You are on page 1of 54

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi môn kinh tế vi mô mà nhóm chúng

tôi đã ngày đêm kì công tổng hợp, chỉnh sửa, sáng tạo. Công cuộc làm
đề vô cùng cực khổ đến nỗi một số thành viên giờ nghe đến chữ đề thi
thì hai mắt trợn ngược, sùi bọt mép lên mà ngất xỉu.
Nếu các bạn cảm thấy tài liệu này có ích cho các bạn, xin hãy nhớ đến
các bạn Tuki de Luti, Misa Bear, Pu Bảng Anh, Thúy Vinh, Yên Lê và
Việt Anh.

Tài liệu này đã được chúng tôi kiểm tra tính chính xác của đáp án nhiều
lần và có kèm theo nguồn tham khảo (một số là mã số tài liệu của riêng
chúng tôi). Tuy nhiên, hẳn tài liệu vẫn không tránh khỏi các sai sót. Bạn
nào tìm ra chỗ không chính xác, xin vui lòng gửi email về
tuki.de.luti@facebook.com để trao đổi thêm.

KINH TẾ HỌC CĂN BẢN


Điều nào dưới đây là lợi ích kinh tế?
a. Lợi nhuận ròng của một công ty dựa trên sổ sách kế toán.
b. Chênh lệch giữa giá một sản phNm và giá tiền của các nguyên, nhiên, vật liệu dùng
để sản xuất ra sản phNm này.
c. Chênh lệch giữa doanh thu bán một sản phNm và chi phí cơ hội của mọi nguồn lực
dùng để sản xuất sản phNm đó.
d. Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp có được từ việc điều hành doanh nghiệp.
(http://www.flint.umich.edu/~mjperry/exam3.htm)
(i) “Chỉ có tổ chức nền kinh tế theo hình thức mà ở đó có kết hợp cả khu vực Chính phủ
và khu vực tư nhân mới có thể giải quyết được các vấn đề kinh tế.”
(ii) “Khi thu nhập bình quân đầu người của người tiêu dùng tăng sẽ làm tăng cầu đối với
tất cả các loại hàng hóa.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Misa – 142)
Giá cà phê trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5%
với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:
a. Kinh tế học vi mô, chuNn tắc.
b. Kinh tế học vĩ mô, chuNn tắc.
c. Kinh tế học vi mô, thực chứng.
d. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng.
(300 câu – 13)
(i) “Kinh tế học thực chứng nghiên cứu mục đích hay những lý giải khoa học về cách vận
hành của nền kinh tế.”
(ii) “Kinh tế học chuNn tắc đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá
trị cá nhân.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 10)
(i)“Kinh tế học vi mô đưa ra phân tích chi tiết về các quyết định cá nhân đối với các
khách hàng cụ thể.”
(ii)“Kinh tế học vĩ mô nhấn mạnh sự tác động qua lại trong toàn bộ nền kinh tế. Nó cố ý
đơn giản hóa các cấu phần riêng lẻ trong phân tích đề phân tích toàn bộ tác động qua lại
của nền kinh tế”
a. (i) đúng.
b. (i) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 11)
Yếu tố nào sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô.
a. GDP
b. Mức giá chung
c. Tỷ lệ thất nghiệp
d. Những quyết định của nhà sản xuất trong thị trường ô tô.
( Begg 12)
(i)“Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”
(ii)“Cung là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá có thể”
a. (ii) đúng.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
( Begg 32)
(i) “ Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu”
(ii) “ Dư cung xảy ra khi lượng cung vượt quá lượng cầu tại mức giá hiên hành. Dư cầu
xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung tại mức giá hiện hành”
a. (i) đúng.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Begg 33)
(i) “Giá của một hàng hóa tăng làm tăng cầu cho hàng hóa thay thế nó và làm giảm cầu
cho hàng hóa bổ sung cho nó.”
(ii) “Cầu đối với hàng hóa thông thường tăng khi thu nhập tăng.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Begg – 35)
(i)“Cầu đối với hàng hóa thứ cấp giảm khi thu nhập tăng.”
(ii)“Dư cầu xảy ra khi lượng cầu vượt quá lượng cung tại mức hiện hành.”
a. (i) đúng.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Begg – 33.35)
(i)“Thị trường tự do cho phép giá cả được xác định tự nhiên theo tác động của cung và
cầu.”
(ii)“Kiểm soát giá là những quy định hay luật lệ của Chính phủ đặt mức giá sàn hay giá
trần cản trở sự ần bằng của thị trường.”
a. (i) và (ii) đều đúng.
b. (i) đúng (ii) sai.
c. (i) sai (ii) đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Begg – 40)
(i)“Ràng buộc ngân sách mô tả những kết hợp khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua
được.”
(ii)“Đường bàng quan chỉ ra tất cả những sự kết hợp tiêu dùng đem lại cùng một mức độ
lợi ích.”
a. (i) sai (ii) đúng.
b. (i) đúng (ii) sai.
c. (i) & (ii) đều sai.
d. (i) & (ii) đều đúng.
(Begg 63. 66)
(i)“Kinh tế học bàn về hành vi của con người, do vậy nó không thể là một môn khoa
học.”
(ii)“ Trong phương trình đường cầu tuyến tính P = aQ + b, tham số b chỉ độ dốc của
đường thẳng, tham số a là giao điểm của phương trình với trục tung.”
a. (i) đúng và (ii) sai.
b. (ii) đúng và (i) sai .
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa 1,3 – 142)
(i)“Cầu về hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.”
(ii)“Khi cầu hoàn toàn co giãn với giá thì đường cầu sẽ là đường nắm ngang.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
(i) “Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất, thể hiện năng
lực sản xuất, thể hiện năng lực sản xuất của nền kinh tế đó đã tăng lên.”
(ii) “Việc di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy để có thêm một
số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều hơn lượng mặt
hàng khác.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
(i) “Chi phí cơ hội luôn bằng chi phí kế toán.”
(ii) “Đường cong chỉ ra số lượng tối đa của một hàng hóa có thể được sản xuất ra, tương
ứng với mỗi mức sản lượng của một hàng hóa khác là đường giới hạn khả năng sản
xuất.”
a. (i) sai.
b. (ii) sai.
c. (i) và (ii) đều sai.
d. (i) và (ii) đều đúng.
(Misa – 142)
Kinh tế học có thể định nghĩa là:
a. Cách làm tăng lượng tiền của gia đình.
b. Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán.
c. Giải thích các số liệu khan hiếm.
d. Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ và
phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội.
(BTVM – tn – 4)
Việc nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và các thị trường ở đó họ giao
dịch với nhau thuộc về lĩnh vực nghiên cứu của:
a. Kinh tế học vĩ mô.
b. Kinh tế học vi mô.
c. Kinh tế học chuNn tắc.
d. Kinh tế học thực chứng.
(BTVM – tn – 11)
Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do:
a. Thất nghiệp.
b. Lạm phát.
c. Những thay đổi trong công nghệ sản xuất.
d. Những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.
(BTVM – tn – 33)
Ta phải thực hiện sự lựa chọn vì:
a. Tài nguyên khan hiếm.
b. Con người là động vật biết thực hiện sự lựa chọn.
c. Những điều tiết của chính phủ đòi hỏi phải thực hiện sự lựa chọn.
d. Không có sự lựa chọn sẽ không có kinh tế học.
(BTVM – tn – 16)
Việc nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế, đặc biệt là các yếu tố như thất nghiệp hay
lạm phát gọi là:
a. Kinh tế học vĩ mô.
b. Kinh tế học vi mô.
c. Kinh tế học thực chứng.
d. Kinh tế học chuNn tắc.
(BTVM – tn – 12)
Trong kinh tế học, “phân phối” đề cập đến:
a. Bán lẻ, bán buôn và vận chuyển.
b. Câu hỏi “cái gì”.
c. Câu hỏi “như thế nào”.
d. Câu hỏi “cho ai”.
(BTVM – tn – 18)
“Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến:
a. Thời kì có nạn đói.
b. Độc quyền hóa việc cung ứng hàng hóa.
c. Độc quyền hóa các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hóa.
d. Tất cả đều sai.
(BTVM – tn – 17)
(i): “Đường giới hạn khả năng sản xuất đưa ra một danh mục các sự lựa chọn các giải
pháp cho câu hỏi “Cho ai?”.”
(ii): “Nếu xã hội không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của mình có nghĩa là
nó sử dụng các tài nguyên của mình không hiệu quả.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Mô hình cơ bản của kinh tế học tìm cách giải thích tại sao mọi người muốn cái mà
họ muốn.”
(ii): “”Cái gì”, “như thế nào” và “cho ai” là các câu hỏi then chốt của một hệ thống kinh
tế.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Một người ra quyết định hợp lí có thể chọn và quyết định trong nhiều phương án
khác nhau mà không tìm thêm thông tin tốt nếu người đó dự kiến rằng chi phí để có thêm
thông tin lớn hơn lợi ích thu được.”
(ii): “Một người ra quyết định hợp lí luôn luôn dự đoán tương lai một cách chính xác.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
(i): “Quy luật chi phí cơ hội tăng dần biểu thị một thực tế là xã hội phải hi sinh những
lượng ngày càng tăng của hàng hóa này để đạt được những lượng ngày càng tăng của
hàng hóa khác.”
(ii): “Biết xã hội đang ở đâu trên đường giới hạn khả năng sản xuất là đủ để trả lời câu
hỏi “cho ai” của xã hội này.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – ds)
Thực hiện một sự lựa chọn hợp lí bao gồm:
a. Xác định tập hợp các cơ hội.
b. Xác định sự đánh đổi.
c. Tính các chi phí cơ hội.
d. Tất cả đều đúng.
(BTVM – tn – 47)
Đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Biểu thị lượng hàng hóa mà một hãng hay xã hội có thể sản xuất ra.
b. Không phải là đường thẳng vì quy luật hiệu suất biên giảm dần.
c. Minh họa sự đánh đổi giữa các hàng hóa.
d. Tất cả đều đúng.
(BTVM – tn – 43)
Vấn đề nào dưới đây là kinh tế học chuNn tắc?
a. Mức tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 1995 là 9,5%.
b. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1995 là 12,7%.
c. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
d. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.
(300 câu – 6)
Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong:
a. Nhân chủng học.
b. Tâm lí học.
c. Xã hội học.
d. Tất cả các đáp án trên.
(BTVM – tn – 6)
Câu nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô?
a. Tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
sản xuất.
c. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
d. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số.
(300 câu – 5)
Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
a. Nhà nước quản lí ngân sách.
b. Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
c. Nhà nước quản lí các quỹ phúc lợi.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 16)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Đánh thuế cao vào các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hạn chế được tiêu dùng của
những mặt hàng này.”
(ii): “Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ tăng đầu tư vào máy móc thiết bị nếu dự đoán vào
tương lai về thu nhập là rất khả quan.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
b. Thông qua thị trường.
c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d. Các câu trên đều đúng.
(300 câu – 11)
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được tiêu dùng bởi:
a. Những người xứng đáng.
b. Những người làm việc chăm chỉ nhất.
c. Những người có quan hệ chính trị tốt.
d. Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán.
(BTVM – tn – 9)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn.”
(ii): “Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu của người tiêu dùng cao
hơn.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Cho hai nhận định sau:
(i): “Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm đầu tư tư nhân.”
(ii): “Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt Nam tăng lên nhanh vào
cuối những năm 90.”
Vấn đề nào là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô?
a. (i)
b. (ii)
c. Cả (i) và (ii)
d. Không phải hai vấn đề trên.
(Misa – tr 13)
Với cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án A, B,
C lần lượt là 100 triệu, 50 triệu và 20 triệu. Nếu phương án B được lựa chọn thì lợi nhuận
kinh tế đạt được là:
a. -50 triệu.
b. 50 triệu.
c. 100 triệu.
d. Các câu trên đều sai.
Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô?
a. Tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
b. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991 – 1997 ở Việt Nam
khoảng 8,5%.
c. Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993 – 1997.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(300 câu – 2)
Kinh tế học thực chứng nhằm:
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở
khoa học.
b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
c. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
d. Không có câu nào đúng.
Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)?
a. Cung cầu.
b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
c. Sự khan hiếm.
d. Chi phí cơ hội.
(Vinh – đề 1)
Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu?
Sản xuất cho ai? Điều này xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế.
b. Đặc điểm tự nhiên.
c. Tài nguyên có giới hạn.
d. Nhu cầu của xã hội.
(Vinh – đề 1)
Quy luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất?
a. Quy luật năng suất biên giảm dần.
b. Quy luật cung.
c. Quy luật cầu.
d. Quy luật cung – cầu.
(Vinh – đề 1)
Nguồn lực sản xuất là tất cả những vấn đề bên dưới, trừ:
a. Tiền mà chúng ta giữ để mua hàng hóa.
b. Đất đai, kĩ năng của lao động và máy móc của doanh nghiệp.
c. Đất đai, tinh thần doanh nhân và vốn nhân lực.
d. Kĩ năng kinh doanh, đất đai và vốn mà doanh nghiệp sở hữu.
(Hoài Bảo – 8)
“Bàn tay vô hình” là cách nói của Adam Smith khi ông ủng hộ:
a. Nền kinh tế thị trường (tự do).
b. Nền kinh tế mệnh lệnh.
c. Nền kinh tế hỗn hợp.
d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(Hoài Bảo – 13)
Trong kinh tế học, ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó……………. và dài hạn là giai
đoạn mà………………….
a. Vài nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
b. Tất cả nguồn lực là biến đổi nhưng công nghệ là cố định; công nghệ là thay đổi.
c. Vài nguồn lực là biến đổi; tất cả nguồn lực là cố định.
d. Tất cả nguồn lực là cố định; tất cả nguồn lực là thay đổi.
(Hoài Bảo – 69)
Vấn đề trọng tâm trong kinh tế học là:
a. Sự sản xuất.
b. Tiền.
c. Sự tiêu dùng.
d. Sự khan hiếm.
(http://wps.pearsoned.co.uk/ema_uk_he_sloman_economics_6/41/10678/2733806.cw/co
ntent/index.html)
Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là đường thẳng dốc xuống thì:
a. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là tăng dần.
b. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là giảm dần.
c. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là không đổi.
d. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hóa là tăng rồi giảm dần.
