You are on page 1of 11

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Cày lý thuyết - 12 – thầy VNA


Chương 4 – 5 – LỚP 12 – LIVE 5H SÁNG MAI

Câu 1: [VNA] Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng điện từ truyền đuợc trong chân không
B. Sóng điện từ mang năng luợng
C. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ
D. Sóng điện từ là sóng dọc
Câu 2: [VNA] Sóng nào sau đây không là sóng điện từ ?
A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh B. Sóng phát ra từ lò vi sóng
C. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình D. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh
Câu 3: [VNA] Tần số góc của dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng được xác định bởi biểu thức
2π 1 1 1
A. B. C. D.
LC LC 2π LC 2πLC
Câu 4: [VNA] Sóng điện từ không có tính chất nào sau đây ?
A. Mang năng lượng B. Truyền được trong chân không
C. Có thể là sóng ngang hay sóng dọc D. Bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng
Câu 5: [VNA] Mạch dao động điện tử lí tưởng đang có dao động điện từ với tần số góc 106 rad/s.
Biết điện tích cực đại trên bản tụ điện là 10‒8 C. Khi điện tích trên bản tụ điện có độ lớn 8.10‒9 C thì
cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng
A. 8 mA B. 6 mA C. 2 mA D. 10 mA
Câu 6: [VNA] Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 25 pF và cuộn cảm có độ tự
cảm 4.10‒4 H. Chu kì dao động của mạch là
A. 107 rad/s B. 2.10‒7 s C. 2π.10‒7 s D. 107 s
Câu 7: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau
đây ?
A. Mạch tách sóng B. Anten phát C. Mạch khuếch đại D. Mạch biến điệu
Câu 8: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản không có bộ phận nào sau đây ?
A. Mạch biến điệu B. Loa C. Mạch tách sóng D. Anten thu
Câu 9: [VNA] Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biểu thức điện tích của
một bản tụ điện trong mạch là q = 6 2 cos106 πt (µm) (t tính bằng s). Ở thời điểm t = 5.10‒7 s, giá trị
của q bằng
A. –6 µm B. −6 2 µm C. 0 µm D. 6 2 µm
Câu 10: [VNA] Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3183 nH và tụ điện
có điện dung 31,83 nF. Chu kỳ dao động riêng của mạch là
A. 2 µs B. 5 µs C. 6,28 µs D. 15,71 µs

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường
của cuộn dây được tính theo công thức
A. LI2 B. 2LI2 C. 0,5LI D. 0,5LI2
Câu 12: [VNA] Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thành dao động
điện có cùng tần số là
A. mạch biến điệu B. anten phát C. mạch khuếch đại D. micro
Câu 13: [VNA] Phát biểu sai khi nói về thuyết điện từ của Mắc-xoen
A. Dòng điện dịch gây ra sự biến thiên điện trường trong tụ điện
B. Không có sự tồn tại riêng biệt của điện trường và từ trường
C. từ trường biến thiên càng nhanh thì cường độ điện trường xoáy càng lớn
D. điện trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường
Câu 14: [VNA] Mạch dao động lý tưởng có L = 3 mH, C = 12 pF được dùng làm mạch chọn sóng ở
một máy thu vô tuyến. Cho tốc độ ánh sáng trong không khí là c = 3.108 m/s. Lấy π2 = 10. Bước sóng
mà máy thu được có giá trị là
A. 120π m B. 120 m C. 360 m D. 360π m
Câu 15: [VNA] Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và
cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M
bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 0,5E0 B. E0 C. 2E0 D. 0,25E0
Câu 16: [VNA] Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cho độ tự cảm của
cuộn cảm là 1 mH và điện dụng của tụ điện là 1 nF. Biết từ thông cực đại gửi qua cuộn cảm trong
quá trình dao động bằng 5.10‒6 Wb. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện bằng
A. 50 mV B. 5 V C. 5 mV D. 50 V
Câu 17: [VNA] Vô tuyến truyền hình thường được phát bằng các sóng có tần số lớn hơn 30 MHz
thuộc loại sóng vô tuyến nào sau đây ?
A. Sóng dài B. Sóng cực ngắn C. Sóng ngắn D. Sóng trung
Câu 18: [VNA] Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biểu thức hiệu điện
thế giữa hai bản tụ điện trong mạch là u = 100cos(2π.107t + π/6) V (t tính bằng s). Tần số dao động
điện từ tự do của mạch dao động này bằng
A. 10‒7 Hz B. 2π.10‒7 Hz C. 107 Hz D. 2π.10‒7 Hz
Câu 19: [VNA] Chu kì dao động riêng của mạch LC lý tưởng được tính bằng công thức
1 1
A. T = B. T = 2 LC C. T = D. T =  LC
LC 2 LC
Câu 20: [VNA] Một mạch phát sóng điện từ dùng mạch LC lý tưởng. Biết điện tích cực đại trên một
bản tụ là 2 nC và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 0,3 A. Sóng điện từ do mạch dao động này
phát ra thuộc loại
A. sóng trung B. sóng dài C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn
Câu 21: [VNA]Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản không có khối
A. anten B. tách sóng C. biến điệu D. khuếch đại
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 22: [VNA] Sóng điện từ có tần số 102,7 MHz truyền trong chân không với bước sóng xấp xỉ
bằng
A. 60 m B. 30 m C. 6 m D. 3 m
Câu 23: [VNA] Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, đại lượng không phụ thuộc vào thời gian

