You are on page 1of 7

Đề bài:

Điệp là một nhân viên mới nhận vào Công ty MNC. Trong dự án đầu tiên mà
anh ấy tham gia, kết quả rất tồi tệ. Điều này khiến Điệp rất buồn nhưng anh ấy
vẫn lạc quan. Tuy nhiên một đồng nghiệp làm cùng dự án với Điệp đã nói với
anh ấy rằng với kinh nghiệm 6 năm làm tại Công ty, anh thấy đây là một khởi
đầu tệ hại. Và anh ấy sẽ không thể làm được gì ở Công ty này. Điệp nhận thấy
lời chia sẻ này quả thật đúng và dường như không còn năng lượng để làm việc.

Đây là ví dụ về quá trình tâm lý xã hội nào trong tập thể?


Hãy phân tích ảnh hưởng của hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể này và hậu
quả của nó và đưa ra cách giải quyết.

Bài làm:
Bố cục các em sắp xếp logic như sau

I. Lý thuyết
1.Cơ sở lý thuyết về các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể
1.1.Khái niệm
Hiện tượng TLXH là sự biểu hiện tâm lý thống nhất của các thành viên
trong một nhóm xã hội nào đó trước những tác động của hoàn cảnh sống.
Nó định hướng, điều khiển, điều chỉnh sự hoạt động cùng nhau của các
thành viên trong nhóm xã hội. Hiện tượng TLXH lúc đầu chỉ biểu hiện ở
một vài người, nhưng qua mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành
viên, nên từ tâm trạng cá nhân sẽ dần lây lan thành tâm trạng chung cả
nhóm.
1.2.Phân loại các hiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hội bao gồm:
 Các thuộc tính tâm lý xã hội vốn có trong các nhóm xã hội như nhu
cầu, lợi ích, động cơ, tình cảm xã hội, niềm tin, truyền thống, tính bản
vị nhóm, định hướng giá trị..
 Các trạng thái tâm lý xã hội như bầu không khí tâm lý, tâm trạng xã
hội, định kiến…
 Các quá trình tâm lý xã hội như giao tiếp, đồng nhất hóa, thích nhi, biệt
lập hóa, tự biểu hiện, lây lan tâm lý, dung hợp, bắt chước, xung đột tâm
lý, áp lực nhóm…
1.3.Các quá trình tâm lý xã hội trong tổ chức
 Giao tiếp: là quá trình tâm lý xã hội phổ biến và quan trọng. Nhờ giao
tiếp mà các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh, vận hành và phát triển.
Giao tiếp nhân sự là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa

