You are on page 1of 8

1

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LOGIC

BÀI 1
1. Trình bày khái niệm logic, Logic học và đối tượng nghiên cứu của
Logic học?
2. Hình thức tư duy và quy luật tư duy là gì? Hãy cho ví dụ minh họa?
3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của tư duy logic?
4. Ngôn ngữ là gì? Mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ?
5. Hãy so sánh ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ hình thức?
6. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Logic học?
7. Trình bày sự khác biệt và mối quan hệ giữa logic hình thức và logic
biện chứng?
8. Trình bày ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu Logic học đối với sinh
viên ngành Luật?
BÀI 2
1. Trình bày khái niệm và các loại quy luật. Nêu tên các quy luật cơ bản
của tư duy?
2. Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật đồng nhất. Cho ví dụ minh
họa về quy luật này?
3. Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật không mâu thuẫn. Cho ví dụ
minh họa về quy luật này?
4. Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật loại trừ cái thứ ba. Cho ví dụ
minh họa về quy luật này?
5. Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ. Cho ví dụ
minh họa về quy luật này?
6. Có diễn giả nói: “Hình như trên đời này có luật bù trừ. Người ta bị mù
một mắt thì mắt kia sẽ tinh hơn. Bị điếc một tai thì tai kia sẽ nghe rõ hơn”. Nghe
vậy, một thính giả kêu lên: “Rất đúng, tôi cũng thấy rằng một người cụt chân thì y
như rằng chân kia sẽ dài hơn”.
Phân tích và cho biết vị thính giả trên vi phạm quy luật nào của tư duy?
7. “Vụ trộm này chỉ có thể do ba người A, B, C thực hiện. Những ai có
tật trộm cắp thường tướng mạo không đàng hoàng. A, B nhìn đều lịch sự, có
2

văn hóa. Chỉ có C là xấu xí, không đoan chính. Như vậy, kẻ tình nghi lớn nhất
của vụ trộm chính là C”.
Lập luận trên đây vi phạm quy luật nào của tư duy?
8. Phân tích chỉ ra sự vi phạm quy luật tư duy trong diễn đạt dưới đây.
Cán bộ điều tra: Anh có biết chủ quán cafe X không?
Bị can: Tôi không biết.
Cán bộ điều tra: Họ khai biết anh, anh cũng là khách quen của quán.
Bị can: Cô ta nói dối, tôi chưa bao giờ đến quán café X.
9. “Căn phòng này chỉ có tôi và anh. Trước khi tôi đi vệ sinh, cuốn tài
liệu vẫn ở trên bàn, nhưng khi tôi trở lại thì không thấy đâu hết. Chắc chắn chỉ
có anh là người lấy nó mà thôi”.
Lập luận trên được thực hiện dựa trên quy luật nào của tư duy?
10. “Anh đang lừa dối chúng tôi. Anh khai thời điểm đó đang ngủ tại
nhà, song, lại có tên trong sổ khách lưu trú tại khách sạn K và được camera
ghi nhận hình ảnh”.
Lập luận trên được thực hiện dựa trên quy luật nào của tư duy?
BÀI 3
1. Khái niệm là gì? Trình bày kết cấu khái niệm và các loại khái niệm?
2. Trình bày quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm? Cho ví dụ minh
họa với từng mối quan hệ?
3. Thế nào là thu hẹp và mở rộng khái niệm? Cho ví dụ minh họa?
4. Trình bày các cách định nghĩa khái niệm? Cho ví dụ minh họa?
5. Trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm? Cho ví dụ minh họa về
các trường hợp định nghĩa không đúng quy tắc?
6. Phân chia khái niệm là gì? Trình bày các quy tắc phân chia khái niệm?
7. Sử dụng hình vẽ mô tả quan hệ về ngoại diên giữa những khái niệm
sau:
a. Hành vi trái pháp luật (A), Vi phạm pháp luật (B), Tội phạm (C), Vi
phạm hành chính (D), Công dân Việt Nam (E).
b. Nhà nước (A), Nhà nước vô sản (B), Nhà nước tư sản (C), Pháp luật
(D), Luật Công an nhân dân Việt Nam (E).
3

