You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Pháp luật đại cương
ĐỀ BÀI SỐ 5

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Vân

Sinh viên thực hiện: Nhóm 5


Đàm Phương Anh - 11218090
Hà Đan Hạnh - 11212098
Nguyễn Đỗ Nam Khánh - 11212845
Triệu Cẩm Nhung - 11218141
Hà Thị Như Quỳnh - 11215078
Bùi Huyền Trang - 11218155
Nguyễn Thị Thu Trang - 11218159
Lớp: Quản trị nhân lực 63A

Ngày 10 tháng 12 năm 2021


Contents
Bài làm.....................................................................................................................2
Câu 1. Phân tích hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật. Cho ví dụ
minh họa? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật? Mỗi loại vi phạm pháp luật
lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ?.............................................................................2
I. Hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật................................................................2
1. Hành vi vi phạm pháp luật................................................................................................2
2. Hành vi trái pháp luật........................................................................................................6
3. Phân việt hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật.........................................6
II. Cấu thành của vi phạm pháp luật............................................................................................7
1. Chủ thể của vi phạm pháp luật .........................................................................................8
2. Khách thể của vi phạm pháp luật .....................................................................................8
3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ................................................................................8
4. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.............................................................................9
Câu 2: So sánh và nêu mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy
phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa?.....................................................................15
I. So sánh trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy phạm pháp luật...........................................15
II. Mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy phạm pháp luật..........................18
Nguồn tham khảo ………………………………………………………………………...20

1
Bài làm
Câu 1. Phân tích hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật.
Cho ví dụ minh họa? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật? Mỗi
loại vi phạm pháp luật lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ?
I. Hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật
1. Hành vi vi phạm pháp luật

1.1. Định nghĩa

Những dấu hiệu vi phạm pháp luật:


- Thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi (hành động hoặc
không hành động) của con người.
- Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy định của pháp luật.
- Thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi.
- Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

Từ các dấu hiệu cơ bản đó có thể khái niệm, vi phạm pháp luật là hành vi
(hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng
lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1.2. Các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

1) Vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi (hành động hoặc không hành động)
của con người. Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh hành vi, cách xử sự của con
người. Nói cách khác, điều mà pháp luật quan tâm là hành vi, cách xử sự của
con người. Vì vậy, không thể coi là vi pham pháp luật đối với các suy nghĩ, các
sở thích các nhân, các đặc tính cá nhân khác của một người nếu nó chưa biểu
hiện thành các hành vi cụ thể của các cá nhân hoặc thành hoạt động của một cơ
quan, tổ chức.

Mác đã từng nói: “Ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại đối với pháp luật,
không phải là đối tượng của nó”. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của
các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm
pháp luật.
Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc bằng không
hành động.
2
Ví dụ:
- Hành vi vi phạm pháp luật thực hiện bằng hành động:
Anh M cùng anh N khi đi chơi về muộn gặp cảnh sát giao thông kiểm tra
giấy tờ xe, do không mang đủ nên 2 anh lựa chọn cách chạy trốn khỏi công
an. Khi bị truy đuổi, 2 anh đã đi xe máy vào đường ngược chiều.
Hành vi đi xe máy vào đường ngược chiều là hành vi vi phạm hành chính.
Anh M và N là người hoàn toàn bình thường, có khả năng nhận thức và chịu
trách nhiệm trước hành vi của mình, dù hiểu rõ luật giao thông và thấy biển
báo cấm đi ngược chiều nhưng vẫn cố chấp vi phạm.

- Hành vi vi phạm pháp luật thực hiện không bằng hành động:
Công ty B bị phát hiện sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp; hoá đơn
không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp. Số tiền
công ty B đã trốn thuế là 3 tỷ VNĐ.
Hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật thuộc loại vi phạm hình sự.
Nhận thấy hành vi trốn thuế của công ty B là hành vi mang tính nghiêm
trọng, công ty B biết rõ hành vi trốn thuế của mình là nguy hiểm cho xã hội
nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

2) Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người mà hành vi
đó phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ. Tính trái pháp luật đó có thể biểu hiện ở những việc:

- Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.


