You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Nhóm 9
Môn học: Tâm lý học lao động
Đề bài: Phân tích tình huống
Giảng viên : ThS. Phạm Thị Thanh Nhàn
Lớp học phần : NLXH1101(123)_02 – Tâm lý học
Thành viên nhóm : Phạm Văn Dũng – 11218105
: Nguyễn Như Quỳnh - 11218149
: Nông Thị Linh Chi – 11218101
: Bùi Việt Nhàn – 11218137
: Đàm Phương Anh – 11218090
: Trần Thị Ngọc Ánh – 11216511

November 2023
Mục Lục
1. Cơ sở lý thuyết về các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể..............................1

1.1. Khái niệm và phân loại các hiện tượng tâm lý xã hội............................................1

1.2. Các quá trình tâm lý xã hội................................................................................................. 2

1.3. Cơ sở tâm lý hình thành động lực và hiệu suất nhóm...........................................3


1.3.1. Chất lượng làm việc nhóm.......................................................................3
1.3.2. Giá trị tinh thần đồng đội và sự tin tưởng..............................................5
1.3.3. Mô hình TESI - từ trí tuệ cảm xúc đến trí tuệ hợp tác.........................6

2. Tình huống..............................................................................................................8

2.1. Tóm tắt và mâu thuẫn của tình huống..........................................................................8


2.1.1. Tóm tắt.......................................................................................................8
2.1.2. Điểm cốt lõi và mâu thuẫn.......................................................................9

2.2. Phân tích các quá trình tâm lý xã hội của các nhân vật.......................................9
2.2.1. Đồng nghiệp của Điệp...............................................................................9
2.2.2. Nhân vật Điệp..........................................................................................10

3. Hậu quả và mức độ ảnh hưởng...........................................................................12

3.1. Đối với Điệp............................................................................................................................... 12

3.2. Đối với nhóm............................................................................................................................. 13

3.3. Đối với tổ chức.......................................................................................................................... 13

4. Giải pháp cải thiện................................................................................................14

4.1. Về cá nhân.................................................................................................................................. 14

4.2. Về nhóm....................................................................................................................................... 15

4.3. Về tổ chức................................................................................................................................... 16
Đề bài:
Điệp là một nhân viên mới nhận vào Công ty MNC. Trong dự án đầu tiên mà anh
ấy tham gia, kết quả rất tồi tệ. Điều này khiến Điệp rất buồn nhưng anh ấy vẫn lạc
quan. Tuy nhiên một đồng nghiệp làm cùng dự án với Điệp đã nói với anh ấy rằng với
kinh nghiệm 6 năm làm tại Công ty, anh thấy đây là một khởi đầu tệ hại. Và anh ấy sẽ
không thể làm được gì ở Công ty này. Điệp nhận thấy lời chia sẻ này quả thật đúng và
dường như không còn năng lượng để làm việc.
Đây là ví dụ về quá trình tâm lý xã hội nào trong tập thể?
Hãy phân tích ảnh hưởng của hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể này và hậu quả
của nó và đưa ra cách giải quyết.

Bài làm

1. Cơ sở lý thuyết về các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể


1.1. Khái niệm và phân loại các hiện tượng tâm lý xã hội
- Hiện tượng TLXH là sự biểu hiện tâm lý thống nhất của các thành viên
trong một nhóm xã hội nào đó trước những tác động của hoàn cảnh sống. Nó
định hướng, điều khiển, điều chỉnh sự hoạt động cùng nhau của các thành
viên trong nhóm xã hội. Hiện tượng TLXH lúc đầu chỉ biểu hiện ở một vài
người, nhưng qua mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên, nên từ
tâm trạng cá nhân sẽ dần lây lan thành tâm trạng chung cả nhóm.
- Hiện tượng tâm lý xã hội bao gồm:
+ Các thuộc tính tâm lý xã hội vốn có trong các nhóm xã hội như nhu cầu, lợi
ích, động cơ, tình cảm xã hội, niềm tin, truyền thống, tính bản vị nhóm,
định hướng giá trị..
+ Các trạng thái tâm lý xã hội như bầu không khí tâm lý, tâm trạng xã hội,
định kiến…
+ Các quá trình tâm lý xã hội như giao tiếp, đồng nhất hóa, thích nhi, biệt lập
hóa, tự biểu hiện, lây lan tâm lý, dung hợp, bắt chước, xung đột tâm lý, áp
lực nhóm…