(Hoài Bảo – 12)
Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học vi mô?
a. Lạm phát thấp hơn so với những năm 1980.
b. Giá lương thực tháng này giảm.
c. Thất nghiệp ở Đà Nẵng thấp hơn mức trung bình của Việt Nam.
d. Không có đáp án nào đúng.
(Begg vi mô – Tr 14)
Nhận định nào sau đây là thực chứng?
a. Vì lạm phát thấp, chính phủ nên giảm thuế.
b. Lạm phát ở Việt Nam hàng năm dưới 15%.
c. Để hạn chế thất nghiệp, chính phủ nên tăng chi tiêu.
d. Không có đáp án nào đúng.
Kinh tế học có thể định nghĩa là một môn khoa học nhằm giải thích:
a. Tất cả các hành vi của con người.
b. Sự lựa chọn trong bối cảnh có sự khan hiếm nguồn lực.
c. Sự lựa chọn bị quyết định bởi các chính trị gia.
d. Các quyết định của hộ gia đình.
(Hoài Bảo – 1)
Chi phí cơ hội của một quyết định là:
a. Chi phí để ra quyết định đó.
b. Chi phí của các cơ hội khác.
c. Tổng lợi ích khác bị mất.
d. Lợi ích khác lớn nhất bị mất đi khi ra quyết định.
(Hoài Bảo – 2)
Nếu bạn mua một lon nước Coca-cola thì:
a. Bạn và người bán sẽ cùng có lợi.
b. Bạn sẽ có lợi còn người bán thì không nếu bạn mua vào lúc nửa đêm.
c. Người bán có lợi còn bạn sẽ thiệt vì phải trả tiền.
d. Người bán sẽ có lợi còn bạn chỉ có lợi khi trời nóng.
(Hoài Bảo – 3)
Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học có nghĩa là:
a. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó xí nghiệp có một số yếu tố sản xuất cố định
và những yếu tố sản xuất khác thì biến đổi; dài hạn là khoảng thời gian đủ để xí
nghiệp thay đổi số lượng tất cả các yếu tố sản xuất.
b. Ngắn hạn là khoảng thời gian một năm trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên một
năm.
c. Ngắn hạn là khoảng thời gian 3 tháng trở lại, dài hạn là khoảng thời gian trên 3
tháng.
d. Ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô, dài hạn thì không thể thay đổi quy mô.
(K34 – đề 1)
SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Phát biểu nào dưới đây vi phạm giả thuyết về sở thích của người tiêu dùng trong kinh tế
vi mô?
a. Tôi thích uống bia Đức nhất trong tất cả các loại bia.
b. Tôi không biết mình thích bia Đức hay bia Tiệp.
c. Tôi đã thử ba loại bia: Đức, Tiệp và 333. Tôi thích bia Tiệp hơn là 333 nhưng lại
thích bia Đức nhất.
d. Trong sinh nhật tôi, càng nhiều bia 333 càng tốt.
(Hoài Bảo – 41)
Nếu hữu dụng biên có xu hướng dương và giảm dần khi gia tăng lượng tiêu dùng thì:
a. Tổng hữu dụng sẽ giảm dần.
b. Tổng hữu dụng sẽ tăng nhanh dần.
c. Tổng hữu dụng sẽ tăng chậm dần.
d. Tổng hữu dụng sẽ không đổi.
(K33 – đề 1)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 200
b. 2X + Y = 200
c. X – Y = 200
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 45)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Biết người này được trợ cấp
500000 đồng bằng tiền mặt. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 200
b. 2X + Y = 200
c. X + 2Y = 250
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 45)
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng, chi cho việc mua đồ ăn X và
trò giải trí Y. Biết giá Px = 10000đ và giá Py = 20000đ. Biết người này được trợ cấp bằng
hiện vật 50 đơn vị hàng X. Phương trình đường ngân sách là:
a. X + 2Y = 250 với mọi Y không nhỏ hơn 100
b. X + 2Y = 250 với mọi Y không lớn hơn 100
c. X + 2Y = 250 với mọi Y
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 45)
Hàm lợi ích của Nguyên là TU(x,y) = (Y + 1)(X + 2). Giả sử giá của mỗi hàng hóa đều
bằng 1, thu nhập của Nguyên là 11. Tìm tổ hợp hàng hóa X và Y mà Nguyên sẽ chọn lựa
để tối đa hóa lợi ích.
a. X = 5; Y = 6.
b. X = 7; Y = 4.
c. X = 1; Y = 10.
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 51)
Hàm lợi ích của Vinh là TU(x,y) = 100XY. Giả sử giá hàng hóa X là 3, giá hàng hóa Y là
6, thu nhập của Vinh là 24. Lợi ích tối đa TU max mà Vinh đạt được là:
a. 600
b. 800
c. 1000
d. Đáp án khác
(Misa – tr 53)
Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến đường cầu cà phê?
a. Giá cà phê.
b. Giá chè.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Tất cả các yếu tố trên.
(BTVM – 3 – 27)
Nếu Nguyên sẵn sàng thanh toán 100$ cho một cái máy pha cà phê và 120$ cho hai cái
máy đó thì ích lợi cận biên của cái máy thứ hai là:
a. 20$
b. 120$
c. 100$
d. Đáp án khác.
(BTVM – 3 – 5)
(i): “Đường ngân sách dịch chuyển song song vào phía trong khi thu nhập giảm xuống.”
(ii): “Thu nhập giảm đi một nửa thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài
tính từ gốc tọa độ xa gấp hai lần so với ban đầu.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 3 – ds)
(i): “Lý thuyết thặng dư người tiêu dùng nói rằng khi hàng hóa được trao đổi giữa người
bán và người mua thì người mua được còn người bán mất.”
(ii): “Hữu dụng biên có xu hướng tăng khi tổng hữu dụng tăng.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.
g. (i) và (ii) đúng.
h. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 3 – ds)
Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa?
a. Giá hàng hóa liên quan.
b. Thị hiếu, sở thích.
c. Các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa.
d. Thu nhập.
(300 câu – 29)
Khi giá của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Vậy 2 sản phNm này có mối quan hệ:
a. Thay thế cho nhau.
b. Độc lập với nhau.
c. Bổ sung cho nhau.
d. Các câu trên đều sai.
Người tiêu dùng tiêu dùng 4 sản phNm thì có tổng hữu dụng bằng 20, tiêu dùng năm sản
phNm thì tổng hữu dụng bằng 23. Vậy hữu dụng biên của sản phNm thứ 5 bằng:
a. 43
b. 1
c. 3
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa điều kiện:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan.
b. Tỉ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỉ giá của chúng.
c. Đường ngân sách tiếp xúc với đường cong bàng quan.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(Olym – 25)
Giá vé máy bay từ Denver đến Washington DC là $600. Giá vé xe buýt từ Denver đến
Washington DC là $150. Đi bằng máy bay mất 6 giờ, trong khi đi xe buýt mất 36 giờ.
Trong điều kiện các yếu tố khác là hoàn toàn giống nhau, một cá nhân sẽ chỉ có lợi khi đi
máy bay nếu và chỉ nếu thời gian của người này đáng giá hơn:
a. $6/giờ.
b. $8/giờ.
c. $10/giờ.
d. $15/giờ.
(http://www.flint.umich.edu/~mjperry/exam2.htm)
Trưa hôm nay, Nhiên ăn hai tô bún. Lợi ích biên của Nhiên đối với tô bún thứ hai là:
a. Số tiền cao nhất mà Nhiên sẵn lòng trả cho hai tô bún.
b. Số tiền cao nhất mà Nhiên sẵn lòng trả cho tô bún thứ hai.
c. Chi phí cơ hội để sản xuất ra hai tô bún.
d. Chi phí cơ hội để sản xuất ra tô bún thứ hai.
(Hoài Bảo – 9)
Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hóa X, Y với đơn giá là
Px, Py và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MUx/MUy = Px/Py
b. MUx/Px = MUy/Py
c. MRSxy = Px/Py
d. Các câu trên đều đúng.
(K34 – đề 1)
Thảo thích bơi lội hơn là chơi bóng chuyền. Cô ấy bơi một giờ thì ………….. của cô ấy
sẽ ……………. nếu cũng một giờ ấy mà Thảo chơi bóng.
a. Tổng hữu dụng, lớn hơn.
b. Hữu dụng biên, bằng với.
c. Hữu dụng biên, nhỏ hơn.
d. Tổng hữu dụng, bằng với.
(K34 – đề 1)
Nếu Nhiên mua 10 sản phNm X và 20 sản phNm Y, với giá Px = 100$/sp; Py = 200$/sp.
Hữu dụng biên của chúng là MUx = 20 đvhd (đơn vị hữu dụng); MUy = 50 đvhd. Để đạt
tổng hữu dụng tối đa thì Nhiên nên:
a. Tăng lượng Y, giảm lượng X.
b. Giữ nguyên lượng X, giảm lượng Y.
c. Giữ nguyên số lượng hai sản phNm.
d. Tăng lượng X, giảm lượng Y.
(Vinh – đề 1)
Một người tiêu thụ dành một số tiền là 2 triệu đồng/tháng để chi tiêu cho 2 sản phNm X
và Y với giá của X là 20000 và của Y là 50000. Đường ngân sách của người này là:
a. X = 5Y/2 + 100
b. Y = 2X/5 + 40
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
(Vinh – đề 1)
Tỉ lệ thay thế biên của 2 sản phNm X và Y giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường cong
đẳng ích của hai sản phNm có dạng:
a. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải.
b. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ.
c. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ.
d. Không có câu nào đúng.
(Vinh – đề 1)
Nếu một người tiêu dùng dành toàn bộ thu nhập của mình để mua hai sản phNm X và Y
thì khi giá của X giảm, số lượng hàng Y mua được sẽ:
a. Không thay đổi.
b. Nhiều hơn.
c. Ít hơn.
d. Một trong 3 trường hợp kia, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của mặt
hàng X.
(Vinh – đề 16)
X và Y là hai mặt hàng thay thế không hoàn toàn. Người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua mặt
hàng X khi:
a. Px = Py
b. Px < Py
c. Px > Py
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 16)
Nếu giá của hàng hóa này tăng làm lượng cầu của hàng hóa kia giảm thì chúng là:
a. Hàng hóa cấp thấp.
b. Hàng hóa bình thường.
c. Hàng hóa thay thế.
d. Hàng hóa bổ sung.
(Hoài Bảo – 18)
Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng mà lượng cầu hàng hóa X cũng tăng thì hàng hóa
đó là:
a. Hàng hóa cấp thấp.
b. Hàng hóa bình thường.
c. Hàng hóa thay thế.
d. Hàng hóa bổ sung.
(Hoài Bảo – 17)
Một hàng hóa được coi là “thứ cấp” khi:
a. Giá của nó tăng người ta mua nó ít đi.
b. Giá của nó giảm người ta mua nó nhiều hơn.
c. Thu nhập của người tiêu dùng tăng người ta mua hàng hóa đó ít đi.
d. Thu nhập của người tiêu dùng giảm người ta mua hàng hóa đó ít đi.
(BTVM – 3 – 29)
Hoàng Anh tiêu 10 nghìn đồng mỗi tuần để mua cà phê (X) và sách (Y). Giá của cà phê
là 1 nghìn đồng và giá của tạp chí là 2 nghìn đồng. Tìm đường đường ngân sách của
Hoàng Anh.
a. X + Y = 20
b. Y = 5 – 0,5X
c. Y = 10 – X
d. X = 10 – 0,5Y
(Hoài Bảo – 54)
Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là:
a. Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quan.
b. Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau.
c. Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó.
d. Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau.
(BTVM – 3 – 42)
Để tối đa hóa hữu dụng người tiêu dùng phải:
a. Không mua hàng hóa thứ cấp.
b. Làm cho ích lợi cần biên của đơn vị mua cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau.
c. Đảm bảo rằng giá của các hàng hóa tỉ lệ với tổng ích lợi của chúng.
d. Phân bổ thu nhập sao cho đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa này đem lại phần
ích lợi tăng thêm bằng đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa kia.
(BTVM – 3 – 34)
Trong giới hạn ngân sách và sở thích, để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ mua số
lượng sản phNm theo nguyên tắc:
a. Hữu dụng biên của các sản phNm phải bằng nhau.
b. Số tiền chi tiêu cho các sản phNm phải bằng nhau.
c. Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của các sản phNm phải bằng nhau.
d. Ưu tiên mua các sản phNm có mức giá rẻ hơn.
(Vinh – đề 1)
Nhân mua hai loại hàng hóa X và Y. Cô ấy đang đạt được mức tối đa hóa hữu dụng. Hữu
dụng biên của X là 20 và của Y là 60. Nếu giá của Y là 12 thì giá của X là:
a. 2
b. 4
c. 6
d. 12
(Hoài Bảo – 48)
Đường giới hạn ngân sách của An là 10 = 2X + Y. Hàm hữu dụng là U = X + 2Y. Khi đó
An sẽ:
a. Dành hết tiền mua Y.
b. Dành hết tiền mua X.
c. X hay Y gì cũng được, miễn sao hết tiền.
d. Không có phương án tiêu dùng tối ưu.
(Hoài Bảo – 60)
Sư thỏa mãn mà môt người cảm nhận đươc từ tiêu dùng hàng hóa và dich vụ gọi là:
a. Hữu dụng.
b. Hữu dụng biên.
c. Lợi ích biên.
d. Tổng hữu dụng.
(Hoài Bảo – 42)
Hữu dụng của Nhiên sẽ tối đa khi Nhiên phân bổ số tiền mà mình dùng để mua hai hàng
hóa nào đó sao cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phNm:
a. Tăng lên
b. Bằng nhau
c. Giảm xuống
d. Tối đa
(Hoài Bảo – 43)
Hai hàng hóa bổ sung cho nhau hoàn hảo thì đường đẳng ích sẽ có dạng:
a. Như chữ L.
b. Đường thẳng dốc lên.
c. Đường thẳng dốc xuống.
d. Đường cong lồi về gốc tọa độ.
(Hoài Bảo – 53)
MUx = 10; MUy = 8; Px = 2; Py = 1. Để đạt được phối hợp tiêu dùng tối ưu, người tiêu
dùng nên:
a. Giảm tiêu dùng hàng hóa Y.
b. Chưa đủ cơ sở để xác định.
c. Tăng tiêu dùng hàng hóa X.
d. Tăng tiêu dùng hàng hóa Y.