A. điện tích trên một bản tụ B. năng lượng điện từ
C. năng lượng từ và năng lượng điện D. cường độ dòng điện trong mạch
Câu 24: [VNA] Sóng vô tuyến sử dụng trong thông tin bằng điện thoại di động là
A. sóng ngắn B. sóng cực ngắn C. sóng trung D. sóng dài
Câu 25: [VNA] Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thành dao động
điện có cùng tần số là
A. anten phát B. mạch khuếch đại C. mạch biến điệu D. micro
1
Câu 26: [VNA] Mạch chọn sóng của một máy thu thanh là một mạch dao động với L = mH và

1
C= μF . Mạch có thể thu được sóng điện từ có tần số
10π
A. 100 kHz B. 200π kHz C. 200π Hz D. 100 Hz
Câu 27: [VNA] Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện
dung C thực hiện dao động điện từ. Giá trị cực đại của điện áp giữa hai bản tụ bằng U0. Giá trị cực
đại của cường độ dòng điện trong mạch là
L Uo C
A. I o = Uo LC B. I o = U o C. I o = D. I o = U o
C LC L
Câu 28: [VNA] Trong mạch dao động điện từ LC, dòng điện tức thời tại thời điểm năng lượng điện
trường có giá trị gấp n lần năng lượng từ trường xác định bằng biểu thức
Io Qo Io ωI o
A. i = B. i = C. i = D. i =
n+1 n+1 2ω n + 1 n+1
Câu 29: [VNA] Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng dùng để
A. tách sóng điện từ tần số cao ra khỏi loa
B. tách sóng điện từ tần số cao để đưa vào mạch khuếch đại
C. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao
D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi loa
Câu 30: [VNA] Trong một mạch dao động LC lí tưởng, độ tự cảm L của cuộn cảm có giá trị không
đổi, điện dung C của tụ thay đổi được. Khi C = C1 thì chu kì dao động của mạch là 4 μs; khi C = 2C1
thì chu kì dao động của mạch là
A. 4 μs B. 2 2 μs C. 2 2 μs D. 8 μs
Câu 31: [VNA] Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm
A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín
B. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín
C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.
D. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường
B. hiệu điện thế và cường độ dòng điện
C. điện tích và dòng điện
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
Câu 33: [VNA] Sóng điện từ
A. là sóng dọc và truyền được trong chân không
B. là sóng ngang và truyền được trong chân không
C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không
D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không
Câu 34: [VNA] Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản và một máy thu thanh
đơn giản đều có bộ phận nào sau đây ?
A. Micro B. Mạch tách sóng C. Anten D. Mạch biến điệu
Câu 35: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy thu sóng điện từ không có bộ phận nào sau đây ?
A. Mạch khuếch đại B. Mạch biến điệu C. Anten D. Mạch tách sóng
Câu 36: [VNA] Mạch chọn sóng của của một máy thu vô tuyến có độ tự cảm 5 mH và điện dung 2
pF. Bước sóng điện từ (trong chân không) máy thu được là
A. 4,8 m B. 188,5 m C. 60,0 m D. 5960,7 m
Câu 37: [VNA] Đặc điểm chung của sóng điện từ và sóng cơ nào sau đây đúng ?
A. Cả hai luôn là sóng dọc B. Cả hai đều bị phản xạ khi gặp vật cản
C. Cả hai luôn là sóng ngang D. Cả hai đều không mang năng lượng
Câu 38: [VNA] Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực
địa của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong
mạch có tần số là
I0 I0 2πQ0 Q0
A. f = B. f = C. f = D. f =
Q0 2πQ0 I0 I0
Câu 39: [VNA]Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau
đây?
A. Mạch khuếch đại B. Loa C. Micrô D. Anten phát
Câu 40: [VNA] Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ
A. là sóng dọc hoặc sóng ngang
B. là điện từ trường lan truyền trong không gian
C. không truyền được trong chân không
D. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương
Câu 41: [VNA] Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
A. biến thiên điều hòa theo thời gian B. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian
C. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian D. không thay đổi theo thời gian