1
1.2. Các quá trình tâm lý xã hội
- Giao tiếp: là quá trình tâm lý xã hội phổ biến và quan trọng. Nhờ giao tiếp mà các
hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh, vận hành và phát triển. Giao tiếp nhân sự là quá
trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa con người với con người, nhằm đạt tới
sự phối hợp hành động hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội, thông qua trao đổi nhận
thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội, cūng như kỹ
nǎng, kỹ xảo nghề nghiệp.
VD: Cô Nhàn là giảng viên đại học Kinh tế Quốc dân, cô giảng dạy môn tâm lý học
lao động. Thông qua quá trình giảng dạy cho sinh viên bằng ngôn từ và phi ngôn từ,
cô đã sử dụng quá trình giao tiếp để truyền đạt thông tin, kinh nghiệm, kiến thức về
môn học, giải đáp thắc mắc cho sinh viên và hình thành các nhận thức đúng đắn về
môn học, …
- Ám thị: Bao gồm gợi ý và thuyết phục. Ám thị là tác động tâm lý tới cá nhân hoặc
nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán. Trong
quá trình giao tiếp, ám thị là 1 thành tố, 1 dạng giao tiếp đặc biệt. Phương tiện được
sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (nét mặt, điệu bộ…). Dựa
theo phương thức tác động lên tâm lý, có thể chia thành ám thị trực tiếp và ám thị
gián tiếp
VD: Khi đưa cho khách món hàng được gói bọc cẩn thận kèm theo những lời lẽ tình
tình như: “Thật cứ như hàng may đo ấy”, “Món quà tặng tuyệt vời” thì thực ra là
người bán hàng đang ám thị tạo cho khách hàng niềm tin và ám thị cho khách hàng
rằng mình đã quyết định đúng.

- Bắt chước và lây lan tâm lý: Những quá trình tâm lý thường xuất hiện trong quá
trình giao tiếp
+ Bắt chước là quá trình phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn vốn phù hợp
với một nghề nghiệp, loại hình công việc, với bối cảnh nơi công việc được
diễn ra, vào trong hành vi, suy nghĩ, tình cảm của người lao động. Bắt
chước có thể vô thức hoặc có chủ ý, giúp người lao động thích nghi với
chuẩn mực và giá trị, yêu cầu nhiệm vụ đang chiếm ưu thế hoặc được quy
định trong nhóm/tập thể.

2
+ Lây lan tâm lý xuất hiện khi một cá nhân hay nhóm dễ dàng chịu tác động
cảm xúc của một cá nhân hay nhóm khác trước sự việc, hiện tượng xảy ra
xung quanh,tại hoǎc bên ngoài nơi làm việc, trong điều kiện tiếp xúc giao
tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự truyền bá tâm lý nhóm là quá trình lan
truyền cảm xúc từ người này sang người khác trong những điều kiện và
hoàn cảnh nhất định.
- Đàm phán: Hầu như các thỏa thuận cơ bản khi đang trong một mối quan hệ
chặt chẽ, hoặc khi ra quyết định theo nhóm, hoặc các hình thức hợp tác tập
thể khác thường là kết quả của một số loại thương lượng đàm phán giữa các
cá nhân và các nhóm có cấu trúc nội bộ khác nhau, để đạt được thỏa thuận về
việc phân phối các nguồn lực khan hiếm, công việc, các thủ tục, các sự kiện,
hoặc 1 số quan điểm hoặc niêm tin (Pruitt, 1981).
VD: Vào năm 2011, Apple đã đưa ra một vụ kiện cho rằng Samsung đã sao
chép mẫu iPhone khi công ty này tạo ra các dòng điện thoại Galaxy. Samsung
phản đối Apple vì đã không trả tiền bản quyền cho việc sử dụng công nghệ
truyền dẫn không dây của họ. Cả hai công ty đều cáo buộc nhau bắt chước chức
năng và ngoại hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh của nhau. Cả
hai gã khổng lồ đều thể hiện sự sẵn sàng thỏa hiệp nhất định để ngăn chặn một
trận chiến tại tòa án. Theo đề nghị của một tòa án California, họ đã giảm một
nửa số lượng bằng sáng chế gây tranh cãi. Cả hai công ty đều cho biết họ muốn
tránh trận chiến pháp lý, và vì Samsung là một trong những nhà cung cấp lớn
nhất của Apple, các giám đốc điều hành của cả hai công ty đều muốn vượt ra
khỏi tranh chấp và tiến tới mối quan hệ kinh doanh.
=> Đây là ví dụ về đàm phán trong kinh doanh với chiến thuật đôi bên cùng có
lợi.

1.3. Cơ sở tâm lý hình thành động lực và hiệu suất nhóm


1.3.1. Chất lượng làm việc nhóm
- Chất lượng làm việc nhóm có thể được đo lường bằng 6 cấu trúc với hai
phạm trù lớn: tương tác (giao tiếp, phối hợp/điều phối và hỗ trợ lẫn nhau) và

