You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN OLYMPIC NĂM 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM THI Môn: SINH HỌC


Đề thi chính thức Ngày thi thứ hai: 14/4/2023
Hướng dẫn chấm thi gồm 8 trang

I. Hướng dẫn chung


1. Giám khảo chấm đúng như đáp án, biểu điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đúng thì giám khảo vẫn chấm điểm theo biểu
điểm của Hướng dẫn chấm thi.
3. Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi.
4. Đối với mỗi câu trắc nghiệm, nếu trả lời đúng ít hơn 2 trong 4 phương án thì không được điểm,
đúng 2 trong 4 nhận định được 0,05 điểm, đúng 3 trong 4 nhận định được 0,15 điểm và đúng
cả 4 nhận định được 0,25 điểm.

II. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM


PHẦN I. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,25 điểm)


Ý Nội dung Điểm
1a) A là Akt, B là TSC, C là Rehb, D là mTOR 0,25
+ KO 2 gen đồng thời cho thấy: Akt đứng trước TSC và TSC đứng trước Rheb, vì 0,25
Rheb đứng trước mTOR (đề bài) → Thứ tự là Akt → TSC →Rehb → mTOR
1b) (1?) là (-), (2?) là (-), (3?) là (+), (4?) là (-). 0,55
+ KO đơn gen cho thấy: Akt, mTOR, Rehb ức chế tự thực và TSC kích thích tự thực;
Kết hợp thứ tự đã tim ở 1a) Akt → TSC → Rehb → mTOR, suy ra (4?) là (-), (3?) là 0,25
(+), (2?) là (-), (1?) là (-).

Câu 2 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
2a Ở các cây thuốc lá chuyển cấu trúc gen 35S::CKX1, gen CKX1 được biểu hiện 0,25
(mạnh) trong các lá non (YL), lá trưởng thành (OL) và rễ (R), cho thấy promoter
35S hoạt động (mạnh) ở cả lá và rễ (Hình 2.1).
Ở các cây thuốc lá chuyển cấu trúc gen W6::CKX1, gen CKX1 chỉ biểu hiện (yếu) ở
rễ (R) của các cây W6::CKX1-24 và W6::CKX1-29, cho thấy promoter W6 có khả 0,25
năng đặc hiệu cho các tế bào rễ (Hình 2.1).
2b Ở các cây thuốc lá chuyển gen mang cấu trúc 35S::CKX1, W6::CKX1-24 và 0,25
W6::CKX1-29, enzyme CKX được tổng hợp sẽ phân giải cytokinin và làm giảm
lượng cytokinin trong rễ.
Ở cây thuốc lá kiểu dại, cytokinin rễ ức chế sinh trưởng của rễ. Trong các cây
chuyển gen CKX1, lượng cytokinin giảm do đó sinh trưởng của rễ tăng (tăng độ dài 0,25
sơ cấp và khối lượng tươi của rễ) (hình 2.2 và 2.3).

HDC2 1/8
Câu 3 (0,75 điểm)
Ý Nội dung Điểm
3a a) Trình tự đoạn gen X ở NP1 khác với trình tự đoạn gen X thu được nên NP1 vô
tội. 0,25
Alen W có 1 vị trí cắt enzym giới hạn khi cắt tạo 2 đoạn DNA nhỏ; Alen w không
có vị trí cắt enzym giới hạn không bị cắt xuất hiện 1 băng kích thước lớn từ mỗi alen
w.
3b b) Khi cắt bằng Bam HI và điện di NP4, NP2 và NP3 đều thu được 3 băng điện di
trong đó 2 băng kích thước lớn và 1 băng kích thước nhỏ kiểu gen Ww; NP6 chỉ 0,25
xuất hiện 1 băng kích thước lớn mang kiểu gen ww; NP5 chỉ xuất hiện 2 băng kích
thước nhỏ mang kiểu gen WW. NP6 và NP5 vô tội.
3c c) NP2 không có đoạn 100bp nào  khi điện di DNA vùng Z sẽ thu được băng
2000 bp  tương ứng với làn 1 làn 1 là NP2.
NP5 có 1 đoạn chèn 100 bp  khi điện di DNA vùng Z sẽ thu được băng kích
thước 2000 +100 bp =2100 bp tương ứng với làn 2. Làn 2 là NP5.
NP4 có 3 đoạn chèn 100 bp  khi điện di DNA vùng Z sẽ thu được băng điện di
kích thước 2000 +100 x 3 bp =2300 bp tương ứng với làn 2. Làn 5 là NP4.
NP3 và NP1 có 2 đoạn chèn  khi điện di DNA vùng Z sẽ thu được băng điện di
kích thước 2000 +100 x 2 bp =2200 bp tương ứng với làn 4 hoặc làn 6. Làn 4 (hoặc 0,25
6) là NP3 hoặc NP1. NP3 là tội phạm.

