You are on page 1of 46

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BÀI TẬP LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ

CHUYÊN ĐỀ:
TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VỀ KHÁM SỨC KHỎE TẦM SOÁT
UNG THƯ GAN

LỚP: YHDP21
THÀNH VIÊN:
Họ và Tên MSSV
Đinh Bình Thảo Duyên 411215024
Nguyễn Giang Ngọc Giao 411215025
Trần Thị Thu Hoài 411215034
Nguyễn Văn Hùng 411215037
Lê Gia Huy 411215041
Nguyễn Hoàng Xuân Huy 411215043
Trần Hoài Huy 411215044
Hứa Gia Khải 411215048
Nguyễn Thị Huỳnh Mai 411215063
Trần Thị Như Ngọc 411215075
Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên 411215077
Lê Ngô Khải Vy 411215143
I. Đặt vấn đề:
1. Đặc điểm dân số:
- Huyện Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở
phía đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Huyện có
diện tích khoảng 704,45 km², Dân số huyện Cần Giờ đến nay là 75.452 người.
Về hành chính, Cần Giờ có 6 xã và 1 thị trấn, trong đó Thạnh An là xã nằm trên
cù lao Phú Lợi, một hòn đảo cách xa đất liền 7 km, trung tâm huyện đặt tại thị
trấn Cần Thạnh. Mật độ dân số huyện đạt 102 người/km2, đa số thuộc dân tộc
Kinh và Hoa là chủ yếu
- Huyện nằm tách biệt với các địa phương lận cận, có vị trí địa lý:
 Phía đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 Phía tây giáp huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước, tỉnh Long An và huyện
Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
 Phía nam giáp Biển Đông
 Phía bắc giáp huyện Nhà Bè và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Do bị ngăn cách với các địa phương khác bởi nhiều sông lớn, chưa có cầu bắc
qua nên hiện tại đến Cần Giờ đều phải dùng phà, chủ yếu là phà Bình Khánh.
Đường bộ quan trọng nhất ở Cần Giờ là đường Rừng Sác chạy từ Tây Bắc tới
Đông Nam huyện

2. Cơ sở hạ tầng và đặc điểm khu vực:


a. Cơ sở hạ tầng
- Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP Hồ Chí Minh, có diện tích tự
nhiên là 70.421,58 ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ trên
33.000 ha (chiếm trên 45% diện tích tự nhiên của huyện), có trên 20.000
ha mặt nước biển sử dụng cho đánh bắt thủy hải sản gần bờ. Huyện còn có
10.000 ha đất và mặt nước biển có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ,

1
mặn và gần 1.500ha đất có khả năng sản xuất muối; cùng với hệ thống
sông ngòi chằng chịt phủ khắp các mảng rừng phòng hộ rộng lớn là cơ sở
để phát triển thủy sản và các loại hình du lịch sinh thái, là 2 ngành kinh tế
chủ lực của huyện, tạo ra nguồn thu nhập cho phần lớn cư dân Cần Giờ.
- Từ xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, điều kiện kinh - tế
xã hội huyện Cần Giờ còn nhiều khó khăn; thu nhập dân cư thấp, còn
chênh lệch nhiều so với mức trung bình của Thành phố, hộ nghèo còn
chiếm tỷ lệ lớn; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn thấp, nhất là
vùng sâu, vùng xa khu trung tâm huyện.
- Hệ thống giao thông
 Đường bộ: Hiện nay Huyện Cần Giờ chỉ có một trục đường bộ chính
là tuyến đường Rừng Sác dài 36km, bắt đầu từ bến phà Bình Khánh
đến vòng 30.04 Huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn các nhánh đường khác
rẻ vào các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Xã Lý Nhơn... Đường
Rừng Sác rộng từ 30m – 120m, có 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.561 tỉ
đồng, bắt đầu thi công từ năm 2002 và hoàn thành vào ngày 22.1.2011.
 Đường thủy: Huyện Cần Giờ có một mạng lưới sông rạch chằng chịt,
diện tích sông rạch chiếm khoảng 32% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy
đây tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch để vận chuyển
hàng hóa từ cửa Biển Cần Giờ vào cảng sài gòn. Trong đó Sông Lòng
Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải
20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra Cần Giờ có các sông chính
như: Sông Xoài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu, Ngã Bảy, Gò Gia....

b. Đặc điểm khu vực


- Đất đai: Đất đai của Cần Giờ thuộc hai loại phổ biến là đất giống cát và
đất trũng lầy phù sa. Có độ cao trung bình trên đưới 01m, thấp nhất 0,5m
2
so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình không phức tạp, chủ yếu là
giống cát và đồng trũng, bờ biển thoải, bằng phẳng, nhiều phù sa, thích
hợp cho trồng cây lưu niên và đánh bắt tôm cá ven bờ.
- Thảm thực vật: Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn được phục hồi,
môi trường sinh thái vùng ngập mặn Cần Giờ được cải thiện, chim, thú đã
dần tái hiện, như cá sấu, khỉ, heo, cáo, trăn, rắn… và hàng chục loài chim.
Đồng thời, sản lượng tôm cá vùng rừng ngập mặn cũng ngày càng nâng
cao. Tác dụng to lớn của rừng ngập mặn Cần Giờ nói chung và Cần Thạnh
nói riêng là bảo vệ bờ biển và giữ vai trò “Lá phổi” điều hòa khí hậu cho
TP.HCM, cho các cùng lân cận và tô điểm cảnh quan phục vụ phát triển
du lịch.
- Thời tiết - khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và cận
duyên hải, cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu -
thời tiết là nhiệt độ cao đề trong năm và có 02 mùa mưa - khô rõ rệt làm
tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc.

3. Môi trường chính trị và chính sách:


a. Đặc điểm môi trường chính trị
- Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở thành phố Hồ Chí Minh
- Có khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc,
- Đất lâm nghiệp là 32.109 hécta (46,45% diện tích toàn huyện), đất sông
rạch là 22.850 hécta (32% diện đất toàn huyện). Vùng ngập mặn chiếm tới
56,7% diện tích toàn huyện. Huyện có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.

Vậy thì điều kiện tự nhiên của Cần Giờ tại sao lại liên quan đến việc tầm soát
ung thư gan ở huyện Cần Giờ ?