3
động lực (nỗ lực, đóng góp cân bằng giữa các thành viên và sự gắn kết)
(Lindsjørn và cộng sự, 2018).
- Giao tiếp là quá trình bằng cách thông tin và kiến thức được trao đổi giữa
các cá nhân thông qua một hệ thống biểu tượng, dấu hiệu hoặc hành vi
chung. Giao tiếp bao gồm các hình thức trao đổi bằng lời nói như các
phương thức truyền tải thông tin khác bao gồm hiện vật, hệ thống điện tử,
điện thoại, tin nhắn văn bản, nền tảng kỹ thuật số trong phân công và điều
phối nhiệm vụ.
- Điều phối là quá trình tích hợp hoặc liên kết các cá nhân, bộ phận khác nhau
của một nhóm với nhau để hoàn thành một tập hợp nhiệm vụ. Điều phối có
nghĩa là các nhóm tạo ra và thống nhất một cấu trúc mục tiêu liên quan đến
nhiệm vụ chung và mục tiêu rõ ràng cho từng thành viên, không có khoảng
trống và chồng chéo. Đối với một nhóm làm việc chất lượng, mọi thành viên
đều phải đóng góp kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ của
nhóm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nhiệm vụ mang
tính đổi mới khi các thành viên thường có chuyên môn trong các lĩnh vực và
chức năng khác nhau.
- Với những nhiệm vụ có tính phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ nhau sẽ hiệu quả hơn
là cạnh tranh. Các thành viên trong nhóm nên tôn trọng, đưa ra sự giúp đỡ
khi cần thiết và hỗ trợ các thành viên khác phát triển ý tưởng của họ. West
and Field (1995) đã giới thiệu một mô hình hỗ trợ nhóm toàn diện bao gồm
bốn khía cạnh: hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ công cụ/chuyên môn
và hỗ trợ thẩm định.
- Mức độ chia sẻ thông tin tiêu chí yêu cầu về khối lượng và chất lượng của
nhiệm vụ, thông tin đánh giá đáp ứng công việc của từng cá nhân trong
nhóm là chỉ số phản ánh kết quả thực hiện công việc của cá nhân đó trong
một nhiệm vụ chung của nhóm. Khi các nhóm nhận biết và chấp nhận các
tiêu chuẩn công việc liên quan đến sự nỗ lực, họ sẽ tránh được xung đột và
có tinh thần làm việc nhóm cao hơn.

4
- Sự gắn kết nhóm có thể được phản ánh số bởi thành viên cùng với mức độ
các mục tiêu và quy trình làm việc được họ thống nhất và áp dụng trong nội
bộ nhóm.
1.3.2. Giá trị tinh thần đồng đội và sự tin tưởng
Sức mạnh của tinh thần đồng đội có thể được phân loại cụ thể như là lòng
trung thành, sự tận tụy và sự chăm chỉ chỉ góp phần vào sự thành công của
nhóm. Mục tiêu chính của họ không liên quan gì đến bản thân mà liên quan đến
tập thể và các thành viên khác trong nhóm. Không giống như tập thể mạnh mà
mỗi cá nhân có thể phát triển độc lập, tinh thần đồng đội liên quan nhiều yếu tố:
- Tin tưởng: Để xây dựng một tập thể vững mạnh, niềm tin là yếu tố cốt lõi.
Trong các tổ chức, chúng ta có thể thay đổi niềm tin để bao gồm ba khía
cạnh lợi ích khác nhau: (i) Niềm tin tưởng dựa trên lợi ích: cân nhắc lợi và
hại khi tin tưởng (ii) Tin tưởng dựa trên lợi ích: cân nhắc lợi và hại khi
chúng ta bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm trước đây ( cả tích cực và tiêu
cực) (iii) Tin tưởng dựa trên sự quen biết : chúng ta tin cậy hơn vào những
người mà ta biết. Thiếu tin tưởng sẽ dẫn đến thông tin không thống nhất, kỳ
vọng không được đáp ứng, nhóm có mức độ kiểm soát và cảnh giác cao hơn.
- Hợp tác thuận lợi: Sự hợp tác thuận lợi cũng là một yêu cầu trong làm việc
nhóm sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều nếu có người điều hành, người có
những kỹ năng hỗ trợ đặc biệt như quản lý quá trình, hiểu quá trình. sự quản
lý và quan tâm chặt chẽ đến uông việc sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của
nhóm. mỗi người trong nhóm đều có thể mạnh và kỹ năng riêng. Mỗi người
có thể tự làm tốt công việc của mình, Tuy nhiên, nếu trở thành một nhóm
hiệu quả, họ có thể đạt được kết quả lớn fgaaps nhiều lần. Khả năng hướng
các cá nhân cùng tới mục tiêu chung của nhóm là nhân tố cho phép những
người đạt được những kết quả phi thường

