You are on page 1of 3

1) Nhận thức là j, các yto ảnh hg đến nhận thức

Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân sắp xếp và lí giải những ấn tượng
cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống thực tế cụ thể.

Nhiều nghiên cứu về nhận thức cho thấy các cá nhân khác nhau có thể nhìn
nhận và hiểu một vấn đề theo nhiều cách khác nhau.

Thực tế là không ai nhìn thấy được hiện thực. Chúng ta chỉ diễn giải những gì
chúng ta nhìn thấy và gọi nó là hiện thực.

- Các yếu tố ảnh hg đến nhận thức

đặc điểm của chủ thể nhận thức

đặc điểm của đối tượng được nhận thức

môi trường và tình huống cụ thể cũng ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân

2) Mô hình 5 tính cách lớn


 Tính hướng ngoại: dễ hội nhập, hay nói và quyết đoán
 Tính hoà đồng: hợp tác và tin cậy
 Tính chu toàn: trách nhiệm, cố chấp và định hướng thành tích
 Tính ổn định tình cảm: bình tĩnh, nhiệt tình, tích cực, chắc chắn (tích cực)
đến căng thẳng, hay lo lắng, chán nản và không chắc chắn (tiêu cực)
 Tính cởi mở: có óc tưởng tượng, nhạy cảm về nghệ thuật và có tri thức

Mục đích của việc đánh giá 5 tính cách 

 dùng để xác định nhiệm vụ phùhợp với bạn nhất

Cho tuyển dụng: Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra để giúp xác định chính x
ác khả năng của ứngviên sẽ phù hợp với vị trí cụ thể nào và văn hóa của tổ chứ
c hay không. 

mô hình Big Five còn có thể giúp nhân viên và quản lý của mình hiểu rõ hơn về
vai trò và vị trí của nhau, giúp mọi người có thể hợp tác để làm việc hiệu quả
hơn. 

3) Xung đột chức năng và phi chức năng


Xung đột chức năng: là sự đối đầu giữa 2 phía có ảnh hưởng tích cực đến việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Những xung đột chức năng có thể dẫn tới việc
khám phá ra những cách thức hiệu quả hơn trong việc xây dựng cấu trúc tổ
chức, nhận dạng tốt hơn những thay đổi chiến lược cần thiết cho sự tồn tại, và
phát triển của tổ chức. (kích thích sự hiểu biết và thi đua với nhau)

Xung đột phi chức năng: là sự đối đầu giữa 2 phía mà kết cục làm cản trở việc
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ. Trong phần lớn các tổ chức, những cuộcxung
đột thường xảy ra nhiều hơn mức độ mong muốn, vì thế việc thực hiện nhiệm
vụ sẽ trở nên hoàn thiện nếu mức độ xung đột giảm. Khi xung đột trở nên quá
nhiều và căng thẳng thì các nhà quản lý phải cố gắng để loại trừ loại xung đột
này

4) Tính liên kết nhóm ảnh hưởng thế nào đến hành vi cá nhân

Tính liên kết nhóm là mức độ mà các thành viên gắn kết với nhau. Tính liên kết
ảnh hưởng đến năng suất của nhóm.
Mối quan hệ giữa tính liên kết và năng suất nhóm phụ thuộc vào các chuẩn
mực mà nhóm đã đưa ra. Tính liên kết của nhóm càng cao thì các thành viên
càng tuân theo các mục tiêu của nhóm. 

Biện pháp tăng tính liên kết


Để tăng tính liên kết nhóm các nhà quản lý có thể sử dụng các biện pháp sau
đây:
- Giảm qui mô nhóm;
- Khuyến khích các thành viên đồng tình ủng hộ các mục tiêu nhóm;
- Tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở bên nhau (trong công việc
cũng như trong cuộc sống);
- Tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là thành viên trong nhóm; 
- Thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác;
- Trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải cho các thành viên..

5) Văn hoá tổ chức là j

“Văn hoá tổ chức có thể được coi là một hệ thống các giá trị cốt lõi, mục
tiêu, thái độ và phong cách làm việc được chia sẻ xuyên suốt trong tổ chức
tạo ra một nhận diện riêng của tổ chức đó.”
Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố
– Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty,
tập san nội bộ, các hoạt động truyền thông,…

– Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người
trong tổ chức.

You might also like