so sánh chỉ tiêu TAT giữa kỳ phân tích
(năm nay, kỳ này) với kỳ gốc (năm trước, kỳ trước) cả về số tuyệt đối và số
tương đối rồi căn cứ vào kết quả so sánh để nêu lên nhận xét.
Mức biến động tăng (+) hoặc Trị số TAT kỳ Trị số TAT
= –
giảm (–) của TAT phân tích kỳ gốc
và:
Trị số TAT kỳ Trị số TAT
Tốc độ tăng –
= phân tích kỳ gốc  100
trưởng TAT
Trị số TAT kỳ gốc
o Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
của TAT:
TAT chịu ảnh hưởng của doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Sự biến
động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của TAT chịu tác động trực tiếp của các
hai nhân tố này. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của
TAT được xác định theo kỹ thuật thay thế liên hoàn. Cụ thể:
 Mức ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân:
Doanh thu thuần kỳ gốc
– TAT kỳ gốc
Tổng tài sản bình quân kỳ phân tích

100 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

 Mức ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:


Doanh thu thuần kỳ gốc
TAT kỳ phân tích –
Tổng tài sản bình quân kỳ phân tích
o Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị và kết luận:
Sau khi tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ nêu lên nhận xét về
khả năng tạo doanh thu cũng như kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng
tạo doanh thu của tài sản. Bên cạnh việc mở rộng qui mô kinh doanh, qui mô
tiêu thụ; cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; mở rộng thị
trường, tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa; áp dụng các
phương thức tiêu thụ, phương thức thanh toán và hình thức thanh toán phù
hợp… doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng, công tác
hậu mãi. Đồng thời, phải nghiên cứu để có một cơ cấu tài sản tối ưu; mạnh dạn
thanh lý, nhượng bán những tài sản không cần dùng hoặc sử dụng không có
hiệu quả hay hiệu quả thấp; đầu tư máy móc, thiết bị với công nghệ hiện đại…
Để thuận tiện cho phân tích, có thể lập bảng sau:
Bảng 5.1: Phân tích khả năng tạo doanh thu của tài sản

Chênh lệch kỳ này so với


Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này kỳ trước(±)
Mức Tỷ lệ (%)

1. Số lần luân chuyển tài sản (lần)


2. Doanh thu thuần (VND)
3. Tổng tài sản bình quân (VND)

 Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng tạo doanh thu của tài sản
Không chỉ dừng lại ở việc phân tích tình hình biến động, nội dung phân tích này
còn cung cấp cho những người sử dụng thông tin nắm được xu hướng và nhịp điệu
tăng trưởng khả năng tạo doanh thu của tài sản. Qua đó, đánh giá được trình độ
quản lý, đầu tư và sử dụng vốn nói chung và tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đồng thời, dự đoán được mức độ ổn định và bền vững của sự tăng trưởng.
Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng tạo doanh thu của tài sản
được thực hiện bằng cách tính ra các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng định gốc
và tốc độ tăng trưởng liên hoàn của khả năng tạo doanh thu của tài sản theo thời
gian. Bằng việc xem xét một chuỗi trị số của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng
trưởng định gốc (phản ánh xu hướng tăng trưởng) và tốc độ tăng trưởng liên hoàn
(phản ánh nhịp điệu tăng trưởng) theo thời gian và sử dụng đồ thị (hoặc biểu đồ)
để biểu hiện, người sử dụng thông tin có thể biết được xu hướng và nhịp điệu tăng
trưởng khả năng tạo doanh thu của tài sản.
Tốc độ tăng trưởng định gốc của TAT kỳ i – TAT kỳ gốc
=  100
khả năng tạo doanh thu từ tài sản TAT kỳ gốc
và:
TAT kỳ TAT
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của khả –
(I + 1) kỳ i
năng tạo doanh thu thuần từ tài sản =  100
TAT kỳ i