5
1.3.3. Mô hình TESI - từ trí tuệ cảm xúc đến trí tuệ hợp tác

- TESI (Team Emotional & Social Intelligence) là thang đo được phát triển
đánh giá trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội (hợp tác) của một nhóm. Nhóm làm
việc hợp tác tăng trưởng là nguồn gốc của năng suất, sự sáng tạo và độ tin
cậy cao trong tổ chức. Trí tuệ cảm xúc và xã hội phản ánh khả năng nhận
biết và quản lý cảm xúc của chính chúng ta cũng như nhận biết và phản ứng
hiệu quả với cảm xúc của người khác.
- Trong khi các cá nhân phải phát triển trí thông minh cảm xúc của riêng họ,
các nhóm cũng phải có các kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội lên một cấp độ
cao hơn bằng cách nhận biết tác động chung của sự tham gia của họ vào một
nhóm làm việc. Nhóm có trí tuệ cảm xúc cao (EI - Emotional Intelligence)

6
nhận ra rằng cảm xúc của họ được áp dụng trong bối cảnh của các mối quan
hệ xã hội, một hệ thống các mối quan hệ phức tạp khiến sự nhạy cảm và
phản ứng nóng nảy có thể trở nên phổ biến. Các thành phần trí tuệ và cảm
xúc xã hội (ESI) kết hợp với nhau và ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của
các thành viên đối với sự thay đổi, đồng thời ảnh hưởng tới cả cuộc sống cá
nhân và nghề nghiệp của họ
=> Mô hình cung cấp các điểm mạnh, điểm yếu của nhóm, từ đó sẽ có các
chiến lược riêng để làm việc và hợp tác.
- 7 kỹ năng cốt lõi được TESI đo lường:
+ Bản sắc nhóm: Mức độ tự hào mà mỗi thành viên cảm thấy đối với toàn
đội và mức độ kết nối của các thành viên với nhóm
=> Phản ánh mức độ hòa nhập của cả nhóm với nhau và mức độ sự khác biệt
trong nhóm được coi trọng. Nó đánh giá mức độ thể hiện của nhóm, lượng
người theo và ý thức rõ ràng về vai trò của mỗi thành viên.
=> Để có một bản sắc mạnh mẽ, nhóm phải có ý thức chung về mục đích, một
số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhóm có thể là sự thu hút giữa các
thành viên, cam kết thực hiện nhiệm vụ chung và tinh thần đồng đội của nhóm
+ Động lực: đo lường nội lực của nhóm để tạo và duy trì năng lượng cần
thiết để hoàn thành công việc hiệu quả và đúng thời hạn
=> Nó cung cấp phản hồi về việc liệu tư duy sáng tạo có được thăng tiến và liệu
mức độ cạnh tranh trong nhóm có hiệu quả hay chống lại kết quả làm việc
nhóm hay không
=> Tạo ra năng lượng giúp đội hoàn thành hiệu suất, thường được thúc đẩy bởi
niềm tin rằng sự hợp tác của nhóm sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể so với thành
quả của mỗi thành viên đơn lẻ
+ Nhận thức về cảm xúc: đo lường mức độ các thành viên trong nhóm chấp
nhận và coi trọng lẫn nhau. Thang đo này đo lường mức độ chú ý, thấu hiểu
và tôn trọng cảm xúc lẫn nhau của các thành viên trong nhóm.
=> Đây là yếu tố quan trọng tạo nên động lực, năng suất và khả năng hợp tác để cùng
nhau đạt hiệu quả cao trong công việc vì đó là trọng tâm của việc xây dựng niềm tin

7
+ Truyền thông - giao tiếp: Năng lực này đo lường mức độ gửi và nhận
thông tin cảm xúc (và nhận thức) của nhóm. Nó cung cấp thông tin về mức
độ lắng nghe của các thành viên trong nhóm, khuyến khích sự tham gia,
chia sẻ thông tin và thảo luận các vấn đề nhạy cảm.
=> Giao tiếp là loại hình tương tác nhóm vô cùng hiệu quả giúp các thành viên trong
nhóm cùng nhau cải thiện chất lượng công việc và chức năng của họ trong tổ chức
+ Khả năng chịu căng thẳng: đo lường mức độ hiểu biết của nhóm về các
loại yếu tố căng thẳng và cường độ tác động đến các thành viên và toàn bộ
nhóm, bên cạnh đó là đo lường mức độ duy trì ý thức của nhóm đối với nhu
cầu công việc và cuộc sống, bao gồm cả cách quản lý kỳ vọng về khối
lượng công việc.
=> Năng lực này cung cấp mối liên hệ gần gũi nhất với sức khỏe thể chất.
+ Giải quyết xung đột: đo lường mức độ sẵn sàng của nhóm trong việc tham
gia vào xung đột một cách cởi mở và mang tính xây dựng mà không cần
phải trả thù.
=> Nó giúp nhóm phản ánh mức độ hiệu quả của nhóm trong việc quản lý áp lực khối
lượng công việc, hạn chế về thời gian và nhu cầu thực sự về cân bằng giữa công việc
và cuộc sống. Nhóm ESI được củng cố nhờ khả năng ứng phó với xung đột.
+ Tâm trạng tích cực: Năng lực này đo lường thái độ tích cực của nhóm nói
chung cũng như khi nhóm chịu áp lực.
=> Đó là sự hỗ trợ chính cho tính linh hoạt và khả năng phục hồi của nhóm dựa vào
mức độ khuyến khích, độ tích cực, … Đánh giá xem nhóm có đối phó được với áp lực
không và giúp nhóm phát triển từ cả những tình huống dễ dàng và thử thách cùng
nhau.