1
con người với con người, nhằm đạt tới sự phối hợp hành động hành vi
phù hợp chuẩn mực xã hội, thông qua trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội, cūng như kỹ nǎng, kỹ
xảo nghề nghiệp.
 Ám thị: Tác động tâm lý trong giao tiep sử dụng Ám thị
(Suggestion),bao gồm gợi ý và thuyết phục, Ám thị là tác động tâm lý
tới cá nhân hoặc nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà
không có sự phê phán. Trong quá trình giao tiếp, ám thị là 1 thành tố, 1
dạng giao tiếp dǎc biêt. Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể
là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (nét mặt, điệu bộ…) . dựa theo phương
thức tác động lên tâm lý,có thể chia thành ám thị trực tiếp và ám thị
gián tiếp.
 Bắt chước và lây lan tâm lý: Những quá trình tâm lý thường xuất hiện
trong quá trình giao tiếp.
 Bắt chước là quá trình phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn vốn phù
hợp với một nghề nghiệp, loại hình công việc, với bối cảnh nơi công
việc được diễn ra, vào trong hành vi, suy nghĩ, tình cảm của người lao
động. Bắt chước có thể vô thức hoặc có chủ ý, giúp người lao động
thích nghi với chuẩn mực và giá trị, yêu cầu nhiệm vụ đang chiếm ưu
thế hoặc được quy định trong nhóm/tập thể.
 Lây lan tâm lý xuất hiện khi một cá nhân hay nhóm dễ dàng chịu tác
động cảm xúc của một cá nhân hay nhóm khác trước sự việc, hiện
tượng xảy ra xung quanh,tại hoǎc bên ngoài nơi làm việc, trong điều
kiện tiếp xúc giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự truyền bá tâm lý
nhóm là quá trình lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác
trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Nó diễn ra theo cơ chế
bắt chước lẫn nhau (lan truyền tâm lý). Có hai phương án là phương
án dao động dần như lan truyền mốt mới và phương án phản ứng ngay
là sự thay đổi tâm lý khi có tác động mạnh mẽ về tình cảm.
 Đàm phán: Hầu như các thỏa thuận cơ bản khi đang trong một mối
quan hệ chặt chẽ, hoặc khi ra quyết định theo nhóm, hoặc các hình thức
hợp tác tập thể khác thường là kết quả của một số loại thương lượng
đàm phán giữa các cá nhân và các nhóm có câu trúc nội bộ khác
nhau,để đạt được thỏa thuận về việc phân phối các nguồn lực khan
hiếm, công việc, các thủ tục, các sự kiện, hoặc 1 số quan điểm hoặc
niêm tin (Pruitt, 1981). Ðàm phán xảy ra ở tất cả các cấp độ tổ chức,
giữa các cá nhân,nhóm nhǎm giải quyết các điều kiện của việc sáp
nhập tổ chức, giữa người lao động và người quản lý, giữa nhân viên
bán hàng và khách hàng.
1.4.Quá trình tâm lý xã hội - Bắt chước và lây lan tâm lý
2
Có thể thấy ban đầu khi mới vào làm việc, Điệp có 1 thái độ rất hăng
say làm việc, lạc quan về công việc mới. Tuy nhiên sau khi Điệp dễ dàng
bị lây lan tâm lý tiêu cực qua đồng nghiệp có kinh nghiệm 6 năm làm việc
Điệp đã trải qua một quá trình lây lan tâm lý tiêu cực. Lời nhận xét tiêu
cực này đã tạo nên một mô hình hoặc mẫu lấy làm gương mà Điệp đã bắt
đầu bắt chước. Lời nhận xét tiêu cực đã bị bắt chước (lây lan tâm lý) tạo ra
một tâm trạng tiêu cực trong Điệp. Anh ta đã bắt đầu bị tác động bởi quan
điểm này và mất niềm tin vào khả năng của mình. Lây lan tâm lý tiêu cực
đã ảnh hưởng đến tư duy của Điệp. Anh ta đã bắt đầu nhìn nhận khái niệm
rất tiêu cực về bản thân và tương lai của mình trong công ty. Mức độ lây
lan tâm lý được truyền đi lớn vì đồng nghiệp của Điệp là người có kinh
nghiệm lâu năm trong công ty điều đó làm tâm trạng tiêu cực dễ lây lan
đến Điệp hơn. Cơ chế lây lan là phương án phản ứng ngay đó là sự thay
đổi tâm lý tích cực sang tiêu cực 1 cách nhanh chóng tác động mạnh mẽ từ
lời nhận xét, đánh giá của đồng nghiệp có kinh nghiệm.