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 101
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Trong đó, i  1, n .
“Tốc độ tăng trưởng định gốc của khả năng tạo doanh thu từ tài sản” cho biết tốc
độ tăng trưởng của khả năng tạo doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp kỳ phân
tích so với kỳ gốc. Sự biến động theo thời gian của chỉ tiêu này phản ánh xu hướng
tăng trưởng của khả năng tạo doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp là đi lên (tăng)
hay đi xuống (giảm).
“Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của khả năng tạo doanh thu từ tài sản” phản ánh tốc
độ tăng trưởng của khả năng tạo doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp so với kỳ
liền kề trước đó. Sự biến động theo thời gian của chỉ tiêu này phản ánh nhịp điệu
tăng trưởng của khả năng tạo doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp là ổn định, đều
đặn hay thất thường, bấp bênh.
Để thuận tiện cho việc xem xét xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của khả năng
tạo doanh thu từ tài sản, có thể sử dụng bảng phân tích theo mẫu sau:
Bảng 5.2: Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của khả năng tạo doanh thu từ tài sản

Đơn vị: %
Chỉ tiêu N (N+1) (N+2) (N+3) (N+4)
1. Tốc độ tăng trưởng định gốc của khả
năng tạo doanh thu từ tài sản
2. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của khả
năng tạo doanh thu từ tài sản

Trên cơ sở số liệu của bảng 5.2, các nhà phân tích có thể sử dụng đồ thị hay biểu
đồ để thể hiện xu hướng tăng trưởng, nhịp điệu tăng trưởng của khả năng tạo
doanh thu từ tài sản. Từ đó, nêu lên nhận xét về xu hướng và nhịp điệu biến động, về
tính bền vững trong tăng trưởng khả năng tạo doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp.

5.2.4. Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là một loại tài sản trong doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn,
trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh thông thường. Tài sản ngắn hạn bao
gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Những tài sản ngắn
hạn này có thể chuyển đổi thành tiền, bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một
chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Mặc dù có thời gian hoạt động
ngắn nhưng loại tài sản này lại chiếm tỷ trọng khá cao trong mọi loại hình doanh
nghiệp. Vì có thời gian hoạt động ngắn nên việc nâng cao hiệu năng sử dụng của loại
tài sản này luôn là một trong những mục tiêu phấn đấu của các nhà quản trị. Nâng cao
hiệu năng sử dụng của tài sản ngắn hạn cũng đồng nghĩa với việc khiến cho tài sản
vận động nhanh hơn cũng như chu kỳ hoạt động của tài sản ngắn hạn ngắn lại.
Tài sản ngắn hạn xuất hiện trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp từ khâu dự trữ
đến sản xuất rồi tiêu thụ dưới nhiều hình thái biểu hiện khác nhau từ thước đo tiền tệ
(giá trị) đến thước đo hiện vật. Bởi vậy, cần phải phân tích hiệu năng sử dụng của tài
sản ngắn hạn để tìm ra những nguyên nhân và từ đó đề ra những biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn; là cơ sở góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

102 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn được tiến hành theo qui trình sau:
 Đánh giá khái quát hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn phản ánh tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn
hạn và được thể hiện qua chỉ tiêu “Số lần luân chuyển của tài sản ngắn hạn” và
“Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn”.
Để đánh giá khái quát hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn, cần tính ra và so sánh
trị số của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích
với kỳ gốc và dựa vào kết quả so sánh để nêu lên nhận xét. Nếu trị số của chỉ tiêu
“Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích > kỳ gốc và trị số chỉ tiêu
“Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích < kỳ gốc, chứng tỏ hiệu
năng sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên và ngược lại; nếu trị số của chỉ tiêu “Số lần
luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích < kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian
luân chuyển tài sản ngắn hạn” kỳ phân tích > kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng sử dụng
tài sản ngắn hạn giảm xuống.
Mức biến động tăng (+) Số lần luân chuyển
Số lần luân chuyển
hoặc giảm (–) số lần luân = tài sản ngắn hạn kỳ –
tài sản ngắn hạn kỳ gốc
chuyển tài sản ngắn hạn phân tích

Mức biến động tăng (+) Thời gian luân


Thời gian luân chuyển
hoặc giảm (–) thời gian luân = chuyển tài sản ngắn –
tài sản ngắn hạn kỳ gốc
chuyển tài sản ngắn hạn hạn kỳ phân tích
và:
Số lần luân chuyển Số lần luân chuyển
Tốc độ tăng trưởng tài sản ngắn hạn kỳ – tài sản ngắn hạn
số lần luân chuyển phân tích kỳ gốc
tài sản ngắn hạn =  100
Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ gốc

Tốc độ Thời gian luân chuyển Thời gian luân


tăng trưởng tài sản ngắn hạn kỳ – chuyển tài sản ngắn
thời gian luân phân tích hạn kỳ gốc
chuyển tài sản =  100
ngắn hạn Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ gốc