2. Tình huống
2.1. Tóm tắt và mâu thuẫn của tình huống
2.1.1. Tóm tắt

Điệp là một nhân viên mới tại Công ty MNC. Trong dự án đầu tiên mà anh
tham gia, kết quả rất tồi tệ. Ban đầu anh cảm thấy buồn nhưng vẫn có sự lạc
quan, nhưng sau đó một đồng nghiệp có kinh nghiệm 6 năm làm việc tại công ty

8
nói rằng Điệp đã có một khởi đầu tệ hại và không thể làm được gì ở công ty này.
Điệp bắt đầu mất năng lượng và tự tin trong công việc.

2.1.2. Điểm cốt lõi và mâu thuẫn

Mâu thuẫn ở đây nằm ở cách Điệp đối phó với sự thất bại trong dự án đầu
tiên và cách đồng nghiệp thể hiện sự động viên hoặc thất vọng về tương lai của
Điệp.
- Điểm cốt lõi:
Điệp đã trải qua sự thất bại trong dự án đầu tiên và cảm thấy buồn bãi. Điệp
ban đầu lạc quan và có tinh thần, nhưng sau đó, bị ảnh hưởng bởi lời nhận xét
tiêu cực của đồng nghiệp có kinh nghiệm. Điệp đã mất năng lượng và tự tin
trong công việc.
- Mâu thuẫn:
Mâu thuẫn nằm ở cách Điệp đối phó với thất bại và cách đồng nghiệp giao
tiếp với Điệp. Điệp ban đầu lạc quan, nhưng bị lời đánh giá tiêu cực của đồng
nghiệp ảnh hưởng mạnh đến tinh thần của anh ta, khiến anh ta mất tự tin và
năng lượng. Mâu thuẫn nảy sinh khi Điệp cảm thấy lời nhận xét này là đúng.

2.2. Phân tích các quá trình tâm lý xã hội của các nhân vật
2.2.1. Đồng nghiệp của Điệp
- Đồng nghiệp đã nói tiêu cực với Điệp
+ Trong tình huống trên, đồng nghiệp này đã tác động tâm lý trong giao tiếp với
Điệp sử dụng Ám thị, khiến cho Điệp tiếp thu thông tin mà không có sự nghi ngờ,
phản bác mà hoàn toàn tin là đúng.
+ Quá trình ám thị này đã có tác dụng mạnh mẽ khi Điệp đang ở tình trạng dao
động, hoang mang, và cố gắng lạc quan với kết quả của dự án đầu tiên.
=> Như vậy, quá trình tâm lý xã hội ám thị từ đồng nghiệp làm cùng dự án với
Điệp đã khiến Điệp tiếp nhận thông tin một cách không chủ định và dễ dàng bị thuyết
phục bởi lời nói của anh ấy. Điệp đã nhận thấy lời chia sẻ từ anh ta hoàn toàn đúng
đắn và càng cảm thấy tiêu cực hơn
- Đồng nghiệp cùng nhóm làm việc với Điệp

9
+ Khi Điệp nhận thấy lời chia sẻ từ đồng nghiệp về dự án thất bại, Điệp đã có tinh
thần chán nản, thất vọng và không còn năng lượng để tập trung làm việc. Hiệu quả
công việc của Điệp kém dần, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm việc nhóm và
kết quả công việc của nhóm. Việc này dễ dàng khiến quá trình lây lan tâm lý với
các đồng nghiệp còn lại cùng dự án với Điệp diễn ra mạnh mẽ hơn.
+ Sự truyền bá tâm lý nhóm khiến cảm xúc từ Điệp lan truyền sang những người
đồng nghiệp cùng dự án còn lại trong hoàn cảnh năng suất làm việc của Điệp sụt
giảm cùng tinh thần chán nản, mất nhiệt huyết trong công việc
=> Sự lây lan tâm lý này sẽ có thể diễn ra theo cơ chế lan truyền từ từ, từ người
này sang người khác cả về mặt tinh thần làm việc và năng suất làm việc. Việc giao
tiếp, kết nối giữa các thành viên trong nhóm cũng suy giảm. Từ đó khiến cho hiệu quả
công việc của cả nhóm đi xuống và dễ dàng gặp thất bại trong các dự án tiếp theo.