Ví dụ: vượt đèn đỏ
Ông A khi đang tham gia giao thông bằng xe máy và gặp đèn đỏ, do vội về
nhà và thấy đường tương đối vắng, ông A đã quyết định vượt đèn đỏ.
Hành vi của ông A là hành vi vi phạm Điều 10 Luật giao thông đường bộ
năm 2008, sửa đổi năm 2018.
Nhận thấy ông A là một người hoàn toàn bình thường, có khả năng nhận thức
và chịu trách nhiệm trước hành vi mình gây ra, hiểu rõ luật giao thông nhưng
vẫn cố ý gây ra lỗi, đã xâm phạm đến quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ.
- Chủ thể không thực hiện những điều phải làm theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ
Ông bà C và D có một người con trai là anh H, hiện nay ông bà đã lớn tuổi,
hết khả năng lao động, cần nhờ đến sự chăm sóc của anh H nhưng anh H lại
ham mê chơi bời, cảm thấy việc phụng dưỡng cha mẹ quá phiền phức nên
anh H đã bỏ mặc cha mẹ ở một mình và không chu cấp hay chăm sóc gì. Anh

3
H đã cố ý trốn tránh trách nhiệm phải phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu.
Việc làm của anh H là hành vi vi phạm khoản 2, Điều 70 và 71 Luật hôn
nhân gia đình 2014.
- Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.
Ví dụ: trưởng thôn bán đất công cho một số cá nhân nhất định.
Ông T là bí thư chi bộ thôn đã tự ý bán đất công của thôn cho 4 hộ gia đình
khác nhằm trục lợi.
Hành vi của ông T là hành vi vi phạm dân sự, tội danh “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ ” theo Điều 356 Bộ luật Hình sự sửa
đổi bổ sung năm 2017.
Ông T là một người có khả năng chịu trách nhiệm, là người đại diện cho
cộng đồng cư dân trong thôn nhưng lại vì lợi ích cá nhân mà vi phạm, dù là
người hiểu luật nhưng vẫn cố tình vi phạm.

3) Vi phạm pháp luật phải là những hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành
vi, tức là xác định lỗi của họ là biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện
hành vi đó. Trạng thái tâm lý đó có thể là cố ý hay vô ý. Nếu một hành vi trái
pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan mà chủ
thể hành vi đó không thể ý thức hoặc lường trước được thì họ không thể bị coi
là có lỗi, và do đó không thể bị coi là vi phạm pháp luật.

Ví dụ:
- Hành vi vi phạm pháp luật do cố ý: A 30 tuổi, A dùng tay sử dụng điện thoại
di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Nhận thấy, anh A là một người hoàn toàn bình thường, hiểu rõ luật giao
thông, có nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; thấy
trước hậu quả của hành vi đó đó có thể xảy ra, nhưng vẫn cố ý gây ra lỗi có
ý thức để mặc hậu quả xảy ra, đã xâm phạm đến quan hệ pháp luật xác lập
và bảo vệ.

- Hành vi vi phạm pháp luật do vô ý: ông P có đặt bẫy điện ở ngoài đồng để
bẫy chuột. Nhưng không may anh Q ra đồng buổi tối và giẫm phải bẫy điện
và bị giật tử vong.

4
Nhận thấy, ông P là một người hoàn toàn bình thường, không cố ý khiến anh
Q tử vong nhưng vì cẩu thả đã không thấy trước hậu quả gây ra cho xã hội
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được.

4) Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm
pháp lý. Trong pháp luật, sự độc lập gánh chịu trách nhiệm pháp lý chỉ quy định
dối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có sự tự do ý
chí, tức là người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của
mình. Vì vậy, những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người
không có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi thực hiện thì vẫn không
bị coi là vi phạm pháp luật.

Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể: là khả năng mà pháp luật quy định
cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến
một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát
triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình
và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc
được công nhận.
Ví dụ:
- Hành vi của chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý: A 20 tuổi, đã đi
làm. A vì có xích mích với B nên muốn dạy cho B một bài học, một hôm A
hẹn B ra chỗ vắng người và dùng gậy đánh B một trận khiến B bị thương
khá nặng, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 20%.
Nhận thấy, A đã đạt độ tuổi trưởng thành về mặt pháp lý, phát triển bình
thường và nhận thức được hành vi cũng như hậu quả của hành vi mình gây
ra nên A có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

- Hành vi của chủ thể không có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý: chị H mắc
bệnh tâm thần, trong lúc các bác sĩ điều trị, chị H dung cốc thủy tinh và gây
thương tích nặng cho một bác sĩ.
Nhận thấy, chị H không có trí tuệ phát triển bình thường và không nhận
thức được hành vi cũng như hậu quả của hành vi mình gây ra nên chị H
không có năng lực trách nhiệm pháp lý.

