You are on page 1of 22

Đề cương ôn tập môn KNTHXH NNTQ11A

Mục lục

Câu 1, 2, 3: Anh/chị hãy cho biết kỹ năng thực hành xã hội là gì? Phân tích
các loại kỹ năng thực hành xã hội cơ bản. Cho ví dụ minh họa..........................3

Câu 4, 5: Giao tiếp là gì? Anh/chị hãy phân tích mục tiêu và vai trò của giao
tiếp.............................................................................................................................3

Câu 6,7,8: Hãy làm rõ khái niệm giao tiếp và giải thích các yếu tố cấu thành
quá trình giao tiếp:..................................................................................................4

Câu 9,10,11: Giao tiếp là gì? Phân tích các yếu tố gây trở ngại trong quá trình
giao tiếp? ..................................................................................................................5
Câu 12,13: Kỹ năng giao tiếp là gì? Anh/chị hãy phân tích phương tiện giao
tiếp bằng ngôn ngữ. ..........................................................................................6

Câu 14,15: Anh chị hãy phân tích phương tiện giao tiếp bằng tín hiệu phi
ngôn ngữ. .................................................................................................................6
Câu 16,17: Anh/chị hãy phân tích các nguyên tắc đảm bảo giao tiếp hiệu quả?
Cho ví dụ minh họa.................................................................................................7

Câu 18,19: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nhóm và phân tích vai trò của
các thành viên trong nhóm.....................................................................................8
Câu 20,21,22: Trình bày khái niệm kỹ năng làm việc nhóm. Anh/chị hãy phân
tích các giai đoạn phát triển nhóm theo mô hình Tuckman...............................9
Câu 23,24: Anh/chị hãy trình bày ứng dụng của kỹ năng làm việc nhóm trong
hoạt động nghề nghiệp? Cho ví dụ minh họa......................................................10

Câu 25,26: Anh/chị hãy cho biết thuyết trình là gì? So sánh bài thuyết trình
và bài nói trước công chúng?................................................................................11

Câu 27: Anh/chị hãy cho biết thuyết trình là gì? Trình bày tóm tắt cách xây
dựng chủ đề, tiêu đề và cấu trúc bài thuyết trình. .............................................11

Câu 28: Anh/chị hãy cho biết cấu trúc bài thuyết trình thông thường có mấy
phần? Làm rõ các phần đó? Cho ví dụ minh họa. .............................................12

1
Câu 29,30: Anh/chị hãy trình bày cách soạn thảo, cấu trúc slide cho bài thuyết
trình.........................................................................................................................13

Câu 31,32,33 Phân tích các yếu tố gây trở ngại cho quá trình thuyết trình.....14

Câu 34,35: Anh/chị hãy phân tích các nguyên tắc thuyết trình hiệu quả........15

Câu 36,37: Hãy làm rõ khái niệm tổ chức công việc. Trình bày tóm tắt
phương pháp tổ chức công việc hiệu quả............................................................16
Câu 38,39: Anh/chị hãy trình bày khái niệm quản lý thời gian. Phân tích
nguyên nhân của việc quản lý thời gian chưa hiệu quả.....................................16
Câu 40,42: Anh/chị hãy trình bày khái quát phương pháp quản lý thời gian
hiệu quả..................................................................................................................17
Câu 41: Tại sao Tổ chức nơi làm việc là quan trọng nhất. ..............................17

Câu 43,44: Anh/chị hãy trình bày kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng...........18

Câu 45,46: Phỏng vấn là gì? Khi đi phỏng vấn theo anh/chị cần lựa chọn trang
phục như thế nào?.................................................................................................19

Câu 47,48: Anh/chị hãy trình bày những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
và đưa ra các gợi ý cách trả lời............................................................................20

Câu 49,50: Anh/chị hãy phân tích những quy tắc khi phỏng vấn....................22

2
Câu 1, 2, 3: Anh/chị hãy cho biết kỹ năng thực hành xã hội là gì? Phân tích
các loại kỹ năng thực hành xã hội cơ bản. Cho ví dụ minh họa.

- Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay
môt chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
- Kỹ năng thực hành xã hội là một thuật ngữ xã hội học dùng để chỉ các kỹ
năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý – xã hội, giúp cho mỗi cá nhân tồn
tại và thích ứng tốt với cộng đồng, cuộc sống; là việc vận dụng kiến thức đã
có một cách linh hoạt, mềm dẻo để giải quyết những tình huống công việc
cụ thể. Việc kết hợp kiến thức và kỹ năng tạo ra hiệu quả công việc cao hơn.
- Các loại kỹ năng thực hành xã hội cơ bản:
+ Nhóm kỹ năng gia tăng sản xuất (viết báo cáo, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng thương thảo): trực tiế tham gia vào một phần công việc hằng ngày.
+ Nhóm kỹ năng gia tăng chất lượng (Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ
năng thuyết phục khách hàng): giúp cho ta hoàn thành công việc nhanh hơn,
ít lỗi hơn, chất lượng cao hơn.
+ Nhóm kỹ năng gia tăng tính tuân thủ quy trình (tư duy logic, tư duy hệ
thống); giúp ta thấu hiểu được các quy trình của công ty và nâng cao khả
năng tuân thủ và hoàn thiện quy trình.
+ Nhóm kỹ năng gia tăng tính sáng tạo (tư duy hệ thống, ra quyết định, quản
lý cá nhân): giúp ta tăng tính sáng tạo trong giải quyết công việc nhưng vẫn
trong phạm vi quy trình và quy định của công ty.
+ Nhóm kỹ năng gia tăng tính làm việc nhóm (giải quyết mâu thuẫn, hợp tác,
quản lý stress bản thân, EQ): Giúp ta hiểu mình là ai, đồng nghiệp là ai và
các chiến lược và chiến thuật khi tương tác nhằm tạo không khí làm việc
nhóm với tất cả nhân viên đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.

