You are on page 1of 2

Câu 1.

Hãy nêu một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại:
- Tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
+ Tín ngưỡng phồn thực.
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã chết.
=> Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á
và tiếp tục tồn tại đến ngày nay như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của các quốc gia trong khu
vực.
- Tôn giáo: các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,...lần lượt được du
nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu
vực.
+ Phật giáo: du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời
sống chính trị, xã hội, văn hóa của cư dân nhiều nước.
+ Hồi giáo: được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng
thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo.
+ Công giáo: được truyền bá vào Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XVI và tiếp tục được truyền bá vào các
nước khác trong khu vực.
=> Là một khu vực đa tôn giáo nhưng các tôn giáo ở Đông Nam Á cùng tồn tạo, phát triển một cách
hòa hợp.

Câu 2. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của văn minh Đông Nam Á thời cổ
- trung đại.
- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA:
 Kiến trúc: Cư dân ĐNA đã tạo dựng hàng loạt các cồng trình (đền, chùa, tháp) mang phong
cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng có vẫn có nét độc đáo
riêng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc.
 Điêu khắc:
o Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, cư dân ĐNA đã
sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc
hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng.
o Điêu khắc chủ yếu là phù điêu và tượng.
 Trên nền tảng văn hóa bản địa, cư dân ĐNA tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên
ngoài để sáng tạo một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc mang đậm bản sắc riêng của
mình.

Câu 3. Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (hoạt động kinh tế; đời sống
vật chất; đời sống tinh thần)
* Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Cư dân đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù
hợp: làm rẫy và làm ruộng.
+ Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, luyện kim,...) phát triển mạnh mẽ.
+ Nghề luyện kim đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo.
* Đời sống vật chất
- Ẩm thực:
+ Thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...
+ Lương thực chính là lúa gạo;
+ Thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.
- Trang phục:
+ Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang
vai hoặc để dài búi tó.
+ Cư dân thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...

Trang 1/2 – Đề cương HKI – Sử 10.


- Nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng
bằng).
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tục:
+ Thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
+ Thờ các vị thần tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực.
- Nghệ thuật: cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao. Thể hiện ở: đồ
trang sức, các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…
- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

---------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 2/2 – Đề cương HKI – Sử 10.

You might also like