You are on page 1of 2

ĐỀ THI SỞ NAM ĐỊNH

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Trong cuộc sống thực tế đâu đâu cũng chứa đầy thông tin, người giỏi quan
sát sẽ tìm thấy cơ hội thành công. Có thể nói, chỉ cần nhạy bén với thông tin thì có
thể thu được những thông tin hữu ích.
Sự nhạy bén đối với thông tin được xây dựng trên cơ sở giỏi suy nghĩ, giỏi
liên hệ, giỏi khai thác, bỏ qua mặt nổi của thông tin để tiến tới hàm ý nội dung bên
trong có lợi cho mình. Cũng như khi bạn đi tìm kho báu nơi đảo hoang, kho báu sẽ
không hiện ra trước mắt bạn mà phải thông qua một hiện tượng bất thường bên
ngoài như một dạng thông tin truyền đạt để phán đoán vị trí kho báu mà tiến hành
khai quật. Nếu chỉ chờ đợi tới khi kho báu hiện ra trước mắt để cúi lưng xuống
nhặt thì vô số thông tin khác sẽ vụt qua trước mắt bạn và bạn cũng sẽ để tuột mất
cơ hội.
Đôi khi bạn phát hiện, một thông tin nào đó ít có tác dụng hoặc không có
tác dụng, nhưng bạn nhất định không được bỏ qua nó. Có thể thông tin ấy khi kết
hợp với thông tin khác sẽ mang đến cho bạn một suy nghĩ mới. Bạn sẽ nhận thấy
lượng thông tin mình thu được không nhiều, vì thế bạn cần phải thu thập thông tin
rộng rãi, không nên nhận định rằng việc thu thập thông tin là một công việc khô
khan, thật ra đây là bạn đang gom góp từng cơ hội.
Giá trị của một thông tin là ở chỗ tác dụng của nó đối với mình lớn đến đâu.
Nếu bạn biết xử lí những thông tin phức tạp, hệ thống nhận thức có tính phương
hướng, tính lựa chọn thì có thể nhạy bén phát hiện ra những cơ hội mà người khác
không nhìn thấy trong vô số những thông tin bình thường. Nhờ đó, bạn có thể nắm
bắt càng nhiều thông tin có giá trị trong thời gian nhất định, tìm được nhiều cơ hội
phát triển hơn nữa.
(Theo Giáo dục thành công kiểu Harvard, Thuỷ Trung Ngư - Vương Nghệ Lộ -
Đặng Chi, NXB Lao động, 2018)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, sự nhạy bén đối với thông tin được xây dựng trên những
cơ sở nào?
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả so sánh việc truy tìm kho báu trên đảo hoang và
việc xử lí thông tin trong đời sống nhằm mục đích gì?
Câu 4. Nhận xét quan điểm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của kĩ năng thu thập và xử lí
thông tin trong xã hội hiện đại.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau; từ đó, nhận xét cách sử
dụng chất liệu văn hóa và văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn
thơ:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi
nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về
hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

You might also like