(K33 – đề 1)
Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phNm mà
người tiêu dùng:
a. Đạt được mức hữu dụng như nhau.
b. Đạt được mức hữu dụng giảm dần.
c. Đạt được mức hữu dụng tăng dần.
d. Sử dụng hết số tiền mà mình có.
(Vinh – đề 1)
Hữu dụng biên (MU) đo lường:
a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phNm, trong khi các yếu tố
khác không đổi.
c. Độ dốc của đường ngân sách.
d. Tỷ lệ thay thế biên.
(300 câu – 124)
Đường đẳng ích của 2 sản phNm X và Y thể hiện:
a. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phNm X và Y với thu nhập nhất định.
b. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phNm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác
nhau.
c. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phNm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như
nhau.
d. Không có câu nào đúng.
(300 câu – 123)
LÍ THUYẾT CUNG CẦU
Giá vé xe buýt tăng, nhưng tổng doanh thu của công ty xe buýt không thay đổi. Khi đó
đường cầu của xe buýt là:
a. Co giãn ít.
b. Co giãn đơn vị.
c. Co giãn nhiều.
d. Co giãn hoàn toàn.
(Hoài Bảo – 19)
Khi cung sản phNm X trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi số lượng sản
phNm cân bằng mua và bán trên thị trường, chúng ta kết luận rằng cầu sản phNm X:
a. Co giãn nhiều
b. Co giãn ít
c. Co giãn đơn vị
d. Hoàn toàn không co giãn
(300 câu – 75)
Thặng dư của người tiêu dùng trên thị trường đó là:
a. Tích số giữa giá cả và số lượng hàng hóa cân bằng trên thị trường.
b. Phần chênh lệch giữa giá thị trường và chi phí biên của các xí nghiệp.
c. Diện tích của phần nằm dưới đường cầu thị trường và phía trên gía tthị trường của
hành hóa.
d. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất.
(300 câu – 132)
Nếu 2 sản phNm X và Y là 2 sản phNm thay thế thì:
a. Exy > 0
b. Exy < 0
c. Exy = 0
d. Exy = 1
(300 câu – 20)
Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá hàng hóa cao hơn mức giá cân
bằng trên thị trường:
a. Mọi người đều được lợi khi kiểm soát cả.
b. Chỉ có người tiêu dùng được lợi.
c. Chỉ có một số người bán có thể tìm được người mua sản phNm của mình.
d. Tất cả đều sai.
(300 câu – 89)
93. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập có ý nghĩa thực tiễn là:
a. Dự đoán lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của công
chúng thay đổi 1%.
b. Dự đoán thu nhập thay đổi bao nhiêu khi lượng cầu hàng hóa thay đổi 1%.
c. Xác định nguồn thu nhập của công chúng.
d. Xác định lượng cầu của hàng hóa trên thị trường.
(300 câu – 93)
Giá cả mặt hàng bột giặt là 8.000 đồng/kg. Khi chính phủ đánh thuế 500 đồng/kg, giá cả
trên thị trường là 8.500 đồng/kg. Vậy tính chất co giãn cầu theo giá của mặt hàng bột giặt
là:
a. Co giãn nhiều.
b. Co giãn ít.
c. Co giãn hoàn toàn.
d. Hoàn toàn không co giãn.
(300 câu – 90)
Thị trường thuốc lá nội địa đang cân bằng tại mức giá P1 và số lượng Q1 . Giả sử xuất
hiện thuốc lá nhập lậu bán với giá rẻ, lúc này điểm cân bằng mới của thị trường thuốc lá
nội địa là P2 và Q2:
a. P2 > P1 và Q2 > Q1
b. P2 < P1 và Q2 < Q1
c. P2 > P1 và Q2 < Q1
d. P2 < P1 và Q2 > Q1
(300 câu – 81)
Thông thường, gánh nặng của một khoản thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều
phải chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn tương đối giữa cung và cầu. Trong đều
kiện nào thì người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế:
a. Cung co giãn ít hơn cầu.
b. Cầu co giãn ít hơn cung.
c. Cầu hoàn toàn co giãn.
d. Cung hoàn toàn không co giãn.
(300 câu – 34)
Thặng dư sản xuất thì bằng:
a. Tổng doanh thu trừ tổng biến phí.
b. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
c. Tổng doanh thu trừ tổng định phí.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Nếu 2 sản phNm X và Y là 2 sản phNm bổ sung thì:
a. Exy > 0
b. Exy < 0
c. Exy = 0
d. Exy = 1
(300 câu – 21)
Sản phNm X có hàm cung và cầu như sau: Qs = 0,125P – 5; Qd = 45 – 0,5P. Chính phủ
đặt giá trần là 72 và cung ứng tất cả phần thiếu hụt thì giá và sản lượng trao đổi thực tế
trên thị trường là bao nhiêu?
a. P = 80; Q = 5
b. P = 72; Q = 4
c. P = 80; Q = 9
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 36)
Cho đường cầu Q = 100/P. Hãy tính độ co giãn tại mức giá P = 50.
a. -2
b. -1
c. 1
d. Đáp án khác.
(Hoài Bảo – 27)
Hầu hết các sản phNm nông nghiệp co giãn…………., vì thế một khi mất mùa thì doanh
thu của nông dân sẽ……………
a. Nhiều; tăng.
b. Nhiều; giảm.
c. Ít; giảm.
d. Ít; tăng.
(Hoài Bảo – 29)
Nếu cung là Q = -4,5 + 16P và cầu là Q = 13,5 – 8P và chính phủ quy định giá bán là 0,5
thì:
a. Thặng dư của người tiêu dùng tăng.
b. Dư thừa hàng hóa.
c. Giá quy định trên là giá trần.
d. Tổng thặng dư tăng.
(Hoài Bảo – 35)
Trên thị trường lao động, nếu chính phủ quy định một mức tiền lương tối thiểu thì:
a. Đây là mức giá trần trên thị trường lao động.
b. Đây là mức giá sàn trên thị trường lao động.
c. Đây là một cách hiệu quả để giảm thất nghiệp.
d. Đây là một cách để làm thay đổi cầu lao động.
(Hoài Bảo – 31)
Dầu gội đầu là một sản phNm có…………….. vì thế người…………….. trả hầu hết tiền
thuế của sản phNm này.
a. Cầu co giãn ít; người mua.
b. Cung co giãn ít; người mua.
c. Cầu co giãn nhiều; người mua.
d. Cung co giãn nhiều; người bán.
(Hoài Bảo – 32)
Sản phNm X có phương trình đường cầu Qd = 70 – 2P và đường cung Qs = 10 + 2P. Tính
giá cân bằng và lượng cân bằng.
a. P = 15; Q = 40
b. P = 15,5; Q = 39
c. P = 14,5; Q = 39
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
(Misa – tr 28)
Chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền/đơn vị sản lượng vào hàng hóa X làm giá thị trường
tăng lên thêm 4 đơn vị tiền/đơn vị lượng sau khi có thuế. Vậy mối quan hệ giữa Ep và Es
là:
a. |Ep| = Es
b. |Ep| > Es
c. |Ep| = 0
d. |Ep| < Es
(K33 – đề 1)
Sản phNm X có phương trình đường cầu Qd = 70 – 2P và đường cung Qs = 10 + 2P. Tính
giá cân bằng và lượng cân bằng. Chính phủ đánh thuế 1 đơn vị tiền trên mỗi đơn vị sản
phNm. Khi đó đường cung và đường cầu mới là:
a. Qd = 70 – 2P; Qs = 8 + 2P
b. Qd = 72 – 2P; Qs = 10 + 2P
c. Qd = 70 – 2P; Qs = 9 + 2P
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 28)
Trên thị trường bán đĩa CD, thặng dư của nhà sản xuất sẽ tăng lên nếu:
a. Chi phí cơ hội của việc sản xuất CD tăng lên.
b. Giá thị trường của CD giảm.
c. Giá thị trường của CD tăng.
d. Lượng cung CD giảm.
(Hoài Bảo – 22)
Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ:
a. Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá.
b. Cho biết giá cân bằng thị trường.
c. Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lí thay thế.
d. a và c đúng.
(BTVM – 2 – 2)
Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị
trường bằng cách:
a. Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá.
b. Cộng tất cả các mức giá lại.
c. Cộng lượng mua ở mỗi mức giá của các cá nhân lại.
d. Tính mức giá trung bình.
(BTVM – 2 – 4)
Khi giá tăng, lượng cung tăng dọc theo đường cung cá nhân vì:
a. Giá cao hơn tạo động cơ cho các hãng bán nhiều hơn.
b. Nguyên lí thay thế dẫn đến việc các hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác.
c. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra
ở mỗi mức giá.
d. Không đáp án nào đúng.
(BTVM – 2 – 7)
Nắng hạn có thể sẽ:
a. Làm cho người cung gạo dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao hơn.
b. Gây ra cầu cao hơn về gạo, dẫn đến một mức giá cao hơn.
c. Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo.
d. Làm cho đường cung về gạo dịch chuyển sang trái (lên trên).
(BTVM – 2 – 15)
Nếu đường cầu là P = 100 – 4Q và cung là P = 40 + 2Q thì giá và lượng cân bằng sẽ là:
a. P = 60; Q = 10
b. P = 10; Q = 6
c. P = 40; Q = 6
d. Đáp án khác
(BTVM – 2 – 23)
(i): “Trần giá được đặt thấp hơn giá cân bằng sẽ không có ảnh hưởng đến thị trường.”
(ii): “Sàn giá được đặt trên giá cân bằng trong thị trường sữa dẫn đến dư thừa sữa.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Nếu đường cung là dốc lên thì sự dịch chuyển sang phải của đường cầu sẽ làm cho
giá và sản lượng cân bằng tăng.”
(ii): “Nếu đường cầu là dốc xuống thì sự dịch chuyển sang phải của đường cung sẽ làm
cho giá và sản lượng cân bằng tăng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Giá kim cương cao hơn giá nước vì kim cương có giá trị sử dụng cao hơn.”
(ii): “Thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường cầu.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Co giãn của cầu theo giá dọc theo đường cầu luôn không đổi.”
(ii): “Đường cung thẳng đứng là hoàn toàn không co giãn.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
(i): “Giá tôm hùm cao và đang tăng không có nghĩa là có sự độc quyền trong thị trường
tôm hùm.”
(ii): “Sự dịch chuyển sang phải của đường cầu biểu thị mọi người mua ít hơn ở mỗi mức
giá.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
Giả sử rằng co giãn của cầu theo giá là 1,5. Nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ:
a. Giữ nguyên.
b. Giảm.
c. Tăng.
d. Tăng gấp đôi.
(BTVM – 2 – 47)
Giả sử co giãn của cầu theo giá là 1/3. Nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ thay đổi như th
nào?
a. Lượng cầu tăng 10%
b. Lượng cầu giảm 10%
c. Lượng cầu tăng 90%
d. Đáp án khác.
(BTVM – 2 – 46)
Giả sử giá giảm 10% làm lượng cầu tăng 20%. Co giãn của cầu theo giá là:
a. 2
b. 1
c. 0,5
d. Đáp án khác.
(BTVM – 2 – 45)
Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và lượng cân bằng mới của hàng
hoá thông thường sẽ:
a. Giá thấp hơn và lượng cân bằng lớn hơn.
b. Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn.
c. Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn.
d. Không thay đổi.
(300 câu – 28)
Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:
a. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó.
b. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng.
c. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng.
d. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số doanh thu của người bán.
(300 câu – 48)
Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải:
a. Thu nhập của người có thể mua nước ngọt giảm.
b. Giá nguyên liệu tăng.
c. Giá của Coke tăng.
d. Không có trường hợp nào.
(300 câu – 42)
Sự chênh lệch giữa giá người tiêu dùng sẳn sàng trả cho 1 đơn vị hàng hóa và giá thật sự
người tiêu dùng phải trả khi mua một đơn vị hàng hóa được gọi là:
a. Tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hóa đó.
b. Độ co giãn của cầu.
c. Thặng dư của nhà sản xuất.
d. Thặng dư của người tiêu dùng.
(300 câu – 110)
Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hóa X và Y. Nếu giá hàng
hóa X và Y đều tăng lên gấp 2, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên
gấp 2 thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
a. Dịch chuyển song song sang phải.
b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải.
c. Không thay đổi.
d. Dịch chuyển song song sang trái.
(300 câu – 116)
Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
a. Thu nhập giảm sẽ làm cho hầu hết các đường cầu của các hàng hóa dịch chuyển
sang trái.
b. Những mặt hàng thiết yếu có độ co dãn của cầu theo giá nhỏ.
c. Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu.
d. Giá thuốc lá tăng mạnh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang trái.
(300 câu – 68)
Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa điều kiện:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích.
b. Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ giá của chúng.
c. Đường ngân sách (đường tiêu dùng) tiếp xúc với đường đẳng ích (đường cong bàng
quan)
d. Tất cả đều đúng.
(300 câu – 114)
Đường ngân sách là:
a. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phNm mà người tiêu thụ có thể mua khi
thu nhập không đổi.
b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phNm mà người tiêu thụ có thể mua khi
thu nhập thay đổi.
c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phNm mà người tiêu thụ có thể mua khi
giá sản phNm thay đổi.
d. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa 2 sản phNm mà người tiêu thụ có thể mua
với gía sản phNm cho trước và thu nhập không thay đổi.
(300 câu – 104)
Số lượng hàng hóa mà một người muốn mua không phụ thuộc vào yếu tố nào trong các
yếu tố sau?
a. Giá của hàng hóa đó.
b. Thị hiếu của người đó.
c. Giá của các hàng hóa thay thế.
d. Độ co giãn của cung.
(BTVM – 2 – 36)
Chọn câu đúng:
a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải.
b. Giá của các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải.
c. Hệ số co giãn của cung luôn nhỏ hơn 0.
d. Người tiêu dùng phản ứng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến
động trên thị trường.
(300 câu – 63)
Hiện tượng nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển đường cầu?
a. Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung.
b. Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế.
c. Sự thay đổi giá bán của bản thân mặt hàng đó.
d. Sự giảm sút của thu nhập.
(300 câu – 62)
Giá của hàng hóa A tăng làm đường cầu của hàng hóa B dời sang trái, suy ra:
a. B là hàng hóa thứ cấp.
b. A là hàng hóa thông thường.
c. A và B là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau.
d. A và B là 2 hàng hóa thay thế cho nhau.
