You are on page 1of 3

Nguyễn Công Huy - 02/01/2024 - Mùa xuân năm ấy.

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA HỌC SINH KHỐI 10


TRƯỜNG THPT BẾN CÁT VỚI HÒ NAM BỘ

TÓM TẮT
Để có thể bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói
chung và các làn điệu hò Nam Bộ nói riêng, việc giáo dục giới trẻ là rất
quan trọng. Bài viết khảo sát mức độ quan tâm của các học sinh khối 10
trên địa bàn Thị xã Bến Cát để từ đó đề ra những giải pháp nhằm đưa hò
Nam Bộ và các giá trị văn hóa truyền thống đến gần hơn với các bạn trẻ.

I. Khái lược về hò Nam Bộ.


Từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Hò là loại dân ca trong
lao động có nhiều người họa theo để hưởng ứng” (Hoàng Phê, 2018). Hò
Nam Bộ chỉ thể loại dân ca phổ biến với người dân phía Nam Việt Nam
trong đời sống thường nhật. Người dân nơi đây đều là những người nông
dân kiếm tìm một cuộc sống mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
chính yếu tố này đã tạo nên điểm đặc trưng của hò Nam Bộ về làn điệu và
ca từ.
Một trong những mục đích chính khi hò là cổ vũ tinh thần người
lao động, tạo sự hứng khởi và hăng say. Các điệu hò lao động được chia
ra hai loại: hò trên nước và hò trên cạn. Ngoài ra, trong đời sống thường
ngày cũng xuất hiện làn điệu hò mang âm điệu trữ tình, được gọi là hò
huê tình, thường được cất lên trong các buổi gặp gỡ giao duyên giữa con
trai, con gái trong làng.
Hò Nam Bộ là hình thức sinh hoạt đặc sắc, đậm chất ngẫu hứng,
thể hiện vẻ chân chất, tràn đầy sức sống của những người lao động miền
Nam.
II. Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh khối 10 Trường THPT
Bến Cát với hò Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu của bài viết chủ yếu là điều tra, phỏng
vấn các học sinh khối 10 Trường THPT Bến Cát bằng phiếu hỏi, với tổng
phiếu khảo sát là 263 phiếu.
Hò là loại hình nghệ thuật thân thuộc đối với người dân Nam Bộ.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi: liệu các bạn học sinh có nghe đến
điệu hò Nam Bộ hay chưa? Trước khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi,
nhóm nghiên cứu cho các bạn nghe và xem một đoạn phim ngắn về hò để
thuận tiện trong quá trình đặt câu hỏi. Nhóm thu được kết quả như sau:

Ý kiến trả lời Số trả lời (lượt) Tỉ lệ (%)


Chưa bao giờ biết đến 51 19.39
Đã từng nghe 212 80.61
Bảng: Mức độ quan tâm của học sinh khối 10 Trường THPT Bến Cát
với hò Nam Bộ
Nguyễn Công Huy - 02/01/2024 - Mùa xuân năm ấy.

Biểu đồ mức độ quan tâm của học sinh khối


10 Trường THPT Bến Cát với hò Nam Bộ

19,39%

80,61%

Chưa bao giờ biết đến Đã từng nghe

212 học sinh (chiếm 80.61%) đã chọn câu trả lời “Đã từng nghe”
và 51 học sinh (chiếm 19.39%) trả lời rằng “Chưa bao giờ nghe đến”. Kết
quả nay cho thấy điệu hò Nam Bộ tương đối quen thuộc đối với các bạn
học sinh khối 10 Trường THPT Bến Cát.
Để khảo sát sự hướng thú và mong muốn tìm hiểu của các bạn học
sinh về hò Nam Bộ, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Bạn có ý định tìm hiểu về
hò Nam Bộ không?”. Kết quả như sau:

Câu trả lời Số trả lời Tỉ lệ (%)


Rất quan tâm 72 27.38
Không quan tâm 55 20.91
Còn phân vân 136 51.71
Bảng: Sự hứng thú và mức độ mong muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ
của học sinh khối 10 Trường THPT Bến Cát.

27.38% Rất quan tâm

51.71% Không quan tâm


20.91% Còn phân vân

Biểu đồ : Sự hứng thú và mức độ mong


muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ của học sinh
khối 10 Trường THPT Bến Cát
Nguyễn Công Huy - 02/01/2024 - Mùa xuân năm ấy.

27.38% các bạn học sinh chọn phương án “Rất quan tâm”, đây là
nhóm học sinh có sự hứng thú với hò Nam Bộ. Hơn một nửa số học sinh
tham gia khảo sát chọn câu trả lời “Còn phân vân” cho thấy sự lượng lự
của các bạn khi tiếp xúc với hò Nam Bộ.
20.91% số học sinh chọn “Không quan tâm”, tương ứng với 55
bạn. Phỏng vấn trực tiếp các học sinh này, nhóm đã tìm ra được hai
nguyên nhân khiến các bạn không muốn tìm hiểu về hò Nam Bộ. Một là
các bạn từ trước đến nay chưa tiếp xúc với hò Nam Bộ bao giờ, một số
bạn xuất thân từ gia đình không gắn bó với các loại hình âm nhạc truyền
thống. Hai là các bạn đã từng được tiếp xúc với hò Nam Bộ nhưng không
hứng thú vì không cảm nhận được giai điệu cũng như ca từ của hò Nam
Bộ, các bạn thích nghe các thể lại nhạc pốp (pop), rốc (rock) hơn là các
làn điệu dân ca.
III. Kết luận
Như vậy, từ nghiên cứu trên, có thể kết luận học sinh khối 10
Trường THPT Bên Cát vẫn quan tâm tới hò Nam Bô, nhưng mức độ
hứng thú của các bạn chưa cao. Kết quả nghiên cứu này đặt ra vấn đề về
tính cấp thiết của việc đưa hò Nam Bộ đến gần hơn với các bạn học sinh
khối 10 Trường THPT Bến Cát nói riêng và các bạn trẻ nói chung, để tiếp
thêm đam mê, khơi dậy niềm yêu thích ở giới trẻ đối với hò Nam Bộ. Có
nhiêu giải pháp để thực hiện điều đó như: giảng dạy về hò Nam Bộ trong
nhà trường, quảng bá về hò Nam Bộ trên các phương tiện truyền thông, tổ
chức các cuộc thi, ngày hội diễn xướng hò Nam Bộ,… Nghiên cứu về
hiệu quả của các giải pháp này sẽ có nhứng đóng góp thiết thực vào việc
gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các làn điệu dân
ca, cụ thể là điêu hò Nam Bộ.
Nhóm biên soạn: 10C6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Huy Lê (2018), Di sản văn hóa Việt Nam duới góc nhìn lịch sử,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Huyền Nga (2012), Cấu trúc dân ca người Việt, NXB Lao động.
3. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Đà Nẵng.
4. Trần Ngọc Thêm (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB
Văn hóa - Văn nghệ.
5. Lư Nhất Vũ - Lê Giang - Lê Anh Trung (2014), Đi tìm kho báu vô
hình, NXB Văn hóa - Văn nghệ.

You might also like