Câu 4 (1,5 điểm)


Ý Nội dung Điểm
4a Theo Hình 4B, lượng protein được tạo thành nhiều nhất khi 5’UTR không chứa 0,25
uORF nào và lượng protein giảm khi có mặt 1, 2 hoặc 3 uORF, như vậy, các uORF
ức chế dịch mã của mORF khi có protein Sxl
Theo Hình 4B, khi 5’UTR chỉ có uORF3 (AUG12m), lượng protein tạo thành tương 0,25
tự như khi có mặt đầy đủ ba uORF (min3’) và khi 5’UTR không có uORF3
(AUG3m), lượng protein tạo thành tương tự như khi không có uORF nào
(AUG123m), chứng tỏ uORF3 có vai trò quan trọng nhất trong ức chế dịch mã
mORF khi có protein Sxl
4b Theo Hình 4B và 4C, lượng protein chỉ thị được tạo ra khi có mặt protein Sxl ít hơn 0,25
so với khi không có mặt protein Sxl, khi tỉ lệ phân tử protein Sxl : mRNA càng cao
thì càng ít protein chỉ thị được tạo thành.
Theo Hình 4C, nhiều protein được tạo thành khi 5’UTR không có uORF3 và không
có S2 (Bm) và ít protein được tạo thành hơn khi 5’UTR không có uORF3 và có S2
(B), chứng tỏ protein Sxl ức chế dịch mã mORF khi bám vào S2.
Theo Hình 4C, nhiều protein được tạo thành khi 5’UTR có uORF3 và không có S2 0,25
(uORF-Bm) và rất ít protein được tạo thành khi 5’UTR có uORF3 và có S2 (uORF-
B), chứng tỏ uORF3 cần thiết cho ức chế dịch mã mORF của protein Sxl, protein
Sxl ức chế dịch mã mORF mạnh hơn khi bám vào S2 và tăng dịch mã uORF3
4c Có thể gây đột biến để biến bộ ba ACU mã hóa threonine thành bộ ba kết thúc, 0,25
khi đó dịch mã uORF3 chỉ bắt đầu mà không kéo dài và phân tích ảnh hưởng của
thiết kế mới đối với lượng protein chỉ thị được tạo thành
Có thể gây đột biến làm mất bộ ba kết thúc UGA của uORF3 và biến đổi trình 0,25
tự 5’UTR để mORF cùng khung đọc với uORF3, khi đó dịch mã uORF3 được
khởi đầu và kéo dài nhưng không kết thúc trước khi mORF được dịch mã và phân

HDC2 2/8
tích ảnh hưởng của thiết kế mới đối với lượng protein chỉ thị được tạo thành

Câu 5 (1,5 điểm)