Câu 4, 5: Giao tiếp là gì? Anh/chị hãy phân tích mục tiêu và vai trò của giao
tiếp.

* Khái niệm: giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội
giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

3
Ví dụ: Sinh viên giao tiếp với giảng viên, trưởng khoa trao đổi công việc với cấp
dưới, trưởng phòng phân việc cho nhân viên.

* Mục tiêu

- Giúp người nghe nhiều những dự định của ta, có được sự phản hồi từ người nghe,
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe
- Truyền tải được những thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông
điệp thường được hiểu sai hoặc dịch sai bởi một hay nhiều những thành phần khác
nhau tham gia vào quá trình này.
* Vai trò:

- Trao đổi thông tin : là cơ sở phát triển con người, con người trao đổi thông tin
tiếp thu nền văn hóa xã hội kinh nghiệm lịch sử kinh nghiệm bản thân hình thành
phát triển đời sống tâm lý là cơ sở phát triển con người
- Trao đổi tình cảm: giao tiếp tạo ra tình cảm gắn bó, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, sự
cảm thông đồng cảm với gần gũi
- Giao tiếp là cơ sở sự tồn tại và phát triển của con người: không có quá trình giao
tiếp con người không thể hiểu được mong muốn nhu cầu người của người khác
giao tiếp tạo ra động lực cho phương phát triển của xã hội
- Vai trò của giao tiếp trong các lĩnh vực khác của cuộc sống: trong làm việc nhóm
ứng xử lãnh đạo quản lý hoặc trong gia đình và các nhu cầu của con người chỉ
được thỏa mãn trong giao tiếp
Câu 6,7,8: Hãy làm rõ khái niệm giao tiếp và giải thích các yếu tố cấu thành
quá trình giao tiếp:

* Khái niệm: giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội
giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

* Các yếu tố cấu thành:


- Người phát tin (nguồn): Người phát tin phải là người tự tin thể hiện những hiểu
biết của mình về nội dung truyền tải.

4
- Người nhận tin: Là người sẽ phản hồi thông điệp đã được tiếp thu. Đây là cơ sở
để đánh giá mức độ hiểu thông điệp.
- Thông điệp: Là các nội dung giao tiếp được thể hiện qua hình thức nói, viết hay
hình thức khác. Luôn chứa đựng yếu tố trí tuệ, tình cảm của người phát.
- Môi trường giao tiếp: Gồm các yếu tố như: không gian, thời gian, không khí,
ánh sáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, thời tiết, sự sắp đặt,...
- Kênh giao tiếp: Là hình thức truyển tải thông điệp trong giao tiếp đã được mã
hóa truyền tải qua một kênh hay nhiều kênh.
- Nhiễu: Là bất kì một trở ngại bên trong hay bên ngoài nào trong quá trình giao
tiếp. Những nhân tố gây nhiễu như: Tiếng ồn, thời tiết, ngôn từ, vấn đề về tâm lý,
sự lộn xộn trong cách sắp đặt,...
Câu 9,10,11: Giao tiếp là gì? Phân tích các yếu tố gây trở ngại trong quá trình
giao tiếp?
* Khái niệm: giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội
giữa con người với con người hoặc giữa con người và các yếu tố xã hội khác,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
* Các yếu tố gây trở ngại trong quá trình giao tiếp
Thứ 1: Nhìn điểm đen: Rào cản lớn nhất khiến giao tiếp kém hiệu quả nằm trong
chính bản thân người dó. Đó là bức tường lớn ngăn trở khiến họ rất khó khăn khi
giao tiếp.
Ví dụ: Anh A là người tự ti, ngại giao tiếp.
Thứ 2. Thói quen đổ lỗi: Khi mắc lỗi ta hay tìm mọi cách đổ cho người khác hoặc
cho hoàn cảnh.
Thứ 3. Thiển cận: Trong cuộc sống hay trong giao tiếp, để có kết quả tốt cần phải
có quá trình. Không nhìn thấy lợi ích lâu dài hoặc không tin tưởng vào kết quả lâu
dài về sau khiến cho nhiều người quyết định vội vàng.
Thứ 4. Truyền tin kém hiệu quả: Khi xung đột xảy ra người ta bị ảnh hưởng bởi
cách ta thể hiện thông điệp đó qua giọng nói và hình ảnh mà suy luận ra ý nghĩa
của câu nói chứ không chỉ căn cứ vào lời nói.

5
Câu 12,13: Kỹ năng giao tiếp là gì? Anh/chị hãy phân tích phương tiện giao
tiếp bằng ngôn ngữ.

* Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và
đoán biết những diễn biến tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng
giao tiếp).

* Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ:

- Giọng nói: Giọng nói thể hiện nhiều đặc điểm của người giao tiếp. Qua giọng nói
ta có thể nhận biết được giới tính, tuổi tác, quê quán. Giọng nói cũng thể hiện trình
độ học vấn của người nói. Tâm trạng quan hệ với thính giả cũng được thể hiện rất
rõ qua giọng nói.

- Âm lượng: Giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói dù to hay nhỏ đều phải
có sinh lực, có khi lực mới có sức thuyết phục. Thêm vào đó là độ cao thấp, trầm
bổng trong khi nói.
- Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ,
không nhầm lẫn giữa các âm.
- Tốc độ: Trong khi nói, tốc độ nói hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe.
Ví dụ: Tốc độ nói từ 125 đến 150 từ/ phút là vừa phải.
- Điểm dừng: Văn nói khác văn viết, với văn viết, chúng ta có thể đọc đoạn trên,
đoạn dưới, xem dấu chấm câu để hiểu người viết định nói gì. Với văn nói, cùng
một câu nhưng cách nói khác nhau dẫn đến cách hiểu khác nhau.