2.2.2. Nhân vật Điệp

Có thể thấy ban đầu khi mới vào làm việc, Điệp có 1 thái độ rất hăng say
làm việc, lạc quan về công việc mới. Tuy nhiên sau khi Điệp dễ dàng bị lây lan
tâm lý tiêu cực qua đồng nghiệp có kinh nghiệm 6 năm làm việc Điệp đã trải
qua một quá trình lây lan tâm lý tiêu cực. Lời nhận xét tiêu cực này đã tạo nên
một mô hình hoặc mẫu lấy làm gương mà Điệp đã bắt đầu bắt chước. Lời nhận
xét tiêu cực đã bị bắt chước (lây lan tâm lý) tạo ra một tâm trạng tiêu cực trong
Điệp. Anh ta đã bắt đầu bị tác động bởi quan điểm này và mất niềm tin vào khả
năng của mình. Lây lan tâm lý tiêu cực đã ảnh hưởng đến tư duy của Điệp. Anh
ta đã bắt đầu nhìn nhận khái niệm rất tiêu cực về bản thân và tương lai của
mình trong công ty. Mức độ lây lan tâm lý được truyền đi lớn vì đồng nghiệp
của Điệp là người có kinh nghiệm lâu năm trong công ty điều đó làm tâm trạng
tiêu cực dễ lây lan đến Điệp hơn. Cơ chế lây lan là phương án phản ứng ngay
đó là sự thay đổi tâm lý tích cực sang tiêu cực 1 các nhanh chóng tác động
mạnh mẽ từ lời nhận xét, đánh giá của đồng nghiệp có kinh nghiệm
- Bắt chước: Điệp đang bắt chước theo hành vi và quan điểm của đồng nghiệp
có kinh nghiệm 6 năm trong Công ty khi thấy kết quả dự án đầu tiên không
tốt.

10
=> Ảnh hưởng của hiện tượng tâm lý xã hội bắt chước trong tập thể này có
thể là:
+ Tạo áp lực tâm lý: Điệp cảm thấy áp lực khi nghe lời khuyên và quan điểm của
đồng nghiệp kinh nghiệm, và điều này có thể dẫn đến tâm lý không thoải mái, lo
lắng và tự ti.
+ Giảm tự tin: Điệp có thể mất tự tin vào khả năng của mình và tin rằng anh ấy
không đủ giỏi để thích nghi với công việc tại Công ty MNC.
+ Gây ra sự thay đổi tiêu cực trong hành vi và tư duy : Điệp đã thể hiện sự bi quan
và mất năng lượng để làm việc sau khi nghe lời khuyên tiêu cực từ đồng nghiệp.
+ Tạo ra sự tiêu cực trong tập thể: Nếu nhiều người trong tập thể bắt chước
những quan điểm tiêu cực, điều này có thể làm cho tập thể trở nên thiếu sự
lạc quan, gây ra sự thất bại trong dự án và làm suy yếu tinh thần làm
việc.
- Lây lan tâm lý
Lời nhận xét của đồng nghiệp có thể lây lan tâm lý tiêu cực cho Điệp. Anh có thể
bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình và tương lai trong công ty. Sự không chắc chắn
và lo lắng có thể lan tỏa sang mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc của Điệp.
=> Điệp có thể mất động lực và tự tin trong công việc. Sự nghi ngờ về bản thân có
thể dẫn đến hiệu suất làm việc kém, làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn
Cơ chế bùng nổ: Trong tình huống này, Điệp đang trong trạng thái buồn và
thất vọng về kết quả của dự án đầu tiên anh ấy tham gia tại công ty. Chính vì
thế, sự lây lan tâm lý từ đồng nghiệp đã diễn ra theo cơ chế bùng nổ, sự lan
truyền tâm lý rất nhanh và đột ngột, khiến Điệp ngay lập tức đón nhận và bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
=> Mức độ lây lan tâm lý tăng cao, tỷ lệ thuận với cường độ cảm xúc tiêu cực
được lan truyền. Mức độ lây lan tâm lý càng cao, Điệp càng tiêu cực và thêm
áp lực, thất vọng về bản thân, khiến Điệp nghi ngờ bản thân và không còn năng
lượng để tiếp tục cố gắng trong công việc.
Trong tình huống này, lây lan tâm lý hoàn toàn có thể diễn ra trong cả
nhóm dự án. Cảm xúc tiêu cực và thất vọng sẽ không chỉ dừng ở việc lan truyền

11
từ đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm tới nhân viên mới là Điệp mà có thể lan
truyền cho tất cả mọi người trong dự án.
Sự lây lan tâm lý tới nhóm làm việc
+ Năng suất làm việc của Điệp có thể suy giảm trầm trọng, khiến Điệp càng
thất vọng và nghi ngờ bản thân hơn. Từ đó ảnh hưởng tới tâm lý của mỗi
người trong nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ trở nên tiêu cực và nghi
ngờ về khả năng của bản thân và của những người khác, việc này sẽ ảnh
hưởng lớn tới năng suất làm việc của cả nhóm, tiến độ công việc chung.
+ Quản lý sẽ nhận thấy và đánh giá tiêu cực về năng lực làm việc của Điệp và
Điệp không thể tiếp tục làm việc ở công ty, khiến cho nhóm và công ty
thiếu nhân sự và mất thêm thời gian, chi phí để tuyển mới nhân sự
+ Làm yếu đi mối quan hệ xã hội: Nhiều người bắt đầu nghi ngờ về khả năng
của công ty hoặc khả năng của nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh
thần làm việc chung và tạo ra một môi trường không khả quan => sự hợp
tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng
+ Hiệu ứng tiêu cực kéo dài: dẫn đến một chuỗi các sự kiện tiêu cực kéo đến
trong doanh nghiệp, giảm hiệu suất và sự phát triển của công ty trong tương
lai