(300 câu – 61)
Tại sao doanh thủ của nông dân lại cao hơn trong những năm sản lượng thấp do thời tiết
xấu?
a. Cầu co giãn hơn cung.
b. Cung co giãn hoàn toàn.
c. Cầu không co giãn; sự dịch chuyển sang trái của cung làm cho doanh thu tăng.
d. Cung không co giãn; sự dịch chuyển sang trái của cung làm cho doanh thu tăng.
(BTVM – 2 – 34)
Khi giá tăng, lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
a. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn.
b. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn.
c. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra
ở mỗi mức giá.
d. a và b đúng.
(BTVM – 2 – 8)
(i) “Chi phí sản xuất của một mặt hàng tăng sẽ làm giảm lượng cung về mặt hàng đó ở
mọi mức giá.”
(ii) “Tại mức giá bằng 0 thì lượng cầu về một hàng hóa luôn bằng lượng cung của nó.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.
g. (i) và (ii) đều đúng.
h. (i) và (ii) đều sai.
(Misa – 142)
Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2000 là Qd = 30 – 3P, trong đó cầu tiêu dùng trong
nước là Qdn = 20 – 2P. Hàm cung trong nước là Qs = 18 + P (với P tính bằng nghìn
đồng/kg, Q tính bằng triệu tấn). Giả sử cầu xuất khNu về gạo giảm đi 50%, khi đó tổng
doanh thu sẽ:
a. Giảm 63000 tỉ.
b. Giảm 40000 tỉ.
c. Giảm 23000 tỉ.
d. Các đáp án trên không chính xác.
(Misa – tr 26)
Hàm cầu về gạo của Việt Nam năm 2000 là Qd = 30 – 3P, trong đó cầu tiêu dùng trong
nước là Qdn = 20 – 2P. Hàm cung trong nước là Qs = 18 + P (với P tính bằng nghìn
đồng/kg, Q tính bằng triệu tấn). Giả sử cầu xuất khNu về gạo giảm đi 50%. Lúc này, chính
phủ mua một lượng gạo để giá gạo tăng lên 2500đ/kg. Hỏi chính phủ phải chi bao nhiêu
tiền?
a. 4375 tỉ đồng.
b. 1875 tỉ đồng.
c. 2050 tỉ đồng.
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 26)
Cho hàm sản xuất Q = . Đây là hàm sản xuất có:
a. Năng suất không đổi theo quy mô.
b. Năng suất tăng dần theo quy mô.
c. Năng suất giảm dần theo quy mô.
d. Không thể xác định được.
(Vinh – đề 16)
Nếu cầu của hàng hóa X là co giãn nhiều (Ed > 1) thì một sự thay đổi trong giá cả Px sẽ
làm:
a. Thay đổi tổng chi tiêu của người tiêu thụ theo hướng ngược chiều.
b. Thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp theo hướng cùng chiều.
c. Không làm thay đổi tổng doanh thu của doanh nghiệp và tổng chi tiêu của người
tiêu thụ.
d. Các câu kia đều sai.
(Vinh – đề 16)
Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
a. Hệ số co giãn cầu theo giá ở các điểm khác nhau trên đường cầu thì khác nhau.
b. Độ co giãn cầu theo giá phụ thuộc vào các yếu tố như là sở thích, thị hiếu của
người tiêu thụ, tính chất thay thế của sản phNm.
c. Trong phần đường cầu co giãn nhiều, giá cả và doanh thu đồng biến.
d. Đối với sản phNm có cầu hoàn toàn không co giãn thì người tiêu dùng sẽ gánh chịu
toàn bộ tiền thuế đánh vào sản phNm.
(Vinh – đề 16)
Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải?
a. Giá máy ảnh giảm.
b. Thu nhập dân chúng tăng.
c. Giá phim tăng.
d. Chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh.
(300 câu – 43)
Đường cầu của sách giáo khoa sẽ dời sang phải khi:
a. Số lượng sinh viên tăng.
b. Giá sách giáo khoa giảm.
c. Giá sách giáo khoa cùng loại giảm.
d. Giá giấy dùng để in sách giảm.
(300 câu – 36)
Độ dốc của đường đẳng lượng là:
a. Tỉ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất.
b. Tỉ lệ thay thế kĩ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất.
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
(Vinh – đề 1)
Một hộp trà sữa giá là 15 nghìn, chính phủ đánh thuế lên mặt hàng này và người mua vẫn
trả giá là 15 nghìn. Vậy:
a. Cầu co giãn hoàn toàn.
b. Cầu co giãn ít.
c. Cầu co giãn nhiều.
d. Cầu không co giãn.
(Hoài Bảo – 40)
Khi chính phủ đánh thuế một mặt hàng, độ co giãn của người tiêu dùng càng……………
thì càng chịu………………. thuế.
a. Ít, ít.
b. Ít, nhiều.
c. Nhiều, nhiều.
d. Không có câu trả lời đúng.
(Hoài Bảo – 34)
Thặng dư của nhà sản xuất như thế nào nếu chính phủ quy định mức giá sàn trong thị
trường?
a. Tăng.
b. Giảm.
c. Không thay đổi.
d. Không xác định được.
(Hoài Bảo – 36)
Khi cung và cầu của cùng một sản phNm tăng lên thì:
a. Lượng cân bằng chắc chắn tăng, giá cân bằng không biết chắc.
b. Lượng cân bằng chắc chắn giảm, giá cân bằng không biết chắc.
c. Giá cân bằng chắc chắn tăng, lượng cân bằng thì không biết chắc.
d. Giá cân bằng và lượng cân bằng đều tăng.
(K33 – đề 1)
Nếu 10% thay đổi của giá hàng hóa dẫn đến 5% thay đổi lượng cung. Khi đó cung
là……… và độ co giãn là………..
a. Co giãn ít; 0,5.
b. Co giãn nhiều; -2.
c. Co giãn ít; -0,5.
d. Co giãn nhiều; 2.
(Hoài Bảo – 21)
Trên đường cầu, ở mức giá…………. thì độ co giãn sẽ……………
a. Thấp; nhiều.
b. Cao; nhiều.
c. Cao; ít.
d. Thấp; là đơn vị.
(Hoài Bảo – 25)
Đối với đường cầu tuyến tính, khi trượt dọc xuống dưới theo đường cầu thì:
a. Độ co giãn của cầu theo giá không đổi, nhưng độ dốc của đường cầu thay đổi.
b. Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc đều thay đổi.
c. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi và độ dốc không thay đổi.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Nước mắm được xem là một mặt hàng co giãn ít. Nếu giá của nó tăng lên 10% thì lượng
cầu sẽ:
a. Tăng lên ít hơn 10%.
b. Không đổi.
c. Không thể trả lời, tùy vào độ co giãn điểm hay khoảng.
d. Giảm ít hơn 10%.
(Hoài Bảo – 26)
Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần lên thị trường hàng hóa và dịch vụ nào đó thì:
a. Làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
b. Tạo ra sự thiếu hụt trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.
c. Có lợi cho tất cả ai có kế hoạch mua hàng hóa và dịch vụ này.
d. Chính phủ có lợi khi áp dụng chính sách giá trần.
Độ co giãn của cầu iPod là 4. Nếu giá của iPod tăng 2 phần trăm thì lượng cầu sẽ:
a. Giảm 8 phần trăm.
b. Giảm 0,5 phần trăm.
c. Tăng 8 phần trăm.
d. Tăng 2 phần trăm.
(Hoài Bảo – 20)
Hàng hóa X có Ep = -2 và Es = 4. Chính phủ đánh thuế 9 (đơn vị tiền/đơn vị sản phNm)
vào hàng hóa này. Vậy sau khi có thuế giá thị trường sẽ tăng thêm:
a. 9
b. 3
c. 6
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Trên cùng một đường cầu tuyến tính dốc xuống theo quy luật cầu, tương ứng với mức giá
càng cao thì độ co giãn của cầu theo giá sẽ:
a. Không đổi.
b. Càng thấp.
c. Chưa đủ cơ sở kết luận.
d. Càng cao.
(K33 – đề 1)
Hàm số cầu và hàm số cung sản phNm X lần lượt là P = 70 – 2Q và P = 10 + 4Q. Thặng
dư người tiêu dùng (CS) và thặng dư người sản xuất (PS) là:
a. CS = 150 và PS = 200
b. CS = 100 và PS = 200
c. CS = 200 và PS = 100
d. CS = 150 và PS = 150
(Vinh – đề 1)
Giá hàng hóa thay thế cho hàng hóa X đang giảm mạnh, những yếu tố khác không đổi,
khi đó giá và lượng cân bằng của hàng hóa X sẽ như thế nào?
a. Giá tăng, lượng giảm
b. Giá giảm, lượng giảm
c. Giá giảm, lượng tăng
d. Giá tăng, lượng tăng
(K33 – đề 1)
Sự thay đổi của yếu tố nào sau đây sẽ không làm thay đổi đường cầu về nhà cho thuê?
a. Quy mô gia đình.
b. Giá thuê nhà.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Dân số.
(BTVM – tn – 12)
Lượng cầu về một hàng hóa tăng khi giá của nó giảm vì:
a. Giảm giá làm dịch chuyển đường cung lên trên.
b. Cầu phải tăng để đảm bảo cân bằng khi giá giảm.
c. Giảm giá làm dịch chuyển đường cầu lên trên.
d. Cả 3 đều sai.
(BTVM – tn – 16)
Hàng hóa X ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, những yếu
tố khác không đổi, vậy giá và lượng cân bằng của hàng hóa X sẽ như thế nào?
a. Giá tăng, lượng giảm
b. Giá giảm, lượng giảm
c. Giá giảm, lượng tăng
d. Giá tăng, lượng tăng
(K33 – đề 1)
(i) “Hạn chế diện tích trồng cà phê ở Việt Nam sẽ làm cho giá cà phê giảm xuống.”
(ii) “Giá xăng dầu cao do biến động chính trị ở Nga sẽ làm giảm cầu về xăng dầu ở Hoa
Kì.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đều đúng.
d. (i) và (ii) đều sai.
(Misa – 143)
(i): “Khi giá giảm lượng cầu giảm.”
(ii): “Đường cầu thị trường là tổng các số lượng và các mức giá của các cầu cá nhân.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 2 – ds)
Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
a. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không
hiệu quả.
b. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả.
c. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả.
d. Không thể thực hiện được.
(K34 – đề 1)
Độ co giãn của cầu theo giá được xác định theo công thức:
a. (∆Q/P) / (∆P/Q)
b. (∆Q/∆P) x (P/Q)
c. (∆Q/P) – (∆P/Q)
d. (∆Q/P) + (∆P/Q)
(300 câu – 65)
Đường cầu theo giá của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do:
a. Giá bột giặt OMO giảm.
b. Giá hóa chất nguyên liệu giảm.
c. Giá các loại bột giặt khác giảm.
d. Giá các loại bột giặt khác tăng.
(300 câu – 37)
Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách:
a. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
b. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.
c. Lấy phần trăm thay đổi của giá chia cho phần trăm thay đổi của số cầu.
d. Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá.
(300 câu – 70)
Trong điều kiện giá cả không đổi, đường cầu dịch chuyển là do tác động của các nhân tố
nào sau đây:
a. Thu nhập dân cư.
b. Sở thích, thị hiếu.
c. Giá cả sản phNm thay thế.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
(300 câu – 83)
Hàm số cầu thị trường của một loại nông sản là P = -0,5Qd + 40. Lượng cung nông sản
trên thị trường là 40. Mức giá cân bằng trên thị trường là:
a. 10
b. 20
c. 40
d. Đáp án khác.
(300 câu – 92)
Ở mức sản lượng mà chi phí trung bình đạt giá trị tối thiểu:
a. Chi phí biến đổi trung bình sẽ bằng chi phí trung bình.
b. Lợi nhuận là tối đa.
c. Chi phí cận biên bằng chi phí biến đổi trung bình.
d. Chi phí cận biên bằng chi phí trung bình.
(BTVM – 4 – 23)
Biết tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định thì có thể xác định chi phí nào trong các chi
phí sau:
a. Chi phí trung bình.
b. Chi phí cố định trung bình.
c. Chi phí biến đổi trung bình.
d. Cả 3 đều đúng.
(BTVM – 4 – 22)
(i): “Với hiệu suất không đổi theo quy mô, nếu tất cả các yếu tố tăng gấp 1/3 thì sản
lượng cũng tăng gấp 1/3.”
(ii): “Các chi phí gắn với các yếu tố thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng được gọi là
chi phí biến đổi.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “Tổng chi phí là tổng của chi phí trung bình và chi phí cận biên.”
(ii): “Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí trung bình ở điểm tối thiểu của đường chi
phí cận biên.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “Chi phí cố định trung bình cắt chi phí biến đổi trung bình ở mức tối thiểu của chi phí
biến đổi trung bình.”
(ii): “Khi chi phí cận biên đang tăng thì chi phí trung bình luôn luôn tăng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “Trong ngắn hạn chỉ có thể thay đổi công suất nhà máy chứ không thể thay đổi sản
lượng.”
(ii): “Vì tôi thích cả bơi và đánh tennis nên không có chi phí cơ hội nếu tôi chọn đi bơi
vào ngày nóng chứ không phải chọn đi đánh tennis.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “MC cắt cả AC và AVC ở những điểm tối thiểu của chúng.”
(ii): “Nếu chi phí cận biên đang giảm thì tổng chi phí đang giảm với tốc độ tăng dần.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.
g. (i) và (ii) đúng.
h. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “Nếu MC thấp hơn AC thì AC đang giảm.”
(ii): “Tổng chi phí chia cho sản lượng bằng chi phí biên.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 6 đơn vị là 48$ và chi phí cận biên của đơn vị thứ 7 là
15$ thì:
a. Tổng chi phí trung bình của 7 đơn vị là 9.
b. Chi phí biển đổi trung bình của 7 đơn vị là 9.
c. Chi phí cố định là 8.
d. Chi phí cố định là 33.
(BTVM – 4 – 21)
Khái niệm tính kinh tế của quy mô có nghĩa là:
a. Sản xuất nhiều loại sản phNm khác nhau cùng với nhau sẽ rẻ hơn là sản xuất chúng
riêng rẽ.
b. Sản xuất số lượng lớn sẽ đắt hơn sản xuất số lượng nhỏ.
c. Chi phí sản xuất trung bình thấp hơn khi sản xuất số lượng lớn hơn.
d. Tất cả đều sai.
