You are on page 1of 31

Bài 5

Cơ sở hành vi của
nhóm

ThS. Nguyễn Thanh Hương


Huong.nguyenthanh4@hust.edu.vn
2 Mục tiêu

Sau khi học bài này, học viên cần:


• Hiểu được định nghĩa về nhóm và vì sao phải
hình thành nhóm trong tổ chức
• Nhận dạng và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi của nhóm
• Hiểu được phương pháp ra quyết định nhóm:
nguyên tắc, đặc điểm, và áp dụng được các kỹ
thuật ra quyết định nhóm
3 Nội dung

• Nhóm và lý do hình thành nhóm


• Mô hình làm việc nhóm
• Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong
nhóm
• Ra quyết định nhóm
5.1. Khái niệm, vai trò của
làm việc theo nhóm

1. Tại sao lại phải làm việc theo nhóm?


2. Làm việc theo nhóm có lợi gì và bất lợi
gì?
1. Tại sao lại phải làm việc
theo nhóm?

Nhiều công việc phức


tạp, đòi hỏi nhiều kỹ
năng, kiến thức khác
nhau, một người không
thể tự giải quyết được
và cần phải có sự góp
sức, trí tuệ của một tập
thể.
Làm việc theo nhóm
sẽ có lợi gì?
Làm việc theo nhóm có
điểm gì bất lợi?
5 Lý do hình thành nhóm

Đối với tổ chức:

Đối với cá nhân:


Làm việc theo nhóm là gì?

❑Là một nhóm người


cùng tập trung, gắn
bó và làm việc cùng
nhau để cùng đạt
được một mục đích
chung.
4 Khái niệm và phân loại
• Định nghĩa NHÓM
– Hai hay nhiều cá nhân có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau để
đạt được các mục tiêu cụ thể
– Các nhóm tồn tại để cùng hoàn thành những mục tiêu do tổ chức đặt
ra
Phân loại nhóm
6 Mô hình hành vi nhóm

Các Công
nguồn việc
lực của của
Các yếu tố thành nhóm
Quá
bên ngoài viên
trình Kết quả làm
ảnh hưởng nhóm
của việc và sự hài
đến nhóm
nhóm lòng
Cấu trúc
nhóm
5.2. Các yếu tố nguồn lực của
8 nhóm
9 Các yếu tố nguồn lực
của nhóm
Đặc tính cá nhân:
- Người có tính xã hội, cởi mở, linh động và
sáng tạo sẽ có mối quan hệ tích cực đến
năng suất, tinh thần làm việc và độ vững
chắc của nhóm
- Người có tính độc đoán, thích thống trị và
không thích tuân theo những quy định sẽ
làm giảm năng suất, tinh thần và độ vững
chắc này.
10Cấu trúc của nhóm

- Người lãnh đạo chính thức


- Vai trò của cá nhân
- Chuẩn mực nhóm
- Địa vị cá nhân trong nhóm
- Quy mô nhóm
- Thành phần nhóm
- Tính liên kết
Các vai trò chính trong nhóm

• Người lãnh đạo - Leader


• Người tư duy - Thinker
• Người hành động - Doer
• Người quan tâm - Carer
5.3. Các giai đoạn phát triển
của nhóm

• FORMING (Hình thành)


• STORMING (Bão tố)
• NORMING (Vào quy củ)
• PERFORMING (Thực hiện)
Các giai đoạn phát triển của nhóm
Forming Storming Norming Performing
Hình thành
• Nhóm được tập trung và hình thành
• Trao đổi thông tin trong nhóm, những
nguyên tắc và phương pháp làm việc chưa
được thành lập và thống nhất
Bão tố
• Sau khi hình thành các quan hệ hình
thức, các thành viên sẽ phát triển
một cách tự phát, không tổ chức,
muốn chứng tỏ cái “Tôi” và thường
xuyên tranh giành và tạo ảnh hưởng
của mình lên người khác, thậm chí
mất đoàn kết, “chiến tranh” “nóng và
lạnh”
Vào quy củ
• Bắt đầu hình thành những đường dẫn
cơ bản về hệ thống, quy trình và tổ
chức công việc, cơ sở cho những
quyết định căn bản và người chịu
trách nhiệm.
Thực hiện
• Cuối cùng nhóm trở nên rất thống nhất và
tạo ra được sự liên thông, hiểu được sự
liên thuộc và giá trị của cá nhân với đội,
của đội với cá nhân. Tích hợp được sức
mạnh của cả nhóm!
Lưu ý
• BẤT KỲ GIAI ĐOẠN NÀO CỦA QUÁ TRÌNH
CŨNG CÓ THỂ VỀ GIAI ĐOẠN FORMING

• GIAI ĐOẠN FORMING HÌNH THÀNH NGAY KHI


CÓ 1 THÀNH VIÊN MỚI THAM GIA HAY CÓ SỰ
XÁO TRỘN NHÂN SỰ TRONG TỔ CHỨC.

