You are on page 1of 5

Sự thỏa mãn với công việc

Sự thoả mãn đối với công việc là thái độ phản ánh cảm xúc của con người đối với
công việc của họ. Nói đơn giản, sự thỏa mãn đối với công việc là pham vi mà con
người thích thú với công việc.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với công việc

· Tiền lương

· Sự thăng chức

· Điều kiện làm việc

· Phúc lợi phụ

· Sự giám sát

· Đồng nghiệp

· Tính chất của việc làm

· Truyền thông

· An toàn

Mỗi cá nhân có những mức độ thỏa mãn khác nhau đối với công việc. Chẳng hạn,
có người không thỏa mãn về tiền lương nhưng họ lại thỏa mãn với tính chất của công
việc (nhiếp ảnh gia tự do với lương tháng tính theo giờ nhưng người đó được thỏa sức
chụp ảnh, giáo viên tạm thời nhưng lại được thỏa mãn công việc giảng dạy, đứng lớp).

Sự thỏa mãn đối với công việc được xem là mối liên kết trực tiếp đến sức khỏe và
hạnh phúc của nhân viên.

1. Sự thỏa mãn có thể dẫn đến sự thực hiện

Người thích công việc sẽ làm việc năng nổ hơn, thực hiện tốt hơn

Ví dụ: Yêu thích trẻ làm các công việc liên quan đến chăm sóc trẻ, thích giảng dạy
làm giáo viên

2. Sự thực hiện có thể dẫn đến sự thỏa mãn

Người thực hiện tốt có thể hưởng lợi từ kết quả đó và những lợi ích này làm nâng
cao sự thỏa mãn đối với công việc.
Ví dụ: Nhân viên làm thành công một dự án được thăng chức lên trưởng phòng,
được tăng lương; phóng viên tập sự được nhận vào vị trí chính thức,…

Ngược lại, sự không thỏa mãn là nhân tố dẫn đến người lao động từ bỏ công việc
của họ và dễ nảy sinh khả năng tránh né công việc mà họ đang làm (giả ốm, đi đám
tang,...).

Bầu không khí ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của nhân viên như thế nào?

Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể là trạng thái tâm lý xã hội phản ánh tính
chất và nội dung của mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể đó. Vai trò của bầu
không khí tâm lý là rất quan trọng, vì trạng thái tinh thần của người làm việc ảnh
hưởng lớn đến năng suất lao động. Một số nghiên cứu cho thấy bầu không khí tâm lý
tích cực trong tập thể có thể tăng năng suất lao động lên đến 20%.

Bầu không khí tâm lý tập thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như:

1/Tác động từ phía môi trường xã hội vĩ mô: Đây là các yếu tố liên quan đến sự
phát triển kinh tế-xã hội trong nước, hoạt động của các tổ chức lãnh đạo tập thể, và
mối quan hệ với các tổ chức khác như các cơ quan địa phương.

VD: Trong một doanh nghiệp ở một thành phố phát triển nhanh chóng, môi trường
kinh doanh đang trải qua các biến động và thay đổi liên tục. Các yếu tố môi trường xã
hội vĩ mô bao gồm:

● Đặc điểm của sự phát triển kinh tế-xã hội trong nước: Nếu kinh tế đang phát
triển mạnh mẽ, thì doanh nghiệp có thể đối mặt với áp lực để tăng cường sản
xuất và cạnh tranh, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và áp lực công việc lên
nhân viên. Ngược lại, trong tình hình kinh tế suy thoái, doanh nghiệp có thể
phải đối mặt với sự lo lắng về tương lai và giảm giá trị sản xuất, ảnh hưởng tiêu
cực đến tinh thần làm việc của nhân viên.
● Hoạt động của các tổ chức lãnh đạo tập thể: Phong cách lãnh đạo của các quản
lý trong doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập thể. Nếu
lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác, tôn trọng ý kiến và tạo điều kiện cho sự phát
triển cá nhân, thì tinh thần làm việc trong tập thể sẽ tích cực hơn.
● Mối liên hệ của tập thể với các tổ chức quận, huyện, thành phố: Sự ảnh hưởng
từ các tổ chức ngoại vi như cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội và cộng đồng
địa phương có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và tinh thần làm việc
trong doanh nghiệp. Ví dụ, các chính sách và quy định mới từ phía chính phủ
hoặc các tổ chức quản lý địa phương có thể tạo ra sự không chắc chắn hoặc
thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và sự ổn định của tập thể.

2/Tác động từ phía môi trường xã hội vi mô:

- Lĩnh vực vật chất của hoạt động trong tập thể cơ sở. Đó là những yếu tố liên
quan đến tính chất và nội dung lao động, sự hoàn thành hay không hoàn thành kế
hoạch, việc bổ sung những trang thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ, hệ thống tiền
lương, tiền thưởng,v.v

- Những nhân tố tâm lý xã hội. Đó là đặc điểm của những mối liên hệ cơ cấu chính
thức và không chính thức, mối tương quan giữa chúng, đó là phong cách lãnh đạo, đó
là mức độ hoà hợp tâm lý của các thành viên, đó là tỷ lệ nam nữ trong tập thể v.v

VD: Trong một công ty phát triển phần mềm, môi trường làm việc đang trải qua nhiều
thay đổi liên quan đến môi trường xã hội vi mô như sau:

● Lĩnh vực vật chất của hoạt động trong tập thể cơ sở:

Quy trình công nghệ mới: Công ty quyết định áp dụng một quy trình phát triển
phần mềm mới, yêu cầu nhân viên phải học hỏi và thích nghi nhanh chóng với công
nghệ mới. Sự thay đổi này có thể tạo ra sự căng thẳng và lo lắng cho nhân viên về khả
năng thích ứng và hoàn thành kế hoạch công việc.