Câu 42: [VNA] Trong mạch dao động LC lý tưởng có dao động điện từ tự do thì
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

A. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện


B. năng lượng điện từ tập trung ở cuộn cảm
C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn
Câu 43: [VNA] Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm B. của cả hai sóng đều không đổi
C. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm D. của sóng điện từ giảm, của sóng âm tăng
Câu 44: Một sóng điện từ truyền trong chân không, phát biểu nào dưới đây là sai?
2πc c
A. c = λf B. λ = cf C. λ = D. f =
ω λ
Câu 45: [VNA] Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung
C. Tần số dao động riêng của mạch là
1 2π LC
A. B. 2π LC C. D.
2π LC LC 2π
Câu 46: [VNA] Trong một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện
tích trên một bản của tụ điện có biểu thức là q = 3.10 −6 cos 2000t (C ) . Biểu thức của cường độ dòng
điện trong mạch là
A. i = 6cos ( 2000t + π / 2) mA B. i = 6cos ( 2000t + π / 2) A

C. i = 6cos ( 2000t − π / 2) mA D. i = 6cos ( 2000t − π / 2) A


Câu 47: [VNA] Mạch dao động điện từ lý tưởng LC có L = 2 μ H, C = 8 nF có tần số dao động riêng
là (Lấy π2 = 10 )
A. 0,4 MHz. B. 1,25 MHz. C. 2,5 MHz. D. 0,8 MHz.
Câu 48: [VNA] Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, với hiệu
điện thê cực đại giữa hai bản tụ điện là U0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tại thời
điểm t, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u và cường độ dòng điện trong mạch là i. Hệ thức liên
hệ giữa u và i là
(
L U02 − u2 ) (
C U02 − u2 )
A. i =
C
2
B. i = LC U − u
2
( L
2
0
2
) C. i = LC U − u
2
( 2
0
2
) D. i = 2

Câu 49: [VNA] Một mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc
104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10‒9 C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10‒6 thì
điện tích trên tụ điện là
A. 8.10‒10 C B. 6.10‒10 C C. 2.10‒10 C D. 4.10‒10 C
Câu 50: [VNA] Mạch dao động LC lý tưởng có L = 4 mH và C = 9 nF. Trong mạch có dao động điện
từ tự do, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là
3 V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm có độ lớn là
A. 12 mA B. 6 mA C. 9 mA D. 3 mA

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 51: [VNA] Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia X có bước sóng từ 10‒8 m đến 0,38 μm
B. Tia X không truyền được trong chân không
C. Tia X là dòng của các electron có năng lượng lớn
D. Tia X có bản chất là sóng điện từ
Câu 52: [VNA] Một thanh sắt và một miếng sứ tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ
15000C thì phát ra
A. hai quang phổ liên tục không giống nhau B. hai quang phổ vạch không giống nhau
C. hai quang phổ liên tục giống nhau D. hai quang phổ vạch giống nhau
Câu 53: [VNA] Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh
quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ B. màu chàm C. màu vàng D. màu cam
Câu 54: [VNA] Sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc là
A. sự giao thoa ánh sáng B. sự tán sắc ánh sáng
C. sự phản xạ ánh sáng D. sự nhiễu xạ ánh sáng
Câu 55: [VNA] Ứng dựng của việc khảo sát quang phổ liên tục là xác định
A. hình dạng và cấu tạo của vật sáng
B. nhiệt độ của các vật phát ra quang phổ liên tục
C. thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó
D. nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó
Câu 56: [VNA] Trong thí nghiệm Y‒âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, nếu giữ nguyên bước
sóng, giữa nguyên khoảng cách giữa hai khe S1, S2 đồng thời tăng khoảng cách từ mặt phẳng chứ
S1S2 đến màn lên 2 lần thì khoảng vân sẽ
A. giảm 2 lần B. tăng 2 lần C. tăng 4 lần D. giảm 4 lần
Câu 57: [VNA]Để chiếu điện, chụp điện (còn gọi là chiếu, chụp X quang) trong các bệnh viện, người
ta sử dụng
A. Tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại. C. Tia X. D. Tia gamma.
Câu 58: [VNA]Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 353 nm, 535 nm,
696 nm, 969 nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch màu
quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 59: [VNA]Một ánh sáng đơn sắc khi truyền trong chân không thì có bước sóng 750 nm và tốc
độ 3.108 m/s. Khi ánh sáng này truyền vào môi trường trong suốt thì bước sóng là λ và tốc độ giảm
1,8.108 m/s so với trong chân không. Giá trị λ là
A. 270 nm B. 120 nm C. 450 nm D. 300 nm
Câu 60: [VNA] Bức xạ có tần số lớn nhất trong bốn bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn‒ghen và
gam‒ma là bức xạ
A. Rơn‒ghen B. gam‒ma C. tử ngoại D. hồng ngoại