3. Hậu quả và mức độ ảnh hưởng


3.1. Đối với Điệp

Hiện tượng bắt chước và lây lan tâm lý đã khiến Điệp cảm thấy bản thân mất tự và
năng lực trong công việc, mất đi sự lạc quan ban đầu.
- Điều này dẫn đến chắc chắn năng suất làm việc của anh không hiệu quả. Chắc chắn
khi xuất hiện tâm lý chán chường, không còn năng lượng làm việc thì hiệu suất
công việc của Điệp sẽ giảm.
- Bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong công việc : Việc thiếu tự tin dẫn đến sự rụt rè,
không dám tiếp nhận và nắm bắt cơ hội khi được đề bạt hoặc giao cho những nhiệm
vụ quan trọng khác => Khó thăng tiến trong công việc
=> Nếu ở trong trạng thái này lâu, Điệp có thể mắc đến những nguy cơ liên
quan đến stress, vấn đề tâm lý, căng thẳng kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực
12
tiếp đến sức khỏe của anh. Điều này cũng có thể dẫn đến những trường hợp
đáng tiếc như tự tử vì quá áp lực

3.2. Đối với nhóm

Đối với nhóm làm việc trực tiếp cùng Điệp có thể chịu những hậu quả sau:
- Việc năng suất lao động của 1 thành viên trong nhóm giảm, cụ thể là Điệp có
thể khiến cho năng suất chung của nhóm giảm => Nhóm có thể bị cấp trên
phê bình, đánh giá thấp về năng lực.
- Điệp xuất hiện tâm lý chán chường, mất năng lượng khi làm việc có thể lây
lan bầu tâm lý chung của cả nhóm. Nhóm làm việc chung với Điệp có thể
xuất hiện những biểu hiện tâm lý tiêu cực, chán chường dẫn đến bầu không
khí lao động chung bị ảnh hưởng xấu. Đây là tác động của cơ chế lây lan
tâm lý theo chiều hướng xấu.
- Trong nhóm làm việc có thể xuất hiện mâu thuẫn tranh cãi về hành động của
đồng nghiệp đã chỉ trích Điệp. Rất có thể xuất hiện phe phái trong nhóm, tạo
bầu không khí căng thẳng trong quá trình làm việc, mất đi tinh thần làm việc
đoàn kết, lạc quan ban đầu. Việc giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm
khó khăn, áp lực hơn. => Nhóm làm việc có thể bị tan rã.
3.3. Đối với tổ chức

Hành vi bắt chước và lây lan tâm lý có thể có những ảnh hưởng đến tổ chức như
sau:
- Điệp cũng có thể quyết định nghỉ việc và không gắn bó với công ty. Điều này là cực
kỳ đáng tiếc bởi có thể Điệp là nhân viên tiềm năng, có kinh nghiệm tuy nhiên vì
mới vào làm, chưa quen với môi trường mới dẫn đến sai sót. => Lúc này công ty có
thể đánh mất một nhân viên giỏi và nhiệt huyết trong công việc
- Người đồng nghiệp đã chê trách Điệp có thể có những lời nói chê trách những đồng
nghiệp khác, điều này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý như khi xảy ra
với Điệp.
=> Tạo thành một vòng lặp, hiệu ứng lây lan tâm lý tiêu cực bùng phát mạnh mẽ
ảnh hưởng đến năng suất chung của công ty.

13
Nếu hiện tượng này xuất hiện phổ biến và thường xuyên trong môi trường làm việc sẽ
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nhân viên trong công ty có thể nghi ngờ về năng lực
của nhau, gây nên bất hòa, mất đoàn kết nội bộ. Các cá nhân có thể không muốn đóng
góp, bộc lộ năng lực làm việc của mình cho nhiệm vụ chung.