Đồng thời, khi đánh giá khái quát hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, cần so sánh với hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn bình quân ngành hay
so sánh với hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp điển hình,
tiên tiến để biết được hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức
nào. Từ đó, có biện pháp duy trì hay đẩy mạnh hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn,
tiến bộ hay thụt lùi của tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp.
 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn
Thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn có thể viết dưới dạng sau:
Thời gian luân chuyển Thời gian kỳ Tài sản ngắn hạn bình quân
= 
tài sản ngắn hạn nghiên cứu Doanh thu thuần

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 103
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Dựa vào công thức, ta thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến thời gian luân chuyển của
tài sản ngắn hạn: Thời gian kỳ nghiên cứu, tài sản ngắn hạn bình quân và doanh
thu thuần. Do thời gian kỳ nghiên cứu không đổi nên nhân tố này không ảnh
hưởng đến thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn. Nói cách khác, mức ảnh hưởng
của nhân tố này bằng không (= 0).
Sử dụng kỹ thuật loại trừ, ta lần lượt xét ảnh hưởng của hai nhân tố này đến sự
thay đổi thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
như sau:
o Ảnh hưởng của nhân tố tài sản ngắn hạn bình quân:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố này có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn bình Tài sản ngắn hạn
Thời gian kỳ –
quân kỳ phân tích bình quân kỳ gốc
nghiên cứu 
Doanh thu thuần kỳ gốc
o Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố này có quan hệ ngược
chiều với thời gian luân chuyển của tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn
bình quân kỳ hạn bình quân
Thời gian kỳ phân tích Thời gian kỳ kỳ phân tích
nghiên cứu  – nghiên cứu 
Doanh thu thuần Doanh thu
kỳ phân tích thuần kỳ gốc
 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị
Sau khi đã lần lượt xem xét cụ thể các nhân tố ảnh hưởng, ta tổng hợp ảnh hưởng
của các nhân tố lại rồi từ đó rút ra nhận xét, kết luận và đưa ra kiến nghị nhằm cải
thiện tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn. Đồng thời, phải chỉ rõ mức tài sản
ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển mà doanh nghiệp tiết kiệm được hay bị
lãng phí do tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn thay đổi.
Lượng tài sản Thời gian Thời gian
Doanh thu
ngắn hạn tiết luân chuyển luân chuyển
thuần kỳ  –
kiệm hoặc lãng tài sản ngắn hạn tài sản ngắn
phân tích
phí do tốc độ kỳ phân tích hạn kỳ gốc
luân chuyển của =
tài sản ngắn hạn Thời gian kỳ nghiên cứu
thay đổi
Nếu thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ phân tích nhỏ hơn kỳ gốc chứng tỏ
tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn đã được tăng lên. Vì vậy, lượng tài sản
ngắn hạn tiết kiệm được do sự thay đổi này đem lại sẽ tương ứng với dấu âm hay
nhỏ hơn không (< 0). Nói cách khác, việc sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn
bằng cách cải thiện tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được một lượng tài sản ngắn hạn tương đối và từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, khi thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn kỳ phân
tích lớn hơn kỳ gốc chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn đã giảm đi.

104 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Khi đó doanh nghiệp sẽ bị lãng phí tương đối một lượng tài sản ngắn hạn và kết
quả tính toán lúc này tương ứng với dấu dương hay lớn hơn không (> 0).
Trong quá trình phân tích, để thuận tiện ta có thể lập bảng phân tích tốc độ luân
chuyển của tài sản ngắn hạn với kết cấu như sau:
Bảng 5.3: Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

Chênh lệch giữa kỳ phân


Kỳ
Chỉ tiêu Kỳ gốc tích so với kỳ gốc (±)
phân tích
Mức Tỷ lệ (%)
A (1) (2) (3=2–1) [4=(3/1)*100]
1. Số lần luân chuyển tài sản ngắn
hạn (lần)
2. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn
hạn (ngày)