5
2. Hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật,
được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau:
- Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.
- Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện
- Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.

Như vậy có thể thấy đặc trưng để xác định một hành vi có được coi là hành vi trái
pháp luật hay không chính là “trái pháp luật”. Trái ở đây là sai trái, theo từ điển
tiếng Việt thì sai trái được hiểu là hành vi đi ngược lại với lẽ phải, làm những điều
không đúng đắn, không đúng với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt
Nam.
Trái pháp luật là việc thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật được nhà
nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ghi
nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo quy định tại điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy
định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam gồm có Hiến pháp; Bộ
luật, luật; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên
tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính
phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định
của Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
Một người thực hiện trái với những quy định được quy định trong hệ thống văn
bản pháp luật trên sẽ được coi là hành vi trái pháp luật.
3. Phân việt hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật

Có phải mọi hành vi trái pháp luật đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật? Câu
trả lời là không.

Vi phạm pháp luật được định nghĩa như sau: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành
động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành
vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:

6
- Là hành vi trái pháp luật
- Chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi
- Do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm
pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Hành vi đó xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Như vậy có thể thấy được rằng hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật là hai
khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều
kiện cần để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố có hành vi trái pháp
luật, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật nếu hành vi đó do người có
năng lực hành vi dân sự thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy
định của pháp luật.
Ví dụ:
Hành vi giết người được xác định là hành vi trái pháp luật vì pháp luật cấm người
khác xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người khác.

Tuy nhiên người này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cá nhân đó đủ năng
lực hành vi dân sự, đủ tuổi chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự, từ đủ
16 tuổi trở lên. Có yếu tố lỗi trong khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hành vi trái pháp luật là việc thực hiện trái
với quy định của pháp luật.
Còn vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật kèm thêm các yếu tố về năng lực
chủ thể, độ tuổi, lỗi và xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mới
được xác định là vi phạm pháp luật.

II. Cấu thành của vi phạm pháp luật


- Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. (Mục 2.6.1- Giáo trình
đại cương về nhà nước và pháp luật)
- Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp
luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt chủ thể, mặt khách thể,
mặt chủ quan và khách quan.

7
1. Chủ thể của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi
phạm pháp luật được xem xét đối với từng loại vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi loại
vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2. Khách thể của vi phạm pháp luật

Khách thể của vi phạm pháp luật à những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm
pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp
luật, là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.

3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là lỗi của người vi phạm pháp luật, gồm lỗi,
động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:

- Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hậu
quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành
vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có
ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.
Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý

 Lỗi cố ý gồm:

o Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp
luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu
quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

o Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái
pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được
hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc
cho hậu quả đó xảy ra.

 Lỗi vô ý gồm:

8
o Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu
quả này.

o Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và
có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

- Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt tới khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

4. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó
bao gồm: hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội
gánh chịu và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho
xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm.

Trước hết phải xác định xem vụ việc vừa xảy ra có phải do hành vi của con người
hay không, nếu phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, nếu trái pháp luật thì
trái như thế nào, sự thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần
do hành vi trái pháp luật gây ra.

- Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi
trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những
thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.

- Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội là
việc xác định xem hành vi trái pháp luật có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới sự thiệt hại cho xã hội hay không và sự thiệt hại cho xã hội có phải kết quả
tất yếu của hành vi trái pháp luật hay không, vì thực tế có trường hợp hành vi
trái pháp luật không trực tiếp gây ra sự thiệt hại cho xã hội, mà sự thiệt hại đó
9
do nguyên nhân khác. Ngoài ra con phải xác định: thời gian vi phạm pháp luật
là giờ, ngày, tháng, năm nào. Địa điểm vi phạm pháp luật là ở đâu. Phương tiện
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là gì.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là
giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa
đựng mầm gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó
phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu
của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.

 Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp
luật.

 Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.

 Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện
hành vi trái pháp luật của mình.

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật
luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm
pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng
trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc
phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác
định.

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các
tiêu chí phân loại khác nhau.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật
căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo
tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
- Vi phạm hình sự (tội phạm)
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỷ luật

10
Ví dụ:
1) Vi phạm hình sự: là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh
giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan
đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình
sự.

Ví dụ: Tối ngày 25/10/2021, do mâu thuẫn cá nhân, A (24 tuổi) trong lúc nóng
giận không kiềm chế được đã dùng dao sát hại bố mẹ đẻ và em gái D. Sau khi
gây án, A đã bỏ trốn khỏi hiện trường vụ án bằng xe máy nhãn hiệu Honda
Dream. Mặc dù đã được hàng xóm kịp thời phát hiện và được vào bệnh viện
cấp cứu nhưng 3 nạn nhân xấu số đã không qua khỏi.
A không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, đang làm công nhân ở một công
ty tại địa phương.

Phân tích cấu thành:

- Chủ thể của vi phạm pháp luật: A (24 tuổi) là một công dân có đủ nhận thức
và điều khiển hành vi của mình
- Khách thể của vi phạm pháp luật: Hành vi của A xâm phạm tới quyền được
bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân,
vi phạm đến quan hệ được pháp luật bảo vệ
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
 Lỗi: Hành vi của A là lỗi cố ý gián tiếp. Bởi A là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra. Sau khi gây án, A bỏ
trốn
 Động cơ: A thực hiện hành vi này là do mẫu thuẫn với các thành viên
trong gia đình
 Mục đích: A sát hại bố mẹ và em gái để giải quyết mâu thuẫn của mình,
đây là hành động nhất thời trong lúc nóng giận.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
 Hành vi: việc làm của A (dùng dao sát hại 3 người thân) là hành vi dã
man, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự.
 Hậu quả: gây ra cái chết của 3 người thân và bất bình trong xã hội. Thiệt
hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật.
 Thời gian vi phạm pháp luật: Tối 25/10/2021
 Địa điểm vi phạm pháp luật: Tại nhà A
 Phương tiện vi phạm pháp luật: con dao

11
2) Vi phạm hành chính: là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính
phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là
chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong
Luật xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai
phạm của công ty X.
Theo đó thì công ty X đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp
ra sông A 3 năm từ khi đi vào hoạt động. Hành động này gây ô nhiễm nặng cho
dòng sông A, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng
đến sức khỏe người dân ven song.

Cấu thành vi phạm pháp luật


- Chủ thể vi phạm pháp luật
Công ty X là một công ty thực phẩm, được xây dựng từ năm 2005, là một tổ
chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
- Mặt khách thể của vi phạm pháp luật
Việc làm của công ty X đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi
phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
 Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty X khi thực hiện hành vi này thì
nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu
quả xảy ra.
 Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
 Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông A. Đây là
hành vi trái pháp luật hành chính.
 Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm
thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt
hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty X gây ra trực tiếp và gián
tiếp
 Thời gian: 3 năm
 Địa điểm: sông A
 Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.

12
3) Vi phạm dân sự: là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy
định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp
luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Ví dụ: Nguyễn Văn C (25 tuổi), là sinh viên năm 2 trường Đại học A. Năm
2020, tại một quán Internet, C quen với anh H (Việt Kiều Úc). Năm 2021, anh
H về thăm quê và trú tại huyện B. Đúng lúc này, C không có tiền đóng học phí,
nhiều lần nhà trường nhắc nhở. 1/2/2021, C đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm.
02/02/2021, lợi dụng lúc anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1
chiếc lắc 2 lượng vàng 18K. Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua
một chiếc xe máy.

Phân tích cấu thành:

- Chủ thể của vi phạm pháp luật: Anh C (25 tuổi, sinh viên, không mắc bệnh
về thần kinh) là người đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi
phạm pháp.