4. Giải pháp cải thiện


4.1. Về cá nhân

Về cá nhân Điệp, anh nên chú ý những điều sau để có thể cải thiện tình trạng
hiện tại:
- Chủ động nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về công việc cũng như nhiệm
vụ được giao: Điệp nên tìm hiểu những giải pháp tốt và phù hợp nhất để
hoàn thành chuẩn chỉ những nhiệm vụ được giao. Đặc biệt khi Điệp là
nhân viên mới của công ty thì nên tham khảo, học hỏi ý kiến của những
đồng nghiệp cũ để có những giải pháp phù hợp với mục tiêu, văn hóa
doanh nghiệp.
- Rèn luyện khả năng chịu áp lực trong công việc: Việc bị chỉ trích tiêu
cực hay phê bình khi làm việc chưa tốt là điều dễ dàng bắt gặp trong quá
trình làm việc. Điệp nên học cách chịu áp lực, biến áp lực thành động
lực để làm việc hiệu quả hơn trong những lần tiếp đến. Điều này sẽ giúp
anh chứng tỏ được khả năng của mình với đồng nghiệp và lãnh đạo cấp
trên.
- Học cách bỏ qua những ý kiến tiêu cực, không đúng sự thật: Việc Điệp
thất bại ở nhiệm vụ đầu tiên có thể nguyên nhân là do anh chưa làm việc
hiệu quả, song những đánh giá hay chỉ trích của đồng nghiệp 6 năm lại
có phần quá nặng lời. Lúc này, Điệp có thể lựa chọn chỉ lắng nghe và
tiếp thu những ý kiến đúng và bỏ qua những ý kiến sai lệch, thiếu tôn
trọng.
- Tự tin vào bản thân: Đây là yếu tố tiên quyết giúp Điệp vượt qua quá
trình bị lây lan tâm lý theo chiều hướng tiêu cực. Anh không nên để tình
trạng “không có năng lượng làm việc” diễn ra quá lâu. Thay vào đó hãy

14
tự tin vào khả năng của mình, tích cực rèn luyện, trau dồi để chứng minh
được năng lực đấy trong những lần tiếp theo.

4.2. Về nhóm

Nhóm làm việc cùng Điệp có thể có những giải pháp sau:
- Xây dựng bản sắc nhóm: Nhóm làm việc nên xây dựng bản sắc, mục tiêu
chung để mọi người có thể cùng cố gắng và cống hiến hết mình. Điều
này có thể gia tăng tính đoàn kết, tinh thần đồng đội và hạn chế được
mâu thuẫn bất hòa, tranh cãi trong nhóm khi làm việc.
- Có nhận thức đúng đắn về mặt cảm xúc: Các thành viên trong nhóm cần
phải học cách chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu được cảm xúc
của các thành viên khác. Như trường hợp hiện tại, mọi người nên thông
cảm Điệp lần đầu tiên thực hiện 1 dự án tại công ty mới, với những đồng
nghiệp mới nên không thể tránh khỏi những sai sót hay bất đồng trong
suy nghĩ hành động.
- Rèn luyện truyền thông, giao tiếp trong nhóm: Đây là yếu tố khuyến
khích người lao động nên học cách lắng nghe, khuyến khích tham gia
chia sẻ của các thành viên trong nhóm. Cụ thể thay vì có hành động chỉ
trích nặng lời hay hạ bệ người khác thì các thành viên có thể ngồi lại
cùng góp ý, phân tích cái chưa đúng cho Điệp để anh hiểu và làm tốt hơn
ở những lần sau. Các thành viên đều mở lòng và giao tiếp, chia sẻ mới
có thể thấu hiểu nhau tốt nhất.
- Giải quyết xung đột tích cực: Nhóm làm việc nên tham gia giải quyết
những mâu thuẫn, xung đột một cách cởi mở, tích cực và có thiện chí.
Những góp ý đều mang tính chất xây dựng chung chứ không phải là trả
thù, nói xấu.
- Duy trì tâm trạng tích cực, lạc quan và vui vẻ trong nhóm làm việc. Các
thành viên trong nhóm nên duy trì bầu không khí tích cực trong quá trình
làm việc. Điều này có thể làm giảm đi sự căng thẳng, áp lực khi gặp
những vấn đề, mâu thuẫn trong công việc. Ngoài ra điều này cũng giúp

15
mọi người trong nhóm vui vẻ giúp đỡ nhau, quan sát và theo dõi để chỉ
ra lỗi sai và hoàn thành dự án tốt nhất.

4.3. Về tổ chức

Về tổ chức có thể áp dụng những phương pháp sau:


- Huấn luyện đào tạo cho nhân viên mới, nhân viên chưa có đủ kinh
nghiệm làm việc: Đối với những người nhân viên này, công ty nên có
chính sách đào tạo, phát triển để họ có thể làm quen với cách làm việc,
văn hóa, môi trường doanh nghiệp mới. Đồng thời hạn chế được sự
chênh lệch quá lớn giữa các thành viên trong nhóm làm việc gây nên
hiệu suất không tốt.
- Tổ chức nên chú ý hơn về nhân viên, với những nhân viên đang gặp khó
khăn và mất năng lượng khi làm việc có thể tìm cách tạo động lực mới
cho họ. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hoa đồng để hạn chế
tình trạng chỉ trích tiêu cực gây nên những ảnh hưởng xấu của quá trình
lây lan tâm lý.

16

You might also like