c. Chiến tranh (A), Chiến tranh chính nghĩa (B), Chiến tranh phi nghĩa
(C), Chiến tranh giải phóng dân tộc (D), Chiến tranh xâm lược (E), Nội chiến
(F).
d. Tội phạm (A), Tội phạm rất nghiêm trọng (B), Tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng (C), Tội gián điệp (D), Tội xâm phạm an ninh quốc gia (E).
8. Những định nghĩa dưới đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
b. Chứng cứ là vật chứng có giá trị chứng minh, làm rõ vụ án.
c. Người bị buộc tội là người bị người khác buộc tội.
d. Cơ sở bí mật là người cộng tác bí mật với cơ quan công an và người
cộng tác với cơ quan công an một cách bí mật được gọi là cơ sở bí mật.
9. Những khái niệm dưới đây được định nghĩa bằng cách nào?
a. Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật
mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có
giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.
b. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ trong Công an nhân dân là công dân
Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh
vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp
tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
c. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan,
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
d. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống
xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các
hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
10. Việc phân chia những khái niệm dưới đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Tội phạm bao gồm: tội ít nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội
đặc biệt nghiêm trọng.
b. Tội xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc, tội
gián điệp, tội bạo loạn, tội xâm phạm chỗ ở của người khác…
4

c. Chứng cứ bao gồm: Chứng cứ có giá trị và chứng cứ không có giá trị.
d. Lỗi của một tội phạm bao gồm: Lỗi cố ý, lỗi vô ý do quá tự tin, lỗi vô
ý do cẩu thả.
BÀI 4
1. Phán đoán là gì? Trình bày giá trị của phán đoán và các loại phán
đoán?
2. Trình bày các loại phán đoán đơn và tính chu diên của các khái niệm
trong phán đoán đơn?
3. Trình bày quan hệ về giữa các phán đoán đơn thông qua hình vuông
logic?
4. Trình bày khái niệm và giá trị chân lý của phán đoán hội và phán đoán
tuyển (không nghiêm và nghiêm)?
5. Trình bày khái niệm và giá trị chân lý của phán đoán điều kiện? Các
loại phán đoán điều kiện (điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ)?
6. Cho phán đoán “Hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Nếu phán đoán này có giá trị đúng thì các phán đoán dưới đây là đúng hay sai?
a. Hành vi phòng vệ chính đáng là tội phạm.
b. Không có hành vi phòng vệ chính đáng nào không phải là tội phạm.
c. Một số hành vi phòng vệ chính đáng không là tội phạm.
d. Không có hành vi phòng vệ chính đáng nào là tội phạm.
7. Viết công thức và tìm phán đoán tương đương với các phán đoán dưới
đây?
a. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
b. Không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
c. Có một số đối tượng là phần tử trí thức.
d. Hầu hết bị can không thành khẩn khai báo.
8. Dùng bảng chân trị để xác định giá trị của các phán đoán dưới đây?
a. (A & ¬B)  (A É B)
b. [(A & B)  (A & C)] É [A & (B  C)]
c. (¬A  ¬B)] & (A & B)
d. ¬[(A É B) & (B É C) & (C É D) & ¬A]  ¬B
9. Viết công thức và xác định giá trị của các phán đoán dưới đây?
5

a. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
b. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó.
c. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước
khác.
d. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác
bào chữa.
10. Viết công thức và tìm phán đoán tương đương với các phán đoán
dưới đây?
a. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
b. Gốc có vững, cây mới bền.
c. Không thể khẳng định hành vi này là tội phạm nhưng lại không nguy
hiểm cho xã hội.
d. Đối tượng gây án không có kinh nghiệm hoặc không cẩn thận.
BÀI 5
1. Suy luận là gì? Trình bày cấu trúc suy luận và các loại suy luận?
2. Trình bày các phương pháp suy luận từ một tiền đề là phán đoán đơn?
3. Trình bày các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn?
4. Trình bày các phương pháp xác định giá trị chân lý của suy luận diễn
dịch từ các tiền đề là phán đoán phức?
5. Trình bày các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy
luận quy nạp khoa học?
6. Hãy tiến hành đổi chất, sau đó đảo ngược (nếu có thể) để rút ra kết
luận từ những phán đoán đã cho dưới đây:
a) Dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
b) Một số sĩ quan công an phải hoạt động bí mật.
c) Công an không được nhân nhượng với tội phạm.
d) Một số kẻ phạm tội không thành thật trong khai báo hành vi của mình.
7. Các tam đoạn luận đơn dưới đây có hợp logic không? Tại sao?
a) Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tội bạo loạn là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vậy, tội bạo loạn là tội phạm.
6