Ý Nội dung Điểm
5a - Theo Hình 5A, chu kỳ biểu hiện của gen CO bị thay đổi ở cây đột biến đột biến 0,25
lhy hoặc gi, hai gen LHY và GI kiểm soát chu kỳ biểu hiện của gen CO
- Theo Hình 5B và 5C, chu kỳ biểu hiện của gen CO không thay đổi nhưng mức độ
biểu hiện của gen CO tăng ở các cây đột biến efl hay fha, hai gen EFL và FHA
kiểm soát mức độ biểu hiện của gen CO
5b - Theo Bảng 5, tăng biểu hiện gen CO làm cây ra hoa sớm hơn (35S:CO 4,5 lá) so 0,25
với cây kiểu dại có biểu hiện gen CO bình thường (8,5 lá), gen CO tham gia kiểm
soát ra hoa, các gen ảnh hưởng đến biểu hiện của gen CO đều tham gia kiểm soát
ra hoa
- Theo Hình 5A, chu kỳ biểu hiện của gen CO bị thay đổi ở cây đột biến lhy hoặc 0,25
gi
- Theo Bảng 5, cây đột biến lhy ra hoa muộn (24 lá) so với cây kiểu dại (8,5 lá),
cây 35S:CO lhy (4,5 lá) ra hoa cùng thời điểm với cây 35S:CO (4,5 lá) (Bảng),
chứng tỏ tăng biểu hiện gen CO có thể khôi phục được chức năng của gen LHY,
gen LHY đứng trước gen CO trong chuỗi tương tác gen kiểm soát ra hoa
- Theo Bảng 5, cây đột biến gi ra hoa muộn (24 lá) so với cây kiểu dại (8,5 lá), cây
35S:CO gi (4,3 lá) ra hoa cùng thời điểm với cây 35S:CO (4,5 lá) (Bảng), chứng tỏ
tăng biểu hiện gen CO có thể khôi phục được chức năng của gen GI, gen GI đứng
trước gen CO trong chuỗi tương tác gen kiểm soát ra hoa
- Theo Hình 5B, mức độ biểu hiện của gen CO tăng ở tất cả các thời điểm ở các 0,25
cây đột biến efl, gen EFL đứng trước gen CO trong chuỗi kiểm soát ra hoa
- Theo Hình 5C, mức độ biểu hiện của gen CO tăng ở đột biến fha
- Theo Bảng 5, cây đột biến fha ra hoa muộn hơn một chút (10,5 lá) so với cây
kiểu dại (8,5 lá), cây 35S:CO fha (4,5 lá) ra hoa cùng thời điểm với cây 35S:CO
(4,5 lá), chứng tỏ tăng biểu hiện gen CO có thể khôi phục được chức năng của gen
FHA, gen FHA đứng trước gen CO trong chuỗi tương tác gen kiểm soát ra hoa
- Theo Hình 5C, mức độ biểu hiện của gen CO thay đổi không đáng kể ở cây đột 0,25
biến ft
- Theo Bảng 5, cây đột biến ft ra hoa muộn (38,6 lá) hơn so với cây kiểu dại (4,5
lá), cây 35S:CO ft (38,4 lá) ra hoa cùng lúc với cây ft (38,6 lá), tăng biểu hiện gen
CO không phục hồi được chức năng của FT, gen CO đứng trước gen FT trong
chuỗi tương tác gen kiểm soát ra hoa
0,25