- Khách thể của vi phạm pháp luật: Hành vi của anh C đã xâm phạm đến quan
hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
 Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì C nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại do
mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
 Động cơ: không có tiền nộp học phí, nhận thấy anh H là người giàu có
nên C nổi lòng tham.
 Mục đích: trả tiền học phó và sử dụng vào mục đích cá nhân: mu axe
máy

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:


 Hành vi: việc làm của anh C (lấy cắp 2 lượng vàng 18K, bán lấy tiền để
sử dụng theo mục đích riêng) là hành vi vi phạm pháp luật dân sự được
quy định tại Bộ luật dân sự.
 Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy
 Thời gian: 02/02/2021
 Địa điểm: Tại nhà anh H
 Phương tiện: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.

13
4) Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác
lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao
động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức
đó.

Ví dụ: Trần Văn A (sinh viên năm 2, trường Đại học X) nhiều lần bỏ học, quay
cóp trong giờ kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A đã liên tục vi
phạm từ cuối năm 2019 đến tháng 6/2020 và vượt quá giới hạn chấp nhận của
nhà trường.

Cấu thành vi phạm pháp luật


- Mặt chủ thể
Trần Văn A (sinh viên năm 2 trường Đại học X, là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.
- Mặt khách thể
Trần Văn A đã vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường. Đó
là các quy tắc mà A buộc phải thực hiện khi theo học tại trường
- Mặt chủ quan:

 Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, A đã nhìn thấy trước hậu quả xã hội do
hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra.
 Động cơ: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An,
thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.

- Mặt khách quan


 Hành vi: việc làm của A (nhiều lần bỏ học, quay cóp) là hành vi vi phạm
kỷ luật nhà trường.
 Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại
của A và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.
 Thời gian: từ cuối năm 2019 đến tháng 6/2020.
 Địa điểm: trường Đại học X

14
Câu 2: So sánh và nêu mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý và chế tài
của quy phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa?

I. So sánh trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy phạm pháp luật

Trách nhiệm pháp lý Chế tài

Định Là hậu quả bất lợi mà chủ thể Là bộ phận xác định các hình thức
nghĩa pháp luật phải gánh chịu do trách nhiệm pháp lí khi có hành vi
pháp luật quy định về hành vi vi vi phạm với những quy tắc xử sự
phạm pháp luật của mình (hoặc chung được ghi trong phần quy
của người mà mình bảo lãnh định và giả định của quy phạm
hoặc giám hộ). pháp luật.

Chế tài là bộ phận chỉ ra những


biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ
áp dụng đối với chủ thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng quy
tắc xử sự đã được nêu trong phần
giả định của quy phạm.

Đặc 1) Trách nhiệm pháp lý là loại 1) Là công cụ cần thiết để đảm bảo
điểm trách nhiệm do pháp luật quy các chủ thể trong mỗi tình
định, đây là quy định khác huống cần tuân theo những quy
biệt so với các loại trách định của pháp luật.
nhiệm như trách nhiệm tôn 2) Việc áp dụng các chế tài cần căn
giáo, trách nhiệm đạo đức… cứ từng trường hợp cụ thể, phụ
2) Trách nhiệm pháp lý luôn thuộc vào những đặc điểm của
gắn với các biện pháp cưỡng lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.
chế của nhà nước.
3) Chế tài gồm có các hình thức:
3) Chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật phải gánh chịu hậu - Chế tài trừng trị (trong lĩnh
quả, chịu trách nhiệm pháp lý vực hình sự)
trước pháp luật. - Chế tài khôi phục trạng thái
4) Khi có thiệt hại xảy ra mà pháp lý ban đầu (trong lĩnh
được pháp luật quy định thì vực hành chính, dân sự)
phát sinh trách nhiệm pháp - Chế tài bảo vệ và chế tài bảo

15
luật. đảm (trong lĩnh vực hành
chính, kinh tế, dân sự)
- Chế tài vô hiệu hóa.
Những hình thức này được căn cứ
vào tính chất của hành vi phạm
pháp. Mức độ thiệt hại và những
vấn đề khác khi có liên quan đối với
việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp
dụng chế tài