Câu 14,15: Anh chị hãy phân tích phương tiện giao tiếp bằng tín hiệu phi
ngôn ngữ.
- Nét mặt: Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người như vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận... Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta biết ít
nhiều về cá tính con người.
- Nụ cười: Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái
độ của mình. Mỗi điệu cười đều biểu hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao
tiếp, chúng ta phải tính nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp để biết được
lòng dạ của họ.

6
- Ánh mắt: Trong giao tiếp ánh mắt đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu
hiện sự chú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay phản đối, ánh mắt trong giao tiếp cũng
phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên.
- Các cử chỉ: Các cử chỉ gồm các chuyển động đầu, của bàn tay, của cánh tay...
Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
- Tư thế: Tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan mật
thiết với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân. Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn
thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng. Những tư thế để
“mở” tay hay chân tựa như tạo điều kiện để tiếp cận, gần gũi với người đối thoại,
phản ánh một thái độ cởi mở, đồng cảm.
- Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như tạng người, sắc da
và những đặc điểm có thể thay đổi như râu, tóc, trang điểm, trang sức, trang phục...
Diện mạo có thể gây ấn tượng mạnh, nhất là lần đầu tiên. Cách trang sức cũng nói
lên nhiều cá tính, văn hóa, nghề nghiệp của một cá nhân. Cách ăn mặc cũng phản
ánh nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi.
- Không gian giao tiếp: Là một phương tiện để bộc lộ mối quan hệ tình cảm giữa
các bên với nhau.
Câu 16,17: Anh/chị hãy phân tích các nguyên tắc đảm bảo giao tiếp hiệu quả?
Cho ví dụ minh họa.

* Kĩ năng giao tiếp: là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và
đoán biết những biểu hiện tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng
giao tiếp). Đồng thời biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện
phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp
đạt mục đích tốt nhất.
* Các nguyên tắc đảm bảo giao tiếp hiệu quả:
1. Đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia: Giao tiếp dưới hình thức
thông cảm với nhau, thống nhất với nhau chứ không phải dưới hình thức
tranh đua đối địch,...
Điểm 1: Hiểu tâm lý của đối tác.
Điểm 2: Nếu là giao tiếp gián tiếp cần dành thời gian thu thập thông tin.
Điểm 3: Trong quá trình giao tiếp, phải đặt mục tiêu sao cho mục tiêu
của mình đạt và lợi ích của đối tượng tham gia cũng được thỏa mãn
một phần hay toàn bộ.

7
Điểm 4: Trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được
thỏa mãn thì ta cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ, không thờ ơ,
hiếu thắng.
1. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp: Thục hiện nguyên tắc
“Mọi người đều quan trọng”, nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải
được tôn trọng và đối xử tốt.
2. Tôn trọng các giá trị văn hóa: Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn,
ở góc độ nguyên tắc giao tiếp phải tôn trọng giá trị văn hóa. Một thái độ
niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, một sự hiếu khách, lịch sự và nghiêm túc vẫn
là những chuẩn mục giao tiếp của một nền hành chính hiện đại.
Câu 18,19: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nhóm và phân tích vai trò của
các thành viên trong nhóm.
* Nhóm là một tập hợp người làm việc cùng nhau, có cùng cách tiếp cận công việc
và có cùng mục đích.
* Vai trò của các thành viên trong nhóm
- Người lãnh đạo: Nhiệm vụ tìm kiếm bổ sung, thay mới các thành viên nhóm,định
hướng phát triển nhóm, hướng dẫn giao tiếp trong nhóm, nâng cao tinh thần của
các thành viên; là người hiểu rõ nhất mục đích, nhiệm vụ của nhóm, hướng phát
triển của nhóm, có khả năng phán đoán năng lực và cá tính của các thành viên, có
tính quyết đoán, biết lắng nghe,không độc đoán, biết động viên, khích lệ người
khác, biết tạo bầu không khí.
- Người điều phối: Là người sắp xếp, phân công các công việc cho các thành viên,
tổ chúc cho các thành viên đó phối hợp với nhau, phải hiểu rõ khả năng chuyên
môn của các thành viên, hiểu rõ quan hệ nội bộ trong nhóm, nắm chác tất cả các
phần việc của nhóm. Phải là người giỏi lập kế hoạch, có khả năng ứng biến tốt.
- Người giám sát: Là người đảm bảo cho nhóm giữ đúng mục đích của nhóm để
các thành viên hoàn thành công việc đúng thời hạn và có chất lượng tốt.
- Người góp ý: là chuyên gia sáng kiến sáng tạo của nhóm, có khả năng đưa ra cách
đề nghị thay đổi chỉnh sửa.
- Người giao dịch: là “Bộ trưởng bộ ngoại giao của nhóm”, tạo dựng và duy trì,
phát triển các mối quan hệ của nhóm với bên ngoài.

8
- Người khích lệ động viên: Là người giữ vững sự lạc quan khích lệ sáng tạo của
nhóm.
Câu 20,21,22: Trình bày khái niệm kỹ năng làm việc nhóm. Anh/chị hãy phân
tích các giai đoạn phát triển nhóm theo mô hình Tuckman.
* Khái niệm: Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và
thúc đẩy hiệu quả công việc.

