You are on page 1of 4

Câu 1: (3đ)

Đề 2 Hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
bên dưới:
Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một
hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được
nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh)
vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và , các ngày lễ
vía, đặc biệt những ngày đầu năm mới. Người phóng sinh
theo đó sẽ được hưởng phước lành vì đó là một hành vi thiện
nguyện, hướng về điều tốt lành. Có lẽ người thả chim phóng
sinh ai cũng có chung một ước nguyện là “ cầu phúc”. Có
người trước khi thả còn quỳ xuống xì xụp khấn vái cầu xin cho
gia đạo được bình yên vô sự… Mặc dù ở một vài nơi, chính
quyền địa phương đã có thông báo cấm bày bán các loại
chim phóng sinh nhưng nhiều người vẫn lén lút, tấp nập mua
bán, nhất là vào những ngày lễ vía. Tại các sân chùa hoặc khu
hành hương, nơi nào không có bảo vệ họ xách lồng bày bán
công khai, chim cắn mổ nhau kêu la tíu tít. Nơi nào có bảng
cấm họ mời khách đến điểm hẹn, cũng có người ngụy trang
bằng cách nhốt chim trong từng túi lưới, con nào con nấy
đuối sức, thả ra loạng choạng rồi rơi xuống đất làm mồi ngon
cho lũ mèo. Ở đời, hễ bề mặt càng lớn thì bề trái càng to.
Càng đông người thả thì càng đông người bẫy chim, càng
đông người săn lùng khiến cho các loài chim nhỏ bé như
manh manh, vồng vộc, áo già, cú lý, lá rụng, chim sắt…không
còn chốn dung than. Xem ra, người mua chim phóng sinh và
người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có một đường ranh
thiện và ác.
( Theo tuoitre.vn)
a/ Xác định hai từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong
văn bản? (0.5đ)
b/ Tác giả đã nêu những tác hại nào mà việc phóng sinh gây
ra với các loài chim? (0.5đ)
c/ Vì sao tác giả bài viết tên lại cho rằng: “người mua chim
phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có
một đường ranh thiện và ác”? (1đ)
d/ Nêu suy nghĩ của bản than em về ý kiến sau : “ Người
phóng sinh thay vì dùng tiền mua chim phóng sinh, chúng ta
đem giúp cho người nghèo sẽ tốt hơn” bằng đoạn văn từ 3-5
dòng (1đ)
Câu 2: (3đ)
“ Có một loại người như thể giếng nước.
Mới nhìn, cái giếng ấy chẳng qua là một vũng nước đọng, mãi
lặng yên, dù gió có thổi đến cũng không hề gợn sóng. Kẻ qua
đường chẳng mấy ai dừng lại ngắm xem.
Nhưng có một ngày, nếu bạn khát nước, lấy gàu đến múc
uống, bấy giờ bạn mới kinh ngạc phát hiện: cái giếng ấy sao
mà sâu, nước múc lên sao mà trong, mà mát, vị nước ấy thật
ngọt ngào.”
( Trích Giếng nước – Vưu Kim )
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) bàn về loại
người “ như thể giếng nước” đã nêu ở trên.
Câu 3: (4đ)
Học sinh được chọn một trong hai đề sau
ĐỀ 1:
Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao
xa xôi” của Lê Minh Khuê đã để lại cho người đọc những ấn
tượng thật đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu
nước. Em hãy phân tích nhân vật Phương Định để làm bật
lên vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Liên hệ với đoạn thơ
sau của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được điểm gặp gỡ
của hai tác giả.
“ Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”
( Trích Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ )
ĐỀ 2
Trong tập tiểu luận Theo giòng, nhà văn Thạch Lam lại đặt ra
yêu cầu : “ Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tang ở mọi vật tầm thường. Công việc
của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác
một cái đẹp trông nhìn và thưởng thức”.
Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn,
em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

You might also like