(BTVM – 4 – 11)
Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn là:
a. Trong ngắn hạn hiệu suất là không đổi nhưng trong dài hạn hiệu suất thay đổi.
b. Trong dài hạn tất cả các yếu tố đều có thể thay đổi được.
c. Ba tháng.
d. Trong ngắn hạn đường chi phí trung bình giảm dần, còn trong dài hạn thì nó tăng
dần.
(BTVM – 4 – 8)
Sản phNm cận biên của một yếu tố sản xuất là:
a. Chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phNm.
b. Sản phNm bổ sung được tạo ra từ việc thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
c. Chi phí cần thiết để thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
d. Sản lượng chia cho số yếu tố sử dụng trong quá trình sản xuất.
(BTVM – 4 – 1)
Các yếu tố sản xuất cố định là:
a. Các yếu tố không thể di chuyển đi được.
b. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
c. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định.
d. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.
(BTVM – 4 – 3)
Hàm số cầu của một hàng hóa là Qd = 100 – 2P. Tại mức giá P = 25 thì cầu hàng hóa này
có mức độ co giãn theo giá là:
a. Co giãn đơn vị.
b. Co giãn hoàn toàn.
c. Hoàn toàn không co giãn.
d. Co giãn ít.
(300 câu – 72)
Tìm câu sai:
a. Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung trên đồ thị.
b. Khi yếu tố khác không đổi, giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên sẽ làm lượng cầu hàng
hóa và dịch vụ đó giảm.
c. Với mức giá mặt hàng vải không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ
làm đường cầu mặt hàng này dịch chuyển sang trái.
d. Khi yếu tố khác không đổi, giá ti vi tăng sẽ làm lượng cầu ti vi giảm.
(300 câu – 85)
Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
a. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn.
b. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng một lượng nhất
định cho thị trường.
c. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn.
d. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị
trường.
(300 câu – 40)
Trong trường hợp nào thì giá bia sẽ tăng?
a. Đường cầu của bia dời sang phải.
b. Đường cung của bia dời sang trái.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
(300 câu – 39)
Đường cung của sản phNm X dịch chuyển do:
a. Giá sản phNm X thay đổi.
b. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi.
c. Thuế đánh vào nguyên nhiên vật liệu thay đổi.
d. Giá sản phNm thay thế giảm.
(300 câu – 22)
Nếu phần trăm thay đổi của giá lớn hơn phần trăm thay đổi của lượng cung thì chúng ta
biết rằng cung là:
a. Co giãn hoàn toàn.
b. Co giãn nhiều.
c. Hoàn toàn không co giãn.
d. Co giãn ít.
(300 câu – 71)
Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:
a. Giá tăng 10%; lượng cầu tăng 20%.
b. Giá giảm 20%; lượng cầu tăng 10%.
c. Giá giảm 10%; lượng cầu giảm 20%.
d. Giá tăng 10%; lượng cầu giảm 20%.
(300 câu – 74)
Trong trường hợp cầu co giãn nhiều, giá cả tăng sẽ làm tổng doanh thu của người bán:
a. Không đổi.
b. Tăng.
c. Không thể dự báo được.
d. Giảm.
(300 câu – 67)
Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu và cầu về sản phNm của công ty tại mức
hiện có là co giãn nhiều, công ty sẽ:
a. Tăng giá.
b. Giảm giá.
c. Tăng lượng bán.
d. Giữ giá như cũ.
(300 câu – 27)
Trong trường hợp nào đường cung của xăng sẽ dời sang trái?
a. Giá xăng giảm.
b. Mức lương của công nhận lọc dầu tăng lên.
c. Có sự cải tiến trong công nghệ lọc dầu.
d. Tất cả các trường hợp trên.
(300 câu – 55)
Nếu hệ số co giãn chéo của đường cầu là số dương, chúng ta nói hai hàng hóa đó là:
a. Hàng hóa thay thế.
b. Hàng hóa độc lập.
c. Hàng hóa thứ cấp.
d. Hàng hóa bổ sung.
(300 câu – 66)
Cầu mặt hàng Y co giãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng:
a. Phần lớn tiền thuế do người tiêu thụ chịu.
b. Phần lớn tiền thuế do nhà sản xuất chịu.
c. Số tiền thuế chia đều cho 2 bên.
d. Nhà sản xuất chịu hoàn toàn tiền thuế.
(300 câu – 88)
Khi giá hàng Y: Py = 4 thì lượng cầu hàng hóa X: Qx = 10 và khi Py = 6 thì Qx = 12.
Biết rằng các yếu tố khác không đổi, ta có thể kết luận rằng X và Y là 2 sản phNm:
a. Bổ sung nhau.
b. Thay thế nhau.
c. Vừa thay thế, vừa bổ sung.
d. Không liên quan.
(300 câu – 26)
Nếu giá cân bằng sản phNm là P = 15đ/sp, chính phủ đánh thuế 3đ/sp làm giá cân bằng
tăng lên P = 17đ/sp, có thể kết luận rằng:
a. Cầu co giãn nhiều hơn cung.
b. Cầu co giãn ít hơn cung.
c. Cầu co giãn tương đương với cung.
d. Tất cả đều sai.
(300 câu – 25)
Đường cầu sản phNm X dịch chuyển khi:
a. Giá sản phNm X thay đổi.
b. Chi phí sản xuất sản phNm thay đổi.
c. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
d. Các câu trên đều đúng.
(300 câu – 23)
Tại điểm A trên đường cung có mức giá P = 10, Q = 20, Es = 0,5, hàm số cung là hàm
tuyến tính có dạng:
a. P = Q – 10.
b. P = Q + 10.
c. P = Q + 20.
d. Các câu trên đều sai.
(K34 – đề 1)
Hàng hóa X có hàm số cung và hàm số cầu như sau: P = 100 – 2Qd và P = 3Qs – 50. Vậy
giá và sản lượng cân bằng thị trường là:
a. P = 20, Q = 60.
b. P = 25, Q = 50.
c. P = 40, Q = 30.
d. P = 30, Q = 40.
(UEF datron)
Hàm số cung của thị trường X có dạng Qs = 200 + 4P. Trong thị trường có 100 doanh
nghiệp cung ứng hàng hóa này và các doanh nghiệp hoàn toàn giống nhau. Vậy phương
trình cung mỗi doanh nghiệp có dạng:
a. Qs = 200 + 0,04P
b. Qs = 20000 + 400P
c. Qs = 2 + 0,04P
d. Qs = 200 + 400P
(UEF datron)
Thị trường sản phNm X có đường cung và đường cầu như sau: P = 2Qs và P = 150 – Qd.
Tính giá và lượng cân bằng.
a. P = 50; Q = 100
b. P = 100; Q = 50
c. P = 50; Q = 25
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 32)
Thị trường sản phNm X có đường cung và đường cầu như sau: P = 2Qs và P = 150 – Qd.
Một sự cố làm cho lượng cung giảm đi 30 đơn vị sản phNm tại mỗi mức giá. Hãy viết lại
phương trình đường cung và đường cầu mới.
a. P = 150 – Qd; P = 2Qs + 60
b. P = 150 – Qd; P = 2Qs + 30
c. P = 180 – Qd; P = 2Qs
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 32)
Giá thị trường tự do của sản phNm X là 10 nghìn đồng một sản phNm; sản lượng trao đổi
là 20 nghìn sản phNm. Co giãn của cầu theo giá ở mức giá hiện hành là -1 và co giãn của
cung ở mức giá đó là 1. Biết đường cung và đường cầu là những đường thẳng. Viết
phương trình đường cung và đường cầu của sản phNm này.
a. Qs – 2P = 0 và Qd + 2P = 40
b. Qs + P = 0 và Qd – P = 40
c. Qs – 2P = 10 và Qd – 2P = 40
d. Đáp án khác.
(Misa – tr 34)
(i): “Sự tăng lên nhanh chóng học phí ở các trường đại học sẽ làm giảm nhu cầu về đào
tạo đại học.”
(ii): “Cuộc chiến chống thuốc phiện cùng với sự ngăn chặn nhập khNu cocain sẽ làm giá
bạc phiến sản xuất trong nước giảm mạnh.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Tăng thu nhập của người tiêu dung sẽ làm tăng cầu đối với tất cả các hàng hóa.”
(ii): “Áp dụng mức thuế 1000đ trên mỗi đơn vị hàng hóa sẽ luôn dẫn đến tăng giá hàng
lên 1000đ trên mỗi đơn vị hàng hóa.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Được mùa có thể làm giảm thu nhập từ việc bán sản phNm của người nông dân.”
(ii): “Nếu giá cao hơn giá cân bằng người tiêu dùng có thể mua được một số lượng mà họ
sẵn sàng mua.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Tăng giá hàng hóa thay thế sẽ làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa đã cho sang
phải.”
(ii): “Nếu hàng hóa có cầu co giãn hơn cung thì thuế chủ yếu do người sản xuất chịu.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Giảm cầu cùng với giảm cung nhất thiết sẽ làm giảm cả giá và lượng cân bằng.”
(ii): “Nếu hai hàng hóa là hàng thay thế thì độ co giãn của cầu theo giá chéo mang dấu
âm.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Nếu đường cầu là đường thẳng dốc xuống từ trái sang phải thì độ co giãn của cầu
theo giá ở các điểm trên đường cầu không thay đổi.”
(ii): “Nếu cung và cầu cùng ít co giãn, nhưng cầu ít co giãn hơn cung thì gánh nặng thuế
sẽ rơi chủ yếu vào người sản xuất.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Nếu đường cung là đường thẳng thì độ co giãn của cung theo giá bằng 1 tại tất cả
các điểm trên đường cung đó.”
(ii): “Một hàng hóa bị đánh thuế có cầu càng ít co giãn thì khoản thuế mà Chính phủ thu
được sẽ càng lớn.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
(i): “Một hàng hóa có cầu càng co giãn thì người tiêu dùng càng chịu phần lớn gánh nặng
thuế (thuế đơn vị) và Chính phủ càng thu được nhiều thuế.”
(ii): “Cung của một hàng hóa càng ít co giãn thì gánh nặng của thuế đơn vị đánh vào hàng
hóa đó càng rơi nhiều về phía người cung ứng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 144)
Hàm số cầu của người tiêu dùng A về hàng hóa X là P = 10 – 2Qd. Trong thị trường có
100 người tiêu dùng có hàm số cầu hoàn toàn giống người tiêu dùng A. Vậy hàm số cầu
của 100 người tiêu dùng này có dạng:
a. P = 1000 – 2000Qd
b. P = 10 – 0,02Qd
c. P = 0,01 – 0,002Qd
d. P = 1000 – 2Qd
(UEF datron)
Nếu đường cung thẳng đứng thì co giãn của cung theo giá là:
a. 0
b. 1
c. Lớn hơn 1
d. Bằng vô cùng
(BTVM – 3 – 50)
Giá tăng sẽ dẫn đến lượng cầu thấp hơn vì:
a. Người cung sẽ cung số lượng ít hơn.
b. Chất lượng giảm.
c. Mọi người sẽ giảm bớt lượng mua.
d. Tất cả các lí do trên.
(BTVM – 3 – 30)
Mức giá mà ở đó số lượng hàng hóa người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng
người bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên):
a. Nằm ở bên trên giá cân bằng dài hạn.
b. Nằm ở bên dưới giá cân bằng dài hạn.
c. Sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu trong dài hạn.
d. Không thể có ngay cả trong ngắn hạn.
(BTVM – 3 – 17)
Tìm câu đúng trong các câu dưới đây:
a. Tính chất co giãn theo giá của nhóm hàng thiết yếu là co giãn nhiều.
b. Bếp gas và gas là 2 mặt hàng bổ sung cho nhau.
c. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập của hàng xa xỉ phNm nhỏ hơn 1.
d. Giá cả yếu tố sản xuất tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang phải.
(300 câu – 86)
Do nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh nên đường cầu mặt hàng
gạo ở thành phố Hồ Chí Minh:
a. Dịch chuyển sang trái.
b. Dịch chuyển sang phải.
c. Dịch chuyển lên trên.
d. Không có câu nào đúng.
(300 câu – 87)
Khi thu nhập dân chúng tăng mà lượng cầu sản phNm A giảm thì:
a. A là hàng hóa cao cấp.
b. A là hàng hóa bình thường.
c. A là hàng hóa thiết yếu.
d. A là hàng hóa thấp cấp.
(300 câu – 78)
Công nghệ sản xuất hàng hóa X tiến bộ, các yếu tố khác không đổi. Khi đó giá và lượng
cân bằng hàng hóa X sẽ:
a. Giá tăng, lượng tăng.
b. Giá tăng, lượng giảm.
c. Giá giảm, lượng giảm.
d. Giá giảm, lượng tăng.
(UEF datron)
Giá hàng hóa thay thế và bổ sung của hàng hóa X đều tăng. Vậy cầu hàng hóa X sẽ:
a. Có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
b. Tăng.
c. Không đổi.
d. Giảm.
(UEF datron)
Hàng hóa X có hàm số cầu như sau: P = 100 – 2Qd. Khi giá tăng 10% thì hàm số cầu sẽ
là:
a. P = 100 – 2Qd.
b. P = 110 – 2,2Qd.
c. P = 90 – 1,8Qd.
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
(P là biến thuộc hàm, sự thay đổi của P không làm dịch chuyển đường cầu)
Sự di chuyển dọc xuống theo đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm thì:
a. Có sự giảm sút lượng cung.
b. Đường cung dịch chuyển về bên phải.
c. Có sự gia tăng lượng cung.
d. Đường cung dịch chuyển về bên trái.
(300 câu – 60)
Giá mặt hàng X. tăng từ 100.000 đồng lên 110.000 đồng. Đồng thời, lượng cầu giảm từ
1.000 sản phNm xuống còn 800 sản phNm. Vậy:
a. Cầu co giãn.
b. Cầu không co giãn.
c. |Ed| < 1.
d. |Ed| = 1.
(http://www.testprepreview.com/microeconomics-answers.html)
Khi một hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là 1, khoản chi tiêu của người tiêu dùng:
a. Thay đổi cùng chiều với sự thay đổi giá.
b. Thay đổi ngược chiều với sự thay đổi giá.
c. Thay đổi ngược chiều với cùng % như sự thay đổi của giá.
d. Không thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi.