* Phân tích:
- Giai đoạn thành lập: Là giai đoạn nhóm được tập hợp lại, các thành vine trong
nhóm làm quen với nhau, tìm hiểu và thăm dò nhau. Sau đó nhóm hiểu rõ mục tiêu
mà nhóm cần phải hoàn thành và quyết tâm xây dựng nhóm.
- Giai đoạn xung đột: Khi các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm
nhau. Sự xung đột là một thái cực đối với nhóm làm việc nhưng nếu nhìn xuyên
qua cái bề ngoài tử tế và thấy được những lời mỉa mai, công kích ám chỉ.
Trưởng nhóm lúc này phải là người cứng rắn, gương mẫu các thành viên, tránh để
xảy ra căng thẳng quá, tổ chức tốt công việc và làm cho công việc bắt đầu có hiệu
quả.

9
- Giai đoạn hình thành chuẩn mực: Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc
cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ,mọi người đã biết lắng
nghe nhau.
- Giai đoạn hoạt động thành công: Sau khi hình thành xong chuẩn mực nhóm đi
vào giai đoạn hoạt động hiệu quả, các thành viên cảm thấy tự do, thoải mái, an toàn
khi trao đổi quan điểm với nhau. Nhóm dễ dàng đạt được sự đồng thuận và nhất trí
cao.
Câu 23,24: Anh/chị hãy trình bày ứng dụng của kỹ năng làm việc nhóm trong
hoạt động nghề nghiệp? Cho ví dụ minh họa.

Lắng nghe :Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất . Các thành viên
trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau . Kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng ý kiến giữa nhau .

Chất vấn: là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực mà bất kỳ ai phải rèn luyện
. Thực tế đây là một kỹ năng khó mà chúng ta cần phải rèn luyện . Lời lẽ chất vấn
cần mềm mỏng , lịch sự .

Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi , suy xét những ý tưởng đã đưa ra .
Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến
của mình . Khi nêu đóng góp ý kiến cho nhóm , các thành viên cần kèm theo lý lẽ
thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm

Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm cần phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua sự động viên , hỗ trợ nhau , nỗ lực biến chứng thành hiện thực .

Trợ giúp : Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm , có người sẽ
mạnh lĩnh vực này , nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác . Và nhiều khi , vấn
đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực , mức độ và đòi
hỏi các kỹ năng khác nhau .

Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp
các tình huống tương tự trước đó .Và một khi , mỗi cá nhân trong nhóm nhận thức
được tầm quan trọng của việc chia sẻ , không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và
tích cực hơn .

10
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã
đề ra

Câu 25,26: Anh/chị hãy cho biết thuyết trình là gì? So sánh bài thuyết trình
và bài nói trước công chúng?

* Khái niệm: Thuyết trình là nó i chuyện, trình bà y về mộ t vấ n đề nà o đó cho


ngườ i nghe nhằ m cung cấ p thô ng tin, gâ y ả nh hưở ng, thuyết phụ c hoặ c thú c
đẩ y hà nh độ ng.

* Phân biệt bài thuyết trình với bài nói trước công chúng:

- Giống: Đều là quá trình nói trước nhiều người, có chủ đề.

- Khác:

Nội dung Nói trước công chúng Thuyết trình


Giải trí
Báo cáo khoa học
Mục đích Thuyết phục
Trình bày các vấn đề
Quảng cáo
Bố cục Có thể thay đổi tùy theo Cố định
Chuyên sâu, mang tính khoa học
Chủ đề Có thể về nhiều vấn đề
Giới hạn các vấn đề
Có sử dụng thêm các công cụ hỗ
Phương pháp Sử dụng miệng là chủ yếu
trợ
Nhiều tầng lớp Cùng tầng lớp
Đối tượng
Nhiều trình độ Cùng trình độ
Ngôn từ Đại chúng Chuyên môn

Câu 27: Anh/chị hãy cho biết thuyết trình là gì? Trình bày tóm tắt cách xây
dựng chủ đề, tiêu đề và cấu trúc bài thuyết trình.

- Thuyết trình : là nó i chuyện, trình bà y về mộ t vấ n đề nà o đó cho ngườ i nghe


nhằ m cung cấ p thô ng tin, gâ y ả nh hưở ng, thuyết phụ c hoặ c thú c đẩ y hà nh
độ ng.

* Xây dựng chủ đề , tiêu đề , cấu trúc bài thuyết trình :

11
- Chọn chủ đề , tiêu đề

+ Khi chọn chủ đề cho bài thuyết trình , nên chọn chủ đề mà thính giả muốn
nghe , chủ đề mang tính thời sự hoặc chủ đề diễn giả có kiến thức , hiểu biết
sâu .
+ Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mong đợi của người nghe
mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm của cơ quan , tổ chức nơi
người nghe công tác .
+ Tiêu đề chính là sự cụ thể hóa chủ đề .
+ Tiêu đề cần ngắn gọn , súc tích nhưng vẫn đảm bảo dễ hiểu , khái quát
toàn bộ nội dung thuyết trình .