5.2.5. Phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải thu


Hiệu năng thanh toán nợ phải thu phản ánh tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra trong kỳ
của doanh nghiệp. Tốc độ thu hồi nợ càng cao, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng
vốn trong hoạt động thanh toán và ngược lại. Do vậy, khi phân tích hiệu năng thanh
toán nợ phải thu, cần phải xác định được số lần thu hồi nợ và thời gian thu nợ của
doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Qua đó, xác định thời gian bị chiếm dụng vốn bị
kéo dài thêm hay rút ngắn được bao nhiêu ngày cùng các nguyên nhân tác động và tìm
ra giải pháp rút ngắn thời gian thu tiền phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Hiệu năng hoạt động thanh toán nợ phải thu được xem xét cho toàn bộ nợ phải thu
người mua (tổng số nợ phải thu người mua) cũng như từng loại nợ phải thu người mua
(ngắn hạn, dài hạn). Qui trình phân tích tiến hành như sau:
 Đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải thu
Để đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải thu, cần tính ra và so sánh
trị số của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc và dựa vào kết quả so sánh để nêu lên nhận xét. Nếu trị số của chỉ tiêu
“Số lần thu nợ” kỳ phân tích > kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian thu nợ” kỳ phân
tích < kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng thanh toán nợ phải thu tăng lên và ngược lại; nếu
trị số của chỉ tiêu “Số lần thu nợ” kỳ phân tích < kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời
gian thu nợ” kỳ phân tích > kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng thanh toán nợ phải thu
giảm xuống.
Mức biến động tăng (+) hoặc Số lần thu nợ kỳ Số lần thu nợ
= –
giảm (–) số lần thu nợ phân tích kỳ gốc

Mức biến động tăng (+) hoặc Thời gian thu nợ Thời gian thu nợ
= –
giảm (–) thời gian thu nợ kỳ phân tích kỳ gốc
và:
Tốc độ tăng Số lần thu nợ kỳ Số lần thu nợ

trưởng số lần phân tích kỳ gốc
=  100
thu nợ Số lần thu nợ kỳ gốc

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 105
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Tốc độ tăng Thời gian thu nợ Thời gian thu



trưởng thời kỳ phân tích nợ kỳ gốc
=  100
gian thu nợ Thời gian thu nợ kỳ gốc
Đồng thời, khi đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải thu, cần so sánh
với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng của doanh nghiệp cũng như thời
gian thu nợ bình quân của ngành. Nếu thời gian thu hồi tiền hàng thực tế dài hơn
thời gian bán chịu qui định cho khách hàng hay dài hơn thời gian thu nợ bình quân
ngành, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra của doanh nghiệp là chậm; ngược
lại, số ngày qui định bán chịu cho khách hàng hay thời gian thu nợ bình quân
ngành dài hơn thời gian thực tế thu hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ
của doanh nghiệp là cao.
 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
của thời gian thu nợ
Thời gian thu nợ có thể biến đổi về dạng sau:
Thời gian Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải thu bình quân
=
thu nợ Tổng số tiền hàng bán chịu
Từ đó có thể thấy thời gian thu nợ chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Thời gian kỳ
nghiên cứu, tổng số tiền hàng bán chịu và nợ phải thu bình quân. Trong đó, thời
gian kỳ nghiên cứu do không thay đổi nên không ảnh hưởng đến sự biến động của
thời gian thu nợ; còn ảnh hưởng của tổng số tiền hàng bán chịu và nợ phải thu bình
quân được xác định theo kỹ thuật thay thế liên hoàn. Cụ thể:
o Mức ảnh hưởng của nhân tố tổng số tiền hàng bán chịu:

Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải thu bình quân kỳ gốc Thời gian thu

Tổng số tiền hàng bán chịu kỳ phân tích nợ kỳ gốc
o Mức ảnh hưởng của nhân tố nợ phải thu bình quân:
Thời gian thu Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải thu bình quân kỳ gốc

nợ kỳ phân tích Tổng số tiền hàng bán chịu kỳ phân tích
o Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị và kết luận:
Sau khi tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ nêu lên nhận xét về
hiệu năng thanh toán nợ phải thu cũng như kiến nghị các biện pháp đẩy nhanh
tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra.
Để thuận tiện cho việc phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải thu, có thể lập
bảng theo mẫu sau:
Bảng 5.5: Phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải thu

Chênh lệch kỳ này so


Kỳ Kỳ với kỳ trước (±)
Chỉ tiêu
trước này
Mức Tỷ lệ (%)
1. Số lần thu nợ (lần)
2. Thời gian thu nợ (ngày)
3. Tổng số tiền hàng bán chịu (VND)
4. Nợ phải thu bình quân (VND)