Hệ thống tiền lương và tiền thưởng: Công ty thực hiện việc điều chỉnh hệ thống
tiền lương và tiền thưởng, gây ra sự không chắc chắn và bất mãn về bổn phận và công
bằng trong tập thể. Nhân viên có thể cảm thấy không công bằng khi nhận thức về việc
mức độ hoàn thành công việc không được công nhận đúng mức.

Bổ sung trang thiết bị: Để phát triển các dự án phần mềm mới, công ty cần bổ sung
thêm trang thiết bị và tài nguyên. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc cung cấp trang
thiết bị mới có thể làm giảm sự hứng khởi và hiệu suất làm việc của nhân viên.

● Nhân tố tâm lý xã hội:

Mối quan hệ cơ cấu chính thức và không chính thức: Công ty đang trải qua sự thay
đổi trong cấu trúc tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận, gây ra sự bất ổn và lo
lắng trong tập thể. Sự không chắc chắn về vai trò và trách nhiệm có thể làm giảm sự
tự tin và hiệu suất của nhân viên.

Phong cách lãnh đạo: Sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo của các quản lý có
thể ảnh hưởng đến mức độ hoà hợp tâm lý của các thành viên. Nếu không có sự tương
thích giữa phong cách lãnh đạo và giá trị của tập thể, có thể xuất hiện sự bất ổn và
không chắc chắn trong tinh thần làm việc.

Trong trường hợp này, tác động từ môi trường xã hội vi mô gây ra sự không chắc
chắn, bất mãn và lo lắng trong tập thể, ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí tâm lý
tập thể và hiệu suất của nhân viên

Dư luận ảnh hưởng đến hiệu suất công việc:

- Một ý kiến đánh giá được coi là dư luận xã hội khi mà nó đạt đến một chất lượng
nào đó, có số đông người nhất định cùng đánh giá về cùng một vấn đề. Dư luận tập
thể thường phản ánh tình trạng của tập thể, cho nhà quản trị và mọi thành viên biết
được tình hình hoạt động của tập thể có những gì thuận lợi, khó khăn và cả xu thế phát
triển.
- Dư luận phản ánh thái độ, tâm tư, nguyện vọng và bằng sự đánh giá, nhận xét, phê
phán, khen ngợi mà làm cho mỗi thành viên tự nhận biết và điều chỉnh bản thân, từ đó
nhà quản trị sử dụng dư luận để tác động, điều chỉnh, giáo dục tập thể.
- Có hai loại dư luận: Dư luận chính thức và Dư luận không chính thức.
+ Dư luận chính thức: Được cả bộ máy chính trị thừa nhận, tác động lan truyền
bằng con đường chính thức.
VD: Công ty đưa ra đề xuất bằng lời hoặc văn bản gửi xuống bộ phận liên quan
yêu cầu nhân viên thực hiện tốt công việc được giao.
+ Dư luận không chính thức (tin đồn): Được hình thành một cách tự phát, không
xuất phát từ ý đồ nhà quản trị. Tin đồn là thông tin chỉ chứa một phần sự thật,
làm méo mó, cường điệu sự thật, khiến dư dư luận chính thức mất hiệu lực.
VD: Cấp trên ban hành thông báo bổ nhiệm một cá nhân vì người đó có thể
đem lại giá trị và lợi ích tốt nhất cho công ty bằng khả năng của họ. Nhưng vì
dư luận không chính thức sẽ xuất hiện thêm nhiều dư luận sai sự thật rằng cá
nhân đó không xứng đáng, mua chuộc hoặc đi cửa sau nên mới có được vị trí
đó,...
Giai đoạn hình thành dư luận tập thể:
Cảm nghĩ/ cảm tưởng nảy sinh ⇒ Chuyển ý kiến cá nhân sang ý kiến nhóm ⇒ Ý kiến
thống nhất
Yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận:
+ Tính chất của sự kiện đem lại ý nghĩa gì đối với quyền lợi tập thể.
+ Trình độ văn hóa, hệ tư tưởng, trình độ chính trị - xã hội của tập thể.
+ Nhân tố tâm lý: thời gian, lối sống, nếp nghĩ, tình cảm của các thành viên
+ Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị của tập thể (có dân chủ, công khai,...hay không).
Phong tục ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Phong tục là những quy tắc, quy định về cách hành xử, cách xử lý công việc trong một
cộng đồng hay tổ chức nào đó. Phong tục có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc
của cá nhân và tổ chức trong nhiều cách khác nhau:
+ Định hình những cách làm việc, quy trình và thói quen trong công việc. Nếu
phong tục không hiệu quả hoặc không phù hợp, có thể dẫn đến sự hiểu lầm,
hỗn loạn trong công việc, làm giảm hiệu suất làm việc.
+ Tạo ra môi trường làm việc tích cực hay tiêu cực. Nếu phong tục khuyến khích
sự hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ giữa các thành viên trong tổ chức, thì hiệu suất
công việc sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu phong tục tạo ra cạnh tranh không
lành mạnh, áp lực không cần thiết, thì hiệu suất có thể bị ảnh hưởng.
+ Ảnh hưởng đến tinh thần công việc. Nếu phong tục tôn trọng công bằng, công
việc được công nhận và đánh giá đúng mức, thì nhân viên sẽ cảm thấy tự tin,
động viên để làm việc hơn. Ngược lại, nếu phong tục thiên vị, không công
bằng, nhân viên có thể mất lòng đam mê và không muốn làm việc chăm chỉ.
Vì vậy, việc quản lý và xây dựng phong tục tích cực rất quan trọng, điều này nhằm
nâng cao hiệu suất công việc của cá nhân và tổ chức.

You might also like