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 61: [VNA] Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng
A. tăng cường độ chùm sáng B. tán sắc ánh sáng
C. nhiễu xạ ánh sáng D. giao thoa ánh sáng
Câu 62: [VNA] Cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do hiện tượng
A. quang ‒ phát quang B. quang điện trong C. cảm ứng điện từ D. tán sắc ánh sáng
Câu 63: [VNA] Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh
B. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn‒ghen đều là sóng điện từ
C. Tia hồng ngoại có màu đỏ
D. Tia Rơn‒ghen là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn tia tử ngoại
Câu 64: [VNA] Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận có nhiệm vụ phân tách chùm sáng đi vào
thành những chùm sáng đơn sắc là
A. lăng kính B. ống chuẩn trực C. phim ảnh D. buồng tối
Câu 65: [VNA] Khả năng nào sau đây không phải của tia X ?
A. Có tác dụng nhiệt B. Làm phát quang một số chất
C. Làm ion hóa không khí D. Có tác dụng sinh lí
Câu 66: [VNA] Khi thực hiện thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
Y‒âng. Khi thực hành đo khoảng vân bằng thước cặp, ta thường dùng thước cặp đo khoảng cách
giữa
A. vài vân sáng B. hai vân sáng liên tiếp
C. hai vân tối liên tiếp D. vân sáng và vân tối gần nhau nhất
Câu 67: [VNA] Tiến hành thí nghiệm Y‒âng về giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc có bước
sóng 0, 5 μm khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm và khoảng cách từ màn đến hai khe là 1,5 m.
Vân sáng bậc 3 cách vận sáng trung tâm một khoảng
A. 9,00 mm B. 2,00 mm C. 2,25 mm D. 7,5 mm
Câu 68: [VNA] Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận có nhiệm vụ phân tách chùm sáng đi vào
thành những chùm sáng đơn sắc là
A. lăng kính B. ống chuẩn trực C. phim ảnh D. buồng tối
Câu 69: [VNA] Khả năng nào sau đây không phải của tia X ?
A. Có tác dụng nhiệt B. Làm phát quang một số chất
C. Làm ion hóa không khí D. Có tác dụng sinh lí
Câu 70: [VNA] Tia Rơn‒ghen có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma B. lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại
C. lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại D. nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại
Câu 71: [VNA] Khi thực hiện thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
Y‒âng. Khi thực hành đo khoảng vân bằng thước cặp, ta thường dùng thước cặp đo khoảng cách
giữa
A. vài vân sáng B. hai vân sáng liên tiếp
C. hai vân tối liên tiếp D. vân sáng và vân tối gần nhau nhất
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 72: [VNA] Chiếu một chùm bức xạ hỗn hợp gồm 4 bức xạ điện từ có bước sóng lần lượt là
λ1 = 0,48 μm, λ2 = 450 nm, λ3 = 0,72 μm, λ4 = 350 nm vào khe F của một máy quang phổ lăng kính thì
trên tiêu diện của thấu kính buồng tối sẽ thu được
A. 1 vạch màu hỗn hợp của 4 bức xạ B. 2 vạch màu đơn sắc riêng biệt
C. 3 vạch màu đơn sắc riêng biệt D. 4 vạch màu đơn sắc riêng biệt
Câu 73: [VNA] Những đặc điểm nào sau đây đúng cho cả tia hồng ngoại và tử ngoại?
A. đều là các sóng điện từ B. làm đen phim ảnh và gây phát quang
C. tác dụng nhiệt mạnh và gây phát quang D. có khả năng ion hóa tốt không khí
Câu 74: [VNA] Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát
C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát
D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát
Câu 75: [VNA] Quang phổ vạch hấp thụ là
A. các vạch tối nằm trên một nền sáng
B. dải màu sáng nằm trên một nền tối
C. quang phổ kiên tục thiếu một số vạch màu do khí (hay hơi) hấp thụ
Câu 76: [VNA] Trong chân không, các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10 −9 m đến 3.10 −7 m