106 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

5.2.6. Phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải trả


Hiệu năng thanh toán nợ phải trả phản ánh tốc độ thanh toán tiền hàng mua vào trong
kỳ của doanh nghiệp. Tốc độ thanh toán tiền hàng càng cao, doanh nghiệp càng ít đi
chiếm dụng vốn trong hoạt động thanh toán và ngược lại. Do vậy, khi phân tích hiệu
năng thanh toán nợ phải trả, cần phải xác định được số lần trả nợ và thời gian trả nợ
của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Qua đó, xác định thời gian đi chiếm dụng vốn
bị kéo dài thêm hay rút ngắn được bao nhiêu ngày cùng các nguyên nhân tác động và
tìm ra giải pháp rút ngắn thời gian trả nợ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Hiệu năng hoạt động thanh toán nợ phải trả được xem xét cho toàn bộ nợ phải trả
người bán (tổng số nợ phải trả người bán) cũng như từng loại nợ phải trả người bán
(ngắn hạn, dài hạn). Qui trình phân tích tiến hành như sau:
 Đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải trả
Để đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải trả, cần tính ra và so sánh trị
số của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ thanh toán tiền hàng mua vào kỳ phân tích với
kỳ gốc và dựa vào kết quả so sánh để nêu lên nhận xét. Nếu trị số của chỉ tiêu “Số
lần trả nợ” kỳ phân tích > kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian trả nợ” kỳ phân tích
< kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng thanh toán nợ phải trả tăng lên và ngược lại; nếu trị
số của chỉ tiêu “Số lần trả nợ” kỳ phân tích < kỳ gốc và trị số chỉ tiêu “Thời gian trả
nợ” kỳ phân tích > kỳ gốc, chứng tỏ hiệu năng thanh toán nợ phải trả giảm xuống.
Mức biến động tăng (+) Số lần trả nợ Số lần trả nợ
= –
hoặc giảm (–) số lần trả nợ kỳ phân tích kỳ gốc

Mức biến động tăng (+) hoặc Thời gian trả nợ Thời gian trả
= –
giảm (–) thời gian trả nợ kỳ phân tích nợ kỳ gốc
và:
Tốc độ tăng Số lần trả nợ kỳ Số lần trả nợ

trưởng số lần phân tích kỳ gốc
=  100
trả nợ Số lần trả nợ kỳ gốc

Tốc độ tăng Thời gian trả nợ Thời gian trả



trưởng thời kỳ phân tích nợ kỳ gốc
=  100
gian trả nợ Thời gian trả nợ kỳ gốc
Đồng thời, khi đánh giá khái quát hiệu năng thanh toán nợ phải trả, cần so sánh
với thời gian mua chịu được người bán thỏa thuận cho doanh nghiệp cũng như thời
gian trả nợ bình quân của ngành. Nếu thời gian thanh toán tiền hàng thực tế dài
hơn thời gian mua chịu theo thỏa thuận của người bán hay dài hơn thời gian thanh
toán bình quân ngành, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng mua vào của doanh
nghiệp là chậm; ngược lại, số ngày qui định trả nợ theo thỏa thuận của người bán
cho doanh nghiệp hay thời gian trả nợ bình quân ngành dài hơn thời gian thực tế
thanh toán tiền hàng mua vào, chứng tỏ tốc độ trả hồi nợ của doanh nghiệp là cao.

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 107
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
của thời gian trả nợ
Thời gian trả nợ có thể biến đổi về dạng sau:
Thời gian Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải trả bình quân
=
trả nợ Tổng số tiền hàng mua chịu
Từ đó có thể thấy thời gian trả nợ chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Thời gian kỳ
nghiên cứu, tổng số tiền hàng mua chịu và nợ phải trả bình quân. Trong đó, thời
gian kỳ nghiên cứu do không thay đổi nên không ảnh hưởng đến sự biến động của
thời gian trả nợ; còn ảnh hưởng của tổng số tiền hàng mua chịu và nợ phải trả bình
quân được xác định theo kỹ thuật thay thế liên hoàn. Cụ thể:
o Mức ảnh hưởng của nhân tố tổng số tiền hàng mua chịu:

Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải trả bình quân kỳ gốc Thời gian trả