2. Phân tích tình huống


Điệp là một nhân viên mới tại Công ty MNC. Trong dự án đầu tiên mà anh
tham gia, kết quả rất tồi tệ. Anh buồn và lạc quan ban đầu, nhưng sau đó
một đồng nghiệp có kinh nghiệm 6 năm làm việc tại công ty nói rằng Điệp
đã có một khởi đầu tệ hại và không thể làm được gì ở công ty này. Điệp
bắt đầu mất năng lượng và tự ty tin trong công việc.
2.1.Tóm tắt tình huống
Mâu thuẫn ở đây nằm ở cách Điệp đối phó với sự thất bại trong dự án
đầu tiên và cách đồng nghiệp thể hiện sự động viên hoặc thất vọng về
tương lai của Điệp.
 Điểm cốt lõi:
Điệp đã trải qua sự thất bại trong dự án đầu tiên và cảm thấy buồn bãi.
Điệp ban đầu lạc quan và có tinh thần, nhưng sau đó, bị ảnh hưởng bởi lời
nhận xét tiêu cực của đồng nghiệp có kinh nghiệm. Điệp đã mất năng
lượng và mất đi sự tự tin trong công việc.
 Mâu thuẫn:
Mâu thuẫn nằm ở cách Điệp đối phó với thất bại và cách đồng nghiệp
giao tiếp với Điệp. Điệp ban đầu lạc quan, nhưng bị lời đánh giá tiêu cực
của đồng nghiệp ảnh hưởng mạnh đến tinh thần của anh ta, khiến anh ta
mất tự tin và năng lượng. Mâu thuẫn nảy sinh khi Điệp cảm thấy lời nhận
xét này là đúng.
II. Phân tích Tình huống
2.2.Phân tích tình huống
2.2.1.Bắt chước
3
Tình huống trên có thể liên quan đến hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể
gọi là "bắt chước và lây lan tâm lý". Định nghĩa về bắt chước đã được cung cấp
trong câu hỏi, và trong trường hợp này, Điệp đang bắt chước theo hành vi và
quan điểm của đồng nghiệp có kinh nghiệm 6 năm trong Công ty khi thấy kết
quả dự án đầu tiên không tốt.
 Ảnh hưởng của hiện tượng tâm lý xã hội bắt chước trong tập thể này có thể
là:
 Tạo áp lực tâm lý : Điệp cảm thấy áp lực khi nghe lời khuyên và quan điểm
của đồng nghiệp kinh nghiệm, và điều này có thể dẫn đến tâm lý không thoải
mái, lo lắng và tự ti.
 Giảm tự tin: Điệp có thể mất tự tin vào khả năng của mình và tin rằng anh ấy
không đủ giỏi để thích nghi với công việc tại Công ty MNC.
 Gây ra sự thay đổi tiêu cực trong hành vi và tư duy : Điệp đã thể hiện sự bi
quan và mất năng lượng để làm việc sau khi nghe lời khuyên tiêu cực từ đồng
nghiệp.
 Tạo ra sự tiêu cực trong tập thể : Nếu nhiều người trong tập thể bắt chước
những quan điểm tiêu cực, điều này có thể làm cho tập thể trở nên thiếu sự
lạc quan, gây ra sự thất bại trong dự án và làm suy yếu tinh thần làm việc.
2.2.2.Lây lan tâm lý
Lời nhận xét của đồng nghiệp có thể lây lan tâm lý tiêu cực cho Điệp. Anh
có thể bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình và tương lai trong công ty. Sự không
chắc chắn và lo lắng có thể lan tỏa sang mọi khía cạnh của cuộc sống và công
việc của Điệp.
=> Điệp có thể mất động lực và tự tin trong công việc. Sự nghi ngờ về bản
thân có thể dẫn đến hiệu suất làm việc kém, làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
 Sự lây lan tâm lý trong tập thể này:
 Cơ chế bùng nổ: Trong tình huống này, Điệp đang trong trạng thái buồn và
thất vọng về kết quả của dự án đầu tiên anh ấy tham gia tại công ty. Chính vì
thế, sự lây lan tâm lý từ đồng nghiệp đã diễn ra theo cơ thế bùng nổ, sự lan
truyền tâm lý rất nhanh và đột ngột, khiến Điệp ngay lập tức đón nhận và bị
ảnh hưởng nghiêm trọng => Mức độ lây lan tâm lý tăng cao, tỷ lệ thuận với
cường độ cảm xúc tiêu cực được lan truyền. Mức độ lây lan tâm lý càng cao,
Điệp càng tiêu cực và thêm áp lực, thất vọng về bản thân, khiến Điệp nghi
ngờ bản thân và không còn năng lượng để tiếp tục cố gắng trong công việc.
 Lây lan tâm lý tiêu cực tới nhóm làm việc
 Trong tình huống này, lây lan tâm lý hoàn toàn có thể diễn ra trong cả nhóm
dự án. Cảm xúc tiêu cực và thất vọng sẽ không chỉ dừng ở việc lan truyền từ
đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm tới nhân viên mới là Điệp mà có thể lan
truyền cho tất cả mọi người trong dự án.