A. tia Rơnghen B. tia hồng ngoại C. tia tử ngoại D. ánh sáng nhìn thấy
Câu 77: [VNA] Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh
sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng ?
A. nđ > nt > nv B. nv > nđ > nt C. nt > nv > nđ D. nt > nđ > nv
Câu 78: [VNA] Trong thí nghiệm Y‒âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm,
bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 600 nm. Trên màn quan sát, khoảng cách
từ vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 6 ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm là 0,45 cm. Khoảng
cách từ hai khe tới màn quan sát là
A. 1,0 m B. 1,26 m C. 1,76 m D. 2,0 m
Câu 79: [VNA] Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 2.1013 Hz đến 8.1013 Hz. Dải
sóng trên thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8
m/s.
A. Vùng tia Rơnghen B. Vùng tia tử ngoại
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy D. Vùng tia hồng ngoại
Câu 80: [VNA] Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn–ghen, tia tử ngoại
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn–ghen
C. tia Rơn‒ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn‒ghen

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt B. gây ra hiện tượng quang điện
C. làm iôn hóa không khí D. tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn
Câu 82: [VNA] Bộ phận có tác dụng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ lăng kính là
A. lăng kính B. buồng ảnh C. ống chuẩn trực D. thấu kính
Câu 83: [VNA] Tia tử ngoại được dùng
A. Trong y tế để chụp điện, chiếu điện
B. Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại
C. Để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh
D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại
Câu 84: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa khe I‒âng, khoảng cách giữa hai khe là 0,15 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 0,9 m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6 μm.
Khoảng vân có giá trị
A. 0,1 mm B. 3,6 μm C. 3,6 mm D. 0,1 μm
Câu 85: [VNA] Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Tia X là dòng hạt mang điện B. Tia X không có khả năng đâm xuyên
C. Tia X có bản chất là sóng điện từ D. Tia X không truyền được trong chân không
Câu 86: [VNA] Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh
quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu
chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng B. đỏ C. tím D. cam
Câu 87: [VNA] Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt
B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
C. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được
D. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm
Câu 88: [VNA] Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền từ không khí vào lăng kính thủy
tinh
B. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính
C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính
D. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính
Câu 89: [VNA] Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất của tia nào sau đây ?
A. Tia γ B. Tia hồng ngoại C. Tia X D. Tia tử ngoại
Câu 90: [VNA] Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại
D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 91: [VNA] Tia tử ngoại được dùng


A. trong y tế để chụp điện, chiếu điện
B. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại
C. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại
D. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh
Câu 92: [VNA] Gọi nc, n , nL, nv lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia chàm (c), lam (),
lục (L), vàng (v). Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. nc < n < nL < nv B. nc < nL < n < nv C. nc > n > nL > nv D. nc > nL > n > nv
Câu 93: [VNA] Chọn phát biểu đúng về ánh sáng trắng
A. Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc
B. Ánh sáng trắng là ánh sáng chỉ gồm bảy màu cầu vồng
C. Ánh sáng trắng là ánh sáng có màu trắng như tuyết
D. Chỉ có mặt trời mới phát ra ánh sáng trắng
Câu 94: [VNA] Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng ?
A. Ánh sáng thể hiện tính chất sóng qua hiện tượng giao thoa ánh sáng
B. Ánh sáng có tần số càng cao thì tính chất sóng của ánh sáng càng rõ nét
C. Ánh sáng thể hiện tính chất hạt qua hiện tượng quang phát quang
D. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt của ánh sáng càng rõ nét
Câu 95: [VNA] Sóng điện từ nào sau đây không do các vật bị nung nóng tới 2000 0C phát ra ?
A. Tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại C. Ánh sáng khả kiến D. Tia Rơn‒ghen
Câu 96: [VNA] Chọn phát biểu đúng
A. Tia tử ngoại được dùng để sưởi ấm, chữa bệnh trong y học
B. Vật ở nhiệt độ bình thường luôn phát ra tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại còn gọi là tia cực tím, tức là có màu tím đậm
D. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng
Câu 97: [VNA] Phát biểu nào là sai
A. Hiện tượng chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính bị tách thành nhiều chùm sáng có màu
sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng
B. Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến
tím
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính
D. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc màu trắng
Câu 98: [VNA] Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. Tác dụng lên kính ảnh B. Tác dụng nhiệt
C. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài
Câu 99: [VNA] Vị trí các vận tối trong thí nghiệm giao thoa của Y‒âng được xác định bằng công
thức nào ?

A. x =
kD
B. x =
2kD
C. x =
kD
D. x =
( 2k + 1) D
2a a a 2a
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 100: [VNA] Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ?
A. Chiếu sáng B. Sinh lí
C. Kích thích phát quang D. Quang điện

___HẾT___

Live tại page:


https://www.facebook.com/thayhintavungocanh/

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11

You might also like