HDC2 3/8
Câu 6 (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
6a Hợp tử được tạo thành trứng và tinh trùng, mỗi con non đều có một bố và một mẹ. 0,25
Do đó, tính trung bình trong quần thể, con cái và con đực có mức độ thành công
sinh sản bằng nhau. Chọn lọc tự nhiên sẽ duy trì trạng thái cân bằng 1 đực : 1cái.
- Nếu quần thể có nhiều con cái hơn con đực thì tính trung bình, mỗi con đực sẽ có 0,25
nhiều con hơn con cái. Khi đó con đực thành công sinh sản cao hơn con cái và con
cái sinh nhiều con giới đực sẽ có ưu thế chọn lọc cao hơn con cái sinh ít con giới
đực. Nếu có biến dị di truyền khiến con cái sinh nhiều con giới đực thì biến dị đó
sẽ trở nên phổ biến trong quần thể. Nhiều con đực sẽ được sinh ra hơn, làm giảm
chênh lệch đực : cái hoặc đảo chiều tỉ lệ đực:cái, giảm ưu thế của con đực, đưa
quần thể về trạng thái cân bằng 1 đực: 1 cái.
- Nếu quần thể có nhiều con đực hơn con cái thì tính trung bình, mỗi con cái sẽ có
nhiều con hơn con đực. Chọn lọc tự nhiên sẽ ưu thế con cái và ưu thế con cái sinh
nhiều con giới cái. Nếu có biến dị di truyền khiến con cái sinh nhiều con giới cái
thì biến dị đó sẽ trở nên phổ biến trong quần thể. Nhiều con cái được sinh ra hơn,
làm giảm chênh lệch đực:cái đảo chiều tỉ lệ đực:cái, giảm ưu thế của con cái, đưa
quần thể về trạng thái cân bằng 1 đực: 1 cái.
6b - Khi nguồn thức ăn thấp, tỉ lệ chim đực : cái ở chim con nhóm 1 là 9 đực : 1 cái 0,25
- Khi nguồn thức ăn cao, tỉ lệ chim đực : cái trung bình là 13 đực : 60 cái ≈ 1 đực :
4,6 cái
- Chim nhóm 1 sinh nhiều chim đực khi nguồn thức ăn thấp (trước khi chuyển tổ)
và sinh nhiều chim cái khi nguồn thức ăn cao (sau khi chuyển tổ)
Như vậy, chim A sinh nhiều chim đực khi nguồn thức ăn thấp và sinh nhiều chim
cái khi nguồn thức ăn cao
6c Khi nguồn thức ăn cao thì nguồn thức ăn dồi dào, đủ cung cấp cho chim mẹ, chim 0,25
con cái ở lại giúp chim mẹ và chim con mới đẻ, làm tăng thành công sinh sản của
chim mẹ.
6d Khi nguồn thức ăn thấp, chim con sinh ra không có chất lượng tốt. Chim đực kém 0,25
chất lượng khó cạnh tranh với chim đực khác và có ít cơ hội giao phối với chim
cái. Chim con cái dù chất lượng không tốt vẫn có cơ hội sinh sản cao hơn chim con
đực, có cơ hội truyền gen của chim mẹ cho thế hệ sau cao hơn. Do đó, sinh ra chim
con cái trong điều kiện thiếu thức ăn sẽ có lợi hơn đối với chim mẹ.
Khi đủ thức ăn, chim con sinh ra có chất lượng tốt. Chim đực có chất lượng tốt có 0,25
cơ hội giao phối với nhiều chim cái và truyền nhiều gen của chim mẹ cho thế hệ
sau hơn chim cái. Do đó, sinh ra chim con đực trong điều kiện đủ thức ăn sẽ có lợi
hơn đối với chim mẹ.

Câu 7 (1,5 điểm)


Ý Nội dung Điểm
a Protein trong tinh dịch của ruồi đực có tác dụng (1) tăng tạo trứng tạm thời ở ruồi 0,25
cái, (2) giảm hứng thú của ruồi cái đối với ruồi đực khác, (3) chặn đường sinh dục
của ruồi cái để tinh trùng ruồi đực khác không thụ tinh được...
Ghi chú: trình bày 1 tác dụng trở lên được 0,25 điểm
b Tỉ lệ sống sót của ruồi cái ở nhóm 1, 2 và 4 không khác biệt nhiều chứng tỏ các thành 0,25
phần khác trong tinh dịch và việc giao phối ít ảnh hưởng đến ruồi cái. Chỉ riêng ruồi
cái giao phối với ruồi đực nhóm 3 bị giảm sống sót, chứng tỏ protein trong tinh dịch
làm giảm sức sống của ruồi cái.
Ruồi cái giảm sức sống sẽ giảm khả năng giao phối và sinh con với ruồi đực khác, làm 0,25
HDC2 4/8
tăng giá trị thích nghi tương đối của ruồi đực so với ruồi đực khác.
c Ruồi cái nhóm 5 sinh nhiều con hơn ruồi đực nhóm 6, làm tăng giá trị thích nghi của 0,25
cả ruồi cái và ruồi đực nhóm 5. Như vậy, có khả năng cao protein trong tinh dịch
của ruồi đực không còn ảnh hưởng có hại đối với ruồi cái, ruồi cái có sức sống tốt
hơn, sinh nhiều con hơn. Khi chỉ có một ruồi đực và một ruồi cái, sức sống cao của
ruồi cái có lợi cho cả ruồi đực, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải ruồi đực tạo ra protein gây
hại ruồi cái và giữ lại ruồi đực không gây hại ruồi cái.
d Trong điều kiện bình thường (nhóm 6), ruồi đực được chọn lọc để tạo protein trong 0,25
tinh dịch gây hại cho rồi cái còn ruồi cái được chọn lọc để chống lại các protein gây
hại của ruồi đực.
Trong điều kiện một đực-một cái (nhóm 5), ruồi đực bị chọn lọc để không tạo protein 0,25
gây hại cho ruồi cái và ruồi cái bị chọn lọc để mất khả năng chống protein trong tinh
dịch ruồi đực.
Do đó, ruồi cái nhóm 5 không có khả năng chống tác dụng có hại của protein trong
tinh dịch của ruồi đực nhóm 6 (có protein tinh dịch) và có tỉ lệ sống sót kém hơn ruồi
cái nhóm 6 (vẫn có khả năng chống protein có hại trong tinh dịch).