b) Tất cả các đối tượng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia đều có
thủ đoạn hết sức tinh vi. Một số trí thức là đối tượng hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia. Vậy, các trí thức có thủ đoạn hết sức tinh vi.
c) Mọi hành vi là phòng vệ chính đáng đều không là tội phạm. Mọi tội
phạm đều là hành vi có lỗi. Vậy, một số hành vi có lỗi không phải là hành vi
phòng vệ chính đáng.
8. Hãy sử dụng các phương pháp được học để xác định giá trị chân lý
của các suy luận dưới đây:
a) [((A & B) É C) & (C É D) & ¬D] É ¬(A & B)
b) [((A & B) É C) & ¬(A & B)] É ¬C
c) [¬((A & B) & ¬C) & (C É D)] É [(A & B) É D]
d) [(¬ (A & B)  C) & C)] É (A & B)
9. Các suy luận dưới đây có hợp logic không? Tại sao?
a) Anh ta không phải chịu hình phạt. Sở dĩ như vậy vì, anh ta chỉ phải
chịu hình phạt khi thực hiện hành vi tội phạm. Nếu anh ta thực hiện hành vi
tội phạm thì hành vi ấy phải được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhưng thật
sự hành vi ấy không được quy định trong Bộ luật Hình sự.
b) Nếu có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và thường xuyên tu
dưỡng đạo đức thì anh ta không thể bị đối tượng xấu lôi kéo. Anh ta bị đối
tượng xấu lôi kéo. Như vậy, anh ta không có lập trường tư tưởng vững vàng
hoặc không thường xuyên tu dưỡng đạo đức.
c) Nếu công an làm tốt công tác vận động quần chúng thì sẽ có đông đảo
quần chúng nhân dân ủng hộ công an. Nếu có đông đảo quần chúng nhân
dân ủng hộ công an thì an ninh trật tự sẽ được giữ vững. An ninh trật tự đã
được giữ vững. Như vậy, công an đã làm tốt công tác vận động quần chúng.
10. Hãy phân tích để làm rõ phương pháp suy luận được thực hiện trong
ví dụ dưới đây?
Có 5 cơ sở của cơ quan công an trong một địa bàn có điều kiện nắm bắt
được thông tin về hoạt động đấu tranh tội phạm của công an:
Khi A, B, C, D biết được thông tin thì thông tin bị lộ bí mật.
Khi A, B, C, E biết được thông tin thì thông tin bị lộ bí mật.
Khi C, D biết được thông tin thì thông tin không bị lộ bí mật.
7

Khi C, E biết được thông tin thì thông tin không bị lộ bí mật.
Từ dữ liệu trên, có thể thấy, một trong hai người A hoặc B đã làm lộ
thông tin của cơ quan công an. Cơ quan công an đã xác định được B không
liên quan đến việc lộ bí mật. Vậy, đối tượng làm lộ bí mật là A.
BÀI 6
1. Trình bày khái niệm chứng minh và các phương pháp chứng minh?
Cho ví dụ minh họa?
2. Trình bày khái niệm bác bỏ và các phương pháp bác bỏ? Cho ví dụ
minh họa?
3. Trình bày những quy tắc cơ bản của chứng minh và bác bỏ? Cho ví dụ
minh họa?
4. Hãy chứng minh luận đề: “Quần chúng nhân dân là chủ thể chân
chính sáng tạo ra lịch sử”?
5. Hãy bác bỏ luận đề: “Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội
phạm”?
6. Hãy chỉ ra luận đề, luận cứ, luận chứng trong đoạn viết dưới đây:
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải
luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
7. Trong một vụ án hình sự, cơ quan công an đã thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ và khoanh vùng được ba đối tượng nghi vấn là A, B, C. Điều tra,
xác minh ba đối tượng trên nhận thấy A có căn cứ ngoại phạm, B có căn cứ
8

ngoại phạm. Trên cơ sở đó, cơ quan công an xác định C là đối tượng nghi vấn
lớn nhất thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp này, cơ quan công an đã sử dụng phương pháp chứng
minh nào?
8. Trong một phiên tòa, thẩm phán hỏi: “Bị cáo cho tòa biết, gia đình bị
cáo vốn có truyền thống cách mạng, vậy động cơ nào thúc đẩy bị cáo thực
hiện hành vi chống chính quyền nhân dân?”.
Bị cáo trả lời: “Do trình độ nhận thức thấp nên bị xúi giục”.
Thẩm phán ngắt lời: “Bị cáo đã có hai bằng Đại học chính quy sao gọi là
trình độ nhận thức thấp? Có biết bao người không được học hành như bị cáo
sao họ không bị kích động, xúi giục?”.
Phân tích và chỉ ra phương pháp bác bỏ được vị thẩm phán sử dụng
trong trường hợp trên đây?

You might also like