3
- Những năm gần đây, Cần Giờ ngày càng bị ô nhiễm do ý thức của người
dân hoặc khách du lịch xã rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước biển, ảnh
hưởng đến các sinh vật biển, khi chúng ta ăn những sinh vật có chứa những
chất độc thì tăng nguy cơ ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng
- Mỗi năm thì theo thống kê, rác thải nhựa ở Cần Giờ tăng thêm 15000 tấn,
rác thải nhựa tồn tại dưới dạng ( ống hút, vỏ chai, túi nilon,nhựa PE,..) , tác
động đến không khí môi trường nước, môi trường đất. Từ đó giảm chất
lượng cuộc sống và tăng nguy cơ bị ung thư
- Cần Giờ có khu rừng ngập mặn, thì các thực phẩm sẽ có lượng muối tăng,
mà những thực phẩm giàu muối chứa nhiều nitrat, tiêu thụ lượng lớn thì sẽ
tổng hợp thành Nitrosamine gây ung thư gan

a. Đặc điểm chính sách:


- Cơ sở y tế nên tuyên truyền với người dân hạn chế ăn những thực phẩm
chứa nhiều nitrat ( dưa cải muối, thịt muối, cá muối,..)
- Đảm bảo nguồn nước, không khí, đất của người dân không bị ô nhiễm,
bằng cách cho người dân biết tác hại của chúng và thực hiện chiến lược
dọn rác bải biển chẳng hạn, trồng thêm cây xanh

4. Dịch vụ y tế:
a. Cơ sở hạ tầng của dịch vụ y tế
- Toàn huyện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng (BV được sáp
nhập chung với TTYT); 01 phòng Y tế và 07 trạm y tế xã, thị trấn. Bệnh
viện Cần Giờ là bệnh viện hạng 3.
- Theo kế hoạch phát triển của Ngành Y tế Thành phố huyện Cần Giờ sẽ
sớm hình thành trở lại loại hình bệnh viện.

4
- Tổng số nhân lực y tế của huyện Cần Giờ hiện có 239 người, gồm: 21
bác sĩ (tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân chỉ đạt 5,14, trong khi cả Thành phố đã là
20); 125 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; 93 nhân viên khác.
- Trong thời gian 05 năm gần đây Trung tâm y tế không tuyển dụng được
bác sĩ, hoặc tuyển dụng được nhưng sau một thời gian ngắn thì xin nghỉ
việc, dẫn đến nhiều danh mục kỹ thuật trong tuyến, đặc biệt là nhi khoa,
sản khoa, ngoại khoa,…không được triển khai, huyện tiếp tục nhận sự hỗ
trợ nhân sự chuyên môn luân phiên từ các bệnh viện đầu ngành của Thành
phố như Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt,…
- Việc sáp nhập bệnh viện huyện vào Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ về
cơ bản đã giúp Trung tâm thể hiện được vai trò tham mưu giúp Sở Y tế,
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trong các hoạt động phòng, chống dịch
bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và triển khai các hoạt động chuyên môn
theo chức năng, nhiệm vụ được giao  Tuy nhiên, do không có bệnh viện
nên năng lực cung ứng dịch vụ điều trị còn hạn chế do không thu hút được
nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là bác sĩ có trình độ chuyên khoa, dẫn đến
nhiều kỹ thuật điều trị chuyên khoa không được triển khai đáp ứng nhu
cầu của người dân.
- Tại Trung tâm y tế huyện Cần Giờ: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân
lực y tế cần thiết cho hoạt động chạy thận đã sẵn sàng phục vụ người bệnh
suy thận đang sinh sống tại Cần Giờ.
- Tại trạm y tế xã Tam Thôn Hiệp có Trạm y tế mô hình điểm hoạt động
theo nguyên lý y học gia đình (thành lập ngày 28/12/2022)

5
b. Khả năng cung cấp của dịch vụ
(Tính đến 31/12/2022, toàn huyện Cần Giờ có 19.589 hộ dân, với 77.894 nhân
khẩu, mật độ dân cư thưa và phân bố không đều theo địa bàn hành chính xã, có
xã quy mô dân số trên 20.000 người/xã (xã Bình Khánh) nhưng có xã quy mô
dân số dưới 5.000 người/xã (xã Thạnh An))  Số liệu này không thuộc phần
Khả năng cung cấp dịch vụ, nhưng để vào để tham khảo so sánh thống nhất
số liệu lại nhen

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,8% dân số.

- Số liệu báo cáo từ Hội nghị tổng kết Chiến lược Dân số và Sức khỏe
sinh sản Viêt Nam giai đoạn 2016 – 2020: Tại Huyện Cần Giờ, 5 năm đã thực
hiện được 34 ca triệt sản; đặt dụng cụ tử cung 1.613 ca; 1,039 ca thuốc tiêm, 10
ca thuốc cấy, cung cấp miễn phí 65.285 vỉ thuốc uống tránh thai, 6.4900 bao cao
su miễn phí, thực hiện tiếp thị xã hội vá xã hội hóa 100.348 bao cao su, 44.902
vỉ thuốc ngừa thai cho người có nhu cầu sử dụng. Tỉ lệ nam, nữ thanh niên được
tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 98%; tỉ lệ phụ nữ mang thai được
tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt trên 90%; tỉ lệ trẻ sơ
sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất đạt trên 90%. Phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện
đại 80%.

b. Khoảng cách dịch vụ: Huyện Cần Giờ ở xa trung tâm Thành phố, xung
quanh Trung tâm Y tế huyện không có các bệnh viện Thành phố như ở
Quận 3, 5 và 10
c. Cơ cấu tổ chức các dịch vụ
- Toàn huyện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng (BV được sáp
nhập chung với TTYT); 01 phòng Y tế và 07 trạm y tế xã, thị trấn.

6
- Dịch vụ Y tế huyện Cần Giờ chủ yếu là y tế công.

5. Dịch vụ không y tế:


a. Giáo dục

- Đến cuối năm 2025, có 100% trường đạt chuẩn quốc gia về tiêu chí cơ sở
vật chất, có 37/38, tỷ lệ 97,37% trường đạt chuẩn quốc gia, đạt diện tích đất
bình quân ít nhất 15m2/học sinh, góp phần đảm bảo đạt tiêu chí trường học và
tiêu chí giáo dục trong chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới huyện Cần Giờ giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo ít nhất 320
phòng học/10.000 người dân trong độ tuổi từ 3 tuổi đến 18 tuổi (kể cả người dân
không có hộ khẩu thường trú và KT3).

- Đến cuối năm 2025, tiếp tục duy trì 100% học sinh các trường được học 2
buổi/ngày; duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập cấp trung học cơ sở, phổ cập giáo dục bậc trung học, đảm bảo đạt
chuẩn; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hoạt động
hiệu quả; 100% xã, thị trấn có Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động hiệu
quả; có 85% người trong độ tuổi được học hết lớp 12 và các bằng cấp tương
đương; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 là trên 99%, 100% người
trong độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ; trình độ học vấn bình quân của người dân
đạt lớp 10.

- Bảo đảm đầy đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn quy định ở
các cấp học. Đến cuối năm 2025, có 85% cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo
dục và đào tạo huyện đạt chuẩn trở lên, trong đó ít nhất 20% cán bộ quản lý và
giáo viên đạt trình độ trên chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.

7
- Đảm bảo chi thường xuyên hàng năm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
huyện bằng hoặc cao hơn mức phân bổ của thành phố (không kể đầu tư xây
dựng cơ bản, sửa chữa, nâng cấp trường lớp và chi hỗ trợ các chương trình mục
tiêu hàng năm cho giáo dục và đào tạo huyện).

- Giáo dục mầm non: đến năm 2025, giữ trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi ở
100% trường mầm non, có 100% trẻ từ 3 tuổi học mẫu giáo; 100% trẻ em trong
các cơ sở giáo dục mầm non không bị suy dinh dưỡng; 100% cơ sở giáo dục
mầm non được công nhận mức chất lượng giáo dục.