4
 Năng suất làm việc của Điệp có thể suy giảm trầm trọng, khiến Điệp càng
thất vọng và nghi ngờ bản thân hơn. Từ đó ảnh hưởng tới tâm lý của mỗi
người trong nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ trở nên tiêu cực và nghi ngờ
về khả năng của bản thân và của những người khác, việc này sẽ ảnh hưởng
lớn tới năng suất làm việc của cả nhóm, tiến độ công việc chung.
 Quản lý sẽ nhận thấy và đánh giá tiêu cực về năng lực làm việc của Điệp và
Điệp không thể tiếp tục làm việc ở công ty, khiến cho nhóm và công ty thiếu
nhân sự và mất thêm thời gian, chi phí để tuyển mới nhân sự
 Làm yếu đi mối quan hệ xã hội
 Lây lan tâm lý tiêu cực có thể làm yếu mối quan hệ xã hội trong công ty. Nếu
nhiều người bắt đầu nghi ngờ về khả năng của công ty hoặc khả năng của
nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung và tạo ra một
môi trường không khả quan.
 Nếu mọi người trở nên bi quan và không tin tưởng vào khả năng của nhau, sự
hợp tác giữa các bộ phận và các dự án có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 Hiệu ứng tiêu cực kéo dài
 Nếu tâm lý tiêu cực lan tỏa mạnh mẽ, nó có thể tạo ra một chuỗi tiêu cực kéo
dài trong công ty. Điều này có thể làm cho mọi người mất niềm tin vào tương
lai của công ty và dự án, dẫn đến thất bại tiếp theo.
 Hiệu ứng tiêu cực này có thể kéo dài trong thời gian dài và làm giảm hiệu
suất và sự phát triển của công ty.
3. Hậu quả
 Đối với Điệp
Hiện tượng bắt chước và lây lan tâm lý đã khiến Điệp cảm thấy bản thân mất
tự và năng lực trong công việc, mất đi sự lạc quan ban đầu.
 Điều này dẫn đến chắc chắn năng suất làm việc của anh không hiệu quả. Chắc
chắn khi năng suất lao động của Điệp không hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới năng
suất lao.
 Bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong công việc : Việc thiếu tự tin dẫn đến sự rụt
rè, không dám tiếp nhận và nắm bắt cơ hội khi được đề bạt hoặc giao cho
những nhiệm vụ quan trọng khác => Khó thăng tiến trong công việc
 Nếu ở trong trạng thái này lâu, Điệp có thể mắc đến những nguy cơ liên quan
đến stress, vấn đề tâm lý, căng thẳng kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của anh. Điều này cũng có thể dẫn đến những trường hợp đáng
tiếc như tự tử vì quá áp lực.
 Đối với tập thể
Hành vi bắt chước và lây lan tâm lý có thể có những ảnh hưởng đến chính
tập thể như sau:
 Điệp cũng có thể quyết định nghỉ việc và không gắn bó với công ty. Điều này
là cực kỳ đáng tiếc bởi có thể Điệp là nhân viên tiềm năng, có kinh nghiệm
5
tuy nhiên vì mới vào làm, chưa quen với môi trường mới dẫn đến sai sót. Lúc
này công ty có thể đánh mất một nhân viên giỏi và nhiệt huyết trong công
việc
 Những nhân viên khác sau khi thấy Điệp có những biểu hiện như vậy chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là hậu quả của cơ chế lây lan tâm lý theo
chiều hướng xấu. Có thể tổ đội làm việc của Điệp sẽ mất năng lượng, không
còn hứng thú làm việc dẫn đến năng suất lao động kém
 Người đồng nghiệp đã chê trách Điệp có thể có những lời nói chê trách những
đồng nghiệp khác, điều này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý như
khi xảy ra với Điệp => Tạo thành một vòng lặp, hiệu ứng lây lan tâm lý tiêu
cực bùng phát mạnh mẽ ảnh hưởng đến năng suất chung của công ty
 Đối với xã hội:
 Yếu tố bắt chước và lây lan tâm lý có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã
hội. Những cá nhân này có thể bị ảnh hưởng sự tiêu cực từ những cá nhân
khác gây ra vấn đề tâm lý tiêu cực khác như: Vô cảm, không đứng về phía
người khác để thấu hiểu, mất niềm tin lẫn nhau.
 Nếu xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những người như Điệp, thiếu tự tin, lạc
quan vào cuộc sống, công việc thì sẽ khó có thể phát triển được.
4. Giải pháp
 Tạo môi trường tích cực: Khuyến khích tinh thần lạc quan, hỗ trợ tinh thần, và
sự hợp tác trong nhóm làm việc. Tạo điều kiện để mọi người cảm thấy tự tin và
có động lực để cải thiện tình hình
 Làm chủ suy nghĩ: Suy nghĩ sự việc theo chiều hướng tích cực, coi lời nói của
đồng nghiệp là một động lực để cố gắng hơn nữa
 Đánh giá công bằng: Đảm bảo rằng việc đánh giá hiệu suất và dự án được thực
hiện một cách công bằng và không bị ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu cực
 Làm việc theo tổ đội, nhóm: Tạo cơ hội để mọi người làm việc cùng nhau để
giải quyết các vấn đề và cải thiện tình hình, thúc đẩy tinh thần làm việc đồng đội
 Tìm lời khuyên từ nhiều nguồn: Điệp nên lắng nghe nhiều người có kinh
nghiệm khác, không chỉ người đồng nghiệp đánh giá tiêu cực. Điều này có thể
giúp anh ấy có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình.
 Tự đặt mục tiêu và học hỏi: Điệp cần đặt ra mục tiêu cụ thể và dùng kết quả dự
án đầu tiên như là một trải nghiệm học hỏi. Anh ấy có thể xem xét những sai sót
và cải thiện trong tương lai.
 Tìm kiếm hỗ trợ tinh thần: Điệp nên nói chuyện với người thân hoặc một người
tư vấn tâm lý để giúp anh ấy vượt qua sự không tự tin và lo lắng.
 Giữ lấy tinh thần lạc quan: Điệp nên tập trung vào việc cải thiện và phát triển
bản thân thay vì bắt chước quan điểm tiêu cực từ người khác. Điều quan trọng là
duy trì lạc quan và kiên nhẫn trong việc hoàn thiện kỹ năng và công việc của
mình.
6
=> Việc giữ lấy tinh thần tích cực và đặt mục tiêu cụ thể có thể giúp Điệp vượt
qua tình huống này và trở thành một nhân viên hiệu quả trong Công ty MNC.

You might also like