- Cấu trúc bài thuyết trình


+ Phần mở bài : rất quan trọng dù chỉ được trình bày trong thời gian ngắn ,
phải tạo cho người nghe hứng thú với bài thuyết trình .
+ Phần thân bài : phải có độ dài vừa đủ , phù hợp . Nên chia thành các phần
nhỏ , phân bổ thời gian hợp lí
+ Phần kết luận : cần tóm tắt lại các ý chính , những đề mục chính của bài
thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.
Câu 28: Anh/chị hãy cho biết cấu trúc bài thuyết trình thông thường có mấy
phần? Làm rõ các phần đó? Cho ví dụ minh họa.
- Cấu trúc bài thuyết trình gồm ba phần :
1 : Phần mở bài
- Rất quan trọng , mặc dù chỉ được trình bày trong một thời gian ngắn
- Phần mở bài giống như mũi cái đinh phải sắ c nhọ n thì mớ i tạ o đượ c sự độ t
phá . Thính giả có tiếp tụ c nghe hay khô ng tù y thuộ c và o phầ n mở bà i .
Ví dụ : Trong giờ tự họ c tư duy phả n biện , mộ t nhó m sv đạ i họ c bắ t đầ u buổ i
thuyết trình về vấ n đề tiền tệ . Họ tạ o ra đượ c phầ n mơt đầ u hay và hấ p dẫ n
khiến cho thính giả thích thú về phầ n thuyết trình củ a họ .
2 : Phầ n thâ n bà i
- Phầ n thâ n bà i giố ng như phầ n thâ n đinh , cầ n phả i chắ c chắ n , độ dà i vừ a đủ ,
mứ c độ to nhỏ phù hợ p vớ i vậ t cầ n đó ng đinh .
- Cầ n đượ c thiết kế phù hợ p vớ i trình độ và kinh nghiệm củ a khá n giả .
Ví dụ : Chẳ ng hạ n khi nó i rằ ng việc mộ t nướ c là thà nh viên Tổ chứ c Thương
main Thế giớ i là m cho nguồ n vố n nướ c ngoà i đầ u tư và o nướ c đó có thể ồ ạ t
chả y ra khỏ i nướ c đó và gâ y nên khủ ng hoả ng ...
- Cầ n chia ra là m cá c phầ n nhỏ từ 3-6 phầ n.
- Cầ n bổ sung thờ i gian hợ p lý .

12
3 : Phần kết luận: giống như mũ đinh . Vì vậy , khi kết thúc thuyết trình , kết luận
sẽ giúp khán giả nắm bắt được những điểm chính của bài thuyết trình và ấn tượng
thuyết trình.
Câu 29,30: Anh/chị hãy trình bày cách soạn thảo, cấu trúc slide cho bài thuyết
trình.

a, Cách soạn thảo:

- Việc soạn thảo một slided nên tuân theo một số “quy tắc” để làm cho việc theo
dõi, nắm bắt và tiế thu của khán giả được tốt hơn.

- Kiểu chữ: không phải tất cả các font chữ để dễ theo dõi đối với người tham dự.
Do đó, cần chú ý sử dụng các font chữ phủ hợp.

- Khi soạn thảo slide, có thể sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng, hay in hoa; nhưng
tránh dùng chữ đậm, chữ in nghiêng hay viết hoa cho toàn bộ câu vì đều sẽ tạo cảm
giác khó đọc và khó theo dõi.

- Cỡ chữ: Cần được sử dụng cỡ chữ vừa đủ lớn để người tham dự có thể nhìn rõ,
tránh làm người tham duej phải cố gắng hết sức đọc nững hàng chữ nhỏ.

- Màu sắc chữ và nền: Chọn màu chữ và nền cũng là một nghệ thuật. Chúng ta nên
chọn màu nóng hoặc lạnh. Nên tránh chọn màu nền đỏ vì đây là màu “nóng ấm” dễ
làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.

b, Cấu trúc slide:

- Slide dầu tiên và cuối cùng:


+Đầu đề bài thuyết trình/ bài giảng

+Tác giả ( và nơi làm việc)


+Tên, ngày ( và địa điểm) hội nghị, hội thảo, giảng bài.

- Các slide nội dung:

+ Một side nhiều chữ sẽ làm người nghe sẽ đọc chứ không nghe, khó theo
dõi và ý tưởng bị loãng.

13
+ 3 điều khiến khán giả khó chịu nhất về bài thuyết trình: Người thuyết trình
đọc các slide của họ; Các slide chứa đầy chữ; Chữ quá nhỏ để có thể đọc
được.
+ Nên đưa các slide cần thiết. Nếu có thể, cố gắng dùng biểu đồ và hình ảnh
thay vì dùng chữ.

Câu 31,32,33 Phân tích các yếu tố gây trở ngại cho quá trình thuyết trình

* Khái niệm: Thuyết trình là nó i chuyện, trình bà y về mộ t vấ n đề nà o đó cho


ngườ i nghe nhằ m cung cấ p thô ng tin, gâ y ả nh hưở ng, thuyết phụ c hoặ c thú c
đẩ y hà nh độ ng.

* Các yếu tố gây trở ngại cho quá trình thuyết trình:

- Ăn mặc luộm thuộm: Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng cách ăn
mặc .
Ví dụ: Bên trên mặc áo phông không cổ, dưới đeo dép lê…
- Bồn chồm luôn cử động,lắc lư: Không bao giờ để cách cử chỉ vặt vãnh chiếm hữu
mình,không nên vặn tay,lắc lư cơ thể khi thuyết trình . Tất cả những hành động này
cố táo bạn đang bất an và không được tự tin .
Ví dụ: Chân nhấp nhổm, cơ thể lắc lư sang hai bên, hai tay giơ vô định
không mục đích.
- Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn: Khi quên bạn có thể nhìn vào những điểm
như gạch đầu dòng , tuyệt đối tránh phát biểu theo kiểu đọc bài,phát biểu này sẽ
giết chết mối quan hệ giữa diễn giả và người nghe
Ví dụ: Kể một câu chuyện về lịch sử không nói nhấm nhá, giọng cảm
xúc, nói một lèo, liên tục khiến người nghe thấy buồn ngủ.
- Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả: Tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng
xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm và mối quan hệ .
Ví dụ: Trong khi đang thuyết trình chỉ nhìn vô định hoặc nhìn lên trần
nhà, mắt cứ láo liên…
- Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu: Phải luôn tập dượt trước những bài
phát biểu quan trọng vì phần đông bài phát biểu thất bại do không tập dượt trước.