- Giáo dục phổ thông: đến năm 2025, 50% học sinh huyện đạt trình độ ngoại
ngữ theo chuẩn quốc tế; 30% học sinh huyện đạt trình độ tin học theo chuẩn
quốc tế; 60% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đậu vào các trường đại
học và cao đẳng; có 100% cơ sở giáo dục phổ thông được công nhận mức chất
lượng giáo dục.

- Hướng nghiệp, phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp: đến cuối năm 2025,
tỷ lệ phân luồng sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp là 20%.

b. Nước với vệ sinh môi trường


Khu vực huyện Cần Giờ đang rất khan hiếm nước sạch đúng tiêu chuẩn vệ
sinh của Bộ Y tế để cung cấp cho các nhu cầu sử dụng hàng ngày của nhân dân
và sản xuất dịch vụ trong khu vực. Do chưa có mạng đường ống, nên chưa cấp
nước đến được từng hộ dân trong vùng. Việc thiếu nước sạch, nên cuộc sống
của nhân dân khu vực huyện Cần Giờ còn rất khó khăn, hạn chế phát triển sản
xuất và dịch vụ dẫn đến kinh tế kém phát triển, đời sống của nhân dân chậm
được cải thiện
Theo chủ trương của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì việc cấp nước trên
địa bàn huyện Cần Giờ sẽ được quy về một đầu mối cho Tổng Công ty Cấp

8
nước Sài Gòn TNHH MTV để có thể đảm bảo được chất lượng, dịch vụ, quản lý
tốt nhất tới các hộ khách hàng dùng nước. Vì vậy vào năm 2011, Sawaco đã đưa
vào vận hành hệ thống cấp nước cho huyện Cần Giờ với nguồn nước được lấy
từ Nhà máy Thủ Đức 3.
Vì vậy, để vân hành hệ thống cấp nước cho huyện Cần Giờ. Xí nghiệp được
thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 2012 theo Quyết định số 144/QĐ-TCT-
TCNS ngày 15/11/2012 của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.
Hiện nay, Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ đang quản lý và vận hành 03 Trạm
bơm Tăng áp:
- Trạm bơm Tăng áp số 01 tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè.
- Trạm bơm Tăng áp số 02 tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
- Trạm bơm Tăng áp số 03 tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
Xí nghiệp đang cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Cần Giờ theo các
hình thức:
- Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ cung cấp trực tiếp tới người dân là các
hộ dùng nước (các khu vực hiện nay là toàn bộ ấp An Nghĩa, và một
số ấp khác trên địa bàn xã An Thới Đông; Tổ 40-41 ấp Lý Hòa Hiệp,
xã Lý Nhớn; Doi Mỹ Khánh, xã Bình Khánh)
- Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ bán nước qua đồng hồ tổng cho các vệ
tinh trên địa bàn huyện Cần Giờ
c. Nông nghiệp
Huyện Cần Giờ, là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM, có đường bờ biển
dài, bãi biển rộng; có sáu xã và một thị trấn với hơn 19.000 hộ dân (hơn 73.000
nhân khẩu). Đặc biệt, rừng ngập mặn ở Cần Giờ đã được Tổ chức giáo dục,
khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Ngày 31/3/2021, phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã

9
ký Quyết định số 511/QĐ-TTg công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2020. Được đánh giá có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp
công nghệ cao. UBND huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo
hướng đô thị, tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như
yến, cá dứa, tôm nước lợ, tôm công nghệ cao.
Theo báo cáo UBND huyện Cần Giờ, đến cuối tháng 9/2021, giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, về tình hình nuôi
tôm nước lợ, huyện đã nhân rộng được 42 hộ nuôi trên diện tích 33,56 ha áp
dụng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, với định mức đầu tư 1,6 tỷ
đồng/ha, ước tính lợi nhuận bình quân đạt từ 500 – 700 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất
lợi nhuận đạt 79,46%.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu vốn và vấn đề về đầu ra sản
phẩm. Địa phương cần tiếp tục hỗ trợ người dân xây dựng nhãn hiệu, khuyến
khích tổ chức sản xuất hiệu quả và xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
UBND huyện cần tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và kết
nối giữa sản xuất và tiêu thụ
d. Phát triển cộng đồng
- Giáo dục và Đào tạo:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục và cơ hội đào tạo để tạo ra một lực lượng
lao động có kỹ năng.
+ Tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng để tăng cường kiến thức
và kỹ năng của cư dân.
- Y Tế Cộng Đồng:
+ Xây dựng và duy trì các cơ sở y tế cộng đồng như trạm y tế, phòng
mạch cộng đồng.

10
+ Tổ chức các chương trình tư vấn sức khỏe và các chiến dịch phòng ngừa
bệnh.
- Hạ Tầng:
+ Nâng cấp hạ tầng vận tải và giao thông để kết nối cộng đồng với các
khu vực lân cận.
+ Cải thiện hạ tầng công cộng như đèn đường, vỉa hè, và công viên.
- Phát Triển Kinh Tế Cộng Đồng:
+ Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp phát triển.
+ Khuyến khích nông nghiệp và các hoạt động kinh tế bền vững.
- Văn Hóa và Nghệ Thuật:
+ Tổ chức sự kiện và hoạt động văn hóa để tăng cường tinh thần cộng
đồng.
+ Hỗ trợ và khuyến khích nghệ sĩ và người làm nghệ thuật địa phương.
- Môi Trường và Bảo Vệ Thiên Nhiên:
+ Bảo vệ và duy trì hệ sinh thái địa phương.
+ Tổ chức các chiến dịch bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng về bảo
vệ thiên nhiên.
- Tăng Cường An Sinh Xã Hội:
+ Tạo ra các chương trình hỗ trợ xã hội để giúp những gia đình và cá
nhân có điều kiện kém.
+ Xây dựng các cơ sở vật chất cho người cao tuổi và người tàn tật.
- Tham Gia Cộng Đồng:
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quyết định và
thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.

11
e. Hành chính công
- Địa chỉ ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh có trụ
sở tại: Đường Lương Văn Nho, Khu phố Giồng Ao, Thị trấn Cần Thạnh, Huyện
Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chính Quyền Huyện: Huyện Cần Giờ có một Ủy ban Nhân dân Huyện
(UBND huyện) chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các công việc hành
chính, kinh tế, xã hội trong huyện.
- Cơ Cấu Tổ Chức Hành Chính: Cấp hành chính huyện thường có cấu trúc
gồm các cơ quan như UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng
với các phòng ban khác.
- UBND Các Xã và Thị Trấn: Các xã và thị trấn trong huyện cũng có UBND
cấp xã, thường chịu trách nhiệm về quản lý hành chính và dịch vụ cơ bản tại cấp
địa phương.
- Tổ Chức Hành Chính Cộng Đồng: Cấp địa phương thường có các tổ chức
hành chính cộng đồng như các Hội đồng Nhân dân cấp xã, thị trấn.
- Chính Sách và Quy Hoạch Phát Triển: UBND huyện Cần Giờ có trách
nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo
đảm an sinh xã hội và quản lý nguồn lực.
- Phòng Giáo dục và Đào Tạo: Cấp huyện có cơ quan Phòng Giáo dục và
Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo tại
huyện.
- Y Tế và Dịch Vụ Y Tế Cộng Đồng: Cấp huyện cũng có Sở Y tế hoặc cơ
quan tương đương quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng.