Câu 8 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
a Đếm số nucleotide khác biệt giữa các cặp trình tự, lập ma trận khoảng cách 0,5
Loài 2 Loài 3 Loài 4 Loài 5
Loài 1 2 5 4 8
Loài 2 5 5 6
Loài 3 5 6
Loài 4 7
Nhóm loài 1 với loài 2 tạo thành nhóm U, khoảng cách từ loài 1 hoặc 2 đến tổ tiên
chung d1-U*=d2-U* =2/2=1
Khoảng cách từ loài 3 đến U d3-U=0,5*(5+5)=5
Khoảng cách từ loài 4 đến U d4-U=0,5*(4+5)=4,5
Khoảng cách từ loài 5 đến U d5-U=0,5*(8+6)=7
Ma trận khoảng cách mới
Loài 3 Loài 4 Loài 5
U 5 4,5 7
Loài 3 5 6
Loài 4 7
Nhóm U với loài 4 tạo thành nhóm V, khoảng cách từ loài 4 hoặc các loài trong U
đến tổ tiên chung dU-V*=d4-V* =4,5/2=2,25
Khoảng cách từ loài 3 đến V d3-V=0,5*(5+5)=5
Khoảng cách từ loài 5 đến V d5-V=0,5*(7+7)=7
Ma trận khoảng cách mới
Loài 3 Loài 5
V 5 7
Loài 3 6
Nhóm loài 3 và V thành nhóm W, khoảng cách từ 3 hoặc các loài trong V đến tổ tiên
chung d3-W*=dV-W* =5/2=2,5
Khoảng cách từ loài 5 đến W d5-W=0,5*(7+6)=6,5
Nhóm loài 5 với W thành nhóm X, khoảng cách từ loài 5 hoặc các loài trong W đến
tổ tiên chung d5-X*=dW-X* =6,5/2=3,25
Khoảng cách từ V* đến U* dV*-U*=2,25-1=1,25
Khoảng cách từ W* đến V* dW*-V*=2,5-2,25=0,25
Khoảng cách từ X* đến W* dX*-W*=3,25-2,5=0,75
HDC2 5/8
Ghi chú: Tính đúng 03 ma trận được 0,25 điểm, tính đúng chiều dài tất cả các nhánh
được 0,25 điểm
Cây phát sinh UPGMA 0,25

Cây có gốc hay không gốc đều được 0,25 điểm

b Tổ tiên chung U của loài 1 và 2 có trình tự nucleotide 0,25


AATA(T/C)CACTCTCCTACT(T/C)A, cần ít nhất 02 biến đổi để tạo 1 hoặc 2 từ tổ
tiên chung U
Tổ tiên chung V của loài 3 và 4 có trình tự nucleotide
AACA(T/C)CACC(A/C)T(T/C)(T/C)TACT(T/C)A, cần ít nhất 05 biến đổi để tạo
thành 3 hoặc 4 từ tổ tiên chung V
Tổ tiên chung W của U và V có trình tự nucleotide
AA(T/C)A(T/C)CAC(T/C)CTCCTACT(T/C)A, cần ít nhất 02 biến đổi để tạo ra U
hoặc V từ tổ tiên chung W (cặp nucleotide bôi đậm không tính vào số biến đổi)
Tổ tiên chung X của W và loài 5 có trình tự nucleotide
AACAC(T/C)ACT(A/C)T(T/C)(A/C)(T/C)ACTCA, cần ít nhất 05 biến đổi để tạo ra
W hoặc 5 từ tổ tiên chung X
- Cây MP1 cần tối thiểu 14 biến đổi để tạo ra các loài 1-5 từ tổ tiên chung
Ghi chú: nếu tính đúng khi chỉ tính riêng cho các nucleotide thay đổi vẫn được 0,25
điểm

