You are on page 1of 3

Bầu không khí làm việc của tổ chức là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu

suất
làm việc của nhân viên. Một bầu không khí làm việc/tổ chức tích cực sẽ giúp nhân viên
làm việc hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn và duy trì được sức khỏe tốt hơn. Ngược lại,
một bầu không khí làm việc/tổ chức tiêu cực sẽ gây ra sự thất vọng, nản chí, căng thẳng
và vắng mặt cho nhân viên và nguyên nhân chủ yếu là:
1. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên về
người lãnh đạo đơn vị
a) Sự thỏa mãn của giảng viên về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo.
Trên thực tế, mỗi người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo, quản lý riêng thể hiện các
nỗ lực ảnh hưởng tới hành vi và hoạt động của những người khác. Người nhân viên có
quyền đòi hỏi lãnh đạo của mình phải quyết đoán, tận tâm, phải biết tổ chức công việc,
phải biết hi sinh vì tập thể… ngược lại, người làm lãnh đạo cũng có quyền đòi hỏi nhân
viên của mình phải trung thành, chăm chỉ, biết phục tùng mệnh lệnh… Để xác định tính
chất mối quan hệ giữa người lãnh đạo với cấp dưới có tích cực hay không trước hết
chúng ta cần xem xét người lãnh đạo thường áp dụng phong cách lãnh đạo nào để giải
quyết những xung đột, mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể.
b) Sự thỏa mãn của giảng viên về phẩm chất đạo đức, năng lực, chức năng của người
lãnh đạo.
Sự thỏa mãn của giảng viên về một số phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý của
người lãnh đạo. Người lãnh đạo ở học viện I là những người mang trọng trách nặng nề
bởi bản thân họ phải là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng vừa phải trực tiếp tham
gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên của Đảng và Nhà nước – những
người phục vụ nhân dân.
c) Sự thỏa mãn của giảng viên về giao tiếp với người lãnh đạo.
Để tồn tại và phát triển mỗi người không thể sống một mình, tách khỏi gia đình, người
thân, bạn bè, cộng đồng người mà phải gia nhập vào các mối quan hệ giao tiếp giữa con
người với con người. Khi nghiên cứu về quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, chúng ta
không thể bỏ qua quá trình giao tiếp giữa họ.
2. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của giảng viên về mối quan
hệ giữa giảng viên với giảng viên
a) Giao tiếp giữa giảng viên với giảng viên trong tập thể
Trong một tập thể, giữa các cá nhân luôn thực hiện đồng thời hai loại quan hệ: quan
hệ mang tính chính thức, là những quan hệ dựa trên tính chất công việc và quan hệ không
chính thức, là những quan hệ mang tính chất tình cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
cá nhân.
b) Tâm trạng của giảng viên khi làm việc cùng nhau.
Thực tế cho thấy, các cuộc họp chính là một trong những yếu tố tạo nên mối quan hệ
giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên bởi qua nó, mọi người cùng
bàn bạc, thảo luận thể hiện thái độ, quan điểm, sự hài lòng hay không hài lòng của bản
thân đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động chung của tập thể, về sự phân công công
việc của lãnh đạo là hợp lý hay chưa.
c) Sự đoàn kết, gắn bó giữa giảng viên với giảng viên.
Trong quá trình làm việc cùng nhau việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân
là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân không
được hóa giải thì nó có thể khiến cho tập thể trở nên mất đoàn kết, bầu không khí tâm lý
nội bộ đơn vị trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
3. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên đối với
công việc
a) Tâm trạng của giảng viên khi được phân công công việc, nhiệm vụ.
Nhìn chung, đa số giảng viên nhìn nhận việc thực hiện những công việc, nhiệm vụ mà
cấp trên giao phó là trách nhiệm hiển nhiên của người lao động trong một tập thể và tiếp
nhận nó với tâm trạng bình thường. Bên cạnh đó cũng khá nhiều ý kiến cho rằng việc
được lãnh đạo giao phó nhiệm vụ, phân công lao động cho mình là điều rất đáng phấn
khởi bởi mình đã được lãnh đạo tin tưởng, kỳ vọng.
b) Sự thỏa mãn của giảng viên đối với việc đánh giá, khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm
trong tập thể.
Khen thưởng thành tích cá nhân và tập thể giống như cơ chế tạo động lực và có tác
dụng quan trọng trong việc khích lệ, ủng hộ, động viên cá nhân, tập thể đó tiếp tục phấn
đấu và nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Qua quá trình trao đổi trò chuyện để tìm hiểu
thêm thông tin về vấn đề này từ các giảng viên, họ cho biết, hàng năm, đối với công tác
khen thưởng, kỷ luật, học viện có những quy định rõ ràng đối với từng cá nhân và từng
đơn vị. Việc tiến hành khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và tiên
tiến được tiến hành thường niên vào đầu mỗi năm học mới (tháng 9), các cá nhân, đơn vị
được khen thưởng đều được đọc các báo cáo thành tích và khen thưởng công khai, minh
bạch trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của học viện.
c) Sự thỏa mãn của giảng viên đối với thu nhập của bản thân.
Đối với nhiều người, thu nhập có thể không quan trọng bởi họ chỉ cần gắn bó với một
tổ chức xã hội nào đó, đi làm là niềm vui, được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp… nhưng nhìn
chung, đa số chúng ta đi làm đều không nằm ngoài mục đích là có thu nhập để nuôi sống
bản thân, chăm lo và phát triển đời sống vật chất cho gia đình.
Nhìn chung, số đông giảng viên không hài lòng với thu nhập hiện nay của bản thân và
thu nhập cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thỏa mãn về
công việc, sự gắn bó, tâm huyết với nghề của giảng viên.

You might also like