• TUỲ NĂNG LỰC TỪNG THÀNH VIÊN VÀ CỦA


CẢ NHÓM MÀ NHÓM SỚM PHÁT TRIỂN,
VƯỢT CÁC GIAI ĐOẠN NHANH HAY CHẬM
5.4. Các yếu tố tạo nên một nhóm
làm việc hiệu quả
Ra quyết định cá nhân vs.
Nhóm

Đặc điểm Ra quyết định cá nhân Ra quyết định nhóm


Ưu điểm

Nhược điểm
12 Ra quyết định nhóm

• Động não (brainstorming):


– khắc phục áp lực tuân thủ trong nhóm
– Liên quan đến quy trình tập hợp ý kiến của
thành viên trong nhóm
Nguyên tắc: lãnh đạo trình bày vấn đề một cách
rõ ràng, đảm bảo các thành viên đều hiểu; với
một khoảng thời gian cho trước, các thành
viên nêu ra càng nhiều ý kiến càng tốt, không
ai được phê phán và tất cả các ý kiến nêu ra
đều được ghi lại để sau đó bàn luận và phân
tích
13 Ra quyết định nhóm

• Động não (brainstorming):


Quy trình:
- Tập hợp một nhóm
- Thông báo rõ vấn đề và mục đích cần đạt được
- Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến một cách tự do
- Các ý tưởng đều được tôn trọng và ghi chép lại
- Xem xét để lựa chọn ý tưởng khả thi và thực hiện
Đặc điểm:
- Số lượng các ý tưởng quan trọng hơn chất lượng các ý tưởng
- Không được phép phê pháp khi người khác đưa ra ý kiến
- Những ý tưởng mới lạ phải được khuyến khích
- Ý kiến mới có thể được phát triển trên cơ sở ý kiến trước
- Khuyến khích mọi người tham gia chứ không bắt buộc
14 Ra quyết định nhóm

• Nhóm định danh:


– Hạn chế sự thảo luận trong quá trình ra quyết định
– Các thành viên trong nhóm vẫn gặp mặt như các cuộc họp
truyền thống nhưng lại làm việc một cách độc lập
Nguyên tắc:
- Trước khi thảo luận, mỗi thành viên viết ra giấy những ý tưởng
của mình liên quan đến vấn đề cần giải quyết
- Từng thành viên trình bày ý tưởng của mình, các ý kiến được ghi
chép lại
- Nhóm tiến hành thảo luận và đánh giá các ý tưởng được nêu
- Mỗi thành viên trong nhóm sắp xếp thứ tự ưu tiên trong nhóm. Ý
kiến nào có thứ hạng cao nhất sẽ là quyết định cuối cùng
15 Ra quyết định nhóm

• Họp điện tử:


– Phương pháp mới nhất trong việc ra quyết định
– Kết hợp giữa phương pháp sử dụng nhóm định danh và công
nghệ tin học
– Các thành viên thảo luận với nhau trên mạng máy tính
Nguyên tắc:
- Vấn đề được nêu ra cho tất cả mọi người
- Các thành viên đánh câu trả lời của mình lên màn hình máy tính
- Những bình luận cá nhân, tổng số phiếu bầu,.. được phóng lên
một màn hình to trong phòng
Đặc điểm: trung thực, nhanh, người tham gia phát biểu ý kiến có thể
được giấu tên, tránh tình trạng lạc đề, tán gẫu, cho phép những
người tham gia đồng thời nêu ra ý kiến của mình.
16 Ra quyết định nhóm

Các tiêu chí hiệu quả Kỹ thuật ra quyết định nhóm
Động não Nhóm danh Họp điện tử
nghĩa
Số lượng ý tưởng Trung bình Cao Cao
Chất lượng của ý tưởng Trung bình Cao cao
Tốc độ ra quyết định Trung bình Trung bình cao
Cam kết với giải pháp - Trung bình Trung bình
đưa ra
Nguy cơ xung đột cá Thấp Trung bình Thấp
nhân
Tăng cường sự gắn kết Cao Trung bình thấp
giữa các thành viên
trong nhóm
17 Tóm lược bài 5

• Hành vi của nhóm thể hiện qua kết quả thực hiện công
việc và sự hài lòng của các thành viên trong nhóm sẽ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố
• Cấu trúc nhóm sẽ góp phần định hình và dự báo hành vi
của nhóm
• Quy trình làm việc của nhóm sẽ ảnh hưởng đến kết quả
công việc và sự hài lòng của các thành viên
• Mức độ phức tạp hay đơn giản của nhiệm vụ mà nhóm
đảm nhận cũng tác động đến hành vi của nhóm
• Việc ra quyết định nhóm có những điểm mạnh và những
hạn chế so với ra quyết định cá nhân. Có thể áp dụng
một số kỹ thuật ra quyết định nhóm để giảm bớt những
nhược điểm này
18 Câu hỏi ôn tập bài 5
• Nhóm được phân loại như thế nào? Cho ví dụ minh họa
• Tại sao các cá nhân tham gia vào nhóm
• Trình bày ưu điểm và hạn chế của tính liên kết nhóm.
Cho ví dụ minh họa
• Hành vi của cá nhân thay đổi như thế nào khi họ là thành
viên của nhóm
• Phân tích ưu nhược điểm của quyết định nhóm so với
quyết định cá nhân
• Kỹ thuật động não là gì và nó ảnh hưởng như thế nào
đến việc ra quyết định nhóm
• Để tăng hiệu quả của quá trình ra quyết định nhóm, các
nhà quản lý cần phải làm gì?

You might also like