12
- Quản Lý Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Cấp huyện có các cơ
quan quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là quan trọng trong
ngữ cảnh của huyện nông thôn như Cần Giờ.
- Quy Hoạch Đô Thị và Môi Trường: Huyện có các cơ quan quản lý quy
hoạch đô thị và môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường
6. Nguồn lực
- Toàn huyện Cần Giờ có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế dự phòng và 7
trạm y tế xã, thị trấn.
- Nhân lực: Tổng nhân lực y tế của huyện là 239 người, gồm:
 Bác sĩ: 21
 Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y: 125
 Nhân viên khác: 93

Hỗ trợ nhân sự chuyên môn luân phiên từ các bệnh viện đầu ngành của
thành phố như BV Hùng Vương, BV Nhi Đồng 2, BV Nguyễn Tri
Phương, BV Mắt,…

- Vật lực:
 Về dụng cụ và trang thiết bị: các trang thiết bị y tế được cải tiến, đổi
mới và được trang bị thêm một số máy móc kỹ thuật cao nhằm đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh
 Về phương tiện di chuyển: hình thành Trung tâm cấp cứu 115 vệ tinh
đặc biệt là tàu cấp cứu chuyên dụng vận chuyển người bệnh từ xã đảo
Thạnh An.
- Tài lực

13
 Kinh phí đầu tư các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật cao từ các nhà đầu
tư, doanh nghiệp và từ ngân sách thành phố.
 Kinh phí hỗ trợ cho công chức, viên chức và nhân viên y tế công tác tại
TTYT huyện Cần Giờ.

7. Nhu cầu sức khỏe và tinh hình


a. Tình hình sức khỏe
- Hiện huyện Cần Giờ không có bệnh viện nên năng lực cung ứng dịch vụ
điều trị còn hạn chế
- Người dân phải lên các bệnh viện tuyến trên để điều trị, mất rất nhiều thời
gian đi lại và tốn kém về chi phí.
b. Nhu cầu sức khỏe
- Nâng cao năng lực trạm y tế xã
- Mỗi người dân đều được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám sức
khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị các bệnh không lây nhiễm.
- Xây dựng bệnh viện và có đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn cho
người dân

14
VẤN ĐỀ 1

TĂNG - GIẢM CA MẮC (%-lần) 6


6 THÁNG 2023
STT TÊN BỆNH tháng đầu năm

Mắc 2023 so với 2022

1 Ung Thư Gan 990 ↑ 82,00

2 Viêm Gan B,C 1541 ↑ 90,00

3 Tiêu chảy 962 ↓ 4,76

4 Sốt xuất huyết 1136 ↑ 62,00

5 Sốt rét 82 ↑ 5,33

6 Tả 0 …

7 Sởi 23 ↓ 47,23 lần

8 Thương hàn 1 ↓ 75,00

9 Lỵ trực tràng 78 ↑ 6,85

10 Thuỷ đậu 184 ↑ 2,22

11 Bệnh cúm 126 ↑ 46,51

- Theo số liệu báo cáo bệnh truyền nhiễm các năm 2022,2023 của Trung
tâm Y tế dự phòng Huyện Cần Giờ cho biết trong 11 bệnh truyền nhiễm
có 05 bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng cao và số mắc lưu hành hàng
năm, trong số đó bệnh UTG, VGB, SXH là các bệnh có số ca mắc tăng
cao.

15
- Số ca mắc bệnh trong năm 2022: VGB có số ca mắc tăng cao nhất (tăng
90,00%); bệnh UTG (tăng 82,00%). Bệnh Sốt Xuất Huyết (tăng 62,00%).
Bệnh Viêm gan B,C những tuần đầu năm 2023 số ca mắc vẫn tăng cao.
- Số ca ung thư gan có số ca mắc cao. Đây là tình hình tại Huyện Cần Giờ
nói riêng và Việt Nam nói chung. Nguyên nhân phần lớn là do những
trường hợp nhiễm viêm gan B, C mạn tính
- Báo cáo của trung tâm y tế Huyện Cần Giờ hiện tại, mỗi ngày bệnh viện
tiếp nhận điều trị cho khoảng 40 trường hợp mắc bệnh Viêm Gan B, C
VẤN ĐỀ 2

- Hiện huyện Cần Giờ không có bệnh viện nên năng lực cung ứng dịch vụ
điều trị còn hạn chế
- Người dân phải lên các bệnh viện tuyến trên để điều trị, mất rất nhiều thời
gian đi lại và tốn kém về chi phí.
VẤN ĐỀ 3

- Tăng cường cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho gần
1000 phụ nữ là công nhân và là người lao động nghèo
- Bên cạnh đó, Phòng Y tế tuyên truyền về hoạt động của Đề án Kiểm soát
Dân số vùng biển, đảo và ven biển tại huyện Cần Giờ; Đội Y tế – Kế
hoạch hóa gia đình huyện góp phần giảm tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa và
nâng cao chất lượng Dân số.

II. Xác định và phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên


1. Xác định vấn đề cần giải quyết và lựa chọn vấn đề ưu tiên can thiệp
 Tỷ lệ mắc ung thư gan cao.
 Tỷ lệ mắc viêm gan siêu vi cao.
 Môi trường sống ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao.
16
 Không có đủ cơ sở vật chất, vật tư y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cho người dân.
 Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho những người phụ nữ, phụ
nữ là công nhân và là người lao động nghèo

Tỷ lệ mắc ung thư gan hiện nay

Ung thư gan là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ tử vong rất cao do diễn biến
âm thầm đa số phát hiện muộn.

Theo thống kê ung thư gan là ung thư đứng đầu tại Việt Nam, trong đó
90% số ca là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).

Thống kê của Globocan 2020 cho thấy, tỷ lệ mắc mới ung thư gan tại Việt
Nam là 26.418 người mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ung thư. Ung thư gan có
số ca tử vong dẫn đầu với 25.272, chiếm 21% tổng số ca tử vong do ung thư,
gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020 (6.700 ca). Ung
thư gan 77% gặp ở nam giới, có thể ở bất cứ lứa tuổi nào. Do đó,ai cũng nên
thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ.

Nếu vấn đề sức khỏe cần lập kế hoạch can thiệp

Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại tổn thương thường gặp nhất
trong các loại ung thư tại gan, nằm trong sáu loại ung thư phổ biến nhất trên thế
giới và nằm trong ba loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. UTBMTBG đứng
đầu trong các nguyên nhân tử vong liên quan đến ung thư tại Việt Nam.

Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh

- HBV (Hepatitis B virus): theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 2016, dựa trên một số nghiên cứu từ 2003 đến 2014, tỉ lệ nhiễm HBV ở
người lớn tại Việt Nam khoảng 8,2-19%. Nhiều nghiên cứu phân tích gộp
17
(meta-analysis) đã chứng tỏ nguy cơ UTBMTBG ở những người nhiễm HBV
cao hơn 15-20 lần so với những người không nhiễm. Nguy cơ bị UTBMTBG
trong cuộc đời của người nhiễm HBV mạn là khoảng 10-25%. Có nhiều yếu tố
làm tăng nguy cơ UTBMTBG ở người nhiễm HBV mạn, bao gồm các yếu tố về
hình thái (nam giới, tuổi lớn, tiền sử gia đình có người bị UTBMTBG), về virus
(mức độ nhân bản HBV cao, kiểu hình HBV, thời gian nhiễm HBV, đồng nhiễm
với HCV, HIV, HDV), về lâm sàng (có xơ gan) và về môi trường và lối sống
(phơi nhiễm với Aflatoxin, nghiện rượu nặng, hút thuốc lá).

- HCV (Hepatitis C virus): theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 2016, dựa trên một số nghiên cứu từ 2003 đến 2014, tỉ lệ nhiễm HCV ở
người lớn tại Việt Nam khoảng 1-3,3%. Một phân tích gộp trên một số nghiên
cứu bệnh-chứng (case-control studies) cho thấy người có kháng thể kháng HCV
có nguy cơ bị UTBMTBG gấp 17 lần so với người không có kháng thể kháng
HCV.

- Đồng nhiễm HBV (Hepatitis B virus) và HCV (Hepatitis C virus): làm


tăng nguy cơ bị UTBMTBG. Trong một nghiên cứu 24091 trường hợp
UTBMTBG tại miền Trung và miền Nam Việt Nam trong thời gian 2010 đến
2016, tỉ lệ đồng nhiễm HBV và HCV là 2,7%.

- Sử dụng đồ uống có cồn: một phân tích gộp trên 19 nghiên cứu tiến cứu
ghi nhận nguy cơ UTBMTBG tăng 16% ở những người sử dụng từ 3 đơn vị đồ
uống có cồn trở lên mỗi ngày và tăng 22% ở những người sử dụng từ 6 đơn vị
đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày, và nguy cơ này cũng tăng ngay cả khi chỉ sử
dụng lượng cồn thấp nhất mỗi ngày (25g mỗi ngày, tương ứng với 2 đơn vị đồ
uống có cồn mỗi ngày). Ở Việt Nam, chưa có số liệu chính thức về mối liên
quan giữa UTBMTBG và việc sử dụng đồ uống có cồn. Theo một nghiên cứu

18
trên 1617 bệnh nhân UTBMTBG tại miền Trung và miền Nam Việt Nam, có
68,6% bệnh nhân đã và đang sử dụng đồ uống có cồn với nhiều mức độ khác
nhau.

Triệu chứng của bệnh

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư gan gần như hầu như không có triệu
chứng lâm sàng. Nếu khai thác cẩn trọng thì chúng ta có thể ghi nhận các
triệu chứng của tình trạng viêm gan và xơ gan như vàng mắt vàng da, báng
bụng, tuần hoàn bàng hệ, sao mạch và lòng bàn tay son.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện lâm sàng là tình trạng xơ gan mất bù với các
triệu chứng báng bụng, phù chân, nôn ra máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực
quản, thể trạng suy kiệt,... Khám bụng có thể phát hiện gan to cứng chắc hay
sờ được khối u vùng hạ sườn phải hay thượng vị trong trường hợp khối u
xuất phát từ vùng thấp của gan...

Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan trên những bệnh nhân có
những yếu tố nguy cơ

Việc nâng cao ý thức của người dân về bệnh để từ đó nhân viên y tế phát
hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện
tình trạng bệnh nhân cũng như tiên lượng sống còn bệnh nhân. Từ đó giúp
ung thư gan không còn “án tử” cho người bệnh nhân nếu được phòng ngừa
và phát hiện của giai đoạn sớm.

Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp theo Hệ thống thang điểm cơ
bản BPRS (với vấn đề sức khoẻ) hoặc bảng chấm điểm quy trình (với vấn
đề quản lý).

Vấn đề 1. Tỷ lệ mắc ung thư gan cao.

19
Vấn đề 2. Tỷ lệ mắc viêm gan siêu vi cao.

Vấn đề 3. Môi trường sống ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao.

Vấn đề 4. Không có đủ cơ sở vật chất, vật tư y tế để đáp ứng nhu cầu


chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Vấn đề 5. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho những người phụ
nữ, phụ nữ là công nhân và là người lao động nghèo

Bảng 1.

Yếu tố BPRS Yếu tố D OPRS


Vấn đề sức
(A + 2B) x C
khỏe A B C (A + 2B) x C P E A R L
xD
1 10 10 9 270 1 1 1 1 1 270
2 9 8 8 200 1 1 1 1 1 200
3 7 6 5 95 1 1 1 1 1 95
4 10 9 10 280 1 0 1 0 1 0
5 5 5 8 120 1 1 1 1 1 120

Bảng 2.

Yếu tố BPRS Yếu tố D OPRS


Vấn đề sức
(A + 2B) x C
khỏe A B C (A + 2B) x C P E A R L
xD
1 10 9 8 224 1 1 1 1 1 224
2 9 9 7 189 1 1 1 1 1 189
3 6 6 8 144 1 1 1 1 1 144
4 7 7 8 168 1 0 1 0 1 0

20
5 5 7 7 133 1 1 1 1 1 133

Bảng 3.

Yếu tố BPRS Yếu tố D OPRS


Vấn đề sức
(A + 2B) x C
khỏe A B C (A + 2B) x C P E A R L
xD
1 9 10 9 261 1 1 1 1 1 261
2 7 9 9 225 1 1 1 1 1 225
3 8 6 7 140 1 1 1 1 1 140
4 7 7 7 147 1 0 0 0 1 0
5 7 6 8 152 1 1 1 1 1 152

21
Bảng 4.

Trung
Vấn đề Người A Người B Người C Xếp hạng
bình
1 270 224 261 252 1
2 200 189 225 205 2
3 95 144 140 126 4
4 0 0 0 0 5
5 120 133 152 135 3

Vấn đề ưu tiên can thiệp

Nâng cao nhận thức của người dân tại huyện Cần Giờ về khám sức khoẻ tầm
soát sớm ung thư gan, đặc biệt ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao vào
tháng 1 năm 2024 vì tỷ lệ mắc ung thư gan rất cao ở Việt Nam – quốc gia được
xem là vùng dịch tễ của viêm gan siêu vi.

22
2. Phân tích tìm nguyên nhân gốc rễ

23
III. Mục tiêu

- Vấn đề gì: Tầm soát ung thư gan

- Đối tượng nào: người mắc viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C

- Ở đâu: huyện Cần Giờ

- Bao nhiêu: 30%

- Khi nào: 6 tháng cuối năm 2023

- Vấn đề đặt ra: Tỉ lệ tầm soát sớm ung thư gan bằng siêu âm bụng
tổng quát ở nhóm người nhiễm viêm gan siêu vi B và C tại huyện
Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là 30% ở 6 tháng cuối năm 2023.