Tổng số tiền hàng mua chịu kỳ phân tích nợ kỳ gốc
o Mức ảnh hưởng của nhân tố nợ phải trả bình quân:
Thời gian trả nợ Thời gian kỳ nghiên cứu  Nợ phải trả bình quân kỳ gốc

kỳ phân tích Tổng số tiền hàng mua chịu kỳ phân tích
o Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị và kết luận:
Sau khi tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ nêu lên nhận xét về
hiệu năng thanh toán nợ phải trả cũng như kiến nghị các biện pháp đẩy nhanh
tốc độ thu hồi tiền hàng bán ra.
Để thuận tiện cho việc phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải trả, có thể lập
bảng theo mẫu sau:
Bảng 5.5: Phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải trả

Chênh lệch kỳ này so với


Kỳ Kỳ kỳ trước (±)
Chỉ tiêu
trước này
Mức Tỷ lệ (%)

1. Số lần trả nợ (lần)


2. Thời gian trả nợ (ngày)
3. Tổng số tiền hàng mua chịu (VND)
4. Nợ phải trả bình quân (VND)

108 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Tóm lược cuối bài


 Hiệu năng hoạt động: Phản ánh phản ánh kết quả hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được
khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh, thể hiện hiệu năng sử dụng các
yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh và năng lực hoạt động thanh toán.
 Qui trình phân tích: Đánh giá khái quát hiệu năng hoạt động, phân tích nhân tố ảnh hưởng và
tổng hợp, nhận xét, rút ra kết luận, kiến nghị.

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 109
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày về hiệu năng hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng hoạt động?
2. Nêu ý nghĩa phân tích hiệu năng hoạt động?
3. Trình bày nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu năng hoạt động?
4. Trình bày cụ thể qui trình phân tích hiệu năng hoạt động?
5. Nêu qui trình và nội dung phân tích hiệu năng sử dụng tài sản?
6. Nêu qui trình và nội dung phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải thu?
7. Nêu qui trình và nội dung phân tích hiệu năng thanh toán nợ phải trả?
8. Nêu qui trình và nội dung phân tích hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn?

110 TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215
Bài 5: Phân tích hiệu năng hoạt động

Bài tập cuối bài


Bài 1. Tài liệu tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia lai (tỷ VND):
Năm kết thúc 31/12 2014 2013 2012 2011 2010
KẾT QUẢ KINH DOANH
Tổng doanh thu 3.056 2.773 4.400 3.152 3.971
Doanh thu thuần 3.054 2.771 4.394 3.150 3.969

Tài sản ngắn hạn 10.113 9.740 14.309 13.309 11.450


Tài sản dài hạn 26.256 20.073 16.976 12.268 7.593
Tổng tài sản 36.369 29.813 31.285 25.577 19.043

Nợ phải thu ngắn hạn người mua 1.594 1.147 2.356 2.442 2.786
Nợ phải thu dài hạn người mua 0 0 0 0 0

Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy:


1. Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản.
2. Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản ngắn hạn.
3. Đánh giá hiệu năng thanh toán với người mua.
Tài liệu bổ sung: Tổng tài sản cuối năm 2009 là 12.196.
Gợi ý:
 Tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng sử dụng tài sản, nợ phải thu, tài sản ngắn hạn năm
2014 rồi so với năm 2013.
 Tính chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc” và “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn” của TAT,
sử dụng đồ thị để biểu hiện.
Bài 2. Thực hiện các yêu cầu trên với tài liệu tại VNM sau đây:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm kết thúc 31/12 2010 2011 2012 2013 2014
KẾT QUẢ KINH DOANH
Tổng doanh thu 16.081 22.071 27.102 31.586 35.704
Doanh thu thuần 15.753 21.627 26.562 30.940 34.977
Tài sản ngắn hạn 5.920 9.468 11.111 13.019 15.522
Tài sản dài hạn 4.853 6.115 8.587 9.856 10.248
Tổng tài sản 10.773 15.583 19.698 22.875 25.770

Nợ phải thu ngắn hạn người mua 587 1.143 1.270 1.895 1.989
Nợ phải thu dài hạn người mua 0 0 0 0 0

Tài liệu bổ sung: Tổng tài sản cuối năm 2009 là 8.442.

TXKTTC07_Bai5_v1.0015108215 111

You might also like