Ý 1) Trách nhiệm pháp lý giúp 1) Chế tài là bộ phận không thể


nghĩa ngăn ngừa, giáo dục và cải thiếu trong một quy phạm pháp
tạo những hành vi vi phạm luật, nhằm đảm bảo tính nghiêm
pháp luật, chủ thể phải chịu minh của pháp luật và trật tự an
hậu quả về trách nhiệm hình toàn xã hội.
sự, trách nhiệm dân sự, trách 2) Là bộ phận bảo đảm trong thực
nhiệm hành chính, trách tế tính cưỡng chế của pháp luật.
nhiệm kỉ luật trước pháp luật. 3) Chế tài thể hiện thái độ của Nhà
nước đối với những hành vi vi
2) Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo phạm pháp luật, có tác dụng
dục mọi người có ý thức tôn phòng ngừa giáo dục để đảm
trọng, chấp hành đúng theo bảo việc tuân thủ pháp luật, góp
quy định pháp luật. phần thực hiện mục đích của
Nhà nước trong mọi lĩnh vực,
3) Từ những quy định của pháp trong từng giai đoạn cụ thể.
luật về trách nhiệm pháp lý,
mọi người dân có lòng tin và
tin tưởng pháp luật.

Phân 1) Trách nhiệm hình sự: 1) Chế tài hành chính:


loại
- Loại trách nhiệm nghiêm - Tập trung thể hiện qua các hình
khắc nhất do toà án áp dụng thức xử lý vi phạm hành chính
đối với người phạm lội. và các hình thức trách nhiệm kỷ
- Trách nhiệm hình sự là một luật đối với cán bộ, công chức.
dạng trách nhiệm pháp lí, bao Các hình thức xử lý vi phạm
gồm: nghĩa vụ phải chịu sự hành chính bao gồm:
tác động của hoạt động truy
 Các hình thức xử phạt vi
cứu trách nhiệm hình sự, chịu
16
bị kết tội, chịu biện pháp phạm hành chính áp dụng đối
cưỡng chế của trách nhiệm với các cá nhân, tổ chức có
hình sự (hình phạt, biện pháp hành vi cố ý hoặc vô ý vi
tư pháp) và chịu mang án phạm các quy định của pháp
tích. luật về quản lý nhà nước mà
- Trách nhiệm hình sự gồm có: không phải là một tội phạm
cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo và theo quy định của pháp
không giam giữ, tù có thời luật phải bị xử phạt hành
hạn, tù chung thân, tử hình. chính.
Ngoài các hình phạt trên còn  Các biện pháp xử lý hành
có thể áp dụng một hoặc chính khác áp dụng đối với
nhiều hình phạt bổ sung như các cá nhân có hành vi vi
cấm đảm nhiệm những chức phạm pháp luật về an ninh,
vụ, làm những nghề hoặc trật tự, an toàn xã hội nhưng
công việc nhất định; cấm cư chưa đến mức truy cứu trách
trú; quản chế; tước một số nhiệm hình sự được quy định
quyền công dân, tước danh trong Điều 22 Pháp lệnh xử
hiệu quân nhân, tịch thu tài lý vi phạm hành chính.
sẵn; phạt tiền khi không áp  Các biện pháp ngăn chặn vi
dụng là hình phạt chính. phạm hành chính và đảm bảo
2) Trách nhiệm dân sự: việc xử phạt vi phạm hành
chính
- Loại trách nhiệm pháp
lí do toà án áp dụng đối - Một nội dung khác của chế tài
với cá nhân, tổ chức có hành chính là các hình thức xử lý
hành vi vi phạm pháp kỷ luật đối với cán bộ, công chức
luật dân sự. nhà nước khi thực hành công vụ,
- Trách nhiệm dân sự nhiệm vụ theo quy định của Luật
bao gồm buộc xin lỗi, cán bộ, công chức.
cải chính công khai, 2) Chế tài dân sự là các biện pháp
buộc thực hiện nghĩa tác động đến tài sản, hoặc nhân
vụ dân sự; buộc bổi than của một bên đã gây ra thiệt
thường thiệt hại, phạt hại, trả lại tài sản đã bị xâm
vi phạm. phạm, hủy bỏ một xử sự không
3) Trách nhiệm hành chính đúng.
3) Chế tài hình sự áp djng đối với
- Là loại trách nhiệm pháp những hành vi nguy hiểm cho xã
lí do các cơ quan nhà nước hội bị coi là tội phạm. Chê stafi
áp dụng đối với chủ thể vi hình sự thường được gọi là hình
phạm pháp luật hành phạt. Các loại hình phạt bao gồm
17
chính. hình phạt chính và hình phạt bổ
- Trách nhiệm pháp lí hành sung được quy định trong Điều
chính gồm khiển trách, 28 Bộ Luật hình sự. Chỉ có Tòa
cảnh cáo, phạt tiền, cách án mới có thẩm quyền áp dụng
chức, buộc thôi việc.... một chế tài hình sự.
4) Chế tài Kỷ luật là loại chế tài mà
4) Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là
người sử dụng lao động áp dụng
loại trách nhiệm do thủ
đối với người lao động mà họ
trưởng cơ quan, tổ chức áp
thuê mướn, sử dụng theo hợp
dụng đối với cán bộ, công
đồng lao động khi người lao
chức, viên chức, công nhân
động vi phạm kỷ luật lao động,
của cơ quan, tổ chức mình
nội quy lao động. Chế tài kỷ luật
khi họ vi phạm kỉ luật lao
trước hét được áp dụng trong các
động.
doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế cũng nhưu ở những nơi
có thuê mướn, sử dụng lao động
theo chế độ hợp đồng. Các chế
tài kỷ luật bao gồm các hình thức
kỷ luật và chế độ trách nhiệm vật
chất được quy định trong các
Điều 84,89 và 90 của Bộ Luật
Lao động.

II. Mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy phạm pháp luật
- Chế tài của quy phạm pháp luật là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm
pháp lí khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong
phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế Nhà nước, với việc áp dụng
chế tài do pháp luật quy định.
- Trách nhiệm pháp lý bắt buộc chủ thể phải gánh chịu hậu quả cũng như thiệt
hại do bản thân gây ra về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy
phạm pháp luật quy định.
- Chế tài là sự hợp pháp hóa hình thức trách nghiệm pháp lý dưới dạng quy định
của luật.

18
Ví dụ về chế tài:
Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước
tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý:

- Trách nhiệm hình sự: Nam vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang nên Nam
phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm dân sự: Hà lái xe không để ý đã đâm đổ bờ tưởng của ủy ban xã,
Hà phải chịu trách nhiệm dân sự và khắc phục hậu quả.
- Trách nhiệm hành chính: Hùng đi xe máy bị công an yêu cầu dừng lại kiếm tra.
Đo nồng độ cồn Hùng vượt quá mức quy định nên phải xử phạt theo quy định
của pháp luật.
- Trách nhiệm kỉ luật: Kì thi kiểm tra cuối năm, Hoa quay tài liệu bị giám thị bắt
gặp, Hoa buộc phải nhận kỉ luật là hủy bài thi và nhận điểm 0.

Nguồn tham khảo


1. Chương 2: Đại cương về Pháp luật - Giáo trình Đại cương về Nhà nước và
Pháp luật – Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 2017

19
2. Hành vi trái pháp luật là gì?
https://luathoangphi.vn/hanh-vi-trai-phap-luat-la-gi/
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-
ly.htm
4. Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, lấy ví dụ?
https://luatduonggia.vn/phan-tich-cac-yeu-to-cau-thanh-cua-vi-pham-phap-
luat-lay-vi-du/
5. Trách nhiệm pháp lý là gì? Quy định về trách nhiệm pháp lý
https://luatminhkhue.vn/trach-nhiem-phap-ly-la-gi---quy-dinh-ve-trach-nhie-
phap-ly.aspx?fbclid=IwAR2jGkJDOg_Wz81WREVDB-
rMl5_Ks4eL3YqlCLQZcLfumNlG6KjQVaLjkMw
6. Chế tài là gì? Cho ví dụ về chế tài? Nguồn gốc, ý nghĩa của chế tài?
https://luatminhkhue.vn/che-tai-la-gi---khai-niem-che-tai-duoc-hieu-nhu-the-
nao-theo-quy-dinh-phap-luat.aspx?
fbclid=IwAR2jGkJDOg_Wz81WREVDB-
rMl5_Ks4eL3YqlCLQZcLfumNlG6KjQVaLjkMw

20

You might also like