14
- Đứng yên như pho tượng: Đứng yên sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên nhạt
nhẽo.Thay vào đó nên di chuyển qua lại ,sử dụng cử chỉ đôi tay một cách đúng
mực,không lạm dụng,quá đà.
- Lạm dụng slide: Không đọc từng chữ trên slide và hieeruslide chỉ là công cụ hỗ
trợ cho lời nói chứ không phải thay lời nói.
Ví dụ: Viết hết các ý lên slide và khi thuyết trình chỉ chăm chăm đọc trên
slide (chưa thuộc bài).
- Nói dông dài: Bài phát thuyết trình ngắn ,rõ ràng và cô đọng . Khi nói quá dài
khán giả sẽ mất tập trung.
- Không tạo được không khí sôi động, phấn khởi: Biết cách huy động sự chú ý của
khán giả từ lúc mới bước vào của và khán giả thường nhớ những gì họ phát biểu từ
đầu đến cuối.
Câu 34,35: Anh/chị hãy phân tích các nguyên tắc thuyết trình hiệu quả.

Xác định mục tiêu cụ thể:


- Cụ thể, dõ ràng; có thể lược hóa hoặc kiểm tra được.
- Có thể đạt được; hướng đến kết quả.
- Thời gian thực hiện.
Gây sự chú ý của người nghe: Một bài thuyết trình được xem là có hiệu quả và có
sức thuyết phục khi nó vừa đạt được mục đích của người nói vừa đáp ứng được
những nhu cầu của người nghe.
Thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề mà bạn đang trình bày:
- Phải có niềm tin về sản phẩm hay dịch vụ.
- Thể hiện nhiệt tình qua giọng nói, cử chỉ và biểu hiện gương mặt lúc trình bày.
Đi thẳng vào câu kết luận :
- Là cách thuyết trình hiệu quả nhất.
- Đi thẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý cho người nghe, tiếp đó mới đi vào
phân tích, chứng minh cho kết luật.
Làm thử thuyết trình:
- Nên thử thuyết trình trước người nghe, sẽ rèn được những kĩ năng trình bày vấn
đề của mình.
- Dự kiến được nhưng câu hỏi, những ý kiến phản đối mà người nghe có thể đưa
ra.
Phân tích sau thuyết trình :
- Diễn ra ngay khi kết thúc cuộc diễn thuyết, và đánh giá cảm nhận trực quan về
bài thuyết trình.
- Sẽ giúp bạn kịp thời nắm bắt được cơ hội đến sau cuộc thuyết trình.
15
Câu 36,37: Hãy làm rõ khái niệm tổ chức công việc. Trình bày tóm tắt
phương pháp tổ chức công việc hiệu quả.
* Khái niệm:
- Nghĩa rộng: là quá trình xác định những công việc cần phải làm và phân công cho
các cá nhân, đơn vị đảm nhận các công việc đó, tạo ra mối quan hệ ngang dọc
trong nội bộ tổ chức.
- Nghĩa hẹp: là việc sắp xếp các công việc được giao.
* Phương pháp tổ chức công việc hiệu quả:
- Lên kế hoạch cụ thể cho toàn bộ công việc và từng công việc:
+ Dành ra một khoảng thời gian nhất định.
+ Lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc.
- Có kế hoạch phân chia công việc cho người khác và làm việc nhóm hiệu quả:
+ Đừng ôm quá nhiều việc mà hãy biết trao quyền và có kế hoạch làm việc nhóm.
+ Đặc biệt những người quản lý công ty, doanh nghiệp,…
- Có chế độ nhắc nhở công việc: Cần có hệ thống nhắc nhở.
- Đánh giá kết quả công việc qua biểu đồ: Là cách làm khoa học mà ai cũng nên
trang bị cho mình để có được quá trình làm việc tốt nhất, hiệu quả.
- Sử dụng phần mềm quản lý công việc: Faceworks, (My Xteam:ứng dụng ưa
chuộng nhất)
+ Hỗ trợ lập kế hoạch, lên danh sách công việc.
+ Cập nhật tiến độ công việc.
+ Hệ thống nhắc nhở, cảnh báo khi đến hạn hoàn thành.
+ Lưu trữ, chia sẻ và quản lý.
Câu 38,39: Anh/chị hãy trình bày khái niệm quản lý thời gian. Phân tích
nguyên nhân của việc quản lý thời gian chưa hiệu quả.
* Khái niệm: Quản lí thời gian có nghĩa là kiểm soát tốt hơn cách thức sử dụng
thời gian và đưa ra những quyết định tốt hơn về cách sử dụng nó.
* Nguyên nhân của việc quản lí thời gian chưa hiệu quả:
- Không xác định rõ mục tiêu: giúp ta định hướng rõ ràng đâu là việc đáng ưu tiên
để dành thời gian.
- Không lên danh sách những việc cần làm: cần nêu lên danh sách những việc cần
làm để kiểm soát công việc tránh việc quên không làm một việc quan trọng nào đó.