1. Mục tiêu chung: Nâng cao ý thức người dân về tầm soát sớm ung
thư gan, tăng tỷ lệ tầm soát sớm ung thư gan và điều trị triệt căn,
đồng thời hạn chế trường hợp phát hiện muộn, tiên lượng xấu, giảm tỉ
lệ tử vong.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Trên 90% người dân tham gia truyền thông hiểu được tầm quan trọng
của việc tầm soát sớm ung thư gan sau buổi truyền thông

- Tăng tỉ lệ tầm soát sớm umg thư gan bằng siêu âm bụng tổng quát ở
nhóm người nhiễm viêm gan siêu vi B và C tại huyện Cần Giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh là 30% ở 6 tháng cuối năm 2023 lên 80% ở
6 tháng đầu năm 2024

24
- Trên 60% số trường hợp mắc mới ung thư gan trong năm 2024 được
phát hiện ở giai đoạn sớm

IV. Các giải pháp và những nội dung công tác trọng tâm
1. Lựa chọn giải pháp và phương pháp thực hiện:
Vấn đề
tồn tại Nguyên Kh Lựa
Giải Phương pháp thực Hiệu Tích
cần nhân ả chọn
pháp hiện quả số
giải gốc rễ thi BPTH
quyết
Tăng Tỷ lệ Giảm Tuyên truyền giáo
tỷ lệ mắc tỷ lệ dục người dân về
mắc và viêm nhiễm tiêm ngừa viêm gan
3 4 12 C
phát gan viêm ở trẻ sơ sinh và các
hiện siêu vi gan đối tượng có nguy
ung cao siêu vi cơ
thư Theo dõi, cấp phát
gan ở thuốc cho đối tượng
3 3 9 C
giai đang nhiễm VGSV
đoạn B,C.
muộn Điều tra dịch tễ, tầm
soát phát hiện sớm
2 1 2 K
đối tượng mắc
VGSV B,C
Tuyên truyền cho 3 4 12 C
người dân về lợi ích

25
của tầm soát và phát
hiện bệnh ở giai
đoạn sớm
Đào tạo CTV hiểu
C
sâu về UT gan và 3 4 12
Thiếu tầm soát sớm bệnh
thông Hỗ trợ kinh phí tầm
tin soát bệnh định kì
3 1 3
cho người dân có
Ý thức nguy cơ
của Phối hợp với các sở
người ban ngành liên quan
dân về tăng cường hoạt
bệnh Thu động hỗ trợ người 3 3 9 C
tật nhập dân xóa đói giảm
người nghèo, tăng cường
dân thu nhập
thấp Tuyên truyền cho
người dân về tác hại
3 4 12 C
của ô nhiễm môi
trường đến sức khỏe
Môi Huy động người dân
trường Dân trí cán bộ tham gia
3 2 6 K
sống ô thấp hoạt động vệ sinh
nhiễm môi trường sống
Công Tăng cường giám 3 3 9 C

26
sát, kiểm tra
tác Tăng cường xử phạt
quản lý những hành vi làm ô 3 2 6 K
nhiễm môi trường
2. Kế hoạch hoạt động cụ thể:
Phối
Kinh
Chịu hợp
Mục Các hoạt Địa phí Kết quả
TT Thời gian trách / Giám sát
tiêu động điểm (‘000 dự kiến
nhiệm Tham
đ)
gia

Bắt đầu Kết thúc

NLV có
12
TTYT
Thành lập nhóm Trưởng thành
DP Nhóm
làm việc (NLV): nhóm viên
1. 03/01/2024 03/01/2024 Huyện làm Nguyễn V.H 0
phân công và giao (Trần với
Cần việc
nhiệm vụ H.H) nhiệm
Giờ
vụ rõ
ràng

27
Đánh
giá tình Thu thập Trung Có đủ
hình để thông tin tâm Y số liệu
TTYT
xác để xác Nhóm tế dự liên
DPHuy
2 định định vấn 05/01/2024 20/05/2024 làm phòng Trần H.H 0 quan
ện Cần
vấn đề đề sức việc huyện đến vấn
Giờ
ưu tiên khỏe ưu Cần đề can
cần giải tiên Giờ thiệp
quyết

Họp NLV
đánh giá
Vấn đề
hoạt động TTYT
TTYT sức
hiện tại, Nhóm DP
DPHuy khoẻ
3 phân tích 22/01/2024 22/01/2024 làm huyện Trần H.H 0
ện Cần ưu tiên
và lựa việc Cần
Giờ cần can
chọn giải Giờ
thiệp
pháp thực
hiện

4 Triển Tập huấn 01/02/2024 01/02/2024 TTYT Nhóm TTYT Nguyễn V.H 0 100%
khai CB thực DPHuy làm DP TTYT
thực hiện ện Cần việc huyện DP
hiện ké chương Giờ Cần quận
hoạch trình và Giờ Cần
theo CB truyền Giờ
chỉ tiêu thông tham
hoạt gia
động
của
chương

28
trình

Phân bố
kế hoạch
Kế
về tất cả
TTYT hoạch
các đơn vị Sở Y
DP Nhóm triển
thực hiện Tế/TT
5 06/02/2024 09/02/2024 huyện làm Trần H.H 0 khai
y tế dự YT
Cần việc đúng
phòng và huyện
Giờ thời
hệ điều trị
hạn
trên địa
bàn tỉnh

Truyền
thông giáo
dục người

Giảm dân về
Đài Đài
tỷ lệ tiêm ngừa Truyền
PTTH Nhóm PTTH
nhiễm viêm gan 500.0 thông 2
6 01/03/ 2024 01/04/ 2024 huyện làm huyện N.T.H.Mai
viêm ở trẻ sơ 00 lần/
Cần việc Cần
gan sinh và tuần
Giờ Giờ
siêu vi các đối
tượng có
nguy cơ

Tổ chức TTYT CB Hầu hết


Nhóm
theo dõi, DPhuy TTYT 700.0 người
7 02/03/2024 02/04/2024 làm Trần H.H
cấp phát ện Cần huyện 00 dân
việc
thuốc cho Giờ Cần giờ được
đối tượng và cấp

29
đang
nhiễm
phát
VGSV CTV
thuốc
B,C

Tổ chức
tuyên
truyền cho
100 %
người dân CB
TYTD xã
về lợi ích trạm y
P phường
của tầm tế và 650.0
8 04/03/2024 04/04/2024 huyện T.H.H Nguyễn V.H tổ chức
soát và nhóm 00
Cần buổi
phát hiện làm
Giờ truyền
bệnh ở việc
thông
giai đoạn
sớm

In ấn, cấp 100%

phát tờ các

rơi, áp TTYT trạm y

phích cho DP Nhóm tế, hộ


Sở y 450.0
9 các trạm y 05/03/2024 20/03/2024 huyện làm Trần H.H gia
tế, 00
tế, hộ gia Cần việc đình,

đình, Giờ TTYT

TTYTDP DP

tuyên được

truyền về nhận

30
bệnh ung tài liệu

thư gan và truyền

cách thông.