Câu 9 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
a + Con đực cổ vàng. 0,25
+ Vì con cái trong quần thể giờ có số lượng lớn hơn nhiều so với con đực, hiệu quả bảo
vệ lãnh thổ ít con cái của đực cổ xanh lam tạm thời bị mất (giảm đi)→ Con đực cổ vàng 0,25
dễ dàng xâm nhập, trà trộn và tăng hiệu quả giao phối trong ngắn hạn
+ Xanh lam → Cam → Vàng. 0,25
+ Vì Quần thể nhỏ ít con cái, đực cổ xanh lam ưu thế bảo vệ lãnh thổ khỏi con màu
b vàng giao phối lén lút, nhưng không chống lại được sự xâm chiếm con đực cổ cam 0,25
hung dữ. Cổ da cam ưu thế, quần thể lớn nhiều con cái thì con đực cổ vàng dễ trà trộn
và giao phối thành công

Câu 10 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
a + Hành vi học tập thử-và-sai (học tập liên hệ Skinner). 0,25
+ GT: Quạ liên hệ ốc và hành vi bay thả ở các độ cao khác nhau, kết quả là tìm được
khoảng độ cao hợp lí mà ở đó sự tiêu tốn năng lượng tối ưu với hiệu quả phá vỏ ốc. 0,25
(HS trả lời hành vi học tập được 50% số điểm)
b + Độ cao thả mà quạ ưu thích là 5 mét (m). 0,25
+ GT: Tổng độ cao bay theo số lần thả ở các độ cao thả là:
2m = 2x60 = 120 (m) 0,25

HDC2 6/8
3m = 3x50 = 150 (m)
5m = 5x20 = 100 (m)
7m = 7x15 = 105 (m)
15m = 15x10 = 150 (m).
Theo mô hình kiếm ăn tối ưu, ở độ cao thả 5 m, năng lượng mà quả chi phí cho tổng
độ cao bay để phá vỡ được vỏ ốc là thấp nhất (giá phải trả tối thiểu khi kiếm ăn và thu
được lợi ích tối đa).

Câu 11 (0,75 điểm)


Ý Nội dung Điểm
2
a Trước sinh sản: phân bố theo nhóm do S > Xtb (S2=170,71; Xtb=51,4)  Hỗ trợ 0,5
2
Sinh sản: phân bố đều do S < Xtb (S2=12; Xtb=14)  Cạnh tranh
Sau sinh sản: S2 = Xtb (S2=5,6; Xtb=5,6)  Không hỗ trợ cũng không cạnh tranh
Trả lời đúng 2 ý được 0,25; đúng 3 ý được 0,5
b Sai 0,25
Giải thích: Cạnh tranh chỉ xảy ra ở nhóm tuổi sinh sản. Nếu xảy ra cạnh tranh dinh
dưỡng, nhóm tuổi sinh sản có sức cạnh tranh cao hơn so với nhóm tuổi trước sinh sản
hay sau sinh sản  nhóm tuổi sinh sản cạnh tranh thắng thế  Không có kiểu phân bố
đều  Cạnh tranh gay gắt ở nhóm tuổi sinh sản sẽ liên quan đến quá trình sinh sản như
thiếu nơi làm tổ, nơi giao phối.

Câu 12 (1,25 điểm)


Ý Nội dung Điểm
a Thời điểm T15 chỉ số Shannon của quần xã là 0,876 độ đa dạng nhỏ hơn so với thời 0,25
điểm To là 1,329
b - Xây dựng các con đường  diện tích vùng biên tăng, vùng lõi giảm  các nhân tố 0,25
sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) thay đổi  những loài có ổ sinh thái
hẹp bị loại trừ, loài có ổ sinh thái rộng trở thành loài ưu thế.
- Nơi ở bị chia cắt  diện tích cư trú của mỗi loài giảm  giảm nguồn sống, tăng
cạnh tranh, giảm kích thước quần thể. 0,25
c Không 0,25
Giải thích: Z2 và Z4 sống cùng nhau ổn định trước khi các con đường được mở 
không có cạnh tranh loại trừ.
Sự giảm sút số lượng của Z2 do sau mở đường: Nguyên nhân (1) thay đổi của các
nhân tố sinh thái vô sinh  Z2 có ổ sinh thái hẹp  giảm mạnh số lượng. (2) mất
nguồn thức ăn vì nguồn thức ăn chính của Z2 cạn kiệt do sự thay đổi môi trường.
Sự tăng số lượng Z4: (1) Z4 có ổ sinh thái rộng  thích nghi tốt với điều kiện sống
mới (2) nguồn thức ăn của Z4 tăng cao sau mở đường.
d Loài Z1 0,25
Sau mở đường:
 các nhân tố vô sinh thay đổi  loài có ổ sinh thái rộng với các NTST vô sinh có
thể thích ứng với điều kiện mới.
 nguồn sống giảm  loài đa thực, không phụ thuộc nhiều vào một nguồn thức ăn
nào đó  ổn định số lượng.