(300 câu – 77)
Ở Kiên Giang, cầu nước mắm là hoàn toàn co giãn, còn cung nước mắm thì hoàn toàn
không co giãn. Nếu chính phủ đánh thuế lên thị trường này thì:
a. Người bán trả thuế.
b. Người mua trả thuế.
c. Không ai trả thuế.
d. Thuế chia đều cho người bán và người mua.
(Hoài Bảo – 39)
Khi đánh thuế lên xăng dầu, phát biểu nào dưới đây là sai?
a. Cung giảm, tạo ra tổn thất vô ích và mức giá sẽ tăng.
b. Cầu không thay đổi, mức giá tăng và thặng dư người tiêu dùng giảm.
c. Thị trường trở nên kém hiệu quả hơn và chính phủ thu được thuế.
d. Cầu giảm, thị trường hiệu quả hơn và giá sẽ tăng.
(Hoài Bảo – 33)
Cho hai mệnh đề sau:
(i): “Thu nhập của người tiêu dùng tăng luôn có lợi cho người sản xuất.”
(ii): “Vào năm mất mùa, nông dân luôn bị thiệt hại nặng nề hơn so với những năm được
mùa.”
a. (i) đúng, (ii) sai.
b. (i) đúng, (ii) đúng.
c. (i) sai, (ii) đúng.
d. (i) sai, (ii) sai.
(Begg vi mô – Tr 61)
Hàm số cầu của hàng hóa X có dạng Qd = 100 – 2P. Để doanh thu của doanh nghiệp đạt
cực đại thì mức giá phải bằng:
a. 20
b. 25
c. 30
d. 50
(K33 – đề 1)
Hàm số cầu thị trường của một sản phNm có dạng: P = - Q/4 + 280, từ mức giá P = 200
nếu giá thị trường giảm xuống thì tổng chi tiêu của ngưởi tiêu thụ sẽ:
a. Không thay đổi.
b. Giảm xuống.
c. Tăng lên.
d. Không thể xác định được.
(K34 – đề 2)
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định cung?
a. Những thay đổi về công nghệ.
b. Mức thu nhập.
c. Thuế và trợ cấp.
d. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa.
(300 câu – 44)
Giá của đường tăng và lượng đường mua bán giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này
là:
a. Mía năm nay bị mất mùa.
b. Thu nhập của dân chúng tăng.
c. Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe.
d. Các câu trên đều sai.
(K34 – đề 2)
Thị trường sản phNm X có hàm số cung và cầu có dạng P = 60 – Qd/3 và P = Qs/2 – 15.
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống 84. Tiền thuế mà người
tiêu dùng phải chịu trên mỗi sản phNm là:
a. 3
b. 2
c. 1
d. Đáp án khác.
(300 câu – 51)
Nếu ti vi Sony giảm giá 10%, các yếu tố khác không đổi, làm cho lượng cầu ti vi JVC
giảm 20% thì độ co giãn chéo của cầu theo giá là:
a. -1,5
b. 0,75
c. 2
d. 3
(K34 – đề 16)
Trường hợp nào sau đây làm cho đường cung xe gắn máy dịch chuyển sang trái?
a. Giá xăng tăng.
b. Thu nhập của người tiêu dùng tăng.
c. Giá xe gắn máy tăng.
d. Không có câu nào đúng.
(K34 – đề 16)
Thị trường sản phNm X có hàm số cung và cầu có dạng P = 60 – Qd/3 và P = Qs/2 – 15.
Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống 84. Xác định mức thuế
chính phủ đánh vào mỗi sản phNm:
a. t = 3/sp
b. t = 5/sp
c. t = 10/sp
d. Tất cả đều sai.
(300 câu – 50)
(i): “Nếu giá thực tế cao hơn giá cân bằng thì sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.”
(ii): “Nếu bạn thích Coca và Pepsi như nhau thì cầu của bạn đối với Pepsi là co giãn.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 146)
(i): “Nếu chi tiêu cho thuốc đánh răng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của
bạn thì cầu về thuốc đánh răng là ít co giãn.”
(ii): “Đối với đường cầu tuyến tính thì độ co giãn của cầu theo giá là luôn không thay
đổi.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 146)
(i): “Tổng chi tiêu của người tiêu dùng tạo ra tổng thu nhập của người bán.”
(ii): “Mức thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là một tin tốt đối với người sản xuất.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 146)
(i): “Tổng lợi ích tăng là do lợi ích cận biên có xu hướng tăng.”
(ii): “Lợi ích cận biên sẽ tăng dần theo mức độ tiêu dùng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
(i): “Độ dốc của đường bàng quan cũng giống như độ dốc của đường ngân sách, đều biểu
thị sự đánh đổi trong tiêu dùng, vì thế luôn bằng nhau.”
(ii): “Thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố cơ bản xác định độ dốc của đường ngân
sách.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
(i): “Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng chi phối độ dốc của đường bàng quan.”
(ii): “Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa tổng lợi ích khi lợi ích biên của các hàng hóa bằng
nhau.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
(i): “Quá trình tiêu dùng kết hợp tối ưu các hàng hóa đạt được khi lợi ích cận biên của các
hàng hóa bằng 0.”
(ii): “Người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng tối ưu tại điểm mà đường bàng quan và
đường ngân sách cắt nhau.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
(i): “Thu nhập tăng, điểm tiêu dùng tối ưu dịch ra ngoài, chắc chắn người tiêu dùng sẽ
mua nhiều hơn các hàng hóa tiêu dùng.”
(ii): “Căn cứ vào hàm sản xuất Cobb – Douglas ta biết được tính kinh tế theo quy mô của
doanh nghiệp.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
(i): “Đường chi phí cận biên luôn đi qua điểm thấp nhất của các đường AC và AVC (trừ
độc quyền tự nhiên).”
(ii): “Mức sản lượng tại AVCmin luôn nhỏ hơn mức sản lượng tại ACmin.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 148)
Trong ngắn hạn, ở mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu:
a. AVC > MC
b. AC > MC
c. AVC = MC
d. AC = MC
(K34 – đề 3)
Trong các hàm sản xuất sau đây hàm số nào thể hiện tình trạng năng suất theo qui mô
tăng dần:
0,3 0,3 0,3
a. Q = K1 K2 L
2 2
b. Q = aK + bL
0,4 0,6
c. Q = K L
1/2 1/2
d. Q = 4K .L
(K34 – đề 3)
(i): “Lí thuyết về thặng dư tiêu dùng nói rằng khi hàng hóa được trao đổi giữa người bán
và người mua thì người mua được lợi còn người bán thì bị thiệt.”
(ii): “Độ dốc của đường bàng quan biểu thị tỉ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hai
hàng hóa cho nhau.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 147)
Thị trường sản phNm X có hàm số cung và cầu có dạng P = 60 – Qd/3 và P = Qs/2 – 15.
Giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng sản phNm X là:
a. P = 30 và Q = 90
b. P = 20 và Q = 70
c. P = 40 và Q = 60
d. Các câu trên đều sai
(300 câu – 49)
Ngành sản xuất xi măng có thể bán ở thị trường miền Bắc hoặc thị trường miền Nam.
Hàm cầu về xi măng ở thị trường miền Bắc là Pb = 20 – 0,01Q và ở thị trường miền Nam
là Pn = 15 – 0,005Q. Cung xi măng cho mỗi thị trường là cố định ở mức Q = 1.100. Tính
độ co giãn của cầu theo giá ở các mức giá cân bằng của mỗi thị trường.
B N
a. Ep = -0,81; Ep = -1,72
B N
b. Ep = 0,81; Ep = 1,72
B N
c. Ep = 1,72; Ep = 0,81
B N
d. Ep = -1,72; Ep = -0,81
(BTVM – tl – 10b)
Ngành sản xuất xi măng có thể bán ở thị trường miền Bắc hoặc thị trường miền Nam.
Hàm cầu về xi măng ở thị trường miền Bắc là Pb = 20 – 0,01Q và ở thị trường miền Nam
là Pn = 15 – 0,005Q. Cung xi măng cho mỗi thị trường là cố định ở mức Q = 1.100. Hãy
xác định giá của xi măng bán ở thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam.
a. Pb = 9; Pn = 9,5
b. Pb = 9,5; Pn = 9
c. Pb = Pn = 9
d. Đáp án khác
(BTVM – tl – 10a)
MÔ HÌNH DOANH THU – CHI PHÍ
Hiện nay chi phí biên là 5 và doanh thu biên là 4. Nếu sản lượng tiếp tục tăng thì:
a. Lợi nhuận sẽ tăng.
b. Lợi nhuận sẽ giảm.
c. Lợi nhuận không đổi.
d. Lợi nhuận sẽ âm.
(Hoài Bảo – 86)
Khi MP cắt AP thì:
a. AP đạt cực đại.
b. AP đạt cực tiểu.
c. Không đủ cơ sở để xác định.
d. Tất cả đều sai.
(Quan hệ biên – trung bình)
Khi năng suất trung bình AP giảm thì năng suất biên MP:
a. Nhỏ hơn năng suất trung bình.
b. Lớn hơn năng suất trung bình.
c. Bằng năng suất trung bình.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
2
Cho hàm sản xuất Q = aX – bX với X là yếu tố sản xuất biến đổi.
a. Đường MPx dốc hơn đường APx.
b. Đường APx dốc hơn đường MPx.
c. Đường MPx có dạng parabol.
d. Đường APx có dạng parabol.
(Vinh – đề 1)
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất khi:
a. Giá bán bằng biến phí trung bình.
b. Doanh nghiệp không có lợi nhuận.
c. Doanh nghiệp bị thua lỗ.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Mức sản lượng mà tại đó tổng chi phí trung bình cực tiểu thì…………… mức sản lượng
mà……………….. đạt cực tiểu.
a. Lớn hơn; chi phí biến đổi trung bình.
b. Cũng như; chi phí biến đổi trung bình.
c. Cũng như; sản phNm biên.
d. Nhỏ hơn; chi phí biến đổi trung bình.
(Hoài Bảo – 82)
Nếu chi phí biên đang thấp hơn………………, khi đó……………… đang…………….
a. Tổng chi phí trung bình; tổng chi phí biến đổi; giảm.
b. Chi phí biến đổi trung bình; chi phí biến đổi trung bình; giảm.
c. Tổng chi phí trung bình; chi phí biên; tăng.
d. Chi phí biến đổi trung bình; chi phí biên; tăng.
(Hoài Bảo – 74)
Bà Tư bán 200 gói xôi mỗi buổi sáng và chi phí biên của xôi vẫn đang thấp hơn giá của
thị trường. Xôi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận của bà sẽ tăng lên nếu bán:
a. Ít hơn 200 gói xôi.
b. 200 gói xôi nhưng phải tăng giá.
c. Nhiều hơn 200 gói xôi và tăng giá.
d. Nhiều hơn 200 gói xôi.
(Hoài Bảo – 85)
Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp……………
a. Có thể tác động làm thay đổi giá.
b. Sản xuất mức sản lượng cao nhất có thể.
c. Đối diện với đường cầu co giãn hoàn toàn với sản lượng của nó.
d. Quyết định giá trên thị trường.
(Hoài Bảo – 84)
AC bằng 6 khi sản xuất 100 sản phNm. MC luôn không đổi và bằng 2. Vậy TC để sản
xuất 70 sản phNm là:
a. 540.
b. 140.
c. 450.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
3 2
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí sau: TC = 10Q – 4Q
+ 20Q + 500. Hàm chi phí trung bình AC bằng:
3
a. 30Q – 8Q + 20 + 500/Q
2
b. 10Q – 8Q + 20 + 500/Q
2
c. 10Q – 4Q + 20 + 500/Q
d. Cả 3 câu đều sai.
(K33 – đề 1)
3 2
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí sau: TC = 10Q – 4Q
+ 20Q + 500. Hàm chi phí biên MC bằng:
3
a. 30Q – 8Q + 20 + 500/Q
2
b. 30Q – 8Q + 20
2
c. 10Q – 4Q + 20
d. Cả ba câu đều sai.
(K33 – đề 1)
3 2
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí sau: TC = 10Q – 4Q
+ 20Q + 500. Nếu giá thị trường bằng 500 thì lợi nhuận cực đại của doanh nghiệp bằng:
a. 100,50
b. 2.000
c. 846,18
d. 2.050
(K33 – đề 1)
Điểm hòa vốn cũng chính là điểm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp
có:
a. FC = 0
b. TR = TC
c. TR = VC
d. Cả ba câu đều sai.
(K33 – đề 1)
3 2
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí sau: TC = 10Q – 4Q
+ 20Q + 500. Nếu giá thị trường bằng 500 thì sản lượng tối ưu để lợi nhuận đạt cực đại
là:
a. 4,14
b. 20,15
c. 10,15
d. 7,14
(K33 – đề 1)
Chọn câu sai:
a. Khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình giảm dần.
b. Chi phí cố định bình quân giảm dần khi sản lượng càng lớn.
c. Khi chi phí trung bình giảm dần thì chi phí biên cũng giảm dần.
d. Khi chi phí trung bình tăng dần thì chi phí biên cũng tăng dần.
(Olym – 43)
Lợi nhuận kinh tế thì bằng:
a. (P – AC)*Q
b. P.S – FC
c. TR – TC
d. Cả ba câu đều đúng.
(K33 – đề 1)
Chi phí biên bằng:
a. TC/Q
b. AC/Q
c. PQ
d. Cả ba đều sai.
(MC = DTC/DQ)
Mục tiêu tối đa hóa doanh thu cũng chính là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khi:
a. VC = 0
b. MC = 0
c. TC = FC
d. Cả ba đều đúng.
(K33 – đề 1)
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn là:
a. Đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình.
b. Đường chi phí biên.
c. Đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường chi phí biến đổi trung
bình.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Mua một gói kẹo M&M giá 2,55$. Mua hai gói thì gói thứ hai sẽ được giảm 0,5$ so với
giá bình thường. Chi phí cận biên của gói thứ hai là:
a. 2,25$
b. 3,05$
c. 2,05$
d. 1,55$
(BTVM – tn – 46)
Sự lựa chọn của các cá nhân và các hãng bị giới hạn bởi:
a. Ràng buộc thời gian.
b. Khả năng sản xuất.
c. Ràng buộc ngân sách.
d. Tất cả các yếu tố trên.