phòng 100%

chống. các nơi

Bố trí đông

pano, dân

standee tại được

các điểm bố trí

đông dân đây đủ

Thực hiện
02 tọa
đàm trên Lần 1:
Giảm tỉ đài truyền 01/03/ TTYT Thực
lệ hình DP Nhóm hiện đủ
2024 Sở y 500.0
10 chết/mắ huyện Cần huyện làm Trần H.H 2 buổi
Lần 2: tế 00
c ung Giờ về Cần việc tọa
01/06/
thư gan bệnh ung Giờ đạm

thư gan và 2024


các yếu tố
nguy cơ

11 01/01 31/12/ TTYT Nhóm Sở y Trần H.H 500.0 Thực


Theo dõi
DP làm tế 00 hiện
định kỳ tỉ 2024 2024
huyện việc đầy đủ
lệ mới
Cần
mắc, hiện
Giờ
mắc qua
các xét

31
nghiệm
thường
quy ( 3
tháng/ lần)

Sở y Có
Đánh TTYT tế, bảng
giá kết DP Nhóm TTYT phân
12 quả 31/12/2024 huyện làm DP Trần H.H 0 tích kết
thực Cần việc huyện quả
hiện Giờ Cần thực
giờ hiện

Cấp
lãnh
Kết quả
đạo:
phòng
Hội Sở Y
chống
trường, tế,
viêm
Tổ chức họp công TTYT Nhóm Viện
gan
13 bố kết quả và chia 01/01/2025 DP làm YTC Trần H.H 0
siêu vi
sẻ kinh nghiệm huyện việc C,
được
Cần TTYT
công
Giờ DP
bố rộng
huyện
rãi
Cần
Giờ

Giản đồ Gantt:

32
3
1 1
2 2 2
1/ 3/ 5/ 1/ 6/ 9/ 1/ 2/ 4/ 5/ 1/ 2/ 4/ 1/ / /
2/ 0/ 0/
1/ 1/ 1/ 2/ 2/ 2/ 3/ 3/ 3/ 3/ 4/ 4/ 4/ 6/ 1 1
1/ 3/ 5/
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 /
TT 2 2 2
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 / 2
0 0 0
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0
2 2 2
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 2
4 4 4
2 5
4
Thành
lập
nhóm
làm việc
(NLV):
1
phân
công và
giao
nhiệm
vụ
2 Thu
thập
thông
tin
để xác
định vấn
đề sức
khỏe ưu
tiên
3 Họp
NLV

33
đánh giá
hoạt
động
hiện tại,
phân tíc
h và lựa
chọn
giải
pháp
thực
hiện
Tập
huấn
CB thực
hiện
4 chương
trình và
CB
truyền
thông
5 Phân bố
kế hoạc
h về tất
cảcác
đơn
vị thực
hiện y
tếdựphò
ng và
hệ điều
trị trên

34
địa bàn
tỉnh
Truyền
thông
giáo dục
người
dân
vềtiêm
ngừa
6 viêm
gan ở tr
ẻ sơ
sinh và
các đối
tượng
có nguy

Tổ chức
theo dõi,
cấp phát
thuốc
cho đối
7
tượng
đang
nhiễm
VGSV
B,C
8 Tổ chức
tuyên
truyền
cho

35
người
dân
vềlợi ích
của tầm
soát và
phát
hiện
bệnh ởgi
ai đoạn
sớm
9 In ấn,
cấp phát
tờ rơi,
áp phích
cho các
trạm y
tế,
hộ gia
đình,
TTYTD
P tuyên
truyền
vềbệnh
ung thư
gan và
cách
phòng
chống.
Bố trí
pano,
standee

36
tại các
điểm
đông
dân
Thực
hiện 02
tọa đàm
trên đài
truyền
hình
huyện
10 Cần
Giờvề b
ệnh ung
thư gan
và các
yếu
tố nguy

11 Theo
dõi định
kỳ
tỉ lệ mới
mắc,
hiện
mắc qua
các xét
nghiệm
thường
quy ( 3
tháng/

37
lần)
Đánh
giá kết
12
quảthực
hiện
Tổ chức
họp
công
bố kết
13
quả và c
hia
sẻ kinh
nghiệm

V. Tổ chức thực hiện:


1. Công tác tổ chức chung
- Kiện toàn ban chi đạo phòng chống dịch từ tuyến tinh, huyện, xã.
- Xây dựng kể hoạch phòng chống dịch bệnh Ung Thư Gan tại tất cả các
đơn vị thuộc hệ YTDP và hệ điều trị trên địa bàn huyện; Triển khai
thực hiện kể hoạch theo chi tiêu hoạt động của chương trình.
2. Công tác chuyên môn
Trung tâm Y tế Huyện Cần Giờ :

- Phối hợp ngành giáo dục và các trung tâm truyền thông huyện Cần Giờ về
công tác phòng chống và tầm soát Ung Thư Gan.
- In ấn, cấp phát áp phích, tờ rơi cho các cơ quan, khu dân cư, xí nghiệp...
- Kiểm tra và tầm soát ở những bệnh nhân mắc viêm gan, điều trị bệnh
nhân mắc bệnh Ung Thư Gan tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

38
Tổ chức tập huấn về công tác chần đoán, điều trị và phòng lây nhiễm chéo
tại bệnh viện về bệnh Viêm gan cho hệ điều trị theo kế hoạch.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng quy trình quản lý chương trình.


- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và Trạm Y tế các xã, phường,
thị trấn thực hiện hợp đồng truyền thông phòng chống và tầm soát bệnh
Ung Thư Gan qua đài phát thanh huyện/xã theo kinh phí được phân bổ,
đảm bảo đúng số lượng nội dung của chương trình.
- Các đơn vị thực hiện công tác điều tra, giám sát và tầm soát.
- Tổ chức giao ban nắm tình hình bệnh Ung Thư Gan với tuyến Trạm Y tế
và có biện pháp đáp ứng thích hợp.
- Nhận và cấp phát tờ rơi cho tuyến xã, hướng dẫn phân phối tờ rơi theo
thực tế địa phương.

Trạm Y tế các xã/phường:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của chương trình phòng chống bệnh Ung
Thư Gan.
- Xây dựng quy trình hoạt động quản lý, điều tra ca bệnh và tầm soát bệnh
Ung Thư Gan.

3. Kế hoạch ngân sách


NỘI DUNG CÔNG VIỆC DỰ TRÙ TỔNG
TẬP Tập huấn cho các bác sĩ, 50.000.000 đ
HUẤN điều dưỡng, nhân viên 30.000.000 đ
TTYT huyện Cần Giờ
Tập huấn cho nhân viên 10.000.000 đ
39
y tế tại TTYT các huyện,
thị xã,…
Tập huấn cho nhân viên
y tế tại các Trạm Y tế xã, 5.000.000 đ
phường,…
Tổ chức các buổi giao
ban để nắm rõ tình hình
5.000.000 đ
giữa tuyến trên và tuyến
dưới.
Truyền thông và giáo
dục cho toàn người dân 150.000.000 đ
huyện Cần Giờ
Tổ chức các buổi khám
TRUYỀN và cấp phát thuốc cho
50.000.000 đ 250.000.000 đ
THÔNG người đang nhiễm
VGSV B,C
Tổ chức các buổi tọa
đàm giải đáp thắc mắc 50.000.000 đ
của người dân
Văn phòng phẩm, sổ
4.000.000 đ
theo dõi quản lý
VẬT TƯ 10.000.000 đ
In ấn tờ rơi, áp phích,
6.000.000 đ
standee, pano
THỰC Công tác điều tra, thu 100.000.000 đ
60.000.000 đ
HIỆN thập thông tin
Công tác thực hiện, giám 40.000.000 đ

40
sát và theo dõi kế hoạch
CHI
10.000.000 đ
KHÁC
TỔNG CỘNG: 420.000.000 đ
BẰNG CHỮ: bốn trăm hai mươi triệu đồng chẵn

41
VI. Tăng cường theo dõi, giám sát
1. Giám sát ca bệnh:
- Nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh Ung thư gan, quản lý đối tượng và
kịp thời điều trị, tránh biến chứng nặng gây tử vong.