16
- Không dành quyền ưu tiên: sau khi đã có danh sách, nên phân chia mức độ ưu
tiên.
- Thiếu sự kiểm soát những yếu tố gây xao nhãng:sự phân tâm c7ó thể làm tiêu tốn
vài giờ đồng hồ mỗi ngày. Cần hạn chế, kiểm soát những yếu tố gây xao nhãng đó,
học cách nâng cao khả năng tập trung.
- Ôm đồm quá nhiều việc: là một trong những điều làm giảm hiệu suất làm việc,
stress, khủng hoảng tinh thần. Với các việc cụ thể, cần tốt nhất tập trung giải quyết
dứt điểm từng việc một.
- Không dành vài phút giải lao: cần phải có những phút giải lao, có thể đi dạo một
vòng, nghe nhạc, dùng trà, cà phê, hay chỉ đơn giản là ngồi thư giãn tại bàn làm
việc .
Câu 40,42: Anh/chị hãy trình bày khái quát phương pháp quản lý thời gian
hiệu quả.
- Tổ chức nơi làm việc:
+ Cần sắp xếp nơi làm việc khoa học.
+ Xếp bàn làm việc .
+ Trang trí nơi làm việc .
+ Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính.
+ Sắp xếp mỗi cuối tuần.
- Xác định các mục tiêu và thứ tự ưu tiên: Cần xác định công việc nào quan trọng,
công việc nào có tính cấp bách.Tiếp theo cần phải xác định theo công việc nào
quan trọng có mức độ cao, công việc nào có mức độ thấp để làm theo.
- Xây dựng lịch trình công việc:
+ Lịch làm việc một tuần.
+ Lịch làm việc hằng ngày.
- Đồ thị quản lý thời gian: Ma trận thời gian là một trong những công cun quản lý
thời gian hết sức hiệu quả những người thành đạt thường sử dụng:
Bước 1: Liệt kê các công việc thường làm .
Bước 2: Phân loại công việc.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự công việc hợp lý.
- Các công cụ hỗ trợ khác:
+ Luôn mang theo sổ tay.
+ Viết mọi thứ ra giấy.
+ Ghi nhật kí công việc.
Câu 41: Tại sao Tổ chức nơi làm việc là quan trọng nhất. Bởi vì:

17
- Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp thiết kế nơi làm việc với các
trang thiết bị cần thiết và sắp xếp, bố trí chúng một cách hợp lí, khoa học để thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất đã đặt ra.

Tổ chức nơi làm việc:

- Cần sắp xếp nơi làm việc khoa học: Tránh những nơi đông người qua lại gây xáo
lẵng và phải đón tiếp những cuộc viếng thăm ngẫu nhiên không mỏng muốn, làm
mất thời gian.

- Sắp xếp bàn làm việc: Cần tránh để bàn làm việc bừa bộn, đầy những tài liệu mà
không được sắp xếp theo bất kỳ nguyên tắc nào, gây khó khăn khi tìm kiếm”:

+ Tất cả các tài liệu giấy tờ gì mà không dính líu gần xa với vấn đề đang giải
quyết thì hãy loại nó ngay ra khỏi bàn làm việc.

+ Hồ sơ nào mà mình chưa có điều kiện để giải quyết thì đừng để trên bàn.
Cần sắp xếp theo thứ tự, cho vào kẹp hồ sơ, ngăn kéo, tủ.

+ Giải quyết xong một hồ sơ, nên chuyển nó đi ngay, xét lại một lần nữa
những việc ưu tiên rồi bắt tay ngay vào việc quan trọng nhất tiếp theo.

- Trang trí nơi làm việc: Việc trang trí lại văn phòng sẽ thay đổi hẳn môi trường
làm việc. Tạo không gian mới để có thể phát huy suy nghĩ và nâng cao sự sáng tạo,
nhiệt tình làm việc.

- Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính: Hãy thiết lập hệ thống thư mục lưu giữ tài liệu
một cách hợp lí thuận tiện cho việc nhanh chóng truy suất khí cần.

- Sắp xếp mỗi cuối tuần: Cuối tuần, nên đề ra khoảng 15 phút sắp xếp lại tài liệu để
giúp bàn làm việc gọn gàng hơn.

Câu 43,44: Anh/8chị hãy trình bày kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng.

* Những kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng

Hồ sơ tuyển dụng hay còn gọi hồ sơ xin việc

- 1 Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu

- 1 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy).

18
- 1 CV xin việc.

- 1 Giấy khám sức khoẻ (trong vòng 6 tháng).

- Các loại bằng cấp, chứng chỉ.

- Bản photo chứng minh thư, hộ khẩu có công chứng.

- 4 ảnh 4x6.

- Giấy xác nhận không có tiền án tiền sự.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong một túi hồ sơ. Bên ngoài túi có ghi đầy đủ
họ tên, địa chỉ liên hệ của bạn và tên các loại giấy tờ có bên trong..

* Những kỹ năng viết hồ sơ bạn cần phải biết

- Về mặt hình thức

Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, cần suy nghĩ kĩ, viết đầy đủ, rõ
ràng, tránh sự cẩu thả.

CV nên được trình bày ngắn gọn trên khổ giấy A4, bố cục rõ ràng, đúng ngữ pháp,
đúng chính tả.

- Về mặt nội dung: Chọn lọc những thông tin giá trị, ghi rõ các thông tin những
việc bạn đã từng làm trước đây.

- Chú ý cách sắp xếp và trình bày:


+ Tuyệt đối không để sót lỗi chính tả. Đây là lỗi cấm kỵ đối với bất kỳ ai có
suy nghĩ đi xin việc.
+ Không chọn quá nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau gây sự phân tâm.
+ Đơn xin việc viết tay là chuẩn nhất, bởi một lá đơn xin việc viết tay sẽ gây
ấn tượng hơn một lá đơn xin việc đánh máy.
+ Thông tin địa chỉ liên lạc phải luôn đầy đủ và rõ ràng.

Các thông tin như: họ và tên,ngày tháng năm sinh,giới tính, địa chỉ sinh sống, địa
chỉ liên hệ email, số điện thoại liên lạc bạn nên điền đầy đủ.

Câu 45,46: Phỏng vấn là gì? Khi đi phỏng vấn theo anh/chị cần lựa chọn trang
phục như thế nào?