(BTVM – tn – 41)
Thảo bỏ ra một giờ để đi mua sắm và đã mua một cái áo 30$. Chi phí cơ hội của cái áo là:
a. Một giờ.
b. 30$.
c. Một giờ cộng 30$.
d. Phương án sử dụng thay thế tốt nhất một giờ và 30$ đó.
(BTVM – tn – 44)
Phát biểu nào bên dưới là đúng?
a. Khi sản phNm biên lớn hơn sản phNm trung bình thì sản phNm trung bình đang tăng.
b. Khi sản phNm trung bình lớn hơn sản phNm biên thì sản phNm biên đang tăng.
c. Khi sản phNm trung bình tăng thì sản phNm biên đang tăng.
d. Khi sản phNm biên đang giảm thì sản phNm trung bình giảm.
(Hoài Bảo – 71)
Lợi thế kinh tế theo quy mô xuất hiện khi……….. trên từng đơn vị sản phNm………….
a. Giá; tăng khi sản lượng tăng.
b. Chi phí; tăng khi sản lượng giảm.
c. Giá; giảm khi sản lượng giảm.
d. Chi phí; giảm khi sản lượng tăng.
(Hoài Bảo – 62)
Công ty X. sản xuất 100 sản phNm với tổng chi phí trung bình là 5.000 đồng/sản phNm và
biến phí trung bình là 4.000 đồng/sản phNm. Tổng định phí của công ty là:
a. 400.000 đồng.
b. 500.000 đồng.
c. 1.000 đồng.
d. 100.000 đồng.
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất được giảm thuế cố định hàng năm. Khi ấy:
a. Đường AFC, MC và AC đều dịch chuyển lên trên.
b. Đường AC, AFC và AVC đều dịch chuyển xuống dưới.
c. Đường AC và đường AFC dịch chuyển xuống dưới.
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
(http://www.econweb.com/Sample/Costs/Questions/CostMCDetail12.html)
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất dùng khí tự nhiên để sản xuất điện. Điện này được
dùng để vận hành các thiết bị sản xuất. Nếu giá khí tự nhiên tăng thì sẽ làm cho:
a. Đường MC, AVC và AFC dịch chuyển lên trên.
b. Đường AFC và AC dịch chuyển lên trên.
c. Đường MC, AVC và AC dịch chuyển lên trên.
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
(http://www.econweb.com/Sample/Costs/Questions/CostMCDetail17.html)
Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q = . Trong dài hạn, nếu chủ
doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào gấp đôi thì sản lượng Q sẽ:
a. Chưa đủ thông tin để kết luận.
b. Tăng lên đúng 2 lần.
c. Tăng lên nhiều hơn 2 lần.
d. Tăng lên ít hơn 2 lần.
(Vinh – đề 1)
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là:
a. Phần đường SMC từ AVC min trở lên.
b. Phần đường SMC từ AC min trở lên.
c. Là nhánh bên phải của đường SMC.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 1)
2
Hàm tổng chi phí sản xuất của một doanh nghiệp như sau: TC = Q + 40Q + 10000. Chi
phí trung bình ở mức sản lượng 1000 sản phNm là:
a. 1050.
b. 2040.
c. 1040.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 1)
Đối với doanh nghiệp, khi tăng sản lượng tổng lợi nhuận bị giảm, cho biết:
a. Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên.
b. Doanh thu biên bằng chi phí biên.
c. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 1)
Giả sử hàm số cầu thị trường của một loại nông sản là Qd = -2P + 80 và lượng cung nông
sản trong mùa vụ này là 50 đơn vị sản phNm. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2
đơn vị tiền trên một đơn vị sản phNm thì tổng doanh thu của họ trong mùa vụ này là:
a. 850
b. 950
c. 750
d. Không có đáp án nào đúng.
(Vinh – đề 1)
Năng suất trung bình của 2 người lao động là 20. Năng suất biên của người lao động thứ
3 là 17. Vậy năng suất biên của 3 người lao động là:
a. 12,33
b. 18,5
c. 19
d. 14
(Vinh – đề 1)
Sản lượng tối ưu của 1 quy mô sản xuất có hiệu quả là sản lượng có:
a. AFC min.
b. AVC min.
c. MC min.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 1)
Ta có: TC = 25 + 4Q(1 + Q). Tại Q = 5 thì chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu?
a. 24
b. 44
c. 30
d. Đáp án khác
(Hoài Bảo – 95)
Ta có: TC = 25 + 4Q(1 + Q). Tại Q = 5 thì chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu?
a. 24
b. 30
c. 5
d. Đáp án khác
(Hoài Bảo – 95)
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí dài hạn LTC
2
= Q + 64. Mức giá cân bằng dài hạn là:
a. 8
b. 16
c. 64
d. 32
(Vinh – đề 1)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
a. Khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình cũng giảm dần.
b. Khi sản lượng tăng thì chi phí cố định trung bình giảm dần.
c. Khi chi phí trung bình tăng dần thì chi phí biên cũng tăng dần.
d. Khi chi phí trung bình giảm dần thì chi phí biên cũng giảm dần.
(Vinh – đề 16)
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1.000; P = 20; AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thặng dư sản xuất PS = 1.200. Định phí trung
bình AFC bằng:
a. 6,67
b. 10
c. 5
d. 7
(K33 – đề 1)
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1.000; P = 20; AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thặng dư sản xuất PS = 1.200. Doanh thu TR
bằng:
a. 5.000
b. 3.000
c. 2.000
d. Đáp án khác.
(K33 – đề 1)
(i): “Chi phí về vốn là một loại chi phí cơ hội.”
(ii): “Đường cung dài hạn co giãn hơn đường cung ngắn hạn của ngành.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(Misa – 149)
(i): “Đường LAC là căn cứ cho các nhà quản lí xây dựng quy mô sản xuất phù hợp cho
doanh nghiệp.”
(ii): “Lợi nhuận kinh tế luôn nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.”
e. (i) đúng.
f. (ii) đúng.
g. (i) và (ii) đúng.
h. (i) và (ii) sai.
(Misa – 149)
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1.000; P = 20; AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thặng dư sản xuất PS = 1.200. Lợi nhuận cua
doanh nghiệp A bằng:
a. 200.
b. 1.200.
c. Chưa đủ thông tin để kết luận.
d. Cả ba câu đều sai.
(K33 – đề 1)
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1.000; P = 20; AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thặng dư sản xuất PS = 1.200. Tổng chi phí TC
bằng:
a. 2.500
b. 2.800
c. 3.000
d. Đáp án khác.
(K33 – đề 1)
Doanh nghiệp A có số liệu sau: FC = 1.000; P = 20; AVC = 12, doanh nghiệp theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thu được thặng dư sản xuất PS = 1.200. Doanh nghiệp
đang sản xuất tại mức sản lượng:
a. 200
b. 150
c. 100
d. Đáp án khác.
(K33 – đề 1)
2
Tổng chi phí sản xuất sản phNm A là TC = 100 + 2Q + Q . Vậy đường tổng chi phí biến
đổi (TVC) là:
2
a. 2Q + Q .
b. 2 + 2Q.
c. 100.
d. 100/Q + 2 + Q.
(300 câu – 148)
2
Hàm tổng chi phí biến đổi có dạng: TVC = Q + 4Q . Vậy đường chi phí biên có dạng:
a. Nằm ngang song song trục hoành.
b. Đường thẳng dốc đứng.
c. Chữ U.
d. Đường thẳng dốc lên.
(300 câu – 166)
Một trong các đường chi phí không có dạng hình chữ U (hoặc chữ V), đó là:
a. Đường chi phí trung bình (AC).
b. Đường chi phí biên (MC).
c. Đường chi phí biến đổi trung bình (AVC).
d. Đường chi phí cố định trung bình (AFC).
(300 câu – 167)
Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ:
a. Bằng năng suất trung bình.
b. Tăng dần.
c. Vượt quá năng suất trung bình.
d. Nhỏ hơn năng suất trung bình.
(300 câu – 182)
Doanh thu biên (MR) là:
a. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá cả sản phNm thay đổi.
b. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm 1 sản phNm.
c. Là độ dốc của đường tổng chi phí.
d. Là độ dốc của đường tổng cầu sản phNm.
(300 câu – 187)
Khi P < AVCmin, xí nghiệp nên quyết định:
a. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó MC = MR.
b. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó AVC đạt giá trị nhỏ nhất.
c. Ngưng sản xuất.
d. Sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó P = MC.
(300 câu – 189)
Đường cung thẳng đứng cho thấy:
a. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn.
b. Dù giá cả bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định cho thị trường.
c. Nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn.
d. Chỉ có 1 mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường.
(Olym – 33)
Cho 3 trường hợp:
(i): Thu nhập dân chúng tăng.
(ii): Giá ti vi Panasonic tăng.
(iii): Giá ti vi Sony giảm.
Trường hợp nào làm dịch chuyển đường cầu ti vi Sony về bên phải?
a. 1 và 3
b. 1 và 2
c. 2 và 3
d. 1, 2 và 3
(Olym – 32)
Thặng dư sản xuất có thể biểu thị là:
a. Chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của hãng.
b. Tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của hãng.
c. Chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí biến đổi của hãng.
d. Tất cả đều sai.
(BTVM – 5 – 21)
(i): “Nếu hãng trong phải bán sản phNm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị
trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải cố gắng
giữ cho chi phí cận biên cao hơn giá.”
(ii): “Nếu hãng ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tổng doanh thu không đủ bù
đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải tăng giá.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – 25 và 5 – 26)
(i): “Nếu hãng ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tổng doanh thu không đủ bù đắp
tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là đóng cửa.”
(ii): “Nếu hãng ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tổng doanh thu không đủ bù
đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải giảm giá.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – 26)
(i): “Hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn muốn sản xuất ở điểm chi phí trung bình thấp nhất.”
(ii): “Đường chi phí cận biên nằm ngang gắn với hiệu suất không đổi theo quy mô.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – ds)
(i): “Bạn có thể tìm ra đường cung ngắn hạn của thị trường bằng việc cộng chiều ngang
các đường cung ngắn hạn của các hãng lại với nhau.”
(ii): “Khi chi phí biến đổi của hãng nhỏ hơn tổng doanh thu thì hãng nên đóng cửa sản
xuất.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – ds)
(i): “Nếu hãng ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tổng doanh thu không đủ bù đắp
tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là lập kế hoạch tiếp tục hoạt động ổn định.”
(ii): “Nếu hãng ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có tổng doanh thu không đủ bù
đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó
giá đủ bù đắp chi phí trung bình.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – 26)
(i): “Nếu hãng trong phải bán sản phNm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị
trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải cố gắng
sản xuất và bán mức sản lượng ở đó chi phí cận biên đạt mức tối thiểu.”
(ii): “Nếu hãng trong phải bán sản phNm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị
trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải không bao
giờ để cho chi phí cận biên bằng giá, vì đó là điểm làm cho lợi nhuận bằng không.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – 25)
(i): “Từ đường chi phí trung bình dài hạn có thể suy ra đường chi phí cận biên dài hạn.”
(ii): “Sản phNm cận biên là đơn vị sản phNm cuối cùng.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – ds)
(i): “Nếu hãng trong phải bán sản phNm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị
trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải cố gắng
sản xuất và bán mức sản lượng ở đó chi phí cận biên đạt mức tối thiểu.”
(ii): “Nếu hãng trong phải bán sản phNm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị
trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải không bao
giờ để cho chi phí cận biên bằng giá, vì đó là điểm làm cho lợi nhuận bằng không.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 4 – 25)
Người cung trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi tất cả trừ đặc
điểm nào trong các đặc điểm sau?
a. Có thể ảnh hưởng đến giá sản phNm của mình.
b. Sản xuất sao cho chi phí cận biên bằng giá.
c. Nó có thể bán bao nhiêu tùy ý ở mức giá đang thịnh hành.
d. Sản xuất một số dương khối lượng sản phNm trong ngắn hạn nếu có thể bù đắp
được các chi phí biến đổi.
(BTVM – 5 – 22)
CÁC LOẠI THN TRƯỜNG
Một ví dụ về thị trường thất bại:
a. Một người bán kiểm soát thị trường bằng cách giảm sản lượng làm giá gạo tăng
cao.
b. Giá gạo tăng do mất mùa.
c. Tiền lương của công nhân xay gạo giảm.
d. Lãi suất tín dụng cho nông dân vay tăng.
(Hoài Bảo – 4)
Các thương hiệu máy tính hiện nay như Sony, Vaio, IBM, Dell, Lenovo, Acer, Toshiba,…
có thể là ví dụ cho cấu trúc thị trường:
a. Cạnh tranh hoàn toàn.
b. Độc quyền.
c. Cạnh tranh độc quyền.
d. Độc quyền nhóm.
(Hoài Bảo – 10)
Hiệu quả kinh tế theo quy mô có khả năng tạo ra:
a. Một thị trường có các sản phNm đồng nhất.
b. Độc quyền tự nhiên.
c. Độc quyền do luật định.
d. Độc quyền do chính phủ.
(Hoài Bảo – 91)
Giải pháp can thiệp nào của chính phủ đối với doanh nghiệp trong thị trường độc quyền
hoàn toàn buộc doanh nghiệp phải gia tăng đến mức sản lượng cao nhất:
a. Đánh thuế không theo sản lượng.
b. Quy định giá trần bằng với giao điểm giữa đường cầu và đường MC.
c. Đánh thuế theo sản lượng.
d. Quy định giá trần bằng với MR.
(Vinh – đề 1)
Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
a. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải.
b. Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá.
c. Là đường cầu của toàn bộ thị trường.
d. Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng.
(Vinh – đề 1)
Trong ngắn hạn ở thị trường độc quyền hoàn toàn, câu nào sau đây chưa thể khẳng định?
a. Doanh thu cực đại khi MR = 0.
b. Để có lợi nhuận tối đa luôn cung ứng tại mức sản lượng có cầu co giãn nhiều.
c. Doanh nghiệp kinh doanh luôn có lợi nhuận.
d. Đường MC luôn luôn cắt AC tại AC min.