- Kết hợp chặt chẽ với Bệnh viện, giám sát các trường hợp đến khám có chẩn
đoán bệnh Ung thư gan để kịp thời chữa trị, càng sớm càng tốt

- Phối hợp với ngành giáo dục địa phương, giám sát tình hình bệnh Ung thư gan
tại các trường trường Mầm non – Mẫu giáo, nhà trẻ, Tiểu học, THCS, THPT
trên địa bàn để phát hiện sớm các trường hợp bệnh và có biện pháp xử lý kịp
thời, đúng quy định.
2. Giám sát kết quả tầm soát:
- Nhằm khẳng định chẩn đoán và phát hiện các ca Ung thư gan.

- Thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng, sinh thiết đánh giá chức năng gan.

- Lấy mẫu, bảo quản đúng quy định, trả kết quả đúng thời gian.

3. Công tác truyền thông về yếu tố nguy cơ, tầm soát, phòng chống Ung
thư gan

- Thực hiện 2 buổi tọa đàm trên đài truyền hình huyện Cần Giờ về bệnh
Ung thư gan với nội dung: tình hình, mức độ nguy hiểm, yếu tố nguy cơ,
hướng dẫn tầm soát, giải đáp thắc mắc về bệnh Ung thư gan. Tham gia tọa
đàm là các Bác sỹ có nhiều kinh nghiệm của hệ dự phòng, điều trị, Lãnh
đạo ngành. Thực hiện tọa đàm trong tháng 2, tháng 7 sau đó phát lại;
- Phối hợp báo huyện Cần Giờ, Truyền hình huyện Cần Giờ thực hiện
truyền thông về bệnh Ung thư gan trong chuyên đề “Sức khỏe vàng”;

42
- Phối hợp Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe huyện thường xuyên
đưa tin, bài truyền thông về bệnh, các hoạt động phòng chống bệnh Ung
thư gan;
- Triển khai truyền thanh tuyến xã ngay sau khi kế hoạch được phê duyệt;
- In áp phích về bệnh Ung thư gan và các biện pháp phòng chống cho các
trường Mầm non-mẫu giáo, Tiểu học, THCS, THPT tuyên truyền về tình
hình, mức độ nguy hiểm, yếu tố nguy cơ, hướng dẫn tầm soát, cách phòng
chống bệnh Ung thư gan.

4. Công tác tập huấn chuyên môn, hội nghị

- Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Cần Giờ tổ chức các lớp tập huấn, tái tập
huấn cho cán bộ y tế tuyến xã về truyền thông, giáo dục và tầm soát Ung
thư gan cho người dân ở địa phương.
- Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố có các văn bản hướng dẫn chuyên
môn đến các Trung tâm Y tế các huyện và Trạm Y tế các xã về hoạt động
tầm soát Ung thư gan.
- Bệnh viện huyện Cần Giờ (sáp nhập với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện
Cần Giờ) có các văn bản hướng dẫn chuyên môn về Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị Ung thư gan theo Quyết định số 3129/QĐ-BYT.

VII. Đánh giá kết quả thực hiện


1. Các chỉ số đo lường kết quả thực hiện
- Tỷ lệ người dân biết về các yếu tố nguy cơ của ung thư gan.
+ Cách tính = số người trả lời đúng ≥ 70% tổng số câu/ tổng số người
tham gia
- Tỷ lệ người dân biết về các triệu chứng để tầm soát bệnh kịp thời

43
+ Cách tính = số người trả lời đúng ≥ 70% tổng số câu/ tổng số người
tham gia
- Số ca mắc/100.
- Số ca chết/mắc.
- Số ca bệnh ung thư gan được giám sát.
2. Phương pháp thu thập số liệu:
- 2 Bảng câu hỏi lượng giá sau buổi tuyên truyền (bảng câu hỏi về các yếu
tố nguy cơ của ung thư gan, bảng câu hỏi về triệu chứng để tầm soát kịp
thời
- Báo cáo tình hình tầm soát ung thư gan (theo mẫu qui định của Bộ Y Tế)
của các Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giờ.
3. Các số liệu
- Tháng 6 năm 2023:

+ Số ca mắc viêm gan siêu vi B,C: 1541 (tăng 90% so với 6 tháng đầu
năm)

+ Số ca mắc ung thư gan: 990 (tăng 82% so với 6 tháng đầu năm)

- Biện pháp giảm tỉ lệ ung thư gan

+ Tiếp tục duy trì và tầm soát sớm ung thư gan

+ Nâng cao ý thức của người dân về tầm soát sớm ung thư gan và điều trị
triệt căn viêm gan siêu vi, ý thức về các yếu tố nguy cơ của ung thư gan

+ Kiểm tra và giám sát định kì công tác tầm soát sớm ung thư gan tại các
Trung tâm y tế huyện Cần Giờ.

44
Tài liệu tham khảo:
https://cangio.hochiminhcity.gov.vn/gioi-thieu/lich-su-dang-bo/thi-tran-can-thanh/-/
asset_publisher/66IP6ny8Jm4n/content/vi-tri-ia-ly-ieu-kien-tu-nhien

https://tphcm.dangcongsan.vn/bon-chuong-trinh-phat-trien/xay-dung-nong-thon-moi-o-can-gio-
602568.html

https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/tp-ho-chi-minh-khoi-dong-de-an-
cung-co-va-nang-cao-nang-luc-y-te-huyen-can-gio-c8-69163.aspx

https://file.medinet.gov.vn/%2Fdata%2Fsoytehcm%5Ctrungtamytehocmon%5Cattachments
%2F2023_3%2Fke_hoach_so_5007-kh_-
ubnd_phong_chong_benh_viem_gan_vi_rut_giai_doan_2021-2025_233202316.pdf

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-28-2017-NQ-HDND-ho-tro-cho-
nguoi-cong-tac-tai-Trung-tam-Y-te-Can-Gio-Ho-Chi-Minh-371697.aspx

https://dansohcm.gov.vn/tin-chuyen-nghanh/1719/huy%E1%BB%87n-c%E1%BA%A7n-gi
%E1%BB%9D-tang-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-cung-c%E1%BA%A5p-ki%E1%BA%BFn-
th%E1%BB%A9c-v%E1%BB%81-cham-soc-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-sinh-s
%E1%BA%A3n/

45

You might also like