HDC2 7/8
Câu 13 (1,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a Nhiệt độ trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào vĩ độ, càng lên vĩ độ cao nhiệt độ 0,25
càng giảm vì góc nhập xạ nhỏ, lượng tia sóng dài giảm do bị khí quyển hấp thụ,...
Loài dẻ trải qua quá trình tiến hoá thích nghi với mức nhiệt nhất định  khi nhiệt độ
trái đất tăng  loài dẻ có xu hướng dịch chuyển lên phương bắc.
b Tốc độ dịch chuyển ở giới hạn phía nam sẽ chậm hơn so với giới hạn phía bắc là 700 0,25
đến 900km.
Giải thích: mức độ tăng nhiệt ở vĩ độ cao sẽ nhanh hơn so với vĩ độ thấp do biến đổi
khí hậu vì giảm thời gian băng tuyết che phủ mặt đất  giảm lượng ánh sáng phản xạ,
tăng lượng ánh sáng hấp thu  nhiệt độ tăng nhanh hơn.
c Loài dẻ có thể thu hẹp diện tích hoặc tuyệt chủng bởi vì: 0,25
Tốc độ dịch chuyển thực tế của loài đang nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng nhiệt,
tốc độ dịch chuyển lí thuyết tương đương với tốc độ tăng nhiệt là 7-9km/năm nhưng
tốc độ di chuyển thực tế là 0,2km/năm  diện tích cư trú bị thu hẹp dần, kích thước
quần thể giảm  nếu kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu  tuyệt chủng.
d Động vật phát tán hạt giống không có tập tính di cư: động vật chủ yếu kiếm ăn trong 0,25
vùng phân bố của thực vật  khả năng mang hạt giống ra khỏi vùng phân bố hạn chế
 tốc độ phát tán chậm.
Động vật phát tán hạt giống có tập tính di cư: Quê hương của loài động vật phát tán
hạt giống cho cây sồi ở chính vùng phân bố của nó. Động vật di cư từ phương bắc về
phương nam và quay trở lại vùng phân bố cũ ở phương bắc. Động vật không di cư lên
vĩ độ cao hơn do điều kiện tự nhiên không phù hợp  khả năng di cư của cây sồi lên
phía bắc bị hạn chế.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM


Câu A B C D Điểm
14 Sai Sai Sai Sai 0,25
15 Đúng Đúng Sai Sai 0,25
16 Đúng Sai Sai Sai 0,25
17 Sai Sai Đúng Sai 0,25
18 Đúng Đúng Sai Sai 0,25
19 Sai Sai Đúng Sai 0,25
20 Sai Đúng Sai Đúng 0,25
21 Đúng Đúng Đúng Sai 0,25
22 Sai Sai Sai Sai 0,25
23 Sai Sai Sai Đúng 0,25
24 Sai Sai Đúng Đúng 0,25
25 Đúng Đúng Sai Sai 0,25
26 Sai Sai Đúng Đúng 0,25
27 Đúng Đúng Sai Đúng 0,25
28 Sai Đúng Sai Sai 0,25
29 Sai Sai Đúng Đúng 0,25
30 Đúng Sai Đúng Sai 0,25
31 Sai Đúng Đúng Sai 0,25
32 Sai Đúng Sai Đúng 0,25
33 Sai Đúng Sai Đúng 0,25
Tổng 7Đ/13S 10Đ/10S 8Đ/12S 8Đ/12S 5,00

---------------------------------HẾT---------------------------------

HDC2 8/8

You might also like