(Vinh – đề 1)
Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:
a. Bán ra các sản phNm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau.
b. Bán ra sản phNm hoàn toàn không có sản phNm khác thay thế được.
c. Bán ra các sản phNm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn.
d. Cả ba câu đều sai.
(Vinh – đề 1)
Trong mô hình đường cầu gãy, tại điểm gãy của đường cầu, khi doanh nghiệp có chi phí
biên MC thay đổi thì:
a. Giá P tăng, sản lượng Q giảm.
b. Giá P tăng, sản lượng Q không đổi.
c. Giá P không đổi, sản lượng Q giảm.
d. Giá P và sản lượng Q không đổi.
(Vinh – đề 1)
Trong thị trường độc quyền hoàn toàn với đường cầu P = -Q/10 + 2000, để đạt lợi nhuận
tối đa doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng:
a. Q < 10000
b. Q = 20000
c. Q = 10000
d. Q với điều kiện MP = MC = P
(Vinh – đề 1)
Tìm câu không đúng trong các câu sau đây:
a. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, xí nghiệp có thể thay đổi giá cả.
b. Trong dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, các xí nghiệp không có lợi
nhuận kinh tế.
c. Tổng doanh thu của xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là một đường thẳng xuất phát
từ gốc tọa độ.
d. Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn thì MC
= P.
(Vinh – đề 16)
Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác công khai hình thành nên một tổ chức hoạt
động theo phương thức của một doanh nghiệp:
a. Cạnh tranh hoàn toàn.
b. Cạnh tranh độc quyền.
c. Độc quyền hoàn toàn.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(Vinh – đề 16)
Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn
hơn chi phí biên và đang có lợi nhuận. Vậy:
a. Mức sản lượng này lớn hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
b. Mức sản lượng này chính là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
c. Chưa đủ thông tin để xác định.
d. Mức sản lượng này nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
(300 câu – 265)
Một hãng độc quyền đối diện với đường cầu P = 20 – Q. Giá độc quyền mà hãng này bán
ra trên thị trường dao động trong khoảng:
a. 10 < P < 20
b. 5 < P < 10
c. P < 10
d. P > 20
(Hoài Bảo – 98)
Một hãng độc quyền có AC = Q + 10.000/Q và MR = 30 – Q. Mức giá có lợi nhuận tối
đa là:
a. 25
b. 10
c. 35
d. Đáp án khác
(Hoài Bảo – 97)
Khi chính phủ đánh thuế………………….. vào doanh nghiệp độc quyền thì người tiêu
dùng sẽ trả một mức giá…………………
a. Theo sản lượng; không đổi.
b. Khoán; cao hơn.
c. Theo sản lượng; thấp hơn.
d. Các câu trên đều sai.
(Vinh – đề 16)
Trong những loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất?
a. Thị trường đất đai.
b. Thị trường sức lao động.
c. Thị trường vốn.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
(300 câu – 14)
Một khó khăn mà các cartel gặp phải là các hãng tham gia cartel có thể gian lận và:
a. Đặt giá thấp hơn mức đã thống nhất.
b. Bán nhiều hơn mức sản lượng đã thống nhất.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Doanh thu cận biên:
a. Nhỏ hơn giá đối với hãng cạnh tranh hoàn toàn vì khi bán nhiều sản phNm nó phải
hạ giá.
b. Bằng giá đối với hãng cạnh tranh hoàn toàn.
c. Là lợi nhuận bổ sung mà hãng thu được khi bán thêm một đơn vị sản phNm sau khi
đã tính tất cả các chi phí cơ hội.
d. Cả 3 đều sai.
(BTVM – 5 – 1)
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sẽ cung ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
khi:
a. Doanh thu biên chi phí biên.
b. Lợi nhuận kinh tế bằng không.
c. Lợi nhuận kế toán bằng không.
d. Chi phí chìm bằng chi phí cố định.
(BTVM – 5 – 2)
Một hãng sẽ gia nhập thị trường bất cứ khi nào:
a. Giá thị trường lớn hơn chi phí trung bình tối thiểu mà hãng có thể sản xuất.
b. Hãng có thể thu được doanh thu lớn hơn các chi phí biến đổi.
c. Giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình.
d. Giá bằng chi phí biên.
(BTVM – 5 – 3)
Hãng nên rời bỏ thị trường khi:
a. Không thể thu được doanh thu ít nhất là bằng chi phí biến đổi.
b. Giá nhỏ hơn chi phí cận biên.
c. Giá nhỏ hơn mức tối thiểu của đường chi phí trung bình.
d. Cả 3 đều sai.
(BTVM – 5 – 4)
Các chi phí kinh tế của hãng bao gồm:
a. Chi phí cơ hội của thời gian của nhà kinh doanh.
b. Doanh thu có thể thu được từ các tài sản mà hãng sở hữu khi sử dụng theo các
phương án khác.
c. Thu nhập từ vốn cổ phần mà các chủ sở hữu đầu tư vào hãng.
d. Tất cả đều đúng.
(BTVM – 5 – 6)
Trong mô hình cạnh tranh cơ bản, lợi nhuận giảm xuống bằng không có nghĩa là:
a. Doanh thu vừa đủ để bù đắp các chi phí biến đổi.
b. Doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội của tư
bản tài chính đã đầu tư.
c. Giá bằng mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình.
d. Lợi nhuận kế toán bằng không.
(BTVM – 5 – 9)
Điều gì sẽ xảy ra khi một nông trại trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn hạ gái của mình
xuống thấp hơn giá cân bằng thị trường?
a. Tất cả các nông trại khác cũng sẽ hạ giá của mình xuống.
b. Nó sẽ không tối đa hóa được lợi nhuận của mình.
c. Nó sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho nó có lợi.
d. Các hãng khác sẽ gia nhập ngành.
(BTVM – 5 – 31)
Đôi khi doanh nghiệp nên hoạt động bị lỗ trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi mà
giá bù đắp được:
a. Chi phí biến đổi trung bình.
b. Chi phí trung bình.
c. Chi phí cận biên.
d. Chi phí cố định trung bình.
(BTVM – 5 – 32)
Cầu về thuê phòng ký túc xá ở một trường đại học là:
QD = 600 – 0,5P
Cung về phòng cho thuê cố định là 300 phòng.
P tính bằng nghìn đồng 1 phòng một tháng.
Giá cho thuê phòng ở ký túc xá đó là bao nhiêu?
a. Pe = 600
b. Pe = 1800
c. Pe = 450
d. Pe = 900
(Misa – 39)
Cầu về thuê phòng ký túc xá ở một trường đại học là:
QD = 600 – 0,5P
Cung về phòng cho thuê cố định là 300 phòng.
P tính bằng nghìn đồng 1 phòng một tháng.
Xác định độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng.
a. Ep = 1
b. Ep = -1
c. Ep = 0,5
d. Ep = -0,5
(Misa – 39)
Cầu về thuê phòng ký túc xá ở một trường đại học là:
QD = 600 – 0,5P
Cung về phòng cho thuê cố định là 300 phòng.
P tính bằng nghìn đồng 1 phòng một tháng.
Nếu nhà nước quy định mức giá cho thuê là 400.000đ/phòng một tháng thì ai sẽ được lợi,
ai sẽ bị thiệt?
a. Sinh viên được lợi, trường đại học bị thiệt.
b. Sinh viên bị thiệt, trường đại học được lợi.
c. Sinh viên và trường đại học đều được lợi.
d. Sinh viên và trường đại học đều bị thiệt.
(Misa – 39)
Cầu về thuê phòng ký túc xá ở một trường đại học là:
QD = 600 – 0,5P
Cung về phòng cho thuê cố định là 300 phòng.
P tính bằng nghìn đồng 1 phòng một tháng.
Để cho giá thuê phòng giảm xuống 300.000đ/phòng một tháng thì trường đị học đó cần
phải xây thêm bao nhiêu phòng nữa?
a. 300
b. 200
c. 150
d. Không cần xây thêm.
(Misa – 40)
Cho các thông tin sau về thị trường thuốc lá Vinataba:
Giá thị trường tự do là P = 6, sản lượng trao đổi là 20
(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng một bao. Đơn vị tính của sản lượng là nghìn bao)
Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là | ED| = 0,75.
Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là | ES| = 0,3.
Hãy xác định đường cung, đường cầu biết rằng chúng là những đường tuyến tính?
a. QD = 18,5 – 0,25P; QS = 26 + P
b. QD = 21,5 – 0,25P; QS = 26 + P
c. QD = 18,5 – 0,25P; QS = 14 + P
d. QD = 21,5 – 0,25P; QS = 14 + P
(Misa – 41)
Cho các thông tin sau về thị trường thuốc lá Vinataba:
Giá thị trường tự do là P = 6, sản lượng trao đổi là 20
(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng một bao. Đơn vị tính của sản lượng là nghìn bao)
Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là |ED| = 0,75.
Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là |ES| = 0,3.
Nhà nước đánh thuế vào người sản xuất t/đvsp làm đường cung thay đổi. Xác định giá và
lượng cân bằng mới. Biết độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng mới là |ED| = 1/7?
a. P = 10,75 (nghìn đồng); Q = 18,8125 (nghìn bao)
b. P = 14,33 (nghìn đồng) ; Q = 25,083( nghìn bao)
c. P = 10,75 ( nghìn đồng) ; Q = 24,1875 (nghìn bao)
d. P = 14,33 (nghìn đồng) ; Q = 7,1667 (nghìn bao)
(Misa – 41)
Cho các thông tin sau về thị trường thuốc lá Vinataba:
Giá thị trường tự do là P = 6, sản lượng trao đổi là 20
(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng một bao. Đơn vị tính của sản lượng là nghìn bao)
Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là |ED| = 0.75.
Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là |ES| = 0.3.
Nhà nước đánh thuế vào người sản xuất t/đvsp làm đường cung thay đổi. Biết độ co giãn
của cầu theo giá tại điểm cân bằng mới là |ED| = 1/7. Hãy xác định mức thuế t/đvsp mà
Nhà nước đã áp dụng?
a. t = 4,8125
b. t = 5,9375
c. t = 8,0625
d. t = 4,9375
(Misa – 41)
Cho các thông tin sau về thị trường thuốc lá Vinataba:
Giá thị trường tự do là P = 6, sản lượng trao đổi là 20
( Đơn vị tính của giá là nghìn đồng một bao. Đơn vị tính của sản lượng là nghìn bao)
Co giãn của cầu theo giá ở mức hiện hành là | ED| = 0.75.
Co giãn của cung theo giá ở mức hiện hành là | ES| = 0.3.
Nếu Nhà nước đánh thuế vào người tiêu dùng 2.000đ/đvsp thì lượng tiêu dùng giảm đi
bao nhiêu?
a. 0,1 nghìn bao
b. 0,2 nghìn bao
c. 0,3 nghìn bao
d. 0,4 nghìn bao
(Misa – 41)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Xác định hàm FC.
a. 2Q + 2
b. 121
2
c. Q + 2Q
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Xác định hàm AC.
a. Q + 2
b. Q + 2 + 121/Q
2
c. Q + 2Q
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Xác định hàm AVC.
a. 2Q + 2
b. Q + 2
2
c. Q + 2Q
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
(i): “Hãng cạnh tranh nên sản xuất ở điểm có chi phí cận biên thấp nhất.”
(ii): “Hiệu quả kinh tế đòi hỏi tất cả các hàng hóa phải sản xuất ở chi phí cận biên thấp
nhất.”
a. (i) đúng.
b. (ii) đúng.
c. (i) và (ii) đúng.
d. (i) và (ii) sai.
(BTVM – 5 – ds)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Xác định hàm MC.
a. 2Q + 2
b. 121
2
c. Q + 2Q
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phNm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá
bán sản phNm trên thị trường là 38 USD?
a. Q = 18
b. Q = 20
c. Q = 22
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Giá bán sản phNm trên thị trường là 38 USD. Doanh nghiệp có mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận. Khi đó lợi nhuận tối đa bằng bao nhiêu?
a. 203 USD
b. 684 USD
c. 481 USD
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Giá bán sản phNm trên thị trường hiện nay là 12 USD. Doanh nghiệp nên:
a. Đóng cửa.
b. Tiếp tục sản xuất.
c. Gia tăng sản lượng.
d. Giảm sản lượng.
(Misa – 98)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 121 (Đơn vị
tiền: USD). Mức giá và sản lượng hòa vốn là:
a. P = 24 USD; Q = 11
b. P = 12 USD; Q = 18
c. P = 38 USD; Q = 18
d. Tất cả đều sai
(Misa – 98)
Nếu doanh nghiệp độc quyền định mức sản lượng tại đó có doanh thu biên bằng chi phí
biên và bằng chi phí trung bình thì lợi nhuận kinh tế sẽ:
a. Bằng 0.
b. Nhỏ hơn 0.
c. Lớn hơn 0.
d. Tất cả đều sai.
(K33 – đề 1)
Trong dài hạn ở thị trường độc quyền hoàn toàn, sản lượng và quy mô sản xuất của doanh
nghiệp phụ thuộc vào:
a. (i): “Nhu cầu thị trường của người tiêu thụ.”
b. (ii): “Điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.”
c. Cả (i) và (ii) đều sai
d. Cả (i) và (ii) đều đúng
(K34 – đề 16)
Điều nào sau đây không phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
a. Lượng cung và lượng cầu thị trường bằng nhau.
b. Lợi nhuận kinh tế bằng 0.
c. Các doanh nghiệp ở trạng thái tối đa hóa lợi nhuận.
d. Thặng dư sản xuất bằng 0.
(K34 – đề 2)
2
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = 10Q + 10Q + 450.
Nếu giá trên thị trường là 210 thì lợi nhuận tối đa là:
a. 1550
b. 1000
c. 550
d. Đáp án khác
(K34 – đề 2)
Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
sẽ sản xuất ở điểm có:
a. AC = MC
b. P = MC
c. MR = MC
d. AR = MC
(K34 – đề 3)
Mục tiêu tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn phải thỏa mãn điều
kiện:
a. MR = MC
b. P = MC
c. TR = TC
d. MR = 0
(K34 – đề 3)
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm số cầu thị trường có dạng P = - Q + 2400.
Doanh thu tối đa của doanh nghiệp là:
a. 14.400.000
b. 1.440.000
c. 144.000
d. Đáp án khác
(K34 – đề 3)

You might also like