19
* Khái niệm: Phỏ ng vấ n đó là quá trình tiếp xú c và trao đổ i (hay nó i cụ thể hơn
là quá trình hỏ i và trả lờ i) giữ a nhà tuyển dụ ng và ứ ng viên, mụ c đích củ a nhà
tuyển dụ ng là tìm ra ngườ i thích hợ p để đả m nhiệm vị trí họ đang tuyển cò n
mụ c đích củ a cá c ứ ng viên nghiễm nhiên chính là apply thà nh cô ng cô ng việc
mà họ muố n.
* Trang phục khi đi phỏng vấn tìm việc:

Nữ:
- Á o vừ a vặ n, khô ng quá chậ t. Thô ng thườ ng bạ n sẽ trô ng lịch lẵ m hơn khi mặ c
á o dà i tay.
- Chọ n 2, 3 mà u phù hợ p vớ i mà u da và mà u tó c. Trá nh dù ng trang sứ c lấ p
lá nh, hay phá t ra tiếng ồ n.
- Trang điểm đơn giả n, phù hợ p vớ i trang phụ c. Tó c hà i hoà vớ i hình dá ng củ a
bạ n.
Nam:
- Trang phụ c phả i đượ c may cẩ n thậ n.
- Á o sơ mi vừ a vặ n, mà u khô ng qua sá ng.
- Cavat nên chọ n loạ i là m tô n lên gương mặ t và đô i mắ t củ a bạ n.
- Già y vừ a châ n, thoả i má i, đượ c đá nh bó ng cẩ n thậ n. Tấ t phù hợ p và che đc
châ n ngay cả khi ngồ i xuố ng.
- Tó c tai tươm tấ t, gọ n gà ng cho dù là kiểu gì đi nữ a. Râ u quai hà m gọ n gà ng và
ria mép phả i tỉa trên và nh mô i.
Câu 47,48: Anh/chị hãy trình bày những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
và đưa ra các gợi ý cách trả lời

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn:

- Câu hỏi giới thiệu bản thân

Trả lời:

+ Độ dài, ngắn của câu trả lời: Không nên ngắn quá (30s), không nên dài quá 2p.

+ Không nên trả lời những thông tin đã có trong hồ sơ.


20
+ Nên nói về tình yêu đối với công việc, lí do ứng tuyển. Kết thúc bằng lời cảm
ơn đến nhà tuyển dụng đã cho cơ hội được tham gia phỏng vấn.

- Tại sao bạn chọn công việc?

Cách trả lời:

+ Yêu thích công việc, nói rõ lý do thích công việc.

+ Bạn có thể làm được nó.

- Tại sao bạn lại chọn công ty?

Cách trả lời:

+ Lý do cá nhân, tránh không nên nói thông tin về công ty thông qua mạng vì
thông tin đó hầu hết các ứng viên đều làm, không độc đáo. Vì vậy, hãy đưa ra lí do
ấn tượng.

+ Đánh giá tiềm năng của công ty. Thể hiện mong muốn góp sức mình để giúp
công ty đạt mục tiêu.

- Những câu hỏi khó:

+ Trả lời tốt nhất những câu hỏi về chuyên môn.

+ Không trả lời “không biết”, hãy cố gắng đưa ra đáp án có thể có.

+ Những câu hỏi tình huống, khi trả lời chú ý bảo vệ quyền lợi của công ty trước
rồi mới đến quyền lợi cá nhân.

+ Không nói xấu công ty cũ, sếp cũ...

- Đàm phán lương

Chú ý: Mức lương trung bình

Mức lương kỳ vọng.

Mức lương có thể chấp nhận được.

Mức lương tối thiểu.

21
Cần chính xác hóa con số.

- Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trả lời:

+ Nên đặt câu hỏi hoặc chủ động xin phép hỏi.

+ Không hỏi các câu hỏi liên quan đến lương.

+ Trong khi trả lời các câu hỏi chú ý ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, cử chỉ, nét mặt,
tư thế...

Câu 49,50: Anh/chị hãy phân tích những quy tắc khi phỏng vấn.

- Đúng giờ : đến sớm ít nhất 10-15p .


+ Cho họ biết rằng bạn tôn trọng thời gian của họ và thời gian đó thực sự rất quý
giá với bạn .
- Trang phục :
+ Không ăn mặc cầu kì , phức tạp , màu mè. Ăn mặc đẹp nơi công sở nói chung và
trong phỏng vấn nói riêng đồng nghĩa với lịch sự và hợp bối cảnh .
+ Nên vào nhà vệ sinh soi gương mặt , răng sạch sẽ , nhai kẹo cao su , đi vệ sinh.
- Gõ cửa trước khi vào :
+ Ước lượng độ tuổi người phỏng vấn , đoán độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn
tượng bằng những câu chuyện phù hợp .
+ Không được tự ý ngồi nếu nhà tuyển dụng không mời hoặc xin phép trước khi
ngồi .
- Bắt tay : bắt tay 1 cách chắc chắn , không
quá lâu với thái độ trân trọng sẽ ngay lập tức tạo ra cảm giác thân thiện và thoải
mái và ngược lại .
- Ghi chép : lắng nghe , trao đổi một cách tập trung và chăm chú thôi chưa đủ , ghi
chép lại cuốn sổ nhỏ của bạn khiến họ đánh giá cao phong cách làm việc của bạn.
- Thể hiện những hình ảnh tích cực của bản thân :
+ Hãu cho họ thấy sự tự tin của bạn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng như khi
giao tiếp ...
- Cảm ơn họ " hai lần "
+ Thứ nhất : Họ đã giành thời gian cho bạn , tạo cơ hội cho bạn .
+ Thứ hai : Viết một lá thư cảm ơn đến họ và trình bày những mong muốn của
mình với công việc đó .

22

You might also like